1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Nhật Bản tính nâng cấp quy mô lớn Đại bàng F-15J
    Quote:
    Tuần báo quân sự Jane's Defense Weekly dẫn lời Tư lệnh Không quân Nhật Bản, Koji Imaki, trong khuôn khổ hội nghị quốc tế IQPC đang diễn ra tại London, đăng tải, trong tháng 12 này, lực lượng này sẽ bắt đầu xem xét khả năng nâng cấp quy mô lớn các đơn vị chiến đấu cơ F-15J Eagle. Tuy nhiên, ông K. Imaki không tiết lộ việc Nhật có nâng cấp toàn bộ 156 chiến đấu cơ F-15J hiện có hay không và mốc thời gian tiến hành chương trình là khi nào. Việc nâng cấp trên được tiến hành độc lập với chương trình nâng cấp giữa vòng đời (MLU) của chiến đấu cơ F-15J với việc trang bị trên máy bay hệ thống ra-đa, máy tính xử lý trung tâm, đối kháng điện tử và vũ khí mới.
    [​IMG]


    F-15J. Ảnh minh họa.
    Cụ thể, ở phiên bản F-15MJ (tên mã của gói nâng cấp), máy bay sẽ được trang bị ra-đa mảng định pha chủ động (AESA) và hệ thống liên kết thông tin chuẩn Link 16. Toàn bộ thiết bị trên do các nhà thầu nước ngoài chế tạo.
    Liên quan tới chương trình trên, đầu tháng 10-2013, đại diện hãng chế tạo Mỹ Boeing, Jim Armington, đã có các cuộc tiếp xúc với không quân Nhật về khả năng hợp tác nâng cấp F-15J. Theo giới thiệu của ông J. Armington, F-15MJ của Nhật sẽ được trang bị một loạt công nghệ cấp tiến trang bị trên phiên bản F-15SE Sillent Eagle từng trình diễn tại Seoul (Hàn Quốc).
    Trước đây, không quân Nhật đã đạt được thỏa thuận với hãng Toshiba nâng cấp một số chiến đấu cơ F-15J lên phiên bản trinh sát RF-15 để thay thế cho các đơn vị RF-4 Phantom đã lỗi thời. Tuy nhiên, hợp đồng nâng cấp trên tới năm 2011 bị hủy bỏ do Bộ Quốc phòng Nhật không hài lòng với chất lượng của máy ảnh hồng ngoại trang bị trên RF-15.
    Tuy thông tin về đặc điểm kỹ-chiến thuật của F-15MJ không được công bố, nhưng căn cứ vào F-15 SE, phiên bản F-15J nâng cấp có thể sẽ bỏ thùng nhiên liệu treo ngoài và thiết kế lại các móc treo vũ khí phía ngoài máy bay (conformal weapons bay - CWB) để tăng khả năng tàng hình. Ngoài ra, hệ thống điện tử, khoang lái, ra-đa trên máy bay cũng được nâng cấp ứng dụng công nghệ của chiến đấu cơ thế hệ 5.

    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/273527/Default.aspx

    F-15J còn cũ hơn cả Su-27SK nữa làm sao đấu lại J-11B của Trung Quốc hay F-15K của Hàn Quốc ? chắc F-15J chỉ hù dọa được MiG-29B của Triều Tiên là cùng


    Hải quân nhân Trung Quốc liên tiếp được trang bị khu trục hạm


    Hạm đội Đông Hải biên chế “lá chắn tên lửa” Type 052C
    (Kienthuc.net.vn) - Hạm đội Đông Hải (Trung Quốc) chính thức biên chế tàu khu trục phòng không Type 052C mang tên Trịnh Châu.
    Theo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã tiếp tục đưa tàu khu trục phòng không Type 052C mang tên Trịnh Châu vào biên chế Hạm đội Đông Hải vào ngày hôm qua. Đây là chiếc tàu khu trục Type 052C thứ 4 sau tàu Lan Châu, Hải Khẩu và Trường Xuân đã trang bị cho Ham đội Nam Hải và Đông Hải.
    Việc đưa vào biên chế tàu Trịnh Châu cho thấy Trung Quốc đã chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt tàu khu trục phòng không loại Type 052C.
    Trong tương lai, Hạm đội Đông Hải sẽ nhận thêm ít nhất 4 tàu khu trục phòng không Type 052C. Hiện nay, trong 3 hạm đội mới chỉ có Nam Hải và Đông Hải là được trang bị Type 052C, trong khi Bắc Hải vẫn chưa có chiếc tàu.
    [​IMG]
    Tàu khu trục phòng không Type 052C.
    Type 052C là tàu chiến đấu tiên của Trung Quốc thiết kế chuyên thực hiện nhiệm vụ phòng không bảo vệ hạm đội với hệ thống tên lửa phòng không – phòng thủ tên lửa HQ-9A (phóng theo phương thẳng đứng, 48 đạn). Đặc biệt, hệ thống đài radar được thiết kế gắn chặt với tháp chỉ huy giống hết cách bố trí trên tàu Aegis Mỹ.
    Ngoài khả năng phòng không mạnh mẽ, Type 052C còn có thể thực hiện tấn công tàu mặt nước với tên lửa hành trình tầm cực xa YJ-62 và chống ngầm với ngư lôi 324mm và rocket. Đuôi tàu có sân đỗ và nhà chứa cho một trực thăng loại Z-9 hoặc Ka-28.
    Con tàu còn có hệ thống vũ khí khác gồm pháo hải quân 100mm và tổ hợp pháo phòng không cao tốc Type 730.
    Khu trục phòng không Type 052 có lượng giãn nước toàn tải hơn 6.000 tấn, dài 155m, rộng 17m, thủy thủ đoàn 280 người.


