1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Thời tiết xấu: J-15 “nằm bẹp”, Liêu Ninh thành đồ bỏ
    Thứ tư 20/11/2013 12:32
    ANTĐ - Ngày 25.09.2012, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang số hiệu 16 - “Liêu Ninh” được chính thức biên chế cho lực lượng hải quân. Ngay sau đó, nó đã liên tục ra biển thực hiện các khoa mục huấn luyện tự thân tàu sân bay và của lực lượng tác chiến, bảo đảm trong biên đội.
    Hải quân nước này đã đẩy nhanh nhịp độ triển khai nhiệm vụ huấn luyện và thực nghiệm nghiên cứu khoa học nhiều lần trên biển, trong đó có khoa mục tiến hành huấn luyện cho máy bay J-15 cất, hạ cánh trên tàu, thực nghiệm tính năng kỹ, chiến thuật của tàu sân bay và các hệ thống bảo đảm cho máy bay. Theo phía Trung Quốc thì tính năng tương thích của tiêm kích hạm rất tốt, đạt được yêu cầu, tiêu chuẩn thiết kế.
    Tuy nhiên, những thí nghiệm này mới chỉ thực hiện ở trong điều kiện thời tiết tốt, không có sóng, gió lớn. Theo chuyên gia của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga - ông Vasily Kashin cho biết, tàu sân bay “Liêu Ninh” của Trung Quốc vẫn chỉ là phương tiện thí nghiệm không hơn không kém.
    Theo các chuyên gia quân sự đánh giá thì chỉ trong thời tiết lý tưởng, sóng yên biển lặng, tiêm kích hạm J-15 mới có thể cất, hạ cánh được trên tàu sân bay này, còn trong điều kiện thời tiết xấu thì J-15 đành “nằm bẹp”, Liêu Ninh cũng bị “xếp xó”, vì nếu tiêm kích hạm bị tê liệt thì cả biên đội tàu sân bay cũng không còn khả năng tác chiến.
    [​IMG]
    J-15 chỉ có thể cất cánh trong điều kiện thời tiết lý tưởng
    Chuyên gia Kashin còn cho biết thêm, tàu sân bay “INS Vikrama***ya” do Nga cải tiến cho Ấn theo hợp đồng hai nước ký kết từ năm 2004, bàn giao cho Ấn Độ hôm 16.11 vừa rồi, có thể sẽ sớm đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu được. Phi công Ấn Độ đã điều khiển tiêm kích hạm MiG-29K thực hiện rất nhiều lần cất, hạ cánh trên tàu sân bay INS Vikrama***ya, trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Nga.

    Được biết, “INS Vikrama***ya” là chiếc hàng không mẫu hạm đúng nghĩa thứ hai do Nga đóng, tiêm kích hạm có thể thực hiện cất hạ cánh bình thường. Nó cũng là chiếc thứ nhất được đóng tại nhà máy đóng tàu trong nước Nga. Còn chiếc "Đô đốc Kuznetsov" cũng giống như tàu “Liêu Ninh” của Trung Quốc (tiền thân là tàu sân bay Varyag thuộc lớp Kuznetsov), đều được đóng tại Nhà máy đóng tàu Nikolaev thuộc lãnh thổ Ukraine.
    tombuys thích bài này.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc quyết không chịu kém Nhật về tàu sân bay trực thăng
    Thứ tư 20/11/2013 08:30
    ANTĐ - Ngày 18-11, tại chương trình thời sự của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), chuyên gia quân sự của Trung Quốc, thiếu tướng Doãn Trác đã lần đầu tiên tiết lộ những chi tiết đầu tiên của tàu đổ bộ Type 081.

