1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hải quân Mỹ tăng cường tàu chiến ở Thái Bình Dương
    Thứ sáu 22/08/2014 14:25
    ANTĐ - Hải quân Mỹ vừa tiết lộ kế hoạch 5 năm chi tiết, trong đó có việc tăng cường sự hiện diện của tàu chiến trên các vùng biển quốc tế từ 97 lên 120 chiếc vào năm 2020.
    Bản kế hoạch mới cho hải quân Mỹ trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019 sẽ tiếp tục chính sách cân bằng của tổng thống Obama với việc tăng cường số tàu trong vùng biển Thái Bình Dương lên con số 65 vào năm 2019, nhiều hơn 15 chiếc so với thời điểm hiện tại, đô đốc Jonathan Greenert viết trong bản kế hoạch dài 4 trang.

    Nơi hoạt động chủ yếu của các tàu hải quân Mỹ là ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương, với sự hiện diện của tàu mang tên lửa hành trình mới nhất lớp DDG, các loại tàu chiến tốc độ cao, kết hợp tác chiến cùng máy bay giám sát Poseidon, máy bay chiến đấu Growler và những phiên bản máy bay nâng cấp khác bao gồm cả F-35C Joint Strike Fighter.
    [​IMG]
    Số tàu chiến ở vùng biển Thái Bình Dương sẽ tăng lên 65 chiếc vào năm 2019

    Ngoài ra, một tàu ngầm tấn công cũng được bổ sung thêm vào lực lượng 3 tàu đang hoạt động ở gần đảo Guam, vào năm 2015.

    Tuy nhiên, bản kế hoạch không nhắc đến mục tiêu hoàn thành của chương trình hạm đội 306 tàu chiến, dự án đã được trình lên quốc hội vào tháng 7, hay khả năng tăng số lượng tàu sân bay đang hoạt động.

    Bản kế hoạch cũng sẽ tăng số tàu đang hoạt động ở Trung Đông từ 30 lên khoảng 40 chiếc vào năm 2019. Đội 10 tàu tuần tra đang phục vụ ngoài khơi Bahrain sẽ được bổ sung thêm 4 tàu chiến đấu vào cuối năm 2019.

    Ngoài ra, một số lượng nhỏ ngân sách cũng được dành cho khu vực châu Phi và Nam Mỹ. Đầu năm 2015, hải quân Mỹ sẽ điều một tàu cứu thương đến Nam Mỹ và sau đó là một tàu tuần tra biển vào đầu năm 2016. Bản kế hoạch không nói chi tiết về việc triển khai thêm hải quân ở châu Phi.

    [​IMG]
    Tàu vận tải 2 thân HSV 2 Swift

    Đô đốc Greenert kêu gọi hải quân Mỹ tiếp tục duy trì lợi thế trên biển và cho biết tàu ngầm tấn công lớp Virginia thứ 12 sẽ đi vào sử dụng năm 2015, và tiếp theo đó là 8 tàu cùng loại sẽ gia nhập vào hạm đội năm 2019.

    Một tàu trang bị tên lửa hành trình có khả năng mang theo máy bay sẽ được hiện đại hoá và kéo dài thời gian phục vụ, đây không phải là lựa chọn hàng đầu, tuy nhiên là tối ưu nhất do ngân sách có hạn, ông Greenert cho biết.

    Hải quân Mỹ cũng sẽ tích cực tuyển chọn, đào tạo hoặc thuê thêm 1.000 điều phối viên công nghệ cao để hình thành 40 đội kĩ thuật, thực hiện các nhiệm vụ trên tàu, vào cuối năm 2016.
    Đặng Vũ
    Theo Military

    Trung Quốc thất bại trong thử nghiệm máy bay siêu thanh
    Thứ bảy 23/08/2014 09:14
    ANTĐ - Máy bay siêu thanh của Trung Quốc được thiết kế để mang theo vũ khí hạt nhân ở tốc độ cao, đã thất bại ở lần bay thử thứ 2, tờ South China Morning Post đưa tin.

    “Trung Quốc cần phải tăng khả năng tấn công của tên lửa, vì vũ khí của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) yếu hơn nhiều so với lá chắn của Mỹ, vốn đang được triển khai trên khắp thế giới”, tờ South China Morning Post trích lời của ông Xudong Wang, cố vấn vệ tinh cho chính quyền Trung Quốc.

    “Tất cả tên lửa được phóng bởi PLA, nếu có xảy ra xung đột, sẽ đều bị đánh chặn bởi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trước khi có thể tiến vào bầu khí quyển”, ông Wang nói thêm.
    [​IMG]
    Máy bay siêu thanh của Trung Quốc đã vỡ vụn trong lần thử nghệm thứ 2
    Chiếc máy bay siêu thanh mới của Trung Quốc được phóng từ tỉnh Shanxi vào hôm 7/8 đã vỡ vụn chỉ ít lâu sau khi bay lên trời, mặc dù, bài bay thử lần đầu tiên do PLA tiến hành vào ngày 9/1, đã cho kết quả thành công.

