1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc hoảng sợ trước 'song sát' F-35 của Nhật
    (Bình luận quân sự) - Tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp và 22DDH của Nhật sẽ hợp thành “cặp song sát F-35”, lấn át hoàn toàn lực lượng hải quân Trung Quốc.
    Nhật đã quyết định mua tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp của Mỹ
    Tờ “Sankei Shimbun” của Nhật ngày 3-8 đưa tin, Bộ quốc phòng nước này đã quyết định mua tàu đổ bộ tấn công (LHD) 4 vạn tấn thuộc lớp Wasp của Mỹ. Trong dự toán ngân sách quốc phòng Nhật năm 2014 đã có khoản chi điều tra hiệu quả sử dụng, sang năm 2015, Nhật sẽ chính thức ký hợp đồng với Mỹ về việc mua lại con tàu này.
    Theo kế hoạch, sau khi hoàn tất một số hạng mục cải tạo, nâng cấp, dự kiến đến năm 2019, tàu đổ bộ lớp Wasp sẽ được chính thức biên chế trong lực lượng tự vệ trên biển của Nhật. Là chiến hạm có kích thước và lượng giãn nước lớn nhất, nó sẽ tăng cường rất mạnh năng lực bảo vệ các cụm đảo tây nam Nhật Bản cho hải quân nước này.
    Hồi tháng 12-2013, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông qua kế hoạch điều chỉnh lực lượng phòng vệ giai đoạn trung hạn của nước này. Trong kế hoạch này, Bộ quõc phòng Nhật Bản đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng các tàu đổ bộ đa chức năng để vận chuyển binh lực với quy mô lớn, nhằm tăng cường chi viện cũng như bảo vệ các đảo nhỏ xa xôi.
    [​IMG]
    Trong tương lai, tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp và lớp 22DDH của Nhật sẽ hình thành “cặp song sát F-35B” rất lợi hại
    Trong chuyến thăm Mỹ ngày 6-7 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsuinori Onodera đã xuống thăm tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp LHD-8 USS Makin Island ở San Diego, bang California và biểu thị, Nhật Bản xem các tàu tấn công đổ bộ này như là những tàu vận tải đa năng để cơ động các đơn vị cần thiết nhanh chóng triển khai để bảo vệ các đảo.
    Ông Onodera cho rằng, các tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp được tích hợp tthêm tính năng của tàu đổ bộ trực thăng, tàu đổ bộ dock, tàu vận tải đổ bộ, tàu bệnh viện…, sẽ là công cụ đắc lực để ngăn chặn hành động xâm lược tiềm năng của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông.
    Hiện nay Mỹ đang có 8 tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp (LHD), bao gồm: USS Wasp (LHD-1); USS Es*** (LHD-2); USS Kearsage (LHD-3); USS Boxer (LHD-4); USS Batan (LHD-5); USS Bonhomme Richard (LHD-6); USS Iwo Jima (LHD-7) và USS Makin Island (LHD-8).
    [​IMG]
    Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera thăm tàu USS Makin Island
    Các tàu lớp này có lượng giãn nước 41.150 tấn, chiều dài 253,2m, rộng 31,8m, mớn nước 8,1m, tốc độ 25 hải lý/h (41km/h), phạm vi hoạt động 9500 hải lý (17.600km) với tốc độ 33km/h, tổng biên chế 1894 người, chuyên chở thêm 1208 lính hải quân đánh bộ. Nó được trang bị cả hệ thống phóng tên lửa Mk-31 và hệ thống phóng thẳng đứng Mk-57.
    Tàu này có thể mang theo từ máy bay phản lực cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) lẫn các máy bay trực thăng vận tải, săn ngầm…, chuyên chở cả các xe tăng, thiết giáp, xe tải lẫn các tàu, xuồng đổ bộ. Ngoài ra, nó còn có cả 6 phòng phẫu thuật, phòng điều trị bệnh nặng (17 giường) và 47 giường điều trị bình thường.
    Năng lực chuyên chở máy bay của các tàu đổ bộ lớp Wasp bao gồm: 6 chiếc máy bay phản lực cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier II, 4 máy bay trực thăng tấn công AH-1W SuperCobra, 12 máy bay trực thăng CH-46 Sea Knight hoặc 4 chiếc máy bay vận tải cánh quạt ngiêng MV-22 Osprey, 4 máy bay trực thăng CH-53 Sea Stallion, 3-4 trực thăng UH-1N Huey.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu trên tàu đổ bộ tấn công AV-8B Harrier II
    Khi tham gia nhiệm vụ đổ bộ tấn công lính thủy đánh bộ, tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp sẽ thay đổi biên chế như sau: 42 chiếc trực thăng CH-46 Sea Knight hoặc hơn 22 chiếc MV-22 Osprey. Còn khi đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát biển, các tàu lớp LHD sẽ mang theo 20 máy bay phản lực tấn công AV-8B Harrier II và 6 chiếc trực thăng chống ngầm SH-60F/HH-60H.
    Tuy nhiên, nếu chỉ có như thế thì tàu đổ bộ lớp này cũng chẳng phải là quá mạnh. Những máy bay trực thăng vận tải, kể cả siêu máy bay vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Ospey cũng không phải là cái gì quá đáng sợ với Trung Quốc, các máy bay phản lực cất, hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier II cũng thuộc hạng “quá date”, cái mà Trung Quốc sợ còn nằm ở phía trước.
    Trung Quốc sợ cặp song sát F-35 Wasp - Izumo
    Tháng 6-2013, Hải quân Mỹ đã chính thức xác nhận một thông tin rất đáng chú ý là họ đang tiến hành một loạt các cải tiến mặt boong chứa máy bay và các hạng mục khác trên tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp (LHD) để thay thế các máy bay thế hệ cũ AV-8B Harrier II bằng các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35B.
