1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đối phó Triều Tiên, Mỹ sẵn sàng chi 5,8 tỷ USD
    (Vũ khí) - Để đối phó với dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, Mỹ quyết định đầu tư 5,8 tỷ USD xây dựng hệ thống phòng thủ NMD trên cạn.
    Thông tin này được Đài Korea International Radio cho biết, theo đó trong báo cáo Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, để xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (National Missile Defense-NMD) trên mặt đất, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lập một khoản ngân sách để thực hiện mục tiêu trên.
    Nguồn tin cho biết, mục đích chính của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ nhằm đánh chặn các tên lửa của Triều Tiên và Iran. Nhưng cho đến nay, Mỹ mới triển khai 30 tên lửa đánh chặn ở Alaska và California. Vì vậy, một số nhà phân tích quân sự cho rằng, các tên lửa đánh chặn được triển khai chủ yếu nhằm vào Triều Tiên.
    [​IMG]
    Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ khai hỏa
    Hệ thống phòng thủ tên lửa NMD được hình thành bởi Cơ quan Quốc phòng quốc gia Hoa kỳ và được điều hành bởi cơ quan phòng thủ tên lửa (Missile Defense Agency) (MDA) của Mỹ. NMD còn gọi là GMD (Ground-based midcourse interseptor).
    Theo cấu hình, hệ thống đánh chặn tên lửa có căn cứ trên mặt đất là hệ thống bệ phóng tên lửa cố định, các tên lửa phòng không có nhiệm vụ đánh chặn các tên lửa đạn đạo trong vũ trụ.
    GBI (Ground-based interseptor) Thiết bị bay và đầu đạn đánh chặn (Interceptor) - "Raytheon". Tên lửa đẩy mang thiết bị bay đánh chặn và đầu đạn đánh chặn bằng va chạm, được phóng lên từ những hầm phóng dưới mặt đất (Hệ thống GBI) - "Peace Sayent".
    Trung tâm chỉ huy, điều hành tác chiến, kiểm soát phóng đạn và liên kết phối hơp (BMC3), bao gồm có hệ thống BMC2 và hệ thống liên kết truyền thống đầu đạn đánh chặn (IFCS). "Northrop Grumman". Radar mặt đất - X-Band Radars (XBRs) "Raytheon".
    Radar cảnh báo sớm bao gồm cả các radar trên các tầu trinh sát, cảnh giới (UEWR) "Pawe Paws" - "Raytheon". Hệ thống cung cấp thông tin tình báo trên các vệ tinh trinh sát quân sự (SBIRS) - "Raytheon". Có thể nhận thấy rằng, thành phần cơ bản của tổ hợp GMD trên đất liền là các radar tiền tiêu cố định hoặc cơ động trên biển.
    Hệ thống máy tính có những phần mềm chuyên dụng để phát hiện, bám sát, bắt chết mục tiêu và đồng thời sử dụng 2 loại tên lửa đánh chặn có tính năng tiệm cận nhau là SM-2 Block IV và SM-3 để đánh chặn.
    Tên lửa đánh chặn RIM-161A, còn gọi là SM-3 được chế tạo dựa trên nguyên mẫu của loại SM-2 Block IV, có tầm bắn trên 500km, độ cao đánh chặn đạt tới 160km. Cả 2 loại tên lửa này đều được phóng bằng hệ thống phóng thẳng đứng Mk-41.
    Quá trình đánh chặn của SM-3 chia làm 4 giai đoạn. 2 giai đoạn đầu, hệ thống động lực đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất. Trước khi mỗi động cơ của tên lửa điểm hỏa, nó thu nhận và đọc dữ liệu định vị của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chuẩn đường bay đến mục tiêu.
    Giai đoạn 4 là nhiệm vụ của đầu đạn đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển hạng nhẹ (LEAP), có trọng lượng chỉ 9kg. Đầu tiên, nó sử dụng bộ cảm biến hồng ngoại để gây nhiễu mục tiêu, sau đó mới bắn hạ.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật chi 3 tỷ USD đóng hai chiến hạm đối phó Triều Tiên
    Chính phủ Nhật Bản quyết định đóng hai tàu khu trục mới trang bị hệ thống tác chiến Aegis trong bối cảnh Triều Tiên liên tục thử nghiệm tên lửa.
    Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ liệt kê chi phí liên quan trong việc đóng tàu khu trục vào bản trình yêu cầu ngân sách của cơ quan này. Hai tàu khu trục sẽ lần lượt được đóng vào năm 2015 và 2016. Hệ thống quốc phòng của Nhật Bản sẽ được củng cố khi số lượng tàu khu trục Aegis tăng từ 6 lên 8 chiếc vào năm 2020.
    Theo Yomiuri Shimbun, chi phí chế tạo mỗi tàu Aegis khoảng 150 tỷ yen (xấp xỉ 1,5 tỷ USD) và cần 5 năm để hoàn thành.
    [​IMG]
    Tàu khu trục Aegis của Nhật Bản. Ảnh: RT
    Triều Tiên được cho là yếu tố chính khiến Nhật Bản đẩy nhanh việc tăng cường số lượng tàu chiến phòng thủ. Trong năm nay, Triều Tiên đã tiến hành nhiều vụ thử nghiệm tên lửa với tần suất hơn hẳn giai đoạn trước.
    Sau khi Bình Nhưỡng thử nghiệm hai tên lửa đạn đạo tầm trung Rodong vào tháng 3/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã ra lệnh Lực lượng tự vệ hàng hải (MSDF) nước này bắn hạ bất kỳ tên lửa nào do Triều Tiên phóng trong tháng 4. Nhật Bản cũng triển khai một tàu khu trục Aegis tới biển Nhật Bản để khẳng định sự cứng rắn của mình.
    Cũng trong tháng 4/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thông báo Mỹ sẽ điều thêm hai tàu khu trục Aegis tới Nhật Bản trước năm 2017. Ông Hagel cũng cho rằng Triều Tiên là lý do chính của hành động củng cố lực lượng này. Mỹ đang điều hành 5 tàu khu trục Aegis tại Nhật Bản.
    Việc các tàu khu trục Nhật - Mỹ phối hợp càng làm tăng thêm sức mạnh của liên minh, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo, bao gồm tên lửa chống hạm DF-21D biệt danh "sát thủ tàu sân bay".
    Last edited by a moderator: 02/08/2014
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc phóng thử thành công tên lửa đánh chặn mặt đất
    Thứ sáu 25/07/2014 06:06
    ANTĐ -
    Ngày 24-7, Tân Hoa Xã đưa tin, quân đội Trung Quốc đã phóng thử thành công một quả tên lửa đánh chặn mặt đất giai đoạn giữa, thuộc một phần trong nỗ lực xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này.

    Theo một tuyên bố được đăng tải trên trang website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, vụ thử được tiến hành trên lãnh thổ nước này vào tối hôm 23-7 và “đã đạt được mục đích đã đặt ra trước đó”.
    Tuy nhiên, giới chức quân sự nước này không cho biết thông tin chi tiết về vụ phóng thử “công nghệ chống tên lửa triển khai trên mặt đất” này.
    Đây là lần phóng thử thành công thứ 3 loại tên lửa đánh chặn triển khai trên đất liền mà Trung Quốc công bố, sau 2 vụ phóng thử vào năm 2010 và 2013. Các báo cáo trước đó cho biết các cuộc thử nghiệm liên quan đến công nghệ cao nhằm "phát hiện, theo dõi và phá hủy tên lửa đạn đạo từ bên ngoài."
    Cộng đồng tình báo Mỹ từng đánh giá rằng việc thử nghiệm tên lửa chống tên lửa đạn đạo đầu tiên trong năm 2010, đã sử dụng tên lửa SC-19 phóng từ khu liên hợp thử nghiệm tên lửa Korla ở miền tây Trung Quốc. Tên lửa này đã đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm trung CSS-X-11 của Trung tâm Shuangchengzi ở cách khoảng 1.100 km.
    [​IMG]
    Trung Quốc thử thành công tên lửa đánh chặn mặt đất

    Bằng việc phát triển khả năng đánh chặn các đầu đạn đang bay tới như tên lửa đạn đạo, nước này hy vọng những vụ phóng thử này có thể giúp tăng cường hệ thống phòng không của Trung Quốc.
    Theo Tân Hoa Xã, công nghệ đánh chặn như thế này đòi hỏi phải có kỹ thuật phức tạp về xử lý thông tin, trinh sát, cảnh báo sớm, vận chuyển vũ khí và điều khiển.
