1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đài Loan chi 2,5 tỷ USD mua tên lửa đất đối không

    Quân đội Đài Loan đang có kế hoạch chi 2,5 tỷ USD để mua hệ thống tên lửa đất đối không nhằm tăng cường khả năng phòng thủ.
    Nghị sĩ Lin Yu-fang – thành viên Quốc dân Đảng - cho biết Cơ quan Quốc phòng Đài Loan dự định phân bổ 74,8 tỉ Đài tệ (khoảng 2,5 tỷ USD) lấy từ ngân sách trong vòng 10 năm (từ năm 2015-2024) để “mua hệ thống vũ khí phòng không trên mặt đất”, sau khi bản kê khai ngân sách của cơ quan này đến năm 2015 được chuyển tới Cơ quan lập pháp.
    “Đây là đợt mua sắm thiết bị quân sự sản xuất trong nước lớn nhất trong những năm gần đây” - ông Lin nói và lưu ý khoản ngân sách 2,9 tỷ đài tệ sẽ được duyệt chi vào năm 2015 cho đợt mua vũ khí đầu tiên.
    Vũ khí mà quân đội Đài Bắc đang nhắm tới là hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không Tien Kung III (Sky Bow III) do Viện Khoa học và Công nghệ Chungshan (Đài Loan) chế tạo, có khả năng đối phó với tên lửa đạn đạo chiến thuật.
    Hệ thống tên lửa mới sẽ thay thế cho hệ thống tên lửa Hawk già nua. Ông Lin tiết lộ Tien Kung III có thể gia tăng tầm phủ sóng của hệ thống phòng không trong nước, vá một số lỗ hổng trên không và củng cố khả năng đánh chặn tầm xa.
    Một cựu quan chức quốc phòng Đài Loan cho biết hệ thống Tien Kung III sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả tên lửa hành trình cũng như chống lại các mối đe dọa của chiến đấu cơ tàng hình J-20 đến từ Trung Quốc.
    Các chuyên gia Đài Loan ước tính Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hiện có hơn 1.600 tên lửa nhắm vào hòn đảo này.
    Ngoài kế hoạch mua Tien Kung III, Cơ quan Quốc phòng Đài Loan cũng sẽ nâng cấp hệ thống Tien Kung hiện có để tăng cường khả năng phòng thủ.
    Năm 2015, ngân sách quốc phòng của Đài Loan tăng 8,2 tỉ đài tệ so với năm 2014, lên con số 319,3 tỉ đài tệ, trong đó đầu tư quân sự tăng 11,8 tỉ đài tệ so với cùng kỳ năm ngoái.
    http://soha.vn/quan-su/dai-loan-chi-25-ty-usd-mua-ten-lua-dat-doi-khong-20140830184444501.htm
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Cuộc đua cơ bắp quốc phòng ở Đông Á
    Trong bối cảnh Trung Quốc, Triều Tiên tăng mạnh chi tiêu cho quốc phòng, Nhật cũng đề xuất tăng ngân sách lên mức lớn chưa từng có.
    Bộ Quốc phòng Nhật vào ngày 29/8 đã đề xuất tăng 3,5% cho nguồn ngân sách trị giá 48,7 tỉ USD trong năm tài khóa kế tiếp, bắt đầu từ tháng 4/2015, Reuters đưa tin.
    Trong những năm gần đây, quan hệ Nhật, Trung liên tục căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
    Để tăng cường bảo vệ quần đảo này, Bộ Quốc phòng Nhật đang tìm cách mua 6 chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ, cũng như 20 chiếc máy bay tuần tra P-1 sản xuất trong nước.
    Ngoài ra, để gia tăng sức mạnh cho lực lượng tuần duyên tại vùng biển quanh Senkaku/Điếu Ngư, Bộ Quốc phòng Nhật còn đề xuất chi khoảng 621 triệu USD để nâng cấp một tàu ngầm lớp Soryu có khả năng lặn lâu hơn so với những tàu cùng lớp.