    [​IMG]
    Máy bay vận tải cảnh quạt nghiêng MV-22 Osprey hạ cánh trên tàu đổ bộ lớp Wasp
    Trong một buổi họp báo bên lề Triển lãm quốc phòng hải quân quốc tế châu Á 2013 (IMDEX) tổ chức tại Singapore, Tư lệnh hải quân Mỹ - Đô đốc Jonathan Greenert cho biết, Mỹ đang sửa đổi thiết kế boong chở máy bay và đường băng của loạt tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp để có thể chuyên chở loại máy bay tấn công tàng hình thế hệ thứ 5, cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) F-35.
    Các quan chức hải quân Mỹ cho biết thêm, nội dung chủ yếu trong phương án sửa chữa thiết kế tàu đổ bộ tấn công LHD là để giảm bớt áp lực xuống mặt boong và môi trường xung quanh do khí xả ở bụng máy bay tăng mạnh khi cất, hạ cánh tạo nên.
    Mô hình thoát khí và đặc tính bay của F35B đòi hỏi phải tiến hành gia cố các hệ thống chịu lực trên tàu; di chuyển vị trí hoặc loại bỏ một số thiết bị không cần thiết tránh xảy ra trường hợp khi máy bay cất, hạ cánh hoặc tác chiến có thể gây tổn hại đến các hệ thống antena, xuồng cứu sinh, lan can mạn tàu, lưới bảo vệ và trạm nhiên liệu JP-5.
    [​IMG]
    Các máy bay chiến đấu thế hệ cũ AV-8B Harrier II sẽ được thay bằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35B
    Ngoài ra, đặc tính nhiệt độ cao của F-35B cũng đòi hỏi phải gia cố lại mặt boong, làm chậm các luồng khí phản lực để giảm áp lực. Đồng thời, cũng phải thay đổi lớp sơn phủ bề mặt boong vì lớp sơn cũ không có khả năng chống ăn mòn khi tiếp xúc với các luồng khí phụt từ bụng máy bay để tạo lực nâng. Ngoài ra, hải quân Mỹ còn phải lắp đặt thêm một số thiết bị ổn áp và hệ thống chỉnh lưu.
    Do khả năng thực hiện nhiệm vụ của F-35B đã được mở rộng rất nhiều nên các tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp cũng cần phải nâng cao năng lực kho chứa và hệ thống vận chuyển đạn dược, đồng thời cũng phải cập nhật thêm chức năng cho các hệ thống thiết bị bảo đảm khác có liên quan đến không quân hạm.
    Ngoài ra, một số thiết bị khác cũng có sự điều chỉnh, bao gồm: Hệ thống pháo phòng không tầm gần Phalanx, hệ thống tên lửa Ram, lắp đặt thêm hệ thống phóng tên lửa Sea Sparrow và tăng thêm các biện pháp bảo vệ trạm nhiên liệu. Hệ thống antenna thông tin vệ tinh WSC-8 cũng phải di dời đến vị trí khác, đồng thời tăng cường sử dụng hệ thống tạo bọt chữa cháy AFFF.
    [​IMG]
    Nhật đã khởi đóng tàu đổ bộ tấn công thứ 2 lớp 22DDH
    Với lượng giãn nước ngang với các tàu đổ bộ tiến công thế hệ mới nhất lớp America (LHA), sau khi được cải tạo xong, tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp sẽ được trang bị 10 chiếc F-35B, còn khi tham gia chiếm lĩnh các đại dương nó có thể mang theo tới 20 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này, trở thành biên đội đổ bộ máy bay chiến đấu có sức mạnh khủng khiếp.
    Được biết, theo kế hoạch đưa ra cuối năm 2013, Tokyo có kế hoạch mua tàu đổ bộ tấn công lưỡng thê USS Es*** (LHD-2) lớp Wasp của Hải quân đánh bộ Mỹ. Bộ quốc phòng nước này đã quyết định sẽ mang tàu đổ bộ tấn công này về Nhật trước năm 2018. Việc chậm triển khai 1 năm của nó rất có khả năng là để cải tạo thiết kế để thay AV-8B Harrier II bằng F-35B.
    Khi mua loại tàu đổ bộ tấn công này về, cả tàu đổ bộ lớp Wasp và tàu đổ bộ lớp 22DDH của Nhật đều có khả năng mang theo máy bay chiến đấu F-35B (10 chiếc), hình thành “cặp song sát F-35B” rất mạnh, nhiệm vụ đổ bộ trực thăng sẽ được bàn giao cho các tàu đổ bộ trực thăng lớp khác, ví dụ như lớp Hyuga.
    Khi đó, với hàng loạt tàu đổ bộ tấn công mang theo F-35B (đang đóng chiếc thứ 2 lớp 22DDH), lực lượng tác chiến trên biển của Nhật sẽ áp đảo hoàn toàn Trung Quốc - vốn chỉ có tàu sân bay Liêu Ninh chưa có khả năng tác chiến và chưa hề có tùa đổ bộ tấn công nào. Vì thế, khi Tokyo định “rước” "cá sấu thép" (Steel Alligator) USS Es*** (LHD-2) về, người Trung Quốc đã bắt đầu lo lắng.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117

    Sách trắng QP Nhật


    Bìa sách trắng năm 2014 minh hoạ một máy bay lai trực thăng Osprey của Mỹ đáp xuống một tàu khu trục chở trực thăng của Nhật để minh hoạ cách Nhật Bản có thể đóng góp cho hoà bình.
    Ngày 5.8, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố sách trắng quốc phòng 2014, trong đó nói rằng hoạt động gia tăng của Trung Quốc trên không và trên biển đã làm leo thang căng thẳng tại các vùng biển trong khu vực, theo AP.
    [​IMG]
    Một cuộc tập trận của quân đội Nhật Bản ở Chiba, gần Tokyo - Ảnh: AFP
    Sách trắng quốc phòng này dày 429 trang, cập nhật thông tin đến tháng 7.2014, kể cả nhận định về vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam đã gây căng thẳng cho cả khu vực.
    Bộ Quốc phòng Nhật nói rằng quân đội Nhật có nhu cầu đóng góp phần quan trọng lớn hơn cả trong và ngoài nước.
    Sách trắng bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc đơn phương thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông bao trùm vùng biển tranh chấp giữa hai nước Nhật và Trung Quốc, tăng cường số lần máy bay xâm phạm khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (400 lần so 300 lần năm ngoái), cũng như các hành động khác ở Biển Đông.
