1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật Bản lần đầu công khai tiêm kích tàng hình ATD-X
    Cập nhật lúc: 08:24 13/07/2014 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    (Kienthuc.net.vn) - Lần đầu tiên Nhật Bản công bố một số hình ảnh chính thức về mẫu máy bay chiến đấu tàng hình ATD-X do nước này tự phát triển.
    Tờ Business Insider đưa tin hôm 13/7, giới truyền thông Nhật Bản đã công bố những hình ảnh đầu tiên về mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 ATD-X do Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi của Nhật Bản chế tạo.
    Hình ảnh về ATD-X bắt đầu được phát tán vào tháng trước khi một số bức ảnh chụp mẫu thử nghiệm đầu tiên của loại máy bay này tại khu vực nghiên cứu của Mitsubishi. Được biết những chiếc máy bay chiến đấu tàng hình ATD-X sẽ là ứng cử viên thay thế cho tiêm kích F-2 trong tương lai.
    [​IMG]
    Hình ảnh về máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 ATD-X đã bắt đầu xuất hiện trên các kênh truyền thông Nhật Bản.
    Trước hình ảnh rò rỉ của ATD-X, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ quốc phòng Nhật Bản (TRDI) đã công bố những hình ảnh chính thức đầu tiên của ATD-X vào hôm 12/7. Theo TRDI thì đây mới chỉ là mẫu thử nghiệm đầu tiên của ATD-X Shinshin và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và vẫn chưa là là nguyên mẫu chính thức của ATD-X.
    Với việc đưa vào thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 ATD-X, Nhật Bản đang cụ thể hóa hành động của mình trươc nguy cơ đe dọa từ Trung Quốc. Khi nhất là nước này được thoát khỏi sự ràng buộc bởi hiến pháp do Mỹ áp đặt sau Chiến trang Thế giới thứ 2, chình điều sẽ giúp Nhật Bản đẩy mạnh việc phát triển ngành công nghiệp quốc phòng bị hạn chế bấy lâu này và ATD-X sẽ là bước đi đầu tiên.
    Máy bay chiên đấu tàng hình ATD-X có phạm vi hoạt động gần 2.000km, với tốc độ di chuyển tối đa là 2.410km/h. Được trang bị 2 động cơ tuabin phản lực IHI XF-51 turbofans và có trọng lượng cất cánh tối đa là 13 tấn.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Triều Tiên phóng 2 tên lửa đạn đạo khi tàu sân bay hạt nhân Mỹ thăm Hàn Quốc
    Chủ nhật 13/07/2014 12:48
    ANTĐ - Ngày 13-7, quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng hai quả tên lửa đạn đạo vào vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên vào sáng sớm chủ nhật khi chiếc tàu sân bay USS George Washington đang ở thăm Hàn Quốc.

    Theo một quan chức thuộc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, Triều Tiên đã phóng 2 quả tên lửa được cho là tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ khu vực phía bắc thành phố biên giới Kaesong, quả đầu tiên được phóng vào lúc 01h20 và quả thứ 2 vào lúc 01h30 sáng 13-7, với tầm bắn ước tính khoảng 500 km.
    Quan chức này còn cho biết thêm rằng, quân đội Hàn Quốc đã nâng cao cảnh giác và đặt quân đội vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất trong trường hợp nước này có thể phóng thêm tên lửa.
    Đây là vụ phóng tên lửa thứ 14 của Triều Tiên trong năm nay. Kể từ vụ phóng thử đầu tiên hôm 21-2 đến nay, nước này đã phóng tổng số hơn 90 quả tên lửa tầm ngắn và tầm trung các loại.
    Trước đó, hôm 9-7, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa tầm ngắn, được cho là tên lửa đạn đạo Scud, từ một vị trí phóng thuộc tỉnh miền tây Hwanghae theo hướng đông bắc vào vùng biển phía đông của nước này.
    [​IMG]
    Một vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên
    Trong khi đó, một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết nước này và Mỹ sẽ đưa vấn đề phóng tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng lên Ủy ban trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