    Vụ phóng thử lần này diễn ra khi quân đội Trung Quốc đang tiến hành các cuộc diễn tập phòng thủ quy mô lớn, có ảnh hưởng đến các chuyến bay tại 12 sân bay ở miền Đông nước này, bao gồm ở Thượng Hải, Nam Kinh và Vũ Hán, từ ngày 20-7 đến 15-8.
    Theo đó, trong vòng 2 ngày qua, hơn 290 chuyến bay tại 2 sân bay ở Thượng Hải đã phải tạm hoãn hoặc hủy bỏ.

    Trung Quốc bắt đầu sản xuất J-20 vào năm 2017?

    Thứ tư 23/07/2014 22:08
    ANTĐ - WantchinaTime dẫn lời tờ Hồ Bắc Daily cho biết, J-20, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của Trung Quốc được thiết kế bởi công ty hàng không vũ trụ Thành Đô, có thể đi vào sản xuất trên quy mô nhỏ vào năm 2017, sau khi hoàn thành các chuyến bay thử nghiệm trong năm nay.
    Dựa trên kết quả của các chuyến bay thử nghiệm máy bay J-20 nguyên mẫu thứ tư hồi đầu tháng 7, Hồ Bắc Daily nói rằng máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc đã có một bước phát triển vượt bậc. Trước đó, nguyên mẫu thứ hai của J-20 phải mất đến một năm để hoàn thành các khâu kiểm tra, trong khi nguyên mẫu thứ tư mang số hiệu 2012 chỉ cần 4 tháng để vượt qua các thủ tục này.
    Tờ báo này cũng đưa ra dự đoán, nếu các máy bay nguyên mẫu thế hệ thứ ba và thứ tư có thể tiến hành bay thử nghiệm cùng nhau trong năm nay thì máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc có thể bắt đầu sản xuất ở quy mô nhỏ vào năm 2017.
    [​IMG]
    Hai chiếc J-20 của Trung Quốc bay thử nghiệm cùng nhau
    Trong khi đó, Nhật Bản gần đây đã phát hành một đoạn video có hình ảnh của máy bay tàng hình Mitsubishi ATD-X Shinshin, thế hệ thứ năm của nước này. Nhiều người gọi đây là đối thủ nặng ký để đối phó với J-20, khi căng thẳng giữa hai nước trên biển Hoa Đông ngày càng leo thang.
    Tuy nhiên, tờ Global Times lại cho rằng, máy bay Shinshin chỉ được thiết kế để tạo sự tự tin cho Nhật Bản khi đối mặt với một Trung Quốc đang trưởng thành về quân sự. “Nếu Nhật Bản không thể chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba của riêng mình mà không cần sự ủng hộ của Mỹ, thì Shinshin cũng không có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong chiến đấu chống lại máy bay quân sự của Trung Quốc”, trích dẫn tờ báo cho hay.
    Last edited by a moderator: 02/08/2014
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật Bản chi gần 3 tỷ USD đóng tàu khu trục Aegis
    9:22 PM, 24/07/2014, Views: 1328 | By VNH
    VietnamDefence - Chính phủ Nhật Bản đã phê chuẩn chương trình đóng 2 tàu khu trục mới trang bị hệ thống thông tin-chỉ huy chiến đấu đa năng Aegis.
    [​IMG]
    Tàu khu trục lớp Kongo (defenseindustrydaily.com)
    Họ dự định chi gần 300 tỷ yên (2,9 tỷ USD) để đóng các tàu này. Tàu đầu tiên sẽ được khởi công vào tài khóa 2015 (bắt đầu ngày 1/4/2015), tàu thứ hai vào tài khóa 2016.

    Theo đánh giá sơ bộ, để đóng 1 tàu trang bị hệ thống Aegis sẽ mất gần 5 năm, nhưng tiến độ này có thể rút ngắn.

    Chương trình hiện đại hóa Hải quân Phòng vệ Nhật Bản trù tính tăng số lượng tàu khu trục Aegis từ 6 chiếc hiện nay lên 8 chiếc vào tài khóa 2020. Các tàu khu trục mới sẽ được lắp biến thể mới nhất của hệ thống Aegis.

    Các tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis của Nhật Bản hiện gồm 4 tàu lớp Kongo và 2 tàu lớp Atago. Chúng được trang bị các tên lửa đánh chặn Standart SM-2 và SM-3. Hiện nay, Nhật Bản đang hiện đại hóa các tàu khu trục lớp Atago; dự kiến chúng sẽ trở lại hạm đội Nhật vào năm 2018.
    Nguồn: The Japan Times, Lenta, 24.7.2014.
    Last edited by a moderator: 02/08/2014
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Mỹ đe dọa tấn công điểm huyệt Trung Quốc
    (Bình luận quân sự) - Giới phân tích Mỹ đã chỉ ra những điểm yếu chết người của Trung Quốc mà Mỹ có thể tấn công.
    Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
    Trong bài viết “Cách giải quyết vấn đề Trung Quốc: Hãy đánh vào điểm yếu của Bắc Kinh” đăng tải hôm 21/7 trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) và sau đó được một tạp chí nghiên cứu uy tín của Mỹ dẫn lại, giáo sư Robert Sutter cho rằng Mỹ hiện vẫn là quốc gia dẫn đầu và có ảnh hưởng lớn nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
    Chính sách tái cân bằng của chính quyền Tổng thống Barack Obama đang tập trung vào những ưu tiên khu vực, hứa hẹn tăng cường an ninh, kinh tế và các mối quan hệ chính trị trong khu vực.
    [​IMG]
    Giáo sư Robert Sutter
    Trong khi đó, Trung Quốc, đối thủ tiềm năng nhất của Mỹ trong khu vực, đang theo đuổi chính sách xung đột gây ra những lo ngại chính về độc lập, chủ quyền và ổn định. Việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh quốc gia mà không trực tiếp sử dụng sức mạnh quân sự để giành lợi thế kiểm soát lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông đang tạo ra vấn đề lớn đối với nước Mỹ.
    Chính quyền của Tổng thống Obama đã công khai những quan điểm cứng rắn hơn lên án các hành động của Trung Quốc, thắt chặt hợp tác an ninh với các đồng minh và các nước vốn bị sự khiêu khích của Trung Quốc đe dọa. Các bước đi của Mỹ đã phần nào khiến Trung Quốc phải trả giá song vẫn không thể khiến Bắc Kinh dừng lại.
    Giới chức và các chuyên gia Mỹ cũng đã hối thúc chính phủ Mỹ cần thay đổi cách thức phản ứng đã quá quen thuộc trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc. Theo đó, Mỹ cần phải có hành động để Trung Quốc hiểu rằng họ sẽ phải trả giá nghiêm trọng cho chiến lược cắt lát salami ở Biển Đông và Hoa Đông.
    [​IMG]
    Ảnh trong bài báo với chú thích đơn giản: Hải quân Mỹ
    Đáp lại, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết đang tăng cường giám sát và theo dõi các hoạt động của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp, xem xét phô trương lực lượng và các tàu của Mỹ vẫn hộ tống các tàu của đồng minh trong các khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, theo giáo sư Robert Sutter, các biện pháp này không có hiệu quả rõ rệt đối với Trung Quốc. Không những thế, các biện pháp này của Mỹ lại tạo ra nguy cơ đối đầu với các lực lượng của Trung Quốc.
    Giáo sư Sutter cho rằng chiến lược của Trung Quốc đang đánh vào điểm yếu của Mỹ bởi Bắc Kinh không sử dụng đến sức mạnh quân sự. Để đáp trả, Mỹ cũng phải sử dụng các biện pháp tương tự để đánh vào những điểm yếu của Trung Quốc mà không gây ra sự đối đầu công khai.
    Những sự lựa chọn để Mỹ đối phó với Trung Quốc gồm:
    1. Tàu ngầm tấn công trang bị tên lửa của Mỹ hoạt động mà không bị phát hiện do khả năng chống ngầm yếu kém của Trung Quốc, đồng thời có đủ sức mạnh hỏa lực để tiêu diệt bấy kỳ lực lượng nào của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông. Các tàu ngầm tấn công của “nổi lên” tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông, có thể kết hợp cùng tàu ngầm Nhật Bản và Australia, sẽ cảnh tỉnh Trung Quốc rằng năng lực chống ngầm của nước này yếu đến mức nào.
    [​IMG]
    Tàu ngầm tấn công lớp Virginia của Mỹ
    Để phản ứng, Trung Quốc chắc chắn sẽ phải tìm cách giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, để bù đắp sự hạn chế năng lực chống ngầm thì Trung Quốc sẽ phải có chi phí lớn và dài hạn khiến nguồn lực dành cho các nhà quy hoạch quân sự của nước này bị phân tán.
    Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ buộc phải có những điều chỉnh các ưu tiên ngân sách trong khi Trung Quốc đang trong giai đoạn tiến hành những thay đổi rộng lớn và khó khăn. Như vậy, biện pháp của Mỹ (chỉ cần cho vài chiếc tàu ngầm nổi lên) sẽ khiến Trung Quốc phải tiêu tốn rất lớn.
    2. Đài Loan là một khu vực vô cùng nhạy cảm đối với Trung Quốc mà ở đây Mỹ có không ít lựa chọn buộc Trung Quốc phải trả giá rất đắt. Trong khi tìm cách ngăn chặn Trung Quốc hăm dọa các nước láng giềng thì Mỹ có thể chú trọng hơn tới Đài Loan.
    Một trong những lựa chọn là Mỹ có thể bán 66 chiếc F-16 mà Đài Loan mong đợi từ lâu. Hành động này không chỉ khiến Trung Quốc phải trả giá ở những chiếc máy bay mà quan trọng hơn nó thể hiện sự ủng hộ thực tế của Mỹ đối với Đài Loan chống lại sức ép và mối đe dọa từ Trung Quốc.
    Ngoài ra, Mỹ cũng có thể ủng hộ các phong trào ở Đài Loan như phong trào của phe đối lập ở Đài Loan hiện nay. Khi phe đối lập lên nắm quyền trong cuộc bầu cử vào năm 2016, Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá và khó có thể điều chỉnh chính sách hiện tương đối thành công với Đài Loan.
    3. Những cuộc biểu tình gần đây ở Hong Kong, một khu vực nhạy cảm khác đối với Trung Quốc, báo hiệu Trung Quốc sẽ phải có những điều chỉnh chính sách một cách thận trọng và phải trả giá. Mỹ có thể ủng hộ các cuộc biểu tình ở đây và khiến Trung Quốc chịu những tổn thất.
    4. Một trong những nguyên nhân chính từ bên ngoài khiến vấn đề Bắc Triều Tiên hiện vẫn tiếp tục đe dọa khu vực châu Á-Thái Bình Dương là sự ủng hộ của Trung Quốc đối với chế độ Bình Nhưỡng. Mỹ có thể chú trọng nhấn mạnh sự thật này. Điều đó có thể gia tăng áp lực với Trung Quốc, quốc gia đang bị tổn hại thanh danh do mưu đồ bành trướng đối với khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.
    5. Đối phó với việc Trung Quốc bố trí tên lửa đạn đạo nhằm vào các căn cứ quân sự Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ có thể áp dụng các biện pháp cụ thể, ví dụ bố trí tên lửa mang nhiều đầu đạn ở ngay trên lãnh thổ Mỹ, hay bố trí nhiều tên lửa trên các tàu ngầm tấn công trong khu vực nhắm vào Trung Quốc. Do sức mạnh chống tên lửa đạn đạo của Trung Quốc còn hạn chế, nên việc đối phó với những nguy cơ mới do đầu đạn của Mỹ gây ra sẽ là thách thức to lớn đối với giới lãnh đạo cũng như những sắp xếp chiến lược của Trung Quốc.
    Theo đánh giá kết luận của giáo sư Robert Sutter, sự quả quyết của Trung Quốc ở các khu vực lãnh thổ tranh chấp là vấn đề nghiêm trọng, song không phải là thách thức cơ bản đối với vị thế dẫn đầu của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Do đó, các biện pháp kể trên, cũng như các biện pháp tương tự, nhằm vào điểm yếu của Trung Quốc cần được sử dụng thận trọng và tương ứng với các hành động của Trung Quốc có thể đe dọa tới các lợi ích của Mỹ.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc lo sợ trước “Quyền tự vệ tập thể” của Nhật Bản
    Vừa qua Tokyo đã xóa bỏ những chế ước về “Quyền tự vệ tập thể”, cởi trói cho lực lượng vũ trang khiến Trung Quốc hết sức lo ngại.
    Hội nghị Nội các Nhật Bản ngày 1/7 đã thông qua nghị quyết quyết định sửa đổi hiến pháp, dỡ bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể”, phủ quyết "3 điều kiện thực thi quyền phòng vệ" mà Nội các Nhật Bản luôn tuân thủ trước đây, và cho ra đời "3 điều kiện sử dụng vũ lực" mới, tạo nền tảng để Nhật Bản thực hiện “Quyền tự vệ tập thể”.
    Nhật sẽ tái hiện chiến thuật “Tấn công phủ đầu”?
    Căn cứ vào pháp luật hiện hành của Nhật Bản, biện pháp ứng phó khi hải đảo bị xâm chiếm, chỉ có thể do Cục bảo vệ an ninh trên biển Nhật Bản thực hiện trong phạm vi quyền lực của cảnh sát, vũ khí được sử dụng bị hạn chế.
    Sau khi xóa bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể”, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) sẽ có những thay đổi sâu sắc gì? Khi đó, SDF Nhật Bản hoàn toàn có quyền can thiệp vào vấn đề tranh chấp hải đảo với các nước lân cận và có thể sẽ áp dụng các hành động cứng rắn và cương quyết hơn.
    Một số chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, tới đây SDF có thể sẽ mang tính tấn công nhiều hơn, khả năng đổ bộ tầm xa sẽ trở thành trọng điểm phát triển của Tokyo trong tương lai, SDF có khả năng sẽ áp dụng các hành động quân sự mạo hiểm hơn, thậm chí có thể tấn công phủ đầu khi xảy ra xung đột quân sự.
    Hãng thông tấn Kyodo Nhật Bản ngày 1/7 đưa tin, sau khi “Quyền tự vệ tập thể” được cho phép, mặc dù bản thân không bị tấn công, nhưng Nhật Bản cũng có thể sử dụng vũ lực để ngăn chặn các đòn tiến công vào đồng minh của mình.
    Trong thời gian tới, Lý luận “chuyên về phòng vệ”, được xây dựng trên cơ sở của điều 9 trong Hiến pháp có thể sẽ bị "xếp xó". Hơn nữa "3 điều kiện sử dụng vũ lực" mới, được đặt ra nhằm ngăn chặn việc lạm dụng “Quyền tự vệ tập thể” cũng vô cùng trừu tượng, giới hạn cho phép sử dụng vũ lực rất mơ hồ.
    [​IMG]
    Biên đội tàu chiến Mỹ - Nhật hành trình trên biển
    Một chuyên gia quân sự giấu tên của Trung Quốc cho biết, SDF trước đây chủ yếu được chỉ đạo xây dựng dựa trên nguyên tắc chuyên về phòng vệ, nhưng sau khi “Quyền tự vệ tập thể” được thi hành, rất có thể “Tiên phát chế nhân” sẽ trở thành nguyên tắc vận dụng chiến thuật trong chiến lược quân sự mới của SDF.
    BÀI LIÊN QUAN
    Trên thực tế, trong lịch sử chiến tranh cận đại, Nhật Bản luôn chú trọng đánh phủ đầu, đột kích bất ngờ. Chiến tranh Giáp Ngọ (Chiến tranh Nhật - Thanh), trận hải chiến Nga - Nhật, cuộc đột kích Trân Châu Cảng…, Nhật Bản đều có dự mưu từ trước là một đòn “Tiên phát chế nhân”.
    Trong lịch sử cận đại, sự mạo hiểm quân sự đã giúp Nhật Bản có thể “lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu thắng mạnh”, gặt hái thành công rực rỡ. Hơn nữa, sau khi xóa bỏ những chế ước về “Quyền tự vệ tập thể”, khả năng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ triển khai nước cờ quân sự này là rất lớn.
    Nâng cao khả năng tấn công cho quân đội
    Khách quan mà nói, phương châm xây dựng SDF Nhật Bản hiện nay chủ yếu vẫn là phòng vệ. So với khả năng phòng vệ, năng lực tấn công của họ vẫn còn thua xa. Về điểm này, Lực lượng tự vệ trên không là thể hiện rõ nhất. Đối với các nước trên thế giới, sức mạnh không quân được biết đến nhờ khả năng tấn công. Nhưng khả năng tấn công mặt đất của Lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản vẫn còn rất hạn chế
    Máy bay tiêm kích F-4J mà Mỹ xuất khẩu cho Nhật Bản đã bị "cắt xén" tính năng tấn công mặt đất, còn tiêm kích F-15 thì lại càng "không có tí giá trị nào trong tấn công mặt đất". Hiện nay, tuy Nhật Bản đã nghiên cứu chế tạo chiến đấu cơ F-2 (trên cơ sở F-16) được trang bị chủ yếu để tấn công mặt đất và trên biển, nhưng chủ yếu vẫn phải mang theo tên lửa chống hạm, triển khai tác chiến chống tàu mặt nước là chính.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-2 của Nhật được chế tạo trên cơ sở F-16
    Hiện nay, Lực lượng tự vệ trên không của Nhật Bản vẫn còn thiếu các vũ khí tấn công mặt đất, ngoài tầm phòng không của quân địch, cũng không có tên lửa chống bức xạ để chế áp phòng không. Khả năng tấn công chính xác của Nhật Bản chủ yếu vẫn dựa vào bom dẫn đường vệ tinh thả từ trên không, độ nguy hiểm tương đối cao.