    Con tàu đổ bộ tấn công thế hệ mới nhất này của Trung Quốc có lượng giãn nước từ 40.000 đến 45.000 tấn, gấp rưỡi các tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH như chiếc DDH-183 Izumo mà Nhật Bản vừa hạ thủy, chỉ có lượng giãn nước từ 27.000 đến 30.000 tấn. Ông Doãn Trác còn hé lộ thông tin, việc chế tạo chiếc máy bay cánh quạt nghiêng “cá Voi xanh” sẽ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tác chiến đổ bộ.
    Năm 2012, khi trả lời phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình, khi phóng viên đặt câu hỏi về khả năng triển khai các máy bay trực thăng Z-10 và Z-19 trên tàu sân bay trực thăng, ông Doãn Trác trả lời, "rất có khả năng Z-10 và Z-19 sẽ hiện diện trên các tàu đổ bộ tấn công thế hệ mới, hiện chúng ta (Trung Quốc - PV) đang phát triển một lớp tàu kiểu này có lượng giãn nước cực lớn".
    [​IMG]
    Tàu đổ bộ tấn công tương lai của Trung Quốc có lượng giãn nước lớn hơn tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH số hiệu DDH-183 Izumo của Nhật
    Trong tương lai, sẽ có một loại trực thăng đột kích cỡ lớn hiện diện trên chiếc tàu đổ bộ tấn công hơn 4 vạn tấn này, Trung Quốc rất cần một loại trực thăng vũ trang hộ tống. Ngoài ra, trong chương trình truyền hình này, ông Doãn Trác cũng thừa nhận, Trung Quốc sẽ trang bị trực thăng vũ trang quốc nội cho lực lượng hải quân đánh bộ.

    Năm 2012, tại Triển lãm quốc phòng - an ninh Bangkok-2012, điểm đáng chú ý nhất là, Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra triển lãm tàu đổ bộ tấn công 2 vạn tấn kiểu mặt boong phẳng (còn gọi là tàu sân bay trực thăng) giới thiệu trên thị trường quốc tế.
    [​IMG]
    Tàu vận tải đổ bộ kiểu dock cổ điển Type 071 (trên) không đáp ứng được yêu cầu tác chiến đổ bộ viễn dương như tàu đổ bộ tấn công mặt boong phẳng Type 081 (dưới)
    Trước đây từng có tin cho biết, sau khi chế tạo xong tàu vận tải đổ bộ Type 071, Trung Quốc sẽ chế tạo vài chiếc tàu tấn công đổ bộ kiểu mặt boong phẳng Type 081. Nếu đây là tin đáng tin cậy, thì loại tàu sân bay trực thăng Trung Quốc tham gia triển lãm của Thái Lan lần này rất có thể chính là một phiên bản của tàu đổ bộ tấn công Type 081.

    Một số phương tiện truyền thông cho rằng, tàu vận tải đổ bộ kiểu dock Type 071 tuy tạm thời có thể đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc, nhưng tính năng của nó lại khó có thể đáp ứng với nhiệm vụ đổ bộ tác chiến viễn dương của Trung Quốc trong tương lai. Chỉ có những tàu đổ bộ cỡ lớn tương tự như tàu tấn công đổ bộ mặt boong phẳng lớp Mistral của Pháp mới là những trợ thủ đắc lực cho Trung Quốc.
  3. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Thằng An Ninh Thủ Đô này chuyên gia bịa đặt, yêu cầu bộ văn hóa truyền thông VN bẻ bút đóng cửa bọn này cho rồi :mad:

    TSB Liêu Ninh: 3 tiêm kích J-15 cất cánh cùng lúc - Thán phục Trung Hoa

    (Kienthuc.net.vn) - Trong cuộc thử nghiệm mới đây, 3 tiêm kích hạm J-15 cất cánh cùng lúc trên tàu sân bay Liêu Ninh.

    Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc gần đây đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm trên biển trong khoảng thời gian 3 tuần.
    Một trong những nội dung quan trọng của lần thử nghiệm này chính là cất cánh đồng thời 3 chiếc tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh, trong đó 2 vị trí ở phía trước boong tàu còn một vị trí ở chếch hướng boong tàu.
    Tất nhiên, cất cánh cùng lúc ở đây hiểu đúng là 3 chiếc lần lượt nối tiếp nhau lăn bánh cất cánh “liên tù tì”, không phải thực hiện cùng một thời điểm vì boong phóng nhảy cầu chỉ có thể đáp ứng được một chiếc cất cánh.
    [​IMG] Tiêm kích hạm J-15 gấp gọn cánh sau khi hạ cánh thành công.
    Ngoài ra, cuộc thử nghiệm lần này cũng tiến hành thử nghiệm việc thay thế và lắp đặt động cơ mới cho tiêm kích hạm J-15 ngay trên tàu sân bay. Việc bảo vệ động cơ chính là nhân tố quyết định duy trì sức chiến đấu của tàu sân bay.
    Hoàn tất các chương trình thử nghiệm trên biển, tàu sân bay Liêu Ninh đã trở về quân cảng Thanh Đảo vào ngày 11/11.
    Sau khi chính thức đưa vào biên chế cuối năm 2012, từ đó tới nay tàu sân bay Liêu Ninh vẫn đang trong giai đoạn huấn luyện thủy thủ đoàn, phi hành đoàn. Nghĩa là trên thực tế thì tàu sân bay Liêu Ninh vẫn chưa thể trực chiến.

    TSB Mỹ 2 đường cất cánh 1 lúc cũng chỉ 2 chiếc, TSB Nga Ấn Anh thì 1 chiếc riêng TSB Trung Hoa cất cánh 1 lúc 3 chiếc J-15 :eek:
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hải quân Triều Tiên sắp tới ngày tận số?
    Quote:
    Giới chuyên gia quân sự đặt câu hỏi liệu năng lực hải quân của Triều Tiên đang tụt dốc nghiêm trọng kể từ sau sự việc hai tàu của nước này bị đắm trong các cuộc tập trận trên Biển Hoa Đông hồi giữa tháng 10.


    [​IMG]
    Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đi thăm khu nghĩa trang tưởng niệm các thủy thủ thiệt mạng trong vụ đắm tàu giữa tháng 10



    Hôm 4/11, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) và tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc) đồng loạt đưa tin trung tuần tháng 10, hai tàu hải quân của Triều Tiên bị chìm trong các cuộc tập trận trên biển Hoa Đông khiến hàng chục thủy thủ thiệt mạng.

    Thậm chí, KCNA còn cho đăng tải hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới thăm khu nghĩa trang tưởng niệm khoảng 15 - 30 thủy thủ tử nạn trong vụ đắm tàu này.

    Theo giáo sư Yang Moo-Jin thuộc Đại học Nghiên cứu Triều Tiên tại Seoul, việc Bình Nhưỡng công khai thông tin về vụ tai nạn mang tính nhạy cảm trước công chúng lần này là một điều bất thường. “Ông Kim đang tận dụng thảm kịch trong chiến dịch giành sự trung thành từ phía người dân và binh sĩ”, ông Yang chia sẻ.

    Giới truyền thông cho biết hai tàu hải quân bị đắm gồm tàu săn ngầm lớp Hainan số hiệu No.233 trọng tải 375 tấn, dài 60 m và một tàu tuần tra trọng tải khoảng 100 – 200 tấn. Trong đó, tàu săn ngầm lớp Hainan bị đắm tại Triều Tiên do Trung Quốc sản xuất. Từ thập niên 60 tới giữa thập niên 80, Trung Quốc đã sản xuất khoảng 126 chiếc tàu loại này.


    [​IMG]
    Tàu săn ngầm lớp Hainan do Trung Quốc sản xuất



    Theo Viện tư vấn an ninh và quốc phòng IHS Jane, 26 tàu săn ngầm lớp Hainan đã được Trung Quốc biến đổi thành phiên bản xuất khẩu sang Bangladesh, Ai Cập, Myanmar, Pakistan và Triều Tiên.

    Bình Nhưỡng đã tiếp nhận 3 tàu Hainan từ năm 1975 – 1978. Ban đầu, Hainan được thiết kế cho các nhiệm vụ chống tàu ngầm gần bờ biển song nó đã được tận dụng tham gia sứ mệnh thăm dò, rải mìn và cứu hộ bờ biển.

    Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) về sự cân bằng lực lượng trên thế giới năm 2013 “The Military Balance 2013”, trước khi xảy ra vụ đắm tàu hồi tháng 10, Hải quân Triều Tiên vẫn duy trì hoạt động của 6 tàu Hainan.

    Mặc dù, KCNA thông báo rõ rằng tàu săn ngầm số hiệu No.233 là chiếc tàu bị đắm trên Biển Hoa Đông song phân tích của quân đội Hàn Quốc khẳng định thông tin trên không chính xác.

    Theo danh sách đội tàu của IHS Jane, không một tàu săn ngầm lớp Hainan nào của Triều Tiên mang số hiệu No.233. Do đó, câu hỏi đặt ra liệu giới tình báo quân sự Hàn Quốc và các chuyên gia hải quân quốc tế có thể xác minh những thông tin thiếu tính nhất quán mà Triều Tiên công bố.

    Ngoài ra, nguồn thông tin xung quanh chiếc tàu tuần tra trọng tải khoảng 100 – 200 tấn bị đắm cũng không được rõ ràng bởi hiện nay, Triều Tiên đang nắm trong tay một lượng lớn các loại tàu quân sự.

    Giới truyền thông nhận định khả năng chiếc tàu tuần tra bị chìm hồi tháng 10 chỉ có thể nằm trong danh mục 3 loại tàu sau: tàu Thượng Hải II trọng tải 130 tấn do Trung Quốc sản xuất được đưa tới Triều Tiên từ năm 1967 – 1975; tàu lớp Chong-Ju 150 tấn được quân đội Triều Tiên đưa vào biên chế trong những năm 1990; và tàu SO-1 trọng tải 190 tấn của Nga được lắp ráp vào năm 1957.

    Theo các chuyên gia, nhiều khả năng con tàu thứ hai của Triều Tiên bị đắm chính là tàu SO-1 bởi tuổi thọ đã cao và thực tế, nó là loại tàu chính được Bình Nhưỡng điều động tới khu vực Biển Hoa Đông.

    Tính trung bình, hạm đội gồm 700 – 800 tàu chiến của Triều Tiên đã có tuổi thọ từ 30 – 50 năm và phạm vi hoạt động chỉ giới hạn cách bờ không quá 50 dặm (80 m).

    Do địa hình bao vây là biển và không có cơ hội trao đổi với các hạm đội phương Đông và phương Tây, Bình Nhưỡng hoàn toàn bị giới hạn về khả năng sẵn sàng triển khai lực lượng quy mô chiến lược và dài hạn. Ngoài ra, phần lớn các tàu tuần tra của Bình Nhưỡng chỉ được hoạt động quanh Đường giới hạn phía Bắc (NLL) – vùng tranh chấp giữa Triều Tiên – Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải.

    Địa hình trên biển Hoàng Hải với đường bờ biển gồ ghề và nước nông phù hợp với những tàu tuần tra cỡ nhỏ, di chuyển nhanh của Triều Tiên. Trong khi đó, biển Hoa Đông lại thích hợp với việc triển khai hạm đội tàu ngầm cỡ lớn của Triều Tiên. Điển hình, trong những năm 1990, Triều Tiên đã nhiều lần xuất hiện gần lãnh hải Hàn Quốc và xảy ra đụng độ với đội tàu của Hàn Quốc tại thị trấn Gangneung năm 1996 và tàu Sokcho năm 1998.

    Mặc dù, không trực tiếp tham gia chiến đấu, các tàu tuần tra lại đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ các đường bờ biển – nơi những tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên biển Hoàng Hải, đang trở thành thách thức ngày càng lớn với Triều Tiên.

    Do đó, việc mất đi hai tàu hải quân trong các cuộc tập trận hồi tháng 10 không có nghĩa là năng lực hải quân của quốc gia cô lập đang sụt giảm nhanh chóng. Nhưng một điều chắc chắn, Triều Tiên sẽ mất thêm nhiều tàu chiến nếu quốc gia này tiếp tục tăng cường các cuộc tập trận nhằm chuẩn bị cho sứ mệnh chiến đấu.