    Vụ phóng mới nhất này diễn ra đúng 3 ngày trước một cuộc diễn tập hải quân chung, với sự tham gia của tàu sân bay USS George Washington của hải quân Mỹ và các tàu chiến của Hàn Quốc từ ngày 16 đến 21-7 tại vùng biển phía nam và tây nam bán đảo Triều Tiên.
    Sau cuộc diễn tập kéo dài 6 ngày này, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản sẽ tổ chức một cuộc diễn tập hải quân chung, mang tên Diễn tập tìm kiếm cứu nạn hay SAREX, từ ngày 21 đến 22-7 tại vùng biển quốc tế phía nam hòn đảo nghỉ mát Jeju của Hàn Quốc.
    Cuộc diễn tập này sẽ có sự tham gia của tàu sân bay USS George Washington, 3 tàu chiến và 1 máy bay của Mỹ, 2 tàu chiến và 1 máy bay của Hàn Quốc, và 1 tàu chiến và 1 máy bay của Nhật Bản.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    5 vũ khí Việt Nam khiến Trung Quốc có thể ‘sợ’
    > Quân đội Trung Quốc 'hổ báo' đến mức nào?
    > 'Trung Quốc sẽ đánh nhanh rút gọt để giải quyết tranh chấp'
    TG – Tiếp mạch bài vũ khí hàng đầu của các nước trên thế giới trên tờ The National Interest, chuyên gia Robert Farley vừa điểm danh 5 loại vũ khí của Việt Nam có thể khiến Trung Quốc ‘run sợ’.
    Ông Farley ‘nhắc nhở’ sức mạnh của quân đội Việt Nam giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975 và cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979, cho thấy quân đội Việt Nam không dễ gì bị Trung Quốc dọa nạt.
    [​IMG]
    Rồng lửa S-300.
    Mặc dù các loại vũ khí đều xuất xứ từ Nga, nhưng chuyên gia quân sự, an ninh và hàng hải nổi tiếng thế giới này nhận định nếu chiến tranh nổ ra Việt Nam sẽ sử dụng chúng một cách hiệu quả.
    Ông Robert Farley cũng nói rằng Việt Nam không muốn chiến tranh với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh nên biết tôn trọng sức mạnh quân sự của Việt Nam. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng sức mạnh quân sự của Việt Nam sẽ được tăng cường mạnh mẽ trong những năm tới.
    1.Tên lửa hành trình P-800 Onyx – ‘kẻ hủy diệt’
    Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc sở hữu nhiều loại tên lửa và phát triển hệ thống phòng chiến lược A2/AD (chống tiếp cận/khu vực cấm). Cũng như Trung Quốc, từ lâu Việt Nam đã xây dựng hàng loạt dàn tên lửa hành trình. Ngày nay, Việt Nam có thể phóng tên lửa từ máy bay, tàu chiến, tàu ngầm và từ các hệ thống phòng thủ bờ biển.
    [​IMG]
    Tên lửa hành trinh P-800 .
    Tác giả nhấn mạnh đến hệ thống phòng thủ bờ biển của Việt Nam có thể đương đầu và sống sót trước những cuộc tấn công của Trung Quốc nếu xung đột xảy ra trong đó phải kể đến tên lửa hành trình siêu thanh P-800 Onyx (vũ khí Nga khi xuất sang Việt Nam mang tên là P-800 Yakhont) được gọi là kẻ hủy diệt, cơn ác mộng.
    [​IMG]
    Tên lửa hành trình P-800.
    Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont (định danh NATO là SS-N-26) do hãng NPO Mashinostroyeniya (Nga) nghiên cứu phát triển.
    Tên lửa P-800 Yankhont nặng khoảng 3 tấn, dài 8,9m, đường kính thân 0,7m, sải cánh 1,7m. Quả đạn được thiết kế với 4 cánh điều hướng lớn ở gần phần đuôi, ở phần mũi là cửa hút không khí cho động cơ hoạt động (kiểu thiết kế này khá giống với máy bay tiêm kích phản lực thế hệ 1,2).
    P-800 trang bị động cơ phản lực tĩnh dòng thẳng siêu âm cho phép đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Với vận tốc cực lớn như vậy, đối phương rất khó phản ứng kịp thời và bị tiêu diệt bởi đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 200-250kg. Theo đánh giá của chuyên gia thế giới, với đầu đạn đó P-800 có khả năng tiêu diệt tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.
    Về hệ thống dẫn đường, sau khi rời bệ phóng tên lửa P-800 sẽ bay theo chế dộ dẫn đường quán tính được lập trình sẵn. Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, đầu tự dẫn radar chủ động (trên tên lửa) sẽ kích hoạt tìm kiếm, phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 75km.
    [​IMG]
    Tên lửa P-800 .
    Đặc biệt, ở giai đoạn này tên lửa hạ độ cao bay bám mặt biển từ 5-15m. Đây cũng là yếu tố nâng cao khả năng sống sót của tên lửa trước các hệ thống phòng không trên chiến hạm địch.
    Tầm bắn của tên lửa P-800 phụ thuộc vào chế độ bay: bay quỹ đạo cao – thấp hỗn hợp cho phép đạt tầm bắn 300km; bay quỹ đạo thấp – thấp đạt tầm bắn 120km.
    Kết hợp tốc độ vượt âm thanh và độ cao bay cực thấp, P-800 thực sự là bài toán khó trong đánh chặn tên lửa của chiến hạm thế giới.
    Theo tác giả, cùng thế mạnh về chiến thuật phòng thủ, mạng lưới phòng không, tên lửa với P-800 có thể khiến mọi loại tàu chiến của Trung Quốc gặp phải một ngày rất tồi tệ nếu xung đột xảy ra.
    > 'Rồng lửa' Việt Nam xé toạc bầu trời
    2.Rồng lửa S-300 SAM
    Tác giả cho rằng nếu xung đột xảy ra, không hiểu Trung Quốc làm thế nào để đối mặt với hệ thống phòng không tân tiến của Việt Nam trong đó phải kể đến ‘rồng lửa’, ‘sát thủ’ S-300 nhập khẩu từ Nga.
    Hiện nay, tất cả các tên lửa S-300 của Việt Nam đều có tốc độ Mach 8.5. Đoàn Tên lửa 64 (Sư đoàn Phòng không Hà Nội) là đơn vị quản lý tổ hợp tên lửa S – 300PMU1 hiện đại của Việt Nam.
    S-300 là một loạt các hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm xa Nga do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. Hệ thống S-300 đã được phát triển để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình cho Lực lượng Phòng không Xô viết.
    [​IMG]
    Rồng lửa S-300 của Việt Nam.
    Các biến thể sau đó được phát triển để đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật. S-300 cũng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu máy bay tàng hình, và được coi là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất hiện tại, với nhiều thông số vượt trội hơn hệ thống đối thủ của Mỹ là MIM-104 Patriot.
    Tổ hợp tên lửa S – 300PMU1 lần đầu tiên xuất hiện với vai trò triển khai trên đất liền và có tất cả các tính năng cải tiến từ phiên bản S300FM gồm gia tăng tốc độ, tầm hoạt động, dẫn đường TVM và khả năng ABM.
    S-300PMU-1 được giới thiệu năm 1999 và lần đầu tiên đưa ra nhiều kiểu tên lửa trên một hệ thống duy nhất. Ngoài các tên lửa 5V55R, 48N6E và 48N6E2, S-300PMU-1 có thể sử dụng hai loại tên lửa mới, 9M96E1 và 9M96E2.
    [​IMG]
    S-300PMU-1 thường sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E, dù nó cũng tương thích với các hệ thống chỉ huy và điều khiển Baikal-1E và Senezh-M1E CCS cũ. Hệ thống 83M6E được tích hợp radar giám sát/phát hiện 64N6E (BIG BIRD). Radar kiểm soát bắn/nổ và dẫn đường là 30N6E(1), có thể lựa chọn thích hợp với một radar thám sát thấp 76N6 và một radar thám sát mọi cao độ 96L6E.
    Hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E có thể kiểm soát tới 12 TEL, cả phương tiện tự hành 5P85SE và bệ phóng kéo 5P85TE. Nói cung các phương tiện hỗ trợ cũng gồm trong hệ thống, như xe kéo 40V6M, được dùng để kéo trạm ăng ten.
    > S-300 - 'Mũi tên thần' canh trời Tổ quốc, gác biển quê hương
    > 'Rồng lửa' S-300 Việt Nam tác chiến diệt mục tiêu cách 200 km
    > Súng 'Made in VN' khắc tinh chiến thuật 'biển người'
    3.Tàu ngầm Kilo Việt Nam lợi hại hơn Trung Quốc
    Từ năm 2009 Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm điện - diesel Kilo (Dự án 636 Varshavyanka) từ Nga. Hợp đồng bao gồm cả việc huấn huyện cho đội vận hành tàu ngầm Việt Nam, có thể trị giá đến 2 tỉ USD.
    Việt Nam hiện sở hữu hai tàu ngầm Kilo 636 và Nga sẽ tiếp tục bàn giao 4 chiếc còn lại theo hợp đồng trong thời gian tới. “Tàu ngàm Kilo 636 của của Việt Nam có thể là mối đe dọa lớn đối với các tàu chiến và các cơ sở quân sự ven biển của Trung Quốc”, ông Farley viết.
    Theo tác giả, mặc dù Trung Quốc từng cố gây áp lực khiến Nga giao chậm tàu ngầm và vũ khí cho Việt Nam, nhưng Nga không tuân theo. Trên thực tế, tiến trình thực hiện hợp đồng nhiều khi còn sớm hơn. Chiếc tàu ngầm Kilo thứ 6 của Việt Nam được Nga thực hiện sẽ cập bến Việt Nam trong năm nay.
    [​IMG]
    Thủ tướng và các lãnh đạo Việt Nam trên tàu ngầm Kilo có sức mạnh vượt trội hơn tàu ngầm Kilo của Trung Quốc.
    Trung Quốc cũng có tàu ngầm Kilo, nhưng tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (Canada) vào năm 2013 nhận định rằng những tàu ngầm lớp Kilo mà Nga cho đóng cho Việt Nam có thể tân tiến và "lợi hại" hơn của Trung Quốc.
    Trung Quốc là nước mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga nhiều nhất. Hải quân Trung Quốc đã mua tổng số 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo với các phiên bản khác nhau của Nga và đến năm 2006, Nga đã bàn giao tất cả tàu ngầm lớp Kilo cho Trung Quốc.
    Theo hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm trị giá 2 tỷ USD giữa Việt Nam và Nga, hai chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên đã được Nga giao cho Việt Nam, chiếc tàu ngầm thứ ba đang chạy thử ngoài biển, chiếc tàu ngầm thứ tư được hạ thủy vào cuối tháng 3 vừa qua, và con tàu thứ 5 và thứ 6 hiện đang được đóng.
    "Chúng tôi đã tổ chức buổi lễ khởi công con tàu ngầm thứ 6 cho Việt Nam", một nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết. "Hai con tàu ngầm đã được chuyển giao cho hải quân Việt Nam. Con tàu ngầm thứ ba sẽ được chuyển giao trong năm nay, và ba con tàu còn lại sẽ được giao trong năm 2015-2016".
    Số tàu ngầm nói trên được đóng tại Admiralty Shipyards, nhà máy hàng đầu trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga. Sản phẩm của các nhà máy này bao gồm nhiều loại chiến hạm, trong đó có tàu ngầm chạy diesel và tàu ngầm hạt nhân, cũng như tàu phụ trợ cỡ lớn.
    Tàu ngầm Kilo mà Nga cung cấp cho Việt Nam được trang bị tên lửa đối hạm Club-S. Độ ồn của những con tàu ngầm này được xem là thấp nhất trong số tất cả các loại tàu ngầm của Nga.
    Ngoài ra, biên bản kỹ thuật bàn giao cho Hải quân Việt Nam chiếc tàu ngầm thứ ba đã được ký kết vào tháng 3/2014. Cuối tháng 3, tàu ngầm thứ tư cũng đã được hạ thủy.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Kilo 'hố đen đại dương' của Việt Nam.
    Kanwa Defense Review nhận định rằng tàu Kilo của Việt Nam có kính tiềm vọng, hiện đại hơn tàu ngầm Kilo của Trung Quốc. Kính tiềm vọng, một trong những “con mắt” của tàu ngầm, là một ống kính quang học có thể kéo dài hoặc rút ngắn lại, đưa lên khỏi mặt nước để quan sát mục tiêu khi tàu ngầm ở cách mặt nước khoảng 8-10m.
    Tàu ngầm Kilo 636 mà Nga đóng cho Việt Nam là tàu ngầm thuộc thế hệ thứ 3, có lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300 m, thủy thủ đoàn gồm 52 người.
    Tàu Kilo 636 còn được trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533 mm, ngư lôi, thủy lôi và tổ hợp tên lửa đa năng 3M-54 Klub (hay còn gọi là Kalibr 3M54), có thể thực hiện các sứ mạng chống tàu và chống tàu ngầm trong những vùng nước nông.
    > Vũ công Nga tại lễ khởi công chế tạo tàu ngầm Kilo Việt Nam
    > Sắp thêm một tàu ngầm Kilo cập bến Việt Nam
    > Đô đốc Hải quân VN hé lộ sức mạnh tàu ngầm Kilo trên Biển Đông
    > Điểm mặt 'át chủ bài' VN đi săn trên Biển Đông (kỳ II)
    > 'Át chủ bài' phòng thủ biển Đông (kỳ I)
    4.Tiêm kích Su-27
    Tác giả cho biết quân đội Việt Nam và Trung Quốc đều nâng cấp các chiến đấu cơ đáng chú ý nhất là tiêm kích Su-27 Flanker.
    Ngoài khả năng thực hiện những sứ mạng phòng thủ không đối không, chiến đấu cơ Su-27 được trang bị các tên lửa hành trình tầm xa có thể tấn công các mục tiêu trên biển hoặc ở đất liền. Ông Farley cho rằng cả hai bên sẽ đều sử dụng Su-27 nếu chiến tranh xảy ra.
    Kết hợp với hệ thống phòng không của Việt Nam, Su-27 cùng những chiến đấu cơ thế hệ cũ hơn như Mig-21 không những sẽ bảo vệ vững chắc không quân phận Việt Nam mà còn phản công lại Trung Quốc.
    Ông Farley cho hay Quân đội Việt Nam có khoảng 40 chiếc Su-27 Flanker nhiều loại khác nhau, và đang đặt hàng mua thêm 20 chiếc nữa từ Nga.
    Su-27 bắt đầu về Việt Nam từ giữa những năm 1990, giữ vai trò quan trọng cho tới ngày nay.
    [​IMG]
    Tiêm kích Su-27.
