1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    (Kiến Thức) - Với sự phục vụ của tàu khu trục lớn nhất JDS Izumo, năng lực phòng vệ biển của Nhật Bản sẽ tiếp tục được củng cố, mạnh hơn.
    Theo trang mạng Defense - Update, tàu khu trục chở trực thăng JDS Izumo mới đã bắt đầu thử nghiệm từ cuối tháng 9, để chuẩn bị gia nhập Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF).
    JDS Izumo là chiếc đầu tiên trong số 2 chiếc “tàu khu trục chở máy bay trực thăng” (DDH) có lượng giãn nước gần 30.000 tấn (đầy tải) sẽ gia nhập biên chế vào năm tới. Xuất hiện hồi tháng trước tại cảng Yokohama, phía nam Tokyo, JS-183 Izumo là chiếc tàu chiến lớn nhất trong đội tàu của Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Con tàu đã được các phương tiện truyền thông Trung Quốc miêu tả là một “tàu sân bay trong ngụy trang”.
    Mặc dù được thiết kế với sàn đáp và nhà chứa máy bay lớn, có thể chứa đến 28 máy bay trực thăng, nhưng Izumo không có máy phóng hoặc cáp hãm đà, cũng không có boong nhảy cầu để hỗ trợ máy bay cất cánh đường băng ngắn.
    [​IMG]
    Tàu sân bay trực thăng JDS Izumo.
    Việc đóng con tàu đầu tiên của lớp Izumo bắt đầu vào năm 2011 tại nhà máy đóng tàu IHI Marine United ở Yokohama, với chi phí 1,5 tỷ USD. Con tàu thứ hai chưa được đặt tên, nhưng dự kiến sẽ hoàn thành năm 2017.
    So với các tàu chở trực thăng lớp Shirane chỉ mang được 9-10 máy bay trực thăng, các tàu Izumo sẽ gia tăng đáng kể khả năng chống tàu, săn ngầm và khả năng đổ bộ của Nhật Bản. Dự kiến các tàu lớp Shirane đã cũ sẽ sớm bị loại biên.
    Nhật Bản cũng đang có hai tàu khu trục chở máy bay trực thăng 20.000 tấn lớp Hyuga – mang tên Hyuga và Ise, đưa vào hoạt động năm 2009 và 2011. Mỗi chiếc có thể mang theo 18 máy bay trực thăng. Trên mỗi tàu thường có 3 chiếc SH-60K và một trực thăng quét mìn MCH-101. Các tàu lớp Hyuga còn được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41 VLS, trang bị tên lửa đối không ESSM và hệ thống chống ngầm ASROC.
    Về phần Izumo, nó có nhiều cảm biến và trang bị phục vụ tác chiến điện tử, được thiết kế cho các nhiệm vụ tác chiến chống ngầm và tuần tra gần bờ. Khả năng tự vệ trước tên lửa diệt hạm của tàu được giới hạn ở tầm ngắn, với hệ thống CIWS Phalanx và tên lửa SEARAM.
    [​IMG]
    JDS Izumo đậu tại cảng Yokohama.
    Không chỉ có công suất lớn hơn, JDS Izumo còn có đến 5 điểm hạ cánh máy bay trực thăng để phục vụ cất - hạ cánh. Dự kiến, Izumo sẽ mang theo 14 trực thăng chống ngầm và 2 trực thăng cứu hộ SAR. Ngoài ra, tàu có thể vận chuyển 400 lính thủy đánh bộ, 50 xe tải và nhiều trang bị hậu cần.
    Một số nhà phân tích đã dự đoán, Izumo có thể được điều chỉnh để tiếp nhận máy bay chiến đấu cất hạ cánh đường băng ngắn/thẳng đứng F-35B (STOVL) và máy bay vận tải V-22 Osprey, song thái độ kín đáo của chính quyền Nhật Bản đã khiến giới quân sự khó có thể đưa ra nhận định chắc chắn. Người Mỹ cũng đã có những tàu đổ bộ mang máy bay F-35B và V-22 như LHA-6 (USS America), song chúng lớn gấp gần hai lần Izumo.