    Bởi thực tế, các tàu tuần tra của Triều Tiên không có năng lực chiến đấu. Khi đối mặt với lực lượng hải quân Hàn Quốc, tàu Triều Tiên sẽ nhanh chóng bị tấn công, gây thiệt hại nặng nề và xấu nhất là bị đánh chìm xuống đáy biển.


    [​IMG]
    Hàn Quốc trục vớt tàu hộ tống Cheonan bị Triều Tiên đánh chìm



    Tuy nhiên, lực lượng tàu ngầm của Triều Tiên lại đang mở ra một trang sử mới với sự kiện đánh chìm tàu hộ tống Cheonan của Hàn Quốc hồi đầu năm 2010.

    Theo IHS Jane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên hiện đang nắm trong tay khoảng 40 tàu ngầm lớp Sang-O tầm trung được sản xuất từ năm 1995 – 2003 và 20 tàu lớp Romeo cỡ lớn ra đời giữa năm 1976 – 1995.

    Ngoài ra, kể từ những năm 1990, Bình Nhưỡng cũng cho khai thác các tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Yono và dự trữ 20 tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Yugo đã lỗi thời. Tính tổng thể, hạm đội tàu ngầm khá hiện đại của Triều Tiên rơi vào khoảng 70 – 90 chiếc, và trở thành hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới.


    [​IMG]
    Tàu khu trục Aegis của Hàn Quốc



    Không chỉ sở hữu lực lượng tàu chiến đông đảo, các lực lượng vũ trang Triều tiên còn có tới 1,2 triệu quân nhân. Thậm chí, Bình Nhưỡng còn đang tập trung phát triển các chương trình tên lửa đạn đạo, làm giàu uranium, mở rộng các lực lượng đặc nhiệm và tăng cường phòng tuyến pháo binh.

    Song sự kiện chìm 2 tàu hải quân sẽ buộc Bình Nhưỡng tiến hành công tác hiện đại hóa lực lượng hải quân đặc biệt khi so sánh với hải quân Hàn Quốc. Mới đây, Hàn Quốc đã cho ra mắt 3 tàu khu trục Aegis trị giá 3 tỷ USD và lên kế hoạch sản xuất thêm 3 chiếc nữa.


