1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật Bản muốn mua hệ thống Aegis trên mặt đất
    (Kiến Thức) - Bộ quốc phòng Nhật Bản có ý muốn mua hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis trên bờ (BMD) của công ty Lockheed Martin Mỹ.
    Tờ Mainichi Shimbun cho hay, Bộ quốc phòng Nhật Bản dự kiến sẽ chi ra một khoản kinh phí từ ngân sách quốc gia năm 2015 dùng để nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên bờ, tích hợp radar SPY-1D của công ty Lockheed Martin và tên lửa đánh chặn tầng cao SM-3 của công ty Raytheon.
    “Bộ quốc phòng Nhật Bản muốn trang bị tên lửa SM-3 phóng trên đất liền mới, bổ sung cho lá chắn tên lửa của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF), để nâng cao hiệu quả trong đánh chặn tên lửa đạn đạo",báo cáo cho biết.
    Hiện nay, Nhật Bản có trong trang bị 4 tàu khu trục lớp Kongo trang bị tên lửa SM-3, đồng thời Nhật Bản cũng trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ Patriot PAC-3 có thể đánh chặn mục tiêu đạn đạo ở tầm thấp.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Tờ Mainichi Shimbun cho rằng, “một số người lo lắng, hệ thống PAC-3 không thể đối phó được với một số lượng lớn các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo”.
    Theo giới truyền thống địa phương, Nhật Bản có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng tàu khu trục phòng thủ tên lửa lên 8 chiếc vào trước năm 2018.
    Tàu khu trục lớp Kongo sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis truyền thống, nhưng hệ thống tác chiến Aegis không thể đồng thời trở thành nền tảng phòng thủ tên lửa đạn đạo và tàu phòng không.
    Nhật Bản cũng đang tìm cách nâng cấp một số tàu chiến bằng hệ thống Aegis Baseline 9, như vậy tàu khu trục có thể đồng thời trở thành nền tảng phóng thủ tên lửa đạn đạo và nền tảng phòng không.
    Hệ thống Aegis Baseline 9 trên bờ không bao gồm bộ phận tác chiến phòng không, nhưng do hệ thống phóng trên đất liền giống với hệ thống tác chiến Aegis trên tàu, cho nên những công năng này có thể sẽ được mở rộng.
    Giám đốc dự án Aegis trên bờ của MDA (Mỹ) cho rằng, hệ thống Aegis trên bờ có thể tiến hành phòng không, phòng thủ tên lửa pha cuối và đánh chặn tầm trung”. Tuy nhiên, việc Nhật Bản vận hành hệ thống Aegis trên bờ có thể sẽ nâng cao khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo của tên lửa, có thể vượt qua tên lửa SM-3.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Bước đi cấp tập của Đài Loan vì chưa tin Trung Quốc
    Đóng tàu chiến hiện đại, tập trận phòng không chống Trung Quốc tấn công... Đài Loan đang cấp tập chuẩn bị để sẵn sàng nếu xảy ra xung đột.
    Truyền thông Đài Loan dẫn lời một quan chức lực lượng hải quân Đài Loan cho biết, kế hoạch trong 20 năm tới Đài Loan sẽ đóng mới 4 tàu khu trục loại 10.000 tấn, từng bước thay thế cho 4 chiếc tàu khu trục lớp Kidd đã lỗi thời.
    Điều đáng nói là lớp tàu khu trục kiểu mới này hoàn toàn do Đài Loan tự thiết kế và chế tạo, trang bị hệ thống tác chiến Aegis, chi phí mỗi chiếc khoảng 15 tỷ Đài tệ (496 triệu USD), chỉ bằng 1/3 so với tàu khu trục Aegis của Mỹ, bước đầu nước này sẽ đóng mới trước 1 chiếc làm mẫu, sau đó tiếp tục đóng 3 chiếc còn lại.
    Theo quan chức hải quân này, song song với kế hoạch trên, hải quân Đài Loan còn có kế hoạch đóng mới trước 4 tàu hộ vệ 2 thân lớp 3000 tấn, thiết kế theo nguyên mẫu của chiến hạm thế hệ thứ 3 của hải quân hòn đảo này, để dần thay thế cho tàu lớp Perry và La Fayette.
    Loại tàu hộ vệ hai thân này cũng hoàn toàn do Đài Loan tự chế tạo, với tiến độ mỗi năm đóng mới một chiếc, dần thay thế cho những tàu chiến cũ. Theo kế hoạch, trong vòng 20 năm tới, khả năng Đài Loan sẽ đóng mới 10 đến 15 chiếc tàu loại này.