    Trung Quốc hạ thủy siêu hạm Type 052D thứ 4
    (Kienthuc.net.vn) - Nhà máy đóng tàu của Trung Quốc dường như đã hạ thủy tàu khu trục phòng không tối tân nhất Type 052D thứ 4.
    Gần đây, trên các trang mạng quân sự xuất hiện một số bức ảnh, cho thấy tàu khu trục tên lửa Type 052D thứ 4 của Hải quân Trung Quốc sẽ được hạ thủy.
    “Đây là tàu Aegis Trung Quốc thứ 10 của Quân đội Trung Quốc. Việc một loạt các tàu khu trục phòng không kiểu mới (Type 052C, Type 052D) được hạ thủy là một hình ảnh thu nhỏ về tốc độ phát triển “chóng mặt” tàu mặt nước loại lớn của Hải quân Trung Quốc”, Hoàn Cầu cho biết.
    [​IMG]
    Khu trục phòng không thế hệ mới Type 052D với hệ thống phóng thẳng đứng tương tự loại Mk41 của Mỹ.
    Type 052D được mệnh danh là tàu khu trục “Aegis made in China” vì có kiểu bố trí kiến trúc thượng tầng tương tự tàu khu trục Arleigh Burke của Hải quân Mỹ trang bị hệ thống chiến đấu Aegis (anten mạng pha lắp quanh tháp chỉ huy chính).
    Hệ thống vũ khí trên Type 052D có sự cải tiến hơn so với Type 052C cũng được xem là “Aegis made in China”. Theo đó, nó dùng hệ thống phóng thẳng đứng tương tự Mk41 của Mỹ, nhưng chỉ có 64 ống có thể tích hợp phóng tên lửa hành trình đối đất Đông Hải 10, tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa HQ-9, tên lửa chống tàu ngầm.
    Trước đó, chiếc Type 052D đầu tiên đã tiến hành chạy thử nghiệm tại khu vực biển Hoa Đông, nhiệm vụ chủ yếu của việc chạy thử nghiệm có thể là tiến hành thử nghiệm đối với động cơ của tàu. Có thể đầu hoặc giữa năm tới, chiếc Type 052D đầu tiên sẽ sớm được biên chế vào Hải quân Trung Quốc.
    Lần cập nhật cuối: 19/11/2013
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc vẫn 'bất lực' phát triển động cơ máy bay
    (Vũ khí)-Trung Quốc gần đây đã chi tới 700 triệu USD để mua động cơ máy bay Nga do loại nội địa của nước này vẫn chưa đủ tin cậy.
    [​IMG]
    Động cơ phản lực nội địa Taihang của Trung Quốc vẫn chưa đạt được yêu cầu về độ tin cậy.
    Theo một báo cáo của Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga hôm 12/11, do nhiều yếu tố chính trị và quân sự, Nga và Trung Quốc đang ngày càng thắt chặt mối quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, trong đó nhấn mạnh hợp tác kỹ thuật quân sự.

    Xuất khẩu các thiết bị quân sự của Nga sang Trung Quốc đã tăng lên đáng kể so với những năm trước đây. Tập trung chủ yếu vào các thỏa thuận Trung Quốc mua động cơ máy bay chiến đấu phản lực của Nga.

    Theo báo Nga, Trung Quốc vẫn đang phải nhập khẩu rất nhiều động cơ máy bay của Nga, bất chấp những nỗ lực mà họ tự gọi là "tuyệt vời" trong việc phát triển các động cơ phản lực nội địa Taihang, cũng như những tiến bộ đạt được trong quá trình phát triển động cơ của Trung Quốc trong suốt 13 năm qua.

    Loại động cơ Taihang (WS-10) của Trung Quốc được nước này ca ngợi là có hiệu suất ổn định và đã có thể sử dụng trên các máy bay chiến đấu J-11B, J-11BS và J-16 để thay thế cho những động cơ AL-31F của Nga.
    Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đã ký thêm một hợp đồng mua 140 động cơ máy bay AL-31F trị giá 700 triệu USD của Nga để lắp đặt trên những chiếc máy bay chiến đấu phản lực Su-27 và Su-30 mà trước đây Bắc Kinh đã mua của Nga, cũng như cho các máy bay J-11B/BS, J-15 và J-16 của họ.

    Tuy nhiên, động cơ Taihang của Trung Quốc vẫn chưa đáng tin cậy, điển hình là đã có 7 lô lớn các động cơ phản lực (mỗi lô 4 cặp động cơ) vẫn được Trung Quốc lắp đặt trên các máy bay chiến đấu J-10 thay cho động cơ Taihang. Do đó, Trung Quốc phải tiếp tục nhập khẩu động cơ AL-31FN của Nga cho máy bay J-10 và số lượng đã lên đến 350 - 400 động cơ.

    Trong khi đó, loại chiến đấu cơ FC-1 Fierce Dragon mà Trung Quốc xuất khẩu sang Pakistan cũng phải sử dụng các động cơ RD-93 của Nga. Còn những má bay ném bom mới nhất H-6K và máy bay vận tải Y-20 đang được Trung Quốc phát triển phải sử dụng các động cơ phản lực D-30KP2 của Nga. Tính từ năm 2009 đến năm 2011, Trung Quốc đã mua tất cả 239 động cơ D-30KP2.

    Hơn nữa, loại chiến đấu cơ trên tàu sân bay J-15 của Trung Quốc hiện cũng đang lắp đặt phiên bản đặc biệt của loại động cơ AL-31F của Nga để đảm bảo khả năng hoạt động độ tin cậy và chống ăn mòn cao trong môi trường nước biển.

    Đối với 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình J-31 và J-20 đang trong quá trình phát triển của Trung Quốc, Bắc Kinh cũng đã bắt buộc phải quan tâm đến việc mua những động cơ mới như AL-41F1 (117S) mà đang được Nga lắp trên máy bay Su-35 của họ.
  3. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    TQ đổ quân, nã pháo ngay cạnh nách Triều Tiên

    Thứ ba, 19/11/2013, 12:00 (GMT+7)
    Quân đội Trung Quốc đang tổ chức diễn tập đổ bộ bắn đạn thật trên vịnh Bột Hải, ngay cạnh biên giới Triều Tiên với sự tham gia của 5000 quân.

    Đêm 17/11, quân đội Trung Quốc đã tổ chức một cuộc diễn tập đổ bộ bắn đạn thật ban đêm với sự tham gia của 5000 binh sĩ lục quân, hải quân và không quân trên vịnh Bột Hải ở gần Triều Tiên.

    Những bức ảnh được đăng trên trang mạng Chinanews cho thấy những chiếc xe tăng của quân đội Trung Quốc đang từ tàu đổ bộ lao lên bãi biển, những khẩu pháo tự hành đang nhả đạn và binh lính mang một chiếc xuồng đổ bộ lên tàu.

    [​IMG]

    Lính Trung Quốc đưa xuồng đổ bộ lên tàu

    [​IMG]

    Tàu đổ bộ Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập

    Trang Chinanews cho biết cuộc diễn tập này của quân đội Trung Quốc tập trung và các nhiệm vụ trinh sát, cảnh báo, vận tải, hiệp đồng hỏa lực và đổ bộ.