    Tàu ngầm cải tiến sẽ được trang bị hệ thống đẩy dùng pin lithium-ion với thời lượng rất dài, thay thế cho loại dùng khí oxy hóa lỏng, giúp tàu có thể ở dưới nước trong khoảng 2 tuần lễ liền.
    Thiết kế của tàu ngầm mới cũng “gia tăng đáng kể khả năng nằm dưới nước của con tàu”, một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật tiết lộ với Reuters.
    Chính phủ Úc từng tuyên bố nước này xem xét đến khả năng dùng tàu ngầm lớp Soryu để thay thế cho đội tàu ngầm lớp Collins, loại phải hút không khí thông qua một ống thở nổi trên mặt nước khi lặn bằng động cơ diesel.
    Nhật Bản cũng quan tâm đến các máy bay do thám không người lái và loại máy bay có khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng do nước này đang tăng cường khả năng giám sát và triển khai lực lượng.
    Reuters cho biết Bộ Quốc phòng Nhật hiện vẫn chưa thông báo loại máy bay không người lái và cất cánh thẳng họ muốn mua vì các cuộc đàm phán với các nhà cung cấp vẫn đang diễn ra.
    Tuy nhiên, hiện V-22 Osprey do Boeing sản xuất là mẫu máy bay hạ cánh/cất cánh thẳng duy nhất dùng cho mục đích quân sự.
    Hơn nữa, hiện nay Trung Quốc cũng đang tăng mạnh cho chi tiêu quốc phòng cho nên Nhật cũng phải nhanh tay tăng cường để có thể chạy kịp với Trung Quốc.
    Giới quan sát nhận định Nhật Bản đang lo ngại trước sự trỗi dậy nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, quốc gia đã chiếm ngôi vị nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới của Nhật trong những năm gần đây.
    Chi tiêu dành cho quốc phòng của Bắc Kinh đã tăng vọt lên gấp 4 lần trong một thập niên qua, đạt mức 132 tỉ USD, tức gần gấp 3 lần của Nhật.
    Hồi tháng 3,Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố tăng 12,2% chi tiêu cho quốc phòng năm nay, lên mức 131,5 tỷ USD, nhằm tăng cường bảo vệ bờ biển và phòng không và phát triển thêm những vũ khí tân tiến.
    Chính phủ Trung Quốc công bố kế hoạch chi tiêu cho quân đội gồm 2,3 triệu binh sĩ trong buổi khai mạc kỳ họp quốc hội tại Bắc Kinh sáng 5/3. Mức tăng này dựa trên cả quá trình tăng trưởng gần như liên tục ở mức hai con số cho ngân sách quốc phòng trong suốt hai thập kỷ qua.
    "Chúng ta sẽ tăng cường toàn diện bản chất cách mạng của lực lượng vũ trang của Trung Quốc, tiếp tục hiện đại hóa và nâng cao năng lực của quân đội và tiếp tục tăng cường khả năng răn đe và chiến đấu trong thời đại thông tin", Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu trước các đại biểu quốc hội.
    Ông Lý nói thêm rằng Trung Quốc sẽ "tăng cường nghiên cứu quốc phòng và phát triển các vũ khí và thiết bị mới với công nghệ cao" và "nâng cao bảo vệ biên giới, bờ biển và vùng phòng không".
    Ngoài Trung Quốc, Nhật còn đề phòng CHDCND Triều Tiên. Phần lớn lãnh thổ Nhật nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung Rodong mà Triều Tiên đang sở hữu, theo Reuters.
    http://soha.vn/quan-su/cuoc-dua-co-bap-quoc-phong-o-dong-a-20140830111248574.htm
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117

    Không chỉ đề phòng mối đe dọa từ Trung Quốc, Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức từ Triều Tiên. Bởi phần lớn các hòn đảo của Nhật Bản đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Rodong của Bình Nhưỡng.