    Theo trang Tin tức quốc phòng (Defense News) của Mỹ, hải quân Đài Loan sẽ công bố việc hiện đại hoá trong tháng tới. Theo đó, kế hoạch tự đóng tàu trong 20 năm tới bao gồm, 4 tàu khu trục loại 10.000 tấn, 10 đến 15 tàu hộ vệ 2 thân loại 3.000 tấn, 2 tàu vận tải đổ bộ và 4 đến 8 tàu ngầm diesel loại 1.200 - 3.000 tấn.
    Cấp tập đóng hàng loạt tàu chiến, Đài Loan cũng vừa tập trận phòng không với sự tham gia của khoảng 1.200 binh sĩ nhằm đánh giá năng lực phòng vệ của hòn đảo này trong trường hợp bị quân đội Trung Quốc tấn công toàn diện.
    BÀI LIÊN QUAN
    Theo đó, tình huống giả định của cuộc tập trận là quân đội Trung Quốc đánh bom và bắn tên lửa phá hủy toàn bộ các căn cứ không quân của Đài Loan.
    Ba máy bay chiến đấu F-16, Mirage 2000-5 và IDF tập hạ cánh trên một con đường cao tốc ở huyện Chiayi, nạp nhiên liệu cùng vũ khí trước khi cất cánh lên không để tiếp tục chiến đấu.
    Đây cũng là cuộc tập trận đầu tiên của Đài Loan có sự tham gia của máy bay cảnh báo sớm E-2K do Mỹ sản xuất.
    Ngoài ra các máy bay trực thăng CH-47 Chinook, Oh-58D và AH-1W Super Cobra cũng có mặt. Lực lượng Đài Loan còn tập trận bắn đạn thật ở bờ biển phía đông và gần đảo Penghu tại eo biển Đài Loan.
    Chuyên gia J. Michael Cole thuộc tạp chí quốc phòng HS Jane's Defense Weekly cho biết Trung Quốc có khoảng 1.500 - 1.600 tên lửa tầm trung và tầm ngắn có thể bắn phá Đài Loan. Trong trường hợp xung đột xảy ra, các căn cứ không quân Đài Loan sẽ bị bắn phá đầu tiên.
    Quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lúc đã cải thiện đáng kể từ năm 2008 khi nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu lên nắm quyền. Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn khẳng định sẽ dùng vũ lực chiếm Đài Loan nếu hòn đảo này tuyên bố độc lập.
    Cách đây vài tháng, trong một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về sức mạnh quân sự Trung Quốc đã đề cập những khả năng có thể xảy ra nếu Bắc Kinh dùng vũ lực thống nhất Đài Loan.
    Cách đầu tiên sẽ là một cuộc phong tỏa bao vây trên biển nhằm cô lập Đài Loan. Hiện Đài Loan phải nhập khẩu nhiều thực phẩm và nhiên liệu từ nước ngoài nên nếu cô lập thì không cần đánh cũng quy phục được.
    Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, Bắc Kinh có thể tuyên bố các vùng biển xung quanh Đài Loan là khu huấn luyện bắn đạn thật, như họ đã làm vào năm 1995 và khuyến cáo tàu bè nước ngoài không nên đi vào.
    Bản báo cáo nói thêm rằng tiềm lực quân sự Trung Quốc hiện nay không thể thực thi một cuộc phong tỏa triệt để như vậy nhưng trong tương lai 10 năm nữa thì hoàn toàn có thể.
    Thứ hai, Trung Quốc cũng có thể khuất phục Đài Loan bằng cách từ trong đánh ra, chẳng hạn như phát động chiến tranh mạng, hoặc dùng các lực lượng hoạt động đặc biệt chống phá nền chính trị, quân sự của Đài Loan và cả nền kinh tế. Tác dụng là để gây ra sự sợ hãi ở Đài Loan và làm niềm tin của dân chúng vào giới lãnh đạo Đài Loan suy yếu.
    Một lựa chọn khác sẽ là tiến hành không kích và tấn công tên lửa. Sau khi tung ra cuộc tấn công chính xác đối với hệ thống phòng không của Đài Loan bao gồm cả căn cứ không quân, hệ thống radar, tên lửa, thiết bị liên lạc, quân đội Trung Quốc có thể vô hiệu hóa sự lãnh đạo của chính quyền Đài Loan và bẻ gãy ý chí chiến đấu của người dân Đài Loan.
