1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tiết lộ “kinh hoàng”, vũ khí Hàn Quốc dùng nhiều linh kiện rởm
    (Kienthuc.net.vn) - Pháo tự hành, xe tăng, trực thăng, tiêm kích F-16 của Hàn Quốc được cho là đang dùng nhiều linh kiện rởm, không đạt chuẩn.
    Thời báo Hoàn Cầu cho hay, mấy năm gần đây, chính phủ và Quân đội Hàn Quốc chi lượng lớn ngân sách để nghiên cứu và mua sắm vũ khí mới. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ thì quân đội nước này đang sử dụng rất nhiều vũ khí, linh kiện rởm, kém chất lượng gồm của cả tiêm kích KF-16, trực thăng, tàu chiến, quân trang.
    Ngày 17/3, Viện Công nghệ và Chất lượng quốc phòng Hàn Quốc cho biết, 7 năm gần đây viện này đã thử nghiệm hơn 280.000 linh kiện thiết bị quân dụng và phát hiện có tới 2.749 vật tư quân dụng các loại của 241 doanh nghiệp xuất hiện vấn đề làm giả và thay đổi giấy chứng nhận tiêu chuẩn.
    [​IMG]
    Xe chiến đấu bộ binh K-21 nằm trong danh mục dùng nhiều linh kiện rởm.
    Xét các chủng loại vũ khí, trực thăng sản xuất trong nước mới nhất của Hàn Quốc Surion có tới 51 lô linh kiện không đạt tiêu chuẩn; pháo tự hành K-9 và xe bọc thép K-21 của Hàn Quốc cũng có tới hơn 100 linh kiện chất lượng kém; các linh kiện liên quan đến pháo, xe quân dụng cũng có một phần chất lượng kém.
    Tờ Yonhap cho hay, linh kiện chất lượng kém chủ yếu phổ biến ở phương tiện cơ giới, trong đó có xe tăng chiến đấu K-2, xe chiến đấu bộ binh K-21, pháo tự hành K-9, pháo tự hành K55A1 chiếm 89,7% tổng số linh kiện rởm được phát hiện.
    Những linh kiện kém chất lượng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sử dụng của xe chiến đấu, trực thăng. Thậm chí trên máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Hàn Quốc cũng xuất hiện thiết bị phanh kém chất lượng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn và tính năng của máy bay.
    Trong số vũ khí trang bị của Hải quân Hàn Quốc thì các tàu hộ vệ lớp Ulsan thế hệ mới của Hàn Quốc cũng sử dụng bơm giả chất lượng kém, có thể ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của tàu.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Su-30MK2 trên bầu trời phương Nam
    Quote:
    Su-30MK2 trên bầu trời phương Nam
    Với tính chất và đặc thù công việc đòi hỏi khá đặc biệt, nhưng trong nhiều năm qua, Trung đoàn 935, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không – Không quân) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhất là việc là tổ chức huấn luyện bay, trực sẵn sàng chiến đấu ngày, đêm và huấn luyện chuyển loại cho phi công, nhân viên kỹ thuật từ máy bay Su22 sang máy bay Su-30MK2,…

    Su-30MK2 được biết đến là dòng máy bay tiêm kích đa năng, có thể đảm nhiệm chiếm ưu thế trên không, phòng không, tuần tra, hộ tống, tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trên biển,… Tốc độ bay tối đa của Su-30MK2 đạt trên 2.100km/h, cự ly tối đa khoảng 3.000km và có thể lên đến hơn 8.000km nếu được tiếp nhiên liệu trên không. Đặc biệt, dòng máy bay được mệnh danh là “hổ mang chúa” này còn có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa vài trăm ki-lô-mét nhờ hệ thống ra-đa điều khiển hỏa lực tầm xa. Theo dõi cùng lúc hàng chục mục tiêu và tấn công đồng thời 4 mục tiêu cùng một lúc, với hệ thống hoả lực trang bị trên máy bay khá đang dạng và hiện đại từ bom, tên lửa cho đến rốc-két,…

    Có mặt tại một buổi bay của Trung đoàn 935, chúng tôi đã ghi lại hình ảnh những chiếc Su-30MK2 trên bầu trời phương Nam xin được giới thiệu cùng bạn đọc của Quân đội nhân dân Online.

    VŨ QUANG THÁI (thực hiện)

    [​IMG]
    Su-30MK2 trong khu kỹ thuật của Trung đoàn 935.
    [​IMG]
    Việc chuẩn bị cho ban bay được đội ngũ kỹ sư hàng không và nhân viên kỹ thuật thực hiện từ khá sớm.
    [​IMG]
    Kiểm tra chu đáo, cẩn thận, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nhất…
    [​IMG]
    …Cho đến những bộ phận quan trọng khác của buồng lái...
    [​IMG]
    ...Và từng chiếc lốp máy bay.
    [​IMG]
    Nhân viên kỹ thuật mặt đất kiểm tra máy bay và chuẩn bị tiếp dầu.
    [​IMG]
    Ngoài nhiệm vụ huấn luyện, khi đảm nhiệm nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, Su-30MK2 thường mang theo vũ khí.
    [​IMG]
    Trước khi bay, phi công thực hiện bay tập trong ca-bin buồng tập lái tại trung đoàn.
    [​IMG]
    Chuyến bay khí tượng bắt đầu cất cánh.
    [​IMG]
    “Hổ mang chúa” đầu tiên rời đường băng.
    [​IMG]
    Với tốc độ lúc cất cánh lên đến khoảng 200-300km/giờ, Su-30MK2 được coi là loại máy bay chiến đấu đa chức năng, tốc độ siêu âm, có thể đảm nhiệm cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và tấn công mặt đất.
    [​IMG]
    Với nhiều tính năng ưu việt nên khả năng tác chiến của Su-30MK2 là rất cao.
    [​IMG]
    Những pha nhào lộn trên không thường được các phi công dày dạn kinh nghiệm thực hiện.
    [​IMG]
    Việc phối hợp giữa các phi công và bộ phận chỉ huy mặt đất, thông tin… đòi hỏi chặt chẽ, chính xác.(trong buồng lái mô phỏng chứ có phải bay thật đâu mà chỉ huy với chả thông tin)
    [​IMG]
    Su-30MK2 có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đa dạng trong nhiều điều kiện thời tiết, môi trường khắc nghiệt, bất kể ban ngày…
    [​IMG]
    … Hay ban đêm, khoảng cách và được trang bị nhiều vũ khí hiện đại.
    [​IMG]
    Hoàn thành chuyến bay trở về an toàn.
    [​IMG]
    Sau mỗi chuyến bay lại thêm một bài học kinh nghiệm được tích lũy với các phi công.

