1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Thằng hàn càng ngày càng nhục nhã lụi bại, chắc vẫn chỉ có Nhật mới xứng làm đối thù của Trung Hoa tại Đông Á
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Lực lượng tên lửa Trung Quốc chỉ là "hổ giấy"

    (Soha.vn) - Hơn 1.000 tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Trung Quốc cũng không thể khuất phục được ý chí chiến đấu của đối phương, thế nên chúng chỉ đáng là những con hổ giấy.

    Võ mồm không dọa được ai
    Tan Weihong, Lữ đoàn trưởng thuộc Binh chủng Pháo binh số 2 (SAC) - Lực lượng tên lửa chiến lược của Quân đội Trung Quốc (PLA) có lần từng huyênh hoang nói rằng: “Tên lửa thông thường là con át chủ bài trong chiến tranh hiện đại”.
    Trên thực tế, mối đe dọa cùng với khả năng tấn công tàn phá tiềm ẩn của SAC nhằm buộc đối phương “khiếp sợ” mà phải đầu hàng cũng từng là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và nhiều chuyên gia quân sự thế giới.
    Nhưng liệu viễn cảnh “bi đát” này có ảnh hưởng tới những biến động chiến lược ở khu vực?
    [​IMG]
    1.000 tên lửa thông thường của Trung Quốc chỉ là 1.000 con hổ giấy
    Soi rọi bằng thực tiễn lịch sử và lấy Đài Loan làm đối tượng tác chiến giả định, Joshua Shapiro, chuyên gia cao cấp của Trường nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Mỹ (American University) có trụ sở ở Washington lập luận rằng, tham vọng đó của Trung Quốc chỉ là một ảo tưởng ấu trĩ và vô căn cứ.
    Shapiro nhận định, ở một mức độ nào đó, SAC có thể bộc lộ mối đe dọa chiến thuật với các căn cứ quân sự hoặc cơ sở hạ tầng rộng lớn nhưng thiếu khả năng giành chiến thắng chiến lược nhanh chóng trong bất kỳ tình huống xung đột nào.
    Lịch sử chứng minh Trung Quốc sẽ thất bại
    Trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, Đức đã không thể buộc Anh phải đầu hàng, bất chấp các cuộc tấn công bằng tên lửa thông thường ồ ạt dội xuống London. Nhật Bản từng chứng kiến 67 thành phố bị tàn phá bởi 503.000 tấn bom đạn, khiến 500.000 người thiệt mạng và 5 triệu người khác phải ly tán. Hứng chịu những chiến dịch ném bom kéo dài và tàn phá như vậy nhưng không quốc gia nào đầu hàng cho đến khi họ phải đối mặt với thất bại hoàn toàn sau nhiều năm giao tranh bằng vũ lực đấu vũ lực.
    30 năm sau đó, Mỹ và liên minh đã huy động 864.000 tấn đạn dược cho các chiến dịch ném bom chiến lược nhằm đưa Việt Nam trở về “thời kỳ đồ đá” nhưng người Việt Nam vẫn tiếp tục kiên cường kháng chiến và cuối cùng đã giành chiến thắng.
    Gần đây nhất, ngay cả với sự ra đời của vũ khí dẫn đường chính xác, lực lượng ném bom chiến lược cũng không thể mang lại chiến thắng trong các Chiến dịch Bão táp sa mạc, Tự do Bền vững và Tự do cho Iraq. Cả hai cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất và lần thứ hai chỉ giành được chiến thắng sau khi đã làm tê liệt các lực lượng quân sự Iraq khiến họ khó có thể hoặc không thể kháng cự.
    Chỉ xứng là hổ giấy
    Trong lý thuyến quân sự thế giới có một khái niệm gọi là “cưỡng bức quân sự” (military coercion). Đây là một phương pháp được các quốc gia sử dụng để gây ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của đối phương bằng cách thay đổi cán cân được – mất trong việc duy trì tình hình nguyên trạng. Cưỡng bức quân sự tìm cách thuyết phục quốc gia mục tiêu phải ngầm chấp nhận yêu cầu của bên cưỡng bức ngay trong lúc vẫn có khả năng tổ chức kháng cự chống lại bên cưỡng bức.
    Mục tiêu chiến lược chính của Trung Quốc trong cuộc xung đột xuyên Eo biển là tái thống nhất hoàn toàn Đài Loan. Rất có thể Trung Quốc sẽ cố gắng thực hiện mục tiêu này thông qua cưỡng bức quân sự thay vì chinh phục quân sự, do tính bất khả thi về một cuộc xâm lược đổ bộ và tấn công từ trên không.