    Lựa chọn thứ tư là khởi động cuộc tấn công đổ bộ chiếm các đảo do Đài Loan kiểm soát. Quân đội Trung Quốc có thể dễ dàng đánh chiếm các đảo Mã Tổ và Kim Môn ở eo biển Đài Loan, theo đánh giá của Lầu Năm Góc.
    PLA thậm chí có thể tấn công đổ bộ Đài Loan nếu điều kiện cho phép. Nhưng nếu làm như vậy, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự lên án của quốc tế. Hơn nữa, nếu xảy ra chiến tranh trong lòng các thành phố của Đài Loan sẽ rất nguy hiểm.

    Quân đội Đài Loan - Lực lượng ẩn chứa nhiều bí mật ở châu Á
    Ngay dưới chân một khách sạn tráng lệ là trung tâm chỉ huy ngầm khổng lồ, nơi giới lãnh đạo Đài Loan chỉ huy toàn bộ lực lượng vũ trang trong trường hợp có chiến tranh với TQ.
    Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) đăng bài viết cho hay: Khi những nguyên thủ, cựu lãnh đạo các quốc gia, như ông Bill Clinton, có chuyến thăm Đài Loan, họ thường ở trong Grand Hotel tại Đài Bắc, một khách sạn tráng lệ với kiến trúc kiểu Trung Hoa truyền thống nằm trên đỉnh núi Yuan. Với góc nhìn toàn cảnh ra bờ sông và hồ bơi thơ mộng, những thượng khách tại đây có thể tưởng tượng mình đang ở tại một chốn rất yên bình.
    Tuy nhiên, trên thực tế, ngay bên dưới chân họ là một trung tâm chỉ huy ngầm không lồ. Đây là nơi những lãnh đạo cấp cao của Đài Loan sẽ chỉ huy toàn bộ lực lượng vũ trang của hòn đảo trong trường hợp có chiến tranh với Trung Quốc. Và đây chỉ là 1 trong số nhiều cơ sở quân sự bí mật khác tại hòn đảo này, chúng cho thấy sức mạnh phòng thủ của Đài Loan thực sự mạnh hơn nhiều so với những gì công chúng thường nghĩ.
    [​IMG]
    Kiến trúc tráng lệ của Grand Hotel
    Có tên chính thức là Trung tâm chỉ huy 3 quân chủng Hengshan, công trình ngầm này được xây dựng nhằm đối phó với kho tên lửa đạn đạo khổng lồ của Trung Quốc, cho phép các quan chức chính phủ Đài Loan, cùng với hàng nghìn quân nhân, có thể sống và công tác trong nhiều tháng, bất chấp các cuộc không kích của Trung Quốc.
    BÀI LIÊN QUAN
    Sở chỉ huy này được kết nối với một mạng lưới nhiều cơ sở quân sự dưới lòng đất khác tại Đài Loan, và những đảo tiền tiêu, cũng như Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii. Hengshan có thể được xem là phủ tổng thống thời chiến của Đài Loan. Vì tầm quan trọng của nó, quân chủng tên lửa chiến lược của Trung Quốc từng tập trận giả định một vụ tấn công vào những cây cầu trên đường từ sở chỉ huy đến phủ tổng thống.
    Nằm ở phía kia của thành phố, sâu bên trong một núi đá gần Đại học quốc gia Đài Loan là một tổ hợp quân sự ngầm khác, Trung tâm chỉ huy tác chiến phòng không. Thường được gọi bằng cái tên ‘Núi Cóc’, đây là nơi điều hành một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới. Xử lý một lượng thông tin khổng lồ từ các máy bay cảnh báo trên không, radar tầm xa, vệ tinh và máy bay không người lái, trung tâm chỉ huy ‘Núi Cóc’ chịu trách nhiệm bảo vệ không phận Đài Loan, điều động máy bay đánh chặn hoặc tên lửa phòng không để xử lý những tình huống xâm nhập. Cũng như mọi cơ sở quân sự quan trọng khác tại hòn đảo này, ‘Núi Cóc’ có vài sở chỉ huy dự phòng.
    Một trong những cơ sở dự phòng nằm bên trong một ngọn núi ở phía đông hòn đảo, gần một hẻm núi đá cẩm thạch trắng, một địa điểm thu hút nhiều du khách nhưng tất nhiên, không ai được phép vào tham quan căn cứ ngầm trị giá hàng tỷ USD này. Theo lời một nhân chứng thì căn cứ này giống như một thành phố quân sự bên trong lòng ngọn núi. Không chỉ có đủ không gian để chứa và sửa chữa hơn 200 chiến đấu cơ, nó còn có một quân y viện, trạm tiếp nhiên liệu phản lực. Máy bay từ bên trong có thể di chuyển ra các đường băng bên ngoài thông qua 1 đường dẫn ngầm có 10 cửa kháng nổ. Bản thân đường dẫn ngầm cũng có thể đóng vai trò là đường băng.