    Nhìn chung, khả năng tấn công trên không của Quân đội Nhật Bản, thậm chí còn kém xa so với Không quân Hàn Quốc.
    Cùng với việc thực thi quyền tự vệ tập thể, do nhiệm vụ của SDF được mở rộng, nên tất yếu sẽ phải tăng cường khả năng tấn công. Tuy hiện nay, khả năng này của họ còn kém nhưng với nền tảng khoa học công nghệ và sự cởi trói về cơ chế, điều này đối với Nhật Bản cũng không phải là việc khó.
    Trên cơ sở tên lửa chống hạm hiện có, lắp thêm đầu dẫn ảnh hồng ngoại, đầu dẫn vô tuyến, là hoàn toàn có thể nghiên cứu chế tạo ra vũ khí tấn công mặt đất ngoài khu vực phòng không, có độ chính xác cao. Dùng khung thân tên lửa không đối không tầm trung AAM-4, lắp đặt thêm bộ chiến đấu khác vào, cũng có thể nhanh chóng phát triển thành tên lửa chống bức xạ tiên tiến.
    Hơn nữa, Lực lượng tự vệ trên biển và mặt đất của Nhật Bản chắc chắn sẽ nâng cao khả năng tác chiến đổ bộ. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ biển đảo của Nhật, đặc biệt trong bối cảnh tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đang ngày càng căng thẳng.
    Theo nhật báo Asahi Shimbun, 2 lực lượng này đã cử khoảng 800 lính tham gia cuộc tập trận RIMPAC vừa được tổ chức tại Hawaii. Đúng ngày kỉ niệm tròn 60 năm thành lập SDF Nhật Bản (1/7), các thành viên Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản cùng với quân đội Mỹ đã tiến hành huấn luyện đánh chiếm đảo tại căn cứ của Hải quân Mỹ ở phía đông đảo Oahu - Hawaii.
    [​IMG]
    Máy bay vận tải C-2 của Nhật Bản
    Tăng cường phái quân ra nước ngoài, xây dựng năng lực triển khai nhanh
    Năm 2001, Mỹ tấn công Afghanistan, Chính phủ Nhật Bản đã cử SDF đến Ấn Độ Dương hỗ trợ các công tác hậu cần, năm 2003 SDF cũng hỗ trợ cuộc chiến tranh Iraq. Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể”, ngoại việc Nhật Bản bị xâm lược, khi các quốc gia có quan hệ thân thiết với Nhật Bản bị tấn công vũ trang, SDF cũng sẽ được phép sử dụng vũ lực “tối thiểu cần thiết”.
    Hoạt động quét mìn dưới nước của quốc tế được triển khai để bảo vệ các tuyến đường hàng hải cũng có thể được đưa vào phạm vi hoạt động của quyền tự vệ tập thể. Do đó, trong tương lai Nhật Bản có thể sẽ phái quân ra nước ngoài nhiều hơn, điều này thúc đẩy SDF tăng cường phát triển năng lực vận chuyển quân tầm xa lên một tầm cao mới.
    Đối với Lực lượng tự vệ trên không, máy bay vận tải C-2 sẽ trở thành trang bị tiếp viện từ xa chủ yếu. Máy bay vận tải C-2 được thiết kế với hành trình bay 5.598 km, tải trọng tối đa 30 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa trên 140 tấn. Trước năm 2017, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cần 60 chiếc C-2 để dần dần thay thế các máy bay vận tải lỗi thời C-1 và C-130H.
    Ngoài ra, C-2 có thể được cải tiến, để trở thành máy bay AWACS (máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không), phương tiện vận chuyển quân tầm xa của Nhật sẽ không cần phải dựa dẫm vào trang thiết bị của Mỹ.
    Hơn nữa, hai tàu đổ bộ tấn công thuộc lớp Osumi, hai tàu sân bay trực thăng 16DDH và 1 tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH của Lực lượng Phòng vệ trên biển đều là lực lượng tiếp viện từ xa chủ yếu, việc chế tạo các chiến hạm kế tiếp cũng sẽ được tiến hành nhanh chóng.
    Các tàu đổ bộ trực thăng lớp 22DDH ví dụ như DDH-183 Izumo đều tiềm ẩn khả năng mang theo các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 siêu mạnh F-35B. Điều này sẽ giúp SDF vừa có năng lực triển khai quân tầm xa, vừa có khả năng khống chế không phận, vừa có năng lực tấn công sâu vào trong lục địa của đối phương rất mạnh.
    [​IMG]
    Tàu vận tải đổ bộ JS Shimokita (LST 4002)
    Năm ngoái, Nhật cũng đã có động thái điều chuyển quân tầm xa khi cử biên đội tàu, bao gồm Tàu vận tải đổ bộ LST-4002 Shimokita, tàu khu trục tên lửa Aegis DDG-177 Atago, tàu sân bay trực thăng DDH-181 Hyuga của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản sang Mỹ tham gia diễn tập “Tia chớp bình minh 2013” (Dawn Blitz 2013) được tổ chức từ ngày 10 - 26/06.
    Khu vực diễn tập được tổ chức tại Trại Pendleton, California và đảo San Clemente. Cuộc diễn tập lấy tưởng định là đảo San Clemente bị “kẻ địch hùng mạnh tấn công”, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật sẽ phối hợp với hải quân đánh bộ Mỹ, đổ bộ đánh chiếm đảo.
    Trong đó, Nhật-Mỹ sẽ phối hợp thực hiện chiến lược “Mỹ tái chiếm - Nhật chốt giữ”. Quân đội Nhật cũng thao diễn khả năng đổ bộ lên bãi biển và đổ bộ vào tung thâm bằng trực thăng vận, trong điều kiện được chi viện hỏa lực của các tàu chiến trên biển. Máy bay vận tải cánh quạt lật MV-22 Osprey của Mỹ cũng lần đầu tiên thực hành cất, hạ cánh trên tàu sân bay trực thăng Hyuga của Nhật.
    Khoa mục diễn tập bắn đạn thật này đã vượt xa so với các cuộc diễn tập trước theo mô hình “đảo nhỏ, tấn công quy mô nhỏ”, chỉ sử dụng lực lượng tác chiến đặc biệt, bước vào phạm vi của một cuộc đổ bộ tấn công quy mô lớn, hiệp đồng quân, binh chủng. Nó biểu lộ rõ ràng là Nhật đã chuẩn bị khả năng tấn công tái chiếm đảo từ trước đây rất lâu.
    Cuộc diễn tập lần này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì một mặt nó nâng cao khả năng tác chiến độc lập cho quân đội Nhật, mặt khác nó giúp quân đội nước này làm quen với những áp lực khủng khiếp trong đổ bộ đánh chiếm, tái chiếm đảo quy mô lớn để chuẩn bị sẵn tinh thần cho một cuộc chiến cam go bảo vệ Senkaku với lực lượng hùng mạnh của Quân đội Trung Quốc.
    Dự kiến trong tương lai không xa, Nhật Bản sẽ trở thành một trong những quốc gia có lực lượng chi viện, tác chiến tầm xa mạnh nhất Châu Á.
    Last edited by a moderator: 02/08/2014
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc đắc chí, Nhật âm thầm tập tái chiếm đảo
    (Bình luận quân sự) - Trung Quốc có phần đắc chí với sức mạnh đang lên của mình còn Nhật Bản vẫn âm thầm tập trận tái chiếm đảo.
    Trung Quốc “lên mâm”
    Theo kế hoạch, hôm nay (1/8) cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC-2014) sẽ kết thúc. RIMPAC được khởi động từ năm 1971 và được tổ chức 2 năm một lần. Tham gia RIMPAC 2014 có tổng cộng 55 chiến hạm, hơn 200 phi cơ và khoảng 25.000 binh lính đến từ 22 quốc gia. Thái Lan đã không tham gia tập trận do những bất ổn trong nước.