    Mẫu phi cơ mới này có thể mang theo tên lửa đạn đạo và khi phóng nó có thể bay tới mục tiêu với tốc độ 12.000 km/h. Hiện nay, Mỹ là quốc gia duy nhất ngoài Trung Quốc, có công nghệ tương tự và đang đầu tư để phát triển thêm vào tháng 6/2014.

    Theo giáo sư Arthur Shu-fan Ding ở hội đồng nghiên cứu chính sách phát triển Trung Quốc, có trụ sở tại Đài Loan, loại máy bay siêu thanh mới sẽ trở thành một vũ khí tấn công toàn cầu, có khả năng đe doạ và thách thức Mỹ trong tương lai.

    Phiên bản máy bay, nếu được phát triển thành công, sẽ tăng cường sức mạnh quân sự cho Trung Quốc và có khả năng loại bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Trung Quốc hiện đang có gần 100 đội chuyên gia nghiên cứu về dự án này. Vào năm 2013, Trung Quốc đã dành tổng cộng 145 tỉ USD vào các dự án quân sự.

    Đặng Vũ
    Theo RIA


    Bộ Quốc phòng Nhật Bản yêu cầu khoản ngân sách lớn nhất từ trước tới nay
    Thứ sáu 22/08/2014 10:24
    ANTĐ - Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định yêu cầu khoản ngân sách trị giá 49 tỉ USD trong năm tài khóa sau, bắt đầu từ ngày 1-4-2015. Đây là mức tiền lớn nhất từ trước tới nay và tăng 3,5% so với năm tài khóa hiện nay.

    [​IMG]
    Máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ

    Bộ này nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường năng lực để bảo vệ các hòn đảo xa xôi, đồng thời yêu cầu được cung cấp tiền để mua máy bay vận tải Osprey, xe lội nước và máy bay chiến đấu F-35. Bộ cũng đặt mục tiêu thành lập một lữ đoàn đổ bộ cơ động trong Lực lượng phòng vệ trên bộ.

    Quân đội Nhật cũng đang cân nhắc để mua loại máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ và các máy bay cảnh báo sớm để tăng cường khả năng do thám và cảnh báo sớm trên không.

    Đối với các máy bay tuần tra P1 sản xuất trong nước, ban đầu bộ này có kế hoạch mua khoảng 4 chiếc nhưng đã quyết định đề nghị khoản tiền để mua 20 chiếc.

    Một quan chức của bộ giải thích rằng đề nghị về ngân sách bao gồm cả tiền để mua các máy bay Boeing-777 cho chính phủ.
    Mai Phương
    Theo NHK
  2. totrungdo

    totrungdo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2013
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    4
    Bằng cách nào mà máy bay siêu thanh (của TQ) có thể loại bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa vậy bác
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Mỹ sẽ đưa thêm tàu chiến đến châu Á - Thái Bình Dương
    Cựu quan chức Lầu Năm Góc Michael Maloof cho biết Mỹ đang tăng cường lực lượng hải quân ở châu Á - Thái Bình Dương để “có thể đối phó với bất cứ tình huống khẩn cấp nào tại
    Tuyên bố của ông Maloof đưa ra sau khi Hải quân Mỹ công bố chi tiết kế hoạch 5 năm, trong đó nhấn mạnh tăng cường tàu chiến Mỹ tại các vùng biển quốc tế lên khoảng 120 chiếc vào năm 2020.
    [​IMG]
    Hai tàu chiến ven bờ của Mỹ hoạt động ở Thái Bình Dương hồi tháng 4/2014. Ảnh: Hải quân Mỹ
    Đài Press TV (Iran) hôm 21/8 cho biết kế hoạch nói trên gắn liền với ngân sách chi tiêu dự kiến của Hải quân Mỹ trong giai đoạn 2015 - 2019. Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, khẳng định kế hoạch sẽ tiếp tục thực thi chính sách tái cân bằng của chính quyền Tổng thống Barack Obama ở Thái Bình Dương bằng cách gia tăng số lượng tàu chiến Mỹ tại khu vực lên 65 chiếc vào năm 2019, nhiều hơn 15 chiếc so với năm nay.
    “Những vũ khí mạnh nhất của Hải quân Mỹ sẽ vận hành tại Tây Thái Bình Dương, trong đó có khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường lớp DDG tối tân, máy bay trinh sát chống ngầm Poseidon, chiến đấu cơ Growler cũng như nhiều máy bay tiên tiến khác như F-35C (vốn được xem là một trong những “khắc tinh” hàng đầu của Trung Quốc)” - ông Greenert nói.
    Thêm vào đó, đến năm 2015, một tàu ngầm tấn công dự kiến được bổ sung vào đội tàu 3 chiếc đang hoạt động ở Guam.
    http://soha.vn/quan-su/my-se-dua-them-tau-chien-den-chau-a-thai-binh-duong-20140823090654015.htm