    Cách đó 150 km, cũng trên bờ biển phía đông hòn đảo, là Thạch Sơn, một tổ hợp quân sự dưới lòng đất khác, tuy nhỏ hơn những nó vẫn có thể chứa 80 chiến đấu cơ. Cả 2 căn cứ này còn có lợi thế chiến lược nhờ vào vị trí địa lý. Chúng nằm ở sườn bên kia của Ngọc Sơn, dãy núi cao nhất khu vực Đông Á. Tên lửa bắn đi từ Trung Quốc đại lục sẽ lao vào sườn bên kia của dãy núi mà không thể chạm tới những căn cứ này.
    [​IMG]
    Đỉnh cao nhất của dãy Ngọc Sơn có độ cao 3952 m
    Vì lí do này mà Đài Loan rất thường xuyên diễn tập phân tán chiến đấu cơ từ các căn cứ ở phía tây, có thể bị tấn công, sang phía đông. Các đơn vị cũng thường xuyên hoán đổi nơi đóng quân, máy bay giả được đặt trên các đường băng và hầm chứa, nhằm gây khó khăn cho tình báo Trung Quốc.
    Ngoài ra, để đối phó với đòn tấn công phủ đầu của Trung Quốc, không quân Đài Loan còn có kế hoạch sử dụng 5 tuyến đường cao tốc để máy bay có thể cất, hạ cánh, trang bị vũ khí, trong trường hợp các sân bay gần đó bị vô hiệu hóa. Bên cạnh đó, mỗi sân bay còn có lực lượng công binh hùng hậu. Không quân Israel từng giữ kỷ lục thế giới về thời gian sửa chữa đường băng bị hư hỏng vì hỏa lực đối phương. Nhưng đầu năm nay, Đài Loan đã giành được vị trí quán quân với cách biệt 1 giờ.
    Phải đối mặt với mối đe dọa tồn vong từ một đối phương lớn mạnh hơn nhiều, đây chỉ là một số ví dụ cho thấy cách mà quân đội Đài Loan dùng chất lượng để bù trừ cho sự thất thế về số lượng. Sự thành bại của họ trong trường hợp nổ ra chiến tranh sẽ cực kỳ quan trọng đối với Mỹ và tương lai của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu Đài Loan hạ cánh xuống đường cao tốc trong một cuộc diễn tập. Ảnh: CNA
    Nếu xem cuộc xung đột chính của thế kỷ này là giữa Trung Quốc và Mỹ để kiểm soát Thái Bình Dương thì Đài Loan sẽ đóng vai trò trung tâm. Chỉ cần nhìn vào vị trí của hòn đảo trên bản đồ là ta có thể hiểu tại sao. Đài Loan nằm giữa Biển Đông và biển Hoa Đông, nằm gần tuyến hàng hải đông đúc nhất thế giới. Không chỉ tối cần thiết để ngăn hải quân Trung Quốc vượt ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất và bảo vệ Nhật Bản, Philippines khỏi nguy cơ bị phong tỏa, Đài Loan còn là tiền đồn trong tác chiến phòng không.
    Tên lửa từ Trung Quốc nếu nhắm bắn hạm đội Mỹ hoạt động ở Tây Thái Bình Dương hay căn cứ Andersen ở Guam thì phải bay ngang không phận Đài Loan. Do đó, hòn đảo này có thể đóng vai trò là lá chắn trên không cho lực lượng Mỹ, nếu được vũ trang thích hợp.
    Vai trò này được thể hiện ngoài dự kiến vào năm 2012, khi Bắc Triều Tiên phóng thử một tên lửa đạn đạo tầm xa vào khu vực biển Philippines. Hệ thống radar siêu cao tần mới của Đài Loan có thể theo dõi tên lửa và giúp tăng thời gian cảnh báo sớm của tàu chiến Mỹ và Nhật Bản thêm 120 giây, một khoảng thời gian rất lớn trong tác chiến phòng thủ chống tên lửa.
    Trung Quốc xem Đài Loan là một trong những mối đe dọa chính từ bên ngoài. Chiến lược đối phó của Bắc Kinh kết hợp các biện pháp đe dọa và hợp tác để cách ly và khuất phục Đài Loan. Trong đó biện pháp nổi bật nhất là xây dựng một kho tên lửa khổng lồ nhằm đe dọa người dân Đài Loan và tác động đến chính sách của Mỹ.