    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/71...y/Default.aspx
  3. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12
    #jake_2.0 :chịu khó đọc chủ đề topic rồi hãy ném rác lên bác nhé
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tên lửa nào vừa được Triều Tiên thị uy trước Mỹ-Hàn?
    (Vũ khí) - Để gây sức ép lên cuộc tập trận giữa Mỹ và Hàn Quốc đang diễn ra, sáng 22/3, Triều Tiên đồng loạt phóng 30 tên lửa tầm ngắn đất đối đất FROG.
    Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời Bộ tham mưu trưởng liên quân nước này cho biết Triều Tiên đã phóng 30 quả tên lửa tầm ngắn được cho là tên lửa đất đối đất FROG, từ bờ biển phía Đông trong khoảng thời gian từ 4 giờ đến 6h10 sáng nay (giờ địa phương).
    Yonhap cho biết thêm, tất cả số tên lửa này đã bay được khoảng 60km và hướng về vùng biển phía Đông bán đảo Triều Tiên. Vụ phóng này diễn ra đúng 6 ngày sau khi Bình Nhưỡng phóng 25 quả tên lửa 9K52 Luna-M (NATO định danh là FROG), do Liên Xô sản xuất được biên chế cho quân đội Triều Tiên từ những năm 1960.
    [​IMG]
    Tên lửa 9K52 Luna-M khai hỏa
    Tên lửa 9K52 Luna-M là một tổ hợp tên lửa đường đạn tầm ngắn của Liên Xô. Đạn tên lửa 9M21 có khả năng ổn định quay và không dẫn đường.
    Đạn tên lửa 9M21 được đặt trên xe mang phóng thẳng đứng (TEL) bánh lốp 9P113 dựa trên khung gầm xe tải quân sự ZIL-135 8x8. TEL có một cần cẩu thủy lực để nạp đạn tên lửa từ xe chở đạn 9T29.
    9M21 có tầm bắn lên tới 70 km và có sai số (CEP) từ 500 m tới 700 m. Đạn phản lực có đầu đạn nặng 550 kg (đầu đạn có thể là liều nổ mạnh, hóa học hoặc hạt nhân).
    Đạn tên lửa 9M21 được giới thiệu lần đầu vào năm 1965 và triển khai rộng rãi trên khắp các quốc gia vệ tinh của Liên Xô. Đạn phản lực được xuất khẩu rộng rãi tới nhiều quốc gia.
    Liên tiếp những vụ phóng tên lửa được Triều Tiên thực hiện nhằm đáp trả các cuộc diễn tập quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc đã bắt đầu từ tháng trước và kéo dài đến cuối tháng 4.
    Cuộc tập trận chỉ huy "Giải pháp then chốt" (Key Resolve), bắt đầu hôm 24/2 và kết thúc hôm 6-3, nhưng cuộc diễn tập huấn luyện thực địa "Đại bàng non" (Foal Eagle) sẽ kéo dài đến 18/4 bất chấp sự phản đối của Triều Tiên, bởi theo Bình Nhưỡng những cuộc tập trận này là sự chuẩn bị cho một cuộc xâm lược lên phía Bắc.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hai ngày liên tiếp, Bình Nhưỡng phóng 46 tên lửa
    TT - Trong ngày thứ hai liên tiếp, Bình Nhưỡng bắn thêm ít nhất 16 quả tên lửa tầm ngắn ra biển về phía Đông của bán đảo Triều Tiên để bày tỏ thái độ với cuộc tập trận chung đang diễn ra giữa Mỹ và Hàn Quốc.


    Trước đó một ngày, Bình Nhưỡng cũng đã bắn 30 quả tên lửa đất đối đất với tầm bắn 60km ra biển từ Wonsan.

    “Quân đội vẫn canh chừng các vụ phóng tên lửa tiếp theo” - Yonhap trích lời Hội đồng tham mưu trưởng Hàn Quốc nói. Các vụ phóng tên lửa sáng 23-3 diễn ra lúc 1g-2g30. Bình Nhưỡng cho đến nay vẫn phản đối các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn là hành vi gây hấn và coi các vụ thử tên lửa của mình là để “tự vệ”.

    Trong khi cuộc tập trận Quyết tâm then chốt đã kết thúc từ đầu tháng 3, cuộc tập trận Đại bàng non sẽ còn kéo dài tới cuối tháng 4.

    Căng thẳng từng leo thang hồi năm 2010 sau khi Bình Nhưỡng bất ngờ tấn công đảo Yeonpyeong. Các vụ phóng tên lửa này diễn ra chỉ vài ngày sau kỷ niệm lần thứ 4 vụ tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị đánh chìm hồi năm 2010 làm ít nhất 46 thủy thủ thiệt mạng. Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng thực hiện vụ tấn công này. Căng thẳng thêm leo thang sau khi Bình Nhưỡng bất ngờ tấn công đảo Yeonpyeong làm hai lính Hàn Quốc và hai dân thường thiệt mạng.

