1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật Bản công bố giá mua "cắt cổ" F-35

    (Vũ khí)- Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa công bố phải tăng mạnh giá mua tiêm kích F-35A Lightning II của Mỹ.


    Theo đó, mức giá mua F-35A sẽ tăng từ 10,2 tỷ yen (104,4 triệu USD) lên tới 14,9 tỷ yen (153 triệu USD) mỗi chiếc. Mức giá này được áp dụng cho năm tài khóa 2013 (từ ngày 1/4/2013 đến 31/3/2014).

    Bộ Quốc phòng Nhật Bản giải thích mức giá mua F-35A tăng mạnh vì các công ty trong nước của Nhật Bản sẽ tham gia sản xuất các chi tiết của loại siêu tiêm kích này.
    [​IMG]Nguyên mẫu tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35A
    Trong năm 2012, Nhật Bản đã đặt mua 4 chiếc F-35A. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng vừa hoàn tất thương lượng mua thêm 2 chiếc với chi phí ước tính 23 tỉ yen (233,59 triệu USD) trong năm tài khóa 2013. Hai máy bay này dự kiến sẽ được giao cho Nhật Bản vào tháng 3/2018.

    Thông báo về việc nâng giá mua F-35A được đưa ra trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 30/9 đã ký các hợp đồng đầu tiên với 3 công ty quốc phòng nội địa để phối hợp sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình F-35 từ tài khóa 2013. Cụ thể, hợp đồng lắp ráp và kiểm tra cuối cùng trị giá 63,9 tỷ yen được ký kết với Mitsubishi Heavy Industries.
    Hãng Ishikawajima-Harima Heavy Industries chế tạo linh kiện động cơ theo một hợp đồng trị giá 18,2 tỷ yen.
    Hợp đồng thứ ba trị giá 5,6 tỷ yen được trao cho Mitsubishi Electric để sản xuất bộ phận rađa. Tổng trị giá các hợp đồng với 3 công ty này là 87,7 tỷ yen (khoảng 890,68 triệu USD).
    [​IMG]Mức giá mua F-35A mà Nhật Bản vừa công bố được đánh giá cao hơn so với mặt bằng chung
    Như vậy, thông báo tăng giá mua F-35A của Nhật Bản trái với những nhận định trước đó rằng việc các công ty nội địa tham gia sản xuất sẽ giúp hạ giá thành loại tiêm kích này. Trong khi đó, không ít ý kiến cho rằng mức giá mà Nhật Bản vừa công bố là quá đắt so với mức giá trung bình 120 triệu USD mỗi chiếc F-35 hiện nay.

    Không những vậy, việc tăng giá mua F-35 của Nhật Bản cũng đi ngược lại xu hướng hạ giá của F-35. Nếu như lô F-35A thứ 6 được sản xuất với số lượng nhỏ có giá 103 triệu USD mỗi chiếc thì đến lô thứ 7, mức giá này đã giảm còn 98 triệu USD. Mức giá này không gồm giá mua thêm động cơ riêng lẻ.

    Tuy nhiên, việc tăng giá mua F-35A hoàn toàn nằm trong kế hoạch của Nhật Bản bởi chính phủ nước này luôn thể hiện sự hỗ trợ rất lớn đối với nền kinh tế cũng như các nhà sản xuất trong nước. Trong hầu hết các hợp đồng mua sắm vũ khí của nước ngoài, Nhật Bản luôn tìm mọi cách để đưa các hãng trong nước được tham gia quá trình sản xuất.
    Điển hình là trường hợp đối với các tiêm kích F-16 Fighting Falcon. Nếu nhập khẩu nguyên chiếc, Nhật Bản chỉ phải bỏ ra 60 triệu USD cho mỗi chiếc. Nhưng khi Nhật Bản “nội địa hóa” F-16 thành F-2 với sự tham gia của Mitsubishi thì giá thành lên tới 110 triệu USD mỗi chiếc.
    [​IMG]F-35A sẽ thay thế những chiếc F-4 đã lạc hậu của Nhật Bản
    Hồi tháng 5/2012, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố hợp đồng bán 42 chiếc F-35A cho Nhật Bản với tổng trị giá 9 tỷ USD, tương đương 238 triệu USD mỗi chiếc. Mức giá này bao gồm cả động cơ F135, dịch vụ bảo trì, thay thế, các thiết bị trên khoang và huấn luyện phi công.
    Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tổng chi phí của chương trình, bao gồm cả việc mua 42 máy bay, bảo dưỡng, sửa chữa và bảo trì trong vòng 20 năm cũng như việc đào tạo phi công và nhân viên ước tính vào khoảng 1,6 nghìn tỷ yên (hơn 20 tỷ USD).

    Những chiếc F-35A sẽ thay thế cho các máy bay chiến đấu F-4 đã lỗi thời của Nhật Bản. Chiếc F-35A đầu tiên dự kiến sẽ được chuyển giao cho Nhật Bản vào năm 2016.

    Theo các nguyên tắc về xuất khẩu vũ khí lần đầu tiên được ban hành tại Nhật Bản vào năm 1967, Tokyo nghiêm cấm xuất khẩu vũ khí sang các nước bị Liên hợp quốc cấm vận vũ khí và những nước có dính líu tới các cuộc xung đột quốc tế.

    Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết Nhật Bản vẫn duy trì lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, song cho phép các công ty trong nước tham gia sản xuất các bộ phận của F-35 trên cơ sở Mỹ sẽ kiểm soát chặt chẽ các lô hàng do Nhật Bản chế tạo. Ông Suga cho rằng điều này sẽ giúp "duy trì, khuyến khích và nâng cấp nền tảng chế tạo trang thiết bị quốc phòng Nhật Bản và các công nghệ liên quan, đồng thời góp phần vào việc triển khai hiệu quả Thỏa thuận An ninh Nhật - Mỹ".

    Sát thủ săn ngầm số 1 thế giới đã tới Nhật

    (Vũ khí) - Mỹ và Nhật Bản vừa đạt được một thỏa thuận trong một cuộc gặp ở thủ đô Tokyo hôm 3/10 để cho phép Quân đội Mỹ triển khai các máy bay tuần tra chống ngầm thế hệ mới P-8 Poseidon tới Nhật Bản vào cuối năm nay.


    Theo tờ Want China Times, trong thỏa thuận vừa qua, ngoài việc điều chuyển các máy bay tuần tra P-8, Không quân Mỹ cũng sẽ triển khai từ 2 đến 3 máy bay không người lái giám sát tầm cao tầm xa RQ-4 Global Hawk tới đất nước mặt trời mọc vào đầu năm sau.

    Cần lưu ý rằng, P-8I Poseidon (Thần biển cả) là loại máy bay tuần tra chống ngầm mới nhất của Hải quân Mỹ, nó cũng được đánh giá là "sát thủ diệt tàu ngầm" số 1 trên thế giới. Trong khi đó, RQ-4 Global Hawk cũng là loại UAV giám sát tầm cao/tầm xa tiên tiến nhất của Không quân Mỹ và chỉ cần vài UAV như vậy là đủ để Mỹ và Nhật có thể quan sát được tất cả mọi dịch chuyển của Quân đội Trung Quốc ở bờ biển phía Đông.
    [​IMG]Máy bay tuần tra P-8Sáng kiến này là một phần trong những nỗ lực hợp tác quốc phòng sâu rộng giữa hai nước để cùng nhau đáp ứng với các thách thức an ninh ngày càng tăng ở khu vực châu Á. Theo các báo cáo ban đầu cho thấy, những UAV Global Hawk sẽ được triển khai tại một căn cứ không quân Mỹ ở Misawa, Aomori, miền Bắc Nhật Bản. Đây cũng sẽ là lần đầu tiên loại máy bay giám sát lớn nhất của Mỹ này được triển khai tới một quốc gia châu Á.

    Nhiệm vụ đầu tiên của các máy bay Global Hawk là sẽ bay trên bầu trời của Triều Tiên để thực hiện các nhiệm vụ giám sát từ độ cao lớn và cung cấp thông tin về những sự dịch chuyển của các tàu chiến Trung Quốc xung quanh nhóm đảo đang xảy ra tranh chấp ở bờ biển phía Đông Trung Quốc mà Nhật Bản gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

    Các nguồn tin nói rằng, Trung Quốc đang rất thận trọng quan sát khả năng nâng cấp của hai đối thủ của họ để thu thập thông tin quân sự và cân nhắc điều động quân đội của họ ở Biển Đông Trung Quốc có thể bị "phơi bày tất cả".

    Được biết, trong cuộc họp cấp cao vừa qua ở Tokyo có Ngoại trưởng Mỹ John Kery, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera.

    Trong một thông cáo báo chí sau cuộc họp, chính phủ 2 bên đã đồng ý xem lại nguyên tắc hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật kể từ lần đầu tiên vào năm 1997. Các nguyên tắc mới dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2014.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Mỹ-Đài và kế hoạch cung cấp vũ khí tuyệt mật

    (Bí mật quân sự) - Nếu ngày nào đó chiến tranh xảy ra, Mỹ có thể cung cấp các vũ khí niêm cất trong kho cho Đài Loan theo những nội dung quy định trong bản kế hoạch “Lạc Thành”, ví dụ như 20 tàu khu trục Aegis và 200 chiếc máy bay chiến đấu F-16A/B…


    Hội nghị công nghiệp quốc phòng Mỹ- Đài Loan đã được tổ chức tại thành phố Annapolis - Thủ phủ của bang Maryland vào ngày 30/9 vừa qua, dưới sự chủ trì của lãnh đạo cơ cấu quốc phòng Đài Loan Nghiêm Đức Phát, đã tiến hành đàm phán về các hạng mục vũ khí Đài Loan muốn mua của Mỹ.

    Theo tin cho biết, ngoài các hội nghị công nghiệp quốc phòng Mỹ- Đài Loan được tổ chức thường niên ra, Mỹ và Đài Loan còn triển khai một bản kế hoạch cung cấp vũ khí tuyệt mật mang tên “Lạc Thành” trong suốt 30 năm qua. Mục đích của kế hoạch này là Mỹ cũng cấp cho Đài Loan những loại trang bị vừa loại ngũ hoặc cất trữ trong kho để hòn đảo này đối phó với Đại lục.

    Theo tin cho biết, kế hoạch “Lạc thành” bắt nguồn từ “Hiệp ước phòng thủ chung” mà nhà đương cục Quốc dân Đảng đã ký với Mỹ với tính chất tương tự như các kế hoạch viện trợ quân sự trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, cung cấp cho Đài Loan các loại trang bị, vũ khí đã qua sử dụng của quân đội Mỹ để Đài Bắc đối phó với Bắc Kinh. Ước tính, tổng kim ngạch của bản kế hoạch này lên tới 40 tỷ USD.
    [​IMG]Khu trục hạm lớp Kidd Đài Loan mua của Mỹ phóng tên lửa SM-2 ngày 26-09 vừa quaNguồn tin cho biết, trong nhiệm kỳ Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Đài Loan của ông Hoắc Thủ Nghiệp, Washington và Đài Bắc đã xúc tiến xây dựng bản kế hoạch “Lạc Thành” mới, cung cấp cho Đài Loan những vũ khí hiện đại, khiến quân đội của hòn đảo này ngay lập tức trở nên hùng mạnh.

    Trong thời kỳ chiến tranh eo biển Đài Loan, lấy danh nghĩa của “Luật cho vay thời chiến”, Washington đã cung cấp cho Đài Bắc những loại chiến hạm, máy bay chiến đấu và tên lửa mới thuộc dạng tồn kho, giúp cho lực lượng vũ trang Đài Loan có thể cầm cự được trước 2 cuộc tấn công liên tiếp của quân giải phóng Đại Lục.

    Vừa qua, Mỹ đã cung cấp cho Đài Loan 12 máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion và xe tăng M-60A3 thế hệ cũ, “cho vay” tàu hộ vệ lớp Tế Dương (Mỹ gọi là lớp Knox) đều xuất phát từ các điều khoản trong bản kế hoạch “Lạc Thành” này. Trong tương lai có thể cả các loại tăng - thiết giáp, xe chiến đấu, ví dụ như xe tăng M-1A1 Abrams rút về sau chiến tranh Iraq, Afghanistan cũng sẽ được cung cấp cho Đài Loan.