    Last edited by a moderator: 04/11/2014
  2. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Xem chừng, triết lý Hải Quân của Nhật vẫn không thay đổi từ thời Thế chiến thứ 2 nhỉ. Mong nó sang ta cải hoán mấy cái đầu trời ơi chuyển giao vài công nghệ cho ra lò mấy con tàu mới được rứa thì mừng chết bố
  3. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Triết lý tầu to nhưng cóc có tiền đổ dầu chạy thì cũng bằng nhau. Nhật năm 45 có dầu đổ vào Yamato chạy đâu. Ta mà chơi tầu to tiền đâu chạy đây cụ.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    (Kiến Thức) - Đài Loan đang nỗ lực phát triển vũ khí tiến công tầm xa, siêu xa nhằm đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
    Tờ Storm Media Group mới đây tiết lộ, trong suốt 10 năm qua, Đài Loan đã chi gần 264 triệu USD để phát triển tên lửa hành trình đối đất tầm xa Vân Phong nhằm đối phó với một cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc trong tương lai.
    Theo tờ báo này thì tên lửa tầm trung Vân Phong của viện nghiên cứu khoa học Trung Sơn trong lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm tầm bắn ở độ cao thấp vào cuối năm 2013, nhờ sự tham gia của tàu nghiên cứu RV OR5, cho nên đã được mở rộng khu vực thử nghiệm từ Cửu Bằng, Lan Tự và Lục Đảo, đến điểm quan sát thứ 4 của tàu nghiên cứu RV OR5 tại vùng biển Thái Bình Dương.Việc thử nghiệm lần này cho thấy sự thành công của tên lửa hành trình Vân Phong.
    [​IMG]
    Đài Loan đẩy mạnh phát triển tên lửa có tầm bắn 2000km.
    Quân đội Đài Loan còn có kế hoạch tăng tầm bắn hiệu quả của loại tên lửa này lên 2.000km, có thể bao phủ các mục tiêu quân sự quan trọng của Trung Quốc như Bắc Kinh, trở thành vũ khí chiến lược tốt nhất của Đài Loan để đối phó với mối đe dọa quân sự của Trung Quốc.
    Căn cứ vào kế hoạch của Bộ Quốc phòng Đài Loan, giai đoạn đầu của việc sản xuất hàng loạt tên lửa tầm trung Vân Phong dự định chế tạo 10 hệ thống phóng, trang bị 15-20 quả tên lửa Vân Phong, triển khai tại khu vực vùng núi miền Trung Đài Loan. Tuy nhiên trước sức ép của Mỹ thì kế hoạch sản xuất hàng loạt tên lửa Vân Phong không thể thực hiện.
    Ngoài ra tờ Storm Media Group của Đài Loan cho biết thêm, không quân nước này còn mua bom liệng tầm xa Vạn Kiếm do Viện Trung Sơn phát triển và hoàn thành đánh giá tác chiến để trang bị cho máy bay chiến đấu F-CK-1. Loại vũ khí này có tầm bắn khoảng 200km, có thể phóng ngoài tầm phòng không của tên lửa S-300PMU2, HQ-9 Trung Quốc.
    [​IMG]
    Tiêm kích đa năng F-CK-1 mang bom Vạn Kiếm.
    Máy bay chiến đấu F-CK-1 chỉ bay ở phía Đông của “trung tuyến eo biển”, phạm vi tấn công của nó bao phủ các mục tiêu quân sự như đường băng sân bay bờ biển phía Đông Nam của Trung Quốc và đều có sức sát thương lớn đối với khu vực tập kết quân đội, khu vực cảng, vị trí triển khai radar và tên lửa, vì vậy được phân loại như vũ khí mang tính tấn công.
    Báo cáo dẫn nguồn tin từ phía quân đội Đài Loan cho biết, do có khả năng tác chiến ngoài lãnh thổ, 127 máy bay chiến đấu F-CK-1 của Không quân Đài Loan theo kế hoạch đều có khả năng phóng Vạn Kiếm.
    Đồng thời tờ Storm Media Group cũng đề cập đến khoản ngân sách trị giá 1,14 tỷ USD dành cho “dự án Falcon killer” để sản xuất tên lửa hành trình đối đất Hùng Phong IIE có tầm bắn 600km. Bên cạnh đó đẩy mạnh việc nghiên cứu tăng tầm bắn của tên lửa lên hơn 800km.