    Nhưng nếu không thể làm chủ trên không thì mọi chiến dịch đổ bộ hay phong tỏa hàng hải của Trung Quốc đều trở nên bất khả thi. Đây có thể là lí do vì sao cơ cấu lực lượng đổ bộ của Trung Quốc đã không tăng thêm kể từ 2007.
    Tuy vậy, mối đe dọa từ trên không cho Đài Loan, cũng như Mỹ, là có thật và ngày càng nghiêm trọng. Quân chủng tên lửa chiến lược Trung Quốc đang phát triển và thử nghiệm những đầu đạn tên lửa chuyên dùng để tấn công sân bay, chứa nhiều đầu đạn con có khả năng xuyên phá. Cùng lúc đó, Trung Quốc đã thành công trong việc thuyết phục 2 đời Tổng thống Mỹ và 3 đời Tổng thống Pháp không bán chiến đấu cơ cho Đài Loan, khiến cho lực lượng không quân tại đây ngày càng lạc hậu hơn.
    Không có những chiến đấu cơ mới, Đài Loan có thể phải thất thế trong không chiến, cho dù phi công của họ được huấn luyện tốt hơn nhiều so với phi công Trung Quốc. Chất lượng tuy quan trọng, nhưng số lượng cũng quan trọng không kém. Dẫu vậy, chính quyền đảo Đài Loan đã thực hiện những biện pháp khác nhằm vô hiệu hóa ưu thế số lượng tên lửa và máy bay của Trung Quốc. Đài Loan có thể không làm chủ được bầu trời khi có chiến tranh, nhưng họ cũng có thể ngăn Trung Quốc làm điều tương tự. Bảo toàn lực lượng trước mưa tên lửa từ đại lục và không cho máy bay Trung Quốc hoạt động tự do là cách Đài Loan đối phó với nguy cơ chiến tranh từ Trung Quốc.
  3. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.726
  4. Terence_Tao

    Terence_Tao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2014
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    118
  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.726
    Tớ thấy hay nhất là chở 1 xe chó nghiệp vụ và vô tình làm sẩy chó ra
  6. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    ....thế là người biểu tình bỗng dưng được thết đãi một bữa thịt cầy thịnh soạn =))
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.726
    Nói chung là chó cắn người không phải là tin hot nhưng người cắn chó thì là tin hay
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tiết lộ mới tên lửa đạn đạo phóng ngầm của Triều Tiên
    (Kiến Thức) - Triều Tiên có thể phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm dựa trên mẫu tên lửa R-27 của Liên Xô và trang bị trên tàu ngầm Type 033.
    Tạp chí quốc phòng Jane’s dẫn nguồn tin từ Mỹ và Hàn Quốc cho hay, Triều Tiên rất có thể đang phát triển chương trình tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân có khả năng được triển khai từ lực lượng tàu ngầm của nước này. Nếu điều này là sự thật thì Triều Tiên sẽ chính thức là quốc gia sở hữu bộ đôi răn đe hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
    Thông tin trên được các quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ tiết lộ với tờ Washington Free Beacon vào cuối tháng 8 năm nay, theo đó cơ quan tình báo quốc gia Mỹ đã phát hiện ra một tàu ngầm của Triều Tiên mang theo thiết bị phóng tên lửa trên thân. Vào hôm 14/9, Bộ quốc phòng Hàn Quốc cũng xác nhận thông tin trên, và thông báo rằng Triều Tiên có thể đang tiến hành phát triển chương trình tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) đầu tiên của nước này.
    [​IMG]
    Tham vọng phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm SLBM của Triều Tiên, sẽ là mối đe dọa tới lợi ích của Mỹ và Hàn Quốc ở bán đảo Triều Tiên.
    Trong một bản báo cáo mà Bộ quốc phòng Hàn Quốc gửi cho Quốc hội nước này đã cho biết, hiện tại vẫn chưa có thông tin tình báo chính thức về việc Triều Tiên đã sở hữu tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm hay không. Nhưng khả năng Triều Tiên đang thử nghiệm một hệ thống ống phóng tên lửa SLBM trên tàu ngầm là hoàn toàn có căn cứ.
    Hiện tại cả Mỹ và Hàn Quốc đều không công bố bất kỳ thông tin gì về kích thước của tên lửa SLBM hay mẫu tàu ngầm được Triều Tiên sử dụng để thử nghiệm. Tuy nhiên cả hai quốc gia này đều đánh giá đây là mối đe dọa hạt nhân mới trên bán đảo Triều Tiên, một số nguồn tin còn tiết lộ với Jane’s rằng mẫu tên lửa trên có kích thước đủ lớn để mang đầu đạn hạt nhân.
