1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đài Loan ra kế sách “vá lưới canh trời” đối phó Trung Quốc
    (Kienthuc.net.vn) - Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, nâng cấp trang bị phòng không là 2 trong nhiều hướng đi để cải thiện năng lực tác chiến đối không của Quân đội Đài Loan.
    Truyền thông Nga bình luận, mạng lưới phòng không Đài Loan hiện nay khá lạc hậu, trình độ nhất thể hóa hệ thống chỉ huy phòng không không quân với phòng không lục quân có hạn. Ngoài ra, hệ thống radar của Đài Loan cũng không có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo ở pha đầu.
    Đứng trước tình hình đó, để cải thiện hệ thống phòng không trong ngắn hạn, lãnh đạo Đài Loan chuẩn bị áp dụng một loạt các biện pháp để nâng cao khả năng phòng không, trong đó tập trung các nhiệm vụ sau:
    [​IMG]
    Hệ thống phòng không HAWK Đài Loan khai hỏa trong tập trận.
    - Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm tên lửa, sử dụng radar AN/FPS-115 OTH để có được thông tin, bảo đảm máy bay cảnh báo và máy bay chỉ huy kịp thời đến khu vực tuần tra chiến đấu, dẫn đường cho máy bay tiêm kích phòng không.
    - Nâng cấp chỉ huy tự động và hệ thống thông tin, nâng cao khả năng trao đổi thông tin giữa các binh chủng phòng không và chia sẻ thông tin giữa các hệ thống phòng không và chống tên lửa của nước ngoài (Mỹ, Nhật và Hàn Quốc).
    - Mua mới hệ thống tên lửa phòng không và nâng cấp hệ thống phòng không Patriot PAC-2 lên chuẩn của PAC-3.
    - Phát triển hệ thống tên lửa phòng không nội địa Thiên Cung-3 để đạt tính năng tương đương Patriot PAC-3. Nghiên cứu hệ thống tên lửa phòng không tầm trung thay thế MIMI-23 HAWK. Và nghiên cứu hệ thống tên lửa phòng không tầm gần thay thế loại Avenger và Crotale.
    Mạng lưới phòng không Đài Loan có gì?
    Hệ thống phòng không của Đài Loan hiện nay được trang bị chủ yếu 6 kiểu radar gồm: radar AN/FPS-117 có khoảng cách tìm kiếm là 350 km; radar AN/TPS-117 có khoảng cách tìm kiếm 300 km; radar AN/TPS-75V đạt tầm 440 km; radar HADR (HR-3000) có cự ly 320 km; radar AN/TPS- 59 đạt tầm quét 350 km và radar AN/FPS-110B đạt tầm 580 km.
    [​IMG]
    Tiêm kích Mirage-2000 của Đài Loan.
    Lực lượng tiêm kích phòng không thuộc Không quân Đài Loan có 386 máy bay, trong đó gồm 145 chiếc F-16A/B, 126 F-CK-1 Ching-Kuo, 55 Mirage-2000-5, 60 F-5E/F được trang bị 2.220 tên lửa không đối không (gồm 120 quả tầm trung-xa AIM-120C-5 và 218 quả AIM-120C-7; 250 quả tầm trung Sky Sword II; 960 quả tầm ngắn MICA; 480 quả tầm ngắn R550 Magic-2 và 192 quả tầm ngắn AIM-9 Sidewinder).
    [​IMG]
    Tên lửa phòng không tầm xa Patriot PAC-2 của Đài Loan.
    Về lực lượng tên lửa đất đối không của Đài Loan gồm cả hệ thống vũ khí nội địa và nhập khẩu (chủ yếu từ Mỹ): hệ thống Thiên Cung 1 (tầm bắn 70km, độ cao 24km) và Thiên Cung 2 (tầm bắn 150km, độ cao 30km) có tổng cộng 48 bệ phóng, 500 đạn; hệ thống Patriot PAC-2 (tầm bắn 100km, độ cao 24km) có tổng cộng 24 bệ phóng, 200 đạn; hệ thống phòng không tầm trung MIM-23 HAWK (tầm bắn 45-50km, độ cao 24km) có tổng cộng 19 bệ phóng và 932 đạn; hệ thống phòng không Antelope với tên lửa TC-1 (6 khẩu đội); hệ thống Avenger (tầm bắn 9km, độ cao 3,5km) có 74 bệ phóng, 1.300 quả tên lửa; tên lửa vác vai Stinger (tầm bắn 5km) có 700 quả.
  2. Gnuhlehcimm

    Gnuhlehcimm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2012
    Bài viết:
    1.468
    Đã được thích:
    96
    Báo Nga: Đài Loan triển khai toàn bộ 200 quả tên lửa Patriot ở Đài Bắc

    ĐÔNG BÌNH0 thảo luận25/04/14 07:40
    (GDVN) - Bài viết đi sâu phân tích về hệ thống phòng không của Đài Loan kể cả về hệ thống chỉ huy-thông tin, các đơn vị và vũ khí trang bị có liên quan.


    [​IMG]
    Giá phóng tên lửa đất đối không Patriot-2+ của Quân đội Đài Loan
    Tạp chí "Bình luận quân sự nước ngoài" Bộ Quốc phòng Nga đưa tin, hệ thống phòng không đảo Đài Loan được xây dựng theo nguyên tắc mục tiêu khu vực, gồm một loạt hệ thống, trong đó có hệ thống chỉ huy lực lượng, vũ khí phòng không, hệ thống tìm kiếm và cảnh báo sớm, hệ thống sát thương vũ khí tập kích đường không. Tổ chức hệ thống phòng không do Tư lệnh Không quân phụ trách.

    Nền tảng của hệ thống chỉ huy lực lượng và vũ khí phòng không gồm Trung tâm chỉ huy phòng không thuộc Sở chỉ huy Không quân (Đài Bắc), 4 trung tâm chỉ huy khu vực, Liên đội bay máy bay tiêm kích chiến thuật, tiểu đoàn tên lửa đất đối không và phân đội kỹ thuật vô tuyến điện (radar).