    Theo một số nguồn tin không chính thức, kế hoạch này đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đánh giá cuối cùng, nhưng được chỉ thị làm chậm lại tiến độ nghiên cứu, khiến Hùng Phong IIE không thể đưa vào kế hoạch sản xuất hàng loạt của “dự án Falcon killer”.
    Last edited by a moderator: 04/11/2014
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hợp đồng trên được thực hiện theo khuôn khổ Chương trình Bán vũ khí cho nước Ngoài của Lầu Năm góc và thoả thuận trị giá 950 triệu USD đã được đại diện quân đội Nhật và Boeing ký hôm 28-10.
    [​IMG]
    Máy bay AWACS E-767.
    Theo thỏa thuận trên, Boeing sẽ trang bị hệ thống máy tính trên khoang mới, hệ thống cân bằng điện tử, phân biệt “địch-ta” AN/APX-119, hệ thống trinh thám điện tử thế hệ mới cho 4 máy bay AWACS E-767 của Nhật. Toàn bộ quá trình nâng cấp được thực hiện tại cơ sở của Boeing tại thành phố Kent, bang Washington. Cùng với việc nâng cấp máy bay, Nhật Bản cũng được tái trang bị tổ hợp hậu cần mặt đất tương ứng với máy bay AWACS nâng cấp.
    [​IMG]Nhật tung 17 chiếc AWACS chuyên trị Trung Quốc ở Senkaku
    Bộ Quốc phòng Nhật đã điều động tổng cộng 17 chiếc máy bay cảnh báo sớm, trong đó bao gồm 4 chiếc E-767 và 13 chiếc E-2C thay phiên nhau theo dõi mọi động thái của Trung Quốc ở Senkaku.
    Chuyên gia quân sự đánh giá, sau khi nâng cấp, máy bay AWACS của Không quân Nhật sẽ có tầm hoạt động và tính năng tác chiến cao hơn, đặc biệt là khả năng kết nối, trao đổi thông tin với các đơn vị AWACS của quân đội Mỹ trong khu vực.
    Không quân Nhật Bản tiếp nhận 4 máy bay AWACS E-767 trong giai đoạn 1998-1999 và là lực lượng duy nhất trên thế giới sử dụng biến thể của máy bay hành khách Boeing 767 cho nhiệm vụ AWACS. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác như Pháp, Mỹ, Saudi Arabia, Anh và NATO… sử dụng máy bay E-3 phát triển trên khung cơ sở máy bay chở khách Boeing 707.
    Hiện tại, xu hướng hoán cải máy bay hành khách dân sự thành “ra-đa bay” đang được nhiều nước quan tâm. Phương án này tận dụng được độ tin cậy và khả năng bay hành trình tốt, cũng như trọng lượng cất cánh lớn của các máy bay dân sự để lắp đặt hệ thống ra-đa hàng không công suất lớn.
    Last edited by a moderator: 04/11/2014
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ông Hwang Joon-kook đưa ra phát biểu trên sau cuộc gặp cùng ngày với người đồng cấp Trung Quốc Vũ Đại Vĩ tại Bắc Kinh, trong đó hai bên “nhấn mạnh nguyên tắc sẽ không dung thứ chương trình hạt nhân và việc sở hữu vũ khí hạt nhân của Triều Tiên”, đồng thời nỗ lực để nối lại “các cuộc đàm phán có ý nghĩa” về chương trình hạt nhân này.
    [​IMG]Tướng Mỹ cười vào đe dọa "thử hạt nhân kiểu mới" của Triều Tiên
    Một cựu Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc nói ông không tin là Triều Tiên có khả năng thực hiện một cuộc thử nghiệm hạt nhân “hình thức mới”.
    Quân đội Mỹ và Hàn Quốc gần đây cho rằng Triều Tiên đã đạt được những tiến triển đáng kể trong công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn trên tên lửa đạn đạo tầm xa có tầm bắn có thể tới Mỹ.