    THANH TUẤN
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    3 phương tiện đổ bộ "siêu hạng" của Triều Tiên khiến Hàn Quốc bất lực
    Thứ ba 25/03/2014 08:45
    ANTĐ - Ngày 23-3, một nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đang phát triển một loại tàu xuyên sóng cao tốc mới để triển khai cho các đơn vị quân đội tiền phương nhằm tăng cường khả năng xâm nhập trên biển.
    Theo tin cho biết, Bình Nhưỡng đã chế tạo một loại tàu rất gọn nhẹ là VSV, có thể di chuyển gần 100 km/giờ với một toán biệt kích trên tàu. Hiện Triều Tiên đã triển khai khoảng 70 tàu đệm khí trên bờ biển phía tây và 60 xuồng đổ bộ ở phía đông tại 4 căn cứ tàu đệm khí.
    Theo một báo cáo của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, tàu VSV có hình trụ, dài khoảng 10-15 mét. Nó có tốc độ nhanh hơn nhiều so với các tàu đệm khí, có thể di chuyển tới 96 km/giờ.
    Loại tàu này lần đầu tiên được phát hiện trên ảnh vệ tinh từ năm ngoái khi Triều Tiên tiến hành chạy thử lần đầu trên vùng biển phía Đông.
    [​IMG]
    Một cuộc diễn tập có sử dụng tàu đệm khí của Triều Tiên

    “Triều Tiên đã và đang chế tạo loại tàu VSV này từ năm ngoái nhằm tăng cường khả năng xâm nhập bằng được biển của lực lượng biệt kích. Hiện rất có khả năng chúng đã sẵn sàng để triển khai” - nguồn tin giấu tên cho biết.
    Các quan chức quân sự Hàn Quốc coi loại tàu cao tốc này là mối đe dọa lớn đối với các hòn đảo tiền tiêu khi được đưa vào sử dụng, đặc biệt là sau khi Triều Tiên phóng ngư lôi đánh chìm chiếc tàu hộ tống Cheonan của hải quân Hàn Quốc ở vùng biển phía tây 3 năm trước, làm 46 thủy thủ trên tàu thiệt mạng.
    Các quan chức Hàn Quốc cho rằng, đối phương sẽ sớm triển khai loại tàu mới này cho các đơn vị tuyến đầu ở bờ biển phía đông, và nước này có thể sẽ sơn cho chúng một lớp sơn tàng hình để ngụy trang.
    [​IMG]

    Phần trướctàu tác chiến đổ bộ bán ngầm của Triều Tiên

    Các quan chức quân sự Seoul cho rằng Bình Nhưỡng thường tiến hành luyện tập các hoạt động đổ bộ với các tàu loại này, để xâm nhập qua đường hải giới liên Triều, nhằm nhanh chóng xâm chiếm các hòn đảo biên giới của Hàn Quốc khi chiến sự xảy ra.
    Ngoài ra, Triều Tiên còn 1 phương tiện đổ bộ bí mật rất đáng ngại là các tàu đột kích dạng bán ngầm. Loại tàu này có chiều dài 17m, rộng 4m, cao 2,2m, trang bị các ống phóng ngư lôi và được chuyên chở trên các tàu mẹ được ngụy trang như các tàu buôn.
    Trong quá trình hải hành, chỉ có một phần rất nhỏ tầng thượng nhô lên trên mặt biển, đa phần thân tàu chìm dưới nước cùng với tốc độ rất cao làm cho các loại radar đối hải rất khó phát hiện và theo dõi được nó.
    [​IMG]

    Phần sautàu tác chiến đổ bộ bán ngầm của Triều Tiên

    Các tàu mẹ của đặc công Triều Tiên thường ghé vào các cảng của một nước thứ 3 để bổ sung nhiên liệu và hậu cần, sau đó đi đường vòng, vu hồi vào khu vực biển phía tây Hàn Quốc và thả các tàu đột nhập bán ngầm này để xâm nhập lên bờ.
    Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng sở hữu rất nhiều tàu ngầm mini, có khả năng đột nhập qua các hệ thống tuần tra và bảo vệ bờ biển để đổ bộ người nhái lên dải bờ biển của Hàn Quốc, đặc biệt là khoảng 40 tàu ngầm mini lớp Sang-O. Tàu ngầm lớp này của Triều Tiên có chiều dài 34m, lượng giãn nước khi lặn là 370 tấn.
    Trên thực tế, Bình Nhưỡng đã từng sử dụng tàu tàu ngầm mini lớp Sang-O để đổ bộ đặc công, xâm nhập Hàn Quốc. Ngày 15-9-1996, tàu ngầm mini lớp Sang-O của Triều Tiên đã bí mật xâm nhập bờ biển Hàn Quốc thả 3 nhóm lính đặc nhiệm lên bờ tiến hành hoạt động do thám các căn cứ của Hàn Quốc.
    [​IMG]

    Tàu ngầm mini lớp Sang-O của Triều Tiên

    Hai ngày sau, chiếc tàu ngầm này quay lại vị trí ban đầu để thu hồi nhóm lính đặc nhiệm. Nhiệm vụ sắp thành công nhưng không may chiếc tàu ngầm bị mắc cạn nên biệt kích Triều Tiên phải bỏ tàu lên bờ, rút lui bằng đường bộ. Vụ đột nhập và rút lui thành công (nếu không bị mắc cạn) này đã gây một cú sốc cho quân đội Hàn Quốc.
    Các phương tiện đổ bộ có phần “kỳ quái” này của Triều Tiên làm Hàn Quốc rất lo lắng tình huống lực lượng đặc nhiệm của Bình Nhưỡng lợi dụng địa thế quanh co của dải bờ biển Hàn Quốc để vượt qua “giới tuyến quân sự” đột nhập lên đất liền, trinh sát hoặc tấn công phá hoại.