    Các quan chức Mỹ đã chỉ ra, hiện nay ở căn cứ Hải quân Mỹ ở California còn có khoảng 20 tàu khu trục Aegis nghỉ hưu đang còn neo đậu tại đây, còn tại “nghĩa trang máy bay” khổng lồ tại bang Arizona còn có khoảng 200 chiếc máy bay chiến đấu F-16A/B còn có khả năng phục vụ được hàng chục năm nữa. Nếu chiến tranh xảy ra, Mỹ hoàn toàn có thể cung cấp số vũ khí này cho Đài Loan theo tinh thần của “Luật cho vay thời chiến”.

    Nếu ngày nào đó xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ có thể cung cấp các vũ khí niêm cất trong kho cho Đài Loan theo những nội dung quy định trong bản kế hoạch “Lạc Thành” để tiến hành một “Cuộc chiến tranh ủy nhiệm”. Tuy nhiên, hiện nay Đài Loan đang ở trong xu thế tinh giản biên chế, nếu không có sự chuẩn bị trước, đến khi Mỹ cung cấp một số lượng lớn vũ khí, trang bị, Đài Loan có thể không đủ phi công và nhân viên kỹ thuật để đảm nhận yêu cầu nhiệm vụ.
  2. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Tàu Nhật chưa đánh đã tự chát - Tàu khu trục tên lửa Nhật Bản bốc cháy

    (Kienthuc.net.vn) - Chiến hạm Shimakaze của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản khi đang neo đậu tại căn cứ đã bất ngờ bốc cháy.



    Theo hãng thông tấn ITAR-TASS, tàu khu trục tên lửa Shimakaze (DDG-172) của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản đã bất ngờ bốc cháy khi đang neo đậu tại căn cứ hải quân Sasebo trên đảo Kyushu.
    Cơ quan quản lý an ninh địa phương chịu trách nhiệm cứu hộ cho biết, ngọn lửa phát ra từ buồng máy trên tàu Shimakaze. Hiện ngọn lửa đã được dập tắt hoàn toàn.
    Rất may vụ hỏa hoạn không gây thương vong cho thủy thủ đoàn trên tàu. Các hệ thống chiến đấu của tàu không bị ảnh hưởng.
    [​IMG]
    Tàu khu trục tên lửa Shimakaze (DDG-172).

    Tàu khu trục tên lửa Shimakaze (DDG-172) thuộc lớp tàu khu trục tên lửa thế hệ thứ 3 Hatakaze của Nhật Bản. Đặc biệt, đây là lớp tàu chiến đầu tiên của Nhật trang bị động cơ tuốc bin khí. Shimakaze được khởi đóng tháng 1/1985 và chính thức biên chế tháng 3/1988.
    Shimakaze có lượng giãn nước tiêu chuẩn 4.650 tấn, dài 150m, rộng 16,4m, thủy thủ đoàn 260 người. Tàu được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa SM-1MR, tên lửa hành trình chống tàu mặt nước Harpoon, tên lửa chống ngầm ASROC, pháo hải quân 127mm, pháo phòng không cao tốc 20mm và ngư lôi.

    Triều Tiên xây căn cứ tên lửa gần Trung Quốc - Nước cờ khôn của TT


    (Kienthuc.net.vn) - Triều Tiên đã xây dựng một căn cứ tên lửa ở khu vực núi Baekdu, gần biên giới với Trung Quốc.



    Theo tờ Jungang Ilbo, căn cứ vừa xây dựng có một số lượng lớn các giếng phóng trên mặt đất chứa tên lửa đạn đạo kéo dài đến 2 km từ sườn phía nam của núi Baekdu. Việc xây dựng đã bắt đầu vào giữa những năm 2000 và đang được hoàn thành.
    “Vì có rất nhiều hầm phóng tên lửa được xây dựng, nên đến nay vẫn chưa rõ là tất cả đã được đặt tên lửa hay một phần hầm phóng được dùng để dự phòng trong trường hợp căn cứ bị tấn công”, nguồn tin cho biết.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    “Xét theo kích thước và vị trí của chúng thì những hầm phóng này được thiết kế để phóng các loại tên lửa tầm trung và tầm xa”, nguồn tin nói.

    Nếu Triều Tiên triển khai phóng tên lửa đạn đạo tầm trung từ núi Baekdu, chúng sẽ có thể bắn trúng đảo Okinawa của Nhật Bản cũng như đảo Guam.
    Địa điểm đặt căn cứ tên lửa cạnh núi Baekdu được lựa chọn vì gần với biên giới Trung Quốc. Điều sẽ gây khó khăn cho Mỹ hoặc Hàn Quốc khi tấn công vào khu vực này.

    Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan vào năm 2020?

    (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc có thể đang lên kế hoạch tăng cường khả năng tác chiến để có thể thực hiện cuộc chiến chiếm lại vùng lãnh thổ này vào năm 2020.



    Đây là thông tin được “hé lộ” từ báo cáo hàng năm của Bộ Quốc phòng Đài Loan.
    Báo cáo dạng này được Bộ Quốc phòng Đài Loan được xuất bản lần đầu vào năm 1992. Trong bản báo cáo thứ 12, Đài Loan cho biết Trung Quốc đã phát triển và triển khai nhiều loại vũ khí hiện đại cũng như phát triển các hình thái về cả tấn công mạng và công nghệ phòng thủ.
    Cũng theo bản báo cáo này, mục tiêu của Trung Quốc là có thể tấn công tổng lực vào Đài Loan trong năm 2020.
    [​IMG]
    Tiêm kích J-11 Trung Quốc tấn công mục tiêu.

    “Không quân Trung Quốc đã triển khai nhiều loại máy bay tiên tiến trong tầm bay không cần tiếp liệu với Đài Loan để có thể thực hiện những cuộc không chiến hoặc yểm trợ trên khu vực không phận Đài Loan”, báo cáo cho hay. Trung Quốc cũng bố trí nhiều hệ thống phòng không tầm xa nhằm tạo ra hệ thống phòng không nhiều tầng nhiều lớp mạnh mẽ chống lại các cuộc phản kích.
    Ông Cheng Yun-peng - Giám đốc Viện Kế hoạch Chiến lược thuộc Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, năm 2020 là mức thời gian được làm tròn. Tuy nhiên, thực sự thì Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trong việc trang bị cho kho vũ khí của mình.
    Ví dụ điển hình là việc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh đã được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc để chạy thử nghiệm, huấn luyện thủy thủ đoàn, phi công.
    [​IMG]
    Trung Quốc tập trận đổ bộ đánh chiếm bờ biển.

    Bắc Kinh cũng đang đóng 2 tàu đổ bộ chiến đấu lớn giống như tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng của Hải quân Mỹ. Ngoài ra, việc sản xuất thành công tàu đổ bộ đệm khí Type 726 cũng cho thấy Trung Quốc có những bước tiến trong khả năng đóng tàu đổ bộ.
    Bản báo cáo cho biết, hiệp đồng tác chiến vẫn là mô hình chiến đấu cơ bản của Quân đội Trung Quốc và mục đích của việc hiện đại hóa quân đội là phát triển sự ngăn chặn đáng tin cậy chống lại việc can thiệp của Mỹ vào cuộc xung đột với Đài Loan.
    Trung Quốc vẫn chưa đưa ra cam kết từ bỏ việc sử dụng vũ lự chống lại Đài Loan, bản báo cáo cho biết và chính sách quốc phòng của Đài Loan dựa trên nền tảng vững chắc là bảo vệ vùng lãnh thổ này cũng như sử dụng chiến tranh phi đối xứng.
    “Đài Loan đang tích cực sản xuất tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Hùng Phong 3 được Viện Khoa học và Công nghệ Chung Sơn phát triển. Tên lửa Hùng Phong 3 dự đoán sẽ được sử dụng để chống lại tàu đổ bộ và tàu sân bay của Trung Quốc”, ông Cheng nói.

    Nhật lùn vuốt lông Gấu Nga - Tiêm kích Nhật đánh chặn 3 máy bay Nga

    (Kienthuc.net.vn) - Chiến đấu cơ của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) đã thực hiện cuộc đánh chặn 3 máy bay trinh sát – chống ngầm Nga.



    Đây là thông tin mà tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng tải dẫn thông báo từ Bộ Tham mưu Liên hợp Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF).
    Theo đó, ngày 9/10, các máy bay tiêm kích của JASDF đã cất cánh đánh chặn 3 máy bay trinh sát – chống ngầm Nga gồm: 2 chiếc chống ngầm tầm xa Tu-142 và một máy bay trinh sát điện tử Il-20 bay gần không phận Nhật Bản.
    Đây là lần thứ 2 máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành đánh chặn máy bay Nga.
    [​IMG]
    Máy bay trinh sát - chống ngầm tầm xa Tu-142.

    Theo thống kê của Nhật Bản, từ tháng 7 đến tháng 9/2013 máy bay chiến đấu của JSDF đã thực hiện 105 lần đánh chặn máy bay Nga tiến gần không phận Nhật Bản.
    Từ tháng 4-9/2013, JASDF có 308 lần đánh chặn, ngoài đánh chặn máy bay của Nga, còn đánh chặn máy bay Trung Quốc.
    Mặc dù máy bay chiến đấu Nga thường xuyên bay gần không phận Nhật Bản, nhưng không ảnh hưởng đến thiện chí của cấp cao hai nước. Ngày 8/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, có thể có một Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản, để đạt được tiêu chí này hai bên cần phải thiết lập hình ảnh không phải thù địch, mà là hình ảnh hữu nghị.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Hàn Triều đánh nhau Nga ông đắc lợi :-w

    Nga giúp Hàn phát triển siêu tên lửa đối phó Triều Tiên

    (Vũ khí) - Để đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên, Hàn Quốc vừa cho ra mắt hai biến thể tên lửa hành trình tầm xa mới nhất Hyunmu-2B và Hyunmu-3 trong cuộc diễu hành quân sự hôm 1/10.



    Theo tạp chí quốc phòng hàng tuần Jane Defense Weekly, Hyunmu-2B là một hệ thống tên lửa phức tạp, được so sánh "tương đương" với loại tên lửa đường đạn Iskander tối tân của Nga.

    Theo Jane, tổ hợp tên lửa đạn đạo Hyunmu-2B có những đặc điểm rất giống với sự phát triển của tổ hợp tên lửa Iskander của Nga. Trong đó có nhiều nguồn tin xác nhận rằng, trong năm 2012, các chuyên gia Nga đã tham gia vào thiết kế cuối cùng của hệ thống tên lửa này.

    Các nhà phân tích dự đoán rằng, phạm vi hoạt động của tổ hợp tên lửa Hyunmu-2B có thể lên tới 250km, khối lượng tên lửa nặng khoảng 500kg.
    [​IMG]
    Huynmu-2B và Huynmu-3 giúp Hàn Quốc có thể tấn công mọi vị trí trên bán đảo Triều Tiên Theo một nguồn tin trong chính phủ Hàn Quốc tiết lộ, tổ hợp tên lửa đường đạn Hyunmu-2B có thể tiêu diệt các căn cứ chứa vũ khí hạt nhân, các tổ hợp tên lửa đường đạn Scud, căn cứ vũ khí sinh hóa, sở chỉ huy và căn cứ không quân của Triều Tiên trong giai đoạn đầu tiên của một cuộc chiến tiềm tàng trong tương lai.

    Ngoài Hyunmu-2B, lễ diễu binh vừa qua của Hàn Quốc cũng có sự xuất hiện của loại tên lửa hành trình Hyunmu-3 có tầm bắn xa 1.000km và được Hàn Quốc phát triển liên tục trong vài năm gần đây.

    Theo các chuyên gia quân sự, với tầm bắn xa như vậy, tên lửa Hyunmu-3 có khả năng tấn công mọi địa điểm của Triều Tiên. Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, đây cũng là lần đầu tiên loại tên lửa hành trình nội địa này được giới thiệu một cách công khai trước báo giới và công chúng.

    Hyunmu-3 là tên lửa hành trình được trang bị một động cơ phản lực, nó gần giống như những tên lửa hành trình cận âm khác và có thể mang một đầu đạn nặng tới 500kg. Tên lửa được dẫn đường bởi hệ thống dẫn đường quán tính (IGS) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nga Trung liên thủ chống Nhật [r32)] =D>

    Theo đó, truyền thông Nhật đã công bố những hình ảnh khẳng định các máy bay do thám của Nga đã có hành động xâm phạm không phận nước mình.