    Ông Hwang Joon-kook đang ở thăm Trung Quốc 3 ngày, từ 30/10, trong đó lần đầu tiên với tư cách Đặc phái viên về vấn đề hạt nhân của Hàn Quốc ông sẽ đến thăm các tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc giáp biên giới với Triều Tiên như Thẩm Dương, nơi được cho là có nhiều người đào tẩu Triều Tiên đang ẩn náu tìm cách sang Hàn Quốc.


    Liệu TQ và HQ có cùng đánh TT ko nhĩ !
    Last edited by a moderator: 04/11/2014
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117

    1. Tàu ngầm lớp Hai Shih (Tench)

    [​IMG]
    Tàu ngầm USS Gudgeon (SS-567) lớp Tench của Hải quân Mỹ
    Tench là lớp tàu ngầm diesel - điện được đóng cho Hải quân Mỹ vào giai đoạn 1944 - 1951. Tench thực chất là một phân lớp, phát triển từ các lớp tàu ngầm Gato và Balao thế hệ cũ với lượng giãn nước chỉ lớn hơn 35 - 40 tấn nhưng mạnh mẽ hơn nhiều.
    Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ đóng tất cả 80 tàu ngầm lớp Tench nhưng do những diễn biến thực tế trên chiến trường Thái Bình Dương với sự đầu hàng của Hải quân Đế quốc Nhật nên việc đóng thêm tàu là không cần thiết, tổng cộng có 29 chiếc được hoàn thành và 51 chiếc đã bị hủy bỏ.
    Thông số kỹ thuật cơ bản: Lượng giãn nước 1.570 tấn khi nổi và 2.429 tấn khi lặn; dài 95 m; rộng 8,3 m; mớn nước 5,2 m khi nổi. Hệ thống động lực gồm 2 động cơ diesel (Fairbanks-Morse hoặc General Motors), 2 x 126 cell pin Sargo, 2 động cơ điện tốc độ thấp (Elliott Company, General Electric hoặc Westinghouse) cho tốc độ tối đa 20,25 hải lý/h khi chạy nổi và 8,75 hải lý/h khi lặn; tầm hoạt động 11.000 hải lý khi chạy nổi ở tốc độ 10 hải lý/h, tàu có thể lặn liên tục 48 giờ khi chạy ở tốc độ 2 hải lý/h; độ sâu lặn tối đa 120 m; thủy thủ đoàn 81 người (10 sĩ quan, 71 thủy thủ).
    [​IMG]
    Tàu ngầm ROCS Hai Pao (SS-792) của Hải quân Đài Loan
    Do mục tiêu trên chiến trường Thái Bình Dương nhiều khi chỉ là tàu xuồng cỡ nhỏ, không đáng để phải sử dụng ngư lôi nên ngoài 10 ống phóng cỡ 533 mm (6 phía trước, 4 phía sau) với 28 ngư lôi, Hải quân Mỹ đã quyết định trang bị thêm 1 pháo 127 mm, 1 pháo Bofors 40 mm và Oerlikon 20 mm, 2 súng máy 7,62 mm hoặc 12,7 mm cho lớp tàu ngầm này. Điều này là bình thường trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai vì tàu ngầm khi đó vẫn phải nổi lên khỏi mặt nước để bắn ngư lôi.
    Hải quân Mỹ loại biên chiếc tàu ngầm lớp Tench cuối cùng vào năm 1975, trước đó vào năm 1973, 2 chiếc USS Tusk (SS-426) và USS Cutlass (SS-478) đã được chuyển giao cho Hải quân Đài Loan, tại đây chúng được đổi tên thành ROCS Hai Pao (SS-792)ROCS Hai Shih (SS-791). Hiện nay mặc dù vẫn còn trong biên chế nhưng do quá cũ kỹ nên cả 2 chiếc tàu ngầm đồ cổ này chỉ được sử dụng để huấn luyện thủy thủ trên bờ.
    [​IMG]Nghị sỹ Mỹ "bật đèn xanh" cung cấp tàu ngầm cho Đài Loan
    (Soha.vn) - Nghị sỹ Mỹ Edward Royce nói rằng động thái này nhằm hỗ trợ Đài Loan tăng cường tiềm lực quân sự trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Quân đội Trung Quốc.
