1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Kịch bản giả định chiến tranh Đông Bắc Á - Kỳ 1: Ai sẽ tham chiến?

    16/08/2013 10:05




    (TNO) Trong bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng trở thành trung tâm chính trị và kinh tế thế giới, Đông Bắc Á là nơi mà quyền lợi của 4 cường quốc thế giới: Mỹ, Nga,Trung Quốc và Nhật Bản hội tụ, xung đột lẫn nhau, tờ Russia Beyond the Headlines (Nga) nhận định.

    Nếu chiến tranh có nổ ra tại Đông Bắc Á thì cuộc chiến này nhiều khả năng sẽ diễn ra chủ yếu trên biển, theo tờ báo Nga.
    Một hành động quân sự quy mô lớn trên bộ có thể gây ra những tổn thất khổng lồ, nên các chính trị gia sẽ hết sức cân nhắc chiến lược này. Trong khi đó, các tổn thất này sẽ thấp hơn nếu cuộc chiến diễn ra trên biển.
    Tại Đông Bắc Á, xung đột tiềm tàng chủ yếu tập trung ở vùng biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc và Nhật Bản đang có tranh chấp về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và ranh giới của các đặc khu kinh tế.
    Các dấu hiệu căng thẳng
    Vào năm 2010, Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ với quyết định quốc hữu hóa một số đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư của chính phủ Nhật.
    Số lần máy bay và tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp với Nhật sau đó ngày một gia tăng.
    [​IMG]
    Một tàu tuần duyên Trung Quốc được cho là đang tiến vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 7.8 - Ảnh: AFP
    Trong khi đó, dư luận tại Nhật Bản cũng đã chuyển sang ủng hộ việc chính phủ cứng rắn hơn với Trung Quốc.
    Chính phủ Nhật mới đây đã quyết định tăng ngân sách quốc phòng trong năm 2013, lần đầu tiên trong vòng 11 năm qua, tương ứng với lời hứa trước khi đắc cử của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, đó là tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với “mối đe dọa từ Trung Quốc”, Russia Beyond the Headlines cho hay.
    Một số nhà phân tích cho rằng một cuộc chiến tại biển Hoa Đông, vốn là điều gần như không tưởng vài năm trước đây, giờ có thể trở thành hiện thực.
    “Nguyên nhân sâu xa của xung đột tại vùng biển này không phải vì tầm quan trọng chiến lược mang tính quân sự của những quần đảo nhỏ không người ở hay trữ lượng dầu nằm dưới đáy biển”, tờ báo Nga phân tích.
    “Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mang ý nghĩa biểu tượng, trở thành một vấn đề về nguyên tắc giữa một bên là Trung Quốc đang trỗi dậy và đang ngày càng trở nên nặng về chủ nghĩa dân tộc với một bên là Nhật Bản đang cố duy trì vị thế vốn đang ngày càng trở nên suy yếu”, Russia Beyond the Headlines cho hay.
    Liệu Mỹ có can thiệp vào cuộc chiến ở biển Hoa Đông?
    Mỹ đã hơn một lần tuyên bố rằng trong tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nước này sẽ không đứng về phía phe nào. Tuy nhiên, Mỹ vẫn công nhận quần đảo này thuộc quyền quản lý của Tokyo.
    Vì vậy, vùng lãnh thổ này nằm trong hiệp định an ninh mà Mỹ đã ký kết với Nhật Bản.
    [​IMG]
    Tàu chiến USS John S. McCain của Mỹ - Ảnh: Reuters
    “Có một điều đáng chú ý là Mỹ không bao giờ khẳng định họ sẵn sàng can thiệp hoặc mang quân chiến đấu cùng với đồng minh Nhật. Washington thừa biết các hiểm họa có thể xảy ra từ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, cũng như từ các cam kết đồng minh của mình với Nhật”, Russia Beyond the Headlines nhận định.
    Cách giải quyết tranh chấp về chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư của Mỹ đang ngày càng trở nên giống với chính sách “lập lờ chiến lược” mà Mỹ đang tiến hành đối với vấn đề Đài Loan, tờ báo Nga đánh giá.
    Russia Beyond the Headlines cũng dẫn một số nhà phân tích uy tín của Mỹ cho rằng nếu Tokyo là phía để khủng hoảng xảy ra, Mỹ có thể sẽ từ chối can thiệp giúp đồng minh châu Á này trong cuộc chiến với Trung Quốc.
    Tuy nhiên, mặc cho những nhận định dè dặt nói trên, Mỹ nhiều khả năng sẽ hỗ trợ quân sự cho Nhật Bản trong bối cảnh có xung đột tại biển Hoa Đông, nếu Nhật không thể tự đối phó với cuộc chiến này, tờ báo Nga cho biết.
    Và việc hỗ trợ này có thể cũng chỉ diễn ra trong ngắn hay trung hạn, khi mà Mỹ còn giữ sức mạnh quân sự vượt trội so với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
    Động thái của các nước khác trong khu vực
    Những quốc gia Đông Bắc Á khác sẽ làm gì khi Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra xung đột?
    Hàn Quốc sẽ lâm vào tình huống khó xử, Russia Beyond the Headlines dự đoán.
    [​IMG]
    Lính Hàn Quốc tham gia một cuộc tập trận hồi tháng 4 - Ảnh: Reuters
    Một mặt thì giữa Hàn Quốc và Nhật có tồn tại những bất đồng về chủ quyền lãnh thổ giống với những bất đồng của Nhật với Trung Quốc. Mặt khác, Seoul lại có quan hệ đồng minh với Mỹ.
    Vì vậy, Hàn Quốc có lẽ sẽ chọn giải pháp đứng trung lập, dù nhiều người trong nước sẽ rất muốn thấy Tokyo thua trận, theo tờ báo Nga.
    Trong khi đó, dù là đồng minh của Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên nhiều khả năng cũng sẽ không tham gia vào cuộc chiến.
    Quyền lợi trước mắt của Triều Tiên không liên quan gì đến biển Hoa Đông và Bình Nhưỡng không có tiềm lực quân sự đủ mạnh để gây ảnh hưởng lớn đến kết cục của cuộc chiến.
    Đài Loan, giống với Trung Quốc, xem quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là lãnh thổ của Trung Quốc, theo Russia Beyond the Headlines.
    Tuy nhiên, khó có khả năng Đài Loan sẽ chiến đấu chống lại những quốc gia đóng vai trò là người đảm bảo cho nền độc lập không chính thức của mình - đó là Mỹ và Nhật Bản, báo Nga bình luận.
    Còn việc Đài Loan tham chiến chống lại Trung Quốc cũng là điều không tưởng.
    (còn tiếp...)


    Kịch bản giả định chiến tranh Đông Bắc Á - Kỳ 2: Không quân Nhật thắng thế

    17/08/2013 08:45




    (TNO) Tờ Russia Beyond the Headlines (Nga) tiếp tục đánh giá về tương quan sức mạnh không quân của Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như các kịch bản có thể xảy ra nếu hai nước giao tranh bằng không quân.

    >> Kịch bản giả định chiến tranh Đông Bắc Á - Kỳ 1: Ai sẽ tham chiến?
    Không quân Nhật Bản
    Nếu Trung Quốc dùng đến vũ khí hạt nhân (mặc dù nước này đã tuyên bố sẽ không bao giờ dùng chúng chống lại các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân), thì Mỹ chắc chắn sẽ thực hiện cam kết hỗ trợ Nhật Bản, Russia Beyond the Headlines phân tích.
    [​IMG]
    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngồi trong khoang lái của một chiếc máy bay huấn luyện tại một căn cứ quân sự ở thành phố Higashimatsushima - Ảnh: Reuters
    Nga khi đó chắc chắn sẽ không ủng hộ Trung Quốc bằng cách động binh tấn công vào lãnh thổ Mỹ vì mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Nga không cho phép Nga nghĩ đến điều này.​
    Vì vậy, hãy loại bỏ khả năng Trung Quốc dùng đến vũ khí hạt nhân.
    Nhật Bản hiện đang sở hữu một căn cứ không quân và hải quân vững chắc ở đảo Okinawa, vốn rất thuận lợi để Nhật thiết lập một cứ điểm chiến lược hoạt động như một “tàu sân bay không thể bị đánh chìm” trên biển.
    [​IMG]
    Đảo Okinawa được ví như một "tàu sân bay không thể bị đánh chìm" của Nhật - Ảnh: wordpress.com
    Ngoài ra, Okinawa còn được bảo vệ chắc chắn bởi hệ thống đánh chặn tên lửa tối tân Patriot của Mỹ, chiến đấu cơ và các hệ thống phòng thủ tối tân khác để chống lại các đợt không kích (bao gồm cả tấn công bằng tên lửa hành trình).
    Chiến đấu cơ Nhật Bản hiện không có khả năng tiếp liệu trực tiếp trên không. Nhưng với nhiều chuyến bay ngắn từ đảo Okinawa, không quân Nhật trên thực tế có khả năng tuần tra và chiến đấu liên tục.
    Russia Beyond the Headline nhận định Nhật Bản có thể điều động một phần ba chiến đấu cơ của mình (tờ báo Nga dự đoán là 100 chiếc - PV) vào khu vực đang xảy ra giao tranh mà không sợ làm suy yếu khả năng phòng thủ trên vùng lãnh thổ chính.
    Lực lượng máy bay chiến đấu của Không quân Nhật bao gồm các loại chiến đấu cơ hiện đại, được đánh giá là có khả năng tấn công tầm xa hiệu quả mà không cần phải đi vào khu vực tập trung hệ thống phòng không của Trung Quốc.
    Nhật còn sở hữu máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AWACS), giúp lực lượng không quân nước này dễ dàng kiểm soát tình hình, cũng như dễ dàng chỉ huy và phối hợp tác chiến giữa các phi đội.
    Không quân Trung Quốc
    Hiện không có số liệu chính xác về độ bao phủ của hệ thống radar Trung Quốc bên ngoài không phận nước này.
    Tuy nhiên, khi giao tranh bùng nổ, hệ thống radar và hệ thống phòng không dĩ nhiên sẽ được tăng cường ở các khu vực trung tâm, Russia Beyond the Headlines phân tích.
    [​IMG]
    Một chiến đấu cơ Trung Quốc được cho là mẫu máy bay chiến đấu tàng hình xuất hiện tại tỉnh Tứ Xuyên - Ảnh: Reuters
    Do Trung Quốc quá rộng lớn nên tờ báo Nga nhận định Bắc Kinh sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai các khí tài và vũ khí với quy mô lớn.
    Ngoài ra, Trung Quốc cũng không thể bỏ ngỏ phần biên giới giáp ranh với láng giềng Nga ở phía bắc hoặc để cho phần biên giới với Ấn Độ suy yếu.
    Kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật của các phi công Trung Quốc cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại của nước này.
    Từ những yếu tố trên, tờ báo Nga dự đoán Trung Quốc khó có khả năng điều động số lượng lớn chiến đấu cơ ngay từ đầu cuộc giao tranh.
    Và một lần nữa, giao tranh giữa không quân hai nước Nhật Bản và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ là cuộc đối đầu giữa các mẫu chiến đấu cơ của Nga và Mỹ vì Trung Quốc chắc chắn sẽ dùng mẫu máy bay chiến đấu đa năng Su-27 (mua của Nga hoặc tự sản xuất).
    Đối với chiến đấu cơ Trung Quốc, khoảng cách từ sân bay nội địa đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ dài hơn so với quãng đường bay của máy bay Nhật. Nhưng xét về mặt kỹ thuật, máy bay chiến đấu Trung Quốc vẫn có khả năng duy trì sự hiện diện lâu dài tại khu vực đang có tranh chấp này.
    Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, Nhật sẽ dễ kiểm soát hướng di chuyển của máy bay Trung Quốc trên biển Hoa Đông hơn là Trung Quốc kiểm soát hướng đi của máy bay Nhật ở Okinawa.
    Mặt khác, số lượng máy bay AWACS của Không quân Trung Quốc vẫn còn rất hạn chế, theo Russia Beyond the Headlines.
    Không quân Trung Quốc cũng còn non kinh nghiệm trong việc chỉ huy và phối hợp tác chiến trên không, cũng như có ít kinh nghiệm thực tiễn về cách thức phối hợp tác chiến giữa không quân với hải quân.
    Vì vậy, trong cuộc đối đầu trên không với Nhật Bản, Trung Quốc ở thời điểm hiện tại nhiều khả năng sẽ gặp thất bại, theo Russia Beyond the Headlines.
    Nhưng trong tương lai, Bắc Kinh có thể khắc phục được những yếu điểm nói trên bằng việc tích cực sản xuất thêm (hoặc mua) nhiều máy bay chiến đấu.
    (còn tiếp...)

    Kịch bản giả định chiến tranh Đông Bắc Á - Kỳ 3: Hải quân Trung Quốc thắng chật vật
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...-chat-vat.aspx
    Quote:
    (TNO) Nếu sự căng thẳng về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc bùng lên thành xung đột vũ trang trên biển Hoa Đông, trừ phi có nước thứ ba tham gia, phần thắng có lẽ sẽ nghiêng về Hải quân Trung Quốc, mặc dù đó sẽ là một chiến thắng với tổn thất khổng lồ, tờ Russia Beyond the Headlines (Nga) dự đoán.

    Kịch bản giả định chiến tranh Đông Bắc Á - Kỳ 1: Ai sẽ tham chiến?
    Kịch bản giả định chiến tranh Đông Bắc Á - Kỳ 2: Không quân Nhật thắng thế

    Hải quân Nhật Bản

    Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) sở hữu một đội tàu hiện đại với số lượng đông đảo và được trang bị “tận răng”, Russia Beyond the Headlines đánh giá.

    [​IMG]
    Một đội tàu chiến Nhật Bản - Ảnh: Reuters

    Tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Nhật có thể triển khai ít nhất bốn chiếc tàu chiến có trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Aegis từ các căn cứ hải quân ở Yokosuka, Sasebo và Kure.

    Để đối đầu với tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc, Nhật Bản có thể điều động tám tàu ngầm diesel tối tân của mình.

    Theo trang tin Heritage.org hồi tháng 4, JMSDF hiện có 16 tàu ngầm, tương đối khiêm tốn so với các nước khác trong khu vực.

    Tuy nhiên, lực lượng tàu ngầm nước này được đánh giá là có năng lực chiến đấu mạnh mẽ với những tàu hiện đại bậc nhất và phù hợp với địa chiến lược trong khu vực.

    Tàu ngầm lớp Soryu là loại tàu ngầm lớn nhất của Nhật từ sau Thế chiến thứ 2 và là tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại nhất thế giới hiện nay. Bên cạnh Soryu, lớp tàu ngầm chủ lực của JMSDF hiện nay là Oyashio.

    Ngoài ra, những loại tàu ngầm đáng kể khác của Nhật còn có Yuushio và Harushio, sở hữu những đặc điểm kỹ thuật, chiến thuật ưu việt cùng những loại vũ khí hiện đại. Nhưng ngay cả các lớp tàu này cũng đang dần được thay thế bằng các lớp tàu tối tân kể trên.

    Hải quân Trung Quốc

    Lực lượng hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có một tiềm lực đáng nể, Russia Beyond the Headlines đánh giá.

    Khi có giao tranh với Nhật, Trung Quốc sẽ điều động hạm đội Đông Hải, có căn cứ nằm tại thành phố Ninh Ba.

    [​IMG]
    Tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc - Ảnh: Reuters

    Sức mạnh tấn công chủ lực của hạm đội này nằm ở bốn tàu khu trục lớp Sovremenny do Nga chế tạo, được trang bị vũ khí chống tên lửa siêu thanh SS-N-22, có khả năng tấn công các tàu sân bay của Mỹ, tờ báo Nga phân tích.

    Hạm đội Đông Hải còn sở hữu bảy tàu ngầm diesel hiện đại, gồm bốn chiếc lớp Kilo mua từ Nga, có khả năng đảm đương nhiều loại nhiệm vụ chiến đấu, bao gồm lùng tìm mục tiêu trên mặt nước và dưới nước, triệt hạ đối phương bằng tên lửa chống tàu và ngư lôi, cũng như rải thủy lôi.

    Russia Beyond the Headlines cũng dự đoán khi cuộc chiến giành Senkaku/Điếu Ngư bùng nổ, Trung Quốc sẽ điều động một phần của hạm đội Nam Hải tham chiến và điều này sẽ hoàn toàn làm suy yếu sự vượt trội trên biển của Hải quân Nhật.

    Hạm đội này có hơn 10 khu trục hạm và hai trong số này là khu trục hạm lớp Lan Châu. Đây là lớp khu trục hạm được đánh giá là lớn nhất và hiện đại nhất đang hoạt động của Trung Quốc, với hệ thống ra-đa rà soát tiên tiến và tên lửa đối không HQ-9.

    Báo Nga đánh giá, trừ phi có nước thứ ba tham chiến, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ giành phần thắng trong cuộc chiến trên biển với Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc cũng sẽ phải chịu tổn thất rất nặng nề.

    Đánh giá nói trên được đưa ra dựa vào sự vượt trội về số lượng tàu và máy bay của Trung Quốc, cũng như trữ lượng nhiên liệu đáng kể của nước này.

    Các yếu tố này được đánh giá cao hơn so với sự tổ chức và năng lực điều hành tuyệt vời mà Hải quân Nhật Bản đang có được, theo Russia Beyond the Headlines.

    Hoàng Uy
  2. Su-30MKK

    Su-30MKK Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/08/2013
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Tiêm kích Su-30 (được đánh giá là chỉ đứng sau Su-30MKI và Su-35S) của Trung Quốc có gì đặc biệt

    (Kienthuc.net.vn) - Dù không là “con cưng” của không quân Trung Quốc nhưng Su-30MKK vẫn là “át chủ bài” của nước này với hệ thống điện tử hoàn hảo, sức tấn công mạnh mẽ.