    Cuộc diễn tập bắn đạn thật này sẽ được tiếp tục tổ chức đến thứ Tư tuần này, và tàu bè của ngư dân sẽ bị cấm hoạt động trên vùng biển này trong thời gian diễn tập.

    [​IMG]

    Xe tăng từ tàu đổ bộ lao lên bãi biển

    [​IMG]

    Xe tăng Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập

    Từ trước tới nay, rất hiếm khi Trung Quốc tổ chức diễn tập quân sự ngay sát Triều Tiên và tuyên bố công khai ngay lập tức như vậy. Một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh cho rằng cuộc diễn tập này được quân đội Trung Quốc tiến hành nhằm chuẩn bị cho tình huống bất ổn nghiêm trọng ở Triều Tiên.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Pháo tự hành của Trung Quốc khai hỏa

    Các nguồn tin khác lại cho rằng đây là một màn phô diễn lực lượng của quân đội Trung Quốc chủ yếu nhắm vào Nhật Bản trong bối cảnh hai nước đang căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền trên nhóm đảo Senkaku ở biển Đông Hải.

    Thằng Hàn, Nhật liệu mà sống hù dọa anh em Triều Tiên của tao là không song đâu
    Lần cập nhật cuối: 19/11/2013
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Ẩn số tiêm kích "con cưng" J-10 của Không quân Trung Quốc

    (Soha.vn) - Tận dụng một bản thiết kế dang dở của nước ngoài, Trung Quốc đã nhào nặn ra "con cưng" của mình là tiêm kích J-10 với nhiều điều bí ẩn.
    Vào cuối những năm 1980, Không quân Trung Quốc lâm vào tình trạng khủng hoảng lực lượng khá nghiêm trọng, những tiêm kích chủ lực lúc đó như J-7 (biến thể sao chép từ MiG-21), J-8, Q-5 tỏ ra quá lạc hậu so với tác tiêm kích hiện đại của phương Tây.
    Đặc biệt, việc Mỹ cho ra đời tiêm kích F-16 và Nga là tiêm kích MiG-29 đã khiến Trung Quốc lo sốt vó bởi họ không có tiêm kích nào có khả năng tương tự. Trước sự kiện này, vào năm 1988, đích thân lãnh đạo Trung Quốc lúc đó là Đặng Tiểu Bình đã chỉ thị phải phát triển một máy bay bản địa nhằm trung hòa mối đe dọa này.
    [​IMG]
    Tiêm kích J-10 ở trên và bản thiết kế tiêm kích Lavi của Israel của Israel.
    Chương trình được chỉ định là Dự án số 8610 (J-10), quá trình phát triển bản thiết kế sơ bộ được giao cho Viện thiết kế 611. Trong giai đoạn này, mối quan hệ với Liên Xô còn nhiều căng thẳng nên chương trình gần như dậm chân tại chỗ do không nhận được sự trợ giúp về công nghệ từ Moscow.
    Đến những năm 1990, vận may đã đến với Trung Quốc khi Israel đồng ý chuyển giao bản thiết kế hình dáng khí động học cùng phần mềm điều khiển bay của chương trình tiêm kích Lavi đã bị hủy bỏ do áp lực của Washington. Bên cạnh đó, Pakistan cũng “đáp lễ” các hoạt động trợ giúp về công nghệ hạt nhân từ Trung Quốc bằng một chiếc F-16 để nghiên cứu.
    Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Israel kéo dài không lâu, đến tháng 12/1991, dưới áp lực của Mỹ, Israel buộc phải ngừng mọi sự hợp tác và chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc khi các mẫu thiết kế về động cơ PW1120 và hệ thống radar vẫn chưa được chuyển giao.
    Những tưởng khó khăn sẽ tiếp tục cản trở Trung Quốc nhưng sự kiện Liên Xô tan rã đã đem lại vận may mới cho họ. Trong lúc kinh tế còn khó khăn, Nga đã đồng ý bán động cơ phản lực AL-31F cùng trợ giúp về thiết kế radar để Trung Quốc hoàn thiện J-10.
    [​IMG]
    Biến thể tiêm kích J-10A, điểm yếu chí tử của tiêm kích này nằm ở khoảng hở giữa động cơ và bụng máy bay.
    Mẫu thử nghiệm đầu tiên của J-10 được cho là hoàn thành vào năm 1995, tuy nhiên, một tai nạn nghiêm trọng đã khiến toàn bộ chương trình bị đình chỉ để kiểm tra lại. Mãi đến năm 1998 chương trình mới được khởi động lại, các thử nghiệm với J-10 được kéo dài cho đến năm 2003. Tiêm kích J-10 chính thức được biên chế trong Không quân Trung Quốc từ năm 2004 nhưng mãi đến năm 2007 nó mới chính thức được giới thiệu.
    J-10 có thiết kế cánh tam giác liền đuôi cùng với 2 cánh mũi tương tự như tiêm kích JAS-39 Gripen của Thụy Điển hay EF-2000 Typhoon của châu Âu. Thiết kế khí động học của J-10 rất giống với tiêm kích Lavi đã bị hủy bỏ của Israel, mặc dù Trung Quốc luôn phủ nhận điều đó.
    Biến thể đầu tiên J-10A có thiết kế cửa hút không khí cho động cơ hình chữ nhật nằm dưới buồng lái, cửa hút không khí có một khoảng hở so với thân máy bay. Các kỹ sư Trung Quốc đã gia cố nó bằng cách sử dụng 6 thanh kim loại nhỏ gắn vào thân máy bay. Tuy nhiên, mức độ gắn kết cũng như là "gắn tăm vào đất sét", nhất là khi máy bay bay với tốc độ cao.
    Thiết kế này tạo ra một khoảng trống lớn giữa cửa hút khí và phần thân trước khiến máy bay dễ mất ổn định khi bay tốc độ cao. Điểm yếu này đã được khắc phục trên biến thể J-10B bằng kiểu cửa hút khí khuếch tán siêu âm (DSI). Nhưng kiểu cửa hút không khí này lại khiến máy bay mất ổn định và đòi hỏi có phầm mềm điều khiển bay hiện đại.
    Buồng lái của J-10 có thiết kế dạng bong bóng giúp phi công có tầm nhìn tốt hơn, J-10 có một buồng lái “nhà kính” hoàn toàn với 3 màn hình LCD đa chức năng, màn hình hiển thị HUD cùng một mũ bay tích hợp được quảng cáo là tốt hơn loại mũ bay tích hợp trên Su-27 xuất khẩu cho Trung Quốc.
    J-10 được trang bị hệ thống điều khiển bay “fly-by-wire” với 4 kênh tín hiệu. Do J-10 có thiết kế khí động học không ổn định nên được trang bị thêm hệ thống kiểm soát bay FCS. Hệ thống này sẽ khắc phục các lỗi về khí động học cũng như hạn chế phi công thực hiện các động tác vượt ngoài sức chịu đựng của máy bay.
    [​IMG]
    Biến thể J-10B với cửa hút không khí kiểu khuếch tán siêu âm DSI.
    Loại radar trang bị trên tiêm kích J-10 cũng khá mơ hồ, có thông tin cho rằng tiêm kích này sử dụng radar KLJ-10 tự sản xuất, có nguồn lại nói J-10 sử dụng radar N010 Zhuk của Nga, gần đây lại có thông tin cho rằng J-10 sử dụng radar KLJ-3 được phát triển trên cơ sở radar EL/M-2032 của Israel.
    Tầm phát hiện mục tiêu của radar KLJ-3 ở chế độ không đối không khoảng 100km, chế độ không đối hải khoảng 130km với mục tiêu cỡ tàu khu trục trong điều kiện không bị gây nhiễu. Radar này có khả năng theo dõi 10 mục tiêu và tấn công từ 2-4 mục tiêu cùng lúc.
    Một số nguồn tin khác lại cho rằng Trung Quốc đang phát triển một radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA để trang bị cho biến thể J-10B. Dự kiến Trung Quốc sẽ mất khoảng 8 năm để hoàn thiện loại radar này trong khi đó Mỹ và Nga và một số nước khác đã đưa vào biên chế các radar AESA tối tân.
    J-10 có 11 điểm treo vũ khí dưới cánh với tổng tải trọng tối đa 6 tấn bao gồm các tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8, PL-9, tên lửa không đối không tầm trung PL-11, PL-12, bom có hoặc không có điều khiển, tiêm kích này được vũ trang một pháo nòng kép 23mm.
    [​IMG]
    Biến thể J-10A với đầy đủ vũ khí. J-10 thực sự là một ẩn số lớn đối với thế giới.
    Tiêm kích J-10 được trang bị 1 động cơ phản lực AL-31F của Nga, một số biến thể sản xuất về sau được trang bị động cơ WS-10 do Trung Quốc sản xuất nhưng chất lượng của động cơ này không cao và hoạt động không ổn định. J-10 có tốc độ tối đa Mach-2 ở độ cao lớn, bán kính chiến đấu với nhiên liệu nội bộ chỉ khoảng 550km.
    Tính đến năm 2012 có khoảng 270 chiếc J-10 đã được đưa vào sử dụng trong biên chế Không quân Trung Quốc. Mặc dù, Su-30MKK/MK2 mới là những tiêm kích hiện đại nhất của Trung Quốc nhưng J-10 lại là “con cưng”, là "xương sống" của lực lượng không quân nước này.
    Từ khi chương trình tiêm kích J-10 được khởi xướng cho đến nay, đã có ít nhất 4 vụ tai nạn nghiêm trọng nhưng thông tin về các vụ tai nạn này luôn bị nhà cầm quyền Trung Quốc bưng bít một cách rất chặt chẻ. Có rất nhiều điều bí ẩn đằng sau những vụ tai nạn của tiêm kích J-10.
    Mặc dù đặc tính kỹ thuật của tiêm kích J-10 vẫn còn là một ẩn số nhưng tiêm kích này đã tạo ra một cột mốc quan trọng đối với công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc. J-10 tỏ ra phù hợp với vai trò là một tiêm kích bảo vệ không phận, nó thiếu khả năng tấn công tầm xa, khả năng tấn công mặt đất cũng chỉ là thứ yếu.
  5. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Đó là những lời ba hoa của bọn báo chí bịp bợm nước ngoài :mad:, hãy xem cha đẻ J-10 nói gì về đứa con này :)