    [​IMG]
    Những hình ảnh được phát đi cho thấy, có 3 máy bay của Nga đã có dấu hiệu xâm phạm không phận của Nhật. Đại diện Bộ Quốc phòng của Nhật cho biết, 3 chiếc máy bay Nga đã từ phía trên bay xuống phía nam vào khu vực biển Nhật Bản, có lúc đã bay sát đường ranh giới của không phận Nhật vào ngày 9/10.
    [​IMG]
    Những chiếc máy bay này của Nga đã bị quân đội Nhật chụp được hình ảnh, theo đó có 2 chiếc trinh sát chống ngầm Tu-142 và 1 chiếc máy bay trinh sát điện tử IL-20.
    [​IMG]
    Tờ japanmil của Nhật cho biết, những chiếc máy bay này xuất phát từ khu vực Viễn Đông của Nga, bay song song theo 2 mặt bắc, nam của khu vực biển Nhật Bản và xâm nhập vào vùng biển này, sau đó bay ngược trở lại.
    [​IMG]
    Về phần mình để bảo đảm chủ quyền quốc gia Nhật đã phải phái máy bay chiến đấu lên theo dõi và giám sát chặt chẽ 3 chiếc máy bay này của Nga.
    [​IMG]
    Trước thông tin này, báo chí Trung Quốc cho rằng Tokyo đã quá cảnh giác khi máy bay của Nga mới chớm xuất hiện tại khu vực không phận của nước này, do đường bay sát nên việc vi phạm không phận là điều khó tránh, nhưng vấn đề này không ảnh hưởng tới tình hình trong khu vực, tờ CNJ nhận định.
    [​IMG]
    Về phần mình, báo chí Nga cũng cho biết, dù máy bay Nga thường bay gần không phận Nhật Bản, nhưng không làm phương hại đến sự phát triển quan hệ cấp cao giữa hai nước Nga – Nhật.
    [​IMG]
    Tuy nhiên, ngoài Trung Quốc, Nga được xem là quốc gia thường xuyên vi phạm không phận của Nhật, đã từng có đại diện lực lượng phòng vệ của Nhật lên tiếng sẽ có hành động cứng rắn hơn nếu Moscow tiếp tục chiêu bài này để do thám tình hình Nhật Bản.
    [​IMG]
    Tờ japanmil của Nhật đã thống kê chỉ tính riêng trong năm 2013, không quân Nga đã có trên 300 lần vi phạm không phận của Nhật và con số này được tăng lên gấp 3 nếu tính từ cuối năm 2011.
    [​IMG]
    Báo chí Nhật cũng cho rằng Trung Quốc đang thao túng cho việc làm này của Nga bằng việc sẵn sàng để những máy bay của Nga dạt vào không phận của mình khi lực lượng máy bay chiến đấu của Nhật xuất hiện và tiến hành xua đuổi máy bay của người Nga.
    [​IMG]
    Đáp lại vấn đề này, Bắc Kinh cho rằng, Tokyo đang cố gắng đặt điều gây phương hại tới mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trong con mắt của thế giới, đồng thời Trung Quốc cũng tố ngược lại những hành động xâm phạm lãnh hải được Tokyo tiến hành thời gian qua trên biển Hoa Đông.

    http://soha.vn/quan-su/nhat-cong-bo-bang-chung-to-nga-xam-pham-khong-phan-20131011083002267.htm
  3. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    2020, Trung tẩn Đài

    10:28 AM, 13/10/2013, Views: 0 | By VNH

    VietnamDefence - Trung Quốc đang tìm cách có được khả năng tổ chức một cuộc tổng tấn công vào Đài Loan vào năm 2020, Đài Bắc cho biết trong một báo cáo quốc phòng hai năm một lần vào ngày 7/10/2013.
    Trong Báo cáo quốc phòng Trung Hoa Dân quốc năm 2013, bộ quốc phòng Đài Loan nói rằng, Trung Quốc sẽ có khả năng tái thống nhất Đài Loan và đại lục bằng vũ lực vào năm 2020. Tóm tắt báo cáo, tờ Focus Taiwan nói rằng, Trung Quốc đang tăng cường “khả năng chiến đấu của họ lên một trình độ cho phép họ phát động một cuộc tấn công tổng lực vào Đài Loan, kể cả những hòn đảo ngoại vi”.

    Trong số những khả năng này, Trung Quốc đang có 1.000 tên lửa nhắm vào Đài Loan và con số này đang tăng lên. Bản báo cáo nói thêm rằng, không quân Trung Quốc “đã triển khai một số lượng lớn máy bay tiên tiến trong phạm vi với tới Đài Loan mà không cần tiếp dầu, trang bị cho chúng một khả năng mạnh để tiến hành các nhiệm vụ giành ưu thế trên không và mặt đất chống lại Đài Loan”.

    Trong báo cáo, bộ quốc phòng Đài Loan cũng bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc mua sắm 2 tàu đổ bộ lớn có thể sánh với các tàu đổ bộ chở trực thăng LHA mà Hải quân Mỹ sử dụng.

    Báo cáo cũng lưu ý rằng, Bắc Kinh đang tìm cách có được một số khả năng, đáng chú ý là tên lửa đường đạn chống hạm DF-21 (ASBM) và hoàn thiện cái gọi là “các chiến dịch phối hợp” để có các khả năng cần thiết để ngăn chặn bên thứ ba can thiệp khi Trung Quốc mở cuộc tấn công vào Đài Loan.

    Trong khi đó, Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng để hạn chế quy mô trả đũa mà Đài Loan có thể thực hiện chống lại Trung Quốc đại lục trong một cuộc tấn công. “Một số hệ thống phòng không tầm xa tạo ra nhiều tầng phòng thủ mạnh mẽ chống lại một cuộc phản công ở Trung Quốc”, Focus Taiwan dẫn báo cáo quốc phòng cho biết.

    Cheng Yun-Peng, tổng giám đốc cục kế hoạch chiến lược của bộ quốc phòng Đài Loan, cho biết, trong một cuộc họp báo rằng, năm 2020 chỉ là thời gian ước đoán về thời điểm Trung Quốc sẽ có khả năng khi Trung Quốc sẽ có khả năng để đè bẹp hòn đảo.

    Báo cáo quốc phòng lưu ý rằng, Đài Loan đang tìm cách đối phó với các động thái của Trung Quốc bằng cách tập trung vào một chiến lược phòng thủ phi đối xứng. Cheng đặc biệt ám chỉ Hùng Phong III (HF-3), tên lửa chống hạm mà Đài Loan đã phát triển để chống lại một cuộc tấn công đổ bộ của quân đội Trung Quốc.

    Đài Loan trông cậy vào Mỹ để có được nhiều loại vũ khí tiên tiến. Đầu tháng 10/2013, Mỹ đã bàn giao chiếc đầu tiên trong 12 máy bay tuần biển P-3C Orion bán cho Đài Loan. Orion P-3C được sử dụng cho các hoạt động chống ngầm.

    Tuần trước, tại một hội nghị quốc phòng Mỹ-Đài ở gần thủ đô Washington, thứ trưởng quốc phòng Đài Loan Yen Teh-fa tái khẳng định mong muốn của Đài Loan mua tàu ngầm và máy bay chiến đấu tiên tiến từ của Mỹ. Đặc biệt, ông Yen nói rằng, chính phủ Đài Loan dành ưu tiên cho các tàu ngầm thông thường tiên tiến, điều đó cho thấy, cùng với tên lửa HF-3, Đài Loan có ý định tăng cường năng lực tác chiến chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD).

    Mặc dù Mỹ chấp thuận bán 8 tàu ngầm thông thường cho Đài Loan vào năm 2001, nhưng Mỹ không đóng tàu ngầm thông thường, còn các nước khác đóng tàu ngầm thông thường như Đức lại do dự bán cho Đài Loan vì sợ chọc giận Trung Quốc, quốc gia vốn coi Đài Loan như một phần của lãnh thổ của họ.

    Hồi tháng 7/2013, Đài Loan cũng thông báo cho Mỹ là họ muốn mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 để phòng thủ hòn đảo. Mỹ dường như loại trừ khả năng như năm 2011 khi họ đã đồng ý nâng cấp các máy bay F-16 của Đài Loan chứ không F-35 bán tiên tiến hơn cho hòn đảo này.

    Cuối tuần qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo một phái viên Đài Loan trong một cuộc gặp là không thể trì hoãn bất định giải pháp cho sự chia cắt chính trị Trung-Đài.
  4. gaume1

    gaume1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    366
    Một mình một sân, sướng nhỉ!
    Cái này gọi là "tự kỷ"!
  5. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Nhật Bản phát triển “mắt thần” bắt máy bay tàng hình

    (Kienthuc.net.vn) - Bộ quốc phòng Nhật Bản gần đây đã lên kế hoạch phát triển radar mới chuyên phát hiện và theo dõi máy bay chiến đấu tàng hình.



    Theo đại diện Bộ Quốc phòng, Nhật Bản cần chế tạo loại radar mới để bắt kịp với tốc độ phát triển chóng mặt của các thế hệ máy bay chiến đấu trên thế giới.
    Khoản ngân sách đề nghị cho năm 2014, Bộ quốc phòng Nhật Bản quyết định sẽ dành một khoản ngân sách trị giá 3,7 tỷ Yên (khoảng 37,5 triệu USD) cho việc nghiên cứu và phát triển loại radar chuyên phát hiện và theo dõi máy bay chiến đấu tàng hình.
    “Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu chế tạo loại radar mới đó cần ít nhất 6 năm, vì vậy loại radar này khó có thể đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian 10 năm tới”, vị quan chức này lưu ý.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Bộ quốc phòng Nhật Bản kỳ vọng loại radar đặc biệt này có thể lắp đặt trong những xe vận tải quân sự và dễ dàng triển khai trên bất kỳ địa hình nào của Nhật Bản. Nếu chế tạo thành công, hệ thống radar mới sẽ được triển khai lắp đặt đầu tiên trên đảo Miyako thuộc tỉnh Okinawa của Nhật Bản để hỗ trợ tích cực cho các thiết bị hiện có.
    Việc triển khai ở Miyako có thể không ngoài mục đích theo dõi các các chuyến bay của máy bay ném bom H-6 và tương lai có thể là tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc. Gần đây, các máy bay Trung Quốc thường xuyên tiến hành các chuyến bay vượt qua không phận quốc tế trên eo biển Miyakho (Nhật Bản).

    Thằng lùn giờ còn phát triển cờ à ? thua cả VN, TQ

    Siêu “mắt thần” bắt máy bay tàng hình của VN

    (Kienthuc.net.vn) - Phòng không Việt Nam được trang bị hệ thống trinh sát đường không có thể “tóm cổ” mọi máy bay tàng hình tối tân nhất thế giới.



    Ngày nay, tàng hình trước các hệ thống radar trinh sát đã trở thành một xu hướng mới trong thiết kế, chế tạo các hệ thống vũ khí. Từ tàu chiến, tiêm kích, máy bay ném bom.. các nhà thiết kế đều cố gắng trang bị cho chúng khả năng tàng hình trước sóng điện từ nhằm tạo sự bất ngờ về mặt chiến thuật.


    Trong các vũ khí được thiết kế với khả năng tàng hình, máy bay tàng hình được đánh giá là vũ khí cực kỳ lợi hại bởi tốc độ di chuyển nhanh chóng, khả năng đánh đòn phủ đầu chớp nhoáng khiến đối phương không kịp trở tay.


    Máy bay tàng hình trước các biện pháp trinh sát điện từ chủ yếu nhờ vào thiết kế khí động học độc đáo giúp làm giảm tối đa diện tích phản xạ sóng radar (RCS). Ngoài ra máy bay còn được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ cùng với các biện pháp che chắn hồng ngoại toàn diện.

    [​IMG]
    Máy bay tàng hình thực sự là đối thủ "khó nhai" với bất kỳ một lực lượng phòng không quốc gia nào trên thế giới. Ảnh minh họa
    Phần lớn sóng điện từ do các radar phát đi sẽ bị tán xạ trong không khí do thiết kế khi động học của máy bay hoặc bị hấp thụ bởi lớp sơn đặc biệt. Điều đó khiến cho máy bay trở nên “tàng hình” trước các biện pháp trinh sát điện từ chủ động. Các radar chủ động gặp bất lợi lớn trong việc phát hiện các máy bay có khả năng tàng hình từ xa.