    Giữa những năm 1990, Trung Quốc đã ký thỏa thuận đầu tiên với Nga mua tiêm kích Su-30MKK. Tổng cộng, Trung Quốc đã mua 76 Su-30MKK trang bị cho lực lượng không quân nước này.


    Su-30MKK là biến thể của Su-30MK xuất khẩu cho Trung Quốc (NATO định danh là Flanker G). Chữ MKK là viết tắt của cụm từ Modernizirovannyi Kommercheskiy Kitayski có nghĩa là mẫu thương mại xuất khẩu cho Trung Quốc.


    Theo đánh giá của giới phân tích quốc tế, Su-30MKK cho phép quân đội của Trung Quốc có một loại máy bay cùng đẳng cấp với hầu hết máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30MKK của Không quân Trung Quốc. ​
    Thiết kế

    Về hình dáng bên ngoài, Su-30MKK không có nhiều khác biệt so với Su-30 của Không quân Nga, là mẫu máy bay tiêm kích 2 chỗ ngồi. Phi công phía trước điều khiển bay và phi công phía sau kiểm soát radar và hệ thống vũ khí.


    Su-30MKK chia sẻ khoảng 85% cấu trúc phần cứng tương tự như Su-35 nhưng có nhiều sự khác biệt về phần mềm.


    Su-30MKK sử dụng nhiều vật liệu composite hơn để giảm trọng lượng. Không gian bên trong máy bay được mở rộng hơn để tăng sức chứa nhiên liệu.


    Vật liệu hợp kim nhôm cũng được sử dụng nhiều hơn trên Su-30MKK. Trọng lượng cất cánh tối đa tăng lên 38 tấn, bánh đáp phía trước dùng bánh đôi đường kính 620mm x 180mm để đáp ứng vấn đề tăng trọng lượng. Vấn đề hạn chế về giới hạn lực G (khả năng chịu đựng gia tốc trọng trường ) của Su-30MK được giải quyết hoàn toàn trên MKK.


    Hệ thống điện tử yêu cầu riêng của TQ


    Su-30MKK là một mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nặng hiện đại, được xem là đối thủ đáng gờm, thậm chí vượt trội so với tiêm kích F-15 của Không quân Mỹ. Su-30MKK được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại thiết kế riêng theo yêu cầu của Trung Quốc.


    Su-30MKK là biến thể đầu tiên của gia đình Flanker được trang bị hệ thống quản lý thông tin C3-TKS-2, hệ thống này có khả năng kiểm soát và chỉ huy đồng thời lên đến 15 máy bay tạo nên một mạng lưới liên lạc giữa các máy bay. Với hệ thống này, Su-30MKK có khả năng hoạt động như một máy bay kiểm soát và chỉ huy trên không AWACS mini.

    [​IMG]
    Su-30MKK được trang bị hệ thống điện tử theo yêu cầu riêng của Trung Quốc.​
    Theo thông tin từ Nga, Su-30MKK được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử hiện đại nhất của Nga hiện nay. Hệ thống này có phạm vi hoạt động lên đến 200km được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa chống radar Kh-31P.


    Buồng lái được trang bị 2 màn hình LCD đa chức năng hiển thị các thông số về máy bay và mục tiêu. Màn hình hiển thị HUD phía trước mặt phi công. Hệ thống hiển thị trên mũ phi công HMS Sura-K tiên tiến.

    Tuy nhiên, Trung Quốc đã sao chép loại mũ bay phi công này thành một loại khác được quảng cáo là tiên tiến hơn của Nga. Tính năng của loại mũ bay này vẫn chưa được công bố.


    Về hệ thống radar điều khiển, 20 chiếc Su-30MKK đầu tiên được trang bị radar điều khiển hỏa lực N001VEP có phạm vi tìm kiếm mục tiêu đường không khoảng 100km. Bộ vi xử lý radar theo dõi được 10 mục tiêu, tấn công 4 mục tiêu trên không hoặc 2 mục tiêu mặt đất cùng lúc.


    Một số máy bay còn được trang bị radar Zhuk-MS có phạm vi tìm kiếm mục tiêu tăng lên 150km, chủng loại vũ khí điều khiển được đa dạng hơn. Zhuk-MS vẫn giữ số lượng mục tiêu tấn công cùng lúc tương tự như radar N001VEP nhưng số lượng mục tiêu có thể theo dõi tăng gấp đôi lên đến 20 mục tiêu.

    [​IMG]
    Ảnh bên trái là buồng lái phi công ngồi trước (điều khiển máy bay) và ảnh phải là buồng phi công ngồi sau (vận hành hệ thống radar, vũ khí).​
    Ngoài ra, Su-30MKK còn được trang bị hệ thống phụ trợ SUV-VEP để điều khiển tên lửa không đối không. Hệ thống này có khả năng điều khiển 6 tên lửa đối không. Hệ thống phụ trợ SUV-P sử dụng để điều khiển tên lửa không đối đất.


    Bên cạnh đó, Su-30MKK còn được trang bị hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại OLS-30 với phạm vi tìm kiếm bằng hồng ngoại đạt 25-30km, phạm vi tìm kiếm bằng laser đạt 10km. Cuối cùng là hệ thống dẫn hướng quán tính PNS-10 có khả năng sử dụng tín hiệu cả GPS và GLONASS.


    Hệ thống liên lạc vô tuyến VHF/UHF trên Su-30MKK có phạm vi hoạt động vượt quá 400km, mã hóa HF có phạm vi hoạt động tới 1500km.


    Su-30MKK được trang bị 2 động cơ phản lực AL-31F cung cấp lực đẩy 123kN/chiếc có đốt lần 2. Hệ thống động cơ này cung cấp tốc độ tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh (2.100km/h), tầm bay đạt 3.000km, trần bay 17,3km, vận tốc lên cao 305m/s.


    Vũ khí tấn công mạnh mẽ

    Về hệ thống điện tử, Su-30MKK có thể có sự khác biệt so với các mẫu Su-30MK khác mà Nga xuất khẩu cho nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung về hệ thống vũ khí mang trên máy bay không có sự khác biệt lớn.


    Su-30MKK thiết kế với một khẩu pháo 1 nòng cỡ 30mm GSh-301 trong thân với 150 viên đạn dùng cho không chiến tầm cực gần. Trên thân và cánh bố trí 12 giá treo mang tổng cộng 8 tấn vũ khí, chủ yếu dùng cho nhiệm vụ tấn công mục tiêu trên không và mặt đất.


    Trong nhiệm vụ không đối không, Su-30MKK mang được 6 tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar chủ động R-77 (tầm bắn 40-80km) và 4 tên lửa đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại R-73E (tầm bắn 20km).

    [​IMG]
    Tên lửa không đối đất Kh-29T treo trên cánh Su-30MKK.​
    Đối với nhiệm vụ tấn công mặt đất, Su-30MKK mang được tên lửa không đối đất lắp đầu tự dẫn quang – truyền hình Kh-29T (tầm bắn 10km), Kh-59ME (tầm bắn 114km) và bom có điều khiển KAB-500/1500Kr, bom thông thường, rocket.


    Để thực hiện vai trò chế áp hệ thống phòng không đối phương, máy bay mang được 2 tên lửa chống radar Kh-31P (tầm bắn 110km), 2 tên lửa không đối đất Kh-29T và 4 tên lửa không đối không R-73E.


    Tốc độ cao, phạm vi hoạt động rộng, tải trọng vũ khí lớn, Su-30MKK nói riêng và gia đình Su-30 nói chung là một đối thủ đáng gờm cho bất kỳ loại tiêm kích nào.


    Mặc dù Trung Quốc đã ngưng mua Su-30MKK của Nga và đang sao chép thành J-16 nhưng đây vẫn là loại tiêm kích chủ chốt của không quân nước này. Các chuyên gia quân sự thế giới đánh giá rất cao loại tiêm kích đánh chặn hạng nặng này.


    J-10 là một ẩn số, J-11B/BS còn khó kiểm chứng hơn... khiến năng lực tác chiến đối không của Trung Quốc dựa vào phi đội Su-30MKK này. Đặc biệt, số lượng tiêm kích này được bố trí hoạt động gần khu vực Hoàng Hải, được xem là đối thủ đáng gờm của các tiêm kích F-15J của Không quân Nhật Bản.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Lộ thông số siêu tăng Type 99A2 của Trung Quốc

    (Kienthuc.net.vn) - Siêu tăng Type 99A2 của Trung Quốc được thử nghiệm trang bị pháo tăng cỡ 140mm có thể bắn đạn xuyên giáp sabot trang bị đầu xuyên Uranium.

    Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn trang mạng Bình luận Quân sự Nga, 5 năm gần đây Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo xe tăng kiểu mới Type 99A2 trên nền tảng Type 99. Năm 2009, đã có một số chiếc Type 99A2 bắt đầu được dùng thử nghiệm trong Quân đội Trung Quốc. Hiện nay dự án này đã đi tới bước cuối cùng trong giai đoạn thử nghiệm.
    Theo các chuyên gia quân sự, thiết kế Type 99A2 khác hẳn với nền tảng Type 99. Theo đó, phần phía trước thân của Type 99A2 và tháp pháo được thiết kế với lớp giáp phòng vệ mạnh hơn, mật độ lượng thép phòng vệ tương đối cao, có thể chống chịu hiệu quả các đòn tấn công từ xe tăng Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngoài giáp bị động, xe tăng Type 99A2 còn được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động kiểu mới.
    [​IMG]
    Hình ảnh loại xe tăng "lạ" được cho chính là Type 99A2 của Trung Quốc trên một đoàn tàu quân sự.

    Về mặt hỏa lực, Type 99A2 trang bị pháo cỡ nòng 140mm bắn được nhiều loại đạn có thể chọc thủng lớp thép bọc phía trước của xe tăng hiện đại, thậm chí là cả giáp trước xe tăng hiện đại nhất Lục quân mỹ M1A2.
    Thậm chí, theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã chế tạo thành công đạn xuyên giáp sabot với đầu xuyên bằng Uranium không thua kém sản phẩm của Mỹ. Và có báo cáo cho rằng, loại đạn này đã được bắn thử nghiệm trên pháo cỡ nòng 140 mm. Ngoài ra, pháo 140mm này có thể bắn đạn tên lửa chống tăng dẫn đường bằng lade nhập khẩu từ Nga.
    Nhưng là do công nghệ của loại pháo mới 140mm này vẫn không phải là hoàn hảo. Vì vậy vũ khí chủ yếu của xe tăng Type 99A2 có thể vẫn là pháo nòng trơn 125mm sao chép công nghệ Liên Xô (Nga) và có thể kết hợp với hệ thống nạp đạn tự động. Hoàn Cầu nhận định, đối đầu với xe tăng tiên tiến của châu Âu và Mỹ thì pháo 125mm không phải là lựa chọn tốt.
    Vũ khí phụ trên Type 99A2 sẽ gồm đại liên phòng không QJG02 cỡ 14,5mm có uy lực mạnh hơn so với đại liên QJC88 12,7mm dùng trên Type 99, súng máy 7,62mm.
    Hệ thống điều khiển hỏa lực của Type 99A2 cũng được cải thiện. Theo đó, hệ thống này gồm các thành phần: máy đo xa lade; thiết bị quan sát nhiệt ảnh (có tầm hoạt động hiệu quả là 7-9km, tuổi thọ 4.000 giờ); máy tính đường đạn; các bộ cảm biến (thiết bị cảm biến theo dõi điều kiện khí hậu và độ cong của nòng pháo); hệ thống theo dõi mục tiêu tự động. Trên tháp pháo được gắn thiết bị quan sát màu.
    Ngoài ra, nhiều khả năng Type 99A2 có thể trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ và trong tương lai là cả hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc. Nó sẽ giúp không chỉ có thể nâng cao độ chính xác trong việc xác định vị trí của xe tăng đối phương, mà còn có thể nâng cao tính chính xác của đội ngũ lái tăng trên chiến trường.
    [​IMG]
    Type 99A2 được cải tiến mạnh về hệ thống điều khiển hỏa lực, giáp bảo vệ, động cơ.

    Về thiết kế trang bị hệ thống động lực xe tăng, các chuyên gia cho rằng động cơ Type 99A2 phân phối theo chiều dọc chiếm không gian tương đối lớn, hạn chế khả năng nâng cấp của nó.
    Về kiểu loại động cơ, Type 99A2 có thể sử dụng động cơ công suất lớn hơn dựa trên động cơ 150HB 1.200 mã lực trang bị trên Type 99 và có thể đạt tới mức tương đương động cơ MTU MT883 1.500 mã lực của Đức.
    Theo Hoàn Cầu, động cơ diesel kiểu mới đã được thử nghiệm trên xe tăng Type 98 cho thấy tốc độ trên đường quốc lộ đạt 80km/h, tốc độ trên đường có chướng ngại vật đạt 60km/h. Ngoài ra, hệ thống thanh lọc không khí động cơ xe tăng Type 99A2 sử dụng bộ lọc đôi, tương đối giống với xe tăng M1A2 của Mỹ.

    Trung Quốc trang bị trực thăng tấn công WZ-10

    07/06/2013 - Phunutoday
    Trung Quốc trang bị trực thăng tấn công WZ-10. Trung Quốc cũng đang có kế hoạch hợp tác với Nga trong lĩnh vực chế tạo máy bay trực thăng hạng nặng. Theo đánh giá, đây sẽ là loại máy bay trực thăng chiến đấu hạng nặng, tuy hiệu quả chiến đấu của nó không bằng Mi-26 nhưng sẽ hơn hẳn Mi-17.



    - Hiện nay, lực lượng không quân của lục quân Trung Quốc đã được trang bị 60 máy bay trực thăng tấn công hạng trung WZ-10, đó là nội dung bài phân tích về tình hình phát triển hiện nay và trong tương lai của không quân Trung Quốc, được đăng trên mạng Bình luận quân sự của Nga, trong đó đặc biệt đề cập tới tình hình trang bị máy bay trực thăng tấn công WZ-10 của quân đội Trung Quốc.

    [​IMG]Trung Quốc đã được trang bị 60 máy bay trực thăng tấn công hạng trung WZ-10 cho lực lượng không quân của lục quânBài phân tích này tiết lộ, máy bay trực thăng WZ-10 được nghiên cứu chế tạo vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, do Phòng nghiên cứu và thiết kế máy bay trực thăng Trung Quốc và Công ty công nghiệp hàng không Xương Hà, thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc chế tạo.
    Tháng 4/2003, WZ-10 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm lần đầu tiên, đến năm 2009 lô máy bay WZ-10 đầu tiên được bàn giao cho quân đội Trung Quốc sử dụng. Với công suất của động cơ là 1340 mã lực, được cho là có sự giúp đỡ kỹ thuật từ Ukraine và Nga.
    Hiện nay, lực lượng không quân của lục quân Trung Quốc đã được trang bị 60 máy bay trực thăng tấn công hạng trung WZ-10 và loại máy bay này đã trở thành máy bay trực thăng tấn công chủ lực của lực lượng không quân của lục quân Trung Quốc. Sau khi được đưa vào biên chế, WZ-10 dần dần sẽ thay thế cho các loại máy bay đã cũ như WZ-9 và Z-11. Theo các chuyên gia phân tích, hiện nay lực lượng không quân của lục quân Trung Quốc được trang bị khoảng 70 – 80 máy bay WZ-9 và Z-11.
    [​IMG]Máy bay WZ-10 của Trung Quốc được cho là do Nga thiết kếTuy nhiên, nhiều người đánh giá, WZ-10 của Trung Quốc không phải hoàn toàn do họ tự thiết kế. Theo thiết kế trưởng của Văn phòng thiết kế trực thăng Kamov của Nga, ông Sergey Mikheev nói rằng, trong năm 1995, Kamov đang phát triển một thiết kế sơ bộ về loại trực thăng tấn công nặng 6 tấn theo đơn đặt hàng từ Chính phủ Trung Quốc, nhưng tất cả các thông tin về chương trình hợp tác này đều được cả 2 bên giữ bí mật cho đến nay.
    Hiện, nhiều loại máy bay trực thăng trong biên chế của quân đội Trung Quốc được mua từ Nga như Mi-17, Ka-27, Ka-32. Ngoài ra, còn một số máy bay trực thăng do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, một số khác do Trung Quốc hợp tác với các công ty máy bay trực thăng của châu Âu để sản hợp tác.
    Trung Quốc cũng đang có kế hoạch hợp tác với Nga trong lĩnh vực chế tạo máy bay trực thăng hạng nặng. Theo đánh giá, đây sẽ là loại máy bay trực thăng chiến đấu hạng nặng, tuy hiệu quả chiến đấu của nó không bằng Mi-26 nhưng sẽ hơn hẳn Mi-17.

    • Gia Nghĩa(Theo Xinhuanet)
    (GDVN) - Theo Bành Kiến Vũ, trực thăng WZ-10 Trung Quốc đã trang bị hoàn toàn động cơ nội, động cơ tiên tiến hơn cũng đang được chế tạo.