    "Cha đẻ" J-10 lần đầu công khai nói về "con cưng" của Trung Quốc
    (Soha.vn) - Người phụ trách thiết kế máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc đã lần đầu tiên xuất hiện trên báo chí để nói về khả năng của loại tiêm kích này.
    Theo một bài viết được đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo ngày 12/11, Zhang Jigao, người phụ trách thiết kế máy bay chiến đấu J-10 đã lần đầu tiên xuất hiện trên báo chí cho biết về khả năng của loại chiến đấu cơ được xem là “con cưng” của Không quân Trung Quốc này.

    Nhà thiết kế cho biết, đặc tính khí động học, hiệu quả chiến đấu của máy bay đã được cải thiện đáng kể. Hình ảnh đầu tiên của mô hình nâng cấp J-10B xuất hiện lần đầu tiên trên Internet vào tháng 3 năm 2009. Theo Zhang, trong 5 năm qua, chiếc máy bay đã thu hút sự chú ý lớn của người quan tâm đến lĩnh vực hàng không quân sự và các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc.

    Chuyên gia về lực lượng vũ trang Trung Quốc, Richard Fisher gần đây cho rằng, J-10B là một thành viên của gia đình máy bay tiêm kích thế hệ 4.5, được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại và hệ thống radar tiên tiến sẽ sớm có mặt trong biên chế của không quân Trung Quốc.

    Tuy nhiên, Zhang Jigao không đồng ý với thuật ngữ "thế hệ 4.5" và cho rằng không nên phân chia máy bay thành các thế hệ khác nhau. Ông nhấn mạnh rằng trong chiến tranh hiện đại, "một chọi một" là hiếm khi xảy ra, và trong hầu hết các trường hợp, sự thành công sẽ phụ thuộc vào tính hiệu quả của việc sử dụng các hệ thống chiến đấu của máy bay. Theo ông Zhang, việc hiện đại hóa máy bay chiến đấu J-10 sẽ vẫn được tiếp tục.