    Hiện Không quân Việt Nam được trang bị 3 biến thể của Su-27; bao gồm tiêm kích Su-27SK, biến thể huấn luyện Su-27UBK và Su-27PU, sau này được đổi tên thành Su-30.
    Dù là biến thể nhưng tất cả các chiến đấu cơ Su-27 trong biên chế Không quân Quân đội Nhân Nam đều thừa hưởng những tính năng đặc trưng của loại chiến đấu cơ hạng nặng tốt nhất và thành công nhất của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.
    Được viện nghiên cứu OKB của Sukhoi phát triển, Su-27 (phương Tây vẫn gọi là "Flanker" - kẻ tấn công sườn) được ra đời nhằm chiếm ưu thế trên không và đối trọng với F-15 Eagle của không quân Mỹ. Trên thực tế, những yêu cầu thiết kế đối với Su-27 được dựa trên cơ sở là khả năng chiến đấu của F-15 Eagle nhưng được gia tăng thêm 10%. Trên thực tế, Su-27 vượt trội so với yêu cầu của các nhà sản xuất và trở thành vũ khí làm mưa làm gió trên nhiều chiến trường.
    Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Su-27 được phát triển với nhiều biến thể khác nhau nhằm phục vụ các mục đích sử dụng và xuất khẩu. Khả năng nhào lộn tuyệt vời của Su-27 được biết đến ở nhiều triển lãm vũ khí thế giới, trong khi những hợp đồng mua bán Su-27 cũng liên tiếp được kí kết.
    [​IMG]
    Su-27.
    Tính tới thời điểm hiện tại, Su-27 và các biến thể của nó vẫn là loại tiêm kích phản lực phổ biến nhất thế giới với sự góp mặt trong không quân hàng chục quốc gia. Hiện vẫn còn 11 quốc gia sử dụng chiến đấu cơ tinh nhuệ, có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ chiến đấu từ không kích, tiêm kích, cường kích này.
    Góp mặt trong không quân Việt Nam từ gần 2 thập kỉ trước, những chiến đấu cơ Su-27 đang ngày càng thể hiện vai trò nòng cốt trong việc bảo vệ bầu trời, chủ quyền đất liền và biển đảo của đất nước. Những biến thể Su-27 mà Việt Nam đang sở hữu đều có sức mạnh tác chiến không thua kém so với phiên bản nội địa trang bị cho Không quân Nga.
    Được triển khai sản xuất từ năm 1991, Su-27SK (Việt Nam đang có) là loại chiến đấu cơ đa nhiệm dành cho xuất khẩu. Với khả năng chiếm ưu thế trên không, tấn công, tiêu diệt các loại chiến đấu cơ có và không có người lái, cũng như bắn hạ các loại tên lửa hành trình, tấn công tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và trên biển... Su-27SK được xem là át chủ bài trong tác chiến tầm trung.
    Su-27SK sở hữu khả năng cơ động cao cùng với lực đẩy động cơ mạnh, có thể đạt vận tốc Mach 2+ (nhanh gấp 2 lần tốc độ âm thanh), tương đương 2.500 km/h. Máy bay còn có thiết kế khí động học hoàn hảo (dọc thân và cánh), giúp nó có độ cân bằng cao. Phạm vi hoạt động của máy bay khá lớn bởi sự hiệu quả của động cơ. Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống kiểm soát vũ khí độc lập, cùng với hệ thống radar theo dõi mục tiêu có khả năng bao quát rộng và hệ thống cảnh báo nguy hiểm thông minh.
    Với 10 giá treo, Su-27SK có thể mang hơn 8 tấn vũ khí ở 2 cánh, bao gồm các loại khí tài như tên lửa không đối không, không đối đất, bom… Hệ thống kiểm soát vũ khí của Su-27SK cho phép phi công nhanh chóng sử dụng các loại tên lửa hoặc bom chuyên dụng nhằm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất.
    Hỗ trợ cho việc tiêu diệt mục tiêu là hệ thống radar và hệ thống cảnh báo sớm. Radar của Su-27SK đảm bảo phát hiện các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển trong bán kính 100km. Ngoài ra, nó có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và chỉ ra mục tiêu nguy hiểm nhất.
    Hệ thống kiểm soát mục tiêu Optronic của Su-27SK bao gồm các thiết bị định vị quang điện và HMS, hệ thống hiển thị gắn trên mũ phi công. Hệ thống quang điện tử bao gồm các thiết bị tìm kiếm, theo dõi hồng ngoại và laser để đo khoảng cách và kích thước của mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền.
    Hệ thống vũ khí của Su-27SK gồm 1 pháo tự hành GSh-301 cỡ nòng 30mm với 150 băng đạn cùng nhiều loại tên lửa và bom chuyên dụng được lắp trên 10 giá treo ở 2 cánh và dưới thân. Su-27SK có thể mang 6 tên lửa không đối không tầm trung bán tự động dẫn đường bằng radar, hai tên lửa tầm nhiệt, 6 tên lửa đối không tầm trung dẫn đường và 6 tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn.
    Ngoài ra, Su-27SK còn có thể mang theo bom kích cỡ 500kg, 250kg hoặc 100kg để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất hoặc các loại tên lửa đối đất khác.
    Bên cạnh Su-27SK, Việt Nam còn sở hữu loại chiến đấu cơ Su-27UBK, phiên bản xuất khẩu của Su-27UB. Là loại chiến đấu cơ được sử dụng với mục đích huấn luyện chiến đấu, Su-27UBK được trang bị nhiều hệ thống mà các biến thể chiến đấu cơ Su-27 khác không có như hệ thống truyền thông hợp nhất trên các tần số radio VHF và HF, hệ thống dẫn đường cũng như cảnh báo mục tiêu mặt đất ở phạm vi gần, ghi nhớ lịch trình bay….
    Hệ thống vũ khí giống hệt với những phiên bản Su-27, trong khi những chiếc Su-27UBK được bổ xung thêm 1 máy tính chuyên trách, một kênh kiểm soát vũ khí, một màn hình tinh thể lỏng trong buồng lái và một radar xung điện NIIP N-001 cho phép theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc.
    Không dừng lại ở chức năng đào tạo, quá trình phát triển Su-27UBK giúp các nhà thiết kế hoàn thiện các chức năng để nâng cấp Su-30 thành Su-30KN, chuyển từ nhiệm vụ giành ưu thế trên không sang chiến đấu đa nhiệm và tấn công các mục tiêu trên mặt đất với độ chính xác cao.
    Không quân Việt Nam còn đang Su-27PU trong biên chế, vốn được coi là mẫu Su-30 đầu tiên. Chính thức được không quân Nga đưa vào hoạt động năm 1996, Su-27PU có khả năng thực hiện hầu hết các nhiệm vụ bao gồm chiếm ưu thế trên không và cường kích. Su-27PU ra đời trong bối cảnh Su-27 truyền thống không đủ khả năng bảo vệ toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của Nga. Chính vì lẽ đó, Su-27PU có khả năng tác chiến như tiêm kích đánh chặn hay "sở chỉ huy trên không".
    Nó cũng được thừa hưởng nhiều chức năng ưu việt từ loại chiến đấu cơ dành cho huấn luyện Su-27UB, tiền thân của Su-27UBK. Để phục vụ việc hoạt động trên phạm vi rộng, Su-27PU có thể tiếp nhiên liệu trên không cùng với hệ thống radar được nâng cấp NIIP N001. Ngoài ra, buồng lái 2 phi công giúp máy bay có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ tầm xa.
    Nhờ hệ thống kết nối dữ liệu và duy trì liên lạc tối tân nên Su-27PU được sử dụng như một máy bay chiến đấu kiểm soát trên không. Ngoài ra, nó vẫn được trang bị các loại vũ khí tối tân theo đúng thiết kế của một chiếc Su-27 để hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu.
    > Su-30MK2 Việt Nam và 'Ruồi trâu' nhắm đâu chết đó
    > Mạng Sina đo sức mạnh quân sự Việt - Trung
    5.Chiến thuật và lợi thế 'sân nhà'
    Vũ khí thứ 5 không phải là một loại vũ khí nào mà theo chuyên gia quân sự, an ninh Farley, đó chính là chiến thuật và lợi thế 'sân nhà'.
    Tác giả nhắc lại chiến tranh biên giới năm 1979 khi Trung Quốc cố ‘trừng phạt’ Việt Nam bằng một cuộc tấn công bộ binh ồ ạt, quy mô lớn vào các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, theo tác giả, quân đội Việt Nam đã sớm nhận ra ý đồ của Trung Quốc là tìm diệt các đơn vị quân đội thiện chiến nhất nên họ đã tránh đối đầu quy mô lớn.
    Chờ đến khi các đơn vị quân đội Trung Quốc lọt vào các khu vực mai phục họ mới tấn công và cuối cùng quân Trung Quốc đã phải nhanh chóng rút lui.
    [​IMG]
    Bộ đội Việt Nam trong chiến tranh biên giới 1979 .
    Theo tác giả, so với năm 1979, quân đội hai nước đã phát triển mạnh, chuyên nghiệp hơn, được trang bị vũ khí hiện đại hơn, tổ chức tốt hơn. Mặc dù, theo tác giả, không thể so sánh quy mô, tiềm lực quốc phòng giữa hai nước, nhưng quân đội Việt Nam được đánh giá cao, đặc biệt là các sĩ quan chỉ huy được đào tạo, huấn luyện cả ở nước ngoài. Các đơn vị được trang bị những loại vũ khí tân tiến nhất.
    Tác giả nhắc lại chiến tranh biên giới 1979, khi quân đội Việt Nam dùng chiến tranh du kích và lấy lợi thế địa hình ‘sân nhà’ để nhanh chóng đẩy lùi quân Trung Quốc. Theo tác giả, ít có cả năng Trung Quốc sẽ lại tấn công Việt Nam trên bộ, nhưng dù điều này có xảy ra thì Trung Quốc sẽ gánh chịu thiệt hại nặng nề. “Quân đội Trung Quốc rất lớn, nhưng quân đội Việt Nam sẽ tiếp tục chứng tỏ khả năng trong việc phát huy lợi thế sân nhà”, Robert Farley viết.
    trungpinkera thích bài này.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc hung hãn, Nhật Bản nắm được thóp Đông Nam Á?
    (Bình luận quân sự) - Nếu không có một Trung Quốc hung hăng, một số quốc gia Đông Nam Á chưa chắc đã xích lại gần Nhật Bản như ngày nay.
    Mạng tin Sankei của Nhật Bản mới đây có bài phân tích nguyên nhân giúp Nhật Bản có thể khôi phục lòng tin đối với Đông Nam Á. Đó chính là sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Một số quốc gia Đông Nam Á đang xích lại gần hơn với Nhật Bản, mà điển hình là Philippines.
    Bài viết trên Sankei ngày 11/7 cho rằng các nước châu Á, ngoại trừ Trung Quốc và Hàn Quốc, đều hy vọng Tokyo sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực sau khi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe quyết định gỡ bỏ lệnh cấm thực thi quyền phòng vệ tập thể.
    [​IMG]
    Chính phủ Nhật Bản đã gỡ bỏ lệnh cấm thực thi quyền phòng vệ tập thể
    Tổng thống Philippines Benigno Aquino đánh giá cao quan điểm trên của Nhật Bản ngay trong cuộc hội đàm với ông Abe là vì Manila đang có vấn đề với Trung Quốc liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông. Theo Sankei, không chỉ Philippines mà các nước khác, chẳng hạn như Việt Nam và Malaysia, cũng có những vấn đề với Trung Quốc và đều kỳ vọng vào việc Nhật Bản sửa đổi chính sách an ninh dựa trên "Chủ nghĩa hòa bình tích cực". Theo đó, việc thay đổi chính sách quốc phòng của Tokyo có thể đẩy lùi phần nào sự hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông.
    Báo Nhật chỉ thẳng rằng động thái của Philippines suy cho cùng thì cũng vì lợi ích quốc gia của mình. Nếu Trung Quốc không hung hăng như hiện nay, chưa chắc Philippines đã ủng hộ Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể.
    Một ví dụ được nêu ra là quan điểm của lãnh đạo Philippines cách đây hơn 20 năm. Tháng 6/1992, Tổng thống Philippines khi đó là Fidel Valdez Ramos từng lên tiếng lo ngại về khía cạnh quân sự của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Theo tờ Inquirer của Philippines, cũng thời gian này, tờ New York Times của Mỹ cũng cho rằng nếu Nhật Bản đóng vai trò chủ đạo về quân sự sẽ gây bất an cho khu vực. Nếu có gì khiến Philippines thay đổi quan điểm sau hơn 20 năm qua thì đó chính là một Trung Quốc ngày càng hung hăng ở Biển Đông.
    [​IMG]
    Tổng thống Philippines Aquino và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc họp báo chung hôm 24/6
    Tại cuộc họp báo sau hội đàm với Thủ tướng Abe tại Tokyo hồi cuối tháng Sáu vừa qua, Tổng thống Aquino khẳng định: "Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, không ai nghi ngờ về thảm kịch mà đất nước tôi phải gánh chịu. Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỷ 20, quan hệ với Nhật Bản đã được xây dựng trên cơ sở niềm tin và sự vun đắp không ngừng nghỉ".
    Phát biểu của ông Aquino cho thấy người Philippines vẫn còn dè chừng đối với người Nhật.
    Ngoài ra, một trong những yếu tố khác khiến Philippines xích lại gần Nhật Bản được Sankei chỉ ra là kinh tế. Căng thẳng trong quan hệ giữa Manila với Bắc Kinh khiến đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Philippines giảm. Tuy nhiên, Chính phủ Philippines vẫn lạc quan khi đưa ra dự báo kinh tế nước này sẽ đạt tốc độ tăng trưởng từ 6,5-7,5% trong năm 2014. Cơ sở cho sự tự tin này là dòng vốn từ Nhật Bản và Mỹ tăng mạnh để bù đắp cho dòng vốn từ Trung Quốc.
    Báo Sankei nhấn mạnh việc Philippines ủng hộ chính sách quốc phòng của Nhật Bản cũng là vì cảm thấy có lợi ích cho đất nước. Báo này dẫn câu nói nổi tiếng của vị Thủ tướng Anh hồi thế kỷ 19 Lord Palmerston rằng "không có bạn vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích vĩnh viễn".