    Hệ thống chỉ huy tự động hóa bảo đảm thu thập, xử lý dữ liệu tình hình trên không, đồng thời truyền số liệu tới Trung tâm chỉ huy phòng không - Sở chỉ huy Không quân và các hệ thống chỉ huy nhỏ khác, cung cấp số liệu chỉ thị mục tiêu cho liên đội bay máy bay tiêm kích, đơn vị tên lửa đất đối không và sở chỉ huy phân đội.

    Hệ thống phân đội tìm kiếm và cảnh báo sớm gồm các radar do Mỹ và Đài Loan sản xuất, triển khai ở ven bờ Đài Loan và ở các đảo như Bành Hồ, Kim Môn. Mạng lưới radar có hơn 30 bộ với các chủng loại khác nhau. Những radar này tạo thành mạng lưới bao trùm với mật độ cao nhất đối với khu vực thành phố Đài Bắc và Cao Hùng.

    [​IMG]
    Máy bay cảnh báo sớm E-2K Đài Loan
    Một bộ phận trên không gồm các máy bay cảnh báo sớm E-2K, radar trên máy bay có thể kiểm soát tình hình trên không ở eo biển Đài Loan và khu vực chiều sâu 200 km Trung Quốc lân cận.

    Hệ thống truyền chiến thuật liên hợp JTIDS lắp trên những máy bay này có thể thực hiện trao đổi số liệu theo thời gian thực, gồm trao đổi số liệu với các lực lượng quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương.

    Hệ thống con sát thương vũ khí tập kích đường không gồm bộ phận hàng không (lực lượng hàng không tiêm kích) và bộ phận mặt đất (tên lửa phòng không và hệ thống pháo cao xạ).

    Không quân Đài Loan trang bị máy bay Mirage-2000-5 do Pháp chế tạo, máy bay chiến đấu F-16A/B, F-5E/F do Mỹ chế tạo và máy bay tiêm kích chiến thuật Kinh Quốc do Đài Loan tự chế tạo,

    về biên chế tổ chức chia làm 7 liên đội bay, lần lượt là liên đội bay hỗn hợp 401 (Hoa Liên), liên đội bay lực lượng hàng không tiêm kích 427 (khu vực cơ quan Đài Bắc), liên đội bay lực lượng hàng không hỗn hợp 439 (Bình Đông), liên đội bay lực lượng hàng không tiêm kích 443 (Đài Nam), liên đội bay 455 (Gia Nghĩa), liên đội bay lực lượng hàng không tiêm kích 499 (Tân Trúc) và liên đội bay lực lượng hàng không tiêm kích 737 (Đài Đông).

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-16A/B của Không quân Đài Loan
    Máy bay tiêm kích chiến thuật Mirage của Quân đội Đài Loan dùng cho đánh trả máy bay và tên lửa hành trình của địch ở trên không bên ngoài khu vực duyên hải, máy bay chiến đấu F-16 dùng để tác chiến đường không, máy bay chiến đấu Kinh Quốc dùng để tác chiến tầng trời thấp.

    Bộ phận mặt đất của hệ thống con sát thương vũ khí tập kích đường không gồm tên lửa đất đối không, đơn vị và phân đội pháo cao xạ, về tổ chức lần lượt thuộc không quân, lục quân và hải quân, bảo đảm phòng không mục tiêu và phòng không đơn vị.

    Đơn vị mặt đất của lực lượng phòng không không quân gồm có các đơn vị và phân đội dưới đây: tiểu đoàn tên lửa đất đối không Patriot-2, 2 tiểu đoàn tên lửa đất đối không Thiên Cung-1 và Thiên Cung-2, 4 đại đội tên lửa đất đối không Hawk phiên bản cải tiến, 2 đại đội tên lửa đất đối không độc lập Hawk phiên bản cải tiến, 14 tiểu đoàn tên lửa đất đối không độc lập Sky Saint (SS) và Antelope cùng với nhiều pháo cao xạ 35 mm và 40 mm.

    Tất cả trật địa phóng tên lửa Patriot đều nằm ở Đài Bắc và vùng ngoại ô của nó, trận địa phóng tên lửa Thiên Cung nằm ở Đài Bắc, Cao Hùng, nhóm đảo Bành Hồ.

    [​IMG]
    Tàu khu trục phòng không lớp Kidd của Quân đội Đài Loan
    Vũ khí phòng không tàu chiến chủ yếu của Đài Loan là tên lửa phòng không SM-1, SM-3 và Sidewinder, chủ yếu lắp ráp cho tàu khu trục lớp Kidd và tàu hộ vệ lớp Nox, Thành Công và Khang Định.

    Về tổng thể, hệ thống phòng không của Đài Loan có thể giải quyết nhiệm vụ có hạn yểm hộ cho các mục tiêu quan trọng từ trên không, có khả năng tiêu diệt vũ khí tập kích đường không hiện đại, gồm tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.

    Điểm yếu của hệ thống phòng không Đài Loan ở chỗ trạng thái kỹ thuật của các đơn vị và phân đội tương đối kém, phần lớn vũ khí trang bị cũ kỹ, lạc hậu, trình độ nhất thể hóa của hệ thống chỉ huy phòng không không quân và vũ khí phòng không lục quân có hạn. Ngoài ra, phạm vi rộng 130-380 của eo biển Đài Loan làm cho radar Đài Loan không thể phát hiện tin cậy tên lửa trong giai đoạn bay ban đầu.