    2. Tàu ngầm lớp Hai Lung (Chien Lung)
    [​IMG]
    Tàu ngầm ROCS Hai Lung (SS-793) của Hải quân Đài Loan
    Hai Lung (hay còn gọi là Chien Lung) là lớp tàu ngầm diesel - điện được Hà Lan đóng cho Hải quân Đài Loan vào những năm 1980. Đây là biến thể sửa đổi của tàu ngầm lớp Zwaardvis, dựa trên thiết kế tàu ngầm lớp Barbel của Mỹ.
    [​IMG]
    Tàu ngầm USS Barbel (SS-580) của Hải quân Mỹ
    Barbel (thường được gọi bằng biệt danh “B-Girls”) là lớp tàu ngầm tấn công sử dụng động cơ diesel - điện cuối cùng của Hải quân Mỹ. Đây là lớp tàu ngầm đầu tiên trên thế giới được thiết kế với hình giọt nước tiên tiến, mẫu mực của các tàu ngầm tấn công hiện đại và cũng là người đi tiên phong trong việc bố trí “Trung tâm tấn công” bên trong thân tàu thay vì tháp chỉ huy. Có tổng cộng 3 tàu ngầm lớp Barbel được đóng trong khoảng thời gian 1956 - 1959, từ tháng 9/1988 - 10/1990, Hải quân Mỹ đã lần lượt cho cả 3 chiếc nhận sổ hưu để thay thế bằng hạm đội tàu ngầm nguyên tử.
    Hải quân Hà Lan mua lại thiết kế tàu ngầm lớp Barbel để đóng trong nước với tên gọi Zwaardvis, cả 2 chiếc thuộc lớp cùng được hạ thủy vào ngày 14/7/1966 gồm Zwaardvis và Tijgerhaai. 2 chiếc tàu ngầm của Đài Loan do Hà Lan đóng gồm ROCS Hai Lung (SS-793)ROCS Hai Hu (SS-794) đều hạ thủy trong tháng 12/1982, Hai Lung chính thức đi vào hoạt động ngày 9/10/1987 còn Hai Hu là ngày 9/4/1988.
    [​IMG]
    Tàu ngầm ROCS Hai Hu (SS-794) của Hải quân Đài Loan
    Thông số kỹ thuật cơ bản của tàu ngầm lớp Zwaardvis: Lượng giãn nước 2.408 tấn khi nổi, 2.640 tấn khi lặn (con số này trên tàu ngầm Hai Lung là 2.376 và 2.660 tấn); dài 66,9 m; rộng 8.4 m; mớn nước 7,1 m khi nổi (6,7 m trên Hai Lung). Hệ thống động lực của tàu gồm 3 động cơ diesel 4.200 mã lực (3.100 kW) và 1 động cơ điện công suất 5.100 mã lực (3.800 kW) cho tốc độ tối đa 13 hải lý/h khi nổi và 20 hải lý/h khi lặn; tầm hoạt động 10.000 hải lý khi chạy với tốc độ 10 hải lý/h; độ sâu lặn tối đa 220 m (lên đến 300 m ở Hai Lung); thủy thủ đoàn 67 người trong đó có 8 sĩ quan.
    Các tàu ngầm lớp Babel/ Zwaardvis/ Hai Lung chỉ được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, mang theo 16/20/28 ngư lôi. Tuy nhiên vào năm 2005 có thông tin cho biết Đài Loan đã tiến hành nâng cấp để trang bị tên lửa đối hạm UGM-84 Harpoon cho 2 chiếc tàu ngầm này. Sau đó vào năm 2008, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo đã bán 32 tên lửa UGM-84 cùng 2 hệ thống điều khiển tiên tiến và các thiết bị liên quan khác cho Đài Loan. Sau nâng cấp, 2 tàu ngầm lớp Hai Lung được đánh giá có sức mạnh chiến đấu ngang ngửa với Kilo 636MK và trội hơn về hỏa lực so với Kilo 877EKM của Trung Quốc.
    Last edited by a moderator: 04/11/2014
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Chỉ tính riêng tháng Chín, Trung Quốc đã tổ chức 6 cuộc tập trận. Đầu tiên là đợt tập trận quy mô lớn nhất từ trước đến nay của không quân PLA, huy động trên 100 chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, tiến hành tại vùng sa mạc Tây Bắc Trung Quốc.