    Nhưng muốn thành công, cưỡng bức quân sự phải tiêu diệt được khả năng quân sự của mục tiêu để họ không còn đủ sức kháng cự. Tuy nhiên, với Đài Loan, một chiến dịch tấn công thông thường sẽ không thể đạt được mục tiêu này.
    [​IMG]
    Một mẫu chiến đấu cơ F-16 của Mỹ trưng bày tạy Trung tâm thượng mại thế giới Đài Bắc nhân dịp khai trương Triển lãm Công nghệ hàng không vũ trụ và phòng vệ tại Đài Loan.​
    Số lượng tuyệt đối các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tấn công mặt đất của Trung Quốc, cùng lắm, sẽ chỉ có thể phá hủy được các hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền hoặc biển. Nhưng do những tên lửa này lại có độ chính xác thấp nên việc phá hủy các mục tiêu kiên cố hơn (như hệ thống phòng không tích hợp, các trung tâm chỉ huy, hay các đơn vị binh lính cơ giới hóa hoặc được bảo vệ bằng thiết giáp) trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.
    Nếu PLA muốn thực thi một chiến lược cưỡng bức quân sự hiệu quả, họ sẽ phải giảm được số quân gần 2 triệu người, cả thường trực và dự bị, của Đài Loan đến mức chỉ cần 6 sư đoàn PLA cũng có thể đổ bộ và giành được thế thượng phong chống lại bên kia đã được cơ giới hóa toàn bộ trong khoảng 20 giờ trước khi quân tiếp viện Trung Quốc đến. Dù nhiều nhà phân tích gần đây từng lo sợ nhưng viễn cảnh bất khả thi của kịch bản này chỉ là câu chuyện rất nực cười.
    Trung Quốc có khoảng 200 xe phóng và 1.200 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) - mỗi chiếc có khả năng mang theo các đầu đạn nặng 500kg. Nghĩa là, với số vũ khí này, Trung Quốc có thể bắn ra 110 tấn vũ khí trong mỗi chu kỳ phóng 30 phút.
    Nhìn lại lịch sử, có thể khẳng định khả năng tên lửa thông thường của Trung Quốc không phải là con át chủ bài như nhiều người từng nghĩ. Trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hai bờ Eo biển và quân đội Trung Quốc dùng tên lửa bắn phá Đài Loan, lịch sử cho thấy rằng Đài Loan sẽ đoàn kết quanh lãnh đạo của họ, quân đội của họ sẽ cơ động và cuộc chiến đấu sẽ tiếp tục bất chấp việc không thể tránh khỏi các mục tiêu có diện tích bề mặt lớn như sân bay bị hủy diệt.
    Khả năng tiếp nhận thụ động một cuộc tấn công bằng tên lửa thông thường của Đài Loan cho phép hòn đảo này thực hiện một chiến lược ngăn chặn vượt qua mối đe dọa chiến thuật từ Trung Quốc. Đối với các thể chế hiện đại, ném bom chiến lược thông thường cùng lắm chỉ mang lại “phiền toái” chứ không thể là một mối đe dọa hiện hữu. Tất nhiên, trong khi rất nên coi trọng các khả năng chiến thuật của Binh chủng Pháo binh số 2, các nhà hoạch định chính sách và chiến lược Mỹ không nên đổ nguồn lực đang cực kỳ khan hiếm của mình để đối phó với những con hổ giấy.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Thủy quân lục chiến Trung Quốc có đáng lo ngại?

    (Soha.vn) - PLA coi Thủy quân lục chiến là đơn vị đặc nhiệm đặc biệt ưu tú nên đây sẽ là một trong những lực lượng mà Mỹ cần phải tính tới trong chiến lược của mình ở khu vực.

    Như một phần của chiến lược “xoay trục” sang Thái Bình Dương, Mỹ đã gia tăng đáng kể hiện diện quân sự tại châu Á, trong đó có việc tăng cường các khả năng tác chiến đổ bộ cho lực lượng Thủy quân lục chiến. Kịch bản giả định mà Hải quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ luôn được huấn luyện là sẵn sàng đối phó với cuộc tấn công nhằm vào Đài Loan và một cuộc xâm lược đổ bộ hỗn hợp của Hải quân Trung Quốc (PLAN). Nếu viễn cảnh này xảy ra, về phía Trung Quốc, lực lượng Thủy quân lục chiến có thể cũng sẽ được PLAN sử dụng như một mũi nhọn chủ chốt.
    Trung Quốc đang phát triển Thủy quân lục chiến như thế nào?