    [​IMG]
    Máy bay trực thăng vũ trang WZ-10 Trung Quốc Theo tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc, trong thời gian kỳ họp “Lưỡng hội” năm 2013, đại biểu giới hàng không đã tích cực phát biểu ý kiến. Khi trả lời phỏng vấn ngày 7/3, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp hàng không Nam Phương – Công nghiệp hàng không Trung Quốc, Bành Kiến Vũ cho biết, Trung Quốc muốn nên phải xây dựng quốc phòng mạnh, trong khi đó xây dựng quân đội mạnh không thể thiếu vũ khí trang bị hàng không tiên tiến.
    Từ đầu thế kỷ mới, theo sự bố trí chiến lược của Trung ương Trung Quốc, ngành hàng không Trung Quốc đã đẩy nhanh cải cách thị trường hóa đã tạo ra bước nhảy vọt từ “theo không kịp” đến “đuổi gần kịp” về vũ khí trang bị hàng không.
    Theo Bành Kiến Vũ, Tập đoàn công nghiệp hàng không Nam Phương đang thúc đẩy chiến lược nguồn nhân lực, tích cực sáng tạo con đường phát triển mới và nâng cao trình độ thông tin hóa…, tìm cách trở thành nhà cung ứng động cơ hàng không cỡ vừa và nhỏ “hàng đầu thế giới”.
    Bành Kiến Vũ còn nhắc đến máy bay trực thăng vũ trang chuyên dụng WZ-10 được trưng bày công khai và bay biểu diễn tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2012. Ông này cho biết, động cơ trục tua-bin (turboshaft) sử dụng cho máy bay WZ-10 đã được nội địa hóa hoàn toàn, có bản quyền sở hữu trí tuệ, ngoài ra động cơ tiên tiến hơn cũng đang được nghiên cứu phát triển. Nhưng ông Bành hoàn toàn không tiết lộ thông tin chi tiết về động cơ kiểu mới này.
    [​IMG]
    Động cơ công suất lớn lớp 5.000 kW do Trung Quốc chế tạo
    Trung Quốc đưa siêu hạm Type 052D đầu tiên xuống Biển Đông

    Thời báo Hoàn Cầu đăng tải một vài bức ảnh cho thấy siêu hạm tên lửa Type 052D đầu tiên dường như đã hoàn thiện công việc chế tạo.

    [​IMG]Theo Hoàn Cầu, gần đây trên các trang mạng đã đăng tải những bức ảnh về sự tiến triển mới nhất của một tàu khu trục Type 052D tại nhà máy đóng tàu Thượng Hải. Có thể thấy, tàu này đã hoàn thành việc quét sơn của thân tàu, giàn giáo cũng đã bắt đầu được tháo dỡ. Có phân tích cho rằng, điều này cho thấy tàu khu trục Type 052D đầu tiên đã hoàn thành việc chế tạo, sẵn sàng bắt đầu thử nghiệm trên biển và không lâu nữa sẽ bàn giao cho Hải quân Trung Quốc sử dụng.
    [​IMG]Tàu khu trục tên lửa Type 052D được phát triển dựa trên nền tảng lớp Type 052C Lan Châu. Đây được xem là siêu hạm mạnh nhất Hải quân Trung Quốc với đặc tính kỹ thuật vượt trội trong hệ thống điện tử và vũ khí so với Type 052C.
    [​IMG]Type 052D còn được gọi với cái tên là “tàu khu trục Aegis của Trung Quốc” do nó có nét tương đồng trong kiểu dáng, cách bố trí hệ thống radar giống với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ. Trong ảnh là pháo hạm 130mm của Type 052D.
    [​IMG]Theo một số nguồn tin, Type 052D thiết kế với hệ thống ống phóng thẳng đứng GJB 5860-2006 (64 ống) tương tự hệ thống Mk41 của Mỹ cho phép chứa và bắn tên lửa phòng không tầm xa HQ-9B và tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa HN-2
    [​IMG]Khung anten radar mạng pha điện tử chủ động (AESA) đặt ở trên tháp chỉ huy – bố trí giống với tàu chiến trang bị hệ thống Aegis của Mỹ. Theo một số nguồn tin, loại radar này được nâng cấp từ Type 348 trang bị trên lớp Type 052C.
    [​IMG]Ngoài hệ thống phóng thẳng đứng, Type 052D sẽ trang bị pháo hạm 130mm ở trước boong tàu có tầm bắn gần 30km và tổ hợp pháo phòng không cao tốc Type 730 nằm sau hệ thống phóng thẳng đứng.
    [​IMG]Theo đánh giá của Hải quân Mỹ, với hệ thống tàu khu trục Type 052D Trung Quốc đang cố gắng để hoàn thiện đội tàu khu trục tấn công và phòng thủ toàn diện. (Trong ảnh là ảnh đồ họa vi tính 3 tàu Type 052D mà cư dân mạng Trung Quốc vẽ).
    [​IMG]Quan trọng hơn cả, đội tàu khu trục này sẽ là những vệ tinh xung quanh hạt nhân tàu sân bay. Hình thành nên cụm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Đây là một bước đi quan trọng để hiện thực hóa tham vọng hướng ra biển lớn mà Trung Quốc ấp ủ bấy lâu nay.
    [​IMG]Các nước trong khu vực, kể cả Mỹ có nhiều lý do để lo lắng từ sự xuất hiện của các hệ thống vũ khí này. Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng trở nên cứng rắn hơn trong các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, sự xuất hiện của tàu khu trục Type-052D sẽ cho phép Trung Quốc có thêm công cụ để đòi hỏi những yêu sách của mình. Trung Quốc sẽ không dừng lại cho đến khi đạt được mục đích của mình.
    [​IMG]Dù Trung Quốc luôn nói tới hòa bình và ổn định trên biển Đông, tuy nhiên với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các hệ thống vũ khí tác chiến biển thế hệ mới, tình hình an ninh tại biển Đông và cả khu vực châu Á đã, đang và sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. (Tổng hợp KT, ĐVO)

    Hải quân TQ 'thêm nanh vuốt' với 24 tiêm kích J-16

    Theo Want China Times, Không quân Hải quân Trung Quốc đã đưa vào sử dụng 24 chiến đấu cơ J-16.

    Dựa trên những hình ảnh xuất hiện không chính thức trên các trang mạng quân sự Trung Quốc, các chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá rằng, lực lượng Không quân Hải quân Trung Quốc đã nhận được 24 máy bay chiến đấu đa năng J-16 từ tổng công ty máy bay Thẩm Dương.
    Trang Chiến lược (Strategy Page) của Mỹ, dựa trên những nhận định từ thông tin đăng tải từ các trang tin quân sự Trung Quốc nói rằng, trong năm 1999, Nga và Trung Quốc đã làm v iệc cùng nhau để nâng cấp biến thể máy bay chiến đấu 2 người ngồi Su-30MKK lên thành Su-30MK2. Cùng thời điểm đó, quân đội Trung Quốc bắt đầu nhận được gần 100 chiếc Su-30MK2 trực tiếp từ Nga để trang bị cho không quân và hải quân của họ.
    Su-30MK2 là một tiêm kích đa năng, có trọng lượng 34 tấn, có vai trò tương tự như loại máy bay tấn công F-15E Strike Eagle trong Không quân Mỹ. Hiện nay, Không quân Hải quân Trung Quốc đang hoạt động 24 chiếc Su-30MK2. Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, máy bay có thể được sử dụng trong các trường hợp xảy ra tranh chấp trên Biển Đông.
    [​IMG]
    Một hình ảnh mới nhất về tiêm kích J-16, bản sao chép từ chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 của Nga
    Sử dụng Su-30MK2 là một kế hoạch đã được tính toán từ đầu của Trung Quốc, dựa trên thiết kế của loại máy bay này, Trung Quốc sẽ sản xuất ra phiên bản “nhái” cho riêng họ và đặt tên là J-16.
    Theo Strategy Page, J-16 là một trong nhiều ví dụ về truyền thống “ăn cắp” công nghệ quân sự Nga của Trung Quốc. Tiêm kích đánh chặn hạng nặng Su-27 của Nga cũng đã bị Trung Quốc sao chép thành máy bay J-11 cho họ.
    Trước đó, thông tin đầu tiên về “bản sao” Su-20MK2 của Nga được Trung Quốc thực hiện thành công, đã được táp chí quân sự châu Á Kanwa Defense Review của Hongkong tiết lộ hồi tháng 11/2011.
    Khi đó, Kanwa nói rằng, Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAN) rất hài lòng với tính năng chiến đấu của máy bay Su-30MK2. "Quân đội đã yêu cầu nhà máy sản xuất máy bay ở Thẩm Dương sao chép lại Su-30MK2 và yêu cầu tăng cường khả năng chống hạm của máy bay này bằng các tên lửa do Trung Quốc sản xuất. Phần khung của J-16 về cơ bản kế thừa mẫu J-11BS".
    [​IMG]
    Trung Quốc sẽ tiếp tục sản xuất hàng loạt J-16 để tăng cường khả năng chiến đấu cho Không quân Hải quân của họ.
    Kanwa tiết lộ, lô đầu tiên gồm 24 chiến đấu cơ J-16 đã được sản xuất xong từ năm 2011. Kể từ năm 2010, Hải quân Trung Quốc bắt đầu nhận được lô máy bay đầu tiên của máy bay chiến đấu đa năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết J-10A, do đó, trình độ công nghệ tổng thể của Hải quân Trung Quốc được tăng lên đáng kể.
    Ít lâu sau, tháng 1/2012, Kanwa tiếp tục tiết lộ một hình ảnh đầu tiên của một máy bay J-16 được sơn màu truyền thống của Hải quân Trung Quốc. Chiếc máy bay bị chụp hình khi xuất hiện trong sân bay của nhà máy sản xuất máy bay Thẩm Dương. Ban đầu, các phương tiện truyền thông phương Tây và Khánh Hòa cho rằng đó là máy bay J-11BS của Hải quân Trung Quốc.
    Khác với các biến thể trên biển của máy bay JH-7, thân máy bay J-16 rộng hơn. Ngoài khả năng mang tên lửa hành trình chống tàu YJ8-3, J-16 còn có thể mang tên lửa hành trình chống tàu loại lớn hơn là YJ-62.
    YJ-83 là loại tên lửa hành trình chống tàu siêu âm, đạt tốc độ cực đại Mach 2, tầm bắn xa từ 120 - 255 km (có nguồn tin nói > 255 km với biến thể phóng trên không), trang bị đầu đạn thông thường nặng 165 kg. Tên lửa được dẫn đường bằng đầu dò radar và hồng ngoại. YJ-83 khi bay tới gần mục tiêu, tên lửa có thể hạ độ cao xuống 5 m so với mặt biển để vượt qua các hệ thống phòng thủ của đối phương.
    Trong khi đó, YJ-62 cũng là một tên lửa chống tàu, nhưng có tầm bắn xa hơn, tới 400 km hoặc hơn. Tên lửa trang bị đầu đạn uy lực, nặng tới 300 kg. Tuy nhiên, điểm yếu của nó là chỉ đạt tốc độ bay cận âm (Mach 0.9). Do vậy, YJ-62 chỉ có khả năng tác chiến xa hơn nhưng hiệu quả không được đánh giá cao.
    Theo tạp chí Kanwa, trong vài năm tới, nhà máy Thẩm Dương sẽ nhận được tất cả các đơn đặt hàng để sản xuất các máy bay với số lượng lớn, bao gồm cả J-15, J-16, J-11BS và J-11B.

    Thu phương
    Theo Infonet


    Mỹ báo động về tàu ngầm Trung Quốc

    26/07/2013 15:10
    (TNO) Trong năm 2014, hải quân Trung Quốc dự kiến triển khai tuần tra biển bằng lớp tàu ngầm tên lửa hạt nhân chiến lược mới, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ, theo nhận định của các quan chức quốc phòng nước này.

    "Chúng tôi dự đoán các cuộc tuần tra tác chiến bằng tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân mới của Trung Quốc sẽ được triển khai trong năm tới, 2014", tờ Washington Free Beacon dẫn lời một quan chức tình báo Mỹ cho biết.
    Tăng cường tàu ngầm chiến lược và tên lửa đạn đạo
    Lực lượng tàu ngầm tên lửa chiến lược của Trung Quốc hiện nay bao gồm 3 chiếc Type 094 (lớp Tấn), với 12 ống phóng tên lửa được trang bị cho mỗi chiếc. Theo Lầu Năm Góc, đây là loại tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2.
    Nếu các cuộc tuần tra được thực hiện trong năm 2014, thì đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai tàu ngầm tên lửa hạt nhân hoạt động ở các vùng biển xa, mặc dù từ cuối những năm 1980, nước này đã sở hữu một lực lượng tàu ngầm tên lửa nhỏ.
    Hồi tháng 8 năm ngoái, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc thử nghiệm hiếm hoi loại tên lửa mang nhiều đầu đạn JL-2 trên vùng biển Bột Hải, gần bờ biển đông bắc Trung Quốc, theo tờ Washington Free Beacon.
    Theo các quan chức quốc phòng Mỹ, JL-2 là một trong 4 loại tên lửa tầm xa mới trong kho vũ khí hạt nhân chiến lược đang phát triển của Trung Quốc, và có khả năng đặt ra mối đe dọa "tấn công phủ đầu tiềm năng" bằng tên lửa hạt nhân với Mỹ.
    Trung tâm Tình báo không gian và vũ trụ thuộc Không quân Mỹ (NASIC) hồi đầu tháng này đã công bố một báo cáo về các mối đe dọa tên lửa, và xác định JL-2 là loại vũ khí lần đầu tiên cho phép tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân (SSBN) của Trung Quốc có khả năng tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
    Năng lực răn đe hạt nhân trên biển đầu tiên của Trung Quốc
    Báo cáo thường niên mới nhất của Lầu Năm Góc về sự phát triển quân sự của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh từ lâu đã đặt ưu tiên cao cho việc xây dựng lực lượng tàu ngầm chiến lược.
    Theo đó, ngoài 3 chiếc Type 094 đang triển khai, Trung Quốc sẽ bổ sung thêm ít nhất là 2 tàu ngầm nữa trước khi triển khai loại tàu ngầm tên lửa thế hệ mới Type 096 (lớp Đường).
    Đây cũng là lần đầu tiên Lầu Năm Góc tiết lộ sự tồn tại của loại tàu ngầm tên lửa chiến lược thế hệ kế tiếp này.
    "Tàu ngầm lớp Tấn và tên lửa JL-2 sẽ cung cấp cho hải quân Trung Quốc sức mạnh răn đe hạt nhân đáng tin cậy trên biển đầu tiên", báo cáo của Lầu Năm Góc nhận định.
    [​IMG]
    Một chiếc tàu ngầm của Trung Quốc - Ảnh: AFP
    Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, đô đốc Jonathan Greenert hồi tháng 5 đã phát biểu trước Quốc hội Mỹ rằng ông không lo lắng về sự tăng cường lực lượng của hải quân Trung Quốc, kể cả các tàu ngầm tên lửa mới, nhưng đó là sự phát triển cần được theo dõi sát sao.
    Trong cuộc điều trần trước Tiểu ban Ngân sách quốc phòng Hạ viện, đô đốc Greenert cho rằng khu vực dưới đáy biển vẫn là lãnh địa riêng khẳng định quyền lực của Mỹ và hải quân Trung Quốc vẫn chưa thể xâm phạm cho dù nước này hiện đang triển khai đến 55 tàu ngầm chạy bằng diesel và hạt nhân.
    "Tôi chỉ nói là tôi đang thận trọng. Tôi ghét phải nói rằng tôi đang lo lắng, bởi vì tôi không nhất thiết phải lo lắng. Chỉ là rất thận trọng, và chúng ta cần phải chú ý, hiểu được ý định của họ và thách thức họ về ý định đó", ông nói.
    David Helvey, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách khu vực Đông Á, đã nói với các phóng viên hồi tháng 5 rằng Trung Quốc hiện đang đầu tư mạnh vào các chương trình chiến tranh dưới đáy biển và tàu ngầm.
    “Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn chưa tiến hành cuộc thử nghiệm hỏa lực dưới nước nào cho loại tên lửa phóng từ tàu ngầm”, ông David Helvey nói.
    Ngoài ra, một báo cáo năm 2008 của Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung còn ghi nhận có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang có kế hoạch triển khai tên lửa chống vệ tinh trên tàu ngầm.
    Hệ quả từ chương trình cắt giảm vũ khí hạt nhân của Mỹ?
    Theo nhận định của Mark Stokes, nhà phân tích các vấn đề quân sự Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu Dự án 2049 (Mỹ) thì việc Trung Quốc triển khai tuần tra bằng tàu ngầm tên lửa đạn đạo trong năm tới là không có gì đáng ngạc nhiên.
    "Điều quan trọng nhất là lực lượng nào chịu trách nhiệm kiểm soát, lưu trữ, và đảm bảo tình trạng sẵn sàng của các đầu đạn hạt nhân có khả năng sẽ kết hợp với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm trong nhiệm vụ tuần tra", Stokes nói.
    Từ trước tới nay, Trung Quốc luôn giữ bí mật thông tin về các lực lượng hạt nhân của mình, như số lượng triển khai, cách thức kiểm soát và lưu trữ, vì lo ngại các cuộc thảo luận công khai sẽ làm suy yếu giá trị khả năng răn đe của mình.
    Ngoài ra, ông Stokes còn cho biết Quân ủy Trung ương Trung Quốc có truyền thống giao phó cho Lực lượng pháo binh số 2 trách nhiệm kiểm soát tập trung toàn bộ vũ khí hạt nhân, song hiện tại hải quân Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng của riêng mình để lưu trữ và xử lý đầu đạn hạt nhân.
    Richard Fisher, chuyên gia về các vấn đề quân sự Trung Quốc thuộc Trung tâm đánh giá chiến lược quốc tế, cho biết, việc triển khai tuần tra bằng tàu ngầm tên lửa là nhằm thực hiện tham vọng của các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ thời Chủ tịch Mao Trạch Đông trong những năm 1960.
    Ông cho biết 3 chiếc SSBN của Trung Quốc không phải là đối thủ so với 14 chiếc của hải quân Mỹ, nhưng giả định JL-2 có tầm bắn vào khoảng 8.000 km, tương đương với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong DF-31, thì các tàu ngầm Type 094 từ Hoàng Hải có thể khống chế các căn cứ phòng thủ tên lửa và phòng không trọng yếu ở Alaska.
    Hơn nữa, nếu hoạt động ở bờ biển phía đông của CHDCND Triều Tiên, nó có thể tấn công căn cứ tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân của hải quân Mỹ trên đảo Kitsap thuộc tiểu bang Washington.
    Ngoài ra, Fisher còn cảnh báo kế hoạch cắt giảm lực lượng hạt nhân của chính quyền Obama có thể làm gia tăng nguy cơ một cuộc tấn công phủ đầu trong tương lai của Trung Quốc.
    Trong khi Trung Quốc không minh bạch về chương trình vũ khí hạt nhân hiện tại và tương lai của họ, thì quyết định tiếp tục cắt giảm hạt nhân của chính quyền Obama là hơi vội vàng và không phải là lựa chọn tối ưu, vì nó có thể đe dọa đến sức mạnh của bộ tam quyền lực hạt nhân của Mỹ bao gồm các lực lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân và máy bay ném bom, Fisher cho biết.
    Thomas M. Skypek, nhà phân tích an ninh quốc gia, trong một bài báo năm 2010 đã nhận định rằng, Trung Quốc trong 10 năm tới có thể xây dựng các lực lượng tên lửa chiến lược đa dạng hơn, từ lực lượng khiêm tốn 4 tàu ngầm Type 094 trở thành lực lượng hùng mạnh hơn với 2 chiếc Type 094 và đến 8 chiếc Type 096, mỗi chiếc trang bị 24 tên lửa JL-3 mang nhiều đầu đạn.
    Trong tiến trình phát triển năng lực răn đe hạt nhân đáng tin cậy trên biển của mình, Bắc Kinh sẽ xem xét đến việc triển khai loại tàu ngầm có khả năng tàng hình mạnh hơn, cùng với số lượng lớn tên lửa đạn đạo chứa nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập (MIRV), sẽ tạo thành năng lực mạnh hơn hẳn các SSBN và SLBM thuộc thế hệ đầu tiên và thứ hai, Skypek cho biết.
    Mặc dù quân đội Trung Quốc có vấn đề với tàu ngầm Type 094 và tên lửa JL-2. Tuy nhiên, Skypek nói thêm, hải quân Trung Quốc hiện đang ở trong “một quỹ đạo cho thấy Trung Quốc sẽ vươn lên đỉnh cao với bước nhảy vọt đáng kể về năng lực và sẽ sớm triển khai năng lực răn đe hạt nhân đáng tin cậy trên biển".
    "Một khi hoạt động phối hợp trơn tru, các hạm đội SSBN của Trung Quốc, ngay cả với một số lượng tàu khiêm tốn, sẽ tăng cường năng lực tấn công cũng như nâng cao vị thế răn đe chiến lược của Bắc Kinh thông qua việc gia tăng phạm vi hoạt động, tính cơ động, khả năng tàng hình, tồn tại, xâm nhập và sát thương", Skypek nói.
    Đối phó chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Á
    Hiện nay, chính quyền Obama đã xoay "trục" sang châu Á bằng cách tập trung các lực lượng quân sự của Mỹ trong khu vực và tăng cường tập trận với các nước đồng minh và đối tác ở châu Á.
    Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter hồi tháng 4 đã tuyên bố hải quân nước này sẽ triển khai một tàu ngầm tấn công hạt nhân thứ tư đến đảo Guam vào năm 2015.
    Trong khi đó, Thiếu tướng Diêu Vân Trúc, thuộc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc hồi tháng 5 đã ám chỉ nỗ lực tăng cường phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Á sẽ dẫn đến sự tăng cường kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc.
    "Sự phát triển hiện nay, đặc biệt là việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Á là rất đáng lo ngại đối với Trung Quốc và tác động đến sự tính toán về kho vũ khí hạt nhân và chiến lược của Trung Quốc", bà Diêu Vân Trúc cho biết.
    Tờ Wall Street Journal hồi tháng 5 đã trích dẫn nhận định của các chuyên gia Trung Quốc cho rằng các động thái quân sự của Mỹ ở châu Á khó lòng ảnh hưởng đến sự tăng cường lực lượng hạt nhân của Trung Quốc, bao gồm cả việc triển khai tuần tra bằng tàu ngầm tên lửa vào năm 2014.
    Tuy nhiên, số lượng đầu đạn hạt nhân và tên lửa chiến lược có thể được "điều chỉnh" dựa trên các kế hoạch quân sự của Mỹ ở châu Á.​
  3. Su-30MKK