    Các chuyên gia quân sự đánh giá rất có thể Bình Nhưỡng đang phát triển công nghệ tên lửa SLBM từ hai nguồn sau:
    - Một là từ tàu ngầm lớp Golf mang theo các tên lửa thông thường thuộc Project 629 của Hải quân Liên Xô, mà nước này mua lại từ Nga từ đầu những năm 1990 với giá phế liệu. Bên cạnh đó mẫu tên lửa đạn đạo phóng ngầm là R-27 (NATO định danh là SS-N-6) của Liên Xô với tầm bắn tối đa là 2.400km, cũng đã được Triều Tiên sao chép và nâng cấp thành mẫu tên lửa BM-25 Musudan với tầm bắn lên tới 4.000km. Với công nghệ của R-27 sẽ giúp Bình Nhưỡng phát triển một mẫu tên lửa đạn đạo SLBM nội địa của riêng mình.
    [​IMG]
    Mẫu tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm R-27 do Liên Xô phát triển.
    - Thứ hai là Triều Tiên có thể phát triển tên lửa đạn đạo phóng ngầm dựa trên các hệ thống tên lửa đất đối không với hệ thống ống phóng thẳng đứng. Vào năm 2011 Triều Tiên cũng đã giới thiệu mẫu tên lửa phòng không Pon'gae-5 hoặc KN-06 có tầm bắn lên tới 150km sử dụng các ống phóng thẳng đứng và có kích thước tương tự như hệ thống tên lửa phòng không HQ-16A của Trung Quốc.
    Tiếp theo, sau đó Bình Nhưỡng cũng phát triển mẫu tên lửa phòng không tầm xa Pon'gae-6 có kích thước tương tự như tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Nga hay phiên bản sao chép do Trung Quốc phát triển là HQ-9.
    Theo báo chí Hàn Quốc, Bình Nhưỡng có rất nhiều cách để phát triển các tên lửa đạn đạo phóng ngầm (SLBM) cho lực lượng tàu ngầm của nước này, và phương pháp hiệu quả nhất là dựa trên mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn sử dụng nhiên liệu rắn có tên KN-02 - biến thể sao chép của mẫu tên lửa OTR-21 hay SS-21 Scarab do Liên Xô phát triển với phạm vi tấn công hiệu quả lên tới 220km.
    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-02 của Triều Tiên
    Còn về tàu ngầm mà Triều Tiên sử dụng để thử nghiệm tên lửa, thì có thể Bình Nhưỡng sẽ sử dụng lớp tàu ngầm Romeo thuộc Project 633 của Hải quân Liên Xô hay còn được biết tới với cái tên Type 033 do Trung Quốc sao chép. Tàu ngầm Type 033 được có lượng giãn nước khoảng 1.830 tấn và được Triều Tiên mua vào giai đoạn từ năm 1973-1994.
    Trong năm 2011 và giữa năm 2014, Triều Tiên đã lần đầu tiên công bố các bức ảnh đầu tiên về các tàu ngầm lớp Type 033 của nước này và chúng vẫn đang trong tình trạng hoạt động tốt. Sự kiện này còn có sự tham gia của lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên là Kim Jong Un. Ngoài ra Triều Tiên cũng có thể phát triển hệ thống ống phóng tên lửa nằm dọc theo tháp điều kiển của tàu ngầm và có thể phóng các tên lửa ngay sau khi đã nổi lên khỏi mặt nước.
    Nhưng nếu với thiết kế như vậy, tàu ngầm Triều Tiên phải luôn đối mặt với điều kiện thời tiết xấu khi tác chiến trên biển và nguy cơ bị đối phương phát hiện sẽ rất lớn. Và chắc chắn Bình Nhưỡng sẽ tìm giải pháp để có thể triển khai các tên lửa của mình bên dưới mặt nước. Rất có thể Triều Tiên sẽ phát triển một mẫu tàu ngầm dựa trên nền tảng mẫu tàu ngầm sửa đổi lớp Whiskey thuộc Project 613-D4 của Liên Xô, và chỉ được trang bị một ống phóng tên lửa duy nhất.
    [​IMG]
    Hình ảnh hiếm hoi về tàu ngầm diesel điện lớp Type 033 của Triều Tiên.