    Tuy nhiên, máy bay tàng hình không hẳn là không có điểm yếu, máy bay tàng hình bay trong đội hình phải trao đổi thông tin liên lạc với nhau, mở radar phát sóng để tìm kiếm mục tiêu tạo nên những bức xạ điện từ trong không khí.


    Đây chính là “nhược điểm lớn nhất” máy bay tàng hình, qua đó một số quốc gia đã phát triển thành công các hệ thống trinh sát điện từ (tìm kiếm, bắt tín hiệu điện từ phát ra từ máy bay tàng hình) chuyên trị loại vũ khí nguy hiểm này.


    Một trong những quốc gia đang đạt được nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực này là Ukraine với hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga.


    Kolchuga được hợp tác phát triển giữa Cục thiết kế các thiết bị radar đặc biệt, Đại học Kỹ thuật Quốc gia Donetsk và Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Ukrainae Ukrspet***port. Quá trình phát triển hệ thống kéo dài trong 8 năm từ năm 1993-2000.


    Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Ukraine mua 4 hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga với tổng giá trị 54 triệu USD. Việc chuyển giao được hoàn tất trong năm 2012.

    [​IMG]
    Các thành phần trong hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga chuyên bắt máy bay tàng hình.​
    Kolchuga được coi là một trong những hệ thống cảnh báo sớm đường không đặc biệt hiệu quả. Nó có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình hiện có hoặc sẽ được trang bị trong tương lai thông qua sóng điện từ (thiết bị vô tuyến liên lạc, radar hoạt động sinh ra) phát từ máy bay. Đồng thời, nó cũng có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình nhờ sóng điện từ phát ra từ động cơ.


    Mỗi hệ thống trinh sát điện từ Kolchuga gồm: 3 đài thu tín hiệu sóng điện từ có thể bố trí cách nhau 10km; 1 đài điều khiển xử lý tín hiệu trung tâm, có thể phát hiện và bám sát các loại phương tiện bay bằng việc giao hội sóng điện từ giữa 3 đài thu tín hiệu.


    Kolchuga có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị). Các đài thu và trạm điều khiển trung tâm đều được đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp Kraz 6x6.


    Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km.

    [​IMG]
    Với Kolchuga, phòng không Việt Nam có khả năng bắn hạ được máy bay tàng hình nếu phải đối đầu.​
    Như vậy, Kolchuga có thể hoạt động như một hệ thống cảnh báo sớm tầm xa hiệu quả. “Mắt thần” Kolchuga sẽ đảm đương nhiệm vụ cảnh giới phát hiện sớm các mục tiêu xâm nhập bầu trời Việt Nam, cung cấp tham số về mục tiêu cho các hệ thống phòng không sẵn sàng tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào.


    Mặt khác do không chủ động phát sóng mà chỉ thu nhận tín hiệu điện từ phát ra từ máy bay đối phương nên nó “miễn nhiễm” với các loại tên lửa chống radar hoạt động theo nguyên lý bám theo cánh sóng radar.


    Kolchuga cùng với Tamara và Vera của Cộng hòa Czech là các hệ thống trinh sát điện tử thụ động hiện đại nhất hiện nay. Các chuyên gia về vũ khí cho rằng Kolchuga có tính năng vượt trội hơn so với hệ thống 85V6-VEGA tương tự của Nga.


    Hiện TQ cũng được trang bị các loại radar, cảm biến này​
  6. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Vì sao Trung Quốc không đánh Đài Loan?

    9:28 AM, 19/04/2013, Views: 65095 | By Nhân Vũ

    VietnamDefence - Trung Quốc hiện đã có khả năng tiến hành một chiến dịch đổ bộ không-biển quy mô lớn.



    Câu hỏi về khả năng Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan bằng biện pháp quân sự đã xuất hiện từ khi lập ra quốc gia độc lập với Bắc Kinh trên hòn đảo vào năm 1949.


    Trong suốt nửa cuối thế kỷ ХХ, câu hỏi này thuần túy là mỹ từ bởi lẽ đứng đằng sau là Mỹ, ngoài ra, bản thân Đài Loan cũng đủ mạnh để đẩy lùi cuộc xâm lược của Trung Quốc. Tình thế đã thay đổi hẳn đúng chỉ trong 10 năm. Điều đó đã xảy ra nhanh đến nỗi đến nay thậm chí ở ngay chính Đài Loan người tư vẫn chưa nhận thức được đầy đủ. Rất nhiều người ở đó đến giờ vẫn tin vào: một là sự trợ giúp của Mỹ, hai là khả năng tự mình duy trì cán cân sức mạnh.


    Tuy nhiên, những hy vọng đó là ảo tưởng. GDP của Trung Quốc hiện nay lớn hơn ít nhất 10 lần so với Đài Loan. Khả năng khoa học-công nghệ của Trung Quốc không dưới Đài Loan, còn năng lực sản xuất lớn hơn thậm chí không tính bằng lần mà là hàng chục lần. Bởi vậy, không thể dù chỉ nói đến chuyện duy trì cán cân gì hết, ưu thế của Trung Quốc sẽ gia tăng ngày một nhanh mà không hề có hy vọng nhỏ nhoi nào vào sự thay đổi tình thế.


    Không có cơ sở nào để hy vọng kể cả là vào nước Mỹ. Ở Đài Bắc và cả ở chính Bắc Kinh, người ta vẫn chưa hiểu rằng, nước Mỹ đã bán đứng Đài Loan, nhưng vẫn chưa quyết định được cách thực hiện chuyện bán đứng này như thế nào và nhận được gì từ việc đó. Không thể dù chỉ là nói đến một cuộc chiến tranh lớn với Trung Quốc: nó đã chỉ có thể cho đến khi điều đó không đe dọa gì nước Mỹ. Nay thì một cuộc chiến tranh như vậy tất yếu sẽ khiến quân đội Mỹ hứng chịu những tổn thất lớn, còn nước Mỹ nói chung phải chịu những phí tốn tài chính cực kỳ lớn. Bởi vậy, sự kiềm chế Bắc Kinh mà Washington rêu rao sẽ chỉ là phô trương sự sẵn sàng của quân đội Mỹ cho những hành động cương quyết nhất nếu Trung Quốc bắt đầu cuộc xâm lược chống các nước láng giềng (trong đó có Đài Loan). Tính toán của Washington là cả Bắc Kinh, lẫn các nước láng giềng của Trung Quốc đều tin vào quyết tâm của nước Mỹ.

    Trên thực tế, trong những năm sắp tới, sự đối kháng Mỹ-Trung sẽ không mang tính chất quân sự mà mang tính chất tâm lý. Khả năng bành trướng của Trung Quốc sang các quốc gia và khu vực lân cận sẽ được quy định hoàn toàn bởi việc liệu Bắc Kinh có thể hiểu được rằng, người Mỹ không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh thực sự chống Trung Quốc hay không. Hơn nữa, dẫu thế nào thì tương quan tiềm lực kinh tế và quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tất yếu thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc, điều đó sẽ tự động thúc đẩy sự gia tăng quyết tâm của Trung Quốc và sự suy giảm quyết tâm của Mỹ.


    Điều duy nhất hiện còn cho phép Đài Loan giữ được nền độc lập thực tế của mình là vị thế của hòn đảo cộng với sự thiếu vắng hoàn toàn kinh nghiệm tiến hành các chiến dịch đổ bộ lớn của hải quân Trung Quốc. Đẩy lùi đổ bộ dễ dàng hơn nhiều đổ bộ thành công.

    Ưu thế không thể tranh cãi của Trung Quốc

    Tuy nhiên, ngay hiện tại, Trung Quốc đã đạt được ưu thế áp đảo đối với Đài Loan cả trên biển, lẫn trên không, đồng thời ưu thế này liên tục tăng lên. Để hiểu được điều đó, chỉ cần xem xét cơ cấu lực lượng của hai bên. Hơn nữa, xem xét lục quân Trung Quốc đơn thuần là chẳng có ý nghĩa. So sánh lục quân Trung Quốc với lục quân Đài Loan cũng giống như so cái búa với quả trứng từ giác độ khả năng tấn công.


    [​IMG]
    Hạm đội Nam Hải tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông trong tháng 3/2013 (navy81.cn)

    Trong cơ cấu quân đội Trung Quốc, ngoài không quân, còn có không quân hải quân với số lượng chỉ thua kém Mỹ. Bởi vậy, tiếp sau đây, chúng tôi nói đến không quân Trung Quốc với ý nghĩa tổng lực bản thân không quân và không quân hải quân Trung Quốc.

    Không quân tiến công của Trung Quốc
    gồm khoảng 140 máy bay ném bom tầm trung Н-6 và Н-6М (Tu-16), 150-200 máy bay ném bom chiến thuật JH-7, 150-550 máy bay cường kích Q-5. Không quân tiêm kích có không dưới 100 Su-30 và J-16, 200-350 Su-27 và J-11 các biến thể, 200-250 J-10, khoảng 200 J-8 và 700-800 J-7 (MiG-21).

    Sở dĩ có sự khác biệt lớn về con số không chỉ là do việc giữ kín thông tin của Trung Quốc, dù cho là đã bớt nhiều so với trước đây, mà còn do các máy bay Q-5, J-7 và J-8 các đời đầu đang bị loại bỏ, đồng thời JH-7, J-16 (sao chép trái phép Su-30), J-11B (sao chép trái phép Su-27) và J-10 đang được sản xuất. Bởi vậy, số lượng máy bay cực kỳ không ổn định, tuy nhiên việc sản xuất các máy bay mới hoàn toàn bù đắp được việc loại bỏ các máy bay cũ. Tính ra, số lượng máy bay chiến đấu mà Trung Quốc đang sản xuất hàng năm lớn hơn so với tất cả các nước NATO, kể cả Mỹ cộng lại.

    Đem lại ưu thế bổ sung cho Trung Quốc là sự hiện diện của hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn tên lửa đường đạn tầm trung và tên lửa chiến dịch-chiến thuật các loại, còn nay thì thêm cả hàng ngàn tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến, máy bay và mặt đất. Hơn nữa, đa số các tên lửa này được triển khai trên lục địa đối diện với Đài Loan và chĩa vào chính hòn đảo này.


    [​IMG]
    Hạm đội Nam Hải tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông trong tháng 3/2013 (navy81.cn) Các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của Trung Quốc dĩ nhiên sẽ không được huy động vào cuộc chiến chống Đài Loan, nhưng kể cả không tính chúng thì hạm đội tàu ngầm Trung Quốc vẫn là lớn nhất thế giới. Hạm đội này gồm 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công (4 tàu Type 091 và Type 093) và không dưới 60 tàu ngầm thông thường (đến tàu 10 lớp Type 041А, 8 Projekt 636EM, 2 Projekt 636 và 2 Projekt 877, 13 Type 039G, 5 Type 035G, 13 Type 035, đến 8 Type 033).

    Tất cả các tàu ngầm hạt nhân tấn công và tàu ngầm thông thường thuộc các lớp Type 041А, Projekt 636EM và Type 039G đều được trang bị tên lửa chống hạm. Các tàu ngầm thông thường cũ lớp Type 033 và Type 035 đang bị loại bỏ, thay cho chúng, Trung Quốc đang đóng các tàu ngầm thông thường lớp Type 041А, các tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Type 095 và Type 043 cũng đã bắt đầu được đóng.

    Tàu sân bay Liêu Ninh (tàu sân bay đóng dở Varyag của Liên Xô) thu hút nhiều sự chú ý của các nhà quan sát bên ngoài. Tuy nhiên, do đặc điểm thiết kế (dùng cầu bật thay cho máy phóng máy bay) và thiếu vắng thực tế các máy bay trên hạm (hiện chỉ có J-15), tàu này sẽ mãi mãi chỉ là tàu huấn luyện-thử nghiệm, chứ không thể là tàu chiến đấu thực thụ. Các tàu sân bay thực sự tự thiết kế không thể xuất hiện ở Trung Quốc trước 10 năm nữa. Tuy nhiện, do sự gần gũi địa lý của Đài Loan so với đại lục, quân đội Trung Quốc chỉ cần không quân triển khai trên bờ và tàu mặt nước thuộc các lớp cơ bản cũng sẽ quá đủ để tấn công hòn đảo này.