    SDF: 'Người mù' thành đối thủ khiến Trung Quốc ngán sợ
    (Bình luận quân sự) - Trải qua 60 năm xây dựng, đến nay quân đội Nhật Bản mới trở thành một quân đội đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên con đường này không hề bằng phẳng.
    1 tháng 7, ngày kỷ niệm tròn 60 năm thành lập Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF), nội các Abe đã chính thức ra quyết định, sửa đổi hiến pháp hủy bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể”, (hay nói cách khác là sẽ hỗ trợ một số nước bạn bè trong trường hợp quốc gia đó bị tấn công).
    Nhật báo Nikkei đưa tin, với lí luận cơ bản là "chuyên về phòng vệ", nhiệm vụ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trước đây là tập trung phòng vệ lãnh thổ đất nước, nhưng từ giờ phạm vi hoạt động sẽ mở rộng hơn rất nhiều.
    Nhật báo Nikkei cho rằng, hiện nay, phạm vi phòng vệ của SDF đã mở rộng sang các lĩnh vực chống khủng bố, tấn công cướp biển và không gian mạng. Sau khi xóa bỏ chế ước về “Quyền tự vệ tập thể”, nhiệm vụ của SDF sẽ tiếp tục được mở rộng thêm sang những lĩnh vực mà từ trước đến nay người Nhật không hề nghĩ tới.
    Về quyết định xóa bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể” của Chính phủ Abe, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 1 tháng 7 đã phát biểu, hướng phát triển đất nước Nhật Bản phải do nhân dân nước này quyết định. Trung Quốc phản đối cái gọi là “Trung Quốc uy hiếp luận” do Nhật Bản cố ý tạo ra để thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị trong nước Nhật.
    [​IMG]
    Nhật đã tiến một bước dài trên con đường trở thành cường quốc quân sự
    Nhật Bản phải thực sự tôn trọng những mối quan ngại chính đáng và hợp lý về an ninh của các nước láng giềng Châu Á, thận trọng xử lý những vấn đề có liên quan, không xâm hại đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, cũng như làm tổn hại đến hòa bình và ổn định khu vực.
    “Khi quân đội trở thành người mù”
    "Khi các bạn trở thành người mù, Tổ quốc và nhân dân Nhật Bản sẽ càng hạnh phúc. Mong rằng các bạn vì quốc gia mà kiên nhẫn chịu đựng" - Nhật báo Nikkei nhắc lại rằng, cựu thủ tướng Nhật Bản Shigeru Yoshida đã gọi SDF là "những người mù" vào tháng 2 năm 1957.
    Khi đó, Thủ tướng Shigeru Yoshida đã mời Yoichi Hirama và cộng sự - những người biên soạn cuốn album các học viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của “Đại học phòng vệ” - đến nhà riêng của mình ở Oiso, Kanagawa để nói chuyện. Lúc đó, SDF mới thành lập được gần 3 năm.
    "Trường hợp SDF được nhân dân hoan nghênh và yêu thương kính trọng, chỉ xảy ra khi Nhật Bản bị ngoại quốc tấn công, vận mệnh của đất nước đứng trước thời khắc sinh tử hoặc khi nhận lệnh tham gia cứu nạn hay giúp đỡ nhân dân trong vào hoàn cảnh khó khăn".
    [​IMG]
    Tàu ngầm AIP lớp Soryu, máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1 và thủy phi cơ US-2 của Nhật
    Ông Yoichi Hirama kể lại: "Khi đó, quanh năm đều nghe thấy lời chửi mắng SDF là những kẻ ‘không nhìn thấy gì’. Ngài Yoshida sử dụng từ ‘người mù’ để biểu đạt, là vì nhân dân luôn nói như thế". Quả thực, câu nói trên của ông Yoshida có hàm ý khuyên răn họ tránh gây ra rắc rối.
    Được biết, khi đó nhân dân Nhật Bản còn tồn tại thái độ ác cảm với quân sự. Cho dù là con cháu của quan chức trong lực lượng phòng vệ đi học ở trường tiểu học, cũng có thể thấy cảnh các giáo viên phê phán cha anh mình. Có thể nói là thời đó, SDF bị phê phán vô cùng kịch liệt.
    Sau khi thành lập, SDF luôn đặt giả thiết Liên Xô sẽ tấn công đổ bộ lên lãnh thổ Nhật Bản, để tập trung toàn lực xây dựng và huấn luyện khả năng phòng vệ.
    Trong cuốn "Lịch sử mười năm Lực lượng Phòng vệ" do Cục phòng vệ Nhật Bản (nay là Bộ quốc phòng Nhật Bản) biên soạn, vẫn còn thấy được tình hình lúc bấy giờ, SDF thiên về đảm trách nhiệm vụ xây dựng các công trình như đường sá, cầu cống. Ngoài ra, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng là nhiệm vụ quan trọng của SDF.
    [​IMG]
    Khu trục hạm Aesis DDG 178 Ashigara lớp Atago
    Chiến tranh lạnh Đông-Tây kết thúc khiến tình hình biến đổi
    "Từ đó về sau, chiếc hộp ma quái Pandora sẽ được mở và không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra". Phó cục trưởng Cục phòng vệ Nishihiro Seiki, người được mệnh danh là "Quân sư của Cục phòng vệ" đã dự báo như vậy trong một hội nghị tổ chức vào năm 1990, ngay trước khi ông nghỉ hưu.
    Chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ năm 1991, Nhật Bản đã cử tàu quét mìn của Lực lượng phòng vệ trên biển tới dò mìn ở vùng Vịnh Ba Tư, một dấu mốc quan trọng khi lần đầu tiên SDF phái quân đi làm nhiệm vụ ở nước ngoài.
    Năm 1992, SDF lại tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Campuchia (PKO). Sau đó còn tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại các khu vực khác như Mozambique hay Cao nguyên Golan ở Trung Đông. “Cống hiến quốc tế” đã trở thành khẩu hiệu của SDF.
    Tuy nhiên, Cục trưởng cục phòng vệ lúc đó là ông Miya****a Sohei đã phát biểu trước Cục trưởng Cục phụ tá giám sát tổng hợp Nhật Bản (hiện nay tương đương Tổng tham mưu trưởng hay Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân) Makoto Sakuma là “Điều này rất mong manh”.
    [​IMG]
    Máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C của Nhật
    Sở dĩ ông Miya****a Sohei phát biểu như trên là do “Luật hợp tác hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc” ra đời năm 1992, dẫn đến sau đó, các chế định pháp luật liên quan đến việc đảm bảo an ninh của Nhật Bản cũng ở trong trạng thái vô cùng yếu ớt.
    Đây chính là những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng cho tư tưởng xóa bỏ Hiến pháp hòa binh mà những bước đi đầu tiên của chính phủ Shinzo Abe là “giải thích lại Hiến pháp”.
    Chiếc hộp ma quái Pandora
    Nhật báo Nikkei nhắc lại rằng, tháng 8 năm 1998, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo khiến cho Cục phòng vệ Nhật Bản bị cú sốc lớn. Mặc dù trước đó Nhật đã ở trong tư thế cảnh giác, nhưng điều khiến người ta sợ hãi là tên lửa của Triều Tiên đã phóng vượt qua không phận Nhật Bản và rơi xuống khu vực biển Sanriku ở Thái Bình Dương.
    “Mối đe dọa từ trước đến nay chưa từng có đã xuất hiện”, người đứng đầu lực lượng phòng vệ lúc bấy giờ ông Misaki Sato đã cảm nhận được sâu sắc sự thay đổi của tình hình an ninh. Có quan điểm cho rằng, việc này trở thành cơ hội để Nhật Bản đưa hệ thống phòng thủ tên lửa và hệ thống vệ tinh thu thập thông tin vào sử dụng.
    [​IMG]
    Tàu sân bay trực thăng DDH-183 Izumo của Nhật Bản
    Năm 2001, do Hoa Kỳ bị nhiều cuộc tấn công khủng bố, SDF lần nữa quyết định hành động. Để cung cấp nhiên liệu cho chiến hạm nước ngoài chống lại các cuộc tấn công khủng bố, SDF đã phái tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ trên biển đến Ấn Độ Dương. Năm 2003, SDF lại cử lực lượng lục quân đến chi viện cho hoạt động quân sự ở Iraq.
    Phụ tá giám sát trưởng của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản Koichi Furusho đã phát biểu rằng, “Hiện giờ nhiệm vụ của SDF tăng đến mức vô cùng bận rộn. Với tình trạng thiếu ngân sách và nhân viên, liệu SDF có thể phát huy đầy đủ khả năng của mình hay không?”
    Trước đây khi đối đầu với Liên Xô, trọng tâm triển khai của lực lượng tự vệ Nhật Bản đặt ở phương Bắc, hiện nay đã dịch chuyển sang phía Tây để đối phó với Trung Quốc và Triều Tiên. Do quân đội Trung Quốc tăng cường hoạt động trên Biển Hoa Đông, khiến tình hình biển Hoa Đông như một thùng thuốc nổ.
    Để ứng phó với sự thay đổi của tình hình an ninh khu vực, chính phủ Nhật Bản đã quyết định dỡ bỏ những ràng buộc của điều 9 Hiến pháp, hủy bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể”, các hoạt động của SDF sẽ phải đối mặt với những lĩnh vực từ nay về sau chưa từng biết đến và sẽ tiến thêm một bước trong giai đoạn mới.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nga mừng ra mặt vì có Nhật kiềm chế Trung Quốc
    (Tin tức 24h) - Hôm 01/7, Nội các Nhật Bản do Thủ tướng S.Abe đứng đầu đã thông qua Nghị quyết về quyền "phòng vệ tập thể".