    Những cỗ máy chiến tranh đáng sợ nhất của Nhật Bản
    Xe tăng chiến đấu chủ lực của Nhật được trang bị áo giáp nano tinh thể thép có độ cứng gấp 3 lần thép thông thường cùng hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại.
    [​IMG]
    Cục Phòng vệ Nhật Bản tuy có quy mô khá khiêm tốn so với quân đội các nước lớn trong khu vực, họ lại có trong biên chế những cỗ máy chiến tranh hàng đầu thế giới. Vũ khí đáng sợ đầu tiên có thể kể đến là tàu khu trục lớp Akizuki. Đây là thế hệ tàu khu trục mới nhất đang được đóng mới tại Nhật Bản. Tàu khu trục lớp Akizuki được trang bị hàng loạt công nghệ điện tử hàng hải hàng đầu thế giới đơn cử như radar quét mạng pha điện tử chủ động OPS-50, hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến FCS-3A. Tàu được trang bị 32 ống phóng MK41 sử dụng tên lửa đánh chặn RIM-162 ESSM tầm bắn 50 km, 8 tên lửa chống hạm Type-90 tầm bắn 200 km cùng một pháo hạm 127 mm. Akizuki có lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn. Ảnh: Wikipedia
    [​IMG]
    Tàu ngầm phi hạt nhân lớp Soryu là cỗ máy chiến tranh dưới nước uy lực hàng đầu thế giới hiện nay. Soryu được trang bị động cơ không khí độc lập AIP, cảm biến tìm kiếm mục tiêu tiên tiến, hệ thống vũ khí cực mạnh biến nó thành một sát thủ vô hình dưới nước. Cảm biến chính của tàu ngầm là hệ thống định vị thủy âm ZQQ-7 cùng radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước ZPS-6F. Tàu ngầm Soryu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm. Ống phóng này được sử dụng để phóng ngư lôi Type-89 hoặc tên lửa chống tàu UGM-84 Harpoon. Soryu có lượng giãn nước khi lặn 4.200 tấn, độ sâu lặn tối đa 500 mét, phạm vi hoạt động 6.100 hải lý. Ảnh: Wikipedia
    [​IMG]
    Tàu đổ bộ trực thăng lớp Izumo là loại tàu chiến lớn nhất được chế tạo tại Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tàu có lượng giãn nước toàn tải lên đến 27.000 tấn tương đương với một tàu sân bay hạng nhẹ. Izumo có thể mang theo 14 trực thăng chống ngầm các loại, 400 binh sĩ hoặc 50 xe tải có trọng lượng 3,5 tấn. Boong tàu có sàn đáp cho 5 trực thăng hoạt động cùng lúc. Ngoài các trực thăng, tàu đổ bộ này còn có thể triển khai hoạt động máy bay cất cánh thẳng đứng MV-22 Osprey hay tiêm kích tàng hình biến thể cất hạ cánh thẳng đứng F-35B. Ảnh: Wikipedia
    [​IMG]
    Tàu khu trục Aegis lớp Kongo là loại tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Nhật Bản. Lớp tàu này là một phần trong chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên quốc gia giữa Mỹ - Nhật. Tàu khu trục Kongo được trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis được thiết kế để đối phó với một loạt mối đe dọa khác nhau đặc biệt là đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa. Vũ khí chính của tàu khu trục lớp Kongo gồm có 90 ống phóng Mk41 sử dụng tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 block 1A với tầm bắn lên đến 700 km, tầm cao 500 km. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, hai hệ thống phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ 324 mm cùng một pháo hạm 127 mm. Ảnh: Wikipedia
    [​IMG]
    Mitsubishi F-2 là một biến thể của F-16 Block 52 được sản xuất tại Nhật Bản theo giấy phép từ Mỹ. Về cơ bản F-2 tương đương với F-16 nhưng có một vài thay đổi về hệ thống điện tử. F-2 là tiêm kích đầu tiên trên thế giới được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA J/APG-1. Một số chiếc gần đây được nâng cấp với radar ASEA J/APG-2 tiên tiến hơn. Radar AESA mang lại cho F-2 lợi thế hơn nhiều so với đối thủ. Công nghệ quét tia điện tử có khả năng phát hiện mục tiêu với độ chính xác rất cao trong môi trường lộn xộn hay môi trường bị gây nhiễu nặng. Ảnh:Combataircraft
    [​IMG]
    F-15J cũng là một biến thể của F-15 sản xuất tại Nhật Bản theo giấy phép từ Boeing, Mỹ. Về cơ bản F-15J tương tự F-15C của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, F-15J sử dụng một số thiết bị điện tử do Nhật Bản sản xuất . Vũ khí chủ lực của nó là tên lửa không đối không tầm xa AAM-4 tầm bắn 100 km. Hiện nay F-15J cùng với F-2 là những tiêm kích chủ lực của không quân Nhật Bản. Ảnh: Wikipedia
    [​IMG]
    Type-10 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 4 của Nhật Bản. Chiếc xe tăng này được trang bị những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới nhằm đáp ứng các mối đe dọa của chiến trường hiện đại. Type-10 được trang bị áo giáp nano tinh thể thép có độ cứng gấp 3 lần thép thông thường cùng module giáp gốm hỗn hợp cho phép nó đối phó hiệu quả với các loại đạn chống tăng. Vũ khí chủ lực của Type-10 là pháo nòng trơn L44 120mm được sản xuất theo giấy phép từ Đức. Điểm độc đáo của xe tăng này là hệ thống treo thủy lực đặc biệt có khả năng điều chỉnh theo địa hình cũng như hấp thụ lực giật của pháo khi bắn. Type-10 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại cho phép tác chiến với độ chính xác rất cao. Ảnh: Wikipedia
    [​IMG]
    Mặc dù đang trong giai đoạn phát triển song chương trình tiêm kích tàng hình thế hệ 5 ATD-X hứa hẹn sẽ là một vũ khí đáng gờm của Nhật Bản. ATD-X được trang bị những công nghệ tối tân bậc nhất thế giới hiện nay như động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3D, hệ thống điều khiển bay bằng cáp quang và radar AESA. Dự kiến ATD-X sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên trong năm 2014. Ảnh: Theaviationist