    Hồi năm ngoái, Sách Trắng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã nhấn mạnh rằng hoạt động quân sự được chính quyền bí ẩn tại Bình Nhưỡng điều hành, đang trở thành mối đe dọa lớn với không chỉ Nhật Bản mà cả thế giới.
    Phát biểu trong cuộc họp bàn về chương trình tăng ngân sách chi tiêu quân sự, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết mục đích của chương trình này là “đảm bảo an ninh không phận và hải phận xung quanh Nhật Bản, tăng khả năng phòng thủ và phản ứng trước các cuộc tấn công vào những hòn đảo xa xôi cũng như xử lý các thảm họa lớn”.
    Tăng ngân sách để sắm vũ khí hiện đại
    Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết cơ quan này muốn mua 6 chiến đấu cơ tàng hình F-35 từ Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ mặc dù trong quá trình thử nghiệm, loại máy bay này đang vấp phải hàng loạt sự cố kỹ thuật và giá bán khá cao.
    Chính phủ Nhật Bản cũng đưa ra kế hoạch trang bị 20 máy bay tuần tra P-1 do Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki sản xuất. Ngoài ra, Tokyo sẽ mua thêm máy bay trinh sát và máy bay vận tải cánh quạt lật MV-22 Osprey của Mỹ.
    [​IMG]
    Tiêm kích F-35 của Mỹ.
    Thậm chí, Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn đề nghị chi 64,4 tỷ Yên (619 triệu USD) để nâng cấp các tàu ngầm lớp Soryu nhằm tăng thời gian hoạt động dưới nước lên 2 tuần.
    Trong khi đó, Hải quân Nhật Bản muốn tàu khu trục thứ bảy được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo Aegis để tăng sức mạnh phòng thủ trước mọi cuộc tấn công từ tên lửa Triều Tiên.
    Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn xem xét kế hoạch chi 5 triệu Yên (480.000 USD) để thiết kế một tàu tấn công đổ bộ thế hệ mới đảm nhận sứ mệnh bảo vệ các hòn đảo xa xôi và chi thêm 17 triệu USD để đóng thêm 2 tàu tấn công đổ bộ làm trung tâm thông tin và điều hành.
    Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng đề nghị tăng gấp đôi khoản ngân sách thường niên hiện nay 50,4 tỷ Yên (485 triệu USD) để mua thêm các tàu tuần tra và tuyển thêm quân nhân.
    Ngoài ra, một khoản chi 19 tỷ Yên (182 triệu USD) đang được đề xuất để mua 2 chuyên cơ Boeing-777-300 ER thường trực tại tư dinh của Thủ tướng Abe và hoàng tộc.
    Mức chi tiêu quân sự tăng kỷ lục được công bố trong bối cảnh quan hệ Nhật - Trung không ngừng gia tăng căng thẳng do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Việc các máy bay quân sự và tàu tuần tra hải quân của hai nước nhiều lần đối đầu tại khu vực này đã khiến giới chuyên gia lo ngại về nguy cơ bùng nổ một cuộc xung đột trong thực tế.
    Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.

    http://soha.vn/quan-su/tang-chi-quo...-de-chong-tq-trieu-tien-20140831151036759.htm
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đài Loan sắp sản xuất vũ khí khống chế sân bay TQ

    (Kiến Thức) - Đài Loan dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt bom lượn Vạn Kiếm để oanh tạc căn cứ không quân, hải quân, kho tàng Quân đội Trung Quốc.
    Tờ Đài Hải dẫn lời nhà lập pháp Lâm Úc Phương, bom lượn có điều khiển Vạn Kiếm do Viện Nghiên cứu Khoa học Trung Sơn nghiên cứu sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 2015. Dự kiến, lô “hệ thống vũ khí tấn công từ xa Vạn Kiếm” đầu tiên sẽ được bàn giao cho quân đội nước này sử dụng vào năm 2016.
    Hệ thống vũ khí tấn công từ xa Vạn Kiếm tương tự bom lượn AGM-154 JSOW của Mỹ, có thể phóng từ ngoài tầm bắn của tên lửa phòng không đối phương. Mục đích chủ yếu là phá hủy đường băng sân bay đối phương, ngăn máy bay đối phương cất cánh.