    Su-30MKK Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/08/2013
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Khu trục hạm Type 052C của Hải quân Trung Quốc


    http://nghiadx.blogspot.com/2012/02/khu-truc-ham-type-052c-cua-hai-quan.html#.UhHK-j9my2o
    Tháng 5 năm 2003, tạp chí Jane's Defense Weekly đã giới thiệu tầu khu trục kiểu mới của Trung quốc Type 052C (Luyang-II class), được nhiều thông tin nhắc đến như một sản phẩm mang nhiều bản copy công nghệ không có bản quyền của nước ngoai.


    Cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng, Type 052C là sản phẩm thật sự của công nghiệp đóng tầu hiện đại Trung Quốc phát triển với đặc điểm là có hệ thống phòng không rất mạnh. Tầu khu trục được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng và radar anten mạng pha, tên lửa phòng không HQ-9 với tầm bắn rất xa. Hải quân Trung Quốc dự kiến sẽ đóng nhiều tầu có hệ thống phòng không cực mạnh và có lượng giãn nước lớn. Sự xuất hiện của Type 052C đã làm giảm đi đáng kể ưu thế Không Hải của lực lượng quân đội Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương và Vịnh Thái Lan.

    Từ cuối những năm 1960, trên thế giới đã có xu hướng phát triển các tên lửa chống tầu có tầm bắn xa, tốc độ cao và trần bay thấp. Điều đó buộc các nhà đóng tầu quân sự phải tiến hành triển khai nghiên cứu thiết kế các chiến hạm có khả năng phòng ngự đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa chống tầu với số lượng lớn trong đội hình hải chiến.

    Từ đó, xuất hiện những tầu chiến được trang bị các ống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng, cho phép trong 1 thời gian ngắn có thể phóng các tên lửa phòng không đánh chặn tên lửa chống tầu có số lượng lớn, đồng thời sử dụng các radar tìm kiếm, bám dính và bắt mục tiêu dạng anten mạng pha, các radar dạng mạng pha có khả năng phát hiệt và theo dõi nhiều mục tiêu trên không cùng một lục, đồng thời có thể đảm bảo tấn công đánh chặn cả máy bay chiến đấu và tên lửa chống tầu. Từ đó, các hệ thống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng đặt dưới sàn và khoang tầu đang làm một cuộc cách mạng trong công nghệ đóng tầu quân sự hiện nay.

    [​IMG]
    Khu trục hạm Type 052C​

    Vào những năm 1980, Liên xô và Mỹ đã chế tạo thành công các hệ thống tên lửa phòng không trên biển. Người Mỹ đã chế tạo hệ thống AEGIS với radar anten mạng pha SPY-1 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Мк41. Liên bang Xô viết cũng thiết kế thành công hệ thống tên lửa phòng không Fort-M với hệ thống phóng đạn kiểu ổ xoay sử dụng tên lửa S-300( hệ thống tên lửa có ống phóng đạn kiểu revolve được thế giới biết đến với cái tên russian – revolve. Vào năm 2002, theo thông tin trên mạng Internet Nga, người Trung Quốc đã bỏ 200 triệu USD để có được 2 hệ thống phóng tên lửa Fort-M của Nga nhằm trang bị cho 2 tầu khu trục type -051C.

    Vụ mua bán trên không gây ra tiếng vang ở trên thị trường vũ khí trên thế giới cho đến khi, sau một năm xuất hiện các thông tin về tầu khu trục hiện đại mẫu type 052C và giới truyền thông quân sự phương Tây bắt đầu xôn xao. Năm 2004, một trạng mạng của Mỹ thông báo, người Trung quốc đã copy hệ thống tên lửa S-300, và hệ thống điều khiển tên lửa thì copy từ hệ thống điều khiển tên lửa đánh chặn Patriot-2. Đồng thời, một trang web của châu Âu cũng đưa tin, hệ thống radar của Trung Quốc có an ten giống hệt như hệ thống ăn ten của Mỹ SPY-1.Như vậy, Phương Tây đang cố gắng tưởng tượng thiết kế của tầu khu trục type 052C là sản phẩm của quá trình lắp ghép các bản copy công nghệ phi bản quyền của các cường quốc công nghệ quân sự nước ngoài.

    Nhưng cùng với những công bố trên mạng và điều tra thực tế, các chuyên gia quân sự châu Âu đã phát hiện ra rằng, cấu tạo thiết kế của hệ thống ống phóng tên lửa Trung Quốc không phải là hệ thống phóng tên lửa revolve của Nga, người Trung Quốc đã lắp các ống chứa đạn tên lửa và đồng thời là ống phóng đạn tên lửa lên tầu. Mỗi thùng chứa là một ống phóng đạn. Hệ thống Fort-M của Nga chỉ có 1 cửa phóng, trống chứa đạn tên lửa quay quanh trục và đưa tên lửa đến ống phóng (tương tự như hệ thống nạp đạn của xe thiết giáp BMP-1. Đồng thời cũng thấy rằng, hệ thống an ten mạng pha của Trung Quốc là hệ thống phát xạ tích cực, chứ không hấp thụ sóng radar thụ động như của Spy-1 của Mỹ.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa​

    Từ những quan sát và nhận định đã nêu, các chuyên gia quân sự phương Tây đã cho rằng, Trung Quốc với mẫu tầu khu trục Type 052C đã bước lên nhóm nước chế tạo tầu chiến cấp II (Nga, Anh và Đức) ,nhưng còn xa mới đạt được cấp I (Mỹ). Trước khi xuất hiện thế hệ tầu khu trục Type 052C, Trung Quốc đứng ở hàng thứ III, tương đương với Ấn Độ. Trên trang web militaryphotos.net giới thiệu hình ảnh mô phỏng của tầu khu trục Type 052C (Luyang-II class), có rất nhiều điểm tương đồng với tầu khu trục Mỹ Arleigh Burke.

    [​IMG]
    Mô hình khu trục hạm Type 052C​
    Hiện nay mới có 2 tầu khu trục lớp 052C được chế tạo, đó là tầu 170 Lanzhou ( Lan Châu), kết thúc vào cuối năm 2002. hạ thủy vào ngày 29.04.2003, được biên chế vào lực lượng Hải quân Trung Quốc vào tháng 7 năm 2004 thuộc hạm đội Nam Hải và tầu 171 Haikou (Hải Khẩu) hạ thủy vào ngày 30.10.2003, biên chế vào lực lượng Hải quân Trung Quốc, thuộc hạm đội Nam Hải vào năm 2005.

    Tầu khu trục lớp type 052C được trang bị hệ thống điện toán điều khiển hỏa lực H/ZBJ-1 – hệ thống tương đương với hệ thống Aegis của Mỹ, hệ thống tự đồng số hóa xử lý, liên kết và truyền dữ liệu thông tin HN-900 (tương tự như hệ thống Link-11), hệ thống thiết bị kết nối vệ tinh truyền thông SNTI-240, radar Type 438 (dải băng tần S-band, tầm phát hiện mục tiêu lên đến – 450 km) với 4 dàn anten mạng pha, phát triển bởi Viện nghiên cứu công nghệ điện tử viễn thông Nam Kinh (Nanjing Research Institute of Electronic Technology) trước đây là Viện nghiên cứu 14.

    Hai radars phát hiện tọa độ mục tiêu trên không Type 571Н-1 Knife Rest, Radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống tầu và pháo hạm МР-331 (Мinheral-МE) xuất xứ từ Nga , radar điều khiển hỏa lực МЗАК Type 347G Rice Lamp (EFR-1), hệ thống tìm kiếm xác định mục tiêu bằng sonar – thủy âm gắn vào thân tầu ГАС SJD8/9 (nâng cấp của hệ thống DUBV-23) và hệ thống tìm kiếm xác định mục tiêu sonar-thủy âm kéo theo tầu ГАС ESS-1 (hoàn thiện từ hệ thống DUBV-43). Hệ thống thiết bị quang điện tử : OFC-3. Hệ thống thiết bị chế áp quang điện tử: 4x18-ống Type 726-4 decoy RL.

    [​IMG]
    Cắt lớp khu trục hạm Type 052C​

    Quote:

    Tính năng kỹ chiến thuật của tầu khu trục

    - Lượng gián nước - 6600 tấn

    - Chiều dài – 153,0 m

    - Chiều rộng lớn nhất– 16,5 m

    - Mức ngấn nước – 6 m

    - Động cơ – 2 trục truyền lực, 2 Động cơ tuốc bin DA80/DN80 (Ucraina, 48600 mã lực.), 2 động cơ điesen Shaanxi (bản copy MTU-20V956 TB92, 8840 mã lực.)

    - Tốc độ – 29 knots

    - Thủy thủ đoàn – 250 người. (bao gồm có. 40 sĩ quan)

    Vũ khí trang bị

    - 2х4 hệ thống phóng tên lửa hành trình chống tầu YJ-62

    - 6х6 (phần mũi tầu) và 2х6 (phần đuôi tầu) Ống phóng tên lửa phòng không HQ-9 (S-300F)

    - Pháo hạm 1х1 100-mm

    - Pháo phòng không 2х7 30-mm МЗАК Type 730

    - Hai bệ phóng ngư lôi 2х3 -324-mm (ngư lôi Yu-7)

    - Ống phóng rocket chống ngầm 2х12 240-mm Loại Type 75

    Ống phóng rôc két chống ngầm 4х18 РБУ

    - Máy bay trực thăng hải quân: 1 Ка-28 hoặc Z-9C trong khoang tầu.

  4. Su-30MKK

    Su-30MKK Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/08/2013
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Báo Trung Quốc: Xe tăng MBT-3000 TQ mạnh hơn T-90S của Nga

    Thứ tư 11/07/2012 06:42
    (GDVN) - Trung Quốc vừa giới thiệu tính năng của xe tăng kiểu mới MBT-3000, được báo Nga cho là tiên tiến hơn xe tăng T-90S của Nga (báo Trung Quốc tự ca ngợi sản phẩm của mình).

    [​IMG]
    Xe tăng MBT-3000 Trung Quốc. Theo báo chí Trung Quốc, mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga ngày 6/7 có bài viết dẫn lời tờ “Thế giới báo” Trung Quốc, giới thiệu về tính năng tiên tiến của xe tăng kiểu mới MBT-3000 của Trung Quốc, cho rằng nó chắc chắn sẽ trở thành ngôi sao của thị trường xe tăng thế giới, sẽ vượt đối thủ cạnh tranh chính là xe tăng T-90S của Nga!?
    Theo báo Nga, bài giới thiệu của Trung Quốc cho biết, mặc dù xe tăng kiểu mới MBT-3000 không khác biệt lớn về ngoại hình so với MBT-2000 trước đây, nhưng rất nhiều hệ thống trên xe đều đã được thay đổi, tính năng tiên tiến hơn.

    MBT-3000 sử dụng động cơ diesel 12 xilanh 150 kiểu mới, công suất 1.200 mã lực, làm cho tốc độ việt dã tối đa của xe tăng (chưa đến 51 tấn) có thể đạt 71 km/giờ, khả năng di chuyển rõ ràng ưu thế hơn xe tăng của phương Tây có động cơ 1.500 mã lực, trọng lượng lớn hơn.
    Phiên bản xuất khẩu MBT-3000 trong tương lai có thể sẽ sử dụng động cơ diesel làm mát bằng nước 1.300 mã lực, trang bị hệ thống dẫn đường quán tính số hóa và hệ thống dẫn đường GPS. Nếu khách hàng cần, còn có thể tăng công suất động cơ lên 1.500 mã lực, đồng thời sản xuất tất cả các bộ cấu kiện của động cơ xe tăng tại Trung Quốc.
    Báo TQ cho rằng, với tốc độ hành tiến 42 km/giờ, xe tăng kiểu mới MBT-3000 của Trung Quốc có hành trình tối đa là 500 km, có thể vượt qua hố nước sâu 4-5 m, vượt hào rộng 2,7 m, trèo sườn dốc 60 độ.

    Nó trang bị 1 khẩu pháo 125 mm, 1 súng máy 7,62 mm, 1 khẩu súng cao xạ 12,7 mm. Cơ số đạn xe tăng là 38 viên, thiết bị chứa đạn tự động sẵn sàng 22 viên.

    Nó sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực kiểu mới “hunter-shooter” (thợ săn-xạ thủ), trang bị tên lửa pháo binh mới, bảo đảm sát thương mục tiêu trong phạm vi 5.000 m.

    [​IMG]
    Xe tăng MBT-3000 Trung Quốc. Thiết bị chứa đạn tự động của xe tăng được cải thiện, sử dụng thước ngắm kiểu mới và thiết bị dẫn tên lửa cùng một modul, đã thực hiện kết hợp thống nhất giữa ngắm và dẫn đường.

    Do mức độ phòng vệ bọc thép của xe tăng được tăng cường rõ rệt, trong đó độ dày bọc thép mặt trước của xe tăng có thể tương đương xe tăng Leopard-2 của Đức.
    Báo Trung Quốc khoe rằng, trong tương lai, triển vọng trên thị trường xuất khẩu của xe tăng MBT-3000 của Trung Quốc rất rộng mở. So sánh cho thấy, về tất cả các tính năng, loại xe tăng kiểu mới này của Trung Quốc đều đã vượt đối thủ chính là xe tăng T-90S của Nga!