    Diễn biến mới nhất

    Nghị quyết về quyền "phòng vệ tập thể" cho phép diễn giải theo cách mới Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản (cấm thành lập Lực lượng vũ trang riêng của Nhật Bản cùng nhiều hạn chế khác).

    Tinh thần của Nghị quyết là cho phép sử dụng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở ngoài biên giới quốc gia để bảo vệ đồng minh trong trường hợp đồng minh bị kẻ thù chung (cả đối với Nhật) tấn công. Ví dụ, Tokyo có thể hỗ trợ Washington trong trường hợp Mỹ bị Bắc Triều Tiên tấn công.

    Để có hiệu lực, Nghị quyết còn cần phải được Quốc hội phê chuẩn. Nhưng hiện nay Đảng dân chủ tự do cầm quyền của Thủ tướng S.Abe và đảng liên minh trong Quốc hội đang chiếm đa số nên chắc chắn việc thông qua sẽ không gặp trở ngại gì.

    [​IMG]
    Một số thông tin liên quan

    1. Từ năm 1947, Hiến pháp Nhật cấm nước này tham gia vào các cuộc xung đột quân sự và cấm thành lập quân đội riêng. Tuy nhiên, vì Nhật Bản là một thành viên Liên Hợp Quốc nên có quyền tự vệ. Chính vì thế mà đến năm 1954, Nhật Bản đã tái thành lập một lực lượng quân sự hạn chế dưới dạng Lực lượng phòng vệ.

    Tuy tên gọi có vẻ hiền lành nhưng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên thực tế có một tiềm lực rất mạnh. Theo đáng giá của Viện bảo vệ hòa bình Stockholm thì Nhật Bản đứng thứ năm trên thế giới về ngân sách quân sự - 59 tỷ đô la. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có tới 769 máy bay chiến đấu và Hải quân Nhật Bản hiện đang mạnh nhất trong khu vực.

    2. Theo quan điểm của Tạp chí Phân tích chính trị - quân sự Mỹ Global Security.org thì khu vực mà các Lực lượng quân sự Nhật bản có thể được sử dụng sẽ là không gian khu vực Đông Á.

    3. Nghị quyết trên của Nội các Nhật Bản làm Trung Quốc đặc biệt quan ngại. Nước này đã từng có phản ứng rất tiêu cực trước những thay đổi trong Học thuyết quốc phòng Nhật Bản và chỉ vài giờ sau khi Nghị quyết nói trên được Nội các Nhật Bản thông qua thì đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố:

    “Trung Quốc phản đối kế hoạch của Nhật Bản nhằm thực hiện các chính sách của mình với các cớ ngụy tạo là để đối phó với mối đe dọa xuất phát từ Trung Quốc”.

    Quan điểm của các chuyên gia Nga

    V.Kistanov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Viễn đông Viện Hàn lâm khoa học Nga.

    Bằng cách diễn giải lại điều 9 Hiến pháp, Thủ tướng S.Abe đã có bước đi phải nói là rất khôn khéo. Để hiểu rõ hơn, chỉ cần biết rằng việc điều chỉnh hoặc sửa đổi Hiến pháp Nhật là rất khó khăn: cần phải có 2/3 tổng số đại biểu của cả hai viện Quốc hội ủng hộ.

    Đảng cầm quyền hiện nay chưa có được đa số như vậy, ngoài ra, lực lượng chống S.Abe đưa quân ra nước ngoài hiện đang mạnh. S.Abe chọn con đường vòng nhưng hiệu quả – thay đổi cách diễn giải Hiến pháp.

    S.Abe cho rằng cần phải nâng cao vai trò của Nhật Bản trên trường quốc tế và nước Nhật cần phải có đủ khả năng bảo vệ những lợi ích của mình.

    Ngoài ra, S.Abe còn cho rằng những cáo buộc tội ác chiến tranh của Nhật trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai là không công bằng. Thủ tướng S.Abe hiện đang tìm cách xem xét lại lời xin lỗi thủ tướng Nhật T.Muraiama năm 1995 về những đau thương và tổn thất mà nước này gây ra trong chiến tranh.

    Theo S.Abe, Nhật Bản cần phải có một Quân đội quốc gia đầy đủ và ông đang kiên quyết và nhất quán thực hiện mục tiêu này. Tháng 12/2013 Nhật Bản đã thông qua “Các phương hướng cơ bản mới trong chính sách quốc phòng” – về bản chất, đây thực sự là học thuyết quân sự (tuy Nhật Bản không chính thức gọi đó là học thuyết quân sự).