    Bìa sách trắng năm 2014 minh hoạ một máy bay lai trực thăng Osprey của Mỹ đáp xuống một tàu khu trục chở trực thăng của Nhật Bản để minh hoạ cách Nhật Bản có thể đóng góp cho hoà bình, theo AP.
    Sách trắng này cũng bày tỏ lo ngại việc Triều Tiên cải tiến các tên lửa đạn đạo tầm xa và phát triển đầu đạn hạt nhân.
    [​IMG]
    Bìa sách trắng quốc phòng 2014 của Nhật Bản
    Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản đã tăng 2,2% năm nay, lên 48 tỉ USD.
    BÀI LIÊN QUAN
    Vào tháng 7.2014, nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã thông qua việc diễn dịch lại Hiến pháp, cho phép mở rộng vai trò của quân đội, có thể hỗ trợ quân đội nước ngoài và đóng góp vai trò lớn trên bình diện quốc tế.
    Sách trắng cho biết Chương trình phòng thủ quốc phòng từ 2014 - 2019 sẽ bao gồm việc bổ sung các máy bay trinh sát không người lái, khu trục hạm chống tên lửa, các trang thiết bị vạn chuyển… với chi phí lên đến 247 tỉ USD.
    Phản ứng về sách trắng quốc phòng 2014 của Nhật, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói rằng tuyên bố chủ quyền của Nhật với quần đảo Takeshima/Dokdo tranh chấp giữa 2 nước là “lố bịch”. Còn Trung Quốc chưa đề cập đến phản ứng của mình.
    [​IMG]
    Minh họa lực lượng quân sự các nước và lãnh thổ ở Đông Bắc Á, nguồn: Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2014
    Last edited by a moderator: 06/08/2014
    nobita1102 thích bài này.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật công khai sức mạnh quân sự: Vượt trội Trung Quốc!

    [​IMG]
    Vũ khí trang bị của Nhật được đánh giá có chất lượng thuộc top đầu thế giới
    Từ đầu năm 2014 đến nay, Tokyo đã liên tiếp có các động thái giải thích lại Hiến pháp, dỡ bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể”, sửa đổi các nguyên tắc xuất khẩu vũ khí. Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng, “Sách trắng quốc phòng 2014” đã khiến Bắc Kinh rất lo lắng và đưa ra những tuyên bố phản đối rất quyết liệt.
    Theo “Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2014” vừa được công bố ngày 5-8 vừa qua, tính đến ngày 31-3-2014, lực lượng phòng vệ Nhật Bản có tổng cộng 257.200 người. Trong đó, lực lượng quân thường trực là 225.000 người và lực lượng dự bị động viên là 32.200 người.
    Lực lượng thường trực gồm có: Lục quân 140.000 người; Không quân 42.000 người và 420 chiếc máy bay chiến đấu; Hải quân có 43.000 người cùng 139 tàu chiến các loại với tổng trọng tải là 453.000 tấn.
    Lực lượng quân dự bị, gồm có: Lục quân 31.000 người, Hải quân 600 người và Không quân 600 người.
    [​IMG]
    Khu trục hạm Aegis DDG-177 Atago lớp Atago
    Sách trắng quốc phòng năm 2014 cũng công bố chi tiết về tình hình trang bị vũ khí hiện nay của lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Cụ thể, lực lượng phòng vệ trên đất liền có 27000 khẩu pháo không giật, 1100 pháo cối, 500 pháo dã chiến, 600 pháo hỏa tiễn, 50 pháo cao xạ, 690 xe tăng và 970 xe bọc thép.
    Trong số các loại xe chiến đấu hiện có, hiện đại nhất phải kể đến chính là loại xe tăng chiến đấu Type 10 và Type 90, tiếp đó là xe bọc thép Type 96 được trang bị súng máy 12,7mm và xe chiến đấu bộ binh Type 89 được trang bị pháo bắn nhanh 35mm, ngoài ra còn cả loại xe trinh sát Type 87…
    Lực lượng tự vệ mặt đất Nhật Bản còn có lực lượng hàng không riêng biệt, bao gồm 9 máy bay trinh sát - trung chuyển thông tin cánh cố định (2 chiếc LR-1 và 7 chiếc LR-2); 80 trực thăng vũ trang chủ yếu dùng chống tăng, gồm 70 chiếc AH-1 và 10 chiếc AH-64D; có 124 máy bay trực thăng, bao gồm 84 chiếc trực thăng quan trắc OH-6D và 34 chiếc trực thăng trinh sát OH-1…
    [​IMG]
    Xe tăng Type 10 và Type 90 của Nhật Bản được đánh giá hàng đầu châu Á
    Về cấu tổ chức, hiện nay lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản gồm có 1 lữ đoàn phản ứng nhanh trực thuộc bộ quốc phòng và 5 cụm phòng vệ là: Cụm phòng vệ phương Bắc (đóng quân tại Sapporo, Hokkaido), Cụm phòng vệ Đông Bắc (Sendai, Miyagi), Cụm phòng vệ phía Đông (Asaka, Saitama), Cụm phòng vệ miền Trung (Itami, Hyogo), Cụm phòng vệ phía Tây (Thành phố Kumamoto, Kumamoto).
    Đối với lực lượng tự vệ trên biển, Nhật Bản hiện có 47 tàu khu trục và tàu hộ vệ tên lửa các loại, 16 tàu ngầm, 29 tàu rà quét lôi, 6 tàu tuần tiễu, 11 tàu vận tải và 30 tàu phụ trợ.
    Lực lượng không quân của hải quân gồm có 73 máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, 43 trực thăng SH-60J và 42 chiếc SH-60K, ngoài ra còn có các loại trực thăng MH-53E và MCH-101 chuyên dụng cho việc quét lôi.