    http://soha.vn/quan-su/nhung-co-may-chien-tranh-dang-so-nhat-cua-nhat-ban-20140823084135819.htm
    Last edited by a moderator: 24/08/2014
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Bí ẩn những tàu chiến lớn nhất Hải quân Triều Tiên

    (Kiến Thức) - Ít người biết rằng, từ nhiều năm về trước, Triều Tiên có thể tự đóng những tàu khu trục chống ngầm mang máy bay.
    Sự thật bất ngờ
    Hải quân Nhân dân Triều Tiên (KPN) không phải là một lực lượng hùng hậu nhưng lại vô cùng bí ẩn. Chính vì thế những tiết lộ liên quân đến lực lượng này luôn thu hút được một sự chú ý lớn. Gần đây, thế giới đã ngỡ ngàng với đoạn video quay lại cảnh KPN cho khai hỏa tên lửa đối hạm hiện đại Kh-35. Trước đó người ta nghĩ rằng Triều Tiên chỉ có trong tay những tên lửa đối hạm P-15 Termit cũ kỹ.
    Cũng ít ai biết rằng, KPN đã có những chương trình đóng khu trục hạm chống ngầm, có sàn đáp trực thăng. Chương trình này bắt đầu từ những năm 1990, dùng để đối phó với việc miền Nam (Hàn Quốc) bắt đầu phát triển và đóng mới các tàu ngầm tối tân thuộc lớp KSS theo công nghệ của Đức, cũng như là một phương tiện bảo vệ nguồn lợi biển của Hàn Quốc. Đây là những tàu chiến mặt nước lớn nhất của Triều Tiên, được nghiên cứu và đóng mới trong thời kỳ mà Bình Nhưỡng phải chịu rất nhiều lệnh cấm vận, trừng phạt từ nước ngoài, đồng thời cũng phải đối phó với các vấn đề thiên tai, thảm họa trong nước.
    [​IMG]
    Một số cơ sở Hải quân Triều Tiên được nhắc trong bài.
    Cuối những năm 1990, Hải quân Nhân dân Triều Tiên đã khởi xướng một chương trình hiện đại hóa và đóng mới nhiều loại tàu mặt nước, cụ thể như sau:
    - Thay thế các tổ hợp phòng thủ tầm ngắn-cực ngắn (CIWS) cũ trên các chiến hạm bằng pháo nòng xoay 30mm và súng 14,5mm mới.
    - Phát triển lớp tàu tuần tra hai lớp vỏ nhỏ, tốc độ cao. Từ lớp này, chia ra thành ít nhất hai phân nhỏ hơn.
    - Phát triển lớp tàu siêu mảnh (VSV) với ít nhất 3 phân lớp con.
    - Phát triển tàu khu trục chống ngầm có khả năng chở trực thăng săn ngầm.
    Đáng chú ý là KPN đã bổ sung yếu tố tàng hình vào trong thiết kế cho những tàu hai lớp vỏ và tàu siêu mảnh VSV.
    Phần quan trọng nhất trong cả chương trình lớn này của miền Bắc chính là loại tàu khu trục chống ngầm mới. Nói là mới, vì trước đó vào những năm 1970, Triều Tiên cũng đã từng phát triển một lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, chở máy bay trực thăng và có khả năng chống ngầm. Đó là tàu khu trục hai lớp vỏ Soho, số hiệu 823. Tàu có thể mang theo trực thăng săn ngầm Mi-4PL, 4 giàn rocket chống ngầm RBU-1200, bốn tên lửa hành trình đối hạm SS-N-2 Styx và một hải pháo 100mm. Soho được đặt lườn tại nhà máy đóng tàu số 28 Najin vào tháng 6/1980, hạ thủy tháng 10/1981 và đưa vào biên chế tháng 5/1982.
    [​IMG]
    Tàu khu trục lớp Soho số hiệu 823 tại cảng Singyo-ri. Ảnh chụp vệ tinh ngày 5/11/2006. Nguồn: DigitalGlobe.
    Tuy nhiên, con tàu gặp nhiều vấn đề từ khâu thiết kế khiến khả năng đi biển của nó khá hạn chế. Chính vì vậy, phần lớn thời gian tàu chỉ ở khu vực cảng và không bao giờ đi ra khỏi vùng biển phía đông. Cuối những năm 1980, Triều Tiên có mua trực thăng chống ngầm từ Liên Xô về để trang bị cho chiến hạm này nhưng không rõ khả năng hoạt động sau đó.
    Đến những năm 1990, Soho được biên chế cho đội tuần tra Singyo-ri ở bở Đông, giữa những năm 2000 được đại tu lại. Đến tháng 6/2007, con tàu được cho về hưu và quay trở lại nhà máy đóng tàu số 28 ở Najin. Đến năm 2009, tàu bị chính thức dỡ bỏ.
    [​IMG]
    Trực thăng chống ngầm Mi-4 trên bong tàu 823, trong khoảng thời gian 2004-2007. Ảnh từ KCTV
    Tàu khu trục chống ngầm mới
    Soho là một chương trình thất bại của Triều Tiên, chỉ duy nhất một chiến hạm thuộc loại này được đóng. Điều này tạo ra một khoảng trống lớn trong khả năng phòng thủ của miền Bắc, đặc biệt trước sự lớn mạnh của lực lượng tàu ngầm miền Nam. Chính vì thế, KPN đã có ý định xây dựng một lớp tàu khu trục chống ngầm mới ngay từ những năm 1990.
    Tuy nhiên, nhiều khó khăn, đặc biệt là về mặt kinh tế do sự cấm vận của phương Tây đã khiến cho chương trình chỉ được bắt đầu từ năm 2006-2007. Tránh lặp lại những sai lầm trước đó, Viện thiết kế khoa học của Bộ Quốc phòng kết hợp với Viện Nghiên cứu Hàng Hải Triều Tiên đã thực hiện rất kỹ giai đoạn nghiên cứu, thiết kế thủy động cho lớp tàu mới.
    Theo những hình ảnh vệ tinh thu được, có ít nhất hai chiếc tàu thuộc lớp này đã được đóng. Chiếc đầu tiên, đóng vào đầu năm 2010, hạ thủy khoảng tháng 5/2011 tại nhà máy đóng tàu Nampo (ở bờ biển phía Tây). Chiếc thứ hai đóng tại Najin đầu năm 2011 và hạ thủy khoảng tháng 6/2012. Chưa có thông tin về việc chúng chính thức được biên chế vào KPN.
    [​IMG]
    Một trong hai chiếc khu trục hạm săn ngầm mới, tạm gọi là lớp Nampo, neo đậu tại cảng Nampo. Ảnh chụp vệ tinh 27/12/2013.
    Nguồn: DigitalGlobe.