    [​IMG]
    Các tàu hải quân tham gia diễn tập trên biển hôm 25/7 trong khuôn khổ RIMPAC-2014
    Một trong những điểm đáng chú ý của cuộc tập trận năm nay là sự góp mặt lần đầu tiên của Trung Quốc. Sau khi được Mỹ mời, một đội tàu hải quân của Trung Quốc đã tới Trân Châu Cảng từ ngày 24/6 để tham gia cuộc tập trận này.
    Đội tàu của Trung Quốc gồm tàu khu trục trang bị tên lửa Hải Khẩu (Haikou), khinh hạm trang bị tên lửa Nhạc Dương (Yueyang), tàu hậu cần Thiên Đảo Hồ, tàu quân y Peace Ark và 2 trực thăng vận tải cùng một đơn vị đặc công, một đội lặn và một nhóm y tế lên tới 1.100 người.
    Nhóm tàu này khởi hành rất sớm (từ hôm 9/6) xuất phát từ các quân cảng ở thành phố Tam Á (Sanya) miền Nam và thành phố Chu Sơn (Zhoushan) ở miền Đông Trung Quốc.
    [​IMG]
    Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu của Trung Quốc
    Chỉ huy đội tàu Trung Quốc là Triệu Tiểu Cương (Zhao Xiaogang). Phát biểu với báo giới hôm 1/7, ông này đã có những lời lẽ “hoa mỹ” và có phần “khiêm tốn” khi nhấn mạnh một trong 3 mục tiêu chính của Hải quân Trung Quốc khi tham gia "2014 - RIMPAC" là cam kết thúc đẩy quan hệ quân sự kiểu mới giữa Bắc Kinh và Washington một cách ổn định và vững chắc. Quan chức này cũng cho biết thông qua cuộc tập trận, Hải quân Trung Quốc hy vọng có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và hợp tác sâu rộng với lực lượng hải quân các nước.
    Ngay khi đặt chân tới Trân Châu cảng, các binh sĩ Trung Quốc đã tham gia các hoạt động giao lưu (từ ngày 25/6 đến ngày 8/7) như các cuộc họp báo, đi thăm tàu chiến và giao hữu thể thao.
    Trong các nội dung diễn tập trên biển diễn ra từ ngày 9-30/7, các tàu Trung Quốc tham gia các hoạt động thử nghiệm vũ khí chung, hải vận, khắc phục thiệt hại, chống cướp biển, các chiến dịch cứu trợ nạn nhân thiên tai, cũng như các nội dung đánh chặn tác chiến và đổ bộ, các cuộc tấn công phối hợp của tàu chiến và các trực thăng vận tải.
    Sự tự tin…
    Có lẽ, việc được “lên mâm” cùng hải quân các nước lớn như Mỹ hay Nhật Bản đã khiến Trung Quốc đắc ý. Trước khi cử đội tàu hùng hậu tới Hawaii, Trung Quốc đã khiến Biển Đông dậy sóng với những hành động ngang ngược của mình. Trong hơn hai tháng ròng, Trung Quốc đã duy trì hàng trăm tàu các loại, trong đó có nhiều tàu chiến và tàu vũ trang để bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 cùng các hành động vây ép, phun vòi rồng và đâm va vào các tàu Việt Nam.
    Cũng trong thời gian này, Trung Quốc liên tiếp cử các tàu phi quân sự xâm nhập vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
    Những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông ngoài việc nằm trong sách lược lâu dài của giới lãnh đạo nước này, còn dựa trên tiềm lực hải quân ngày một tăng. Những con số thống kê thời gian qua đã giúp Trung Quốc thêm tự tin.
    [​IMG]
    Chiến hạm Hải Khẩu (trái) và khinh hạm tên lửa Nhạc Dương của Trung Quốc tại Hawaii
    Trung Quốc đã đặt ưu tiên cho việc tăng cường chi tiêu quốc phòng kể từ khi họ bắt đầu tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Tháng Ba vừa qua, Bắc Kinh công bố ngân sách của quân đội nước này trong năm nay sẽ vào khoảng 808,2 tỷ nhân dân tệ, tăng 12,2% so với năm ngoái (cao hơn mức tăng trung bình 10%).
    Sự đầu tư về tiền bạc đã giúp Trung Quốc có một lực lượng hải quân hùng hậu về số lượng.
    Về mặt nhân lực, Trung Quốc là nước chiếm ưu thế, với việc Bắc Kinh đang có quân số hải quân PLA vào khoảng 235.000 người, nhiều gấp 5 lần quân số của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF).
    Trung Quốc đang triển khai hàng loạt tàu khu trục hiện đại, tàu chiến loại nhỏ, tàu tấn công nhanh, và các tàu ngầm. Có chuyên gia còn nhận định rằng Nhật Bản đang gặp rắc rối trong việc bám đuổi tốc độ tăng cường lực lượng của Trung Quốc.
    …hay ảo tưởng?
    Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu với Nhật Bản, lực lượng hải quân áp đảo về quân số của Trung Quốc vẫn bị đánh giá thấp hơn bởi trình độ huấn luyện kém, không có kinh nghiệm tác chiến, vũ khí và trang thiết bị không tinh vi bằng…
    Giới chuyên gia đánh giá hải quân Nhật Bản đang được huấn luyện bằng những chiến lược chiến tranh hiện đại và với các đơn vị khác nhau trong nhiều thập kỷ qua. Trong khi đó, Trung Quốc hiện vẫn đang trong giai đoạn thăm dò biện pháp mới để vận hành chung cũng như hợp nhất các hệ thống vũ khí.
    Một chuyên gia của Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ dù đánh giá cao sự phát triển về lượng của hải quân Trung Quốc vẫn nhấn mạnh rằng hải quân Nhật Bản vượt trội hơn về kinh nghiệm và sự tinh vi trong công nghệ. Không những thế, Nhật Bản còn tập trung chế tạo các loại tàu chiến mà họ cần.
    Nhật Bản năm ngoái hạ thủy tàu chiến lớn nhất của họ kể từ sau Thế chiến II. Đó là khu trục hạm trực thăng lớp Izumo. Con tàu dài 248 m này dự kiến sẽ gia nhập biên chế JMSDF trong năm 2015, được thiết kế để chở 14 máy bay trực thăng.
    Ngoài ra, Nhật Bản còn bổ sung hai khu trục hạm trực thăng lớp Hyuga, dài 197 m và có thể chở 11 máy bay trực thăng.
    [​IMG]
    Khu trục hạm trực thăng lớp Hyuga của Nhật Bản
    Trong khi đó, dù Trung Quốc dù phạt triển ồ ạt các loại tàu chiến khác nhau nhưng hiện mới chỉ có một tàu sân bay duy nhất là Liêu Ninh. Sau 10 năm để chuyển đổi tàu sân bay Varyag tải trọng 67.500 tấn do Liên Xô sản xuất thành tàu Liêu Ninh, con tàu này hiện vẫn chưa thể chiến đấu mà chỉ sử dụng cho huấn luyện của hải quân.
    Ngược lại, các khu trục hạm trực thăng của Nhật Bản đã sẵn sàng chiến đấu trong hơn ba thập kỷ qua với sự giúp đỡ của Mỹ. Mỗi một con tàu này đều đủ khả năng hoạt động độc lập trong quá trình chiến đấu.
    Đặc biệt, lĩnh vực tàu ngầm và chống ngầm hiện được coi là điểm yếu chưa thể khắc phục của hải quân Trung Quốc. Các tàu ngầm hiện nay của Trung Quốc, nhiều chiếc trong số này là những tàu ngầm kiểu cũ, quá ồn và quá dễ bị phát hiện, trong khi Nhật Bản có một số tàu ngầm diesel-điện với công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.
    [​IMG]
    Binh sĩ Nhật Bản diễn tập đổ bộ tại đảo Kaneohe, Hawaii
    Ngoài yếu tố về thực lực của hải quân Nhật Bản, một yếu tố khác không thể bỏ qua trong cuộc đối đầu Trung-Nhật nếu nó xảy ra là sự hiện diện của Mỹ. Giới chuyên gia cho rằng nhân tố quyết định sẽ là sự hỗ trợ của hải quân Mỹ. Liên minh Mỹ-Nhật là yếu tố cần thiết để gây ảnh hưởng đối với sự cân bằng hải quân tổng thể.
    Không chỉ âm thầm phát triển lực lượng hải quân, Nhật Bản còn luôn chủ động nhằm đáp trả bất kỳ hành động nào của Trung Quốc.