    [​IMG]
    Trong năm nay, Nhật sẽ mua thêm 3 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1
    Lực lượng tự vệ trên biển được tổ chức từ 3 lực lượng là các cụm tàu hộ vệ, không quân hải quân và lực lượng tàu ngầm. Các căn cứ hải quân được xây dựng tại các cảng Yokosuka, Kure, Sasebo, Maizuru, Ominato…
    Về lực lượng tự vệ trên không, hiện Nhật Bản chỉ có 15 máy bay trực thăng vận tải CH-47J, còn lại toàn bộ là máy bay cánh cố định, bao gồm 201 máy bay chiến đấu F-15J/DJ, 60 chiến đấu cơ F-4EJ và 92 máy bay chiến đấu F-2A/B.
    Trung Quốc hoảng sợ trước 'song sát' F-35 của Nhật
    Ngoài ra, lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản còn có 13 chiếc máy bay trinh sát RF-4E/EJ, 5 máy bay tiếp dầu (4 chiếc KC-767 và 1 chiếc KC-130H), 17 máy bay cảnh báo sớm, trong đó 13 chiếc E-2C và 4 chiếc E-767.
    Cơ cấu tổ chức bao gồm, cụm không quân phương Bắc, cụm không quân miền Trung, cụm không quân phía Tây, trung đoàn không quân hỗn hợp Tây Nam, ngoài ra còn có lực lượng chi viện trên không, lực lượng không quân huấn luyện và trung đoàn bay thử nghiệm kỹ thuật…
    [​IMG]
    Tàu ngầm thông thường, sử dụng hệ thống động lực AIP lớp Soryu của Nhật
    Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2014 còn tiết lộ, chi phí quốc phòng năm 2014 của nước này (tính từ ngày 1-4/2014 đến ngày 31-3/2015) sẽ tăng năm thứ 2 liên tiếp. Trong số hàng loạt hạng mục mua sắm trang bị mới, quan trọng nhất là 4 chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5, phiên bản không quân F-35A.
    Ngoài ra, Nhật Bản còn mua thêm 3 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1, 2 trực thăng tuần tra SH-60K, 2 máy bay vận tải C-2, 3 trực thăng cứu hộ UH-60J, các loại tàu khu trục, tàu ngầm, tàu quét lôi, tàu cứu hộ tàu ngầm mỗi loại mua sắm 1 chiếc.
    Đánh giá về thực lực của quân đội Nhật Bản, các chuyên gia quân sự đều thống nhất nhận định, tuy số lượng vũ khí, trang bị của Nhật ít hơn Trung Quốc nhưng chất lượng hơn hẳn, hoàn toàn có khả năng đánh bại lực lượng tác chiến không-hải nhất thể của Trung Quốc trong một cuộc chiến trên biển.
    nikkori thích bài này.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Pháo tự hành 170mm mạnh nhất của Triều Tiên có gì đặc biệt?

    M1978 Koksan cỡ 170 mm là loại pháo tự hành hạng nặng khá nổi tiếng của CHDCND Triều Tiên, một trong những ưu điểm của khẩu pháo 170 mm này là nó có thể bắn tới thủ đô Seoul của Hàn Quốc từ phía bắc khu phi quân sự chia ranh giới hai miền Triều Tiên.
    Tình báo Mỹ phát hiện sự có mặt loại pháo tự hành này vào năm 1978 tại thành phố Kok’san của Triều Tiên nên định danh M1978 Koksan ra đời từ đó. Đến năm 1985 Koksan mới được công khai trong một cuộc duyệt binh hoành tráng.
    [​IMG]
    Pháo tự hành M1978 Koksan của Iran
    Vì là pháo tự hành nên dĩ nhiên M1978 cũng được đặt trên một khung xe cơ động, đó là khung xe tăng Type-59 Trung Quốc vốn là bản sao chép T-54A của Liên Xô với số lượng sản xuất lên tới khoảng 9.500 chiếc. Vì thời kỳ đó Triều Tiên có quan hệ quân sự và chính trị gần gũi với Trung Quốc cho nên không có gì ngạc nhiên khi xe tăng Type-59 được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Triều Tiên. Pháo chính của M1978 là khẩu pháo nòng dài cỡ 170 mm, có thể là loại pháo bờ biển do Liên Xô cung cấp những năm 1950.
    Do kích cỡ quá khổ của khẩu pháo so với khung xe nên kíp pháo thủ sẽ phải di chuyển và thao tác hoàn toàn “lộ thiên” trên chiến trường, một điều khá nguy hiểm khi chỉ duy nhất lái xe là được bảo vệ bởi vỏ giáp. Kíp pháo thủ thường có từ 4 đến 6 người bao gồm khẩu đội trưởng, pháo thủ chính và các pháo thủ phụ kiêm nạp đạn. Như đã nói, trên pháo tự hành M1978 Koksan không còn bất cứ không gian nào ngoài khẩu pháo nên đạn pháo phải được cung cấp từ xe tiếp đạn riêng.
    [​IMG]
    M1978 có hai “chân chống” khi khai hỏa
    Khi bắn, hai chân chống phía đuôi xe sẽ được hạ xuống để tăng độ ổn định cho pháo. Khẩu pháo 170 mm có tầm bắn xa 40 km với đạn thường và 60 km khi bắn đạn tăng tầm, với các chủng đạn từ đạn nổ thường đến đạn sinh-hóa học, tốc độ bắn rất chậm khoảng 2 viên/5phút.
    Do khẩu pháo quá “khủng” nên hướng bắn cũng bị hạn chế để tránh ảnh hưởng đến khung xe, nghĩa là nòng pháo tốt nhất nên cố định hướng bắn, nếu quay lệch nhiều so với hướng 12 giờ thì khi bắn lực tác động sẽ làm hư hỏng khung xe. Để đảm bảo cho công tác hậu cần thì nhiều khả năng khung Type-59 của M1978 Koksan cũng sử dụng động cơ tiêu chuẩn của xe tăng T-54/59 là loại V12 công suất 520 mã lực.
    Với những thông số như trên, ngoài ưu điểm tầm bắn xa thì M1978 cơ bản như một khẩu pháo cố định, không có giáp bảo vệ cho pháo thủ cũng như khả năng chuyển chế độ pháo kích từ trạng thái hành quân kém khi phụ thuộc vào xe tiếp đạn… Nhưng thật ra vấn đề này không quá nghiêm trọng vì người Triều Tiên chủ yếu sẽ khai hỏa Koksan từ những công sự được chuẩn bị sẵn, có thể bảo vệ nhất định cho pháo thủ và bản thân khẩu pháo, từ đó bắn phá thủ đô Seoul của Hàn Quốc nằm không xa giới tuyến.