    Các hình ảnh vệ tinh cho thấy hai con tàu tương tự nhau, có chiều dài khoảng 76m, rộng 11m, lượng dãn nước vào khoảng 1.300 tấn. Kích thước sàn đáp máy bay khoảng 29m x 11m. Sàn đáp này có thể là nơi neo đỗ cho 1 máy bay Mi-4PL hoặc Mi-14PL.
    Hệ thống vũ khí trên tàu khá đơn giản, gồm 4 giàn phóng rocket chống ngầm RBU-1200 và có thể có thêm một tổ hợp phòng thủ tầm ngắn-cực ngắn sử dụng pháo siêu tốc 30mm. Tuy nhiên, với những khoảng trống lớn, rất có thể tàu sẽ còn được tích hợp thêm hệ thống tên lửa đối hạm hiện đại như C-802 hoặc Kh-35.
    Có quá ít tài liệu cũng như thời gian để đánh giá về sự thành công của chương trình tàu khu trục mang máy bay trực thăng săn ngầm mới này. Con tàu có thể gặp nhiều vấn đề về radar, sonar, các hệ thống tác chiến điện tử khác, bên cạnh đó là vấn đề phòng không/phòng thủ tên lửa. Đó là những điểm yếu của nền công nghiệp quốc phòng Triều Tiên.
    Tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng, Bình Nhưỡng, bằng những con đường phi chính thức sẽ có được những hệ thống thiết bị hoặc công nghệ sản xuất từ nước ngoài để giải quyết những yếu điểm này. Nhìn chung, KPN sẽ còn phải mất thời gian một vài năm để tích hợp đầy đủ các hệ thống vũ khí, điện tử trên tàu cũng như kiểm tra, đánh giá chúng để khu trục lớp mới có thể hoạt động một cách đầy đủ trong hạm đội.
    [​IMG]
    Chiếc khu trục lớp Nampo còn lại, neo đậu tại cảng của nhà máy đóng tàu Naji. Ảnh chụp vệ tinh ngày 17/1/2014. Nguồn: Digital Globe
    Hai tàu khu trục này cũng là những chiến hạm mặt nước lớn nhất được Triều Tiên hạ thủy trong vòng một phần tư thế kỷ qua. Chúng phản ánh một lỗ lực và khả năng mới từ KPN, nếu thành công, đây có thể là khởi đầu cho sự phát triển một lực lượng lớn tàu chiến mang máy bay chống ngầm trong biên chế của Hải quân Triều Tiên. Điều này hoàn toàn phù hợp với chiến lược răn đe, phòng thủ phi đối xứng của hải quân nước này theo đuổi trước những tàu ngầm từ Hàn Quốc và xa hơn là từ Hải quân Mỹ.
    Những tàu chiến như vậy cũng được sử dụng cho nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền, tài nguyên trên biển trong bối cảnh các đội tàu cá từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga đang gia tăng các hoạt động đánh bắt trên cả biển bờ đông và tây của Triều Tiên.
    Cuối cùng, đó được coi như câu trả lời của Bình Nhưỡng trước những lệnh cấm vận, trừng phạt của nước ngoài cũng như những thông tin tiêu cực về tình trạng đất nước này, vốn hay được truyền thông phương Tây đăng tải.
    Anh Trần​
  5. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Bằng cách vòng lại...chạy trốn. "Tẩu vi thượng sách" là kế của tàu mà;;)
  6. son_ici