    Hàn Quốc chi 7 tỷ USD mua 40 chiếc F-35 và 4 UAV Global Hawk
    Thứ ba 25/03/2014 08:30
    ANTĐ - Ngày 24-3, Cơ quan quản lý mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc đã quyết định sẽ chi khoảng 7 tỷ USD để mua 40 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 JSF.
    Dự kiến, thỏa thuận mua loại chiến đấu cơ tối tân của Hãng Lockheed Martin sẽ được tiến hành vào quý III năm nay. Đây là kế hoạch mua sắm được thực hiện thông qua chương trình FMS của chính phủ.
    Cơ quan quản lý mua sắm quốc phòng Hàn Quốc cho biết, họ sẽ bắt đầu đàm phán với chính phủ Mỹ với tư cách đại diện cho hãng Lockheed Martin về giá cả và các điều kiện khác, và tiến hành các thủ tục đánh giá hợp đồng này trong những tháng tới.
    Theo nhiều nguồn tin, tổng giá trị của hợp đồng này vào khoảng 7,4 nghìn tỷ won, nhưng DAPA vẫn chưa công bố giá trị cụ thể của hợp đồng vì cho rằng giá trị hợp đồng còn phụ thuộc vào quá trình đàm phán sắp tới. Theo chương trình FMS, chính phủ nước ngoài phải thanh toán số tiền được chính phủ Mỹ ấn định vào thời điểm giao hàng.
    Dự kiến phía Mỹ sẽ bàn giao lô máy bay chiến đấu F-35 đầu tiên cho Hàn Quốc vào năm 2018.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35 của Mỹ
    Ngoài ra, DAPA cũng sẽ đàm phán riêng rẽ với Lockheed Martin về những điều kiện bổ sung, trong đó có việc hỗ trợ công nghệ cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu nội địa của Hàn Quốc.

    Năm ngoái, Hàn Quốc có kế hoạch sẽ mua 60 chiếc máy bay chiến đấu F-15 của hãng Boeing. Tuy nhiên, họ đã hủy quyết định này vì muốn mua máy bay chiến đấu có khả năng tàng hình tốt hơn.
    Cùng ngày 24-03, cũng nằm trong khuôn khổ chương trinhg FMS, DAPA đã phê chuẩn kế hoạch mua 4 chiếc máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk của hãng Northrop Grumman để tăng cường khả năng giám sát của quân đội nước này.
    Dự kiến, số tiền dành để mua 4 chiếc máy bay này vào khoảng 880 tỷ won (740 triệu USD). Northrop Grumman cũng dự kiến sẽ bàn giao các máy bay Global Hawk này cho Hàn Quốc vào năm 2018.
    DAPA cho biết họ sẽ ký một “Thư chấp nhận” (LOA) với chính phủ Mỹ vào cuối tháng này trước khi bắt đầu đàm phán về hợp đồng mua máy bay trinh sát không người lái Global Hawk.




  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    3 phương tiện đổ bộ "siêu hạng" của Triều Tiên khiến Hàn Quốc bất lực
    Thứ ba 25/03/2014 08:45
    ANTĐ - Ngày 23-3, một nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đang phát triển một loại tàu xuyên sóng cao tốc mới để triển khai cho các đơn vị quân đội tiền phương nhằm tăng cường khả năng xâm nhập trên biển.
    Theo tin cho biết, Bình Nhưỡng đã chế tạo một loại tàu rất gọn nhẹ là VSV, có thể di chuyển gần 100 km/giờ với một toán biệt kích trên tàu. Hiện Triều Tiên đã triển khai khoảng 70 tàu đệm khí trên bờ biển phía tây và 60 xuồng đổ bộ ở phía đông tại 4 căn cứ tàu đệm khí.
    Theo một báo cáo của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, tàu VSV có hình trụ, dài khoảng 10-15 mét. Nó có tốc độ nhanh hơn nhiều so với các tàu đệm khí, có thể di chuyển tới 96 km/giờ.
    Loại tàu này lần đầu tiên được phát hiện trên ảnh vệ tinh từ năm ngoái khi Triều Tiên tiến hành chạy thử lần đầu trên vùng biển phía Đông.
    [​IMG]
    Một cuộc diễn tập có sử dụng tàu đệm khí của Triều Tiên

    “Triều Tiên đã và đang chế tạo loại tàu VSV này từ năm ngoái nhằm tăng cường khả năng xâm nhập bằng được biển của lực lượng biệt kích. Hiện rất có khả năng chúng đã sẵn sàng để triển khai” - nguồn tin giấu tên cho biết.
    Các quan chức quân sự Hàn Quốc coi loại tàu cao tốc này là mối đe dọa lớn đối với các hòn đảo tiền tiêu khi được đưa vào sử dụng, đặc biệt là sau khi Triều Tiên phóng ngư lôi đánh chìm chiếc tàu hộ tống Cheonan của hải quân Hàn Quốc ở vùng biển phía tây 3 năm trước, làm 46 thủy thủ trên tàu thiệt mạng.
    Các quan chức Hàn Quốc cho rằng, đối phương sẽ sớm triển khai loại tàu mới này cho các đơn vị tuyến đầu ở bờ biển phía đông, và nước này có thể sẽ sơn cho chúng một lớp sơn tàng hình để ngụy trang.
    [​IMG]