    Còn xe tăng cùng loại của phương Tây, mặc dù khả năng tác chiến tương đối mạnh, nhưng giá cả tương đối cao, chi phí sử dụng rất lớn, làm cho rất nhiều các nước đang phát triển cơ bản không thể chịu được, chỉ có xe tăng MBT-3000 "hàng đẹp giá rẻ" là phù hợp với nhu cầu của những nước này.

    [​IMG]
    Xe tăng MBT-2000 do Trung Quốc sản xuất, đã xuất khẩu ra nước ngoài.
    Bí ẩn vụ tăng Type-96 Trung Quốc làm thịt hàng loạt T-72

    Type-96, mẫu xe tăng mới vừa được Trung Quốc trang bị cho cả 7 đại quân khu được cộng đồng mạng nước này tung hô, khoe đã bắn cháy ít nhất 4 xe tăng chủ lực T-72 tại cuộc chiến Sudan. Thực sự, Type-96 Trung Quốc mạnh hơn T-72 đến đâu?

    Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2011, miền nam Sudan trở thành quốc gia độc lập với tên gọi Nam Sudan và thủ đô là Juba để phân biệt với Sudan có thủ đô Khartum.
    Sự thực Sudan đã liên tục nội chiến kể từ năm 1954 khi Anh – Ai cập công nhận quốc gia này độc lập sau hơn một thế kỷ là thuộc địa của họ. Kể từ đó, giữa hai miền Nam – Bắc liên tục nội chiến. Cuộc nội chiến đầu tiên kéo dài từ 1955 – 1972. Kết quả của cuộc nội chiến này là Nam Sudan được trao quy chế tự trị.
    Nhưng nền hòa bình mong manh tồn tại trên giấy tờ không duy trì được bao lâu. Và cuộc chiến thứ hai đã nổ ra suốt từ năm 1983 cho tới 2005. Cuộc nội chiến đã khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng, hàng triệu người phải bỏ nước đi tị nạn.
    Ngay sau này độc lập, giữa hai miền Nam – Bắc, giờ trở thành hai quốc gia độc lập, lại xảy ra xung đột vào tháng 4/2012. Trong cuộc chiến này, hai bên đã tranh chấp quyết liệt thành phố Heglig, một rốn dầu mỏ. Quân đội Nam Sudan (SPLA) đã chiếm mỏ dầu Heglig, làm cho quốc hội Sudan tuyên bố Nam Sudan là kẻ thù và đòi hỏi chính phủ phải lập tức chiếm lấy lại mỏ dầu.
    [​IMG]
    Xe tăng T 72

    Cả 2 nước đều lệ thuộc vào lợi tức dầu hỏa, tranh chấp sẽ tạo nên khủng hoảng kinh tế cho cả hai và có thể gây ảnh hưởng cho các nước trong vùng. Nam Sudan đã bố trí trọng pháo ở Heglig, nhưng nhiều sĩ quan quân đội nói họ không muốn chiến tranh, chỉ muốn bảo vệ vùng đất bị Sudan tước đoạt.
    Nam Sudan nằm trong lục điạ cũng đang tranh chấp với Sudan về số tiền phải trả để dùng ống dẫn dầu của Sudan để chuyển dầu xuất cảng. Một viên chức dầu lửa cho biết SPLA chiếm vùng Heglig đã làm Sudan mất 40,000 thùng dầu thô/ngày.
    Sau cuộc chiến đẫm máu giữa tháng 5/2012, SPLA đã rút khỏi vùng tranh chấp Heglig nhiều dầu hỏa mà họ chiếm được trong suốt 12 ngày, khi miền bắc dùng máy bay vận tải Antonov oanh tạc và đặc biệt đã sử dụng tăng Type-96 của của Trung Quốc để bắn cháy lực lượng tăng miền Nam.
    [​IMG]
    Quân đội Nam Sudan trên xe tăng T - 72
    Type-96 gốc Trung Quốc này, sau đó được cho rằng đã tỏ ra vượt trội hơn hẳn những so với T-72: Trong các trận đánh giành thành phố tranh chấp Heglig, các xe tăng Туре-96 của quân đội Sudan đã bắn cháy không dưới 4 xe tăng Т-72 của Nam Sudan (mua từ Ukraine) mà không chịu tổn thất gì.
    Type-96 của Trung Quốc được phát triển từ nguyên mẫu Type-85 mà thực chất cũng là sao chép từ các mẫu xe tăng Liên Xô. Type-96 chính thức được đưa vào trang bị cho quân đội Trung Quốc từ năm 1997. Loại xe tăng này của Trung Quốc nặng 42,8 tấn, dài 10,28 m, rộng 3,45 m và cao 2,30 m. Trong khi đó, T-72 của Nga được sản xuất từ thời Liên Xô (sau năm 1970). T-72 nặng 41,5 tấn, dài 9,53 m, rộng 3,59m và cao 2,23 m.
    Cả Type-96 và T-72 đều được trang bị pháo 125 mm, súng máy 7,62 mm và súng phòng không 12,7 mm. Tuy nhiên, Type-96 có tốc độ lớn hơn T-72 (65 km/h so với 60 km/h). Ngoài ra, do được sản xuất sau nên Type-96 được Trung Quốc cải tiến và trang bị nhiều vũ khí cùng thiết bị hiện đại hơn T-72.
    [​IMG]
    Quân đội Sudan vui mừng vì bắn cháy xe tăng của Nam Sudan
    Một số nguồn tin quân sự cho biết Trung Quốc đã bán cho Sudan khoảng 200 chiếc tăng Type 96As. Trung Quốc cũng bán cho Sudan các loại vũ khí khác như súng bộ binh và mìn chống tăng. Trong khi đó, Nam Sudan mua các xe tăng T-72M1 của Ukraine từ năm 2009.
    Được biết, trong nước, Lục quân Trung Quốc đã nhận được không dưới 4.000 xe tăng hiện đại Туре-96 và Туре-99, hơn nữa việc thay thế xe tăng cũ bằng xe tăng mới đang thực hiện theo nguyên tắc một đổi một. Tức là sự đổi mới triệt để về chất không dẫn đến sự cắt giảm về số lượng. Các xe tăng Туре 96/96А đã được biên chế cho tất cả 7 đại quân khu của quân đội Trung Quốc, Туре-99 hiện mới trang bị cho 3 đại quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh và Lan Châu (chính là những đại quân khu tiếp giáp biên giới với Nga).
    [​IMG]
    Tăng Type 96 của Sudan
    Qua cuộc chiến này, giới phân tích cho rằng, các xe tăng có số lượng lớn nhất của Trung Quốc đã không thua kém gì loại xe tăng đông đảo nhất của Nga về chất lượng. Chuyên gia Khramchikhin cho rằng cần phải thay đổi cách đánh giá về năng lực công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc. Người ta vẫn thường cho rằng Trung Quốc sản xuất không nhiều vũ khí và phần lớn là sao chép các sản phẩm quân sự của Nga. Chuyên gia Nga này khuyên người Nga nên từ bỏ ảo tưởng là sản phẩm quân sự Nga chất lượng hơn của Trung Quốc.
    Theo đó, chất lượng tuyệt đại đa số các loại vũ khí của Trung Quốc đã đuổi kịp Nga, trong một số chi tiết nào đó còn vượt cả Nga. Các xe tăng mới của Trung Quốc hoàn toàn không thua kém các xe tăng của Nga. Ít nhất về mặt số lượng thì Trung Quốc bây giờ đã vượt hẳn Nga, kể cả về xe tăng, pháo và không quân.
    Tuy nhiên, cũng nhiều người tỏ ra hoài nghi: Thật khó lý giải kết cục các trận đánh ở Heglig là do trình độ huấn luyện tồi của lính xe tăng Nam Sudan, vì không có cơ sở nào để nói rằng, lính xe tăng Sudan thì được huấn luyện tốt hơn. Dĩ nhiên là có thể giả định các kíp xe Туре-96 là lính Trung Quốc, nhưng cả các kíp xe Т-72 cũng hoàn toàn có thể là người Đông Slave…



    http://www.nguoiduatin.vn/bi-an-vu-tang-type-96-trung-quoc-lam-thit-hang-loat-t-72-a93046.html



    'Nội soi' chiến đấu cơ Chengdu J-10 Trung Quốc

    TPO - Ngày 5.2007, Trung Quốc chính thức công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về một loại máy bay tiêm kích phản lực mới nhất của Trung Quốc (Chengdu J-10).

    Trên thực tế, khi gỡ bỏ mọi bức màn bí mật, có thể nhận thấy rằng, J-10 hoàn toàn không phải là kiệt tác của trí tuệ các kỹ sư Trung Quốc như các nguồn tin chính thức của Trung Quốc thông báo, mà hoàn toàn là một sản phẩm được hình thành từ các hoạt động thương mại. Theo quảng cáo của những sỹ quan đại diện cho lực lượng không quân Trung Quốc, máy bay tiêm kích mới này có thể thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu, thống trị bầu trời không thua kém các máy bay chiến đấu F-16C của Mỹ hoặc Mirage 2000 của Pháp. Thực tế ra sao?


    [​IMG] Phương tây đặt cho tiêm kích J-10 cái tên là Vigorous Dragon
    Trong đoạn băng video ngày 5.1.2007 quay lại cảnh những chiếc Chengdu J-10 bay trong chương trình quảng cáo với những pha nhào lộn, quá trình phóng tên lửa và bay trong đội hình diễu hành. Nhận thấy rõ ràng, nhờ có cấu trúc thiết kế khí động học, có trọng tải hợp lý, đồng thời được trang bị động cơ đẩy mạnh, chiếc máy bay tiêm kích đời mới này của Trung Quốc có được khả năng cơ động khá cao, đồng thời có tốc độ cất cánh tốt. Với mục tiêu làm giảm trọng lượng, trên máy bay tiêm kích đã ứng dụng những công nghệ vật liệu mới nhất, như vật liệu composit tổng hợp, đồng thời lắp đặt nhưng bộ phận và trang thiết bị có cấu trúc nhỏ gọn hợp lý và khối lượng nhẹ.

    [​IMG]
    Dự án Lavi - B2 của Israel.
    Lịch sử phát triển của Chengdu J-10 được bắt đầu vào khoảng giữa những năm 1980-х , khi nền công nghiệp sản xuất máy bay của Trung Quốc đối mặt với vấn đề phải có phương án đáp trả tương xứng với việc xuất hiện trong biên chế của lực lượng không quân Xô Viết các loại máy bay MIG – 29 và SU-27.
    Thiết kế thế hệ máy bay mới vào năm 1986 được giao cho Viện nghiên cứu hàng không №611 thành phố Thành Đô, đồng thời việc chế tạo máy bay cũng được giao cho công ty chế tạo máy bay Chengdu Aircraft Industrial Company ( CA-IC) cũng nằm tại thành phố này. Trong giai đoạn này dự án được mang mã số " Dự án 8610”. Hiện nay công bố chính thức trên phương tiện thông tin đại chúng rằng nền công nghiệp sản xuất máy bay của Trung Quốc đứng hàng thứ 4 trên thế giới (sau Mỹ, Nga và Pháp), có khả năng tự chế tạo máy bay chiến đấu hiện đại.
    Tuy nhiên, những tuyên bố hùng hồn về sự phát triển độc lập của chương trình Chengdu J-10, cũng có nhiều thời điểm tạo ra những chỉ trích gay gắt đối với nguồn thông tin chính thống này. Một trong những hòn đá to nhất ném vào khu vườn hàng không của Trung Quốc, đó là sự giống nhau giữa Chengdu J-10 với máy bay tiêm kích của Israel Lavi, nhưng trên phương tiện thông tin đại chúng, thông báo chính thức của Trung Quốc hoàn toàn bác bỏ điều này, nhưng sự giống nhau từ phía bên ngoài cả về hinh dáng lẫn kích thước có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Một cách gián tiếp, việc bán một số các công nghệ phát triển máy bay tiêm kích Lavi đã được thừa nhận khi Bộ trưởng Quốc phòng Israel Larry David, trong một cuộc phỏng vấn "Press Assosheyted" thông báo rằng một số công nghệ đã được chuyển giao cho người Trung Quốc.
    Theo tuyên bố của một chuyên gia độc lập thuộc Trung tâm phân tích Hồng Công KANWAAndrew Chan, vào năm 1986, một nhóm chuyên gia trong lĩnh vực hàng không quân sự Israel đã có một thời gian rất dài có mặt ở Thành Đô. Trong giai đoạn đó, chương trình phát triển máy bay chiến đấu Lavi của Israel bị kìm hãm do vấn đề tài chính. Vào nửa đầu những năm 1980-x, hàng không quân sự Israel bắt đầu các nghiên cứu của mình với mục tiêu, sử dụng những công nghệ hàng không tiên tiến áp dụng cho máy bay F16A/B, chế tạo cho lực lượng không quân nước mình máy bay tiêm kích, có những tính năng kỹ chiến thuật hơn hẳn F16 của Mỹ.
    Giai đoạn đầu tiên của dự án được sự hỗ trợ đáng kể về công nghệ và tài chính từ phía Mỹ, nhưng khi chương trình Lavi đạt đến giai đoạn thử nghiệm, người Mỹ mới hiểu ra rằng, họ đang tự sinh cho mình một đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Với lý do lo ngại về khả năng có thể tái xuất loại máy bay này cho các chế độ không thân thiện với các nhà nước châu Âu, nguồn hỗ trợ từ phía Mỹ bị đóng cửa. Mục tiêu của Mỹ là hủy bỏ hoàn toàn dự án của Israel nhằm bảo vệ nền công nghiệp hàng không nước mình. Không có sự ủng hộ tài chính, Israel không tiếp tục phát triển chương trình Lavi và chương trình máy bay tiêm kích này chính thức bị đóng lại vào năm 1987. Chính sự cố này, có thể đã mở ra một lối ngầm, mà qua đó, các giải pháp công nghệ riêng biệt được bán cho Trung Quốc. Khi thiết kế cấu hình khí động học vỏ ngoài của máy bay Chengdu J-10, các kỹ sư hàng không của Israel đã giúp đỡ các chuyên gia Trung Quốc thiết kế hệ thống một loạt các trang thiết bị trên thân máy bay, và đặc biệt, giúp đỡ thiết kế hệ thống điện tử điều khiển từ xa máy bay.
    Để được Israel gật đầu, Trung Quốc đã cam kết 3 điểm:
    1- Không bán máy bay tiêm kích thế hệ mới cho kẻ thù hoặc kẻ thù tiềm năng của Israel.
    2- Cho phép Israel toàn quyền sử dụng những giải pháp công nghệ do Trung Quốc phát triển (có sự tham gia của các nhà khoa học Israel).
    3- (Điều quan trọng nhất) Trung Quốc và Israel là hai đối tác có quyền tương đương nhau trong các hoạt động thương mại bán sản phẩm máy bay tiêm kích đánh chặn cho các nước thuộc thế giới thứ 3.
    Đương nhiên, điều khoản cuối cùng của thỏa thuận, theo ý kiến của các chuyên gia, đã mang trong nội dung một hiểm họa cho các kế hoạch xuất khẩu máy bay của Mỹ. Và áp lực từ phía Mỹ lập tức tăng lên, từ những năm đầu của thập kỷ 1990-x, sự hợp tác công nghệ quân sự của Israel và Trung Quốc càng ngày càng thu nhỏ lại. Trong điều kiện quá khó khăn như vậy, Trung Quốc bắt buộc phải tìm kiếm đối tác mới. Vào năm 1994, kết nối vào chương trình phát triển máy bay tiêm kích J-10 Chengdu một kẻ thù tiềm năng cũ của Trung Quốc, nhưng lại là đối tác chiến lược ngày nay về khoa học công nghệ quân sự - nước Nga. Vì vậy, có thể nói, Chengdu J-10 thật sự là một sản phẩm của sự hợp tác công nghê quốc tế đa phương hóa.
    Theo thông báo của tạp chí Nga " Vũ khí xuất khẩu” thời gian chế tạo nguyên mẫu đầu tiên Chengdu J-10 kết thúc vào cuối năm 1993, cất cánh lần đầu tiên vào không trung khoảng giữa năm 1994 và 1996, đồng thời máy bay được lắp động cơ phản lực của Nga. Vào năm 1996 xuất hiện nguyên mẫu thứ hai Chengdu J-10 02, nhưng nguyên mẫu này đã bị rơi trong một tai nạn hàng không khi bay thử nghiệm. Cũng vào thời gian này, người Trung quốc đã chế tạo bộ khung máy bay để thử nghiệm độ vững chắc và tin cậy của máy bay. Mẫu thứ 3 được chế tạo và cất cánh vào năm 1998, là chiếc máy bay đầu tiên được trang bị đầy đủ vũ khí.
    Cũng vào năm đó, các mẫu máy bay thử nghiệm J-10 số hiệu 04, J-10 05, J-10 06 cũng được lần lượt đưa vào bay thử nghiệm. Đến cuối năm 2000, các máy bay J-10 bay thử nghiệm được hơn 140 giờ bay, vào năm 2002 Trung Quốc tiếp tục chế tạo thêm J-10 số hiệu 07 đến J-10 số hiệu 09, sau đó là J-10 hiệu 10 đến J-10 số hiệu 16. Chiếc đầu tiên cất cách vào ngày 28.7.2002. Vào đầu năm 2003, mười chiếc máy bay này được đưa đến Quân khu Nam Kinh để thử nghiệm thực tế tại đơn vị chiến đấu. Năm 2005, máy bay J-10 chính thức được biên chế vào lực lượng không quân Trung Quốc. Cũng vào năm đó, đơn vị không quân tác chiến đầu tiên được biên chế máy bay Chengdu J-10 đã sẵn sàng – sư đoàn không quân số 44 đóng quân tại tỉnh Tứ Xuyên. Đến thời điểm hiện tại, lực lượng không quân Trung Quốc có khoảng 70 chiếc máy bay Chengdu J-10. Để cung cấp đầy đủ theo yêu cầu, không quân Trung Quốc, đã có kế hoạch sản xuất khoảng 300 chiếc máy bay J-10A.