    son_ici Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2011
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    246
    Nhật làm ra được cái động cơ có lực đẩy vectơ rồi à cụ. Hay cái động cơ lại chờ thằng lóc héc nó chuyển giao công nghệ nhỉ. Ngay cả cái F22 cũng chưa có cái động cơ ấy
  7. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575


    Mấy cháu biên phòng Khựa hung hãn trẻ trâu vãi
    Jake_2.0, Khucthuydu2iloveubaby thích bài này.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đài Loan điều chiến đấu cơ chặn máy bay TQ xâm phạm ADIZ
    Máy bay do thám của Trung Quốc xâm nhập vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan 4 lần vào ngày 25-8 và bị tiêm kích Đài Loan ngăn chặn.
    Cả 4 lần, một máy bay trinh sát điện tử Y-8 bay qua khu vực phía Tây Nam ADIZ của Đài Loan và vị trí của nó được các nhà chức trách Đài Bắc xác định chính xác.
    Theo hãng tin CNA của Đài Loan dẫn lời Thiếu tướng Hùng Hậu Cơ cho hay 2 trong số các lần xâm nhập xảy ra vào buổi sáng khi một máy bay Y-8 bay qua ADIZ, hướng về phía Philippines và sau đó bay trở lại để về đại lục.
    Trong khi đó, tờ Liên hợp của Đài Loan đưa tin sáng và chiều 25-8 quân đội Trung Quốc đã 2 lần điều máy bay trinh sát điện tử Y-8 cất cánh từ bờ biển phía Đông tỉnh Quảng Đông vào ADIZ của Đài Loan, bay cắt góc vào biển Đông. Máy bay tuần tra Trung Quốc đã lần lượt bay vào ADIZ của Đài Loan lúc 8 giờ 33 phút và 14 giờ 31 phút hôm 25-8.
    Không lực Đài Loan đã điều chiếc Mirage 2000-5 và các chiến đấu cơ do họ tự sản xuất lên để theo dõi máy bay Trung Quốc. Ông Hùng Hậu Cơ từ chối tiết lộ số lượng máy bay chiến đấu được triển khai để ngăn chặn.
    Căn cứ vào các thông tin như độ cao và tốc độ của mục tiêu, dấu vết trên radar, Đài Bắc xác định đây là máy bay trinh sát điện tử Y-8 của quân đội Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng hành động này vừa để tiết kiệm nhiên liệu vừa để kiểm tra khả năng trinh sát của Đài Loan cũng như phản ứng của hòn đảo này đối với máy bay nước khác vào ADIZ.
    http://soha.vn/quan-su/dai-loan-die...ay-bay-tq-xam-pham-adiz-20140826181458552.htm
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tướng Trung Quốc đòi lập căn cứ quân sự sát đất Mỹ

    Tướng Trương Triệu Trung, một chuyên gia quân sự từ Đại học Quốc phòng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tại Bắc Kinh, nói trên Hoàn Cầu Thời báo rằng Bắc Kinh phải chiến đấu chống lại việc Mỹ tiến hành giám sát trong lãnh thổ Trung Quốc.
    "Nếu Washington không dừng lại việc tiếp cận, do thám Trung Quốc thì Bắc Kinh cũng nên xây dựng một căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương gần đất Mỹ tiến hành hoạt động do thám cho Mỹ thử cảm giác bị giám sát", ông Trương nói.
    Ông Trương thừa nhận Mỹ không phạm luật khi bay qua vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Nhưng ông Trương cho rằng một máy bay quân sự tiến hành hoạt động giám sát, đặt ra nguy cơ đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc.
    Hoàn Cầu thời báo (phụ san của Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc) cũng trích dẫn một chuyên gia hàng không nói rằng khoảng cách 9 mét giữa hai chiếc máy bay không phải là đặc biệt nguy hiểm.
    Thậm chí, chuyên gia này còn nói Mỹ có một lịch sử "phóng đại" sự kiện nhằm có lợi cho mình.
    Và ông Trương đưa ví dụ rằng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, máy bay chiến đấu của Nga đã bay gần máy bay do thám của Mỹ ở khoảng cách 1 mét. Cũng ở thời kỳ ấy, Mỹ và Nga thường đặt những căn cứ quân sự ở sát nách nhằm đe dọa lẫn nhau.