    Mặt khác nếu Triều Tiên vẫn còn đang giữ nguyên mẫu tầu ngầm lớp Golf mua từ Nga, thì mẫu tên lửa đạn đạo BM-25 lại qua lớn sao với tên lửa R-27. Và nếu tàu ngầm trên vẫn còn có thể hoạt động thì Triều Tiên sẽ có thể triển khai nhiều nhất là hai tên lửa đạn đạo cùng một lúc.
    Bình luận của Jane’s
    Việc Triều Tiên theo đuổi chương trình phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, cho thấy quốc gia hạt nhân này đang quan tâm tới khả năng sống còn của lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của mình trước nguy cơ bị tấn công. Và việc sở hữu bộ đôi răn đe hạt nhân là cần thiết. Điều này càng chứng tỏ quyết tâm của Bình Nhưỡng trong chương trình hạt nhân của mình, nhất là khi các phiên họp đàm phán sáu bên vẫn đi vào bế tắc.
    Trong khi đó Nga và Trung Quốc có thể là chỗ dựa về mặt công nghệ cho Triều Tiên trong chương trình phát triển tên lửa SLBM, cũng như lực lượng tàu ngầm chiến lược của nước này. Cũng cần lưu ý rằng Hải quân Trung Quốc chỉ mới ngưng hoạt động của tàu ngầm lớp Golf vào năm 2013 và vẫn còn đang duy trì biên đội tàu ngầm Type 033.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đài Loan thử nghiệm siêu tàu tên lửa tàng hình mới
    (Vũ khí) - Tàu tên lửa tàng hình đầu tiên thuộc dự án Catamaran của Đài Loan đã bắt đầu ra biển thử nghiệm trước khi đi vào hoạt động chính thức.
    [​IMG]
    Tàu hộ tống tàng hình Tou River của Đài Loan bắt đầu ra biển thử nghiệm, dự kiến chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2015.
    Chiếc tàu hộ tống tàng hình 2 thân mới nhất, mang tên Tuo River của Đài Loan vừa thực hiện chuyến ra biển thử nghiệm đầu tiên ở Suao, miền Đông Bắc tỉnh Yilan - nơi từng diễn ra lễ rửa tội cho con tàu hồi tháng 3 vừa qua.
    Theo Navy Recognition, tàu hộ tống Tuo River sẽ trải qua hàng loạt các cuộc thử nghiệm trên biển trước khi ra nhập vào hạm đội, dự kiến vào nửa đầu năm 2015.
    Tuo River là chiếc đầu tiên trong loạt đóng 12 tàu tên lửa 500 tấn loại nay, được Đài Loan tự phát triển trong một chương trình có tên "Biển cuộn".
    Tuo River được thiết kế có 2 thân chính và trang bị một hệ thống vũ khí cực kỳ mạnh mẽ với tổng cộng 16 ống phóng tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong 3 được giới truyền thông Đài Loan mệnh danh là một "sát thủ tàu sân bay".
    Thiết kế tàu tên lửa mới của Đài Loan từng được họ giới thiệu ở Triển Công nghệ Hàng không và Quốc phòng Đài Bắc 2013 (TADTE 2013).
    Tuo River có chiều dài 60,4m; rộng 11m và được vận hành bởi kíp thủy thủ 41 người, có thể đạt vận tốc chạy khá nhanh trên biển, tới 38 hải lý/giờ (70km/giờ) và tầm hoạt động 2.000 hải lý.
    Tuo River cũng được ứng dụng công nghệ thiết kế tàng hình, kết hợp với tốc độ di chuyển cực nhanh của nó sẽ tăng cường đáng kể khả năng tiếp cận lại gần các mục tiêu tiềm năng.
    Ngoài tên lửa chống tàu Hùng Phong 3 đạt tốc độ bay siêu âm Mach 2 và tầm bắn xa 130km, Tuo River còn được trang bị 01 pháo hạm 76mm; 4 súng máy 12,7mm và một hệ thống phòng thủ tầm gần CIWS Phalanx 20mm. Trên tàu không có nhà chứa trực thăng nhưng có một bãi đáp đủ rộng để cho một máy bay trực thăng tầm trung (khoảng 10 tấn) có thể cất/hạ cánh.
    PVD
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Chuyên gia Mỹ hiến kế cho Đài Loan đối phó Trung Quốc
    (Kiến Thức) - Chuyên gian Ian Easton cho rằng, Đài Loan cần tập trung phát triển tên lửa đối đất để vô hiệu hóa các cuộc tấn công từ Trung Quốc.