    http://infonet.vn/The-gioi/Hai-quan-Trieu-Tien-sap-toi-ngay-tan-so/121853.info
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Mỹ: ít tiền, Hàn Quốc nên mua 40 F-15, 20 F-35
    (Kienthuc.net.vn) - Tập đoàn Boeing (Mỹ) đề nghị Hàn Quốc nên mua 40 tiêm kích đa năng F-15 rồi mua thêm 20 F-35, như vậy sẽ phù hợp với ngân sách hạn hẹp hơn.
    Theo Nhật báo Đông Á, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hàng không Boeing của Mỹ, ông Robert Hill Sierra nói rằng, đối với Hàn Quốc thì trước hết nên mua 40 chiếc máy bay chiến đấu F-15 để tăng tiềm lực cho Không quân Hàn Quốc, sau đó mới tiếp tục mua 20 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35. Đây là kế sách phù hợp nhất với Hàn Quốc trong hoàn cảnh này.
    Ông Robert Hill Sierra cho biết thêm rằng, máy bay chiến đấu F-35A vẫn đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện, hiện vẫn chưa thực hiện những cuộc kiểm tra hoàn thiện. Trong khi đó máy bay chiến đấu F-15 là mô hình rất phù hợp với những quốc gia ít kinh phí và hiệu quả tác chiến tối đa như Hàn Quốc.
    [​IMG]
    Boeing cho rằng mua thêm 40 F-15SE là lựa chọn hợp lý nhất cho Hàn Quốc.
    Khi được hỏi về lý do mà Hàn Quốc trước đó không lựa chọn máy bay chiến đấu F-15SE, ông này tiết lộ: “Điều này chúng tôi hoàn toàn không biết, chúng tôi luôn tin tưởng rằng, F-15SE là một ứng cử viên sáng giá, với tính năng ưu việt của nó thì nó là mô hình máy bay chiến đấu duy nhất phù hợp với Không quân Hàn Quốc và thực lực kinh tế của nước này. Tuy nhiên, việc Hàn Quốc muốn sở hữu máy bay F-35A là hoàn toàn rõ ràng, nhưng chỉ với F-35A sẽ không thể lấp đầy khoảng trống trong tiềm lực Không quân Hàn Quốc”.
    Ông Robert cho rằng, hiện hợp đồng thương mại bán máy bay F-35A sẽ khó khăn để xác định một mức giá cụ thể và thời gian cung cấp. Trong khi đó, máy bay chiến đấu F-15 sẽ đảm bảo được mục tiêu ngân sách và thời gian giao hàng.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc thừa nhận tàu ngầm hạt nhân Type 092 “vô dụng”
    (Kienthuc.net.vn) - Trong suốt 26 năm phục vụ, tàu ngầm hạt nhân Trường Chinh 6 Type 092 của Trung Quốc mới chỉ tuần tra chiến đấu đúng một lần duy nhất.
    Đây là thông tin mà tờ Thời báo Hoàn Cầu mới tiết lộ, đồng nghĩa với việc Trung Quốc thừa nhận rằng tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 092 thực sự “vô dụng” trong hàng chục năm qua.
    “Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 092 mang tên Trường Chinh 6 được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc năm 1987. Trong suốt quá trình phục vụ, nó mới chỉ tham gia tuần tra chiến đấu 1 lần, còn chủ yếu là tham gia các hoạt động huấn luyện ngắn ngày của hải quân nước này”, Hoàn Cầu viết.
    Type 092 (Mỹ định danh là lớp Hạ) là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đầu tiên của Trung Quốc và cũng là đầu tiên ở châu Á. Con tàu có lượng giãn nước khi lặn 7.000 tấn, dài 120, rộng 10m, thủy thủ đoàn 100 người. Tàu trang bị một lò phản ứng áp lực nước 58MW và 2 động cơ tuốc bin khí cho tốc độ 22 hải lý/h, lặn sâu 300m.
    Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và mang được 12 tên lửa đạn đạo tầm trung JL-1 phóng theo phương thẳng đứng.
    [​IMG]
    Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 092 chỉ tuần tra chiến đấu 1 lần trong 26 năm.
    “Những quả tên lửa JL-1 với tầm bắn lên tới 1.700 km có thể tạo thành mối đe dọa đáng kể với đối phương. Tuy nhiên Trường Chinh 6 vẫn tồn tại những lỗi cơ bản về kỹ thuật, một khi gặp phải sự tấn công hạt nhân của đối phương thì nó rất dễ bị phá hủy”, Hoàn Cầu thừa nhận.