    Trước đó, Mỹ đã phản đối mạnh mẽ Trung Quốc về sự cố máy bay quân sự giữa hai nước suýt va chạm trên biển Đông. Các quan chức Mỹ giữa tuần trước cho biết một máy bay chiến đấu Trung Quốc đã quấy rối một máy bay tuần tra của Mỹ trên vùng biển Đông. Đã có lúc máy bay Trung Quốc tiến sát máy bay Mỹ ở khoảng cách 10 mét
    Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia, mô tả hành vi chặn đường là "một sự khiêu khích nghiêm trọng" và cho biết chính phủ Mỹ đã gửi thông điệp "phản đối" mạnh mẽ khi máy bay quân sự của họ bị quấy rối trong không phận quốc tế. Các hành động "vi phạm" tinh thần xây dựng - củng cố niềm tin trong quan hệ quân sự giữa hai nước, các quan chức Nhà Trắng mô tả.
    Theo ông John Kirby, thư ký báo chí của Bộ Quốc phòng, một máy bay chiến đấu vũ trang Trung Quốc tiến hành đánh chặn một chiếc máy bay tuần tra chống tàu ngầm Poseidon P-8 của Hải quân Mỹ trong không phận quốc tế cách 220 km về phía đông của đảo Hải Nam - Trung Quốc. Được biết, Mỹ vừa triển khai máy bay Poseidon P-8 đến căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, miền nam Nhật Bản, vào tháng 12 năm ngoái
    Theo Mỹ, chiếc máy bay của họ đang thực hiện "một nhiệm vụ thường xuyên" và máy bay chiến đấu Trung Quốc đã thực hiện nhiều lần lượn xung quanh máy bay Mỹ khoe khoang vũ khí của mình. Các quan chức Mỹ không đề cập đến chủng loại máy bay chiến đấu Trung Quốc trong sự cố trên, nhưng một quan chức của Lầu Năm Góc tiết lộ đó là chiếc SU-27.
    Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã phản ứng lại một cách mạnh mẽ. Bắc Kinh đổ lỗi cho phía Mỹ khi "gây nguy hiểm cho an ninh biển và trên không giữa Trung Quốc và Mỹ" bằng cách thực hiện "trinh sát quy mô lớn và rất thường xuyên" đối với Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm rằng những cáo buộc của phi công Trung Quốc có hành vi khiêu khích là "không có căn cứ".

    http://soha.vn/quan-su/tuong-trung-quoc-doi-lap-can-cu-quan-su-sat-dat-my-20140826182608672.htm
    Last edited by a moderator: 27/08/2014
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Lộ tính năng “khủng” trên F-16 Đài Loan giúp trị J-10
    Cập nhật lúc: 13:30 27/08/2014 (GMT+7)