    [​IMG]
    Bom lượn có điều khiển Vạn Kiếm treo trên cánh tiêm kích đa năng F-CK-1.
    Theo ông Lâm Úc Phương, “kế hoạch Vạn Kiếm” sớm đã được thông qua đánh giá tác chiến ban đầu vào năm 2010. Nhưng do các đơn vị liên quan thiếu sự phối hợp trước khiến kế hoạch ban đầu của Bộ quốc phòng Đài Loan phải đến năm 2013, thậm chí năm 2014 mới bắt đầu thực hiện việc tích hợp Vạn Kiếm vào tiêm kích F-CK-1. Và phải đợi sau khi hoàn thành việc tích hợp mới bắt đầu sản xuất hàng loạt.
    Để tránh tình trạng máy bay chiến đấu F-CK-1 không thể mang bom, tháng 10/2010 tại viện lập pháp, ông Lâm Úc Phương đã yêu cầu cơ quan quốc phòng nước này cần phải sửa đổi kế hoạch liên quan, thúc đẩy việc thực hiện hợp nhất từ năm 2011. Qua đó, hệ thống vũ khí Vạn Kiếm bắt đầu sản xuất loạt vào năm 2015, tiết kiệm được khoản ngân sách trị giá khoảng 66,8 triệu USD để tích hợp hệ thống.
    Theo ông Lâm, hệ thống vũ khí Vạn Kiếm mang hàng trăm đầu đạn con, có khả năng tấn công từ khoảng cách xa. Ngoài việc dùng để phá hủy, làm tê liệt đường băng sân bay ở phía biển Đông Nam của Trung Quốc ra, còn có thể gây sát thương lớn đối với khu vực tập kết quân, khu cảng, trận địa tên lửa và trạm radar. Đồng thời sẽ nâng cao đáng kể khả năng thực hiện “tác chiến gây sức ép từ xa” và “áp chế phòng không” các mục tiêu quân sự ở bờ biển phía Đông Nam của Trung Quốc. Do đó trong tương lai, máy bay chiến đấu của Đài Loan có thể phát động tấn công trên không tại eo biển Đài Loan mà không phải chịu rủi ro lớn nào từ Trung Quốc.
    [​IMG]
    Bom lượn Vạn Kiếm có thể đạt tầm bay tới 200km.
    “Các máy bay chiến đấu của Đài Loan có thể tấn công các mục tiêu quân sự dọc theo bờ biển phía Đông Nam Trung Quốc bằng Vạn Kiếm từ khoảng cách xa để tránh nguy cơ nằm sâu trong mạng lưới phòng không của Trung Quốc”, ông Lâm Úc Phương nói.
    Ông này cũng cho biết thêm, căn cứ vào báo cáo của Bộ quốc phòng nước này, chỉ tính riêng trong tháng 10/2013 không quân nước này đã có 40 máy bay chiến đấu F-CK-1 hoàn thành nâng cấp, có khả năng phóng Vạn Kiếm. Dự kiến đến cuối năm 2017, toàn bộ 127 máy bay chiến đấu F-CK-1 đều sẽ có khả năng bắn Vạn Kiếm.
    Ngoài ra, trong năm 2015 Đài Loan cũng thực hiện nhiều kế hoạch mua sắm vũ khí mới, bao gồm tên lửa phòng không Thiên Cung 3, máy bay không người lái Hồng Tước, xe tấn công đổ bộ AAV-7.
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/dai-loan-sap-san-xuat-vu-khi-khong-che-san-bay-tq-383540.html
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    TQ đang ngày càng tăng tính chất thù địch với Nhật, nhưng hướng trang bị vũ khí của Tokyo là nhằm tấn công các căn cứ tên lửa Triều Tiên.