    [​IMG]
    Tàu hộ vệ lớp Thành Công của Quân đội Đài Loan
    Để hoàn thiện hệ thống phòng không trong thời gian tới, nhà lãnh đạo Đài Loan chuẩn bị áp dụng một loạt biện pháp, nâng cao khả năng phòng không, trong đó có các nhiệm vụ ưu tiên chủ yếu sau:

    Xây dựng trung tâm cảnh báo sớm tập kích tên lửa, sử dụng radar ngoài tầm nhìn AN/FPS-115 để có được thông tin, bảo đảm máy bay cảnh báo sớm và máy bay chỉ huy kịp thời đến khu vực tuần tra chiến đấu, dẫn đường cho máy bay tiêm kích lực lượng phòng không.

    Nâng cấp hệ thống chỉ huy và thông tin tự động hóa, nâng cao khả năng trao đổi thông tin giữa các lực lượng, vũ khí phòng không, các quân binh chủng và trình độ chia sẻ thông tin giữa các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa với nước ngoài (trước hết là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc).

    Mua sắm hệ thống tên lửa phòng không tầm xa hiện đại, cải tiến tên lửa Patriot-2 hiện có để nâng cao trình độ đạt tới tên lửa Patriot-3.

    Tự chủ nghiên cứu chế tạo hệ thống tên lửa phòng không Thiên Cung-3 có thể tương đương Patriot-3 về tính năng, nghiên cứu chế tạo hệ thống tên lửa phòng không tầm trung thay thế cho Hawk cải tiến, nghiên cứu chế tạo hệ thống tên lửa phòng không tầm gần thay thế cho hệ thống Avenger và Sidewinder.

    [​IMG]
    Pháo cao xạ dòng GDF Đài Loan
    Về tổng thể, thực lực của hệ thống phòng không Đài Loan không thể xem nhẹ. Hệ thống phòng không Đài Loan chủ yếu trang bị 6 loại radar, trong đó radar AN/FPS có cự ly dò tìm là 350 km, radar AN/TPS-117 có cự ly dò tìm là 300 km, radar AN/TPS-75V có cự ly dò tìm 440 km, radar HADR(HR-3000) có cự ly dò tìm 320 km, radar GE-592 (AN/TPS-59) có cự ly dò tìm 350 km, radar AN/FPS-110B có cự ly dò tìm 580 km.

    Hệ thống phòng không Đài Loan tổng cộng có 386 máy bay tiêm kích chiến thuật, gồm 145 máy bay F-16A/B, 126 máy bay Kinh Quốc, 55 máy bay Mirage-2000-5 và 60 máy bay F-5E/F, tổng cộng mang theo khoảng 2.220 quả tên lửa dẫn đường không đối không, gồm 120 quả tên lửa AIM-120C-5, 218 quả tên lửa AIM-120C-7, 250 quả tên lửa Thiên Kiếm-2, 960 quả tên lửa MICA, 480 quả tên lửa R550 Magic-2 và 192 quả tên lửa AIM98 Sidewinder.

    Các tính năng chính của tên lửa đất đối không của hệ thống phòng không Đài Loan như sau: Tên lửa Thiên Cung-1 có tầm bắn tối đa 70 km, bắn cao tối đa 24 km, Thiên Cung-2 có tầm bắn tối đa 150 km, bắn cao tối đa 3 km, 2 loại này có tổng cộng 48 thiết bị phóng và 500 quả tên lửa;

    [​IMG]
    Xe tên lửa phòng không Thiên Kiếm cơ động Đài Loan
    tên lửa Patriot-2 có tầm bắn tối đa 100 km, bắn cao tối đa 24 km, có 24 thiết bị phóng, số lượng 200 quả; tên lửa Sidewinder có tầm bắn tối đa 9 km, bắn cao tối đa 3 km, có 50 thiết bị phóng, số lượng 700 quả; tên lửa Antelope có tầm bắn tối đa 5 km, bắn cao tối đa 4 km, có 12 thiết bị phóng, số lượng tên lửa chưa rõ;

    tên lửa Avenger có tầm bắn tối đa 9 km, bắn cao tối đa 3,5 km, có 74 thiết bị phóng và số lượng 1.300 quả; tên lửa Stinger có tầm bắn tối đa 5 km, bắn cao tối đa 3,5 km, số lượng 700 quả.

    Về mặt vũ khí phòng không trên tàu chiến, Đài Loan chủ yếu có 4 tàu khu trục lớp Kidd, trang bị 140 quả tên lửa phòng không SM-2; 8 tàu hộ vệ lớp Nox, trang bị 80 quả tên lửa phòng không SM-1; 8 tàu hộ vệ lớp Thành Công, trang bị 100 quả tên lửa phòng không SM-1; 6 tàu hộ vệ lớp Khang Định, trang bị 100 quả tên lửa phòng không Sea Crotale.

    [​IMG]
    Tên lửa hành trình Hùng Phong-2E của Quân đội Đài Loan
  3. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Lão Jake 2.0 với lão TrungTuong đâu, AH-64E Apache Đài Loan rụng rồi mà sao không "chộp" tin? :D
  4. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    thôi rồi đài ơi :eek: chắc trên mấy con này có linh kiện chi nồ quá :)
    Trực thăng AH-64E Apache mới tinh của Đài Loan tan xác

    (Kienthuc.net.vn) - Mới nhận chuyển giao chưa được bao lâu, trực thăng tấn công AH-64E Apache Đài Loan đã đâm đầu xuống đất khiến 2 phi công thương nặng.
    Tân Hoa Xã đưa tin, vào lúc 10h hơn ngày 25/4, một chiếc trực thăng tấn công Apache AH-64E của Lữ đoàn 601 thuộc Lục quân Đài Loan đã bị rơi vào một khu dân cư tại Long Đàm huyện Đào Viên.
    Vụ tai nạn diễn ra khi chiếc AH-64E số hiệu 808 này đang thực hành bay huấn luyện thường xuyên. Vụ việc đã khiến 2 phi công điều khiển máy bay bị thương nặng.
    Nguyên nhân máy bay rơi được nghi là do “sự cố cơ khí”, nhưng phía quân đội Đài Loan vẫn phải tiến hành điều tra làm rõ.
    [​IMG]
    Tuy nhiên, chiếc AH-64E này chắc chắn nằm trong 12 chiếc AH-6E mới tinh mà Đài Loan nhận bàn giao cuối năm 2013, đầu năm 2014. Trong quá trình bay thử, đã xảy ra lỗi bộ phận truyền động với 6 chiếc AH-64E khiến Đài Loan phải tạm dừng bay một thời gian.
    Theo kế hoạch, toàn bộ số Apache còn lại trong hợp đồng 30 chiếc trị giá hơn 2 tỷ USD sẽ về tới Đài Loan trước cuối năm 2014. Mỗi lần bàn giao, Mỹ sẽ chuyển cho Đài Loan 6 chiếc. Như vậy, sẽ còn 3 đợt chuyển hàng nữa từ nay tới cuối năm sau.