    [​IMG]
    Tiêm kích Chengdu J-10A.
    Khoảng năm 2000, hàng không quân sự Trung Quốc bắt đầu phát triển máy bay hai người lái huấn luyện Chengdu J-10B, vào ngày 26.12.2003, máy bay hai người lái huấn luyện lần đầu tiên cất cánh. Hiện nay, Trung Quốc dự kiến trên cơ sở máy bay huấn luyện, sẽ chế tạo máy bay tiêm kích ném bom. Viện nghiên cứu không quân №611 hoàn thành phác thảo dự kiến 2 mẫu máy bay J-10 mới, khác các mẫu trước đây khả năng giảm độ phản xạ hiệu dụng nhằm thu nhỏ khả năng phát hiện mục tiêu (mẫu thứ 1 - phần mũi của thân máy bay được thiết kế theo mô hình công nghệ tàng hình steath, đồng thời tăng thêm động cơ, đó là phác thảo mẫu thứ 2 với hai động cơ phản lực).
    Như vậy rõ ràng rằng Trung Quốc đang lần lượt phát triển mẫu máy bay mới từ mục tiêu ban đầu là chế tạo máy bay có khả năng chiếm lĩnh ưu thế trên không, tiến đến có khả năng sử dụng hiệu quả vũ khí lớp " không trung – mặt đất (nước)”, và trong tương lai gần sẽ phát triển thành máy bay tiêm kích đa nhiệm có sử dụng công nghệ steath để giảm độ phản xạ hiệu dụng, giảm khả năng phát hiện của radar ( khả năng phát hiện ở mức độ thấp).
    Chengdu J-10A là máy bay siêu âm một chỗ ngồi, một động cơ phản lực tiêm kích, được thiết kế theo mô hình khí động học " Con vịt” với cánh mũi nhỏ có trục quay trọng tâm gắn ở phía trước (canard), hai cánh tam giác với các cánh cản có trục quay phía trước, điểm đặc biệt cho phép máy bay có khả năng cơ động cao hơn. Một cánh đuôi thẳng đứng với cánh cản điều hướng và ống hút không khí có thể điều chỉnh được nằm ở phía dưới bụng máy bay.
    Một phần tổ hợp của cánh máy bay hình tam giác, phía gần thân có độ dày tương đối so với độ dày mặt cắt ngang của cánh, giảm dần về phía sau. Độ khoảng 45% sải cánh được gắn kết với phần cánh cản có thể tháo rời, phần cánh cản tháo rời có mặt cắt mỏng hơn và đường uốn cong gấp về phía sau. Bộ phận cánh cản bao gồm có các cánh cản và các ống lót trục xoay cánh cản trên cánh tam giác của máy bay.

    [​IMG]
    Sơ đồ kỹ thuật của máy bay Chengdu J-10A.
    Để đảm bảo ổn định hướng trong những lúc bẻ góc tấn công lớn, phía dưới ông phụt phản lực có hai cánh kiểu vây cá. Thân máy bay được chia làm 3 khoang chính. Khoang phía trước bao gồm cabin cách ly độc lập của phi công, radar mạng pha, buồng thiết bị điện tử, họng hút không khí, phận bụng máy bay trước bánh xe đỡ máy bay, đồng thời được lắp đặt cánh nhỏ phía trước dưới buồng lái. Khoang giữa máy bay được bố trí thùng dầu, các bánh chịu nặng của máy bay và đường hành lang ống dẫn không khí cho động cơ. Phía đuôi máy bay lắp đuôi máy bay với cánh điều hướng, 4 nắp đựng dù hãm máy bay, 2 lườn ngang với vây cánh đuôi. Phía trong lắp đặt động cơ phản lực. Bộ ba càng và bánh máy bay được thu vào thân máy bay, càng và bánh phía trước có 2 bánh, 2 càng và bánh phía sau có một bánh đối xứng nhau.
    Trên các máy bay mẫu và máy bay sản xuất trước khi đưa vào sản xuất dây chuyền càng chịu lực và bánh phía trước được đóng bằng 2 cánh cửa. Trên các máy bay sản xuất dây chuyền có 3 cánh cửa khoang thu càng máy bay, một cánh cửa phía trước và 2 cánh cửa hai bên. Cấu hình của buồng lái phi công chưa từng có trong ngành hàng không Trung Quốc, kiểu giọt nước lồi lên phía trên và được bọc kính trong suốt, đảm bảo cho phi công có góc nhìn 360o khi bay.

    [​IMG]
    Sơ đồ chi tiết máy bay tiêm kích Chengdu J-10A.
    Máy bay tiêm kích Chengdu J-10A được thiết kế phi cân bằng động, do đó có thể đảm bảo khả năng cơ động cao. Điều đó đòi hỏi hệ thống điều khiển tự động từ xa điện tử với 4 cấp tăng cường dự phòng và máy tính điện tử hiện đại. Hệ thống điện tử thân máy bay, cấu trúc hiện đại của cabin máy bay và hệ thống điều khiển hỏa lực có tính năng kỹ chiến thuật hơn hẳn bất cứ máy bay nào được phát triển bởi công nghiệp hàng không Trung Quốc. Đặc biệt, thông tin vềcác thông số của chuyến bay và tình hình chiến thuật được hiển thị trên 3 màn hình hiển thị đa chức năng và được chiếu lên bảng chỉ thị nền trên kính chắn gió của mũ phi công. Máy bay được trang bị hệ thống dẫn đường GPS/INS, máy tính kỹ thuật số tính toán thông số đường bay và hệ thống cảnh báo thông báo máy bay bị chiếu radar ARW9101.
    Theo đơn đặt hàng của Trung Quốc, tổ hợp "Fazotron-NIIR" đã chế tạo cho máy bay này radar an ten mạng pha đa nhiệm RP -35 "Pearls". Nhà sản xuất khẳng định, radar có khả năng theo dõi một lúc 24 mục tiêu, đồng thời có thể xác định mục tiêu trên mặt đất. Đồng thời ở Trung Quốc cũng khoe đã hoàn thành phát triển radar của mình JL-10A (theo một số nguồn tin — «mã số 1473») khả năng phát hiện mục tiêu loại tiêm kích lên đến 100 km, có khả năng theo dõi 10 mục tiêu cùng một lúc và khai hỏa tấn công 4 mục tiêu cùng một lúc. Để phát triển khả năng xuất khẩu sau nay, người Trung Quốc có thể sử dụng radar loại N010 « Beetle 10PD », radar Israel IAI Elta EL/M-2023 và radar của Ý Galileo Avionica Grifo 2000, nhưng hai loại radar nay khó có thể mua được do vấn đề chính trị.
    Động cơ đẩy Trung Quốc buộc phải dùng động cơ phản lực AL-31FN của Nga. Theo hợp đồng thứ nhất giữa "Rosoboronexport" và các nhà sản xuất Trung Quốc, vào năm 2002 – 2004 đã chuyển đến 54 động cơ. Sau đó đã ký kết một hợp đồng xuất khẩu thêm 100 động cơ nữa. Tổng số động cơ người Trung Quốc cần khoảng 250 – 300 động cơ. Người Trung Quốc hy vọng rằng, trong thời gian họ nhập khẩu động cơ từ Nga, họ có thể phát triển và thay thế bằng động cơ sản xuất tại Trung Quốc loại WS-10ATai Hang. Vào năm 2006, xuất hiện thông tin về phiên bản Chengdu J-10, có tên là Super 10. Máy bay này được lắp động cơ thế hệ mới AL-31FN –M1 tăng cường lực đẩy tối đa từ 12550 đến 13500 kgf. Theo các nguồn thông tin khác, , Super 10 — là máy bay tiêm kích được lắp động AL-31 với lực đẩy vecto định hướng góc phụt.
    Lượng dầu dự trữ trong thân máy bay Chengdu J-10 là 4950 lít. Ngoài ra, dưới cánh và dưới thân máy bay có thể treo thêm các thùng dầu phụ. Để tăng cường bán kính hoạt động và thời gian hoạt động trên không, trên máy bay có lắp thêm thiết bị tiếp dầu trên không. Một trong những mẫu máy bay Chengdu J-10 (J-10 06) được thiết kế theo mẫu này và có thiết bị định vị ống dẫn tiếp dầu trên không. Máy bay đã được thử nghiệm tiếp dầu từ thùng dầu trên máy bay ném bom H-6U (Тu-16) vào năm ngoái tại bãi thử trên sa mạc Gobi.
    Vũ khí trang bị lắp đặt trên máy bay Chengdu J-10A bao gồm pháo tự động 2 nòng 23 mm, lắp phía dưới thân trên bộ giá treo súng nhẹ. Theo kết cấu trên thân dễ dàng nhận thấy là loại pháo tự động nổi tiếng đã lắp trên MiG 21 và MiG 23. Máy bay có thể mang tới 4500 kg trên 9 móc treo: sáu cái trên cánh, 2 giá dọc theo ống hút không khí và 1 ở chính giữa thân máy bay. Để chiến đấu trên không với các máy bay tiêm kích đối phương, J-10 có thể mang từ 2 đến 4 tên lửa có điều khiển tầm trung, sử dụng radar dẫn đạn PL-11 (mua lisence từ Ý Aspide Mk.1) hoặc PL-12 (SD-10 hay ShanDian-10) do chính Trung Quốc phát triển.
    Đối với các cuộc cận chiến, sử dụng tên lửa tầm gần PL-8 với đầu tự dẫn hồng ngoại lisence của Israel Python 3, bố trí ở móc treo phía ngoài cùng của cánh máy bay tam giác, Máy bay có thể sử dụng tên lửa của Nga R-73 và R-77, hoặc sử dụng tên lửa của Mỹ "Saydvinder" và "Sparrow". Tấn công các mục tiêu trên mặt đất, máy bay Chengdu J-10A có thể sử dụng bom rơi tự do hoặc bom có điều khiển (có đầu tự dẫn laser) LT-2 và LS-6, hoặc НАР. Trên biển, máy bay Chengdu được trang bị các loại tên lửa chống tầu sử dụng động cơ nhiên liệu rắn YJ-8K và С-801К, hoặc sử dụng tên lửa hành trình chống tầu С-802 động cơ turbin phản lực. Để tiêu diệt các mục tiêu radar tên lửa phòng không, máy bay Chengdu được trang bị tên lửa tự dẫn YJ-9. Trong mọi trường hợp sử dụng các loại vũ khí điều khiển chính xác lớp không đối đất hoặc không đối hải, máy bay Chengdu theo cấu hình hiện nay cần có thêm thiết bị chỉ thị mục tiêu treo trên thân máy bay hoặc được chỉ thị mục tiêu từ máy bay trinh sát, máy bay không người lái hoặc từ mặt đất (mặt biển).
    Chương trình Chengdu J-10 tiếp tục phát triển, có cơ sở căn bản từ các mẫu Chengdu J-10 thành công, hàng không quân sự Trung Quốc tiếp tục phát triển mẫu biến thể Chengdu J-10 lắp 2 động cơ đẩy sử dụng trên tầu sân bay. Trong triển lãm hàng không Aero India 2007 có nhắc đến một sự phát triển khác của biến thể Chengdu J-10, thiết kế máy bay tiêm kích, ném bom (Qian Shi-10).
    Căn cứ vào những kết quả đạt được theo thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong tương lại rất gần, máy bay tiêm kích Chengdu J-10 sẽ là máy bay chủ lực của lực lượng Không quân Trung Quốc, với số lượng máy bay rất lớn theo dự kiến (động cơ nhập khẩu từ Nga và tự chế tạo). Với cơ số vũ khí biên chế rất đầy đủ và rất đa dạng, có thể tác chiến trong nhiều không gian chiến trường, Chengdu J-10 được quân đội Trung Quốc điều động tham gia tác chiến trong các lực lượng không quân tiêm kích, không quân hải quân và không quân yểm trợ lục quân.
    Thông số kỹ chiến thuật của máy bay tiêm kích Chengdu J-10
    Kíp lái: 1
    Chiều dài: 16,43 m
    Sải cánh: 9,75 m
    Chiều cao: 5,43 m
    Diện tích cánh: 33,05 m
    Trọng tải rỗng: 9 800 kg
    Trọng tải mang đầy đủ vũ khí: 18 000 kg
    Tải trọng cất cánh cực đại: 19 277 kg
    khối lượng thùng dầu phụ: 2x 624 lit (4 x165 lit)
    Động cơ: 1 động cơ tuốc bin phản lức Saturn-Cradle AL-31FH hoặc Woshan WS-10A «Taihang»
    Lực đẩy cực đại: 89,43 kN (7600 kgf)
    Lực đẩy khi cất cánh: 122,5 kN (12500 kgf)
    Tốc độ cực đại: 2,0 М
    Tốc độ hành trình: 1110 km/h
    Tốc độ hạ cánh: 235 km/h
    Bán kính hoạt động tác chiến: 800 km
    Tầm bay xa thực tế: 2 000 km (không tiếp dầu)
    Trần bay: 18 000 m
    Lực đẩy – tải trong T/W : 0,69 (khi cất cánh với khối lượng là 18000kg)
    Vũ khí trang bị
    Pháo tự động: 1 x 2 23mm
    Giá móc treo: 11 ( 3 giá treo dưới cánh và 5 giá treo dưới thân)
    Tải trọng vũ khí trang bị: 7 260 kg các loại vũ khí trang bị:
    Tên lửa:
    Không đối không : PL-8, PL-9, PL-11, PL-12, P-27 và Р-73
    Không đối đất – hải: PJ-9, YJ-8K, YJ-9K, 90 mm rốc két НАР
    Bom điều khiển (LT-2, LS-6) và bom thả rơi tự do
    Tải trọng tác chiến:
    Chiếm lĩnh ưu thế bầu trời và đánh chặn:
    Tên lửa: 4x PL-11 hoặc PL-12 MRAAM + 2x PL-8 SRAAM + 1x 800 lit thùng dầu phụ.
    Tên lửa: 2x PL-11 hoặc PL-12 MRAAM + 2x PL-8 SRAAM + 2x 1 600 lít và 1x 800 lit thùng dầu phụ.
    Tấn công các mục tiêu trên mặt đất:
    Tên lửa tầm gần 2x PL-8 SRAAM + 6x 250 kg bom + 2x 1 600 л và 1x 800 lit thùng dầu phụ.
    Tên lửa tầm gần: 2x PL-8 SRAAM + 2x 500 kg bom điều khiển (LT-2) + 2x 1 600 lít và 1x 800 lit thùng dầu phụ + thiết bị laser chỉ thị mục tiêu.
    Cho đến nay mới có 2 nước sử dụng J-10 là Trung Quốc và Pakistan.
    Theo đánh giá theo kiểu 'tự sướng' của các chuyên gia Trung Quốc, máy bay J-10 của họ có tính năng tương đương chiến đấu cơ tiên tiến Eurofighter Typhoon của châu Âu, Saab JAS 39 Gripen của Thụy Điển và F-16 Fighting Falcon của Mỹ. Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ được các chuyên gia quân sự thế giới thừa nhận.


    Hệ thống tên lửa bờ biển YJ-82 C-802

    10:36 PM, 28/11/2009, Views: 4325 | By

    VietnamDefence - Tên lửa chống hạm chiến thuật tầm trung YJ-82 (Yingji-82, Ưng kích 82, ký hiệu xuất khẩu C-802; Phương Tây gọi là CSS-С-8 Saccade) là biến thể cải tiến của tên lửa chống hạm YJ-81 (C-801A) và dùng để trang bị cho tàu nổi, tàu ngầm, các đơn vị tên lửa bờ biển và máy bay. Được giới thiệu lần đầu năm 1989.

    C-802 được trang bị cho máy bay ném bom siêu âm FB-7, máy bay tiêm kích-bom Q-5 và máy bay tiêm kích đa năng tiên tiến thế hệ 4 J-10 do các hãng sản xuất máy bay Thành Đô và Thẩm Dương (Trung Quốc) phát triển.

    С-802 khác với mẫu cơ sở là С-801А ở chỗ sử dụng động cơ turbine phản lực thay vì động cơ nhiên liệu rắn, nhờ vậy tầm bắn hiệu quả tối đa tăng lên 50%, đạt 120 km.

    С-802 có thiết kế khí động thông thường với cánh tam giác kiểu chữ thập ngắn, cửa hút khí của động cơ bố trí ở mặt dưới thân tên lửa. Các tên lửa trang bị cho tàu chiến và phóng từ mặt đất có thêm động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn. Tên lửa được lắp đầu tự dẫn radar chủ động đơn xung hoạt động ở dải tần 10-20 GHz.

    Xác suất tiêu diệt mục tiêu, kể cả khi có đối kháng mạnh của đối phương, đạt 75%. Do C-802 có bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ, độ cao bay thấp và hệ thống chế áp nhiễu nên rất khó đánh chặn tên lửa. Độ cao bay giai đoạn hành trình là 20-30 m, ở giai đoạn bay cuối tên lửa hạ xuống độ cao 5-7 m.

    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    Hệ thống tên lửa bờ biển YJ-82 sử dụng khung gầm xe tải, một bệ phóng mang 3 contenơ có mặt cắt hình chữ nhật đặt trên một bệ nâng. Mỗi đại đội được biên chế 4 bệ phóng, 1 đài radar và 1 xe bảo đảm.