    Hải quân Trung Quốc có trong biên chế 25 tàu khu trục: 2 tàu lớp Projekt 956, 2 tàu lớp Projekt 956EM, 3 tàu Type 052С, 2 tàu Type 052В, 2 tàu Type 052, 2 tàu Type 051С, 1 tàu Type 051В, 2 tàu Type 051 Lữ Đại III, 1 tàu Type 051 Lữ Đại II và 8 tàu Type 051 Lữ Đại I (còn 1 tàu Type 051 được chuyển giao cho lực lượng bảo vệ bờ biển). Tất cả các tàu Lữ Đại đang dần bị loại bỏ, Trung Quốc đang đóng các tàu khu trục Type 052С (còn thêm 3 tàu nữa, tức tổng cộng có 6 chiếc) để thay thế cho chúng.


    Kể từ tàu thứ ba của loạt tàu này, các tàu Type 051C sẽ không sử dụng các hệ thống vũ khí Nga nữa. Chẳng hạn, hệ thống tên lửa phòng không S-300F với bệ phóng kiểu ổ quay được thay bằng ННQ-9 với bệ phóng thẳng đứng vạn năng. Đồng thời, họ cũng bắt đầu đóng các tàu khu trục được mệnh danh là “khu trục hạm Aegis của Trung Quốc” là Type 052D lắp bệ phóng thẳng đứng vạn năng với 64 tên lửa các loại (tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không có điều khiển, tên lửa chống ngầm có điều khiển). Hải quân Trung Quốc sẽ có ít nhất 10 tàu lớp này (hiện đang đóng 4 tàu đầu tiên).

    Trung Quốc sẽ là quốc gia thứ tư trên thế giới (sau Mỹ, Nhật và Hàn Quốc) sở hữu các tàu loại này. Chúng có thể tham gia các binh đoàn tàu sân bay với tư cách tàu hộ vệ, lẫn các binh đoàn chiến dịch để tác chiến độc lập ngoài khơi xa, kể cả khi cách xa bờ biển Trung Quốc, trong đó có nhiệm vụ tác chiến chống mục tiêu bờ. Điều đó mang lại cho hải quân Trung Quốc một chất lượng hoàn toàn mới mà hạm đội Trung Quốc chưa bao giờ có trong lịch sử đương đại.

    Hạm đội Trung Quốc hiện có 48 frigate.
    Cùng với các vũ khí tiến công truyền thống của hải quân Trung Quốc (8 tên lửa chống hạm С-803 để trong bệ phóng containe), các tàu lớp Type 054А trở thành các frigate đầu tiên của Trung Quốc có vũ khí phòng không tương ứng với các tàu loại này: bệ phóng thẳng đứng vạn năng với 32 tên lửa phòng không HHQ-16 (được chế tạo trên cơ sở hệ thống tên lửa phòng không Shtil). Nhờ đó, các frigate sẽ là các tàu hộ vệ vạn năng, có thể sử dụng để bảo vệ các tàu sân bay ở gần bờ biển nhà và tăng cường cho các tàu khu trục ở ngoài khơi xa. Trung Quốc ngay hiện giờ đã có đội tàu frigate đông đảo nhất thế giới. Rõ ràng là số lượng các tàu này sẽ được duy trì ở mức gần 50 chiếc cùng với việc liên tục hoàn thiện chất lượng của chúng.

    “Hạm đội tàu muỗi” có truyền thống rất phát triển ở Trung Quốc. Hiện nay, đội tàu này gồm 119 tàu tên lửa nhỏ (83 tàu cao tốc hai thân lớp Type 022, 6 tàu Type 037-II, 30 tàu Type 037-IG) và đến 250 tàu tuần tra. Một tin chấn động của năm 2012 là việc Trung Quốc đóng ồ ạt các tàu Type 056. Chỉ một năm trước, người ta hoàn toàn không biết gì về các tàu này. Tàu đầu tiên lớp này đã được khởi đóng vào tháng 5/2012. Hiện nay, 1 tàu này đã được đưa vào biên chế, 2 tàu đang thử nghiệm, 7 tàu đang đóng hoàn thiện trên mặt nước và không dưới 2 tàu đang ở trên triền đà. Tổng số tàu lớp này sẽ vượt quá 20 chiếc, thậm chí có thể lên đến 50.

    Nhịp độ đóng tàu cao như vậy là chưa từng có trong lịch sử sau Thế chiến II ở bất kỳ nước nào khác. Nó đặc biệt ấn tượng khi xét đến việc các tàu đang được đóng là khá lớn (lượng giãn nước gần 1.500 tấn, chiều dài 95 m). Ở Trung Quốc, các tàu này được xếp loại là frigat, còn nước ngoài coi là corvette. Các tàu Type 056 xét về kích thước trên thực tế là loại tàu trung gian giữa hai lớp tàu này. Xét đến cự ly hành trình hạn chế (khoảng 2.000 hải lý), thì sẽ là đúng hơn nếu xếp chúng vào loại tàu corvette. Tuy nhiên, việc xếp loại chúng không có ý nghĩa quan trọng lắm. Rõ ràng là các tàu Type 056 sẽ thay thế phần lớn “hạm đội tàu muỗi” lạc hậu được Trung Quốc đóng trong những năm 1960-1980. Điều đặc biệt đáng lưu ý là kể cả trong trường hợp này, ban lãnh đạo Trung Quốc trong khi đổi mới chất lượng triệt để cũng không cắt giảm số lượng, nếu như tính đến việc đóng hàng loạt tàu cao tốc tên lửa nhỏ uy lực mạnh nhất và hoàn thiện nhất thế giới Type 022. Các tàu Type 056 được trang bị 4 tên lửa chống hạm, các tốc hạm Type 083 được trang bị 8 tên lửa chống hạm. Tuy nhiên, vũ khí phòng không của Type 056 rất yếu với chỉ 1 hệ thống tên lửa phòng không FL-3000N (8 tên lửa phòng không trên bệ phóng) giống với hệ thống tên lửa phòng không Pháp-Đức RAM.

    Hệ thống tên lửa phòng không này chỉ dùng để tự vệ chống tên lửa chống hạm và không có khả năng tiêu diệt máy bay chiến đấu (ít nhất là không thể tưởng tượng tình huống chiến thuật khi mà một máy bay chiến đấu tiền vào khu vực sát thương của hệ thống tên lửa phòng không này). Phòng không của các tàu Type 022 hoàn toàn có tính tượng trưng. Tuy nhiên, điều đó rõ ràng không phải là vấn đề xét từ quan điểm của bộ chỉ huy hạm đội Trung Quốc. Các tàu Type 056 và Type 022 sẽ chỉ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc dưới sự bảo vệ của không quân từ trên bờ và/hoặc trong cùng đội hình chiến đấu với các tàu khu trục Type 052С/D và frigate Type 054А có phòng không mạnh.

    Lực lượng tàu đổ bộ của hải quân Trung Quốc khá lớn, gồm 3 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Type 071, 30 tàu đổ bộ lớn và đến 60 tàu đổ bộ hạng trung. Mỗi tàu đốc đổ bộ chở trực thăng chở được đến 800 lính thủy đánh bộ và 50 xe thiết giáp, các lực lượng và phương tiện này có thể đưa từ tàu lên bờ nhờ 4 tàu đổ bộ đệm khí và 4 trực thăng bố trí ngay trên tàu đốc đổ bộ. Dự kiến, Trung Quốc sẽ đóng các tàu đổ bộ vạn năng. Ngoài ra, trong chiến dịch đổ bộ chống Đài Loan, họ có thể huy động một số lượng lớn tàu dân sự, thậm chí cả các tàu cá.

    Tóm lại, cần nhấn mạnh rằng, hải quân Trung Quốc đã chấm dứt kỷ nguyên đóng loạt nhỏ thử nghiệm tàu mặt nước thuộc các lớp cơ bản. Bộ chỉ huy hải quân Trung Quốc đã lựa chọn được các biến thể tàu khu trục, frigate, corvette tối ưu và đã bắt tay vào đóng loạt lớn. Không thể không lưu ý đến khả năng cao chưa từng có của công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đang được thể hiện. Hiện tại, tại các xưởng đóng tàu và trên mặt nước đang đóng và đang hoàn thiện đồng thời 6 tàu khu trục, f frigate, không dưới 9 tàu corvette, cũng như gần 10 tàu ngầm hạt nhân và thông thường, và 1 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng, nghĩa là ít nhất 30 chiến hạm nói riêng. Nhịp độ xây dựng hải quân đó ngay cả Mỹ cũng không làm được, còn bất kỳ nước nào khác thì đơn giản là không thể sánh nổi. Nhịp độ xây dựng hải quân Trung Quốc hiện nay chỉ thua Hải quân Mỹ trong những năm Thế chiến II, nhưng các tàu thời đó đơn giản hơn đến mức không thể so sánh với các tàu hiện nay.

    Quân đội dành cho một cuộc chiến

    Quân đội Đài Loan là quân đội dành cho một cuộc chiến . Không may là kẻ thù của họ trong cuộc chiến tranh này lại là quân đội Trung Quốc.
    Lục quân Đài Loan thua kém lục quân Trung Quốc về số và chất lượng đến mức hoàn toàn không đáng nói. Có thể không quá khiên cưỡng khi coi lực lượng này là bằng không. Nếu như lực lượng đổ bộ Trung Quốc trụ vững được đầu cầu dù là tại một địa điểm và bắt đầu mở rộng nó thì người Đài Loan có thể thanh thản mà đầu hàng.

    Không quân Đài Loan về hình thức thì rất lớn với 328 tiêm kích thế hệ 4, tức là nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào. Đó là 145 chiếc F-16 (117 F-16А, 28 F-16В), 57 Mirage-2000-5 (47 Mirage-2000-5 EI, 10 Mirage-2000-5 DI) và 126 Ching Kuo (101 Ching Kuo А, 25 Ching Kuo В). Tất cả các máy bay này đều được mua sắm trong những năm 1990. Ngoài ra, còn có tới 250 chiếc F-5, trong đó có không quá 100 chiếc trong biên chế thường trực, số còn lại nằm trong lực lượng dự bị. Có thể liệt vào lực lượng máy bay chiến đấu còn có 58 máy bay cường kích АТ-3 vốn được sử dụng nhiều hơn làm máy bay huấn luyện.

    Như vậy, xét tổng số máy bay chiến đấu (kể cả các máy bay thuộc lực lượng dự bị), không quân Đài Loan nằm trong số 5 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ), nhưng điều này là sự an ủi cực kỳ yếu ớt. Trong thế kỷ ХХI, không quân Đài Loan chưa nhận được một máy bay nào và cũng không có triển vọng nào về mặt này. Trung Quốc, như đã nói ở trên, hiện đã có từ 500-700 tiêm kích thế hệ 4, cộng với gần 100 chiếc bổ sung mỗi năm. Hơn nữa, bất kỳ tiêm kích nào của Trung Quốc cũng vượt trội về chất lượng bất kỳ tiêm kích Đài Loan nào và đơn giản là mới hơn nhiều về mặt vật lý. Ngoài ra, Trung Quốc còn có hơn 500 máy bay tiến công và không dưới 1.000 tiêm kích cũ. Do đó, không thể dù là nói đến sự cân bằng nào, kể cả về mặt số lẫn chất lượng. Bởi vậy, việc Đài Loan đàm phán nhiều năm về việc mua 66 tiêm kích Mỹ F-16C/D chẳng có ý nghĩa gì, ngoại trừ tạo ra sự cười cợt. Thậm chí, khi thương vụ này diễn ra (điều này cực kỳ khó xảy ra vì Washington không dám làm thế), có thể ví nó như “đắp thuộc cao cho người chết”.

    Hạm đội tàu ngầm Đài Loan gồm có 2 tàu ngầm do Hà Lan đóng trong những năm 1980 và 2 tàu ngầm do Mỹ đóng trong thập kỷ 1940, đứng trước hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, có thể coi là không tồn tại. Về hạm đội tàu nổi, Đài Loan có 4 tàu khu trục Mỹ lớp Kidd, 8 frigate Mỹ lớp Oliver Perry và 8 frigate Mỹ lớp Knox, 6 frigate Pháp lớp Lafayette, gần 90 tàu corvette và xuồng tên lửa. Trong thời gian tới, bộ chỉ huy hải quân Đài Loan đang định trông cậy chính vào các corvette tên lửa đóng theo công nghệ tàng hình và được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-III và hy vọng nhờ các tàu này, có thể gây tổn thất lớn cho các lực lượng xâm lược. Chiến thuật này xem ra là duy nhất đúng đắn, nhưng cả chiến thuật này cũng ngày một trở nên ảo tưởng.