    [​IMG]
    M1978 nhận được nhiều khen ngợi trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq
    Phiên bản nâng cấp của M1978 là M1989 với một số sự thay đổi như khoang chứa đạn 12 viên được tích hợp trên khung xe tăng T-62, có chỉnh sửa ở đầu xe cho ra hình dáng khác với M1978 khá nhiều mặc dù vẫn sử dụng khẩu pháo 170 mm.
    M1978 Koksan đã được Triều Tiên cung cấp cho Iran để sử dụng trong cuộc chiến với Iraq vào năm 1987, với tầm bắn xa và sức công phá khủng khiếp, loại pháo này đã gây ra nhiều thiệt hại cho Quân đội Iraq và được Iran đánh giá rất cao, một số khẩu Koksan cũng bị phía Iraq chiếm giữ trước khi rơi vào tay quân Mỹ sau này.
    [​IMG]
    M1989 với đầu xe khác và khung xe tăng T-62
    Hiện nay pháo tự hành 170 mm Koksan và pháo phản lực 240 mm chính là 2 nắm đấm pháo binh chủ lực của Triều Tiên khi muốn vươn xa hỏa lực xuống Hàn Quốc. Không có thông tin chính xác số lượng Koksan trong Quân đội Triều Tiên nhưng người ta ước tính phải có tới vài trăm khẩu pháo loại này, một số lượng đông đảo khi tốc độ bắn của Koksan rõ ràng là chậm hơn nhiều cũng như không có hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số tiên tiến như pháo tự hành K-9 hiện đại của Hàn Quốc.
    Tuy nhiên với tầm bắn xa (60 km so với 40 km của K-9) cùng số lượng bù chất lượng khiến Koksan 170 mm có vai trò rất quan trọng. Phía Hàn Quốc từng tính toán rằng với số lượng Koksan và pháo phản lực 240 mm mà Triều Tiên có, trong một phút nước này có thể bắn 10.000 quả đạn xuống Seoul và vùng phụ cận.
    M1978/M1989 Koksan 170 mm đang được biên chế trong các đơn vị pháo binh Triều Tiên với khoảng 36 khẩu/trung đoàn.
    [​IMG]
    M1989 trong cuộc duyệt binh
    Last edited by a moderator: 11/08/2014
    nobita1102nikkori thích bài này.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tìm hiểu trực thăng trinh sát cực đỉnh của Nhật Bản
    (Soha.vn) - Kawasaki OH-1 là một trực thăng trinh sát tấn công hạng nhẹ độc đáo, được đưa vào sử dụng trong Quân đội Nhật Bản từ năm 2001.
    Trực thăng trinh sát tấn công hạng nhẹ luôn là một công cụ rất hữu ích trên chiến trường, nhờ khả năng cơ động cao kết hợp với hỏa lực tương đối mạnh nó có thể giải quyết ngay lập tức những mục tiêu nguy hiểm mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào các loại trực thăng tấn công chuyên dụng.
    Nhận thấy vai trò quan trọng đó, từ giữa những năm 1980 Cơ quan quốc phòng Nhật Bản (JDA) đã bắt đầu xem xét tìm kiếm một mẫu trực thăng trinh sát/tấn công hạng nhẹ nhằm thay thế cho OH-6D đang hoạt động trong biên chế Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản.
    Cơ quan này đã quyết định lựa chọn một loại trực thăng do trong nước sản xuất và dẫn đến kết quả là Kawasaki được chọn làm nhà thầu chính đảm đương 60% khối lượng dự án, 40% còn lại được chia đều cho Fuji và Mitsubishi.
    Ba công ty này đã thành lập một đội theo dõi kỹ thuật trực thăng để phát triển chương trình, công việc chi tiết bắt đầu từ năm 1992. Mẫu trực thăng trinh sát/tấn công hạng nhẹ mới có tên gọi OH-1 hay còn được biết đến với biệt danh Ninja. OH-1 có thiết kế khí động học hao hao giống AH-1 Cobra của Mỹ, điểm khác biệt là rotor đuôi được bố trí bên trong chứ không nằm bên trái như AH-1.
    [​IMG]
    Trực thăng trinh sát/tấn công hạng nhẹ OH-1 được trang bị hệ thống cảm biến hiện đại cùng khả năng cơ động rất cao.
    OH-1 được thiết kế với 2 phi công một trước một sau, cấu hình của máy bay tương đối nhỏ gọn đúng nghĩa một chiếc trực thăng trinh sát/tấn công hạng nhẹ điển hình. Thân máy bay được chế tạo với 40% chất dẻo tổng hợp gia cố sợi carbon cho phép giảm trọng lượng trong khi vẫn đảm bảo độ bền cơ học.
    Trực thăng có thiết kế rotor đuôi dạng “Fenestron”, tức là kiểu cánh quạt được bố trí trong đuôi trực thăng với các khung bảo vệ bên ngoài. Giải pháp thiết kế này có ưu điểm là giảm tiếng ồn, giảm rung, đảm bảo an toàn cho con người trên mặt đất khỏi tác hại từ cánh quạt đuôi. Nó cũng có khả năng chống lại mô men xoắn gây ra bởi cánh quạt chính tốt hơn.
    Mỗi phi công điều khiển được trang bị 2 màn hình LCD đa chức năng , phi công kiểm soát vũ khí có một màn hình hiển thị HUD phía trước. OH-1 được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại, cảm biến chính của trực thăng là bộ tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu kiểu FLIR gắn phía trên đỉnh buồng lái, trước cánh quạt chính. Nó bao gồm camera ảnh nhiệt Fujitsu, camera truyền hình màu và máy đo xa laser do hãng NEC sản xuất.
    [​IMG]
    Cận cảnh hệ thống cảm biến FLIR tối tân của trực thăng OH-1.