    Phần trướctàu tác chiến đổ bộ bán ngầm của Triều Tiên

    Các quan chức quân sự Seoul cho rằng Bình Nhưỡng thường tiến hành luyện tập các hoạt động đổ bộ với các tàu loại này, để xâm nhập qua đường hải giới liên Triều, nhằm nhanh chóng xâm chiếm các hòn đảo biên giới của Hàn Quốc khi chiến sự xảy ra.
    Ngoài ra, Triều Tiên còn 1 phương tiện đổ bộ bí mật rất đáng ngại là các tàu đột kích dạng bán ngầm. Loại tàu này có chiều dài 17m, rộng 4m, cao 2,2m, trang bị các ống phóng ngư lôi và được chuyên chở trên các tàu mẹ được ngụy trang như các tàu buôn.
    Trong quá trình hải hành, chỉ có một phần rất nhỏ tầng thượng nhô lên trên mặt biển, đa phần thân tàu chìm dưới nước cùng với tốc độ rất cao làm cho các loại radar đối hải rất khó phát hiện và theo dõi được nó.
    [​IMG]

    Phần sautàu tác chiến đổ bộ bán ngầm của Triều Tiên

    Các tàu mẹ của đặc công Triều Tiên thường ghé vào các cảng của một nước thứ 3 để bổ sung nhiên liệu và hậu cần, sau đó đi đường vòng, vu hồi vào khu vực biển phía tây Hàn Quốc và thả các tàu đột nhập bán ngầm này để xâm nhập lên bờ.
    Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng sở hữu rất nhiều tàu ngầm mini, có khả năng đột nhập qua các hệ thống tuần tra và bảo vệ bờ biển để đổ bộ người nhái lên dải bờ biển của Hàn Quốc, đặc biệt là khoảng 40 tàu ngầm mini lớp Sang-O. Tàu ngầm lớp này của Triều Tiên có chiều dài 34m, lượng giãn nước khi lặn là 370 tấn.
    Trên thực tế, Bình Nhưỡng đã từng sử dụng tàu tàu ngầm mini lớp Sang-O để đổ bộ đặc công, xâm nhập Hàn Quốc. Ngày 15-9-1996, tàu ngầm mini lớp Sang-O của Triều Tiên đã bí mật xâm nhập bờ biển Hàn Quốc thả 3 nhóm lính đặc nhiệm lên bờ tiến hành hoạt động do thám các căn cứ của Hàn Quốc.
    [​IMG]

    Tàu ngầm mini lớp Sang-O của Triều Tiên

    Hai ngày sau, chiếc tàu ngầm này quay lại vị trí ban đầu để thu hồi nhóm lính đặc nhiệm. Nhiệm vụ sắp thành công nhưng không may chiếc tàu ngầm bị mắc cạn nên biệt kích Triều Tiên phải bỏ tàu lên bờ, rút lui bằng đường bộ. Vụ đột nhập và rút lui thành công (nếu không bị mắc cạn) này đã gây một cú sốc cho quân đội Hàn Quốc.
    Các phương tiện đổ bộ có phần “kỳ quái” này của Triều Tiên làm Hàn Quốc rất lo lắng tình huống lực lượng đặc nhiệm của Bình Nhưỡng lợi dụng địa thế quanh co của dải bờ biển Hàn Quốc để vượt qua “giới tuyến quân sự” đột nhập lên đất liền, trinh sát hoặc tấn công phá hoại.

    Hàn Quốc chi 7 tỷ USD mua 40 chiếc F-35 và 4 UAV Global Hawk
    Thứ ba 25/03/2014 08:30
    ANTĐ - Ngày 24-3, Cơ quan quản lý mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc đã quyết định sẽ chi khoảng 7 tỷ USD để mua 40 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 JSF.
    Dự kiến, thỏa thuận mua loại chiến đấu cơ tối tân của Hãng Lockheed Martin sẽ được tiến hành vào quý III năm nay. Đây là kế hoạch mua sắm được thực hiện thông qua chương trình FMS của chính phủ.
    Cơ quan quản lý mua sắm quốc phòng Hàn Quốc cho biết, họ sẽ bắt đầu đàm phán với chính phủ Mỹ với tư cách đại diện cho hãng Lockheed Martin về giá cả và các điều kiện khác, và tiến hành các thủ tục đánh giá hợp đồng này trong những tháng tới.
    Theo nhiều nguồn tin, tổng giá trị của hợp đồng này vào khoảng 7,4 nghìn tỷ won, nhưng DAPA vẫn chưa công bố giá trị cụ thể của hợp đồng vì cho rằng giá trị hợp đồng còn phụ thuộc vào quá trình đàm phán sắp tới. Theo chương trình FMS, chính phủ nước ngoài phải thanh toán số tiền được chính phủ Mỹ ấn định vào thời điểm giao hàng.
    Dự kiến phía Mỹ sẽ bàn giao lô máy bay chiến đấu F-35 đầu tiên cho Hàn Quốc vào năm 2018.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35 của Mỹ
    Ngoài ra, DAPA cũng sẽ đàm phán riêng rẽ với Lockheed Martin về những điều kiện bổ sung, trong đó có việc hỗ trợ công nghệ cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu nội địa của Hàn Quốc.

    Năm ngoái, Hàn Quốc có kế hoạch sẽ mua 60 chiếc máy bay chiến đấu F-15 của hãng Boeing. Tuy nhiên, họ đã hủy quyết định này vì muốn mua máy bay chiến đấu có khả năng tàng hình tốt hơn.
    Cùng ngày 24-03, cũng nằm trong khuôn khổ chương trinhg FMS, DAPA đã phê chuẩn kế hoạch mua 4 chiếc máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk của hãng Northrop Grumman để tăng cường khả năng giám sát của quân đội nước này.
    Dự kiến, số tiền dành để mua 4 chiếc máy bay này vào khoảng 880 tỷ won (740 triệu USD). Northrop Grumman cũng dự kiến sẽ bàn giao các máy bay Global Hawk này cho Hàn Quốc vào năm 2018.
    DAPA cho biết họ sẽ ký một “Thư chấp nhận” (LOA) với chính phủ Mỹ vào cuối tháng này trước khi bắt đầu đàm phán về hợp đồng mua máy bay trinh sát không người lái Global Hawk.