    AH-64E Apache là biến thể mới nhất và hiện đại nhất của dòng trực thăng chiến đấu AH-64 mà Mỹ bán cho Đài Loan. Biến thể này trang bị động cơ mới có hiệu suất cao hơn, hệ thống điều khiển mạnh mẽ hơn (đặc biệt là có thể kiểm soát cả UAV), radar điều khiển hỏa lực tối tân APG-78, vũ khí mạnh mẽ với pháo 30mm, tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire.
    thêm mấy cái hình
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    TrungTuongnguyentnut thích bài này.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Triều Tiên diễn tập thực binh hỏa lực sát đường hải giới phía Tây
    Thứ ba 29/04/2014 13:05
    ANTĐ - Ngày 29-4, Triều Tiên đã tuyên bố tiến hành diễn tập thực binh hỏa lực ở gần biên giới trên biển với Hàn Quốc và một cuộc diễn tập khác sẽ được tiến hành sau đó gần một tháng.
    "Triều Tiên đã thông báo với chúng tôi rằng sẽ có các cuộc tập trận bắn đạn thật vào hôm nay (29-4) ở phía bắc đường hải giới gần các đảo tiền tiêu Yeonpyeong và Baengnyeong", một phát ngôn viên Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết.
    Theo vị phát ngôn viên này, quân đội Hàn Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với động thái này của Triều Tiên và các tàu cá nước này đã được lệnh rút khỏi khu vực mà Triều Tiên tuyên bố sẽ diễn tập, đồng thời kêu gọi dân chúng trên hai hòn đảo này vào nơi trú ẩn an toàn.
    Bộ Quốc phòng Hàn Quốc coi cuộc diễn tập thực binh hỏa lực này của Triều Tiên tại một khu vực bất ổn là “hành động khiêu khích”, và cho rằng họ đang nghiên cứu xem ý định thực sự đằng sau cuộc diễn tập này của Triều Tiên là gì.
    [​IMG]

    Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

    Động thái này diễn ra trùng với thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama tiến hành chuyến công du 4 nước châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines với chương trình nghị sự chính là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Đồng thời, nó cũng diễn ra vào dịp nước này kỷ niệm ngày thành lập lực lượng quân đội.
    Khu vực mà Triều Tiên công bố sắp diễn tập thực binh hỏa lực là điểm nóng lâu nay giữa hai miền. Liên Hiệp Quốc đã vẽ đường biên giới phía tây sau Chiến tranh Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng chưa bao giờ công nhận nó.
    Trước đó, Triều Tiên đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật vào ngày 31-3, nhiều quả đạn pháo đã rơi xuống lãnh hải Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc cũng đã bắn trả và hai bên đã bắn qua bắn lại hàng trăm quả đạn pháo.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    ẢNH: Tàu tên lửa Molniya Nga khai hỏa sáng rực biển Nhật Bản
    (Soha.vn) - Tại cuộc tập trận vừa qua trên vùng biển Nhật Bản, tàu tên lửa Molniya của Hạm đội Thái Bình Dương đã có màn phóng tên lửa ấn tượng.
    Kênh truyền hình Tvzvezda của Nga đưa tin, vào ngày 24-4 vừa qua, biên đội gồm 15 tàu tên lửa và tàu hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã tập trận bắn đạn thật ở khu vực vùng biển Nhật Bản. Trong cuộc tập trận này, các tàu tên lửa đã thực hiện nhiều bài diễn tập khác nhau liên tục trên biển và chỉ trở về căn cứ để tiếp thêm vũ khí
    Đáng chú ý là tàu tên lửa cao tốc Molniya của Hạm đội Thái Bình Dương đã tiến hành bắn tên lửa chống hạm Moskit tiêu diệt mục tiêu giả định ở trên biển. Theo đó tên lửa chống hạm Moskit đã đánh trúng mục tiêu giả định ở khoảng cách xa trong điều kiện tên lửa hoạt động trong điều kiện bị "đối phương" tác chiến điện tử mạnh.
    Cùng tham gia cuộc diễn tập còn có các chuyên gia đến từ nhà máy chế tạo các tên lửa chống hạm Moskit. Đội ngũ chuyên gia này đã cùng theo dõi khả năng hoạt động của tên lửa từ lúc chuẩn bị cho đến khi tên lửa đánh trúng mục tiêu. Việc cùng tham gia diễn tập như trên nhằm đánh giá cũng như rút kinh nghiệm không chỉ với thủy thủ con tàu mà trực tiếp là các nhà sản xuất quốc phòng của Nga nhằm đem đến những sản phẩm quân sự tốt nhất không chỉ cho quân đội Nga mà còn với xuất khẩu.
    Tàu Molniya tham gia tập trận lần này là phiên bản giành riêng cho Hải quân Nga và được trang bị 4 tên lửa Moskit thay vì tên lửa P-15 Styx hay Uran-E như trên các tàu Molniya của Việt Nam. Tên lửa Moskit là dòng tên lửa chống hạm siêu âm nổi tiếng của Nga. Tên lửa Moskit có tầm bắn tối đa 120km và tốc độ bay lên đến 3 Mach, đầu đạn nặng 320kg.
    Một số hình ảnh của cuộc tập trận:
    [​IMG]
    Tên lửa Moskit chuẩn bị rời ống phóng.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ống phóng tên lửa bị ám khói đen sau khi phóng.
    [​IMG]Mục tiêu giả định bị tên lửa tiêu diệt.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đáp trả tập trận Trung-Nga, Nhật tổ chức diễn tập đánh chiếm đảo
    Thứ bảy 03/05/2014 17:35
    ANTĐ - Ngày 30, một quan chức Bộ quốc phòng Nhật cho biết, trong tháng này, Tokyo sẽ tổ chức lại cuộc diễn tập quân sự đánh chiếm đảo.