    Chiếc thứ 2 thuộc lớp Type 092 đã hoàn thành phần thân tàu vào năm 1982 nhưng không rõ vì sao lại không biên chế. Theo một số nguồn tin, thì Type 092 đã bị chìm sau vụ tai nạn năm 1985.
    Hiện nay, Hạm đội Hải quân Trung Quốc đã có trong biên chế khoảng 3 tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới Type 094 (Mỹ định danh là lớp Tấn). Tuy nhiên, giống như Type 092, trong suốt nhiều năm Type 094 chủ yếu làm nhiệm vụ “đắp chiếu” hoặc thi thoảng “bơi chơi”.
    Quân đội Mỹ cho rằng, tàu ngầm hạt nhân Type 094 Trung Quốc sẽ lần đầu tiên tiến hành các hoạt động tuần tra tác chiến vào năm 2014.
    Ngoài ra, đã có thông tin Trung Quốc đang thiết kế chế tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 096 sẽ mang được 24 tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2. Tuy nhiên, số phận lớp tàu này có lẽ cũng sẽ giống như Type 092 hay Type 094.
  7. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    J-15 thì chỉ bay như trực thăng, J-20 thì phải lạy lục Nga cái động cơ, siêu tàu sân bay-niềm tự hào của trung hoa dân quốc thì bị Nga cho là vật thí nghiệm không hơn không kém, hôm nay lại thú nhận động trời tàu ngầm hạt nhân chỉ để làm cảnh . Đúng là thối nát từ bên trong, giờ nó cứ lộ dần...lộ dần;) Tội cho mấy con chó sủa thuê, kiểu nay thì chỉ có quay lại đớp phân chó thôi:rolleyes:
    nobita1102kojiro_sasaki thích bài này.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Triều Tiên phát triển “sát thủ diệt hạm” tầm 300km
    (Kienthuc.net.vn) - Tên lửa hành trình chống tàu mới được Triều Tiên phát triển dựa trên mẫu HY-2 của Trung Quốc cho tầm bắn 180-300km.
    Theo Đài tiếng nói nước Nga, Triều Tiên đã phát triển tên lửa hành trình chống tàu bắn xa 180-300km dựa trên tên lửa đất đối hải HY-2 (NATO định danh là CSSC-2 Silkworm) do Trung Quốc chế tạo. Mà HY-2 thực chất là mẫu sao chép công nghệ tên lửa P-15 Termit của Liên Xô.
    Theo một nguồn tin trong chính phủ Hàn Quốc, Bình Nhưỡng đã thử nghiệm tên lửa mới đất đối hải KN-01 từ năm 2003. Bây giờ mọi khâu kiểm tra đã hoàn thành, và các tên lửa mới được bố trí tại căn cứ quân sự ở tỉnh Hwanhe-Namdo.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Trước đây, có giả thiết cho rằng các tên lửa chống tàu của Triều Tiên có tầm bắn 160 km. Gần 3 năm trước, ngày 23/11/2010, Triều Tiên đã pháo kích vào hòn đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc.
    Hải quân Triều Tiên là một trong những lực lượng sở hữu nhiều tàu chiến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trang bị thì hết sức lạc hậu, đa phần là tàu cỡ nhỏ vài trăm tới vài chục tấn. Tàu chiến lớn nhất chỉ có 2 chiếc cỡ 1.700 tấn trang bị chủ yếu là pháo cùng 2 tên lửa chống tàu lạc hậu.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hàn Quốc lo lắng Triều Tiên bắn pháo vào đảo
    (Kienthuc.net.vn) - Quân đội Hàn Quốc đang tăng cường lực lượng phòng thủ nhóm đảo tiền tiêu phía Tây Bắc do lo ngại Triều Tiên có thể tái lập vụ pháo kích năm 2010.
    Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn từ Quân đội Hàn Quốc, quân đội nước này vừa tăng cường lực lượng trên nhóm đảo phía tây bắc, dọc lãnh hải được canh phòng cẩn mật với Triều Tiên, nhằm đối phó với những khiêu khích từ Triều Tiên.
    Sau sự kiện đảo tiền tiêu của Hàn Quốc bị Triều Tiên pháo kích vào năm 2010, Seoul từng bước tăng thêm quân và khí tài gần khu vực này để cải thiện khả năng phòng thủ. Tuy nhiên, một số hệ thống vũ khí không được triển khai vào năm ngoái như kế hoạch.