    Trong ngày áp chót của RIMPAC-2014, Nhật Bản đã cùng Mỹ, Australia và đáng chú ý là có sự tham gia của Indonesia diễn tập đổ bộ lên một bãi biển ở Hawaii.
    Hôm 30/7, các máy bay trực thăng đã thả một đội trinh sát gồm các binh sĩ Nhật Bản xuống vùng biển ngoài khơi Hawaii tại cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương. Các binh sĩ này sử dụng xuồng cao su và trinh sát bờ biển trước khi hàng loạt lính thủy quân lục chiến Mỹ, Australia và Indonesia ập vào trên các phương tiện đổ bộ.
    Sự âm thầm và thực tế của người Nhật đang cho thấy họ không hề lơ là trước một Trung Quốc đang lên và ngày càng ngang ngược.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Sự thật giật mình về sức mạnh tàu ngầm Triều Tiên

    (Kiến Thức) - Hình ảnh những chiếc tàu ngầm Romeo gỉ sét mà Triều Tiên cho công bố có thể là một đòn nghi binh chiến lược của nước này.
    Thời gian gần đây, truyền thông thế giới đã đăng tải những hình ảnh “quý hiếm” về chuyến thăm của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tới đơn vị tàu ngầm 167, Hạm đội Đông Hải, căn cứ Nam Hamgyong. Theo những gì được nhìn thấy, ông Kim xuất hiện trên một con tàu ngầm số hiệu 748 màu xanh kiểu cũ, trên tàu có nhiều vết rỉ sét lớn.
    Nhiều nhà phân tích nước ngoài đã dựa vào hình ảnh đó để đưa ra những nhận xét rằng đội tàu ngầm của Triều Tiên đang ở trong tình trạng cũ nát.
    Tụt hậu về công nghệ
    [​IMG]
    Ông Kim Jong Un xuất hiện trên chiếc tàu ngầm số 748 thuộc lớp Romeo/Type 033 cũ kỹ.
    Đây là một quan điểm phổ biến. Những tàu ngầm như chiếc 748 vốn phổ biến trong biên chế của Hải quân Nhân dân Triều Tiên (KPN) thuộc loại Romeo/Type 033 (Romeo là phiên bản của Liên Xô còn Type 033 là bản sao của Trung Quốc), đại diện cho một thế hệ tàu ngầm đã lỗi thời. Romeo/Type 033, có lượng dãn nước tối đa 1.800 tấn, lớp tàu này được tạo ra bằng công nghệ cải tiến lấy từ tàu ngầm U boat của Đức Quốc xã. Chúng được sản xuất hàng loạt tại Liên Xô vào những năm 1950 và sau đó là tại Trung Quốc những năm 1960.
    Ngược lại, Hải quân Hàn quốc (ROKN) sở hữu một hạm đội tàu ngầm hiện đại, đó là những tàu ngầm KSS-1 Chang Bogo và KSS-2 Sohn Won-Il được đóng dựa trên công nghệ của Type-209/1400 và Type 214 của Đức. Trong khi tàu ngầm Triều Tiên không có khả năng phóng tên lửa, chỉ có khả năng tác chiến một cách đầy đủ trong tầm gần nhờ các ngư lôi cổ điển. Tàu ngầm của Hàn Quốc được trang bị tên lửa chống tàu UGM-84C Sub-Harpoon, có khả năng tiêu diệt các chiến hạm đối phương từ cự ly 120-130km. Chúng cũng được trang bị những ngư lôi dẫn đường hạng nặng tiên tiến do Đức chế tạo. Các hệ thống điện tử, sonar trên tàu Hàn Quốc cũng là vượt trội.
    Giữa đội tàu ngầm của Hàn Quốc và Triều Tiên rõ ràng tồn tại một khoảng cách lớn về công nghệ kỹ thuật, khoảng cách này sẽ còn được nới rộng thêm với việc Hàn Quốc sắp bổ sung lớp tàu ngầm KSS-3 mới nhất vào trực chiến.
    Sự thăng trầm của Hải quân Triều Tiên
    Đã từng có một thời, Hải quân Triều Tiên là thế lực sừng sỏ tại Châu Á- Thái Bình Dương. Kỷ nguyên vàng đó được tạo ra nhờ nguồn tài trợ hào phóng về mặt kỹ thuật và tài chính từ Liên Bang Xô Viết vào những năm 1960-1970. Tuy xét về nhiệm vụ, đây không phải là lực lượng hải quân viễn dương, nhưng lại có quy mô rất lớn.
    Số lượng và thậm trí là chất lượng của KPN khi ấy lấn lướt hoàn toàn so với miền Nam, vốn chỉ được Mỹ tài trợ những thiết bị-khí tài từ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2. Mãi cho tới đầu thập niên 1980, Hải quân Hàn Quốc mới sở hữu những tàu ngầm mini có nguồn gốc từ Italy. Loại tàu ngầm chiến đấu thực thụ đầu tiên của ROKN là Chang Bogo, đợi tới năm 1993 mới được ra mắt, chậm hơn gần 2 thập kỷ so với khi miền Bắc bắt đầu được trang bị và có giấy phép sản xuất các tàu Romeo/Type 033.
    Tuy nhiên, sau ngày lá cờ đỏ trên nóc điện Kremlin bị gỡ xuống thì nguồn viện trợ từ Moscow đến Bình Nhưỡng cũng chính thức bị chặn đứng. Như "đứa trẻ bị mất đi nguồn sữa mẹ", Hải quân Triều Tiên xuống cấp một cách nhanh chóng. Trớ trêu thay, đây lại là thời kỳ mà Hàn Quốc tạo được sự bùng nổ trong tăng trưởng kinh tế và nhảy vọt trong tiếp thu, sáng tạo khoa học kỹ thuật. Đó là một bệ phóng lý tưởng để đảm bảo xây dựng một lực lượng hải quân mạnh mẽ, hoàn thiện và được nhìn nhận như một trong những lực lượng hải quân hiện đại nhất thế giới. Ưu thế bây giờ lại đổi về tay miền Nam.
    [​IMG]
    Tàu ngầm tấn công KSS-II rất hiện đại của Hàn Quốc.
    Vẫn là lực lượng ven bờ
    Đây là một vấn đề có thể tạo ra tranh cãi. Thực tế thì Hải quân Triều Tiên có những phương tiện tác chiến tầm xa. Lại lấy tàu ngầm Romeo/Type 033 làm ví dụ, chúng có khả năng tiến hành tuần tiễu tầm xa. Trên lý thuyết, nếu xảy ra chiến tranh thì những tàu ngầm này có thể được dùng để phong tỏa, tấn công các tuyến đường biển của Hàn Quốc.
    Tuy nhiên, sẽ khó có khả năng này trong thực tế nếu như Bình Nhưỡng không muốn chơi một canh bạc tất tay. Các tàu ngầm tầm xa của KPN sẽ bị nhanh chóng gặp phải mối đe dọa khi chúng đi ra xa khỏi vùng căn cứ. Bởi vì, hải quân nói riêng và các lực lượng vũ trang Triều Tiên nói chung không đủ nguồn lực, phương tiện để tạo ra một thế trận hiệp đồng trên một vùng biển rộng lớn. Nói đơn giản là tàu ngầm sẽ đơn thương độc mã tiến vào hang hùm miệng cọp mà không nhận hoặc nhận được ít sự hỗ trợ, yểm trợ từ lực lượng không quân cũng như tàu mặt nước. Triều Tiên không có nhiều hạm nổi lượng dãn nước lớn và có thể tác chiến tầm xa, tương tự với không quân.
    Lúc đó thì những chiếc tàu ngầm loại cũ, ồn ào như Romeo/Type 033 sẽ dễ dàng bị phát hiện và thành miếng mồi ngon cho các lực lượng săn ngầm hiện đại.
    Đó là lý do trong hiện tại và tương lai gần, KPN chỉ có thể giữ được sức mạnh khi họ còn trong vùng biển gần, trong tầm hỗ trợ của các lực lượng mặt đất.
    Mối đe dọa đến từ các tàu ngầm mini
    [​IMG]
    Chiếc tàu ngầm Sang-O gắn liền với "sự cố Geungneung" chấn động cả đất nước Hàn Quốc một thời.
    Trong khi nhiều người chỉ quan tâm đến khoảng cách công nghệ hải quân giữa miền Nam và miền Bắc thì họ đã đánh giá sai lầm sức mạnh của KPN. Mối đe dọa thực tế và nguy hiểm hàng đầu của hạm đội tàu ngầm Triều Tiên thậm trí không liên quan nhiều đến những chiếc tàu ngầm Romeo gỉ sét mà ông Kim Jong Un đến thăm, mà lại đến từ lực lượng tàu ngầm mini bí mật của KPN.