    Cuộc diễn tập này dự kiến sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 5 này, thời gian kéo dài liên tục trong nhiều ngày. Hoạt động được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ Trung - Nhật đang ở mức độ cao do tranh chấp tại quần đảo không người ở vùng biển Hoa Đông.
    Được biết, cuối tháng 5, Trung Quốc và Nga sẽ tổ chức diễn tập liên hợp quân sự “Tương tác biển - 2014” tại khu vực biển Hoa Đông, giáp vùng biển Thượng Hải. Đây là cuộc diễn tập thường niên giữa hải quân hai nước, cũng là lần đầu tiên hai nước tổ chức diễn tập liên hợp ở khu vực biển phía tây bắc đảo Điếu Ngư/Senkaku.
    Nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu khoa học quân sự hải quân Trung Quốc Lý Kiệt nhận định, lập trường của Tổng thống Mỹ Barack Obama “Nghiêng về một bên” trong chuyến thăm 4 nước châu Á vừa qua, đã làm cho Bắc Kinh rất không hài lòng.
    [​IMG]

    Quân đội Nhật tổ chức đổ bộ đánh chiếm đảo bằng máy bay trực thăng và xuồng đổ bộ

    Nhà nghiên cứu này cho rằng, chuyến thăm 4 nước châu Á lần này của tổng thống Hoa Kỳ không chỉ công khai áp dụng “Hiệp ước bảo vệ an ninh Nhật - Mỹ” vào chương trình bảo vệ đảo Điếu Ngư/Senkaku, mà còn ký thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng với Philippines. Không còn nghi ngờ gì nữa, nó đã tạo nên thách thức nghiêm trọng đối với toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích hải dương của Trung Quốc.
    Ông Lý phân tích thêm, thông tin diễn tập liên hợp Trung - Nga công bố đúng vào ngày đầu tiên tổng thống Mỹ kết thúc chuyến thăm 4 nước châu Á, địa điểm cuộc diễn tập lại được lựa chọn ở khu vực biển Đông Hải, điều này là nhằm vào vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku.
    Bắc Kinh có thể thông qua cuộc diễn tập này để thể hiện quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và thông qua đó để phô diễn sức mạnh, khả năng tác chiến liên hợp, tiến hành cảnh báo và răn đe đối với Mỹ.
    [​IMG]

    Lực lượng hải quân đánh bộ “trá hình” của quân đội Nhật tổ chức đổ bộ đánh chiếm đảo

    Đáp lại cuộc diễn tập liên hợp giữa Bắc Kinh và Moscow, cuộc diễn tập đánh chiếm đảo của Nhật Bản, sẽ có sự tham gia của 1.300 quân đến từ 3 lực lượng hải-lục-không quân của quân đội nước này.
    Cuộc diễn tập sẽ có khoa mục thực hành đổ bộ lên đảo không người ở. Lực lượng lục quân sẽ dùng tàu chiến từ căn cứ Sasebo tiến về quần đảo Amami Guntō, sau đó dùng xuồng nhỏ đổ bộ lên đảo không người ở này.
    Song song với đó, lực lượng tự vệ trên biển cũng sẽ diễn tập bắn đạn thật trên biển, trung đoàn bộ binh cơ giới trực thuộc lực lượng tự vệ trên bộ khu vực phía tây sẽ là lực lượng mũi nhọn, hoàn thành diễn tập đổ bộ tái chiếm đảo.
    Theo bài báo, cuộc tập trận tại quần đảo Amami Guntō là câu trả lời đanh thép của Tokyo trước thái độ của Bắc Kinh về vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, cũng là sự đáp trả cứng rắn cuộc tập trận liên hợp Trung - Nga lần đầu tiên tổ chức ở khu vực biển phía tây bắc cụm đảo này.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nga tập trận chung với Trung-Ấn, dọa Nhật Bản-đối phó phương Tây
    Thứ bảy 03/05/2014 13:44
    ANTĐ - Trong bối cảnh phương Tây và Nhật Bản đang dồn dập áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào Nga do cuộc khủng hoảng chính trị UKraine thì Bắc Kinh và New Dehli đã trở thành hai “người bạn” thân thiết nhất của Moscow.
    Động thái này được coi là nhằm đáp trả lại những hành động ngày càng cứng rắn của Tokyo trong vấn đề tranh chấp lãnh hải, và là đòn trả đũa sau vụ trừng phạt Nga mới đây của Nhật Bản, xuất phát từ cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
    Vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich tỏ thái độ thất vọng trước việc Nhật Bản quyết định từ chối cấp thị thực cho 23 công dân Nga và cho biết, sự kiện này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ đang dần khởi sắc giữa hai bên trong thời gian gần đây.
    Theo đài “Tiếng nói nước Nga”, cuộc tập trận quân sự chung mang tên “Tương tác biển-2014” (Naval Interaction-2014) giữa Nga và Trung Quốc, sẽ được sẽ được tổ chức vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, tại khu vực biển phía tây bắc đảo Senkaku/Điếu Ngư.
    Cuộc diễn tập quân sự liên hợp này có sự tham gia của hơn 20 tàu chiến các loại, cùng nhiều khoa mục diễn tập như chống ngầm, phòng không, bao vây, tiếp tế. Nó có ý nghĩa quan trọng không chỉ với lực lượng hải quân 2 nước mà còn đối với cả quan hệ hợp tác Nga-Trung, khi cùng thời điểm đó Tổng thống Nga V. Putin sang thăm Trung Quốc.
    http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/Ngoctoan/2014_05_03/INS_Vikrama***ya_an_do_2.jpg