    Có thể nói, trong số các chiến đấu cơ hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay, J-10 là máy bay do chính Trung Quốc tự thiết kế sản xuất mặc dù động cơ vẫn phải nhập khẩu từ Nga. Vì vậy nó có thể được xem là đứa con cưng của Không quân Trung Quốc, bởi J-15, hay J-11 dù hiện đại đến máy thì cũng đều là các máy bay nhái Su-27, Su-33 của Nga còn Su-30MK2, nhưng tiêm kích đa năng hiện đang có mặt trong biên chế Không quân nước này cũng là do Moscow cung cấp.

    [​IMG]
    J-10B tỏ ra thích hợp với các màn nhào lộn trên không.

    Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành nâng cấp J-10 và biến thể J-10B "thế hệ 4.5" được xem là biến thể hiện đại nhất của dòng chiến cơ "made in China" này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những cải tiến được thực hiện trên J-10B lại vô hình trung biến nó thành một máy bay nhào lộn chứ không phải là một chiến cơ thực thụ như thiết kế trưởng Zhang vẫn tự hào.

    Trong biến thể J-10B, nhà sản xuất đã loại bỏ cửa hút khí kiểu cũ để thay thế bằng kiểu cửa hút khí khuếch tán siêu âm (DSI). Kiểu thiết kế này giúp cho máy bay có khả năng thao diễn tốt với tốc độ cao, song lại khiến J-10B kém ổn định và yêu cầu càn phải có phần mềm điều khiển bay phức tạp.

    Một vấn đề khó khăn nữa mà J-10 phải là là máy bay vẫn phải sử dụng động cơ nhập khẩu từ Nga, khiến cho triển vọng xuất khẩu loại chiến cơ này không mấy sáng sủa. Chắc chắn rằng trong nhiều năm tới, Trung Quốc vẫn sẽ phải phụ thuộc vào nguồn cung động cơ từ Nga mặc dù nước này đã cho ra mắt các động cơ nội địa mang tên Thái Hành để trang bị trên các máy bay J-10 và J-11, nhưng độ tin cậy cũng như tuổi thọ của động cơ này quá kém nên chính người Trung Quốc cũng đã không tin tưởng sử dụng chúng.

    J-10 là loại máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ một động cơ, có thể thực hiện được tất cả nhiệm vụ đối không, đối đất trong mọi điều kiện thời tiết. Máy bay được thiết kế bởi Viện thiết kế máy bay Thành Đô và được sản xuất bởi Tập đoàn hàng không Thành Đô.


    J-10 chính thức phục vụ trong quân đội Trung Quốc từ năm 2004 với hai phiên bản J10 và J10S. Tháng 2/2009, Trung Quốc đã công bố phiên bản J-10B được cho là có rất nhiều cải tiến so với nguyên mẫu J-10.

    Tiêm kích J-10 được trang bị một khẩu pháo Type-23 hai nòng 23 mm tốc độ bắn 3.000 đến 3.400 phát/phút và có khả năng mang được 4.500 kg vũ khí gồm các loại tên lửa, bom… trên 6 giá treo vũ khí dưới cánh và 5 giá treo vũ khí dưới thân.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tàu 2 thân Đài Loan đánh chìm được TSB Trung Quốc?
    (Kienthuc.net.vn) - Khán Hòa cho rằng, thiết kế tàu tên lửa 2 thân mới của Đài Loan có thể tạo ra mối đe dọa với tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc.
    Theo tạp chí Khán Hòa, tại triển lãm quốc phòng Đài Bắc 2013, Đài Loan lần đầu giới thiệu dự án tàu chiến cỡ nhỏ mới được thiết kế với 2 thân, trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh.
    “Đài Loan đang đóng tàu chiến 2 thân nguyên mẫu đầu tiên. Tàu này sử dụng 4 động cơ, tốc độ hành trình đạt 38 hải lý/giờ. Vũ khí mạnh hơn nhiều so với tàu cao tốc Type 022 của Hải quân Trung Quốc, pháo hạm sử dụng pháo Oto Melara 76 mm. Nó có thể là mối đe dọa của tàu sân bay Trung Quốc”, Khán Hòa cho biết.
    [​IMG]
    Mô hình tàu chiến 2 thân tàng hình tốc độ cao của Đài Loan.
    Còn theo trang mạng Strategypage (Mỹ), tàu này có tốc độ rất cao, trang bị hỏa lực hạng nặng. Tàu này áp dụng loại tàu song thân lướt sóng hiệu quả cao (WPC), lượng giãn nước khoảng 500 tấn, dài 60,4 m, tốc độ cao nhất 68 km/giờ, thủy thủ 34 người.
    Trên tàu trang bị nhiều hệ thống vũ khí gồm: 16 tên lửa chống tàu Hùng Phong 3 hoặc Hùng Phong 2, một khẩu pháo 76mm, một khẩu pháo cao tốc 20mm dùng và 4 khẩu súng máy 12,7 mm. Trên tàu không có hệ thống phòng không nhưng có thể trang bị tên lửa phòng không vác vai, cũng không thể mang theo máy bay trực thăng (nhưng phần đuôi có thể cất/hạ cánh máy bay trực thăng). Tàu áp dụng hệ thống đẩy Waterjet nên có tính cơ động rất cao.
    Vũ khí nguy hiểm nhất của tàu tên lửa 2 thân này là các tên lửa chống tàu siêu thanh Hùng Phong 3. Đây là loại vũ khí diệt hạm mới nhất của Đài Loan được thiết kế để tấn công hủy diệt tàu chiến Trung Quốc, gồm cả tàu sân bay Liêu Ninh.
    [​IMG]
    Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Hùng Phong 3.
    Hùng Phong 3 dài 6,1m, nặng 1,5 tấn, đầu đạn nặng 181kg, đạt tốc độ tối đa 2.300km/h, tầm bắn xa đến 130km. Tên lửa áp dụng phương thức dẫn đường quán tính và GPS, sau khi tiếp cận mục tiêu, radar trên tên lửa sẽ tự động khóa và tấn công mục tiêu. Với tốc độ cực lớn, Hùng Phong 3 khiến kẻ thù rất ít có cơ hội đánh chặn.
    “Ý nghĩa ít nhiều của lớp tàu mới này là tàu chiến đấu ven biển phiên bản Đài Loan, tất nhiên khi cần thiết có thể thực hiện nhiệm vu tác chiến chống các cuộc tấn công từ biển vào đất liền”, Khán Hòa cho biết thêm.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nga không bán Su-35 cho Trung Quốc trong năm 2013
    (Vũ khí) - Hãng RIA Novosti cho biết, bản hợp đồng Nga bán 24 chiến đấu cơ Su-35 cho Trung Quốc sẽ không được ký kết trước cuối năm 2013.