    Trung Quốc đòi “công bằng”, Mỹ đổ thêm quân vào châu Á
    Thứ ba 25/03/2014 18:00
    ANTĐ - Trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu Tổng thống Mỹ Barak Obama có cách tiếp cận công bằng, khi đánh giá tình hình trên biển Hoa Đông và biển Đông, thì Bộ quốc phòng Mỹ tuyên bố, quân đội nước này có kế hoạch gửi đến căn cứ ở Australia thêm 1.150 lính thủy đánh bộ.
    Ngày 25-03, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu Tổng thống Mỹ Barak Obama có cách tiếp cận công bằng khi đánh giá tình hình trên biển Hoa Đông và biển Đông.
    "Phía Mỹ cần tiếp cận các vấn đề biển Hoa Đông và biển Đông một cách khách quan và công bằng, phân biệt rõ đúng sai, tạo thuận lợi cho giải pháp đúng đắn để cải thiện tình hình" - báo chí Trung Quốc dẫn lời ông Tập Cận Bình tại hội đàm với Tổng thống Obama trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân quốc tế ở The Hague.
    Nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quân sự, tổ chức tập trận chung để "tránh những quan niệm và đánh giá sai lầm". Hiện nay, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đều tuyên bố chủ quyền tại một số đảo ở biển Đông, gây nên căng thẳng trong khu vực nên “Mỹ cần có cách cư xử đúng đắn”.
    [​IMG]

    Mỹ cam kết duy trì 6 biên đội tàu sân bay ở châu Á-Thái Bình Dương

    Trong khi đó, cũng vào ngày 25-03, Bộ tư lệnh hải quân đánh bộ Mỹ tuyên bố sẽ điều động thêm 1.150 lính hải quân đánh bộ đến Australia vào đầu tháng 4 tới. Số này sẽ hợp nhất với 200 binh sĩ đã có tại căn cứ ở Darwin. Darwin cũng là căn cứ của bốn máy bay trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E và khoảng 100 kỹ thuật viên phục vụ.
    Từ 4 năm trước, Cụm Hải quân đánh bộ Mỹ thường trú vĩnh viễn ở “xứ sở Kangoro” cũng bắt đầu thay phiên hoạt động. Dự kiến, đến năm 2016 Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ hoàn tất kế hoạch mỗi năm sẽ duy trì khoảng 2.500 lính hải quân đánh bộ duy trì hoạt động thường trú ở căn cứ Darwin.
    Ngoài ra, sau nhiều năm tham chiến ở Afghanistan và Iraq, lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ cũng sẽ quay trở lại chiến trường Thái Bình Dương, đóng quân ở Nhật Bản và đảo Hawaii, đặc biệt là 2 Cụm hải quân đánh bộ cực thiện chiến số 1 và số 3.
    [​IMG]

    2 lữ hải quân đánh bộ mạnh nhất của Mỹ sẽ trở về châu Á - Thái Bình Dương

    Không những tăng cường binh lực cho các cứ điểm đóng quân cũ, hải quân Mỹ còn thành lập thêm cơ cấu tác chiến đổ bộ mới. Trong “Báo cáo chiến lược”, Tư lệnh hải quân Mỹ Jonathan Greenert đã công bố kế hoạch thành lập “Cụm tác chiến đổ bộ số 5” ở Thái Bình Dương (hoàn thành trước năm 2018) đồng thời tăng cường hỗ trợ lực lượng hải quân đánh bộ mở rộng sự hiện diện tại Australia.
    Sự điều động lực lượng hải quân Mỹ đến khu vực nóng bỏng này thực sự rất lớn. Lầu Năm Góc đã tuyên bố, trong 10 năm tới hải quân Mỹ sẽ biến châu Á - Thái Bình Dương thành lãnh địa riêng của mình. Mỹ sẽ điều động đến đây 6 biên đội hàng không mẫu hạm và đại bộ phận các tuần dương hạm, khu trục hạm và khinh hạm và tàu tác chiến ven bờ trong biên chế của mình.
    Sự điều động này phá vỡ tỷ lệ cân bằng 5/5 trong bố trí binh lực Mỹ ở 2 đại dương lớn nhất trên thế giới, chứng tỏ vị thế quan trọng của chiến trường Thái Bình Dương trong chiến lược của Mỹ với tỷ lệ trội hơn là 6/4 so với chiến trường Đại Tây Dương. Hiện nay, quá trình chuẩn bị cho sự dịch chuyển này đang được gấp rút tiến hành, mặc kệ những bất ổn ở Ukraine-Crimea và chiến trường Địa Trung Hải.