    Biên đội hộ tống tàu sân bay INS Vikrama***ya và INS Viraat gồm các khu trục hạm lớp Delhi, khinh hạm lớp Talwar, khinh hạm lớp Trishul, khinh hạm lớp Godavari và tàu tiếp liệu INS Deepak

    Tiếp ngay sau đó là cuộc diễn tập quân sự mang tên “Indra-2014” giữa Nga và Ấn Độ tại vùng biển Nhật Bản vào trung tuần tháng 7-2014. Người phát ngôn của hải quân Nga tuyên bố vấn đề trên, sau hội nghị quan chức cấp cao hải quân hai nước diễn ra tại Vladivostok, Nga.
    “Indra-2014” là cuộc tập trận chung lần thứ 11 giữa hai nước Nga-Ấn, chỉ duy nhất năm 2011 là không tiến hành, do các chiến hạm Nga còn bận tham gia chiến dịch viện trợ cứu hộ sóng thần tại Nhật Bản.
    Được biết, đây cũng là lần thứ hai Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tham gia tập trận quân sự chung ở châu Á. Phía Ấn Độ sẽ cử 4 tàu chiến tham gia cuộc tập trận lần này.
    Giám đốc trung tâm đánh giá chiến lược Nga Victor Mizin cho biết, hai cuộc tập trận này đều nằm trong kế hoạch diễn tập quân sự thường niên. Chẳng hạn như, diễn tập “Indra” được bắt đầu tổ chức từ năm 2003. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có nhiều biến động hiện nay, nhất là cuộc xung đột Ukraine đang leo thang căng thẳng thì những cuộc tập trận này mang ý nghĩa hết sức đặc biệt.
    [​IMG]

    Biên đội tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương - Nga trong 1 cuộc diễn tập

    Ông Victor Mizin cho rằng, do cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Nga ngày càng phải hứng chịu nhiều biện pháp trừng phạt đến từ Mỹ và EU. Điều này đã khiến Moscow tích cực chuyển trọng tâm hợp tác sang khu vực châu Á, đặc biệt là Bắc Kinh, tất nhiên trong đó có cả New Dehli.
    Nga-Ấn luôn cho rằng, mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề địa-chính trị của hai bên. Với Moscow, việc tăng cường và củng cố mối quan hệ thân thiết với New Delhi, là một trong những nền tảng cơ bản trong chính sách ngoại giao của nước này.
    Liên quan đến cuộc diễn tập chống khủng bố “Indra-2014”, mặc dù nội dung cụ thể vẫn chưa được tiết lộ, tuy nhiên có nguồn tin cho rằng, Ấn Độ đã tiến hành tham quan địa điểm neo đậu tàu chiến, nhằm bảo đảm các vấn đề thông tin, dẫn đường và hàng loạt các chuẩn bị khác, có liên quan đến một cuộc diễn tập chiến đấu thực binh.
    Các nhà phân tích quân sự Nga cho rằng, việc lựa chọn biển Nhật Bản xuất phát từ những tính toán về các dự án hợp tác kinh tế tại khu vực này.
    [​IMG]

    Chiến hạm Trung Quốc trong 1 cuộc diễn tập chung với Nga

    Trước hết, xét về nền tảng tài nguyên của Nga, Ấn Độ muốn tích lũy những kinh nghiệm để bảo đảm an ninh hàng hải của mình. Hiện nước này đang tham dự án khai thác khí đốt “Sakhalin-1” và kế hoạch vận chuyển nguồn tài nguyên thiên nhiên từ vùng Bắc Cực.
    Moscow và New Delhi đang cùng nhau tham gia dự án khai thác mỏ phosphate trên bán đảo Kola và mỏ muối ka-li-ma-giê tại khu vực biên cương Perm, với tổng mức đầu tư lên tới 2,5 tỷ USD. Cùng với đó hai bên cũng đang tiến hành đàm phán về dự án khai thác mỏ dầu ở khu tự trị Nenets, miền bắc nước Nga.
    Ông Viktor Mizin cho rằng, sự hiện diện quân sự của Ấn Độ tại vùng Viễn Đông và khu kinh tế ngoài khơi Bắc Băng Dương giúp tăng cường an ninh khu vực và mở rộng hợp tác với Nga. Đây chính là con bài quan trọng của Moscow trong việc đối thoại với phương Tây nhằm đối phó với lệnh cấm vận do những biến động chính trị Ukraine.
    Ngược lại, hợp tác công nghiệp quốc phòng với Nga đã giúp Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc tên lửa hàng đầu ở châu Á. Việc hai nước thường xuyên tổ chức diễn tập quân sự chung, triển khai hợp tác kỹ thuật quân sự, chống khủng bố là nguyện vọng chung của cả hai bên, bởi cả Ấn Độ và Nga đang phải đương đầu với chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Kịch bản Triều Tiên có biến
    Quote:
    Trung Quốc bắt đầu cân nhắc các kịch bản nhằm ứng phó trường hợp xảy ra biến cố đột ngột tại nước láng giềng CHDCND Triều Tiên.

    [​IMG]
    Cuộc tập trận mùa đông vào cuối năm 2013 của Quân khu Thẩm Dương - Ảnh: Bộ Quốc phòng Trung Quốc


    Theo tạp chí Kanwa Defense Review của Canada, chuyên về quân sự khu vực Đông Bắc Á, số tháng 5.2014, ngày càng có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc đang xem xét các biện pháp ứng phó với trường hợp Bình Nhưỡng sụp đổ. Kể từ tháng 7.2013, có nhiều tài liệu nội bộ của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) viết về việc này.