    Trong khi ROKN đang đầu tư cho sự phát triển của những tàu ngầm tấn công lớn và hiện đại thì chiến hạm Cheonan của họ lại bị đánh chìm mà theo Seoul thì bởi một tàu ngầm mini Triều Tiên. Các tàu ngầm mini này cũng thường xuyên xâm nhập thành công vào vùng biển Hàn Quốc mà không hề bị phát hiện
    ”Sự cố Geungneung” nổi tiếng diễn ra hồi tháng 9/1996 là một ví dụ, tàu ngầm mini lớp Sang-O của KPN đã trở 25 lính biệt kích Triều Tiên xâm nhập thành công vào vùng biển được bảo vệ chặt chẽ bởi quân đội Hàn Quốc. Sự việc chỉ bại lộ khi con tàu này bị mắc kẹt gần bờ và không thể quay lại biển. Seoul sau đó đã phát lệnh cho một cuộc săn lùng cực lớn kéo dài 49 ngày nhằm tóm gọn nhóm biệt kích này, nhưng họ gần như đã bị giết chết trong các cuộc truy đuổi, chạm trán với lính Hàn Quốc, chỉ duy nhất một người còn sống. Theo lời khai của anh ta thì con tàu đã vượt qua được những sonar hiện đại của chiến hạm Hàn Quốc. Hai năm sau đó, một tàu ngầm mini khác của KPN đã bị mắc trong lưới đánh cá của ngư dân Hàn Quốc. Đó là con tàu thuộc lớp Yugo, bị nạn ở vùng biển cách cảng Sokcho, Hàn Quốc 18km về phía đông. Hải quân nước này đã nhanh chóng tiếp cận và kéo con tàu về căn cứ hải quân tại Donghae. Tuy nhiên, thủy thủ đoàn vốn vẫn còn nguyên trong con tàu đã đánh chìm nó và tự sát nhằm tránh rơi vào tay kẻ thù.
    Những sự cố như trên cho thấy rằng, Triều Tiên đang sử dụng chiến lược phi đối xứng nhằm đối phó với các hạm đội miền Nam tiên tiến hơn rất nhiều và tàu ngầm mini là một thành phần quan trọng trong chiến lược này.
    Chống xâm lược từ biển
    [​IMG]
    Những tàu ngầm mini lớp Ghadir của Iran.
    Cuộc đổ bộ vào Incheon của Thủy quân lục chiến Mỹ dưới chỉ huy bởi Thống tướng lẫy lừng Douglas MacArthur trong chiến tranh Triều Tiên là một bài học mà Bình Nhưỡng luôn khắc cốt ghi tâm. Hải quân Triều Tiên phải đảm bảo điều đó không bao giờ được lặp lại trong tương lai bằng những phương tiện phù hợp.
    Bên cạnh những nhiệm vụ trong thời “bình”, tàu ngầm mini là một sự lựa chọn phù hợp cho chiến lược chống tiếp cận bằng đường biển khi chiến tranh xảy ra. “Bầy sói biển” này là tập hợp của những tàu ngầm có kích thước nhỏ (thường có chiều dài bằng một nửa tàu ngầm lớp Romeo), có khả năng thoắt ẩn, thoắt hiện, cực kỳ linh hoạt trong nhưng vũng vịnh nhỏ hẹp trải dài trên bờ biển Triều Tiên. Chính lợi thế về công nghệ đơn giản và chi phí thấp giúp cho chúng có số lượng đông đảo và được đóng mới nhanh chóng hơn nhiều so với những tàu ngầm phức tạp của ROKN. Thêm vào đó, thủy thủ đoàn có tinh thần chiến đấu cao, thông thuộc địa hình ven biển cũng là một yếu tố quan trọng để Triều Tiên có thế “thi triển” kiểu chiến thuật “hit-and-run” nhằm chống lại các lực lượng đổ bộ Mỹ-Hàn.
    Các học thuyết đều phải chứng minh tính đúng đắn của mình qua thực tế. Chiến lược phát triển đội tàu ngầm mini của Bình Nhưỡng đã chứng minh được sự thành công. Iran cũng đã mua thiết kế và một số nguyên mẫu tàu ngầm mini của Triều Tiên để chế tạo các phiên bản nội địa cho riêng mình. Và đội tàu ngầm của quốc gia Hồi giáo này đang là một thế lực tại khu vực veo biển Hormuz, yết hầu của vùng Vịnh.
    Những hành động gần đây của Hải quân Hàn Quốc cũng được tập trung vào tăng cường khả năng tác đối phó với tàu ngầm. Họ tổ chức các cuộc tập trận chống ngầm lớn nhỏ, có khi với sự tham gia của Mỹ. Gần đây nhất là cuộc tập trận gần đảo Dokdo, được coi như một hành động nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của ROKN trước mối đe dọa từ tàu ngầm Triều Tiên, diễn ra không lâu sau chuyên đi thăm đơn vị tàu ngầm 167 của ông Kim Jong Un.
    Cũng như các vấn đề ưu tiên khác trong quân sự, chương trình phát triển các đội tàu ngầm mini được Bình Nhưỡng giữ rất kín. Rất khó để đánh giá đúng sức chiến đấu của lực lượng này.
    Quốc tế không nên bị nhầm lẫn bởi hình ảnh những chiếc tàu ngầm gỉ sét được KCNA công bố mới đây. Rất có thể chúng chỉ là quân bài để đánh lạc hướng nước ngoài. Sẽ là sai lầm chết người cho kẻ thù của Triều Tiên nếu họ bỏ qua sức mạnh tiềm ẩn của các đội tàu ngầm mini.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc tập trận rầm rộ kích hoạt quân đội Nhật
    (Bình luận quân sự) - Tập trận rầm rộ để đe dọa các nước láng giềng song Trung Quốc sẽ sớm lĩnh hậu quả và ôm hận.
    Trung Quốc lên gân
    Theo nhận định của các chuyên gia, việc Trung Quốc tiến hành một loạt cuộc tập trận rầm rộ ở nhiều vùng biển là lời cảnh báo của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng, trong đó có thông điệp gửi tới Nhật Bản sau khi Tokyo dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí trong 60 năm qua.
    Tuy nhiên, chuyên gia phân tích chính trị người Nhật Bản Hiroko cho rằng hành động của Trung Quốc lại có thể được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sử dụng để tạo thêm cớ nhằm tăng cường hoạt động của quân đội Nhật Bản.
    [​IMG]
    Tàu khu trục Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc bắn đạn thật trên biển Hoàng Hải trong cuộc tập trận chung với Nga hồi cuối tháng 5/2014
    Ngày 26/7, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở các vùng biển phía Đông Bắc Trung Quốc, biển Hoa Đông và Biển Đông. Đợt diễn tập này có sự tham gia của cả ba hạm đội hải quân của PLA và kéo dài tới ngày 5/8.
    Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết PLA cũng đang tổ chức một cuộc tập trận trên bộ kéo dài 3 tháng với sự tham gia của 10 lữ đoàn đến từ 6/7 Đại Quân khu chủ chốt. Cuộc tập trận này bao gồm các hoạt động phóng tên lửa, bắn pháo và các hoạt động diễn tập đất đối không.
    Theo chuyên gia Nhật Bản, các cuộc tập trận của Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng trên biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh và Tokyo đang có tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
    [​IMG]
    Truyền thông Trung Quốc liên tục cho đăng tải hình ảnh về các cuộc tập trận bắn đạn thật của hải quân nước này
    Tình hình căng thẳng leo thang có thể giúp Thủ tướng Shinzo Abe giành được thêm nhiều sự ủng hộ hơn cho chiến dịch tăng cường hoạt động của quân đội Nhật Bản.
    Theo đó, quân đội Trung Quốc càng hoạt động mạnh, cơ hội cho Thủ tướng Nhật Bản thúc đẩy các kế hoạch vào cuối năm nay càng cao bởi khi đó việc diễn dịch lại khái niệm “phòng vệ tập thể” trong Hiến pháp sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ hơn.
    Dù nội các Nhật Bản ngày 1/7 đã thông qua thay đổi về chính sách an ninh, theo đó cho phép sử dụng vũ lực để bảo vệ một quốc gia khác khi quốc gia đó bị tấn công, song thay đổi này vẫn cần phải được Quốc hội Nhật Bản xem xét kỹ lưỡng trước khi thông qua vào cuối năm.