    Năm 2010, Triều Tiên và Hàn Quốc xảy ra sự kiện đấu pháo tại khu vực đảo Yeonpyeong gần “đường biên giới phía Bắc”, sau đó Quân đội Hàn Quốc đã tăng cường triển khai vũ khí trang bị và binh lực tại khu vực này. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc Choi Yun-hee khi thị sát đảo này vào đầu tháng đã nhấn mạnh, giai đoạn hiện nay khả năng Triều Tiên có những hành động khiêu khích tại biển Tây tăng cao hơn bao giờ hết.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Theo vị quan chức này, quân đội đã điều động nhiều vũ khí mới, hiện đại đến sát biên giới các đảo Tây Bắc, trong đó có hệ thống pháo phản lực phóng loạt, radar định vị pháo binh, trực thăng chiến đấu Cobra, pháo tự hành K-9.
    Hồi tháng 5, Hàn Quốc còn triển khai một loạt hệ thống tên lửa chống tăng Spike tại “các đảo Tây Bắc” như đảo Yeonpyeong, Baengnyeong. Tầm phóng của tên lửa Spike hơn 20 km, trọng lượng 70kg, có thể tấn công chính xác pháo bờ biển được giấu trong hầm.
    Quân đội Hàn Quốc nhận định đầu năm nay, Triều Tiên đã triển khai các pháo kéo 76,2 mm ven biển có tầm bắn 12 km trên bờ biển phía Tây Bắc đảo Baengnyeong và đảo Yeonpyeong, đồng thời còn bí mật triển khai các vũ khí như pháo phản lực cỡ 122 mm có tầm bắn 20 km trên đất liền.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Bất chấp TQ, Mỹ sẽ bán 4 tàu chiến cho Đài Loan
    (Kienthuc.net.vn) - Mỹ sẽ cung cấp 4 tàu hộ vệ cỡ lớn lớp Oliver Hazard Perry cho Hải quân Đài Loan, góp phần nâng cao sức mạnh nước này trước Trung Quốc.
    Mạng tin tức Trung Quốc đưa tin, Ủy ban Kiểm tra thuộc Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật tiếp tục cung cấp vũ khí quân sự cho Đài Loan, cụ thể là 4 chiếc tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry vào ngày hôm qua.
    Oliver Hazard Perry có lượng giãn nước khoảng 4.100 tấn, tốc độ đạt khoảng 29 hải lý/h, thủy thủ đoàn là 176 người, có thể được trang bị 1 máy bay chống ngầm. Trước đây, Mỹ cũng đã từng cung cấp 4 chiếc tàu hộ vệ loại này cho phía Đài Loan, ngoài ra Đài Loan cũng tự sản xuất 8 chiếc tàu hộ vệ này.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry.
    Bên cạnh đó, Thông tấn xã Đài Loan mới đây đưa tin, Tư lệnh Hải quân Đài Loan ông Cao Thiên Trung tuyên bố hải quân nước này dự định mua thêm 36 xe bọc thép lội nước AAV-7 cũ của Mỹ.
    Nhà lập pháp Đài Loan Lâm Úc Phương cũng cho biết, Bộ quốc phòng Đài Loan dự định từ năm 2015 tới năm 2019 sẽ mua 36 chiếc xe đổ bộ tấn công AAV-7 cũ của Mỹ.
    “Ban đầu, theo dự tính Hải quân Đài Loan cần có tổng cộng 65 chiếc AAV-7, tuy nhiên qua quá trình tinh giảm biên chế thì hiện tại phía Đài Loan chỉ cần 36 chiếc AAV-7. Hiện Đài Loan cần mua thêm những chiếc xe AAV-7 có khả năng vượt sông, nâng cao khả năng cơ động tác chiến cho lục quân và năng lực tác chiến ứng phó nhanh”, ông Cao Thiên Trung nói.
    [​IMG]
    Xe bọc thép lưỡng cư AAV-7.
    Được phát triển và đưa vào phục vụ từ đầu những năm 1970, nhưng cho đến nay, AVV-7 vẫn là phương tiện bọc thép đổ bộ số 1 của Lính thủy Đánh bộ Mỹ.
    AAV-7 là loại xe bọc thép đổ bộ lưỡng cư, có thể bơi trên mặt nước và di chuyển trên cạn, được trang bị trên các tàu chiến đổ bộ cỡ lớn.
    Xe được trang bị động cơ mạnh mẽ 400 mã lực giúp nó có thể đạt tốc độ 12 km/h ở dưới nước và 72 km/h khi hoạt động trên cạn, có thể chở được 24 người trong đó có 3 người lái và 21 binh lính. Khoang chở quân phía sau của AVV-7 chỉ có một lối vào và một lối ra cho binh lính.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này

Mudim v0.8 Disable VNI Telex VIQR Mix mode Auto detect Use speller featureUse new accent rule [ Toggle (F9) Toggle Panel (F8) ]