    Điểm nhấn trong văn kiện này là nâng cao vai trò của Lực lượng phòng vệ trong hiện thực hóa các lợi ích chính trị đối ngoại. Cũng trong tháng 12/2013, Nhật Bản cũng đã xem xét lại chương trình trung hạn phát triển Lực lượng phòng vệ nước này giai đoạn 2014-2018.

    Đầu năm 2014, S.Abe chấm dứt hiệu lực của các cam kết hạn chế xuất khẩu vũ khí và hiện nay Nhật Bản đã trở thành một nước xuất khẩu vũ khí đầy đủ - cần nhớ rằng Nhật Bản có tiềm lực công nghiệp quốc phòng rất mạnh.

    Và cuối cùng, S.Abe đã thành lập Hội đồng an ninh quốc gia – theo mô hình Mỹ. Hiện nay Hội đồng này có trách nhiệm đề ra và thống nhất kiểm soát việc thực hiện toàn bộ chiến lược chính trị đối ngoại của Nhật Bản (trước đây chức năng này do các Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và các Bộ Tài chính và Công nghiệp chia nhau đảm nhiệm).

    Nguyên nhân khiến S.Abe phải xây dựng chính sách quân sự độc lập là do sự gia tăng căng thẳng ở Châu Á- Thái Bình Dương. Trước hết, đó là sức mạnh quân sự ngày càng lên của Trung Quốc và nước này không minh bạch trong ngân sách quốc phòng - tiếp đó là chương trình tên lửa- hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

    Tất nhiên, Thủ tướng S.Abe hiểu rằng trong thời điểm hiện tại Nhật Bản chưa thể trở thành cường quốc hạt nhân độc lập và vì thế không thể từ bỏ ô bảo vệ hạt nhân của Mỹ cho nên trong “Chiến lược an ninh quốc gia” của Nhật Bản có điều khoản ghi rõ là Mỹ vẫn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản.

    Nhưng bây giờ người Nhật đã sẵn sàng chia sẻ gánh nặng với Mỹ. Từ trước đến nay, Hiệp ước an ninh song phương Nhật- Mỹ quy định là Nhật sẽ phối hợp với các Lực lượng vũ trang Mỹ chỉ trong trường hợp có mối đe dọa tấn công Nhật Bản. Cách giải thích mới Hiến pháp như trên cho phép Nhật Bản có thể tham gia vào các chiến dịch quân sự chung với Mỹ ở các khu vực khác trên thế giới.

    Còn về những ảnh hưởng của xu hướng quân sự hóa Nhật bản đối với Nga, V.Kistinov cho rằng Mỹ muốn thành lập một NATO Phương Đông trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và quyết định mới của Nhật Bản là một tin không lành đối với Nga – Vùng Viễn Đông của Nga sẽ là một phần của khu vực mà Nhật Bản sẽ tăng cường sức mạnh quân sự.

    Cũng theo V.Kistinov thì còn một yếu tố rất quan trọng nữa ảnh hưởng tới Nga. Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác quân sự với Mỹ và dự định tăng cường sự phối hợp trong lĩnh vực NMD (lĩnh vực phòng thủ tên lửa) và đây mới là tín hiệu đáng lo nhất đối với Nga .

    Cách đây không lâu, vào tháng 11/2013 lần đầu tiên hai nước Nga- Nhật đã tổ chức cuộc gặp hai bên theo công thức 2+2 ( Mỗi bên có Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng quốc phòng tham dự). Tại cuộc gặp này, phía Nga đã lần đầu tiên chính thức tuyên bố về quan ngại của mình liên quan đến chương trình NMD của Nhật Bản.

    Tại Châu Âu, Mỹ đã triển khai các thành phần của hệ thống NMD bất chấp sự phản đối của Nga . Nếu một hệ thống như vậy nữa được triển khai ở Viễn Đông, Mỹ sẽ thành lập được một hệ thống kiềm chế Nga và tiềm lực kiềm chế hạt nhân của Nga.

    Nga bố trí các tàu mang tên lửa hạt nhân trên biển Okhot và nếu trên lãnh thổ Nhật Bản một hệ thống NMD Mỹ được triển khai thì hệ thống này sẽ bắn hạ các tên lửa đạn đạo của Nga nhằm vào lãnh thổ Mỹ ngay khi các tên lửa mới được phóng lên . Đây là một mối đe dọa rất nguy hiểm đối với Nga.

    L.Ivanshov, Thượng tướng, Viện sỹ Viện Hàn lâm các vấn đề địa- chính trị Viện Hàn lâm khoa học Nga

    Hiến pháp Nhật bản là bản hiến pháp người Mỹ áp đặt cho người Nhật với rất nhiều những điều khoản hạn chế Nhật Bản. Bằng bản Hiến pháp này, nước Nhật đã trở thành một phần không tách rời trong chiến lược quân sự- chính trị của Mỹ và đã trở thành vệ tinh của Mỹ.

    Người Nhật cảm nhận rất rõ điều đó. Hoặc ít nhất là giới lãnh đạo quân sự Nhật – tôi đã từng gặp các tướng Nhật phụ trách đảm bảo an ninh quốc gia và hiểu rõ điều đó. Ở đâu đó, dù âm thầm nhưng người Nhật vẫn muốn có sự độc lập trong các vấn đề quân sự.

    Mặt khác, tình hình tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương thực sự đang ngày càng nóng lên và người Nhật muốn có phương tiện bảo vệ mình trước tiềm lực quân sự đang lên của Trung Quốc. Và cuối cùng, Mỹ cũng muốn Nhật Bản mạnh để làm đối trọng với sức mạnh quân sự Trung Quốc và trở thành đối thủ cạnh tranh chủ yếu để kiềm chế nước này.

    Còn nước Nga? Trong trường hợp này, Nga cần phải thiết lập một hệ thống các cán cân cân bằng tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

    Nga sẽ không có lợi nếu Quân đội Trung Quốc có ưu thế tuyệt đối – một viễn cảnh như vậy dứt khoát sẽ làm tăng các tham vọng tấn công của Trung Quốc. Nga cần phải hành động trong tam giác Nga – Nhật- Ấn Độ để tạo thành một lực lượng đối trọng với Trung Quốc.

    Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải làm việc (hợp tác) với chính Trung Quốc. Chiến lược này (hợp tác với Trung Quốc) cần phải rất linh hoạt. Người Trung Quốc cần phải biết rằng Nga sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ với Nhật Bản, sẽ tiếp tục hợp tác quân sự với Ấn Độ và Việt Nam. Điều đó sẽ góp phần kiềm chế những tham vọng của Trung Quốc đối với Nga.