    Ngoài ý đồ gửi thông điệp cứng rắn tới Nhật Bản, giới chuyên gia nhận định rằng các cuộc tập trận của Trung Quốc cũng nhằm phản ứng trước các cuộc tập trận chung giữa Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ cuối tháng Bảy vừa qua.
    Nhật Bản chuẩn bị gì?
    Không phải đợi đến khi Trung Quốc “khai chiến” Nhật Bản mới tiến hành chuẩn bị đối phó. Ngoài việc thay đổi chính sách an ninh quốc phòng, Nhật Bản cũng chủ động tập trận với đồng minh, chế tạo vũ khí trang thiết bị mới, thành lập các đơn vị quân đội mới trước nguy cơ Trung Quốc có thể hành động liều lĩnh (lực lượng đổ bộ tấn công), tăng năng lực giám sát các tàu Trung Quốc…
    Về mặt lý lẽ và cơ sở cho các biện pháp tăng cường sức mạnh quân sự, Nhật Bản cũng có sự chuẩn bị hết sức bài bản đối với Trung Quốc.
    [​IMG]
    Tàu khu trục JDS Murasame (DD 101) của Nhật Bản
    Hôm 16/7, Nhật Bản đã công bố bản dự thảo "Sách Trắng Quốc phòng năm 2014", trong đó chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và cho rằng Trung Quốc "đơn phương thay đổi hiện trạng, làm leo thang căng thẳng và có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc xung đột ngoài ý muốn".
    Trong văn kiện này, Nhật Bản chỉ trích việc Trung Quốc buộc các máy bay đi vào ADIZ phải tuân thủ các quy định do Bắc Kinh đặt ra vi phạm trắng trợn nguyên tắc tự do bay trong không phận trên vùng biển quốc tế.
    Bên cạnh đó, dự thảo còn đề cập tới việc máy bay quân sự Trung Quốc liên tiếp "tiếp cận bất thường" máy bay của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên không phận các vùng biển tranh chấp từ tháng 5/2014 đến tháng 6/2014, động thái làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng.
    [​IMG]
    Chiến hạm lớp Murasame của Nhật Bản
    Đáng chú ý, dự thảo còn đề cập tới quyết định gần đây của nội các Nhật Bản về việc diễn giải lại bản Hiến pháp hòa bình, qua đó cho phép nước này thực thi "quyền phòng vệ tập thể" hay "bảo vệ các đồng minh trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang".
    Trước đó, trong "Sách Trắng Quốc phòng năm 2013", Tokyo lần đầu tiên chỉ trích trực tiếp và mạnh mẽ đích danh Trung Quốc về các hành vi gây hấn của nước này trên biển.
    "Sách Trắng Quốc phòng năm 2013" cũng nhấn mạnh những nguy cơ tiềm ẩn mà Nhật Bản phải sẵn sàng đối phó, đó là việc gia tăng các hoạt động hàng hải ở mức nguy hiểm của một số quốc gia, nhất là việc xâm phạm vùng biển và vùng trời Nhật Bản.
    Theo kế hoạch, dự thảo "Sách Trắng Quốc phòng năm 2014" sẽ được nội các Nhật Bản thông qua trong đầu tháng Tám này.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Quân chủ lực Trung Quốc thua quân xanh 6/7 cuộc tập trận đối kháng
    Hồng Thủy
    04/08/14 06:20
    Thảo luận (0)
    (GDVN) - Quân đội Trung Quốc vừa rút ra một số bài học cay đắng trong các cuộc tập trận gần đây, nơi các đơn vị chủ lực tham gia tập trận đã thua 6/7 trận.
    Báo đảng Trung Quốc đăng 10 lời khuyên cho Bắc Kinh ở Biển Đông Tập Cận Bình sẽ đưa người tố cáo Từ Tài Hậu vào Quân ủy trung ương Tập Cận Bình triệt bỏ ảnh hưởng của Giang Trạch Dân?
    [​IMG]
    Quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận đối kháng thực binh thực đạn, hình minh họa.
    Tờ Press Trust of India ngày 3/8 đưa tin, quân đội Trung Quốc vừa rút ra một số bài học cay đắng trong các cuộc tập trận gần đây, nơi các đơn vị chủ lực tham gia tập trận đã thua 6/7 trận trước đội quân xanh đóng giả đối thủ.
    Theo Tân Hoa Xã, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã thành lập ra được một đội quân xanh hết sức thiện chiến. Lực lượng chủ lực của cả 7 đại quân khu khi giao chiến với quân xanh chỉ có duy nhất cánh quân của đại quân khu Thẩm Dương thắng được.
    [​IMG]
    Báo đảng Trung Quốc đăng 10 lời khuyên cho Bắc Kinh ở Biển Đông
    03/08/14 08:27
    (GDVN) - 10 kiến nghị của giáo sư Carl Thayer về chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông nhấn mạnh, muốn giành được sự ủng hộ, Trung Quốc cần tôn trọng luật pháp quốc tế.
    Lực lượng quân xanh được thành lập vĩnh viễn từ một lữ đoàn bộ binh trực thuộc đại quân khu Bắc Kinh trở thành đối thủ khuất phục 6 đại quân khu trong các cuộc tập trận đã kết thúc hôm Thứ Hai tuần trước.
    Trước khi bắt đầu cuộc tập trận hiệp đồng quân binh chủng xuyên quân khu, không ai chắc chắn được kết quả bên nào sẽ thắng, theo tờ Nhân Dân nhật báo. Những cuộc tập trận đối kháng thực binh thực đạn này là cách giới chỉ huy quân sự Bắc Kinh buộc các binh sĩ phải thực hành chiến đấu như thật.
    Đây được xem như một phương pháp đào tạo mới có giá trị, không giống như những lần tập trận trước với kịch bản được biết trước. Một Lữ đoàn trưởng từ đại quân khu Lan Châu cho biết, cuộc tập trận vừa qua rất sát thực tế chiến tranh và sẽ là bước đầu tiên để xây dựng năng lực sẵn sàng chiến đấu cho quân đội Trung Quốc.
    [​IMG]
    Lực lượng hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung quốc tế RIMPAC vừa qua. Phát triển hải quân, bành trướng trên biển mới là nguy cơ hiện hữu và thật sự hiện nay từ Trung Quốc.
    "Quân xanh càng mạnh và nguy hiểm như kẻ thù, chúng tôi càng có thể rèn luyện khả năng tác chiến, trình độ sẵn sàng chiến đấu dẻo dai cho đơn vị mình", viên Lữ đoàn trưởng này cho biết.
    Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết nước này đã thành lập đội quân xanh chuyên nghiệp đầu tiên của mình và đây là bước tiến quan trọng cho quá trình huấn luyện chiến đấu thực sự".
    [​IMG]
    "Nguy cơ sóng thần lớn ở Biển Đông bị bỏ qua vì tranh chấp chủ quyền"
    03/08/14 13:00
    (GDVN) - Ông đã sử dụng mô hình toán học mới để phân tích dữ liệu địa chấn lịch sử được thu thập bởi tàu nghiên cứu Trung Quốc ở rãnh Manila. Kết quả làm ông phát hoảng
    Ông Sinh nói rằng chính lực lượng quân xanh này mới là đơn vị quyết định mục đích và nội dung từng cuộc tập trận khiến các đơn vị khác hoàn toàn không biết trước kế hoạch.
    Quân đội Trung Quốc đang hiện đẩy mạnh tiến trình hiện đại hóa chính nó, tăng cường năng lực sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh căng thẳng hàng hải đang gia tăng với các nước láng giềng, trong đó chủ yếu là Nhật Bản ở Hoa Đông và Philippines cùng Việt Nam ở Biển Đông.
    Một trong những mục đích nữa của Trung Quốc khi triển khai hoạt động này còn nhằm nâng cao khả năng tác chiến đẩy quân đội Mỹ ra xa khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Quân Khu Thẩm Dương, QK Bắc Kinh và hạm đội Đông Hải (thuộc QK Nam Kinh) mới đích thực là 3 đại quân khu mạnh nhất của TQ, vì chúng giáp với Nga, BTT, HQ, Nhật, Đài. Nguy cơ chiến tranh toàn diện và các đối thủ mạnh hơn so với ĐNA

    QK TD cũng là 1 trong ít QK được trang bị những khí tài hiện đại, như H-6, Su-30MKK, J-11B, HQ-7, HQ-9, ZTZ-99, PHL03. Hạm đội Đông Hải thì được trang bị Type 052C/D, Sovremenny, Kilo, Type 039A, Type 094, TSB Liêu Ninh
    Lần cập nhật cuối: 04/08/2014
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này