  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Thế gườm nhau về vũ khí của Đài Loan-Trung Quốc
    (Vũ khí) - Một quan chức hàng đầu của quân đội Mỹ hôm 25/3 nói, tàu ngầm TQ có thể được trang bị tên lửa hạt nhân tầm xa đầu tiên vào cuối năm nay.
    Theo báo Người Lao Động, phát biểu trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, cho hay loại tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm mới nhất của Trung Quốc sẽ có tầm bắn vào khoảng 7.500 km.
    Ông Locklear nói: “Việc nâng cấp này sẽ cho phép Trung Quốc có khả năng răn đe hạt nhân trên biển đầu tiên vào cuối năm 2014”.
    Ông Locklear cũng đề cập đến việc Trung Quốc sản xuất tàu ngầm hạt nhân lớp Jin trang bị tên lửa đạn đạo và tên lửa JL-2. “Bước tiến của tàu ngầm Trung Quốc là rất đáng kể. Họ sở hữu một lực lượng tàu ngầm lớn mạnh và ngày càng tối tân. Nỗ lực hiện đại hóa tàu ngầm của Trung Quốc khá ấn tượng” – đô đốc này nhận định.
    Theo ông Locklear, Trung Quốc dự kiến sẽ sở hữu khoảng 60-70 tàu ngầm hiện đại trong thập kỷ tới, trong đó có loại tàu ngầm lớp Jin chạy bằng năng lượng hạt nhân và được trang bị tên lửa JL-2.
    [​IMG]
    Một chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân lớp Xia của Trung Quốc
    Được biết, Trung Quốc hiện có 5 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân và 53 tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel, theo ông Jess Karotkin, chuyên gia thuộc Văn phòng tình báo hải quân Mỹ.
    Trong khi tàu ngầm Trung Quốc có thể được trang bị tên lửa hạt nhân tầm xa, báo Thanh Niên dẫn nguồn từ tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (Canada) bình luận, phi đội 30 chiếc trực thăng chiến đấu Apache AH-64E mà Đài Loan mua của Mỹ đủ khả năng đánh bại 2 sư đoàn bộ binh Trung Quốc.
    Dòng trực thăng chiến đấu Apache được Mỹ phát triển vào giai đoạn cuối của thời kỳ Chiến tranh lạnh, với mục đích chính là nhằm đối đầu với một số lượng lớn xe bọc thép của Liên Xô, nếu cường quốc này tấn công Tây Âu, Kanwa Defense Review phân tích.
    Chỉ cần 19 trực thăng Apache là có đủ khả năng để diệt gọn một sư đoàn xe tăng của Liên Xô, theo bản tin của tạp chí Canada.
    Vì vậy, theo ước tính, phi đội 30 chiếc Apache của Đài Loan sẽ đủ sức đánh bại khoảng 2 sư đoàn bộ binh của quân đội Trung Quốc, nếu phía Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công đổ bộ lên vùng lãnh thổ Đài Loan, Kanwa Defense Review nhận định.
    Được đánh giá là mẫu trực thăng chiến đấu thiện chiến nhất thế giới, AH-64 Apache có khả năng mang theo số tên lửa và đạn dược nhiều gấp đôi trực thăng WZ-10 do Trung Quốc sản xuất.
    [​IMG]
    Trực thăng chiến đấu Apache AH-64E của không quân Đài Loan
    Được biết, Apache có tốc độ bay đạt 265 km/giờ, tốc độ tối đa lên đến 293 km/giờ và có thể chiến đấu trong một phạm vi có bán kính lên đến 480 km. Trong khi đó, WZ-10 có tốc độ bay chậm hơn, 230 km/giờ, tốc độ tối đa 270 km/giờ và bán kính tác chiến là 400 km.
    Kanwa Defense Review khẳng định ngay cả mẫu trực thăng WZ-19 của Trung Quốc cũng không thể sánh với AH-64E.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Toan tính của Không quân Hàn Quốc khi ồ ạt mua sắm
    (Vũ khí) - Chỉ cần mua 4 máy bay tiếp liệu trên không, Hàn Quốc đã nâng sức mạnh Không quân tương đương với tăng cường 30% số lượng máy bay chiến đấu.
    Trong năm 2014, Hàn Quốc sẽ ký kết một loạt hợp đồng mua sắm máy bay nhằm tăng cường cho lực lượng không quân. Trong số các hợp đồng sẽ ký, đáng chú ý có hợp các hợp đồng mua máy bay tiếp liệu trên không và 40 tiêm kích.
    [​IMG]
    Các máy bay mới nằm trong chiến lược bảo vệ biển đảo của Hàn Quốc
    Thông tin trên đã được Phó tham mưu trưởng Không quân Hàn Quốc, tướng Kim Hyung-chul cho biết khi tham dự một hội thảo ở Arlington, Virginia do Hiệp hội Không lực Mỹ tổ chức.
    Tướng Kim nói: “Tôi nghĩ rằng đến cuối năm nay, Không quân Hàn Quốc có thể xác định được các ứng viên cung cấp máy bay tiếp liệu trên không và sẽ ký được hợp đồng”.
    Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh gói thầu trị giá hàng tỷ USD này của Hàn Quốc gồm MRTT A330 của hãng Airbus, Boeing 767 và Boeing KC-46A. Tướng Kim hi vọng Không quân Hàn Quốc sẽ nhận được chiếc máy bay tiếp liệu mới đầu tiên vào năm 2020.
    Giới chức quân đội Hàn Quốc tin rằng việc mua 4 máy bay tiếp liệu sẽ cho phép tăng thời gian và tầm bay cho các tiêm kích của nước này. Theo tính toán, điều này tương đương với việc tăng 30% số lượng tiêm kích của Không quân Hàn Quốc.
    [​IMG]
    4 máy bay tiếp liệu mới, tương đương với tăng 30% số lượng máy bay chiến đấu của Hàn Quốc