    Theo sau đó là đợt tập trận pháo binh diễn ra ở phía Bắc Trung Quốc. Nối tiếp chuỗi “trận giả”, 4000 binh lính cùng 1000 phương tiện chuyên chở đã được điều động đến vùng Nội Mông để tham gia đợt tập bắn đạn thật và tiếp tế hậu cần thời chiến.
    [​IMG]
    Cuộc tập trận hiệp đồng binh chủng tại vùng núi Kulun (Trung Quốc, từ ngày 15 đến 20-10 vừa qua (Ảnh: Want China Times)
    Ngay sau khi tiến hành tập trận bắn đạn thật trên vùng biển còn nhiều tranh cãi phía Đông Trung Quốc, hải quân PLA lại khởi động các cuộc diễn tập khác với sự tham gia của không quân và tên lửa chiến lược.
    [​IMG]Trung Quốc tập trận cực lớn áp sát Nga, Triều Tiên
    Lục quân Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận lớn nhất trong năm 2014 với vũ khí hạng nặng tại Quân khu Thẩm Dương - áp sát Nga và Triều Tiên.
    Nhịp độ hoạt động của PLA không có dấu hiệu “hạ nhiệt” trong tháng Mười. Ngày 27-10, một đợt tập trận hiệp đồng quy mô lớn khác đã diễn ra nhằm mục đích “thử nghiệm máy bay và tàu chiến của các hạm đội biển Bắc, Đông và Nam Trung Hoa”.
    Không dừng lại ở đó, ngày 28-10, Tập đoàn quân số 39 thuộc Quân khu Thẩm Dương đã được huy động để tham gia một đợt thao diễn gồm bộ binh, máy bay, pháo binh, thiết giáp, phòng không và cả lực lượng tác chiến điện tử.
    Đợt tập trận “khổng lồ” này còn có sự góp mặt của lực lượng cảnh sát vũ trang, quân đội địa phương. Ước tính, có tổng cộng hơn 20.000 sĩ quan và binh lính đã phải cơ động liên tục trong hơn hai tháng “động binh” vừa qua.
    Last edited by a moderator: 04/11/2014
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đài Loan tiến gần đến việc chế tạo tàu ngầm nội địa có khả năng thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực; hiện nay hải quân Đài Loan yếu hơn hải quân Trung Quốc hàng chục lần.
    [​IMG]
    Tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển trên tàu ngầm Hải Hổ (Wally Santana / AP)
    Các bản vẽ của tàu ngầm điện-diesel tương lai sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014, một quan chức Hải quân Đài Loan giấu tên tiết lộ với tờ Focus Taiwan.

    Theo lời quan chức này, việc đóng tàu ngầm tự đóng đầu tiên trong lịch sử Đài Loan sẽ bắt đầu trong hai năm tới. Điều thúc đẩy Đài Loan bắt đầu dự án tàu ngầm của mình là sự chậm trễ của Mỹ. Các đối tác Mỹ chỉ nhận được 2 đề nghị mua sắm tàu ngầm trong cuộc gặp song phương vào tháng 9/2014, nhưng họ cũng không có câu trả lời cuối cùng. “Chúng tôi đơn giản là không thể chờ đợi thêm nữa”, quan chức Hải quân Đài Loan nói.

    Mỹ nhiều năm hứa hẹn cung cấp thêm tàu ngầm cho Đài Loan, việc đàm phán về việc đóng 8 tàu ngầm điện-diesel được bắt đầu từ thời Tổng thống Bush con. Lẽ ra chúng sẽ được đóng mới từ đầu trong khuôn khổ chương trình bán hàng quân sự cho nước ngài, nhưng dự án này bị cả Trung Quốc lẫn phe đối lập ở chính Đài Loan phản đối. Nếu như Trung Quốc không muốn kẻ thù tiềm tàng chủ yếu lớn mạnh thì phe đối lập Đài Loan tức giận vì giá đóng tàu ngầm quá cao, lên tới 10,5 tỷ USD. Các lý do chính trị và tài chính thực tế đã phá vỡ dự án này.