    Triều Tiên chỉ cách Nhật chưa tới 600 km, tính theo điểm gần nhất. Bình Nhưỡng gần đây liên tục phóng tên lửa tầm ngắn xuống vùng biển giữa Triều và Nhật và đã cải thiện hệ thống tên lửa đạn đạo. Họ còn tiến hành 3 cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, gần đây nhất là vào tháng 2/2013.
    Hồi tháng 4, Bình Nhưỡng tuyên bố: nếu có chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản sẽ bị “thiêu rụi trong lửa hạt nhân”.
    Theo 3 quan chức Nhật liên quan quá trình nói chuyện với Mỹ và đề nghị giấu tên, Nhật-Mỹ đã có những cuộc nói chuyện không chính thức và trước đây không công bố về khả năng tăng cường sức mạnh quân sự cho Nhật, đất nước chưa bắn phát súng giận dữ nào từ khi thua trận trong Thế chiến 2.
    Họ nói các cuộc nói chuyện “khả năng tấn công” này mới chỉ là sơ bộ, chưa đề cập đến loại vũ khí nào sẽ được tăng cường.
    Theo các chuyên gia Nhật, một phần động cơ thúc đẩy Nhật tăng cường “khả năng tấn công” là vì nỗi ngờ vực rằng Mỹ có thể lưỡng lự trong việc tấn công Triều Tiên trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
    Narushige Michi****a, một cố vấn an ninh quốc gia của chính phủ Nhật thời 2004 - 2006, nói: quân Mỹ có thể không can thiệp trong một số tình hình, ví dụ như nếu Hàn Quốc không muốn gia tăng căng thẳng với Triều Tiên.
    Ông Michi****a, một chuyên gia an ninh của Viện nghiên cứu chính sách quốc gia ở Tokyo, nói thêm: “Chúng tôi muốn duy trì một khả năng tấn công hạn chế, nhằm có thể phát động một cuộc tấn công, để chúng tôi nói với người Mỹ, rằng “trừ phi các bạn làm việc đó hộ chúng tôi, chúng tôi sẽ tự giải quyết việc đó”.
    Chuyển từ phòng thủ sang “khả năng tấn công”
    [​IMG]
    Tàu sân bay trực thăng Izumo và Hyuga của Nhật
    Các chuyên gia quốc phòng nói “khả năng tấn công” sẽ buộc có sự thay đổi trong học thuyết quân sự thuần túy phòng thủ của Nhật, điều có thể mở cửa đón nhận những hệ thống tên lửa tấn công trị giá hàng tỷ USD cùng các phần cứng khác.
    Các hệ thống này có thể ở nhiều dạng, như tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm cho đến tên lửa Tomahawk của Mỹ.
    Các quan chức Mỹ nói không hề có các cuộc nói chuyện chính thức nào về vấn đề này, nhưng không loại trừ các cuộc tiếp xúc không chính thức. Một quan chức Mỹ nói Nhật tiếp cận Mỹ không chính thức về vấn đề này hồi năm ngoái.
    Quân đội Nhật hiện đã lớn mạnh nhưng còn bị hiến pháp yêu chuộng hòa bình ràng buộc. Cục phòng vệ Nhật (SDF) hiện có hàng chục tàu chiến nổi, 16 tàu ngầm và 3 tàu sân bay trực thăng, cùng nhiều tàu khác đang được đóng. Nhật cũng đang mua 42 chiến đấu cơ tàng hình F-35.
    Tái cơ cấu quân đội thành một lực lượng sẵn sàng chiến đấu là một chính sách trọng tâm của Thủ tướng Abe. Ông đã ngưng đường lối giảm chi quân sự suốt 10 năm qua, hủy bỏ lệnh cấm lính Nhật chiến đấu ở nước ngoài và nới lỏng lệnh cấm Nhật xuất khẩu vũ khí.