    OH-1 được trang bị hệ thống gây nhiễu hồng ngoại gắn phía sau hộp số chính để bảo vệ trực thăng trước các cuộc tấn công bằng tên lửa phòng không dẫn đường bằng hồng ngoại. Về vũ khí, OH-1 có thể trang bị 4 tên lửa không đối không tầm ngắn Type-91 hoặc tên lửa chống tăng hay rocket không điều khiển.

    Trực thăng OH-1 được trang bị 2 động cơ turboshaft Mitsubishi TS1-10 công suất 888 mã lực/chiếc. Hệ thống động lực này giúp trực thăng đạt tốc độ tối đa 277 km/h, tốc độ hành trình 220 km/h, phạm vi hoạt động 500 km, bán kính chiến đấu 200 km.
    6 mẫu thử nghiệm OH-1 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 6/8/1996. Lô sản xuất thứ nhất có số lượng dự kiến từ 150 - 200 chiếc và có tổng cộng có 14 chiếc OH-1 đã được đặt hàng và chuyển giao trong năm 2001 cho Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản.
    JDA có thể sửa đổi OH-1 để đáp ứng yêu cầu trong chương trình trực thăng tấn công hạng nhẹ AH-X của họ. Việc sửa đổi tính năng có thể dễ dàng thực hiện bằng cách thay thế động cơ mạnh hơn loại MTR-390 hoặc T-800 cho phép mang tải trọng vũ khí lớn hơn cũng như gói cảm biến tùy theo yêu cầu nhiệm vụ. Mẫu cải tiến từ OH-1 cho chương trình AH-X được chỉ định là AH-2.
    Tính đến năm 2014 đã có 38 chiếc OH-1 được chuyển giao cho Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản nhằm thay thế dần cho trực thăng hạng nhẹ OH-6. OH-1 là một mẫu trực thăng trinh sát/tấn công hạng nhẹ được đánh giá rất cao, nếu có mặt trên thị trường vũ khí nó sẽ là một sản phẩm được rất nhiều quốc gia quan tâm.
    Last edited by a moderator: 11/08/2014
    beta22 thích bài này.
  6. predatorx

    predatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/09/2012
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Nhật Bản thử nghiệm máy bay tàng hình ATD-X năm 2015
    Cập nhật lúc: 17:00 12/08/2014 (GMT+7)



    (Kiến Thức) - Mẫu thử nghiệm máy bay tiêm kích tàng hình ATD-X của Nhật Bản bắt đầu các cuộc thử nghiệm từ tháng 1/2015.
    Tờ Mainichi cho biết, Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) sẽ tiến hành các thử nghiệm đầu tiên với mẫu thử máy bay tiêm kích tàng hình ATD-X Shinshin vào tháng 1/2015.
    Trong trường hợp đề án kết thúc thành công, mẫu thử ATD-X sẽ là chiếc tiêm kích đầu tiên với công nghệ tàng hình được chế tạo hoàn toàn bởi một công ty Nhật Bản.
    Ban đầu, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch mua loại tiêm kích cơ mới nhất F-22 Raptor, tuy nhiên Quốc hội Mỹ đã cấm xuất khẩu F-22 nước ngoài do mức độ bảo mật cao những công nghệ được sử dụng trong dự án này. Và đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến Bộ Quốc phòng Nhật Bản đặt hàng Mitsubishi nghiên cứu phát triển loại tiêm kích tàng hình cho riêng mình.
    [​IMG]
    ATD-X có thể sẽ tung cánh vào năm tới.
    Cho đến nay, Nhật Bản đã chi khoảng 39,2 tỷ yên (tương đương với 392 triệu USD) để phát triển dự án này.
    ATD-X Shinshin là mẫu tiêm kích tàng hình thử nghiệm do Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi phát triển cho Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).
    Theo một số thông tin được công bố ban đầu thì ATD-X dài 14,174m, sải cánh 9,099m, cao 4,514m, trọng lượng cất cánh tối đa 13 tấn. Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực XF5-1.
    Trên ATD-X được ứng dụng nhiều công nghệ mới như động cơ tích hợp kiểm soát lực đẩy 3 chiều; hệ thống điều khiển bay fly-by-optics; hệ thống radar mạng pha chủ động (AESA)...
  7. predatorx

    predatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/09/2012
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc điều 300 tiêm kích đến Hoa Đông làm gì?
    (Kiến Thức) - Quân đội Trung Quốc đã điều 300 máy bay chiến đấu đến vùng biển Hoa Đông để đối phó với các hoạt động quân sự của Mỹ và Nhật.
    Tờ Qianzhan dẫn lời phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc - ông Cảnh Nhạn Sinh xác nhận, gần đây nước này đã thành lập trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp Đông Hải (Đông Hải là cách Trung Quốc gọi biển Hoa Đông), thành lập cơ chế chỉ huy tác chiến liên hợp.
    Ông Cảnh Nhạn Sinh chỉ ra, đây là yêu cầu cần thiết của tác chiến liên hợp trong điều kiện thông tin hóa, quân đội Trung Quốc tiến hành tích cực trong phương diện này.
    Theo một số nguồn tin, trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp Đông Hải bao gồm không quân và hải quân thuộc các Đại quân khu và 300 máy bay chiến đấu thuộc sự quản lý của trung tâm chỉ huy này. Việc này là để giám sát hiệu quả cái gọi là vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông (ADIZ), mặt khác cũng để Nhật Bản không thể dễ dàng hành động các hoạt động quân sự.
    [​IMG]
    Trung Quốc đột nhiên điều 300 máy bay đến Hoa Đông.
    Các chuyên gia Trung Quốc tin rằng, sau khi trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp Đông Hải được thành lập, với việc hoàn thành hiệp đồng phối hợp lực lượng trên không, việc nắm quyền kiểm soát sẽ tăng đáng kể, cái ô bảo vệ do không quân xây dựng cũng sẽ bảo vệ tốt cho những hành động của tàu chiến Hải quân Trung Quốc.
    Nhiều khả năng, việc điều 300 máy bay đến khu vực Hoa Đông có thể là hành động ngang ngược nhằm hiện thực hóa cái gọi là vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ).