    Xét đến ưu thế chắc chắn của không quân và hải quân Trung Quốc trên không và dưới mặt nước, các frigate, corvette và xuồng tên lửa Trung Quốc sẽ dễ dàng đè bẹp bằng số lượng đông đảo hạm đội Đài Loan, kể cả các corvette mới của Đài Loan. Trung Quốc thậm chí sẽ không cần đưa vào trận các tàu khu trục hiện đại hơn nhiều, họ giữ chúng cho các cuộc hành quân đại dương tương lai trong thành phần các binh đoàn tàu sân bay. Việc Mỹ hứa cung cấp cho Đài Loan 4 tàu frigate lớp Oliver Perry (những tàu cực kỳ dở do vũ khí yếu) lại là một dạng thuốc cao cho người chết khác. Giống hư tiêm kích F-16, chúng không thể ảnh hưởng đến cán cân sức mạnh: thời gian đã bị bỏ phí mất rồi. Do không thể so sánh về năng lực sản xuất, khả năng chiến tranh của hai bên cũng không thể so sánh như thế.

    Tác giả bài báo này mới chỉ 5 năm trước đã coi kết cục của một chiến dịch đổ bộ của Trung Quốc chống Đài Loan là hoàn toàn không thể tiên đoán và cho rằng, Đài Loan hoàn toàn có khả năng thực tế để đẩy lùi cuộc xâm lược, kể cả khi không có sự trợ giúp của Mỹ. Nhưng đã không dự đoán được tình thế lại xoay chuyển nhanh chóng và triệt để đến thế.

    Trên thực tế, hiện nay, Trung Quốc không đánh chiếm Đài Loan bằng sức mạnh chỉ là vì họ hy vọng làm được việc đó bằng con đường hòa bình. Quốc dân đảng đã từ kẻ thù bất cộng đới thiên của đảng cộng sản Trung Quốc biến thành đạo quân thứ 5 của Trung Quốc khi tiếp tay cho việc thôn tính kinh tế hòa bình Đài Loan của Trung Quốc. Sự thôn tính này đang diễn ra rất nhanh. Dĩ nhiên, Bắc Kinh thực dụng sẽ không đời nào cắt cổ con gà đẻ trứng vàng. Họ sẽ có lợi hơn nhiều khi sáp nhập Đài Loan thịnh vượng với dự trữ ngoại tệ lớn và các công nghệ tiên tiến.

    Và chỉ khi xảy ra “trục trặc chương trình” do những lý do nào đó, Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và cứng rắn bằng sức mạnh. Hơn nữa, sau độ 10 năm nữa, ưu thế của họ sẽ trở nên rõ rệt và áp đảo đến mức thì “trục trặc chương trình” cũng sẽ không thể nào xảy ra được. Đài Loan sẽ đơn thuần là không mạo hiểm chống lại, còn Mỹ sẽ quên hẳn “những “cam kết bảo đảm an ninh” của mình đối với hòn đảo.


    Nguồn: Chiến dịch Overlord kiểu Bắc Kinh / Aleksandr Khramchkhin // VPK.-N.14 (482), 10/4/2013.

    TQ sẽ đánh nhưng là đánh cái thằng mất dậy ở ĐNA ấy :))
  7. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Trung Quốc đủ vũ khí để tấn công Đài Loan năm 2020 dù Mỹ can thiệp

    (GDVN) - Báo cáo quốc phòng Đài Loan 2013 cũng đánh giá Trung Quốc có đủ khả năng ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài, trái ngược với đánh giá của nó về chính sách trục châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ đang bị bóp nghẹt về ngân sách.

    [​IMG]

    Tên lửa chiến lược Trung Quốc (hình minh họa).

    Một báo cáo quân sự từ Đài Bắc ngày 8/10 nhận định, những vũ khí Trung Quốc chế tạo trong 20 năm qua sẽ cung cấp đủ hỏa lực tấn công Đài Loan vào năm 2020 bất chấp việc Mỹ có can thiệp hay không.

    Chi tiêu quân sự hàng năm của Trung Quốc đã tăng trưởng trung bình 2 con số trong 20 năm qua, báo cáo quốc phòng của đảo Đài Loan năm 2013 cho biết.

    Bên cạnh sức mạnh quân sự, năng lực nghiên cứu và sản xuất vũ khí của Trung Quốc đã tăng lên rất nhiều. Giới chức Đài Loan xem điều này la một mối đe dọa nghiêm trọng.

    Trong số các loại vũ khí Trung Quốc đã mua sắm từ Nga và tự sản xuất gồm có tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường, máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu tàng hình, máy bay cảnh báo sớm và tên lửa đạn đạo, tên lửa phòng không.

    Báo cáo quốc phòng Đài Loan 2013 cũng đánh giá Trung Quốc có đủ khả năng ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài, trái ngược với đánh giá của nó về chính sách trục châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ đang bị bóp nghẹt về ngân sách.

    Trong năm 1996 khi quan hệ 2 bờ eo biển Đài Loan căng thẳng, Mỹ đã phái 2 cụm tàu sân bay đến khu vực này trong khi Trung Quốc chĩa tên lửa về phía đảo Đài Loan.

    Theo giới quân sự Đài Loan, quân đội Trung Quốc hiện triển khai khoảng 1/3 lực lượng nhằm vào đảo Đài Loan với ít nhất 1.600 tên lửa đạn đạo.

    Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan đã hạ nhiệt và được cải thiện rõ rệt kể từ khi Mã Anh Cửu thuộc Quốc dân đảng lên nắm quyền tại Đài Loan từ năm 2008 và sau đó tiếp tục tái đắc cử vào năm 2012 với nhiệm kỳ 4 năm.

    Trung Quốc xem đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ chưa thu hồi của mình.

    Đài Loan lo ngại năm 2020 bị Trung Quốc tấn công

    Trung Quốc trong hai thập niên qua đã tích lũy đủ vũ khí để có thể đổ bộ đánh chiếm Đài Loan vào trước cuối năm 2020 cho dù Đài Bắc có được các đồng minh hỗ trợ. Đó là nội dung bản báo cáo Quốc phòng 2013 của Đài Loan vừa công bố ngày 08/10/2013.



    Tài liệu nói trên cho biết chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng ở mức trung bình 2 con số trong 20 năm qua. Ngoài sức mạnh quân sự, khả năng nghiên cứu và chế tạo vũ khí của Trung Quốc cũng đã phát triển rất nhanh. Điều đó, theo báo cáo quốc phòng của Đài Loan đã giúp Hoa lục « nâng cao khả năng răn đe quân sự và tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng » đối với an ninh của Đài Loan.

    Trong số những loại vũ khí mới mà Trung Quốc có được, phải kể đến đội tàu ngầm trong đó cả loại sử dụng năng lượng hạt nhân, chiến đấu cơ, máy bay tàng hình, tên lửa đạn đạo và tên lửa phòng không .... Các loại vũ khí nói trên hoặc do Trung Quốc tự chế tạo hoặc do mua lại của Nga.

    Với những phương tiện hùng hậu như vậy trong tay, Đài Loan cho rằng, Bắc Kinh có khả năng đánh chiếm Đài Loan trước năm 2020. Bản báo cáo Quốc phòng nói trên còn cho rằng, Trung Quốc đã liên tục tăng cường sức mạnh quân sự để ngăn ngừa kịch bản quốc tế can thiệp. Ngược lại thì chính sách xoay trục của Washington hướng về Châu Á Thái Bình Dương lại bị ảnh hưởng vì khủng hoảng ngân sách Hoa Kỳ.

    AFP nhắc lại Mỹ là đồng minh quan trọng của Đài Loan. Năm 1996 Hoa Kỳ đã điều hai nhóm tàu sân bay tới vùng biển gần Đài Loan sau khi Trung Quốc đã chĩa khoảng 1.600 tên lửa đạn đạo vào hòn đảo này. Hành động đó của Bắc Kinh khi ấy nhằm cản đường cử tri bỏ phiếu bầu ông Lý Đăng Huy vào chức vụ tổng thống.

    Hãng thông tấn Pháp nhắc lại, kể từ khi tổng thống Mã Anh Cửu lên cầm quyền năm 2008 quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã được cải thiện đáng kể. Dù vậy Bắc Kinh vẫn không từ bỏ tham vọng thôn tính Đài Loan bằng vũ lực.

    Cho dù Đài Loan đang phải đối diện với đe dọa quân sự của Trung Quốc, chính quyền Đài Bắc vẫn dự trù cắt giảm ngân sách quốc phòng, giảm số lượng binh sĩ đang từ 240 00 xuống còn 215 000 vào sang năm.


    http://www.viet.rfi.fr/chau-a/201310...g-vao-nam-2020
  8. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    “Lá chắn tên lửa” PAC-2 Hàn Quốc tê liệt 132 ngày

    (Kienthuc.net.vn) - Một hệ thống tên lửa phòng không – phòng thủ tên lửa PAC-2 của Hàn Quốc đã ngừng hoạt động 132 ngày giữa thời điểm căng thẳng leo cao với Triều Tiên.



    Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, một hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa Patriot PAC-2 của Hàn Quốc đã phải ngừng hoạt động 132 ngày trong năm 2012 khi quân đội nước này không sửa được một bộ phận lỗi vì hệ thống hậu cần không hiệu quả.
    Theo báo cáo được gửi lên dân biểu Baek Gun-ki của Đảng Dân chủ Hàn Quốc, hệ thống PAC-2 được nhập khẩu từ Đức đã ngừng hoạt động từ ngày 3/8/2012-17/7/2013 khi hệ thống này không phát hiện được mục tiêu vì trục trặc trong hệ thống radar. Không quân Hàn Quốc đã gửi tên lửa tới Mỹ để sửa chữa khi họ không thể mua được những linh kiện trong nước trong khoảng thời gian cần thiết.
    “Có 4 trạm tên lửa đã không thể thực hiện nhiệm vụ trong 1 tháng khi họ không thể nhận được những phần linh kiện trong khoảng thời gian cần thiết”, ông Baek cho hay.
    [​IMG]
    Việc hệ thống PAC-2 ngừng hoạt động trong thời gian căng thẳng tăng cao giữa 2 miền là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với Hàn Quốc.

    Quân đội Hàn Quốc đang vận hành 48 bệ phóng tên lửa PAC-2 được nhập khẩu từ Đức với tỉ lệ đánh chặn gần 40%. Hàn Quốc đang có kế hoạch nâng cấp PAC-2 lên chuẩn mới nâng cao tính chiến đấu.
    Quá trình sửa chữa kéo dài sẽ là vấn đề nghiêm trọng khi Bình Nhưỡng đe dọa tấn công Hàn Quốc và Mỹ sau khi 2 nước này tập trận chung hồi đầu năm 2013.
    Triều Tiên có khoảng 1.000 tên lửa đạn đạo các loại với phần nhiều trong số này chỉ có thể tấn công Hàn Quốc. Một số ít có khả năng tấn công Nhật và các căn cứ Mỹ.
    Ông Baek đề nghị Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cần thiết lập hệ thống cung ứng hiệu quả cho quân đội như hệ thống Trao đổi Thông tin Chính phủ - ngành Công nghiệp (GIDEP) của Mỹ cho phép chính phủ và các công ty chia sẻ thông tin về các bộ phận đã lỗi thời.
    “Lầu Năm Góc đã vận hành cơ sở dữ liệu chia sẻ giữa Chính phủ và các công ty GIDEP để đối phá với các thành phần lỗi thời”, ông Baek cho hay. “Hàn Quốc cũng cần thành lập những hệ thống như vậy”.
    Cả chính phủ và các công ty tham gia GIDEP như một cách để giảm chi phí nhờ việc chia sẻ thông tin kỹ thuật. Từ năm 1959, Lầu Năm Góc đã tiết kiệm được 2,1 tỷ USD nhờ cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiếu trong việc mua sắm và sửa chữa các thiết bị quân sự.

    Dự án tăng chủ lực K-2 Hàn Quốc trục trặc lớn


    Chủ nhật 13/10/2013 16:42
    ANTĐ - Ngày 11-10, cơ quan mua sắm vũ khí Hàn Quốc đã quyết định gia hạn dự án phát triển loại xe tăng chiến đấu chủ lực nội địa K-2 đến cuối năm 2014 để có thêm thời gian khắc phục các vấn đề kỹ thuật được phát hiện trong động cơ và bộ phận truyền động của xe tăng.