    (Kiến Thức) - Các máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Đài Loan sẽ được lắp radar mạng pha tiên tiến giúp nó "trị" tiêm kích J-10 Trung Quốc.
    Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin hôm 21/8, tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ đã hoàn thành việc tích hợp hệ thống radar quét mảng pha điện tử (AESA) vào những chiếc máy bay chiến đấu F-16V. Đây được xem như là một phần của chương trình nâng cấp và hiện đại hóa mẫu máy bay chiến đấu F-16 đã lỗi thời của Lockheed Martin.
    Lực lượng Không quân Đài Loan sẽ là khách hàng đầu tiên được Lockheed Martin chuyển giao biến thể mới nhất của chiếc F-16 trên, theo một hợp đồng trị giá 1,85 tỷ USD nhằm nâng cấp phi đội 144 chiếc F-16A/B Block 20 của Đài Loan được ký năm 2012.
    [​IMG]
    Những chiếc F-16 của Đài Loan sẽ được nâng cấp hệ thống radar quét mảng pha điện tử SARB tiến tiến nhất của Northrop Grumman.
    Trong một tuyên bố mới đây, Lockheed Martin cho biết, việc tích hợp thành công hệ thống radar quét mảng pha điện tử Scalable Agile Beam (SABR) của hãng Northrop Grumman là một bước tiến lớn trong chương trình nâng cấp FR-16V của Lockheed Martin. Hệ thống radar SABR có tính năng tương tự như mẫu radar quét mảng pha điện tử AN/APG-80 được trang bị trên biến thể F-16E/F Block 60, và nó đáp ứng hoàn toàn mọi tiêu chuẩn của Không quân Mỹ.
    Theo phó chủ tịch phụ trách chương trình máy bay chiến đấu F-16/F-22 của Lockheed Martin - Roderick McLean, thành công của chương trình nâng cấp và hiện đại hóa F-16 thể hiện được năng lực Lockheed Martin trong các hợp đồng và kéo dài thời gian hoạt động đối với các thiết bị quân sự cho Quân đội Mỹ cũng như các khách hàng nước ngoài.
    [​IMG]
    Đài Loan sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên nhận được bản nâng cấp F-16V của Lockheed Martin.
    Cùng với việc nâng cấp hệ thống radar SABR, phi đội F-16 của Không quân Đài Loan còn được nâng cấp hệ thống máy tính xử lý trung tâm, một số cấu trúc của thân máy bay, buồng lái và hệ thống tác chiến điện tử.
    F-16V còn được Không quân Mỹ định danh bằng cái tên Viper, giới thiệu lần đầu tiên tại triễn lãm hàng không quốc tế Singapore 2012. Nó được xem là phiên bản tiếp theo trong đại gia đình máy bay chiến đấu F-16 được sản xuất từ những năm 1970.
    Ana Wugofski - phó chủ tịch phát triển kinh doanh thị trường quốc tế của Lockheed Martin trả lời phỏng vấn với Jane’s cho biết, việc nâng cấp hệ thống radar quét mảng pha điện tử cho các máy bay chiến đấu thế hệ cũ là bước đi chuẩn bị đầu tiên trong kế hoạch triển khai các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Không quân Mỹ. Điều này sẽ đảm bảo khả năng tương thích của các máy bay này với hệ thống tác chiến trên không trong tương lai.
    Bà này còn cho hay, với hệ thống máy tính mạnh mẽ cùng với tốc độ truyền tải dữ liệu cao. Các nhà điều hành của F-16 có thể kết hợp thêm nhiều tính năng mở rộng lên trên mẫu máy bay chiến đấu này, và đây được xem như là bước đệm trước khi chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng các máy chiến đấu thế hệ thứ 5 với cấu hình gần như tương tự.
    [​IMG]
    Không quân Mỹ tuy là nơi khởi động chương trình hiện đại hóa F-16 nhưng lại không mấy mặn mà lắm với chương trình này.
    Đầu năm nay, Không quân Mỹ đã hủy bỏ một chương trình nâng cấp hệ thống tác chiến điện tử mới dành cho các máy bay chiến đấu F-16 tương tự như của Đài Loan. Một phần của quyết định trên là do Không quân Mỹ cảm thấy chương trình này hoàn toàn không cần thiết, cũng như lo ngại sự chậm trễ từ chương trình máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ F-35 của Lockheed Martin đã bị loại bỏ.
    Chương trình nâng cấp hệ thống tác chiến điện tử CAPES bao gồm cả hệ thống radar quét mảng pha điện tử AESA đi kèm với hệ thống tác chiến trên không mới, đều nằm trong gói hợp đồng trị giá 5,3 tỷ USD được Mỹ công bố vào năm 2011. Trong đó Đài Loan sẽ trả 30% giá trị hợp đồng trong giai đoạn phát triển của chương trình này. Nhưng do thiết hụt ngân sách trầm trọng đã buộc Không quân Mỹ cắt giảm lớn các khoản chi tiêu không cần thiết, trong đó có chương trình CAPES và chuyển ngân sách sang chương trình phát triển F-35.
    Phân tích của Jane’s
    Ngoài Lockheed Martin thì hiện tại vẫn còn nhiều công ty khác thực hiện chương trình nâng cấp cho những chiếc F-16. Trong đó có thể tới hãng BAE Systems với hợp đồng nâng cấp 132 chiếc F-16C/D Block 52 cho Không quân Hàn quốc. Đó là còn chưa kể còn nhiều quốc gia khác đang có ý định nâng cấp phi đội F-16 của mình, điển hình Singapore.
    Lockheed Martin thật sự không phải là công ty tiên phong duy nhất trong chương trình hiện đại hóa F-16 như họ từng tuyên bố, thậm chí đến ngay cả Boeing cũng muốn tham gia thị trường đầy tiềm năng này khi có đến hàng ngàn chiếc F-16 vẫn còn đang được biên chế trong quân đội nhiều nước trên thế giới.
    [​IMG]
    Thị trường nâng cấp những chiếc chiến đấu cơ F-16 sẽ sôi động hơn bao giờ hết khi chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ luôn luôn bị trì hoãn.
    John Bean - Phó chủ tịch chương trình máy bay chiến đấu toàn cầu của BAE Systems nói với Jane’s vào đầu năm nay cho biết, hiện tại thị phần phát triển của chương trình nâng cấp F-16 vẫn có tiềm năng rất lớn. Nhất là khi các khách hàng ngày càng quan tâm hơn tới việc rút ngắn khoảng cách về mặt công nghệ, khi so sánh tính năng của các máy bay chiến đấu thế hệ mới với các máy bay chiến đấu đã lỗi thời của họ.
    Với hơn 4.550 chiếc F-16 được sản xuất và trang bị trên toàn thế giới cũng như sự chậm trễ của chương trình F-35. Thị trường nâng cấp và hiện đại hóa các máy bay chiến đấu thệ hệ cũ sẽ là cú hích cho ngành công nghiệp hàng không quân sự.

    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/lo-tinh-nang-khung-tren-f-16-dai-loan-giup-tri-j-10-379633.html
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này