    Các tài liệu đề cập đến Triều Tiên bằng cụm từ “một nước Đông Á láng giềng”, giả định rằng trong “những điều kiện hạt nhân” nhất định, nước này sẽ phải hứng chịu một cuộc tấn công của liên quân nước ngoài và Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp khác nhau để ứng phó.


    Làn sóng tị nạn
    Các tài liệu lưu hành nội bộ của PLA nhấn mạnh các viễn cảnh mà Trung Quốc phải đối mặt bao gồm một số lượng lớn các lãnh đạo chính trị và quân sự cao cấp, các binh sĩ tan hàng của nước láng giềng chạy qua biên giới và thậm chí cả trường hợp các đơn vị quân đội còn nguyên vẹn của Triều Tiên ùa vào lãnh thổ Trung Quốc.

    Theo Kanwa Defense Review, các tài liệu gọi họ là những “người tị nạn”, “người tị nạn chính trị” và “người tị nạn quân sự”, đồng thời kêu gọi các binh sĩ ở phòng tuyến thứ nhất và phòng tuyến thứ hai của PLA phải sẵn sàng chiến đấu.

    Nếu các kịch bản này xảy ra, các binh sĩ ở phòng tuyến thứ nhất phải hành quân ngay đến biên giới và phong tỏa hoàn toàn khu vực, nhằm ngăn chặn số lượng khổng lồ người tị nạn tràn vào Trung Quốc. Các binh sĩ triển khai dọc phòng tuyến thứ hai phải kịp thời tiến lên phía trước và kiểm soát toàn bộ các hẻm núi, các đường cao tốc và cây cầu quan trọng, thiết lập vùng phong tỏa thứ hai dọc biên giới.

    Theo Kanwa Defense Review, ngày càng có nhiều dấu hiệu về sự bất hòa giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng sau vụ nhân vật số 2 ở CHDCND Triều Tiên Jang Song-thaek bị xử tử hồi cuối năm ngoái. Một tờ báo ở Hàn Quốc dẫn lời một người Triều Tiên đào tẩu tiết lộ nhà lãnh đạo Kim Jong-un gần đây đã gọi biên giới Trung - Triều là “chiến tuyến thứ hai”.

    Tuy nhiên, theo Kanwa Defense Review, điều này không có gì mới bởi việc gọi biên giới với Trung Quốc là “chiến tuyến” đã có từ thời ông Kim Jong-il, xuất phát từ việc kiểm soát số lượng người chạy qua biên giới ngày càng tăng. Đây cũng là “chiến tuyến” mà Hàn Quốc sử dụng để thực hiện các hoạt động gián điệp chống lại Triều Tiên.


    Bảo vệ yếu nhân
    Các tài liệu nội bộ của PLA cũng dành ra những phần đặc biệt để đề cập vấn đề bảo vệ các “nhân vật quân sự và chính trị chủ chốt lưu vong” của CHDCND Triều Tiên. Theo đó, khi các binh sĩ thất trận, các đơn vị quân đội nguyên vẹn hoặc các lãnh đạo chính trị, quân sự chủ chốt của nước láng giềng Đông Á băng qua hoặc xin phép băng qua biên giới, họ phải được giải giáp hoàn toàn và đặt dưới sự bảo vệ đặc biệt của phía Trung Quốc. Đối với các nhân vật quân sự và chính trị chủ chốt, cần phải xác định danh tính của họ càng nhanh càng tốt.

    Kanwa Defense Review trích một đoạn trong tài liệu nhấn mạnh rằng: “Cần phải thực hiện các biện pháp tức thời để chuyển những người đó vào sâu trong nội địa Trung Quốc để bảo vệ họ và ngăn chặn họ bị sát hại bởi các điệp viên đối địch hoặc bởi những vấn đề an ninh khác”.

    Các tài liệu nội bộ cũng nhấn mạnh mối liên hệ giữa các lãnh đạo chính trị, quân sự chủ chốt lưu vong với đất nước của họ và sự cần thiết phải kiểm soát các hoạt động này, nhằm ngăn cản họ tham gia vào cuộc đấu tranh trong nước, vốn có thể tạo ra cái cớ để các nước khác châm ngòi xung đột quân sự dọc biên giới của Trung Quốc.

    Theo Kanwa Defense Review, các khuyến nghị trên trước hết là tín hiệu rõ ràng rằng Trung Quốc không có ý định gây chiến với Mỹ vì những biến động ở Triều Tiên và chủ động tránh dính líu đến những thay đổi tại đây. Thứ hai, Trung Quốc cũng không có ý định cử một lượng lớn binh sĩ băng qua biên giới để tái lập một chế độ thân Bắc Kinh. Thứ ba, Trung Quốc không có ý định thiết lập một chính phủ CHDCND Triều Tiên lưu vong dưới bất kỳ hình thức nào.

    Các tài liệu cũng đề cập đến các chiến lược và biện pháp quan trọng để thiết lập các trại tị nạn dọc biên giới. Những khuyến nghị của quân đội có ý nghĩa quan trọng bởi ý kiến của PLA rất được tôn trọng trong những vấn đề liên quan đến bán đảo Triều Tiên, xuất phát từ sự tổn thất xương máu nặng nề của họ trong chiến tranh Triều Tiên.