    Theo đó, cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc đã thông qua kế hoạch kéo dài thêm 6 tháng so với thời hạn ban đầu là tháng 6-2014 để hoàn thành phát triển động cơ và bộ phận truyền động của xe tăng.
    Quyết định này được đưa ra khi các bộ phận chính của xe tăng đã nhiều lần không đáp ứng được yêu cầu của quân đội.
    Dự án phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực của Hàn Quốc trị giá hơn 2.000 tỷ won (1,84 tỷ USD) đã được bắt đầu nghiên cứu và phát triển từ năm 2006 để thay thế cho các phiên bản trước đó, bao gồm cả các xe tăng K1 và xe tăng M48 do Mỹ chế tạo đã cũ.
    Tuy nhiên, một loạt vấn đề về kỹ thuật đã được phát hiện trong động cơ và bộ phận truyền động, làm cản trở kế hoạch ban đầu bắt đầu triển khai loại xe tăng này vào năm 2016.
    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực K2 của Hàn Quốc

    Sau khi các bộ phận do Hàn Quốc sản xuất này trải qua 3 lần thử nghiệm thất bại, đã có nhiều lời kêu gọi nhập khẩu bộ phận truyền động của Đức cho xe tăng, nhưng chính phủ Hàn Quốc đã quyết định kéo dài thời gian thử nghiệm một lần nữa.
    Bộ phận truyền động của xe tăng K2 gồm một động cơ diesel 1.500 mã lực được mô phỏng theo động cơ của xe tăng MTU-890 do Đức chế tạo.
    Theo DAPA, dòng xe tăng mới này được trang bị một pháo tự động 120mm, có thể đạt đến vận tốc lên đến 70 km/giờ và có thể vượt qua các dòng sông sâu đến 4,1 mét nhờ sử dụng ống thông hơi.


    Có thể nói ở Đông Á này, chỉ có Trung Hoa mới có khả năng thống lĩnh từ xe tăng máy bay tàu chiến tên lửa [r2)]
  9. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Không làm được - Hàn Quốc mua radar giám sát khu phi quân sự

    (Kienthuc.net.vn) - Hàn Quốc đã ký hợp đồng với công ty Anh mua hệ thống radar trinh sát mặt đất B400 để nâng cao khả năng giám sát khu phi quân sự (DMZ).



    Mạng thông tin Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc đưa tin, ngày 9/10, Hàn Quốc đã ký hợp đồng mua thêm hệ thống radar trinh sát mặt đất B400 từ công ty Blighter Surveillance Systems (Anh), dùng để nâng cao khả năng giám sát, theo dõi đối với hoạt động của Triều Tiên ở khu phi quân sự ngăn cách 2 miền.
    Trong 3 năm qua, Hàn Quốc đã mua một loạt radar kiểu B400 và triển khai tại các khu vực trọng yếu. Lô radar mua lần này sẽ lấp đầy khoảng trống giám sát ban đầu, việc triển khai số lượng radar B400 đạt hàng chục bộ. Mục đích cuối cùng là đưa toàn bộ khu phi quân sự dài 250km và rộng 4km vào phạm vi bao phủ của radar B400.
    Góc nghiêng của chùm sóng radar giám sát mặt đất B400 có thể đạt 20 độ, có thể đồng thời theo dõi nhiều mục tiêu, khoảng cách tìm kiếm 10m-2km, khoảng cách tìm kiếm tối đa có thể mở rộng đến 32km.
    [​IMG]
    Hệ thống radar giám sát mặt đất B400.

    Loại radar này có thể không chịu ảnh hưởng của vật cản và địa hình gồ ghề, tiến hành giám sát liên tục đối với khu vực trọng yếu, tìm kiếm các mục tiêu xâm nhậm như người, phương tiện hoặc máy bay tầm thấp. Radar này ban đầu được phát triển ứng dụng trong quốc phòng, và có được những thành công tương tự như trong vành đai an ninh sân bay.
    Lục quân Hoàng gia Anh cũng đã triển khai một loạt radar B400 tại Iraq và Afghanistan, chủ yếu cung cấp chu vi giám sát cho căn cứ tiền tiêu.
    Khu phi quân sự (DMZ) là khu vực, biên giới hoặc ranh giới nằm giữa hai hay nhiều lực lượng quân sự đối lập mà tại đó hoạt động quân sự không được phép tiến hành.
    DMZ được thiết lập ở vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên sau cuộc nội chiến năm 1953. Hai bên Nam - Bắc Triều cùng lùi 2 km tạo ra vùng phi quân sự rộng 4 km, dài 256 km. Đây được coi là khu phi quân sự lớn nhất trên thế giới.

    Nhật lập căn cứ ở Iwo Jima giám sát Trung Quốc?


    (Kienthuc.net.vn) - Báo chí, chuyên gia Trung Quốc cho là việc Nhật Bản lập căn cứ giám sát ở đảo Iwo Jima nhằm đối phó với khả năng nước nay vượt qua chuỗi đảo thứ 2.



    Báo Hải Dương Trung Quốc đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera sau chuyến thị sát đảo Iwo Jima đã tuyên bố, chính phủ Nhật Bản sẽ biến đảo này trở thành cứ điểm phòng thủ đảo xa mới, để tăng cường triển khai phòng vệ cảnh giới đối với khu vực biển gần đảo Iwo Jima.
    “Năm 2014, Nhật Bản sẽ thiết lập cơ sở giám sát kiểm soát thông tin trên đảo Iwo Jima, tăng cường giám sát kiểm soát đối với tàu quân sự của các nước láng giềng ra vào khu vực Thái Bình Dương”, ông Onodera cho biết.
    Ông Itsunori Onodera cho rằng, hoạt động của các nước láng giềng tại Thái Bình Dương ngày càng tăng cao, để bảo vệ lợi ích biển, công tác thu thập thông tin tình báo rất quan trọng, cho nên cần phải thiết lập cơ sở giám sát kiểm soát thông tin trên đảo Iwo Jima.
    Căn cứ vào kế hoạch, Bộ quốc phòng Nhật Bản dự định đưa kế hoạch chi khoảng 4,6 triệu USD vào ngân sách năm tiếp theo. Từ năm 2014, tiến hành điều tra thiết kế và dự kiến sau 3 sẽ năm hoàn thành xây dựng căn cứ, chính thức đưa vào sử dụng.
    [​IMG]
    Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản lo ngại tàu chiến Trung Quốc sẽ tiến và vượt qua chuỗi đảo thứ 2 mới lập căn cứ giám sát ở Iwo Jima.

    Đảo Iwo Jima nằm cách Tokyo 1.080 km về phía Nam, cách căn cứ quân sự Mỹ tại đảo Guam 1.130 km, diện tích đảo không quá 21 km2. Đảo này ở trên chuỗi đảo thứ 2, nếu thiết lập cơ sở giám sát tại đây, phạm vi của nó có thể bao gồm khu vực biển rộng lớn như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, eo biển Miyako - tuyến giao thông quan trọng của tàu quân sự Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương.
    Giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Phòng Binh cho biết, Iwo Jima là một đảo nhỏ nằm ở phía Nam quần đảo Ogasawara thuộc chuỗi đảo thứ 2. Đảo tuy không lớn, nhưng Nhật Bản sẽ đưa vào trong kế hoạch xây dựng trọng điểm, có lẽ Trung Quốc không thể chỉ nhìn từ góc độ phòng vệ đảo xa, mà cần phải nhìn từ chiến lược Nhật Bản và Mỹ muốn xây dựng những rào cản tại Tây Thái Bình Dương để ngăn chặn Hải quân Trung Quốc ra vào Tây Thái Bình Dương.
    “Nhật Bản rất nhạy cảm đối với việc Trung Quốc ra chuỗi đảo, trước đây trọng tâm phòng thủ của Nhật Bản là chuỗi đảo thứ nhất và khi đó Hải quân Trung Quốc rất ít khi ra chuỗi đảo thứ nhất, mỗi lần ra đều khiến Nhật Bản phải báo động. Những năm gần đây, với việc Hải quân Trung Quốc ngày càng tăng cường huấn luyện viễn dương, khả năng viễn dương của Hải quân Trung Quốc được tăng cao, Hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải cũng thường xuyên ra vào chuỗi đảo thứ nhất. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở này của Nhật Bản để phòng ngừa việc Hải quân Trung Quốc trong tiến ra chuỗi đảo thứ 2”, ông Phòng Binh nói.

    Thằng lùn nầy muốn chết thì phải !
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Hàn Quốc nỗ lực đóng 6 tàu khu trục Aegis cực mạnh

    Thứ sáu 18/10/2013 06:48
    ANTĐ - Ngày 16-10, một nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết, hải quân nước này đã yêu cầu đóng thêm 3 chiếc tàu khu trục Aegis nữa để tăng cường khả năng phòng thủ, đối phó với các nước láng giềng châu Á và Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng quân sự ngày càng tăng trong khu vực do tranh chấp lãnh thổ.




    [​IMG]
    Tàu khu trục lớp King Sejong của Hàn Quốc


    Hải quân Hàn Quốc hiện đang được biên chế 3 chiếc tàu khu trục Aegis 7.600 tấn, nhưng hải quân nước này vẫn nỗ lực tăng cường hạm đội tàu của họ để đối phó với những căng thẳng trong khu vực ngày càng gia tăng, sau vụ thử hạt nhân thứ 3 của Bình Nhưỡng hồi đầu năm nay và các tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
    "Hải quân đã đệ trình yêu cầu đóng thêm 3 chiếc tàu khu trục Aegis lên Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (JCS) từ một năm trước," nguồn tin giấu tên cho biết. "Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc sẽ thảo luận về kế hoạch này trong một cuộc họp dự kiến diễn ra ​​vào tháng tới."
    Theo nguồn tin, nếu kế hoạch này được phê duyệt, Hải quân Hàn Quốc sẽ bắt đầu chế tạo các tàu khu trục này trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025.
    Theo các quan chức quân sự Hàn Quốc, dự kiến, chi phí để đóng 3 chiếc tàu khu trục này lên đến khoảng 3 nghìn tỷ won (2,8 tỷ USD).
    Kể từ năm 2004, Hàn Quốc đã chế tạo được 3 chiếc tàu khu trục Aegis, theo một kế hoạch xây dựng sức mạnh hải quân, để tăng cường khả năng phòng thủ đối với Triều Tiên.
    Loại tàu khu trục này dài 166 mét, được trang bị hệ thống radar mới nhất cùng với tên lửa và ngư lôi trong hệ thống phóng thẳng đứng của tàu. Tàu có thể chở được 2 chiếc máy bay trực thăng hạng trung và di chuyển với tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, trong phạm vi 1.000 km. Thủy thủ đoàn của tàu lên đến 300 người.

    Thằng Hàn nầy vẫn chưa rút ra bài học chống ngầm từ sau vụ Cheonan nhĩ ?
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Hàn Quốc không cần lá chắn tên lửa, chỉ cần thông tin tình báo của Mỹ


    Thứ năm 17/10/2013 13:44
    ANTĐ - Ngày 16-10, bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin đã bác bỏ khả năng tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Mỹ đứng đầu, đồng thời cho biết nước này chỉ tập trung vào chương trình phòng thủ tên lửa trong nước nhằm ngăn chặn các tên lửa tầm thấp của Triều Tiên.





    Trong phiên họp quốc hội hôm thứ 2, ông Kim cho hay, quân đội Hàn Quốc đang đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Hàn Quốc (KAMD), đồng thời cũng đang cân nhắc tăng cường hệ thống này bằng các những tên lửa đánh chặn tầm xa khác để đối phó với mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
    Tuyên bố này đã làm gia tăng đồn đoán cho rằng có thể đã có một thỏa thuận tại một hội nghị quốc phòng song phương hồi đầu tháng này về việc Hàn Quốc sẽ tham gia lá chắn tên lửa của Mỹ để đổi lấy khả năng trì hoãn chuyển giao quyền kiểm soát các hoạt động thời chiến (OPCON) cho quân đội Hàn Quốc.
    Tuy nhiên, hôm thứ 4, bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc đã tuyên bố rõ rằng nước này sẽ không tính đến việc tham gia chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ.
    "Do KAMD nhằm vào việc tiêu diệt các tên lửa của Triều Tiên, tầm bắn của mục tiêu và tên lửa đánh chặn khác với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ", ông này cho biết.
    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3 của Hàn Quốc

    Theo bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc, quân đội đã thông qua kế hoạch ngân sách để nâng cấp tên lửa PAC-2 lên PAC-3 và kế hoạch phát triển tên lửa phòng không tầm trung và xa, trong khi sẽ hợp tác với quân đội Mỹ để chia sẻ các phương tiện tình báo để phát hiện tên lửa và các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên.
    "Theo thỏa thuận phòng thủ chung Mỹ-Hàn, chúng tôi có thể chia sẻ các hệ thống vũ khí của Mỹ để phát hiện và theo dõi tên lửa của Triều Tiên. Nhưng Mỹ không yêu cầu Seoul tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của họ, và các quan chức Mỹ thừa nhận có sự khác biệt giữa KAMD và hệ thống tên lửa của Mỹ", ông Kim Kwan-jin cho biết.
    Ông còn cho rằng hiện tại quân đội Hàn Quốc không có kế hoạch mua tên lửa THAAD và tên lửa SM-3 cho các tàu khu trục lớp Aegis vì cho rằng chúng không phù hợp với tình hình an ninh trên bán đảo này nếu xét về giá trị chi phí quá lớn của chúng.