    http://soha.vn/quan-su/nhat-ban-muo...-cu-hat-nhan-trieu-tien-20140910141806823.htm
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đài Loan tập trận dựa trên giả định tấn công từ Trung Quốc

    Phi đội chiến đấu cơ chủ lực của Đài Loan sẽ diễn tập cất/hạ cánh trên xa lộ nhằm ứng phó cuộc tấn công tiềm ẩn từ Trung Quốc.
    Lực lượng Không quân Đài Loan hôm 14/9 thông báo, phi đội chiến đấu cơ chủ lực của họ sẽ diễn tập cất/hạ cánh trên xa lộ nhằm ứng phó cuộc tấn công tiềm ẩn từ Trung Quốc.
    Cuộc diễn tập sẽ được thực hiện vào ngày 16/9 trên một đoạn thuộc đường cao tốc ở huyện Gia Nghĩa, phía nam Đài Loan, với sự tham gia của 6 chiến đấu cơ chủ lực, trong đó có F-16Mirage 2000-5, theo hãng thông tấn CNA.
    Tham gia diễn tập còn có máy bay cảnh báo sớm E-2K, trực thăng vận tải CH-47, trực thăng do thám OH-58D và trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra.
    Cuộc diễn tập dựa trên giả định một cuộc tấn công từ Trung Quốc sẽ phá hủy đường băng của các căn cứ ở Đài Loan, buộc lực lượng trên không phải dựa vào xa lộ trong các trường hợp cần cất/hạ cánh khẩn cấp.
    [​IMG]
    Chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan trong một đợt diễn tập
    Đây là một phần trong cuộc tập trận thường niên mang tên Hán Quang của Đài Loan, bắt đầu từ ngày 15 - 19/9. Ngoài phần diễn tập cất hạ/cánh của chiến đấu cơ, cuộc tập trận Hán Quang còn có phần bắn đạn thật trên biển.
    Khác với các cuộc tập trận lần trước, Hán Quang năm nay sẽ sử dụng máy bay dân sự chở binh sĩ, CNA dẫn thông báo từ Cơ quan phòng vệ Đài Loan.
    Cuộc tập trận Hán Quang thường niên nhằm kiểm tra khả năng tác chiến của các lực lượng trên không, trên bộ và trên biển trong bối cảnh Đài Loan đối mặt mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc, theo CNA.
    Trước đó, Đài Loan cũng tổ chức một cuộc tập trận được xem là một phần trong đợt tập trận thường niên mang tên Hán Quang này.
    Theo đó, ngày 19/5, Đài Loan đã tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính, với sự góp mặt của các trực thăng tấn công AH-64 Apache vừa mua từ Mỹ, với giả định bị Trung Quốc tấn công bằng một đội tàu sân bay.
    Tình huống được đặt ra đó là, một đội tàu sân bay Trung Quốc sẽ tấn công vào miền đông Đài Loan, tờ Apple Daily của Đài Loan cho biết.
    Giới phân tích cho biết, do phải tập trung binh lực vào bờ phía tây, vốn giáp ranh với Trung Quốc, nên bờ phía đông của Đài Loan dễ tổn thương nếu Bắc Kinh tấn công vào mặt này.
    Cuộc tập trận cũng là lần đầu tiên Đài Loan dùng đến các khí tài mới mua hồi năm 2013, bao gồm mẫu trực thăng chiến đấu Apache mới nhất do Mỹ sản xuất, máy bay trinh sát săn ngầm P-3C và phiên bản nâng cấp của chiến đấu cơ F-CK-1 Ching-Kuo (thường được biết đến với tên gọi Indigenous Defence Fighter).

    http://soha.vn/quan-su/dai-loan-tap...-tan-cong-tu-trung-quoc-20140915103328652.htm
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Triều Tiên phát triển tàu ngầm mang tên lửa đường đạn

    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp Projekt 629 (Bộ Quốc phòng Mỹ)
    Tình báo Mỹ và Hàn Quốc đã phát hiện được những dấu hiệu tiến hành những công việc này.