    --- Gộp bài viết: 14/08/2014, Bài cũ từ: 13/08/2014 ---
    Nhật Bản tăng quân và tên lửa bảo vệ đảo Tây Nam
    Cập nhật lúc: 19:00 13/08/2014 (GMT+7)

    (Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn điều hơn 500 lính và các hệ thống tên lửa tới đảo Amami Oshima nhằm tăng cường sức mạnh đối phó Trung Quốc.
    Tờ Kyodo News cho hay, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nhật Bản Ryota Takeda đã đến đảo Amami Oshima thuộc tỉnh Kagoshima, để đàm phán với lãnh đạo thành phố Amami và thị trấn Setouchi chính thức yêu cầu triển khai khoảng 550 quân cảnh bị thuộc Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản tại 2 nơi này. Ông Ryota Takeda còn bày tỏ muốn triển khai tên lửa đất đối không và đất đối hạm tại đây.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Bộ quốc phòng Nhật Bản hy vọng thông qua việc triển khai lực lượng tại đảo Amami Oshima, sẽ tăng cường khả năng phòng vệ các đảo phía Tây Nam.
    Cuối năm ngoái, chính phủ Nhật Bản tại cuộc họp Nội các đã thông qua “đại cương quốc phòng” và trong “kế hoạch điều chỉnh lực lượng phòng vệ trung hạn” đến năm 2018 nêu rõ sẽ triển khai lực lượng tại đảo phía Tây Nam. Chính phủ nước này còn đang tìm kiếm việc triển khai lực lượng tại đảo Miyakojima và Ishigaki thuộc tỉnh Okinawa.
    Ông Ryota Takeda cho biết: “cần phải lấp đầy khu vực trống của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF)”.
    Dự kiến, tại thành phố Amami sẽ triển khai khoảng 350 quân của JGSDF và tên lửa đất đối không tầm trung.
    Còn thị trấn Setouchi sẽ được triển khai khoảng 200 quân và tên lửa đất đối hạm. Ngoài ra, Setouchi sẽ được sử dụng như một thao trường huấn luyện và trữ vũ khí đạn dược. Toàn bộ chi phí mua đất sẽ được đưa vào dự toán ngân sách chính phủ năm 2015.
    Last edited by a moderator: 13/08/2014
  8. Oplot

    Oplot Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/03/2014
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    104
    Chiến hạm nào của Nga truy đuổi tàu ngầm Nhật Bản?
    Lực lượng săn ngầm của Hải quân Nga vừa truy đuổi một chiếc tàu ngầm Nhật Bản khi nó xuất hiện ở khu vực nằm giữa đảo Hokkaido (Nhật) và Sakhalin (Nga).
    [​IMG]
    Thông tin này được hãng tin Lenta ngày 21/8, dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, ngay sau khi phát hiện ra tàu ngầm Nhật Bản, Hải quân Nga đã lập tức điều động tàu chống ngầm và Không quân hải quân tới khu vực. Tàu ngầm Nhật Bản ngay sau đó đã rời khỏi vùng biên giới.
    [​IMG]
    Sau đó vụ việc đã báo cáo trực tiếp tới Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng Tham mưu trưởng quân đội Valery Gerasimov. “Chúng ta sẵn sàng đáp trả các hành động khiêu khích của đối phương trên không, mặt đất, dưới biển tại tất cả các khu vực phía Đông của đất nước”, Lenta dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga.
    [​IMG]
    Dù nguồn tin không cho biết chiến hạm săn ngầm nào được huy động để truy đuổi tàu ngầm Nhật Bản, nhưng theo một số nguồn tin quân sự, đây chính là 'sát thủ' săn ngầm hạng nặng Nguyên soái Shaposhnikov mang số hiệu 543.
    [​IMG]
    Khu trục hạm Shaposhnikov thuộc lớp tàu khu trục chống ngầm Project 1155 Fregat (NATO định danh là Udaloy I). Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 6930 tấn, tải trọng tối đa 7.570 tấn; chiều dài 164m, rộng 19,3m, mớn nước 8m, tốc độ tối đa 30 hải lý/h, vận tốc tuần hành 18 hải lý/h, phạm vi hoạt động tối đa 5700 hải lý (10.400km), thủy thủ đoàn 267 người.
    [​IMG]
    Về trang bị hỏa lực, khu trục hạm Shaposhnikov được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-270 Moskit (SS-N-22 “Sunburn”), có tầm bắn 120km; 8 cụm 8 ống phóng thẳng đứng với 64 quả tên lửa phòng không tầm gần 3K95 Kinzhal (NATO gọi là SA-N-9 Gauntlet) có tầm bắn 12km và 2 bệ pháo - tên lửa phòng không tích hợp Kortik.
    [​IMG]
    Để chống ngầm tầm trung, tàu được trang bị hệ thống định vị thủy âm nâng cấp Zvezda M-2 có phạm vi trinh sát hơn 100km; 2 cụm 4 ống phóng ngư lôi 533mm với cơ số đạn 8 quả có tầm bắn 20km, vận tốc 45 hải lý/h; 2 ống phóng ngư lôi nước sâu RBU-6000.
    [​IMG]
    Ngoài ra, tàu còn được trang bị một số loại vũ khí khác như: pháo hạm 2 nòng 130mm, 4 bệ pháo bắn nhanh AK-630. Để tăng thêm khả năng chống ngầm tầm xa, Shaposhnikov còn có nhà chứa và có thể mang theo 2 trực thăng săn ngầm Ka-25 hoặc Ka-27.
    [​IMG]
    Trước sức mạnh của khủng khiếp ‘sát thủ’ Shaposhnikov, thật dễ hiểu vì sao tàu ngầm lớp Oyashio của Nhật Bản phải chuồn ngay khi bị tàu Nga phát hiện.
    [​IMG]
    Được coi là lớp tàu chủ lực của hạm đội tàu ngầm Nhật Bản, tàu lớp Oyashio là một trong những tàu ngầm thông thường có lượng giãn nước lớn nhất thế giới hiện nay, lượng giãn nước khi lặn đạt 3.000 tấn.