    Thông tin trên được Giám đốc Rostex Sergei Chemezov phát biểu tại hội chợ hàng không Dubai. "Năm nay, hợp đồng sẽ không được ký kết, đang tiến hành thương lượng về giá," – ông Chemezov nói.
    Khi trả lời câu hỏi của hãng RIA Novosti về giá thành của máy bay ông Chemezov cho biết: "Mức giá theo catalog".
    [​IMG]
    Tiêm kích đa năng Su-35
    Trong khi đó, phát biểu về bản hợp đồng này sẽ dời thời điểm ký kết sang năm 2014, hãng tin Interfax-AVN trích dẫn một nguồn tin trong lĩnh vực Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự (MTC) hồi đầu tháng 11/2013 cho biết:
    "Hợp đồng cung cấp máy bay Su-35 cho Trung Quốc có thể bắt đầu vào cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015".
    Theo một nguồn tin từ MTC, trong dự thảo hợp đồng cung cấp máy bay Su-35 cho Trung Quốc, vẫn giữ nguyên số lượng như trước - 24 chiếc.
    Tuy nhiên, phía Trung Quốc lại bất ngờ đưa ra các yêu cầu bổ sung, họ không muốn mua các máy bay Su-35 sản xuất loạt cho Không quân Nga mà phải là loại được cải tiến theo các đặc điểm kỹ thuật mà Bắc Kinh đề xuất", nguồn tin nói.
    Tuy nhiên, ông này không tiết lộ những tiêu chuẩn mà Trung Quốc yêu cầu trên máy bay Su-35.
    "Đề nghị này của Trung Quốc cần được xem xét thêm, vì thế các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục", nguồn tin nói, đồng thời lưu ý rằng, "hợp đồng trong bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ được ký kết, bởi vì quyết định chính trị về vấn đề này đã được thông qua”.
    Lần đầu tiên, thông tin về việc Trung Quốc có ý định mua chiến đấu cơ Su-35 xuất hiện vào cuối năm 2012, nhưng hai bên đã không thể thỏa thuận về khối lượng máy bay mua bán, trong khi Nga muốn khối lượng tối thiểu phải là 40 chiếc.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Siêu pháo chống vệ tinh của Trung Quốc chỉ để dọa người?
    Thứ ba 19/11/2013 08:51
    ANTĐ - Theo tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defence Weekly, hình ảnh từ vệ tinh cho thấy có hai khẩu siêu pháo tại Trung tâm thử nghiệm pháo binh, nằm ở phía tây bắc của Thành phố Bao Đầu-Trung Quốc.

    Bài báo cho biết, hai khẩu pháo được đặt trên các bệ bê tông, 1 khẩu có chiều dài 80 feet (24 mét) và khẩu kia dài khoảng 110 feet (33,5 mét). Các bệ này xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 9-2010 đến tháng 12-2011, công ty Astrium là người đầu tiên phát hiện và chụp được hình ảnh của hai khẩu pháo này qua vệ tinh, họ cũng xác nhận rằng, trong tháng 7 năm 2013, hai khẩu pháo vẫn còn nguyên tại chỗ.
    Hình ảnh chụp vào năm 2011 tại Trung tâm thử nghiệm gần thành phố Bao Đầu, nằm trong khu tự trị Nội Mông - Trung Quốc cho thấy, phía trước khẩu pháo dài khoảng 110 dặm Anh (33m) bố trí một loạt các vật thể dường như là mục tiêu. Điều này cho thấy trung tâm này đang kiểm nghiệm một loại lực xuyên phá nào đó của một loại pháo cao tốc.
    Bài báo còn cho biết, từ trước đến nay, Trung Quốc luôn quan tâm tới việc chế tạo các loại pháo tầm xa, cỡ lớn. Trong những năm 1970 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm siêu pháo “Tiên Phong”, là một bộ phận trong “Công trình 640”, thuộc chương trình phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.
    [​IMG]

    Siêu pháo Babylon của Iraq do Gerald Vincent Bull thiết kế

    Từ những năm 1990, có người đã tiết lộ Trung Quốc đã tiến hành xây dựng sàn thử nghiệm siêu pháo tầm xa tương tự như sàn thử nghiệm siêu pháo Babylon của công trình sư hỏa pháo thiên tài Gerald Vincent Bull đã thiết kế cho Iraq. Mà trong thập niên 80, chính Bull đã từng tích cực tham gia vào chương trình chế tạo siêu pháo tầm xa của công ty công nghiệp phương Bắc-Trung Quốc.
    Loại siêu pháo “Tiên Phong” có chiều dài 85 feet này có thể chính là khẩu nhỏ hơn trong 2 khẩu siêu pháo vừa phát hiện ở trên. Năm 1980, sau khi Dự án 640 hủy bỏ, có thể nó đã được cất trữ để phục vụ cho mục đích thử nghiệm sau này. Rất có khả năng khi Gerald Vincent Bull bị ám sát bởi cơ quan tình báo Mosad của Israel năm 1990 thì không còn ai giúp đỡ Trung Quốc hoàn thành kế hoạch này nữa.
    Xét về lý thuyết, siêu pháo Babylon sử dụng cơ chế phóng đạn kiểu nén khí siêu tốc, vừa có khả năng đánh chặn tầm xa, vừa có thể lấy mục tiêu là các vệ tinh đang bay trong quỹ đạo. Tuy nhiên, chiều dài của khẩu siêu pháo mang tên “tiểu Babylon” là 150 feet (khoảng 46m), còn siêu pháo ở trung tâm Bao Đầu chỉ có chiều dài 105 feet (khoảng 32m).
    [​IMG]

    Hình ảnh vệ tinh của Trung tâm thử nghiệm siêu pháo Bao Đầu

    Trên thực tế, cho dù hai khẩu siêu pháo này được thiết kế dựa trên lí luận siêu pháo của Gerald Bull, nhưng khả năng nó được sử dụng trong nhiệm vụ đánh chặn tầm xa hoặc chống vệ tinh là rất thấp, bởi vì từ lâu Trung Quốc đã đi theo hướng nghiên cứu, chế tạo các loại tên lửa sử dụng trong 2 nhiệm vụ này. Hơn nữa, loại siêu pháo này cho đến nay vẫn chưa nước nào, kể cả Mỹ có thể chế tạo thành công.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Vì sao Nga tuyệt đối không nên bán Su-35 cho Trung Quốc?