    Trong hải quân TQ, С-801 và С-802 được trang bị cho khu trục hạm thuộc các lớp Luhai (Lữ Hải) 167, Luhu (Lữ Hồ) 112, Luda (Lữ Đại) 166, Luda (Lữ Đại) 109, frigate các lớp: Jianghu-III (Type 053HT, Giang Hồ III), Jiangwei (Giang Vệ), các tàu tên lửa lớp Houjian. Các tàu ngầm điện-diesel Type 039 (lớp Tống) có khả năng phóng ngầm tên lửa C-802.

    Iran đã dự định mua của TQ một lô lớn tên lửa С-802 và С-801. Các hợp đồng này đã thực hiện được một phần, sau đó dưới áp lực của Mỹ, TQ đã buộc phải ngừng cung cấp cho Iran để đổi lại việc mở rộng quan hệ quân sự và kinh tế với Mỹ dưới dạng viện trợ tài chính và xuất khẩu công nghệ trị giá không dưới 7 tỷ USD. Tháng 10/2000, Iran tuyên bố tiến hành cuộc diễn tập hải quân 8 ngày ở eo biển Hormuz và vịnh Oman, trong cuộc diễn tập họ đã bắn thử 1 biến thể mới của tên lửa С-802. Tên lửa này là kết quả của chương trình hợp tác với CHDCND Triều Tiên hiện đại hóa С-802.

    Pakistan đang xây dựng chương trình trang bị C-802 cho các tàu chiến tương lai của mình.

    Sử dụng thực chiến:
    Ngày 14/7/2006, trong cuộc chiến tranh xâm lược Libăng của Israel, lực lượng Hezbollah đã phóng 2 tên lửa (được cho là C-802) vào tàu hộ vệ tên lửa INS Hanit của Hải quân Israel đang hoạt động cách bờ biển Beirut khoảng 20 km, 1 quả bắn trúng làm tàu bị trọng thương, 4 thủy binh Israel chết.

    Tính năng kỹ-chiến thuật:
    Trọng lượng phóng, kg: 715
    Trọng lượng phần chiến đấu, kg: 165
    Chiều dài tên lửa (kể cả động cơ khởi tốc), mm: 6392
    Đường kính thân, mm: 360
    Sải cánh, mm: 1180
    Tầm bắn, km 15 - 120
    Tốc độ bay, M: 0,8-0,9
    Độ cao bay, m: 50- 120

    Nước sản xuất: Trung Quốc
    Năm nhận vào trang bị: 1987
    Các nước sử dụng: TQ, Algeria, Bangladesh, Indonesia, Iran, Pakistan, Myanmar, Thái Lan


    Có thể nói qua một vài dẫn chứng về tiềm lực quân sự và khả năng chiến đấu của vũ khí Trung Quốc, đã cho thấy rõ ràng rằng, Trung Quốc là quốc gia có tiềm lực nhân lực, vũ khí, kĩ thuật thuộc hàng bậc nhất Đông Á. Xứng đáng dẫn đầu Châu Á về ưu thế quân sự trước Châu Âu, Mỹ, Nga
  5. Su-30MKK

    Su-30MKK Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/08/2013
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Nếu Nhật Bản bất ngờ tấn công Hàn Quốc, Mỹ sẽ giúp ai?

    ANTĐ - Ngày 17/08, tờ “Thời báo Hoàn Cầu” vừa tổng hợp các thông tin trên trang tin tức Blog “rocketnews24” của Nhật Bản, về một nội dung thảo luận thu hút được rất nhiều ý kiến phản hồi của cư dân trên mạng là: “Nếu Nhật Bản bất ngờ tấn công Hàn Quốc thì Mỹ sẽ giúp ai”?

    Thực ra, người khởi xướng cuộc tranh luận này không phải là “rocketnews24” mà trang mạng này chỉ tường thuật lại một bài viết trên một phương tiện truyền thông Hàn Quốc là “Nếu Nhật Bản bất ngờ tấn công Hàn Quốc thì Mỹ sẽ giúp ai”? Ngay lập tức chủ đề này đã trở thành đề tài tranh luận sôi nổi của cư dân mạng 2 nước Nhật Bản và Hàn Quốc.
    Tuần này, Nhật Bản tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, còn Hàn Quốc đứng trên góc độ khác lại tổ chức kỷ niệm sự kết thúc của chủ nghĩa thực dân Nhật Bản ở nước này. Tư tưởng bài Nhật vẫn còn in sâu trong tâm khảm người dân Hàn Quốc, Đài phát thanh Seoul đã tổ chức tiết mục trên và nó đã nhanh chóng nhận được sự phản hồi từ đông đảo dân chúng Hàn Quốc.
    Đa số dân chúng xứ sở Kim Chi đều nghiêng về đáp án là Mỹ sẽ giúp đỡ Nhật. Một cư dân mạng Hàn Quốc khẳng định: “Rất dễ nhận ra là hiện nay và trong tương lai Mỹ đều thiên vị Nhật Bản”. Một số khác thậm chí còn cho rằng, ngoài sự thiên vị rõ rệt đối với Nhật Bản ra, thậm chí Washington còn mượn tay Tokyo để cảnh cáo cả Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.
    Đương nhiên không phải tất cả những người tham dự đều có quan điểm như vậy, một số người cho rằng, tuy 2 nước có hiềm khích trong lịch sử, nhưng hiện tại không có lí do gì dẫn đến chiến tranh. Một cư dân mạng cho biết, họ (chỉ Nhật Bản) đã có thù oán với hầu như cả thế giới, đặc biệt là Trung Quốc nên nguy cơ họ bị tấn công là rất cao chứ không phải chúng ta. Người khác lại nêu ý kiến, Nhật chẳng có lí do gì để tấn công Hàn Quốc, nếu họ đột nhiên làm thế, chắc chắn là Washington sẽ đứng về phía Seoul.
    [​IMG]
    Viễn cảnh Nhật Bản tấn công Hàn Quốc là điều rất khó xảy ra


    Về vấn đề này, quan điểm của người sử dụng Internet Nhật Bản là rất rõ ràng, đa số cư dân mạng xứ hoa Anh đào đều cho là, đất nước họ chẳng có lí do gì để tấn công Hàn Quốc, tuy nhiên cũng có số ít cho ý kiến là vấn đề tranh chấp biển đảo giữa 2 nước hoàn toàn có thể trở thành lí do gây ra một cuộc chiến.
    Ngay trong tuần qua, Chính phủ Nhật Bản đã lên tiếng phản đối sau khi một nhóm gồm 12 nghị sĩ Hàn Quốc, dẫn đầu là Chủ tịch Đảng Dân chủ đối lập của Hàn Quốc Kim Han Gil, đã đáp trực thăng đến thăm quần đảo tranh chấp Dokdo (Nhật Bản gọi là Takeshima) trên biển Nhật Bản vào ngày 13/8. Phía Nhật gọi những hành động của Hàn Quốc là “không thể chấp nhận được”.
    Bài viết cho biết, đa số người dân Nhật Bản đều muốn xóa mờ các hành vi phi đạo đức của quân đội nước này trong Chiến tranh thế giới thứ 2 và lo lắng, sự phẫn nộ và mất lòng tin của nhân dân Hàn Quốc cùng với những phát ngôn quá khích của một số chính trị gia cánh hữu Nhật Bản sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
    “Rocketnews24” cho rằng, tuy các phát ngôn của các chính trị gia này chỉ nhằm mục đích thu hút các cử tri cực hữu của nước này, nhưng nó cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của giới trẻ Nhật Bản, làm dấy lên sự lo ngại về một viễn cảnh Nhật Bản tấn công Hàn Quốc, biến giả định thành sự thật.
    Tuy nhiên, trong số các ý kiến phản hồi, có người đã bác bỏ giả thiết Mỹ sẽ can thiệp vào vấn đề này vì nó chẳng liên quan gì đến lợi ích của Hoa Kỳ. Một cư dân mạng thẳng thắn bày tỏ: “Nhật Bản và Hàn Quốc đều là các quốc gia không có dầu mỏ, vì vậy Mỹ sẽ chẳng lãng phí thời gian để ý đến vấn đề này”.
  6. Su-30MKK

    Su-30MKK Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/08/2013
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc có thể biến TSB Liêu Ninh thành "sở chỉ huy"?

    (Kienthuc.net.vn) - Chuyên gia quân sự Đài Loan cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc sẽ đóng vai trò soái hạm.

    * Soái hạm hay còn được gọi là kỳ hạm là một chiến hạm dùng bởi tư lệnh của nhóm tàu chiến đấu hải quân (đó có thể là hạm đội, hải đoàn...).
    Theo chuyên gia Lin Ying-yu – Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược (Đại học Tamkang, Đài Loan), tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh có khả năng được hải quân sử dụng như là soái hạm thay vì tàu chiến đấu.
    Từ khi được thành lập vào năm 1949 tới nay, Hải quân Trung Quốc luôn tồn tại 2 điểm yếu lớn: tác chiến chống tàu ngầm và phòng không trên biển. Liêu Ninh được thiết kế chủ yếu không thực hiện các cuộc không kích bằng tiêm kích hạm J-15 nhưng nó có thể giúp xóa bỏ 2 điểm yếu lớn cho hải quân.
    Theo ông Lin, với khả năng chỉ huy tốt hơn, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát, Liêu Ninh sẽ phục vụ tốt hơn như một tàu chỉ huy, tích hợp các hệ thống phòng không với tàu mặt nước xung quanh nó.
    [​IMG]
    Tiêm kích hạm J-15 làm nhiệm vụ phòng không bảo vệ phi đội săn ngầm.

    Tiêm kích J-15 có thể làm nhiệm vụ hộ tống bảo vệ trên không cho phi đội trực thăng chống ngầm cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh thực hiện các cuộc tấn công tàu ngầm đối phương. Điều này sẽ lấp đầy 2 thiếu sót lớn của Hải quân Trung Quốc.
    Ngoài ra, J-15 có thể bắn hạ máy bay tác chiến chống ngầm P-3C Orion thế hệ mới của Đài Loan trong một cuộc xung đột tiềm năng.
    Trong tương lai, Liêu Ninh cũng sẽ phục vụ như là một nền tảng làm nhiệm vụ dẫn đường và chỉ huy phương tiện bay không người lái trên chiến trường.
    Bình luận về khả năng tác chiến chống tàu sân bay Trung Quốc của Quân đội Đài Loan. Ông Lin cho rằng, tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Hùng Phong III đang được trưng bày tại Triển lãm Công nghệ Hàng không Vũ trụ và Quốc Phòng Đài Loan có thể không phải là lựa chọn tốt nhất để chống tàu sân bay đối phương. Tàu ngầm sẽ hữu ích hơn, vì chúng không dễ bị phát hiện bởi đội tàu mặt nước của Hải quân Trung Quốc.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hàn Quốc xây dựng căn cứ hải quân đối phó Trung Quốc?


    (Kienthuc.net.vn) - Việc xây dựng căn cứ hải quân đảo Jeju của Hàn Quốc được cho là nhằm đối phó với Hạm đội Đông Hải, Trung Quốc.







    Theo nguồn tin từ tờ Hankook Ilbo (Hàn Quốc) và The Moscow News (Nga), Hàn Quốc sẽ đảm bảo đến năm 2015 hoàn thành đúng tiến độ dự án căn cứ hải quân Jeju. Khi đó, nước này sẽ triển khai hạm đội cơ động tại căn cứ này để đối phó với những tranh chấp biển với Trung Quốc và Nhật Bản. Báo chí Hàn Quốc phân tích, giả định đối phương chính của hạm đội cơ động đảo Jeju là Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc.

    Tờ Hankook Ilbo cho biết, theo kế hoạch, đến năm 2015 sau khi hoàn thành căn cứ trên đảo Jeju, sẽ thành lập căn cứ tiền đồn của Hải quân Hàn Quốc. Căn cứ này có cầu cảng lớn dài khoảng 2km, neo đậu đồng thời 20 tàu chiến bao gồm tàu sân bay loại lớn và 2 tàu vận tải loại 15.0000 tấn cùng 7.500 lính thủy đóng thường xuyên.

    [​IMG] Hàn Quốc đang xây dựng căn cứ rất lớn ở đảo Jeju.

    Còn The Moscow News cho rằng, với việc xây dựng căn cứ quân sự tại đảo Jeju, Quân đội Hàn Quốc đưa ra 2 lý do gồm: thứ nhất là có thể giúp bảo đảm an ninh vận tải trên biển; thứ hai là có thể giúp đối phó với các mối đe dọa trên biển đến từ Triều Tiên. Tuy nhiên, tờ báo này bình luận, căn cứ trên đảo Jeju gần với Trung Quốc sẽ có thể giúp Hàn Quốc tăng cường kiểm soát đối với bãi đá ngầm Ieodo – khu vực tranh chấp giữa Hàn Quốc với Trung Quốc.

    Theo Tạp chí MEDIA (Hàn Quốc), hải quân nước này còn đang tích cực xây dựng “hạm đội đảo Dokdo, Ieodo”. Lưu ý rằng, đảo Dokdo là khu vực đang xảy ra các tranh chấp với Nhật Bản (gọi là Takeshima). Còn Ieodo là nơi đang xảy ra tranh chấp với Trung Quốc, nơi đây còn được gọi là đá ngầm Socotra.

    Trong thực tế, trước đây Hàn Quốc đã tổ chức xây dựng hạm đội cơ động tương tự. Tuy nhiên hạm đội này lại được triển khai tại căn cứ Pusan, thời gian đến khu vực bãi đá ngầm Ieodo là lâu hơn so với Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc. Với kế hoạch “hạm đội đảo Dokdo, Ieodo” triển khai tại căn cứ đảo Jeju, thời gian đến bãi đá ngầm Ieodo/Suyan Rock của nó khi cần thiết ngắn hơn nhiều so với Hạm đội Đông Hải.

    Vì lý do này, Hàn Quốc có kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân đảo Jeju hoàn thành đúng tiến độ vào năm 2015, đây sẽ đóng vai trò như là căn cứ chính của “hạm đội đảo Dokdo, Ieodo”.

    [​IMG]Việc đặt căn cứ ở Jeju góp phần triển khai lực lượng chiến đấu tới khu vực tranh chấp Iedo một cách nhanh nhất.

    Tờ Tiếng nói Jeju của Hàn Quốc cho rằng, trong tác chiến hải quân, lực lượng đầu tiên đến được khu vực biển mục tiêu và ngăn chặn quân đối phương có khả năng giành chiến thắng hơn cả.

    Hạm đội Hàn Quốc xuất phát từ căn cứ Pusan, phải mất 21 giờ mới có thể đến được khu vực biển bãi đá ngầm Ieodo. Trong khi, Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc chỉ cần khoảng 14 giờ là có thể đến được khu vực này. Nhưng, tương lai với việc triển khai “hạm đội đảo Dokdo, Ieodo” tại căn cứ Jeju, chỉ cần khoảng 8 giờ là có thể đến được khu vực bãi đá ngầm Ieodo.

    Thời báo Hoàn Cầu cáo buộc, báo chí Hàn Quốc đang tăng cường sự cường điệu đối với sự phát triển của Hải quân Trung Quốc, lấy đó làm cái cớ để phát triển “hạm đội đảo Dokdo, Ieodo”.

    Nhật báo Đông Á viết, hiện nay Hàn Quốc cơ bản có thể kiểm soát vùng tiếp giáp lãnh hải 12 hải lý. Tại biển Hoàng Hải và một số khu vực ở Hoa Đông, Quân đội Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát biển. Theo một quan chức Hải quân Hàn Quốc cho biết, tổng trọng tải của đội tàu Hải quân Trung Quốc đã gấp 6 lần đội tàu Hải quân Hàn Quốc. Để kết thúc sự không tương xứng này, Hải quân Hàn Quốc cần phải xây dựng lực lượng tác chiến kiểu mới để đối phó với Trung Quốc.

    [​IMG]Bên cạnh đối phó với Triều Tiên, Hàn Quốc đang tăng cường sức mạnh hải quân đối phó với Trung Quốc trong các tranh chấp trên biển.

    Tờ The Moscow News của Nga chỉ ra, Quân đội Mỹ đã quyết định bỏ phương trâm “đồng thời đánh thắng trên 2 cuộc chiến tranh”, Hàn Quốc cho rằng, sự hỗ trợ của Mỹ đối với đồng minh châu Á – Thái Bình Dương sẽ giảm.

    Tháng 12/2015 Bộ tư lệnh liên quân Mỹ-Hàn sẽ giải thể, Mỹ sẽ chuyển giao quyền chỉ huy tác chiến thời chiến cho Hàn Quốc. Trong khi đó, thực lực Quân đội Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng, đến khoảng năm 2016, Trung Quốc có thể tìm cách để kiểm soát các đảo tranh chấp. Khi đó, lực lượng trên biển của Hàn Quốc khó có thể là đối thủ của Trung Quốc.

    Tờ Hankook Ilbo của Hàn Quốc cho rằng, mục đích quan trọng của “hạm đội đảo Dokdo, Ieodo” mà Hàn Quốc xây dựng chính là hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc. Tàu khu trục Aegis có thể đối phó được với máy bay chiến đấu trên tàu được triển khai trên tàu sân bay Liêu Ninh, tàu ngầm có thể tạo thành mối đe doạ trực tiếp đối với tàu Liêu Ninh.

    “Hạm đội đảo Dokdo, Ieodo” không chỉ có thể ngăn chặn và kiểm soát khu vực biển bãi đá ngầm Ieodo, mà còn có thể từ căn cứ Jeju trực tiếp tiến về phía Nam cắt cánh quân Hạm đội Trung Quốc đến bãi đá ngầm Ieodo.
  8. Su-30MKK

    Su-30MKK Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/08/2013
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Kĩ thuật quân sự của Trung Quốc 1 lần nữa được chứng minh đứng đầu Đông Á lẫng Châu Á

    Trung Quốc tăng cường phát triển vũ khí laser đối phó Mỹ


    (Soha.vn) - Theo tạp chí Military Parade có trụ sở tại Moscow, sức mạnh vũ khí laser của quân đội Trung Quốc đã tăng lên đáng kể nhờ đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp quốc phòng nội địa từ năm 1995.