    Hiện nay, Hàn Quốc không thể đảm bảo tự bảo vệ các đảo xa, trong đó có đảo Dokdo ở phía Đông hiện do nước này quản lý nhưng Nhật Bản cũng đòi chủ quyền và gọi là Takeshima, cũng như không phận trên khu vực đảo đá Ieodo ở phía Tây Nam. Cả hai khu vực này đều nằm trong diện tranh chấp với các nước láng giềng (Ieodo được Trung Quốc đặt tên là Tô Nham Tiêu và mới đây Bắc Kinh tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không ADIZ bao trùm cả chuỗi đảo đá này).
    Cất cánh từ căn cứ gần nhất, các tiêm kích KF-16 của Hàn Quốc với các thùng nhiên liệu đầy cũng không thể lưu lại không phận xung quanh Dokdo quá 10 phút. Trong trường hợp của Ieodo là không quá 5 phút. Các chỉ số này đối với các tiêm kích F-15K của Hàn Quốc tương ứng là 30 phút và 20 phút. Từ lâu, Không quân Hàn Quốc đã yêu cầu Chính phủ mua các máy bay tiếp liệu trên không để giải quyết vấn đề này.
    Ngoài ra, Tướng Kim cũng cho biết trong năm 2014, Hàn Quốc sẽ hoàn tất hợp đồng mua một số lượng lớn tiêm kích (40 chiếc) trong khuôn khổ dự án F-X.
    [​IMG]
    Tiêm kích F-15K của Hàn Quốc
    Trên thực tế, Seoul đã xác định sẽ mua 40 chiếc F-35A của hãng Lockheed Martin của Mỹ. Đây là hợp đồng mua sắm có giá trị kỷ lục đối với Hàn Quốc và được gọi là “Hợp đồng thế kỷ”. Tổng giá trị hợp đồng được đánh giá vào khoảng 40 tỷ USD. Hiện nay, Hàn Quốc đang tìm cách để Lockheed Martin chuyển giao cho công nghệ tàng hình nhằm sử dụng cho các tiêm kích mà nước này tự sản xuất.
    Tướng Kim cũng nhắc tới 2 hợp đồng quan trọng khác liên quan tới không quân là hợp đồng mua máy bay vận tải C-130 (đã bắt đầu chuyển giao) và hợp đồng mua 4 UAV Global Hawk.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Toan tính của Không quân Hàn Quốc khi ồ ạt mua sắm
    (Vũ khí) - Chỉ cần mua 4 máy bay tiếp liệu trên không, Hàn Quốc đã nâng sức mạnh Không quân tương đương với tăng cường 30% số lượng máy bay chiến đấu.
    Trong năm 2014, Hàn Quốc sẽ ký kết một loạt hợp đồng mua sắm máy bay nhằm tăng cường cho lực lượng không quân. Trong số các hợp đồng sẽ ký, đáng chú ý có hợp các hợp đồng mua máy bay tiếp liệu trên không và 40 tiêm kích.
    [​IMG]
    Các máy bay mới nằm trong chiến lược bảo vệ biển đảo của Hàn Quốc
    Thông tin trên đã được Phó tham mưu trưởng Không quân Hàn Quốc, tướng Kim Hyung-chul cho biết khi tham dự một hội thảo ở Arlington, Virginia do Hiệp hội Không lực Mỹ tổ chức.
    Tướng Kim nói: “Tôi nghĩ rằng đến cuối năm nay, Không quân Hàn Quốc có thể xác định được các ứng viên cung cấp máy bay tiếp liệu trên không và sẽ ký được hợp đồng”.
    Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh gói thầu trị giá hàng tỷ USD này của Hàn Quốc gồm MRTT A330 của hãng Airbus, Boeing 767 và Boeing KC-46A. Tướng Kim hi vọng Không quân Hàn Quốc sẽ nhận được chiếc máy bay tiếp liệu mới đầu tiên vào năm 2020.
    Giới chức quân đội Hàn Quốc tin rằng việc mua 4 máy bay tiếp liệu sẽ cho phép tăng thời gian và tầm bay cho các tiêm kích của nước này. Theo tính toán, điều này tương đương với việc tăng 30% số lượng tiêm kích của Không quân Hàn Quốc.
    [​IMG]
    4 máy bay tiếp liệu mới, tương đương với tăng 30% số lượng máy bay chiến đấu của Hàn Quốc
    Hiện nay, Hàn Quốc không thể đảm bảo tự bảo vệ các đảo xa, trong đó có đảo Dokdo ở phía Đông hiện do nước này quản lý nhưng Nhật Bản cũng đòi chủ quyền và gọi là Takeshima, cũng như không phận trên khu vực đảo đá Ieodo ở phía Tây Nam. Cả hai khu vực này đều nằm trong diện tranh chấp với các nước láng giềng (Ieodo được Trung Quốc đặt tên là Tô Nham Tiêu và mới đây Bắc Kinh tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không ADIZ bao trùm cả chuỗi đảo đá này).
    Cất cánh từ căn cứ gần nhất, các tiêm kích KF-16 của Hàn Quốc với các thùng nhiên liệu đầy cũng không thể lưu lại không phận xung quanh Dokdo quá 10 phút. Trong trường hợp của Ieodo là không quá 5 phút. Các chỉ số này đối với các tiêm kích F-15K của Hàn Quốc tương ứng là 30 phút và 20 phút. Từ lâu, Không quân Hàn Quốc đã yêu cầu Chính phủ mua các máy bay tiếp liệu trên không để giải quyết vấn đề này.
    Ngoài ra, Tướng Kim cũng cho biết trong năm 2014, Hàn Quốc sẽ hoàn tất hợp đồng mua một số lượng lớn tiêm kích (40 chiếc) trong khuôn khổ dự án F-X.
    [​IMG]
    Tiêm kích F-15K của Hàn Quốc
    Trên thực tế, Seoul đã xác định sẽ mua 40 chiếc F-35A của hãng Lockheed Martin của Mỹ. Đây là hợp đồng mua sắm có giá trị kỷ lục đối với Hàn Quốc và được gọi là “Hợp đồng thế kỷ”. Tổng giá trị hợp đồng được đánh giá vào khoảng 40 tỷ USD. Hiện nay, Hàn Quốc đang tìm cách để Lockheed Martin chuyển giao cho công nghệ tàng hình nhằm sử dụng cho các tiêm kích mà nước này tự sản xuất.
    Tướng Kim cũng nhắc tới 2 hợp đồng quan trọng khác liên quan tới không quân là hợp đồng mua máy bay vận tải C-130 (đã bắt đầu chuyển giao) và hợp đồng mua 4 UAV Global Hawk.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này