    8 tàu ngầm mới lẽ ra đã có thể tăng mạnh khả năng của Đài Loan đẩy lùi cuộc xâm lược tiềm tàng từ phía Trung Quốc, tạp chí Diplomat viết. Thiếu tàu ngầm là nhược điểm chính của hạm đội Đài Loan, bởi vì chính các cuộc tấn công chống hạm từ bên dưới mặt biển có thể là phương tiện hữu hiệu đối phó với xâm lược khi xét đến sự tăng cường mạnh mẽ các loại vũ khí phòng không và phòng thủ tên lửa của quân đội Trung Quốc.

    Đài Loan vẫn đang tìm kiếm quốc gia sẵn sàng bán tàu ngầm cho họ, nhưng không tìm được. Hiện nay, hạm đội tàu ngầm của hòn đảo này chỉ gồm các tàu ngầm đồ cũ, Tổng biên tập tạp chí “Xuất khẩu vũ khí” (Nga), chuyên gia quân sự Andrei Frolov cho biết.

    “Tất cả các khó khăn của Đài Loan không phải liên quan đến tiền mà là không ai bán cho họ. Sau người Mỹ, họ từng định đặt mua của Đức, nhưng Trung Quốc đã phong tỏa thương vụ này”, ông Frolov nói thêm.

    Theo trang mạng NTI, hiện nay, Đài Loan chỉ có vẻn vẹn 2 tàu ngầm Hải Hổ và Hải Long, vốn là các tàu ngầm lớp Zwaardvis cải tiến do Hà Lan bán cho vào cuối thập kỷ 1980. Cần lưu ý rằng, các tàu ngầm Hà Lan lại chính là sự cải tiến các tàu ngầm Mỹ lớp Barbel. Đài Loan còn có 2 tàu ngầm Mỹ, nhưng đó là các tàu hoàn toàn lạc hậu có từ thời Thế chiến II và đang được sử dụng chỉ để huấn luyện binh sĩ.

    Hai tàu ngầm Đài Loan về nguyên tắc sẽ không thể chống chọi với hạm đội tàu ngầm Trung Quốc vốn có không dưới 50 tàu ngầm điện-diesel. Ngoài ra, các kỹ sư và khoa học gia Trung Quốc còn đang phát triển các mẫu tàu ngầm mới. Mới đây, trên mạng đã xuất hiện các sơ đồ cấu tạo bên trong của tàu ngầm tương lai lớp Type 032 hay Trường Thành 201 - một khi dự án này được thực hiện, đây sẽ là tàu ngầm điện-diesel lớn nhất thế giới. Một nhóm nghiên cứu khác từ Đại học bách khoa Harbin đang thiết kế tàu ngầm siêu nhanh. Đặc điểm của tàu ngầm này là khả năng đạt tốc độ siêu âm ở độ sâu đại dương.

    Đài Loan cũng đang từng bước mở rộng lực lượng hải quân của mình. Họ đang tiến hành ở gần đảo Đài Loan việc thử nghiệm trên biển corvette tên lửa tàng hình Tuo Jiang. Tàu chiến hai thân này được báo chí Đài Loan mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”. Người ta cho rằng, chức năng chính của nó là tác chiến chống các tàu lớn nhất của hạm đội Trung Quốc, trong đó có tàu sân bay duy nhất Liêu Ninh.
    Last edited by a moderator: 04/11/2014
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hãng thông tấn Yonhap ngày 2/11, dẫn các nguồn tin trong chính phủ và quân đội nước này cho hay Triều Tiên vừa đưa vào hoạt động một tàu ngầm có từ thời Liên Xô được cải hoán lại và có khả năng phóng tên lửa đạn đạo.
    Nguồn tin trên cho biết, Triều Tiên đã mua một tàu ngầm diesel lớp Golf từ thời Liên Xô và tân trang lại. Chiếc tàu ngầm thuộc diện này được chế tạo vào năm 1958 và được cho loại biên vào năm 1990.
    Sau khi được Triều Tiên “hồi sinh”, nó trở thành một tàu ngầm mới có chiều dài 67 m, bề rộng 6,6 m, lượng giãn nước khi lặn là 3000 tấn và có khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ dưới mặt nước. Tàu ngầm lớp Golf của Liên Xô mang theo tên lửa đạn đạo R-21 đơn tầng được trang bị đầu đạn 1.180 kg có tầm bắn tối đa là 1.420 km.