    Hiện nay, dự đoán Bắc Triều Tiên đang nghiên cứu chế tạo các bệ phóng thẳng đứng cho tàu ngầm. Các giếng phóng này có thể lắp lên các tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 629 (NATO gọi là lớp Golf) do Liên Xô đóng. Các tàu ngầm này có lượng giãn nước 2.800 tấn, chiều dài 98,9 m và chiều rộng 8,2 m.

    Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Triều Tiên hiện chưa có tàu ngầm mang tên lửa đường đạn nào. Theo các đánh giá khác nhau, Hải quân Triều Tiên hiện có 70-80 tàu ngầm lớp 613 và Type 033 (biến thể do Trung Quốc đóng của lớp Projekt 633 của Liên Xô), cũng như các tàu ngầm mini lớp Yono và Sang-O.

    Theo các thông tin chưa được xác nhận, năm 1994, Triều Tiên đã mua của Nga 10 tàu ngầm lớp Projekt 629 làm sắt vụn.
    http://vietnamdefence.com/Home/tint...u-ngam-mang-ten-lua-duong-dan/20149/53969.vnd
  8. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    [​IMG]
  9. nguyenvanx

    nguyenvanx Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2012
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    7
    Indian Navy has decided to indigenously build all six AIP supported Project 75I submarines. The future subs will most likely be built by Mazagaon (MDL) and Hindustan Shipyard in Vishkhapatnam. Future subs will perform will be armed with strategic land attack missiles.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đài Loan sẽ đóng 4 tàu chiến 10.000 tấn
    (Kiến Thức) - Để đối phó với sức mạnh của Trung quốc, Đài Loan có kế hoạch trong 20 năm tới sẽ đóng 4 tàu khu trục cỡ 10.000 tấn.
    Truyền thông Đài Loan ngày 23/9 dẫn lời một quan chức Hải quân Đài Loan tiết lộ, nước này có kế hoạch trong 20 năm tới sẽ đóng 4 tàu khu trục loại 10.000 tấn, trang bị hệ thống tác chiến Aegis, giá đóng sẽ bằng khoảng 1/3 giá tàu khu trục Arleigh Burke của Mỹ. Các tàu này sẽ thay thế lớp tàu khu trục cỡ lớn Kidd của Đài Loan.
    [​IMG]
    Tàu chiến tang mình mang tên lửa lớp Kuang Hua VI do Đài Loan tự chế tạo.
    Theo quan chức này, Hải quân Đài Loan đồng thời có kế hoạch đóng 4 tàu hộ vệ 2 thân loại 3.000 tấn đầu tiên, như là một tàu nguyên mẫu của tàu thế hệ 3 của hải quân và dần thay thế lớp Perry và La Fayette.
    Nguồn tin cho biết thêm, tàu hộ vệ hai thân cũng hoàn toàn là do Đài Loan tự đóng với tiến độ thay thế tàu chiến cũ 1 năm/ tàu. Dự kiến trong 20 năm tới Hải quân Đài Loan có triển vọng đóng 10-15 tàu hộ vệ 2 thân loại 3.000 tấn.
    Nếu lấy ngân sách đầu tư quân sự quân đội Đài Loan 70 tỷ NDT/ năm làm tiêu chuẩn, toàn bộ chi phí đóng tàu trong 20 năm tới của hải quân Đài Loan là khoảng 23 tỷ NDT/ năm, chiếm 32% ngân sách đầu tư. Theo quan chức này, trong 20 năm tới, nếu không đóng tàu thì chi phí bảo trì tàu thế hệ 2 rất cao.
    Theo Defense News, tháng tới Hải quân Đài Loan sẽ công bố việc hiện đại hoá quân đội, kế hoạch tự đóng tàu trong 20 năm tới, bao gồm 4 tàu khu trục loại 10.000 tấn, 10-15 tàu hộ vệ 2 thân loại 3.000 tấn, 2 tàu vận tải đổ bộ và 4-8 tàu ngầm diesel loại 1.200 đến 3.000 tấn.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/dai-loan-se-dong-4-tau-chien-10000-tan-392191.html
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này