    Tập trận khẩn cấp
    Theo Kanwa Defense Review, trong 3 năm qua, Quân khu Thẩm Dương thường tiến hành các cuộc diễn tập lớn trong mùa đông. Nhằm phản ứng với tình trạng khẩn cấp ở Triều Tiên, các tập đoàn quân số 39 và số 16 đều nhiều lần diễn tập phong tỏa biên giới. Theo tờ Đại công báo ở Hồng Kông, việc Tập đoàn quân số 39 thuộc Quân khu Thẩm Dương tiến hành diễn tập khẩn cấp vào cuối tháng 4 là dấu hiệu gợi ý CHDCND Triều Tiên có thể đang chuẩn bị thử hạt nhân lần thứ 4. Tờ báo dẫn nguồn từ Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết Quân khu Thẩm Dương đã triển khai xe tăng, trực thăng chiến đấu và các đơn vị sẵn sàng chiến đấu trong một cuộc tập trận bắn đạn thật ở gần biên giới với Triều Tiên vào ngày 21.4.

    Tập đoàn quân số 39 từng tham gia chiến tranh Triều Tiên là một trong những đơn vị phản ứng trước nhất của PLA trong trường hợp nổ ra khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên. Vào tháng 12 năm ngoái, tập đoàn quân này đã tiến hành cuộc diễn tập mùa đông với sự tham gia của 3.000 binh sĩ trên núi Trường Bạch nằm trên biên giới hai nước. Đây là thời điểm nhà lãnh đạo Kim Jong-un xử tử người dượng Jang Song-thaek vì tội phản đảng, phản cách mạng.

    Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.4 khẳng định Bắc Kinh có lợi ích lớn đối với hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên, nhấn mạnh rằng nước này sẽ “không cho phép bất ổn diễn ra ngay trước cửa ngõ”. Hải quân Trung Quốc cũng thông báo sẽ tiến hành tập trận ở vịnh Bột Hải và Hoàng Hải từ ngày 27.4 đến 4.5. Các hoạt động quân sự gần biên giới này giống với những gì xảy ra trước vụ thử hạt nhân thứ 3 vào tháng 2 năm ngoái của CHDCND Triều Tiên.


    Quote:
    Triều Tiên thay nhân vật số 2
    Ngày 2.5, hãng thông tấn KCNA đưa tin lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un vừa bổ nhiệm Phó nguyên soái Hwang Pyong-so làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của quân đội Triều Tiên, thay ông Choe Ryong-hae, người được cho là nhân vật số 2 của nước này.

    Ông Hwang được giao vị trí mới chỉ 5 ngày sau khi được phong hàm phó nguyên soái. Theo Yonhap, ông Hwang, người được cho là thân tín của ông Kim, ngày càng trở nên nổi bật ở Triều Tiên, còn ông Choe ngày càng ít xuất hiện trước công chúng. KCNA không nói rõ lý do ông Choe rời chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Việc thay đổi nhân sự diễn ra 6 ngày sau khi KCNA đưa tin ông Kim chỉ trích một đơn vị quân đội vì không chuẩn bị cho tình trạng sẵn sàng tác chiến và nhấn mạnh chi bộ đảng của đơn vị phải chịu trách nhiệm, một tuyên bố được cho là nhắm vào ông Choe.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật Bản tăng lực lượng chống tàu ngầm Trung Quốc
    (Kienthuc.net.vn) - Khẩn trương triển khai máy bay săn ngầm P-1, đóng thêm tàu hộ vệ, tàu ngầm là các phương sách Nhật Bản tập trung thực hiện đối phó hơn 60 tàu ngầm TQ.
    Theo tờ Sankei Shimbun, để ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, nước này cần phải phát hiện kịp thời khi tàu ngầm tiến gần vào lãnh hải, và quân át chủ bài chính là máy bay tuần tra chống ngầm Kawasaki P-1.
    Trước đó, ngày 20/8/2011, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) lần đầu tiên công khai với báo chí loại máy bay tuần tra chống ngầm P-1 do nước này nghiên cứu chế tạo. Theo kế hoạch, P-1 sẽ được dùng để thay thế máy bay tuần tra chống ngầm P-3C của Mỹ.
    Theo thông tin được công bố của JSDF, máy bay tuần tra chống ngầm P-1 trang bị radar hiện đại và vũ khí trang bị do Nhật Bản tự chế tạo, khả năng tuần tra và trinh sát đều vượt trội P-3C do Mỹ chế tạo.
    [​IMG]
    Máy bay tuần tra chống ngầm Kawasaki P-1.
    “Độ cao bay và tốc độ của máy bay tuần tra chống ngầm P-1 gấp 1,3 lần thiết kế P-3C, khoảng cách bay liên tục cũng có thể gấp 1,2 lần so với P-3C, tầm trinh sát của radar cũng được tăng cường, có thể tăng khả năng đối phó với tàu ngầm Trung Quốc có độ ồn khi hoạt động ngày càng nhỏ”, quan chức JSDF cho biết.
    Bước đầu, máy bay tuần tra chống ngầm P-1 sẽ cùng với 6 máy bay P-8 Poseidon (Mỹ) được triển khai tại căn cứ Kadena tháng 12/2013, tăng cường khả năng chống ngầm.
    Ngoài ra, dự kiến, Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) sẽ triển khai 7 máy bay tuần tra chống ngầm P-1 tại căn cứ không quân Atsugi ở tỉnh Kanagawa vào tháng 3/2015, trong tương lai có thể còn ở căn cứ Naha.
    Mặt khác, JSDF cũng đang tăng cường thêm số lượng tàu săn ngầm, dự kiến sau 10 năm số lượng tàu hộ vệ chống ngầm sẽ tăng từ 47 tàu lên 54 chiếc.
    So với 16 tàu ngầm của JSDF, thì Trung Quốc có hơn 60 tàu ngầm, vì vậy bên cạnh việc cần phải giám sát các động thái tàu ngầm Trung Quốc vẫn phải tăng cường số lượng trang bị như tàu ngầm cho JMSDF.
    Trong “Đại cương kế hoạch quốc phòng” mà Hội nghị Nội các Nhật Bản tháng 12/2013 quyết định, phương diện cần phải tăng cường là “thu thập thông tin tình báo, giám sát cảnh giới, hoạt động trinh sát phải mang tính thường xuyên liên tục”.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này