    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp Golf của Liên Xô
    Theo Yonhap, chiếc tàu ngầm này của Triều Tiên có thể chính là chiếc tàu ngầm lạ tại khu neo đậu của nhà máy đóng tàu Sinpo South mà trang web 38 North chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên đã phát hiện ra hồi tháng trước dựa trên dữ liệu ảnh vệ tinh.
    Để có thể gắn được ống phóng tên lửa đạn đạo lên chiếc tàu ngầm này, Triều Tiên đã thực hiện hàng loạt vụ thử cả trên mặt đất và trên biển. Website 38 North cũng phát hiện một bệ phóng thử tên lửa đạn đạo được xây dựng ngay trong nhà máy đóng tàu Sinpo South.
    Theo các chuyên gia quân sự Hàn Quốc cho rằng đến nay Triều Tiên vẫn chưa có được công nghệ triển khai tên lửa đạn đạo xuống tàu ngầm, và họ sẽ phải thử nghiệm hàng chục lần nữa mới có thể hoàn thiện được công nghệ này.
    Ông Joseph Bermudez, chuyên gia về vũ khí quốc tế nhận định: “Triều Tiên phải mất một hoặc hai năm nữa mới có thể hoàn thành các cuộc thử nghiệm phóng tên lửa thẳng đứng từ dưới biển”.
    [​IMG]
    Hình ảnh về chiếc tàu ngầm bí ẩn của Triều Tiên
    Thông tin về chiếc tàu ngầm lớp Golf xuất hiện trong Hải quân Triều Tiên đã lý giải được phần nào về chiếc tàu ngầm bí ẩn đã được truyền thông quốc tế đăng tải trong những ngày gần đây.
    Hãng thông tấn Yonhap trước đó còn cho biết: "Quá trình xem xét hình ảnh từ vệ tinh thương mại... cho thấy có một cơ sở thử nghiệm mới tại xưởng đóng tàu Nam Sinpo của Triều Tiên, có thể nhằm nghiên cứu khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm hoặc từ tàu có khả năng phóng tên lửa thẳng đứng".
    Nhận định này được xem là khá phù hợp với thông tin tình báo của Hàn Quốc, cho rằng Triều Tiên đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).
    Nguồn tin cho biết thêm: "Cơ sở mới có kích cỡ và thiết kế phù hợp với việc nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm quá trình tên lửa ra khỏi ống phóng cũng như đánh giá khả năng tương thích với tàu ngầm, tàu chiến".
    Các chuyên gia lần đầu phát hiện việc Bình Nhưỡng xây dựng cơ sở này vào mùa thu năm ngoái và nó được cho là hoàn thành hồi tháng 4/2014. Cơ sở mới có một bệ phóng bằng bê tông kích thước 35 m x 30 m, cao khoảng 12 m.
    Tuy nhiên, Bermudez cho rằng không nên phóng đại quá mức mối đe dọa tiềm tàng từ SLBM của Triều Tiên. "Nếu theo đuổi khả năng này, Triều Tiên sẽ phải mất nhiều năm để thiết kế, phát triển, sản xuất và điều động một lực lượng tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa".
    Yonhap cho biết, hiện nay Triều Tiên được cho là sở hữu công nghệ tên lửa đạn đạo phức tạp sau khi thực hiện hàng loạt vụ phóng thử tên lửa tầm xa suốt nhiều thập niên. Trong lần thử nghiệm gần đây nhất vào năm 2012, Bình Nhưỡng đã đưa một vệ tinh lên quỹ đạo, động thái bị lên án là thử nghiệm công nghệ tên lửa đạn đạo.
    Các chuyên gia cho rằng công nghệ tên lửa này khi kết hợp thành công với chương trình hạt nhân, Triều Tiên có thể chế tạo tên lửa hạt nhân đạn đạo liên lục địa có khả năng bắn tới Mỹ.
    Trong khi đó ngày 28/10, Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Triều Tiên từ bỏ chương trình tên lửa đạn đạo, gọi chương trình cùng các hoạt động liên quan là "vi phạm rõ ràng nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc".
    Last edited by a moderator: 05/11/2014
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này