    (Soha.vn) - Sở hữu một máy bay như Su-35 có ý nghĩa lớn lao với Bắc Kinh, nhất là khi họ đang cố gắng hoàn thiện một tiêm kích có độ tàng hình cao hơn trong tương lai.

    Harry Kazianis, cựu chủ bút của tạp chí The Diplomat (Nhật Bản), vừa có bài bình luận xoay quanh hợp đồng mua bán tiêm kích đa năng Su-35 giữa NgaTrung Quốc.
    Theo Harry, việc Nga và Trung Quốc triển khai những hợp đồng lớn về mua bán tài nguyên thiên nhiên là điều dễ hiểu vì nó có lợi cho cả 2 bên. Nhưng trong trường hợp các thỏa thuận bán thiết bị quân sự tối tân cho Trung Quốc, dù mới chỉ trong giai đoạn thương thảo, thì lợi ích của nước Nga là vấn đề đáng bàn cãi.
    [​IMG]
    Máy bay tiêm kích đa năng Su-35
    Có một số vấn đề Nga nên cân nhắc trước khi quyết định bán Su-35 cho Trung Quốc. Trở lại thời điểm ngành công nghiệp quốc phòng của Nga năm 1992 sau khi Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc đã mua số lượng lớn máy bay Su-27 với trị giá hợp đồng lên tới 1 tỷ USD. Hai bên còn dự kiến tăng số lượng máy bay lên 200 chiếc và thỏa thuận rằng một số lượng lớn sẽ được lắp ráp tại Trung Quốc.
    Tuy nhiên, hợp đồng này đã bị cắt đứt sau khi Nga chuyển giao hơn 100 chiếc Su-27 đầu tiên cho Trung Quốc. Vào thời điểm đó, người Nga đã cáo buộc Trung Quốc sao chép trái phép Su-27 để bán cho các nước khác dưới một tên gọi mới là J-11 và J-11B.
    Các quan chức Trung Quốc ngay lập tức lớn tiếng phủ nhận cáo buộc của Nga. Trong một bài viết đăng tải trên tờ Wall Street Journal năm 2010, Zhang Xinguo, Phó Chủ tịch tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc AVIC, đã ra sức phản bác cáo buộc trên, khẳng định rằng máy bay của Trung Quốc không phải là hàng sao chép của nước khác.
    Zhang phát biểu: “Bạn không thể nói rằng đây là một bản sao chép. Tất cả những chiếc điện thoại di động đều nhìn giống nhau. Công nghệ ngày nay đang phát triển rất nhanh, vì thế, nhìn bề ngoài chúng thậm chí có thể giống nhau nhưng mọi thứ bên trong thì không thể như nhau được”.
    [​IMG]
    Tiêm kích J-11 Trung Quốc được cho là sao chép Su-27 của Nga
    Ngoài J-11, tiêm kích J-15 Trung Quốc cũng được cho là một bản "nhái" của máy bay Su-33 Nga.
    Trong một bài viết đăng tải trên tờ Nhân dân Nhật báo, các quan chức Trung Quốc ra sức bảo vệ J-15. Geng Yansheng, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc giải thích rằng: “Những vấn đề quân sự trên thế giới đều có một quy luật phát triển riêng. Rất nhiều loại vũ khí có nguyên tắc thiết kế giống nhau, một số phương thức chỉ huy và bảo vệ cũng tương tự nhau. Do đó, việc kết luận rằng Trung Quốc đi sao chép công nghệ tàu sân bay của các nước khác là nhận định thiếu chuyên môn, chỉ căn cứ vào sự so sánh đơn thuần”.
    Quay trở lại thương vụ Su-35, Harry nhận định rằng thương vụ này có nhiều điểm giống với thương vụ Su-27. Theo tờ Want China Times, "Bắc Kinh mong muốn nhận được lời hứa hẹn của Moscow về việc thiết lập một trung tâm bảo dưỡng máy bay ở Trung Quốc trong hợp đồng lần này. Các chuyên gia Trung Quốc phải có khả năng bảo dưỡng và sửa chữa các tiêm kích Su-35 thông qua sự huấn luyện của các cố vấn Nga”.
    Theo Harry, trong khi Nga có thể giành được một hợp đồng lớn cho ngành công nghiệp vũ khí của mình, thì họ cũng cần phải suy nghĩ xa hơn nữa và không quên tự nhắc nhở mình rằng lịch sử mối quan hệ Trung-Nga không phải là hình mẫu cho sự hòa bình và thịnh vượng. Moscow có thể sẽ muốn cân nhắc lại một hợp đồng như vậy.
    Đối với Trung Quốc, hợp đồng trên là quá hấp dẫn. Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất động cơ cho máy bay tiêm kích, thậm chí đối với họ, việc mổ xẻ những thiết bị và công nghệ quân sự mới nhất của Nga sẽ rất có lợi. Hiện tại, Mỹ là quốc gia duy nhất triển khai máy bay tiêm kích thế hệ 5 và vẫn vấp phải hàng loạt vấn đề kỹ thuật. Vì thế, sở hữu một chiếc máy bay như Su-35 có thể sẽ mang lại một ý nghĩa lớn lao cho Bắc Kinh, nhất là khi họ đang cố gắng hoàn thiện một tiêm kích có độ tàng hình cao hơn trong tương lai.
    Bên cạnh đó, với Trung Quốc, với tầm hoạt động xa, Su-35 sẽ có tác dụng rất lớn trong việc triển khai ý đồ trinh sát và tác chiến (nếu có) của Trung Quốc trong một thời gian dài ở những khu vực hiện đang tranh chấp trên biển Hoa ĐôngBiển Đông. Khi áp dụng mô hình Không-Hải chiến, Trung Quốc sẽ chủ yếu phải đối phó với những cuộc tấn công thọc sâu vào lục địa. Vì vậy, với Bắc Kinh, sở hữu một tiêm kích hiện đại như Su-35 về lâu về dài xem chừng không phải là một sự đầu tư sai lầm.
    Nhưng ngược lại đối với Nga, Harry cho rằng rủi ro là quá rõ ràng. Việc phải cạnh tranh với những công nghệ của chính mình trong thị trường vũ khí màu mỡ không bao giờ là điều tốt đẹp. Dẫu rằng hợp đồng này có thể mang lại lợi ích kinh tế nhưng về lâu về dài khả năng mất đi nhiều hợp đồng vào tay những sản phẩm hàng nhái có giá thành rẻ hơn của Trung Quốc chẳng khác gì một thảm họa.
    Thêm nữa mối quan hệ hữu nghị hiện nay cũng có thể dẫn tới những thách thức về địa chính trị sau này. Lợi ích của Nga và Trung Quốc có thể không phải lúc nào cũng có thể song hành cùng nhau. Có thể một ngày nào đó, Nga sẽ có nguy cơ phải chống lại chính những công nghệ quân sự mà họ đã bán cho Trung Quốc, một cách trực tiếp hoặc sẽ phải đối mặt với việc Trung Quốc bán các công nghệ này cho đối thủ của Nga trong tương lai.
    Cũng có một khả năng khác để Nga có thể buộc Trung Quốc không được hành xử như vậy, đó chính là cắt đứt nguồn dầu mỏ cung cấp cho Trung Quốc trong trường hợp Bắc Kinh "chơi xấu". Tuy nhiên, xét đến cùng cũng phải thừa nhận một thực tế rằng phần lớn ngân sách của Nga có được là nhờ nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dầu mỏ. Như vậy, nếu như Trung Quốc cố tình tiếp tục làm nhái máy bay của Nga, liệu Nga có dám cân nhắc để thực hiện động thái nói trên hay không?
    Su-35 là máy bay chiến đấu đa năng được trang bị 2 động cơ phản lực tiên tiến AL-41F1 với hệ thống điều khiển lực đẩy vector đa chiều. Nó có thể bay ở tốc độ 2.400 km/h và có tầm hoạt động tới 3.200 km. Su-35 được thiết kế để thực hiện tất cả các nhiệm vụ không-đối-không, không-đối-đất/hạm.
    Mặc dù là tiêm kích thế hệ 4++ nhưng Su-35 còn được trang bị những công nghệ tiên tiến áp dụng cho máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5. Với những tính năng ưu việt, Su-35 thậm chí còn được đánh giá là kỳ phùng địch thủ với "tia chớp" F-35 của Mỹ.
    Mới đây, hãng tin RIA Novosti dẫn lời Giám đốc tổ hợp quốc phòng Rostex (Nga), ông Sergei Chemezov cho biết hợp đồng mua bán tiêm kích Su-35 giữa Trung Quốc và Nga sẽ không được ký kết trong năm 2013, do hai bên còn vẫn còn phải thương thảo về vấn đề giá cả.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật Bản nâng cấp tiêm kích 'trăm trận bất bại'
    (Vũ khí) - Nhằm nâng cao khả năng chiến đấu cho lực lượng tiêm kích F-15J của mình, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang có kế hoạch nâng cấp số lượng lớn dòng tiêm kích này.