    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp Oyashio có năng lực đồng thời dẫn đường cho 6 quả ngư lôi tấn công các mục tiêu trên và dưới mặt nước, đồng thời trang bị tên lửa chống hạm phóng ngầm Harpoon và ngư lôi dẫn đường Type 89, điều này làm cho nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như trinh sát dưới nước, chống hạm, săn ngầm và đặt mìn.
    [​IMG]
    Sự việc tàu ngầm lớp Oyashio áp sát lãnh hải Nga diễn ra ngay sau khi Moscow tiến hành cuộc tập trận phòng không tại quần đảo Kuril mà Nhật gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc. Cuộc tập trận này là hành động tiếp theo của Nga nhằm khẳng định sức mạnh tại quần đảo Kuril.
    [​IMG]
    Hồi đầu năm 2014, Nga quyết định sẽ xây dựng hơn 150 cơ sở quân sự trên các đảo Iturup và Kunashir, một phần trong chuỗi đảo tranh chấp Kuril. Đại tướng Sergei Suvorkin cho biết trong năm tới, đơn vị đồn trú tại quần đảo Kuril sẽ nhận hơn 120 xe bọc thép, xe chuyên dụng. Bên cạnh đó, hơn 350 thiết bị quân sự tiên tiến sẽ được triển khai đến các đảo trong 3 năm.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nga bắt giữ tàu săn cá voi của Nhật
    (Kiến Thức) - Lực lượng Biên phòng Nga vừa bắt giữ một tàu của đội tàu săn cá voi Nhật Bản ở vùng biển Okhotsk, miền Viễn Đông Nga.
    Lực lượng Biên phòng Nga vừa bắt giữ một tàu của đội tàu săn cá voi Nhật Bản ở vùng biển Okhotsk, miền Viễn Đông Nga. Chiếc tàu này đã được đưa về cảng Magadan để tiếp tục điều tra.
    [​IMG]
    Tàu tuần tra bờ biển của Nga.
    • "Tàu đánh bắt cá voi của Nhật bị bắt giữ vì nghi ngờ xâm phạm lãnh hải Nga.Con tàu đã được đưa về Magadan và cuộc điều tra đang diễn ra", hãng tin RIA Novosti dẫn lời đại diện lực lượng biên phòng Nga đưa tin.
    Tàu đánh bắt cá voi Shonan Maru 2 nằm trong thành phần của đội tàu săn cá voi Nhật, tờ Kyodo News đưa tin. Theo đại diện ngành thủy sản Nhật Bản, việc xâm phạm lãnh hải xảy ra do nhầm lẫn. Phía Nga cho rằng, con tàu hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
    Trong ngày 21/8, Nga cũng đã chặn tàu ngầm của Nhật Bản ở gần biên giới biển 2 nước.

    http://kienthuc.net.vn/the-gioi/nga-bat-giu-tau-san-ca-voi-cua-nhat-379179.html
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật đóng tàu tuần tra chuyên trách Senkaku đối phó TQ
    (Kiến Thức) - Đây là một nỗ lực bảo vệ chủ quyền Senkaku của Nhật Bản trước sức ép từ các hoạt động xâm phạm gia tăng của Trung Quốc.
    Tờ Mainichi Shimbun của Nhật cho hay, với những hoạt động tuần tra thi hành luật của tàu công vụ Trung Quốc tại khu vực quần đảo Senkaku, Nhật Bản đang thúc đẩy dự án đóng tàu tuần tra lớn và dự kiến sẽ biên chế cho “lực lượng chuyên trách Senkaku” thuộc Cục phòng vệ bờ biển Nhật Bản. Hiện nay, tại nhà máy Japan Marine United ở Yokohama, phần thân 2 tàu tuần tra đã hoàn thành và đang tiến hành việc lắp ráp.
    [​IMG]
    Quần đảo Senkaku.
    Báo cáo cho rằng, Nhật Bản có kế hoạch đóng tổng cộng 10 tàu tuần tra như vậy, những tàu này được sử dụng thiết kế đáy tàu hình tròn có thể tăng tính ổn định trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
    Tàu tuần tra này có chiều dài 96m, lượng giãn nước 1.500 tấn, trang bị pháo cỡ 20mm và vòi rồng có thể điều khiển từ xa. Kinh phí đóng mỗi tàu khoảng 55,1 triệu USD. 10 tàu tuần tra này sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2015, Bộ chỉ huy tuần duyên bờ biển vùng 11 thuộc Cục phòng vệ bờ biển Nhật Bản cũng sẽ thành lập cơ chế tuần tra trên biển với 12 tàu tuần tra và khoảng 600 nhân viên.
    Theo tờ Mainichi Shimbun, hoạt động của tàu hải cảnh Trung Quốc đối với khu vực biển xung quanhSenkaku tăng mạnh sau khi cơn bão “quốc hữu hóa” đảo Senkaku diễn ra hồi tháng 9/2012.
    [​IMG]
    Tàu tuần duyên Nhật Bản ngăn chặn tàu Hải giám Trung Quốc trên vùng biển Senkaku.
    Riêng năm 2012, tổng cộng có 68 tàu công vụ Trung Quốc hoạt động 20 ngày tại khu vực gần đảo Senkaku. Năm 2013 có 188 tàu công vụ Trung Quốc hoạt động tổng cộng 54 ngày đối với khu vực gần đảo Senkaku. Tháng 8/2013 mật độ xâm nhập của tàu hải cảnh Trung Quốc cao nhất, sau đó giảm dần.
    Tính đến ngày 18/8/2014 tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vào khu vực gần đảo Senkaku, tổng cộng có 50 lượt tàu.
    Về vấn đề này, quan chức Cục phòng vệ bờ biển Nhật Bản cho biết “nếu không phải hoạt động của tàu công vụ Trung Quốc tại khu vực xung quanh đảo Senkaku thường xuyên như vậy, thì tốc độ tăng cường thể chế tuần tra của Nhật Bản cũng không thể nhanh như vậy”.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...a-chuyen-trach-senkaku-doi-pho-tq-378768.html
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này