    Kể từ khi Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (hay còn gọi là Chương trình chiến tranh giữa các vì sao) được cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đưa ra vào năm 1983, vũ khí laser không còn là khoa học viễn tưởng. Hải quân Mỹ tuyên bố sẽ triển khai tàu đổ bộ USS Ponce được trang bị hệ thống vũ khí laser tại khu vực vịnh Ba Tư vào năm tới.
    Động thái trên của Mỹ là nhằm đối phó với mối đe dọa từ máy bay không người lái của Iran trong khu vực. Trong tương lai, các hệ thống vũ khí laser tương tự cũng sẽ được trang bị trên các phương tiện máy bay không người lái và xe tăng chiến đấu của quân đội Mỹ.
    [​IMG]
    Vũ khí laser ZM-87 của Trung Quốc.

    Để theo kịp Mỹ về công nghệ vũ khí laser, Trung Quốc đã bắt đầu phát triển các hệ thống vũ khí laser riêng từ những năm 1990. Súng laser ZM-87 của Trung Quốc, do tập đoàn công nghiệp Hoa Bắc ở Bắc Kinh thiết kế, đã lần đầu tiên xuất hiện tại một triển lãm quân sự ở Philippines vào năm 1995. Được trang bị ống ngắm khuếch đại, ZM-87 có tầm bắn khoảng 5 km.
    ZM-87 đã bị ngừng sản xuất vào năm 2.000, do vi phạm Công ước của Liên Hợp Quốc về vũ khí laser gây mù. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho rằng vũ khí laser này thỉnh thoảng vẫn được Nga, Trung Quốc và Triều Tiên sử dụng để chống lại Mỹ và các nước đồng minh.

    Hoạt động chiến đấu:
    Trích:
    Trung úy Hải quân Mỹ Jack Daly đã bị chấn thương và bị mù tạm thời mắt phải do bị tấn công bởi vũ khí laser khi đang ở trên một chiếc trực thăng CH-124 của Canada tại khu vực eo biển Juan de Fuca vào ngày 4/4/1997. Sau khi liên hệ với tàu chở hàng Kapitan Man của Nga, máy bay CH-124 của Canada đã bị súng laser ZM-87 tấn công. Hai chiếc trực thăng AH-64 Apache cũng được cho là đã bị tấn công bởi súng laser ZM-87 của Triều Tiên vào năm 2003.
    Theo chỉ đạo của Trung tâm nghiên cứu laser và Viện nghiên cứu vật lý kỹ thuật Trung Quốc, thiết bị laser Shengang-III đã được hoàn thành vào năm 2007. Thiết bị này được thiết kế để có thể phóng ra 48 tia laser với năng lượng từ 150-200kJ và khoảng thời gian kéo dài mỗi xung là 3 nano giây. Vào năm 2010, Trung Quốc tuyên bố đang phát triển Shengang-IV. Sau khi hoàn thành, Trung Quốc có thể tạo ra những hệ thống vũ khí laser hiện đại tương đương với Mỹ và Nga.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật cấp tốc triển khai Global Hawk đối phó với Trung Quốc tại Senkaku

    Thứ ba 20/08/2013 17:58
    ANTĐ - Ngày 18/08, tờ Japan Times của Nhật Bản cho biết, Chính phủ nước này đã bắt tay thực hiện kế hoạch mua sắm và triển khai máy bay trinh sát chiến lược không người lái RQ-4 Global Hawk, dự kiến sẽ hoàn tất trong vòng 2 năm.


    Trong báo cáo dự toán ngân sách của Bộ Quốc phòng Nhật đã chỉ ra, do sự uy hiếp của quân đội Trung Quốc ở Senkaku đang ngày một gia tăng, đồng thời các hoạt động của hải quân Trung Quốc ở khu vực biển Hoa Đông và các lối ra vào Thái Bình Dương đang ngày càng thường xuyên hơn. Vì vậy, Nhật cần sớm triển khai máy bay trinh sát chiến lược không người lái Global Hawk, để xây dựng cơ chế giám sát toàn bộ không phận 24/24h, trong mọi điều kiện thời tiết.
    Hiện nay Nhật vẫn chưa có chiếc RQ-4 nào, nhưng trong dự toán ngân sách 2014, Tokyo đã dự trù kinh phí đầy đủ để mua sắm loại UAV được mệnh danh là “mắt thần trên không” này. Nhật dự định sẽ mua 3 chiếc với giá thành lên tới 25 tỷ yên 1 chiếc, tương đương gần 257 triệu USD/chiếc.
    [​IMG]
    Máy bay trinh sát chiến lược không người lái RQ-4 Global Hawk


    Căn cứ vào kế hoạch mới nhất, trong năm 2014 Bộ Quốc phòng Nhật phải bắt đầu triển khai Global Hawk và đến năm 2018 phải hoàn tất việc bố trí khu vực tác chiến cho 3 chiếc UAV này, cùng với các công trình mặt đất, tổng ngân sách đầu tư có thể lên tới 100 tỷ yên, tương đương 6,2 tỷ nhân dân tệ (khoảng hơn 1 tỷ USD).
    Máy bay trinh sát chiến lược không người lái RQ-4 Global Hawk có trần bay lên tới 16km, trinh sát liên tục trên không 36h, có khả năng giám sát không phận và thu thập tất cả các tín hiệu vô tuyến. Hiện nay, Mỹ đang triển khai Global Hawk ở đảo Guam, dự kiến sang năm họ cũng triển khai loại UAV này đến căn cứ không quân Misawa ở Aomori.

    Nhật Bản diễn tập chống đổ bộ nhằm "dằn mặt" Trung Quốc

    Thứ tư 21/08/2013 16:10
    ANTĐ - Ngày 20-8, quân đội Nhật Bản đã bắt đầu cuộc diễn tập quân sự thường niên quy mô lớn tại chân núi Phú Sĩ, nhằm phô diễn khả năng phòng vệ của mình và để hỗ trợ kế hoạch tăng cường vai trò lớn hơn của quân đội Nhật Bản ở cả trong và ngoài nước.

    Được tổ chức như là một màn trình diễn hơn là một cơ hội huấn luyện, cuộc diễn tập này tập trung vào một kịch bản, trong đó Nhật Bản bị tấn công từ phía biển. Một loạt máy bay, pháo, xe tăng và máy bay trực thăng đã đồng loạt khai hoả vào các mục tiêu ở chân núi Phú Sỹ, một danh thắng mang tính biểu tượng của Nhật Bản.
    Cuộc diễn tập năm nay có sự tham gia của 2.400 binh lính, 30 máy bay và 80 xe tăng và xe bọc thép. Cuộc diễn tập này sẽ tiếp tục diễn ra trong nhiều ngày. Đây là cuộc diễn tập lớn nhất của Lục quân phòng vệ Nhật bản, được tổ chức thường niên từ năm 1961.
    Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết trong một tuyên bố rằng, cuộc diễn tập này thể hiện quyết tâm của Nhật Bản nhằm đối phó với "những bất ổn ngày càng gia tăng" trong khu vực và có thể bảo vệ được lãnh thổ của mình.
    [​IMG]
    Vũ khí khủng của Nhật hiển thị uy lực


    Mặc dù ông không nói rõ, nhưng Nhật Bản đã và đang tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền đối với một nhóm đảo nhỏ, không có người sinh sống trên biển Hoa Đông. Cuộc tranh chấp đối với quần đảo, mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, đã làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa hai cường quốc châu Á này và gây quan ngại cho Tokyo, khiến Nhật Bản phải tăng cường sức mạnh quân sự, để đối phó với sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
    Ông Onodera đã nhấn mạnh rằng, Nhật Bản cần phải nâng cao khả năng giám sát của mình - chủ yếu là giám sát các hoạt động của Trung Quốc xung quanh quần đảo này - và cho rằng quân đội Nhật Bản sẽ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế, chống cướp biển và các hoạt động song phương với các đồng minh của Nhật Bản.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nhật vung tiền xây dựng lực lượng tác chiến đổ bộ

    Thứ ba 20/08/2013 11:24
    ANTĐ - Nhằm tăng cường khả năng phòng thủ biển đảo, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang xây dựng kế hoạch thành lập lực lượng thiết giáp lưỡng thê (tác chiến 2 chức năng thủy - bộ) và đề xuất dự trù kinh phí cần thiết trong dự toán ngân sách quốc phòng năm tới.

    Theo bài báo, tháng 7 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đưa ra một bản báo cáo chỉnh sửa, là một bộ phận trong “Đại cương kế hoạch phòng vệ”. Báo cáo nhấn mạnh, để tăng cường khả năng bảo vệ các cụm đảo, Nhật Bản phải có khả năng tác chiến đổ bộ nhanh như lực lượng hải quân đanh bộ Mỹ. Vì vậy, Bộ Quốc phòng đã tiến hành nghiên cứu thực tế nhu cầu và phản ánh nó vào trong “Đại cương kế hoạch phòng vệ”.
    Sau khi nghiên cứu, Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định thành lập một đơn vị chuyên trách phòng thủ các đảo, trực thuộc lực lượng tự vệ trên đất liền (lục quân) khu vực miền tây và sẽ trang bị loại xe chiến đấu bộ binh lưỡng thê AAV7.
    [​IMG]
    Xe chiến đấu bộ binh lưỡng thê AAV-7A1S


    Hiện nay, lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ cũng đang sử dụng loại xe chiến đấu bộ binh có khả năng tác chiến biển ưu việt này. AAV7 có khả năng hành tiến trên mặt nước rất tốt, nên nó có thể bơi từ bờ lên các tàu đổ bộ và vận chuyển quân từ tàu đổ bộ vào bờ trong tác chiến đổ bộ đánh chiếm đảo.
    Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định sang năm 2014 sẽ thành lập lực lượng này, hiện đã xác định trước mắt sẽ trang bị 6 chiếc. Ngoài ra, họ cũng yêu cầu cấp thêm kinh phí để mua sắm các loại máy bay trinh sát không người lái và tiếp tục đề nghị mua máy bay vận tải cánh quạt nghiêng, phiên bản hải quân đánh bộ MV-22 Osprey.
    Tháng 6 năm nay, theo đề xuất của chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe, về “một lực lược quốc phòng Nhật Bản năng động hơn”, nước này có kế hoạch sẽ trang bị cho lực lựong này các phương tiện chiến đấu hiện đại, bao gồm 48 xe lội nước AAV-7A1S và máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey.
  10. andrewphucbeo

    andrewphucbeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2013
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Nhật dễ dàng đánh bại máy bay, tàu ngầm Trung Quốc

    Thứ tư 28/08/2013 08:14
    ANTĐ - Ngày 26/08 vừa qua, tạp chí “Asiaweek”của Hồng Kông, kỳ 1 tháng 9 (bản giới thiệu) đã có bài phỏng vấn ông Toshio Tamogami - cựu tư lệnh lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản. Vị thượng tướng nghỉ hưu này cho biết, lực lượng hải, không quân Nhật Bản hơn rất xa so với Trung Quốc.





    Đề cập đến vấn đề tàu sân bay Liêu Ninh được đưa vào phục vụ và Trung Quốc còn đang đóng 2 tàu sân bay mới, Tư lệnh không quân Nhật Bản cho biết, nếu như những đồn đoán trên là đúng thì cán cân lực lượng sẽ có sự biến chuyển nhất định. Tuy vậy, Liêu Ninh không thể có khả năng tác chiến, vì nó là sản phẩm từ thời Liên Xô cũ, sự vá víu của Trung Quốc cũng khó mà đảm bảo cho nó hoàn thành tốt công tác huấn luyện chứ đừng nói là có khả năng tác chiến. Hiện nó đột ngột chấm dứt huấn luyện và trở về nhà máy đóng tàu chính là do những vấn đề kỹ thuật cần khắc phục.
    Ngoài ra, 2 tàu sân bay mới đóng cũng phải hàng chục năm nữa mới được đưa vào sử dụng. Hơn nữa, sở hữu 3 tàu sân bay thì trong 1 thời điểm cũng chỉ có thể triển khai 1 chiếc, vì nó còn phải định kỳ bảo dưỡng, có đợt kéo dài tới hàng năm. Những hạn chế về khả năng phòng thủ của bản thân tàu sân bay và hệ thống chỉ huy thông tin thống nhất khả năng tấn công - phòng thủ của biên đội tàu sân bay là vấn đề Trung Quốc còn xa mới khắc phục được. Trong 1 thập kỷ nữa, chúng có thể được giải quyết hay không vẫn còn chưa rõ.
    Về các loại phương tiện thông thường, hiện lực lượng tự vệ trên không/trên biển/trên đất liền của Nhật có ưu thế vượt trội so với Trung Quốc. Họ có kinh nghiệm huấn luyện thực chiến vài chục năm nay với Mỹ, trong khi Trung Quốc hiện mới bắt đầu triển khai các hoạt động này, kinh nghiệm mới chỉ là con số 0. Ngay cả cường độ và kỹ năng huấn luyện của binh sĩ Trung Quốc cũng không so được với Nhật.
    [​IMG] Nhật luôn tìm phương pháp tối ưu để khắc chế máy bay Trung Quốc



    Lực lượng tự vệ Nhật Bản định kỳ tổ chức các cuộc diễn tập hải – không nhất thể theo mô hình hiện đại với quân đội Mỹ đồn trú tại nước mình. Nhật còn có hơn 100 chiếc máy bay tuần tiễu và cảnh báo sớm tầm xa, trở thành những cặp “mắt thần” trong tác chiến trên không, trên biển. Trong chiến tranh hiện đại, Trung Quốc mất hẳn quyền kiểm soát trên không và giám sát trên biển, so với Nhật Bản nên thế chủ động tác chiến luôn ở trong tay Nhật.
    Hiện nay, quy mô, tính chất và phương pháp huấn luyện của Trung Quốc vẫn còn theo mô hình mà Nhật đã sử dụng 30 năm trước đây. Các chỉ lệnh “sang trái”, “sang phải”, “nâng độ cao”… vẫn do các chỉ huy từ mặt đất ra lệnh cho phi công thông qua liên lạc vô tuyến điện. Phương pháp huấn luyện kiểu tín hiệu mô phỏng, không thể giúp Trung Quốc giành chiến thắng trước lực lượng Nhật, với phương pháp huấn luyện tự động hóa hiện đại. Một khi bị gây nhiễu, tín hiệu vô tuyến điện sẽ xuất hiện tạp âm, không thể truyền đạt các chỉ lệnh, các máy bay Trung Quốc sẽ tác chiến thế nào?
    Do ông Toshio Tamogami nghỉ hưu đã trên 5 năm nên có thể tiết lộ một số nội tình. Lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản thông qua các ảnh vệ tinh, điều động các máy bay trinh sát và máy bay thu thập thông tin tình báo, không ngừng giám sát các động tĩnh của quân đội Trung Quốc. Thông qua giám sát điện thoại và các thiết bị vô tuyến, Nhật biết rõ Trung Quốc thường sử dụng phương pháp huấn luyện “cổ điển” như trên.
    [​IMG]
    P-3C Orion chính là khắc tinh của các loại tàu ngầm Trung Quốc


    Trong lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản, có một đơn vị tập hợp các huấn luyện viên bay lão luyện có kỹ năng xuất sắc nhất, họ nỗ lực nghiên cứu các phương pháp tấn công của máy bay nước khác, trong quá trình huấn luyện thường đóng vai máy bay địch, để phi công Nhật huấn luyện phương pháp khắc chế. Thường họ chia 1 bên là các phi công kỳ cựu nhiều kinh nghiệm và 1 bên là các phi công trẻ có tính linh hoạt để chiến đấu đối không. Sau mỗi cuộc đấu, các huấn luyện viên lại đưa ra các hướng dẫn cũ thể cho các phi công trẻ.
    Đương nhiên là phương pháp tác chiến và các tính năng của máy bay chiến đấu Trung Quốc là đối tượng được tập trung nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng nhất. Lực lượng tự vệ trên không của Nhật lấy công nghệ hiện đại, phương pháp huấn luyện sát thực với cường độ cao làm ưu thế chế áp hoàn toàn không quân Trung Quốc. Trong thời gian đương nhiệm, ông Toshio Tamogami cũng đã nhiều lần sang Bắc Kinh, nên đã nắm được thông tin về thời gian, cường độ và nội dung huấn luyện phi công Trung Quốc còn kém xa Nhật.
    Tương tự, lực lượng tự vệ trên biển và trên lục địa của Nhật cũng thống nhất cao ở điểm này, đặc biệt là khả năng tác chiến chống ngầm của Nhật càng ngày càng cao. Các loại tàu ngầm Trung Quốc có độ ồn rất lớn, thời gian lặn rất ngắn, còn tàu ngầm AIP Nhật Bản có khả năng tác chiến ngầm trong thời gian rất dài và gần như yên lặng tuyệt đối. Kết hợp với các số liệu của máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, các tàu ngầm có thể theo dõi đối thủ rất lâu mà không bị phát hiện, chờ cớ hội thuận lợi là hạ sát. Có thể nói là tàu ngầm Trung Quốc chưa kịp đến được địa điểm cần đến thì đã bị đánh chìm.


    Cho hỏi thằng Nhật đánh nước nào rồi nhĩ ?, về KQHQ Trung Quốc đã từng hạ vô số chiếc F-86, U2, P-2 và thậm chí đánh chặn F-15
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này