    Chúng ta cần phải có mối quan hệ đa chiều tại khu vực. Chính vì thế mà căng thẳng quá với Nhật Bản là không có lợi, và để cho Trung Quốc chiếm ưu thế lại càng là điều không mong muốn.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật Bản nêu kịch bản Mỹ 'bóp cổ' Trung Quốc
    (Bình luận quân sự) - Một khi xung đột xảy ra, Mỹ sẽ điều lực lượng hải quân chặn yết cầu quan trọng nhất của Trung Quốc vào Biển Đông.
    Tờ Sankei của Nhật Bản hôm 18/7 đã cho đăng bài phân tích về khả năng xảy ra xung đột trên Biển Đông và kịch bản phản ứng của Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản.
    Theo tờ Sankei, Biển Đông nổi sóng trong thời gian qua là do mưu đồ bá quyền của Trung Quốc. Những hành động ngang ngược của Trung Quốc như đòi độc chiếm Biển Đông, cố tình đâm và và phun vòi rồng vào tàu các nước ven biển đang đẩy khu vực tới nguy cơ xảy ra xung đột quân sự bất ngờ.
    Tờ Sankei cũng nói thẳng rằng Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời huy động khoảng 100 tàu các loại, tổ chức ngăn chặn, đâm và phun vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Theo đó, nếu xảy ra nổ súng nhỏ thì có thể nó sẽ dẫn tới một cuộc xung đột quy mô lớn.
    Giới phân tích Nhật Bản cho rằng nếu nổ ra xung đột quân sự trên Biển Đông, nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào tình trạng hết sức hỗn loạn. Thế nhưng, nước sẽ hứng chịu tổn thất to lớn nhất lại chính là Trung Quốc.
    Một trong những điểm yếu từng được chỉ ra nhiều lần của Trung Quốc chính là tuyến vận tải đường biển đi qua eo biển Malacca để tiến vào Biển Đông. Nên nhớ rằng, có tới 90% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc đi qua eo biển này và tuyến đường biển qua Biển Đông.
    [​IMG]
    Tàu chiến Type-052D của Trung Quốc
    Chính vì thế, khi xảy ra xung đột quân sự, Mỹ sẽ điều tàu sân bay và các tàu hộ tống đang neo đậu ở Tây Nam Nhật Bản đến án ngữ ở bờ biển Philippines. Để đối phó, Trung Quốc sẽ tiến hành hạn chế tàu thuyền nước ngoài đi lại trong khu vực. Tiếp đó, Bắc Kinh sẽ điều tàu chiến, máy bay chiến đấu xuống sâu phía Nam Biển Đông.
    Đối với Nhật Bản, nếu tình huống này xảy ra, các tàu chở dầu lớn của Nhật Bản xuất phát từ Trung Đông sẽ không thể đi qua Eo biển Malacca mà phải vòng qua quần đảo Indonesia rồi sau đó đi dọc lên phía Bắc theo vùng biển phía Đông Philippines.
    Với kịch bản này, Mỹ sẽ phát động chiến dịch nhằm kiểm soát trên biển với danh nghĩa bảo vệ đồng minh. Mỹ sẽ điều tàu ngầm tấn công, lực lượng không quân tới khu vực, đồng thời cảnh cáo tàu dầu, tàu hàng Trung Quốc không được di chuyển qua khu vực này.
    Một khi bị chặt đứt đường vận tải biển quan trọng sống còn này thì Trung Quốc sẽ nhanh chóng cạn kiệt nguồn năng lượng.
    Ngoài eo biển Malacca và các tuyến đường biển đi qua Biển Đông, Mỹ sẽ phong tỏa tất cả các eo biển trong khu vực, ngăn chặn triệt để đường vận tải biển của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Hải quân Mỹ có đủ lực lượng và sức mạnh để bóp chặt yết hầu Trung Quốc
    Kiểm soát trên biển là chiến lược ngăn chặn có kiềm chế, không công kích vào đất liền Đại lục của Trung Quốc để tránh xung đột leo thang thành cuộc chiến tranh hạt nhân. Chiến lược này không khiến Mỹ thiệt hại binh lực, đồng thời khuyến khích một bộ phận lãnh đạo Trung Quốc đánh giá đúng tình hình, tạo áp lực để nước này từ bỏ gây chiến.
    Không những thế, tờ báo Nhật Bản còn nhận định những thiệt hại to lớn về kinh tế có thế khiến chính quyền Bắc Kinh hiện nay sụp đổ.
    Người Trung Quốc cũng nắm được điểm yếu của mình. Một khi yết hầu của họ bị Mỹ và đồng minh chặn đứng, Trung Quốc sẽ chỉ như một “gã khổng lồ thiếu máu”, sẽ tê liệt và sụp đổ.
    Để đối phó, Trung Quốc thời gian qua đang tích cực xây dựng các tuyến đường ống dẫn dầu trên đất liền, trong đó có các tuyến ống đi qua Myanmar và các tuyến đường, cảng biển ở Pakistan. Tuy nhiên, Trung Quốc đang phải nếm trải những thất bại mang tính chiến lược ở Myanmar và không có gì đảm bảo tuyến vận chuyển qua Pakistan sẽ được an toàn.
    Một chiến thuật khác hiện đang được Trung Quốc sử dụng nhằm hiện thực tham vọng độc chiếm Biển Đông nhưng giảm thiểu nguy cơ bùng phát xung đột quy mô là sử dụng lực lượng tàu thực thi pháp luật để chiếm đoạt biển đảo của các nước láng giềng thay vì sử dụng các tàu hải quân.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật hợp tác với Anh phát triển tên lửa cho máy bay chiến đấu
    Chủ nhật 20/07/2014 19:00
    ANTĐ - Nhật vừa tuyên bố sẽ hợp tác cùng Anh phát triển công nghệ tên lửa trên các máy bay chiến đấu và tiến tới sẽ cung cấp cho Mỹ những tên lửa đất đối không do chính Nhật sản xuất.

    Quyết định này đến sau khi Nhật Bản vừa tuyên bố sẽ nới lỏng quy định cấm xuất khẩu vũ khí, với mục đích, mà theo thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết rằng, sẽ tăng cường hiện diện quân sự và ngoại giao của Nhật trong nhiều vấn đề quốc tế.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon
    Đây là kế hoạch xuất khẩu đầu tiên kể từ tháng 4, khi Nhật Bản thông qua chính sách mới, thay đổi quy định cấm xuất khẩu từ năm 1967.

    Công việc nghiên cứu chung với Anh sẽ liên quan đến một dự án tên lửa châu Âu có tên Meteor. Thế mạnh công nghệ của Nhật Bản được mong chờ sẽ cải thiện được hiệu quả của các tên lửa do Anh phát triển.

    Dự án Meteor, được phát triển cho máy bay chiếc đấu Eurofighter, đang được chỉ đạo bởi hãng sản xuất liên doanh Anh – Pháp Matra Bae Dynamics cùng nhiều công ty châu Âu khác.

    “Chúng tôi tin có thể tạo ra một sản phẩm phức tạp hơn bằng việc sử dụng những công nghệ tối tân nhất của cả Anh và Nhật”, quan chức bộ quốc phòng Nhật phát biểu với phóng viên.

    Trong một quyết định khác, Tokyo đã được cho phép xuất khẩu vào Mỹ các phần của hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot Advanced Capability-2 (PAC-2).

    Một báo cáo vào đầu tháng 7 của trang Nikkei cũng cho biết thông tin rằng Mitsubishi Heavy Industries có kế hoạch xuất khẩu một loại cảm biến hệ suất cao cho hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-2. Cảm biến này được cấu thành từ một thiết bị hồng ngoại, lắp trên đỉnh tên lửa, giúp nó xác định và truy sát mục tiêu.

    Dưới đạo luật hạn chế xuất khẩu vũ khí mới của Nhật, việc bán vũ khí vẫn bị cấm ở các nước đang có xung đột hoặc bất ổn an ninh, ngoài ra, nó còn phải đóng góp cho hoà bình thế giới và tăng cường quyền lợi an ninh cho Nhật Bản.


    Nhật Bản xem xét triển khai máy bay Osprey bảo vệ đảo xa
    Chủ nhật 20/07/2014 18:58
    ANTĐ - Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang cân nhắc triển khai máy bay vận tải Osprey đến sân bay Saga ở Tây Nam Nhật Bản.
    • [​IMG]
      Nhật Bản chọn máy bay MV-22 Osprey bảo vệ biển đảo trước Trung Quốc
      Các quan chức Nhật đang chuẩn bị đề xuất ngân sách cho năm tài khóa tới, bao gồm cả khoản tài chính để mua loại máy bay có thể cất cánh theo chiều thẳng đứng này, trang bị cho Lực lượng Phòng vệ.
    Các quan chức muốn triển khai 17 chiếc Osprey trong 5 năm. Họ cho rằng máy bay Osprey sẽ giúp bảo vệ những hòn đảo xa của Nhật Bản và trong cứu hộ khi xảy ra thảm họa. Họ đang xem xét khả năng Lực lượng Phòng vệ sử dụng chung sân bay Saga với hàng không dân dụng.

    Theo các nguồn tin, Nhật Bản cần xây dựng các cơ sở hạ tầng mới cho máy bay Osprey, trong đó có nhà chứa máy bay và trạm tiếp nhiên liệu. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Takeda Ryota dự kiến đến tỉnh Saga vào ngày 22-7, để thảo luận với Tỉnh trưởng Saga, ông Furukawa Yasushi về việc triển khai máy bay trên.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hàn Quốc quyết định chọn phiên bản 2 động cơ cho chương trình KFX
    Thứ bảy 19/07/2014 09:16
    ANTĐ - Ngày 18-7, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc đã thông qua thiết kế cho chương trình máy bay chiến đấu hạng trung nội địa KFX của chính nước này, với chi phí ước tính khoảng 8.500 tỷ won (8,24 tỷ USD).
    Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã lựa chọn kế hoạch phát triển một loại máy bay chiến đấu 2 động cơ, thay vì một động cơ như trong các cuộc đàm phán căng thẳng kéo dài trước đó.
    Chương trình KFX này dự kiến sẽ do nhà sản xuất máy bay duy nhất của nước này là Tập đoàn công nghiệp hàng không Hàn Quốc (KAI) chế tạo, sau khi hợp tác phát triển với tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ, các nguồn thạo tin cho biết.
    Theo chương trình KFX, phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu nội địa, Hàn Quốc sẽ mua khoảng 120 chiếc máy bay chiến đấu dòng KF-16 để thay thế các phi đội máy bay chiến đấu F-4 và F-5 cũ, dự kiến bắt đầu bàn giao từ năm 2025.
    Trong khi đó, nguồn tin cho biết, kế hoạch mua 40 chiếc máy bay chiến đấu F-35, trị giá hơn 7 tỷ USD của Lockheed Martin dự kiến sẽ được hoàn tất trong quý 3 năm nay. Điều kiện để ký kết hợp đồng này là việc Lockheed Martin được tham gia vào chương trình KFX.
    [​IMG]
    Mô hình máy bay chiến đấu KFX của Hàn Quốc hợp tác phát triển với Indonesia
    Tuy nhiên, mức độ tham gia của Lockheed Martin vào dự án này vẫn đang được đàm phán. Theo một trong các nguồn tin, Indonesia cũng đã tham gia vào giai đoạn nghiên cứu ban đầu của chương trình KFX và hiện vẫn là một đối tác tiềm năng.