    Bọn chư hầu đế quốc thì chỉ biết mặc đồ đẹp & duyệt binh thôi
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Thủ tướng Nhật Bản gửi đồ cúng đến đền Yasukuni
    Quote:
    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa gửi đồ cúng đến ngôi đền Yasukuni gây tranh cãi nhân dịp lễ hội mùa thu kéo dài từ ngày 17 đến 20-10. Một quan chức Nhật tiết lộ đồ cúng đã được gửi trước ngày 17-10 nhưng không cho biết thêm chi tiết.

    Theo hãng tin Reuters, đây là lần thứ 3 Thủ tướng Abe không trực tiếp đến thăm đền mà chỉ gửi đồ cúng kể từ khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 12 năm ngoái. Hành động này của ông được cho là nhằm tránh làm xấu thêm quan hệ với Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhật Bản đang có những tranh cãi về chủ quyền biển đảo với cả 2 nước này.
    [​IMG]
    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe Ảnh: Reuters
    Đền Yasukuni là nơi thờ những người thiệt mạng trong chiến tranh, trong đó có cả người bị cáo buộc là tội phạm chiến tranh. Vì thế, bất kỳ chuyến thăm nào của các quan chức hoặc lãnh đạo Nhật Bản đến đây cũng vấp phải sự chỉ trích từ những nước từng chịu sự xâm lược của Nhật Bản trong thế kỷ XX, nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc.
    Không như ông Abe, có ít nhất 2 bộ trưởng Nhật Bản đang xem xét việc đến thăm ngôi đền trong dịp lễ hội mùa thu này.

    http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/t...o-cung-den-den-yasukuni-20131017101437852.htm

    Năm nay chỉ dám gửi đồ cúng, chứng tỏ sợ đái ra máu rồi =)) ko muốn ăn Đông Fong thì đừng chọc TQ
  10. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57



    Một vở tấu hài mà nạn nhân chắc chắn sẽ là bọn chư hầu hạng 2 cho Mỹ ha ha ha :))


    Trung Quốc “coi thường” siêu hạm tàng hình Zumwalt Mỹ

    (Kienthuc.net.vn) - Tướng Hải quân Trung Quốc cho rằng có thể đánh chìm siêu hạm tàng hình cực đắt của Mỹ bằng…tàu đánh cá.



    Theo Thời báo Hoàn Cầu, chức năng chính của tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ là sẽ triển khai ở khu vực châu Á – Thái Bình Dường để chống chiến lược chống xâm nhập của Trung Quốc.
    Mẫu tàu chiến mới được đô đốc Jonathan Greenert - Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ coi là “tương lai của Hải quân Mỹ”. Cũng theo ông Jonathan, Zumwalt sẽ đóng vai trò quan trọng trọng chiến lược chuyển dịch trọng tâm sang châu Á của Tổng thống Barack Obama.
    Zumwalt với thiết kế tàng hình có khả năng giảm thiểu khả năng bị radar phát hiện so với các mẫu khu trục khác trên thế giới. Tàu có khả năng tác chiến chống lại những tàu chiến của Trung Quốc trong vùng biển gần bờ.
    [​IMG]
    Ảnh đồ họa Zumwalt phóng tên lửa tấn công mục tiêu trên biển.

    “Vũ khí mạnh nhất của loại tàu khu trục này là pháo điện từ. Pháo điện từ sử dụng năng lượng điện từ có công suất lớn làm tác nhân phát nổ, đưa đạn đi xa và nhanh hơn bất kỳ loại pháo nào trước đây. Ngoài ra, loại tàu này cũng được trang bị hệ thống phóng Peripheral, nhằm giảm thiểu hư hại từ việc phóng các tên lửa”, Hoàn Cầu viết.
    Dẫu sao, con tàu này không phải là bất khả chiến bại đối với Trung Quốc. Chuẩn đô đốc Zhang Zhaozhong của Hải quân Trung Quốc trả lời CCTV cho hay: “Chúng ta có thể gửi nhiều tàu đánh cá nhỏ với thuốc nổ trôi về phía Zumwalt và đấy sẽ là dấu chấm hết cho Zumwalt”.
    Tuy nhiên, Hoàn Cầu có vẻ như đã không tìm hiểu kỹ tính năng kỹ chiến thuật của lớp tàu khu trục Zumwalt. Thực chất, công nghệ pháo điện từ vẫn chưa bao giờ hoàn thiện và khó có khả năng xuất hiện trên tàu khu trục Zumwalt trong vài năm tới.
    Thay vào đó, Zumwalt được trang bị hệ thống vũ khí thông thường tương tự các tàu chiến lớp Arleigh Burke và Ticonderoga. Theo thông tin được công khai, Zumwalt trang bị 20 module hệ thống phóng thẳng đứng Mk-57 (80 ống) cho phép mang nhiều loại tên lửa gồm: tên lửa hải đối không tầm trung RIM-162 ESSM (tầm bắn 50km); tên lửa hành trình Tomahawk; tên lửa chống ngầm.
    [​IMG]
    Thử nghiệm siêu pháo chính xác cao AGS 155mm trên mặt đất.

    Về hệ thống pháo, Zumwalt trang bị 2 tháp pháo 155mm AGS được thiết kế bắn những viên đạn công nghệ mới cực kỳ thông minh LRAP đạt tầm xa 140-150km, bán kính lệch mục tiêu ít hơn 50m và 2 hệ thống pháo bắn nhanh Mk 110 57mm hữu hiệu khi chống mục tiêu nhỏ tầm gần.
    Với kho vũ khí này "khủng" có độ chính xác cao, tốc độ bắn nhanh này, không hiểu tướng Trung Quốc căn cứ vào đâu mà có thể khẳng định dùng tàu cá cảm tử đánh chìm Zumwalt?
    Tàu khu trục lớp Zumwalt là một trong những tàu chiến tối tân và đắt nhất của Hải quân Mỹ. Con tàu này đã gây ra nhiều tranh vãi về tiêu tốn ngân sách và công nghệ. Rất may là con tàu đã được hoàn thành sau nhiều lần cắt giảm ngân sách của Washington. 3 trong số này đang được đóng tại xưởng đóng tàu Bath Iron Works ở Maine.
    USS Elmo Zumwalt DDG-1000 sẽ là con tàu đầu tiên thuộc lớp Zumwalt được hoàn thành, dự kiến vào năm 2014. Con tàu này được đặt theo cựu tham mưu trưởng Hải quân Mỹ - Đô đốc Elmo R. Zumwalt Jr.
    Con tàu này sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược mới của Hải quân Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc. Chiến lược này tập trung vào khả năng tấn công đất liền ở các trận chiến ven biển.

    Hàn Quốc tự gây khó trong kế hoạch phòng thủ tên lửa

    (Kienthuc.net.vn) - Sai lầm khi “không tự lượng sức” đang khiến Hàn Quốc chậm trễ trong chương trình đầy tham vọng độc lập xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa.



    Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin Phòng Vấn đề quốc phòng Hàn Quốc, công tác xây dựng cở sở kiểm soát tác chiến chống tên lửa đạn đạo Hàn Quốc (AMD-CELL) vì lỗi hệ thống đã buộc phải hoãn lại, dự kiến đến tháng 6/2014 mới có thể đưa vào sử dụng.
    Sở kiểm soát này chủ yếu dùng để tìm kiếm, theo dõi tên lửa đạn đạo của Triều Tiên và đưa ra mệnh lệnh tấn công cho lực lượng phòng thủ tên lửa trang bị hệ thống Patriot PAC-2.
    Yonhap cho biết, dựa vào kế hoạch ban đầu thì hệ thống này phải được hoàn thành vào cuối năm ngoái, nhưng đã nhiều lần bị trì hoãn do những thiếu sót. Đối với vấn đề thiếu sót trong hệ thống, trong hai phương án “nhập thiết bị mới từ nước ngoài” và “tu sửa ở trong nước” thì phía quân đội Hàn Quốc đã lựa chọn phương án 2, vì phương án thứ nhất cần thời gian 5-6 năm.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    “Sở kiểm soát tác chiến tên lửa đạn đạo Hàn Quốc và hệ thống radar cảnh báo sớm là bước đầu tiên trong chương trình xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa (KAMD) của Hàn Quốc. Việc hoãn công tác xây dựng sở kiểm soát tác chiến tên lửa đạn đạo Hàn Quốc, làm cho hệ thống radar cảnh báo sớm không thể phát huy được tác dụng tối đa”, nghị sỹ đảng cầm quyền lên tiếng phê bình.
    Tờ Yonhap dẫn nguồn tin từ nghị sỹ đảng Dân chủ Hàn Quốc cho biết, xe phóng tên lửa Patriot PAC-2 của Quân đội Hàn Quốc cũng xuất hiện vấn đề.
    Theo đó, các linh kiện tu sửa của xe phóng này do công ty chế tạo xe tải Đức (chi nhánh) tại Hàn Quốc cung cấp, nhưng mấy tháng trước công ty này vì “cổ phiếu”, mà không thực hiện hiệp định hai bên ký.

    Đài Loan sắp nhận trực thăng chiến đấu "đáng sợ"

    (Kienthuc.net.vn) - Theo Thông tấn xã Trung ương của Đài Loan, vào ngày 4/11, quân đội nước này sẽ nhận được 6 chiếc trực thăng chiến đấu tối tân AH-64E đầu tiên.



    Đây là lô hàng đầu tiên trong 5 đợt giao hàng theo hợp đồng mà Đài Loan ký mua với Mỹ 30 trực thăng chiến đấu thế hệ mới AH-64E Apache.Theo kế hoạch, lô thứ hai sẽ được giao vào tháng 12 năm nay và lô cuối cùng dự kiến bàn giao trong năm 2014.
    Đài Loan sẽ chính thức đưa AH-64E vào hoạt động từ năm 2014, trở thành khách hàng đầu tiên của Mỹ triển khai mẫu trực thăng mới này. Lục quân Mỹ cũng đang sử dụng AH-64E, vốn là biến thể mới nhất của dòng trực thăng chiến đấu nổi tiếng Apache do Boeing sản xuất.
    [​IMG]
    Trực thăng chiến đấu tối tân AH-64E.

    Trước đó, Quân đội Đài Loan sẽ cử 60 phi công đến Mỹ trước để huấn luyện trong vòng hơn 20 tháng. Tính tới thời điểm hiện tại, đoàn học viên này này đã hoàn thành xong khoá huấn luyện, dự kiến ngày 1/4/2014 sẽ được đưa vào biên chế. Đài Loan sẽ triển khai những trực thăng AH-64E chủ yếu tại quân cảng phía Bắc.
    Những chiếc AH-64 sẽ rất hữu hiệu chống lại xe tăng của Quân đội Trung Quốc trong trường hợp quốc gia này thực hiện cuộc đổ bộ đường biển vào Đài Loan.
    Biến thể AH-64E được nâng cấp dựa trên mẫu AH-64D trang bị nhiều công nghệ mới trong hệ thống điều khiển, hệ thống liên lạc, hệ thống động lực. Mẫu trực thăng này có thể mang được tên lửa chống tăng cực mạnh AGM-114 Hellfire, tên lửa không đối không AIM-92 Stinger và rocket.
    So với mẫu trực thăng chiến đấu số 1 Trung Quốc WZ-10, AH-64E mạnh hơn về mọi mặt cả về điện tử và hỏa lực, cũng như độ tin cậy.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này