    Thông tin trên được Jane's Defense Weekly đăng tải trích dẫn lời Tư lệnh Không quân Nhật Bản Koji Imaki cho biết, tuy nhiên nguồn tin trên không cho biết Nhật có nâng cấp toàn bộ tiêm kích F-15J đang sở hữu không.
    Theo kế hoạch của Không quân Nhật Bản, những chiếc F-15J hiện đại hóa sẽ được trang bị các thiết bị điện tử mới như hệ thống radar, máy tính xử lý trung tâm, hệ thống tác chiến điện tử cùng các hệ thống điều khiển và vũ khí tiên tiến.
    [​IMG]
    Tiêm kích F-15J của Nhật Bản
    Cụ thể, ở phiên bản F-15MJ (tên mã của gói nâng cấp), máy bay sẽ được trang bị radar mảng định pha chủ động (AESA) và hệ thống liên kết thông tin chuẩn Link 16. Toàn bộ thiết bị trên do các nhà thầu nước ngoài chế tạo.
    Được biết trước đây, Nhật Bản cũng đã có kế hoạch chuyển đổi một phần J-15J thành những chiếc máy bay trinh sát RF-15 để thay thế cho những chiếc RF-4E Phantom đã cũ. Toshiba là công ty được giao nhiệm vụ này, song hợp đồng đã bị đổ vỡ vào năm 2011 với lý do Bộ Quốc phòng Nhật không hài lòng với chất lượng của máy ảnh hồng ngoại trang bị trên RF-15.
    Tuy thông số kỹ thuật về phiên bản mới F-15MJ không được tiết lộ nhiều, nhưng căn cứ vào F-15 SE, phiên bản F-15J nâng cấp có thể sẽ bỏ thùng nhiên liệu treo ngoài và thiết kế lại các móc treo vũ khí phía ngoài máy bay (conformal weapons bay - CWB) để tăng khả năng tàng hình. Ngoài ra, hệ thống điện tử, khoang lái, radar trên máy bay cũng được nâng cấp ứng dụng công nghệ của chiến đấu cơ thế hệ 5.
    Tiêm kích F-15 vốn là tiêm kích đánh chặn có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết với 'trăm trận bất bại' do hãng McDonnell Douglas chế tạo. Vào năm 1978, hãng Misubishi Heavy Industries của Nhật Bản đã mua giấy phép sản xuất F-15J của Mỹ và bắt đầu đưa vào trang bị từ tháng 3/1984 để thay thế F-104 và F-4E cũ.
    F-15J của Nhật Bản là loại tiêm kích 2 động cơ, 1 chỗ ngồi. Máy bay dài 19,43 m, sải cánh 13,05 m và cao 5,63 m. Máy bay có trọng lượng rỗng 12.700 kg và trọng lượng cất cánh tối đa là 30.845 kg. Tiêm kích F-15J có tốc độ tối đa 2,5 M (trên 2.660 km) và trần bay 20.000 m.
    Về vũ khí, F-15J của Nhật Bản được trang bị 1 pháo M61 Vulcan 20 mm, các loại tên lửa AIM-9 Sidewinder, AIM-7 Sparrow và các tên lửa AAM-3/4/5 do Misubishi sản xuất. Ngoài ra, máy bay còn có thể mang theo các loại bom như bom đa năng Mk 82, bom chùm CBU-87…
    Ngoài F-15J, Nhật Bản cũng sản xuất phiên bản F-15DJ (có nhiệm vụ bay huấn luyện với số lượng 45 chiếc) và F-15J Kai (phiên bản nâng cấp trước đây của F-15J). Hiện nay Không quân Nhật Bản đang sở hữu lực lượng F-15J gồm 156 chiếc.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này