    Thời báo Tự do (Đài Loan) dẫn báo cáo “chiến lược phòng thủ của Đài Loan trong thời đại tấn công chính xác” được chuyên gia nghiên cứu quân đội Trung Quốc tại Viện Dự án 2049 của Mỹ Ian Easton chỉ ra, Trung Quốc hiện tại đã sở hữu nhiều loại vũ khí tấn công chính xác cao, thừa khả năng vô hiệu hóa toàn bộ sân bay, căn cứ Đài Loan trong trường hợp xảy ra xung đột.
    Dẫu vậy, theo Ian Easton, Đài Loan hiện vẫn "cửa" để chiến đấu, đối phó hiệu quả. Ông này cho rằng, Đài Loan cần phải phát triển khả năng tấn công có thể chế áp Quân đoàn pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc) và các căn cứ ven biển.
    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo là một trong những vũ khí khiến Đài Loan lo ngại từ Trung Quốc. Trong ảnh, các bệ phóng tên lửa tầm ngắn DF-15 đồng loạt khai hỏa.
    Dưới sự giúp đỡ của Mỹ, Đài Loan đang xây dựng mạng lưới phòng thủ tên lửa và trên không vững chắc nhất thế giới, bao gồm radar cảnh báo sớm, máy bay chiến đấu (nâng cấp F-16A/B, F-CK-1 Ching Kuo), hệ thống phòng thủ tên lửa và các boongke kiên cố. Ngoài ra, Đài Loan cũng đang phát triển máy bay không người lái tấn công để tiêu diệt hệ thống tác chiến chiến khu của quân đội Trung Quốc hiệu quả.
    Không giống với hầu hết các báo cáo của chuyên gia khác, ông Ian Easton nhấn mạnh việc Đài Loan cần phải tiếp tục phát triển và triển khai tên lửa hiện đại (tên lửa hành trình và tên lửa đối đất), để can thiệp thậm chí phá hủy căn cứ Quân đoàn Pháo binh số 2 và căn cứ không quân Trung Quốc trước khi chúng kịp tham chiến.
    Theo một số nguồn tin nội bộ của Đài Loan, tên lửa hành trình Hùng Phong IIE do Viện nghiên cứu khoa học Chung Sơn Đài Loan phát triển có tính năng gần giống với tên lửa Tomahawk của Mỹ, đã bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, số lượng sản xuất dự kiến đạt 245 quả. Tầm bắn hiệu quả của Hùng Phong IIE đạt hơn 600km, căn cứ bờ biển phía Đông Nam Trung Quốc và bộ phận thành trì quan trọng trên đất Trung quốc đều nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa này.
    [​IMG]
    Tên lửa hành trình Hùng Phong.
    Đối với phát triển tên lửa đất đối đất, quan chức cấp cao của quân đội Đài Loan cho biết, việc nghiên cứu tên lửa đất đối đất liên quan đến những hạn chế của quốc tế đối với tên lửa đạn đạo, “chỉ có thể làm không thể nói”, nhưng Mỹ rất quan tâm đến tiến độ phát triển của Đài Loan và cũng nắm bắt chặt chẽ. Về tầm bắn, tên lửa đất đối đất mà Đài Loan hiện đang triển khai thì tầm bắn đã vượt ra ngoài ranh giới của tên lửa tầm ngắn, đó là 1.000km và điều này cũng đã được chứng minh khi người đứng đầu Bộ quốc phòng Đài Loan đến căn cứ Jiupeng để quan sát thử nghiệm tính năng của tên lửa.
    Một quan chức quân sự Đài Loan chỉ ra, việc đối phó Trung Quốc tất nhiên không chỉ dừng lại ở 2 loại tên lửa hành trình và tên lửa đất đối đất, mà cần có thêm các loại UAV có thể mang vũ khí xâm nhập, tấn công căn cứ Trung Quốc.
    [​IMG]
    Bệ phóng pháo phản lực phóng loạt Thunderbolt-2000.
    Căn cứ vào thông tin được tiết lộ từ phía quân đội Đài Loan, máy bay giám sát - trinh sát không người lái do viện nghiên cứu khoa học Chung Sơn sản xuất đã được đưa vào sử dụng.
    Ngoài ra, hệ thống pháo phản lực phóng loạt Thunderbolt-2000 (tầm bắn 7-45km) do Viện Chung Sơn sản xuất cũng đã được đưa vào biên chế, quân đội Đài Loan sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển hệ thống pháo phản lực có tầm bắn xa hơn, hy vọng tầm bắn hiệu quả có thể đạt đến 100km trở lên. Và khi triển khai tại khu vực phòng thủ ngoài đảo, đã đủ để gây sức ép hiệu quả về chiến thuật đối với căn cứ hải quân bờ biển của Trung Quốc.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này