    Quyết định này dự kiến sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển dự án bị trì hoãn từ lâu này. Lần đầu nó được đề cập đến vào năm 2001 và chính thức đưa ra thảo luận vào năm 2010.
    “Trong tháng tới, chúng tôi sẽ hoàn thành kế hoạch đấu thầu và kết thúc đàm phán về kế hoạch phát triển chung với Indonesia. Sau khi ký kết hợp đồng vào cuối năm nay, chúng tôi sẽ bắt đầu phát triển vào tháng 12-2014,” một quan chức thuộc Cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cho biết.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Quân đội Nhật Bản: “Bọn gà” học làm quân đổ bộ
    Trung đoàn bộ binh miền Tây là đơn vị trọng điểm của dự án xây dựng một lực lượng đổ bộ chiến đấu Nhật Bản theo mô hình thủy quân lục chiến Mỹ.
    Dự án này nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các đảo hẻo lánh, vào thời điểm Nhật đang có địch thủ trên biển là Trung Quốc.
    [​IMG]
    Lính Trung đoàn bộ binh miền Tây chuẩn bị tập đổ bộ
    Hiện 80 quân nhân trẻ của Trung đoàn bộ binh miền Tây đang trải qua 5 tuần khổ luyện ở thành phố cảng Sasebo. Cũng là lần đầu tiên giới nhà báo được mời đến đưa tin bài về công tác huấn luyện.
    Tại quân trường, từng tổ 8 người phải bơm và vác chiếc xuồng cao su nặng 160 kg, trong khi huấn luyện viên gọi họ là “bọn gà” vì họ mặc áo thun màu vàng dễ nhìn thấy trên mặt nước.
    Các quân nhân phải học bơi đường trường có đeo chân vịt, chèo xuồng cao su, lặn và đang từ trực thăng đang bay phải nhảy xuống biển. Họ cũng phải tập nhảy từ xe tải đậu bên bờ kè nhảy xuống nước, chân mang chân vịt phải xuống nước trước. Huấn luyện viên trấn an một người lính ngoi lên khỏi mặt nước: “Bình tĩnh, không có sợ”.
    [​IMG]
    Lính bộ binh Nhật ngụy trang trên trực thăng
    Đó là các kỹ năng của chiến thuật đổ bộ, vốn được yêu cầu cao trong quân đội Nhật. Đại tá Matsushi Kunii chỉ huy trung đoàn, nói: “Chúng tôi dạy các binh sĩ những gì đã học từ thủy quân lục chiến Mỹ. Chúng tôi muốn họ hiểu rõ biển cả thì đáng sợ, đổ bộ từ tàu không phải là cuộc diễn thời trang, và nếu họ kiệt sức thì họ sẽ chết”.
    Các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật nói hiện trung đoàn có 600 quân, sẽ xây dựng để có tổng cộng 3.000 lính trong 5 năm. Đây chỉ là một số nhỏ trong tổng quân số 140.000 của bộ binh Nhật (gọi là Bộ binh Cục phòng vệ).
    Trung đoàn này đóng ở thành phố cảng Sasebo (đảo Kyushu ở miền Nam) và cách đó 6 dặm là một trong những căn cứ hải quân Mỹ lớn nhất ở khu vực tây Thái Bình Dương. Từ đường chính vào quân trường, các nhà báo có thể trông thấy chiếc tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard. Tàu này thường tham gia các cuộc tập trận với quân đội Nhật.
    [​IMG]
    Lính Nhật tập chiến thuật đổ bộ
    Hồi tháng 5, trung đoàn này lần đầu tiên tập trận với hải quân Cục phòng vệ, một bước tiến bộ đáng kể do trước đây thiếu sự hợp tác giữa không quân, hải quân và bộ binh Nhật.
    Cuộc tập trận này ở một đảo vắng gần quần đảo Okinawa, có nội dung bộ binh đổ bộ từ tàu hải quân lên chiếm lại đảo.
    [​IMG]
    Lính Nhật sau một cuộc tập đổ bộ từ tàu
    Phát triển được khả năng đổ bộ, Nhật sẽ có thể tự bảo vệ các đảo vắng của họ, không phải nhờ đến lính thủy đánh bộ Mỹ. Nhà phân tích cấp cao Kerry Gershaneck của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ở Honolulu nói: “Không có lực lượng đổ bộ, nói chung Nhật sẽ phải nhờ những thanh niên Mỹ chết để bảo vệ Nhật trong một nhiệm vụ mà Nhật không thể - và xem ra không sẵn sàng - thực hiện. Đó sẽ là một liều thuốc độc chính trị cho mối liên minh quân sự Nhật - Mỹ”.
    BÀI LIÊN QUAN
    Là một cựu binh thủy quân lục chiến Mỹ, ông Gershaneck nói: Nhật đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thành lập một lực lượng đổ bộ tuy còn sơ khai nhưng tỏ ra hiệu quả.
    Tokyo cũng dự tính mua hàng chục tàu đổ bộ, máy bay cánh quạt lật MV-22 Osprey vốn bay như máy bay có cánh cố định nhưng hạ cánh như trực thăng.
    Hồi tháng 12.2013, chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe nói sẽ lập một đơn vị đổ bộ, gồm hai sư đoàn và hai lữ đoàn. Bộ Quốc phòng Nhật lúc đó nói: “Đơn vị này có nhiệm vụ chiếm lại vùng lãnh thổ không chậm trễ, trong trường hợp bất kỳ đảo vắng nào bị xâm lược”.
    Ông Abe từ khi nhậm chức hồi cuối năm 2012 đã thể hiện thái độ cứng rắn để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cũng như đã sửa lại Hiến pháp để cho phép quân đội Nhật giúp đồng minh đang bị địch tấn công, một động thái củng cố mối liên minh quân sự Nhật-Mỹ.
    Ngày 15/7, ông Abe giải thích trước Quốc hội Nhật: “Chúng ta có nhiều đảo vắng ở Okinawa. Điều rất quan trọng là chúng ta phải xây dựng khả năng phản ứng lập tức trước một cuộc tấn công chưa phải là một cuộc xung đột quân sự tổng lực”.
    Những hành động của ông Abe khiến Trung Quốc bức xúc, nói ông muốn khôi phục chế độ quân phiệt Nhật. Một số lớn người dân Nhật cũng phản đối việc sửa đổi Hiến pháp yêu chuộng hòa bình.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật Bản sắp bán các thiết bị quân sự nào?
    Cập nhật lúc: 09:00 23/07/2014 (GMT+7)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    (Kiến Thức) - Bước đầu các công ty quốc phòng của Nhật Bản đã có một vài hợp đồng cung cấp linh kiện, thiết bị quân sự cho Mỹ, Australia.
    Tạp chí Armyrecognition hôm 21/7 cho biết, các công ty quốc phòng của Nhật Bản đang thực hiện những bước đi đầu tiên cho các hợp đồng xuất khẩu vũ khí sau khi chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí theo hiến pháp Nhật Bản. Đây có thể xem như là động thái đáp trả cứng rắn của Nhật Bản đối với Trung Quốc trong bối cảnh trong khu vực hiện tại.
    Hôm 17/7, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã phê duyệt hợp đồng xuất khẩu các bộ cảm biến do Mitsubishi Heavy Industries chế tạo sẽ lắp đặt trong các tên lửa phòng không của hãng Raytheon (Mỹ) sản xuất.
    Ngoài ra các cảm biến trên cũng được sử dụng trong một dự án hợp tác phát triển hệ thống tên lửa phòng không mới giữa Nhật Bản và Vương Quốc Anh.
    [​IMG]
    Công nghệ tàu ngầm tiên tiến của Nhật Bản luôn là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.
    Một tuần trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Abe và Thủ tướng Australia Tony Abbott đã ký một thỏa thuận hợp tác phát triển lực lượng tàu ngầm chung giữa hai nước.
    Các nhà phân tích quân sự cho biết, thỏa thuận này sẽ cho phép Australia tiếp cận công nghệ đẩy không khí độc lập (AIP) trang bị cho các tàu ngầm của Nhật Bản.
    Chính phủ Nhật Bản cũng cho biết, các nhà sản xuất vũ khí Nhật Bản lúc này đang rất cần các đơn hàng quốc tế nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí cho các hợp đồng sản xuất vũ khí cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF). Hiện tại, nền công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản đang bị phân mảnh nặng nề và chỉ hoạt động với qui mô hạn chế do ràng buộc bởi hiến pháp.
    [​IMG]
    Với giá thành quá cao các hệ thống vũ khí của Nhật Bản không thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại.
    Nhật Bản còn đang xúc tiến hợp đồng xuất khẩu vũ khí tiềm năng khác như máy bay vận tải C-2 được chế tạo bởi công ty Kawasaki Heavy Industries và thủy phi cơ US-2 của ShinMaywa Industries.
    Trong đó, Ấn Độ đang rất quan tâm tới việc mua các máy bay thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản, cho các hoạt động dân sự lẫn quân sự. Tuy nhiên giá thành của mỗi chiếc US-2 lại quá cao gần 100 triệu USD, vô hình chung đã tạo thành rào cản cho việc xuất khẩu các máy bay này.
    Giá thành quá cao và các vấn đề nhạy cảm trong khu vực luôn là rào cản chính khiến doanh thu của các công ty quốc phòng Nhật Bản thấp. Đã có nhiều ý kiến cho rằng, Nhật Bản không nên xuất khẩu vũ khí hoàn chỉnh, mà thay vào đó là xuất khẩu các linh kiện cũng như bộ phận của các hệ thống vũ khí phổ biến hiện nay cũng như xuất khẩu các loại vật liệu tiên tiến như sợi carbon.
    Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, trong năm 2012 công ty quốc phòng Mitsubishi Heavy của Nhật Bản chỉ có doanh thu 3 tỷ USD, bằng 1/12 doanh thu tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ.
    Các công ty quốc phòng của Nhật Bản chỉ đứng thứ 29 trong danh sách các công ty lớn nhất thế giới trong lĩnh vực này.
    Trà Khánh
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này