    PLA thành lập trung đoàn thủy quân lục chiến đầu tiên của mình vào tháng Tư năm 1953 nhưng lại giải tán sau đó vài năm khi Trung Quốc từ bỏ kế hoạch giải phóng Đài Loan bằng vũ lực. Lực lượng này được tái lập vào cuối những năm 1970 và tầm quan trọng của nó phát triển cùng với việc Trung Quốc đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền trên biển.
    Thủy quân lục chiến của PLA hiện nay là một lực lượng tấn công đổ bộ tương đối nhỏ, chỉ gồm hai lữ đoàn với khoảng 6.000 quân cho mỗi đơn vị. Tuy nhiên, số này lại được Trung Quốc tăng cường bởi sức mạnh hải quân, không quân, pháo binh và thiết giáp đổ bộ. PLA coi Thủy quân lục chiến là một lực lượng đặc nhiệm đặc biệt ưu tú, được đào tạo và trang bị rất tốt, sử dụng công nghệ mới nhất của cả Trung Quốc và Nga.
    [​IMG]
    Thủy quân lục chiến PLA sử dụng công nghệ mới nhất của cả Trung Quốc và Nga
    Đơn vị này được huấn luyện để tham gia vào các hoạt động tấn công đổ bộ, nhảy dù và thường được triển khai cho các nhiệm vụ đột kích. Cũng giống như PLAN, Thủy quân lục chiến PLA vẫn còn đang trong quá trình phát triển và hiện đang rất thiếu những khả năng cần thiết cho một cuộc tấn công xuyên Eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, họ lại đang nhanh chóng phát triển khả năng này như một phần của chiến lược quân sự tổng thể của Trung Quốc.
    Không thể qua mắt Washington
    Báo cáo thường niên năm 2010 về những phát triển quân sự và an ninh của Trung Quốc trình lên trình Quốc hội Mỹ nhấn mạnh: “Khả năng xảy ra một cuộc xung đột quân sự với Đài Loan và can thiệp quân sự của Mỹ vẫn là mối quan ngại quân sự dài hạn, cấp bách nhất của PLA. Một cuộc xung đột xuyên Eo biển tiềm năng sẽ thúc đẩy Trung Quốc hiện đại hóa quân sự cho tới khi lãnh đạo nước này còn đánh giá rằng việc mất mát vĩnh viễn Đài Loan có thể làm suy yếu nghiêm trọng quyền lực của Trung Quốc”.
    Ba năm sau đó, Báo cáo thường niên 2013 đưa ra các phân tích chính xác hơn về khả năng thu hồi Đài Loan bằng vũ lực. Đề cập tới tấn công đổ bộ, phiên bản 2013 nhận định: “Các lực lượng đổ bộ mặt đất đang tiến hành các cuộc tập trận hỗn hợp chuẩn bị cho một kịch bản đánh chiếm Đài Loan. Huấn luyện, gồm cả huấn luyện đổ bộ, thường được tiến hành theo các tình huống thực tế, trong mọi điều kiện thời tiết và cả vào ban đêm”.
    [​IMG]
    Hình ảnh mô phỏng tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt của Mỹ dự kiến được triển khai đối phó với chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc
    Báo cáo 2013 của Mỹ kết luận, các khả năng tấn công đổ bộ và chiếm đóng của PLA sẽ gia tăng theo thời gian. Trong khi thừa nhận khả năng của Hải quân PLA đã tăng lên, bản báo cáo cũng chỉ ra rằng họ vẫn còn thiếu khả năng vận chuyển đổ bộ đường không lớn mà một cuộc tấn công Đài Loan nếu xảy ra sẽ phải cần đến.
    Viễn cảnh Trung Quốc thu hồi Đài Loan bằng vũ lực vẫn còn xa vời nhưng thời gian gần đây, Hải quân PLA đang triển khai các hoạt động của mình rất rầm rộ, cho thấy tầm quan trọng chiến lược và chiến thuật rõ ràng của lực lượng này trong chiến lược quân sự tổng thể của PLA.
    Năm 2001, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc diễn tập tấn công đổ bộ quy mô lớn khiến Lầu Năm Góc phải giật mình. Thủy quân lục chiến PLA cũng tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập vào ngày 5/5/2010 với một cuộc diễu binh mang thông điệp tuyên truyền lớn.
    Gần đây nhất, các tàu hải quân Trung Quốc đã tham gia vào nhiều cuộc tuần tra giám sát nhằm đối phó với cả Nhật Bản và Philippines ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và các vùng lãnh thổ khác trên Biển Đông. Ngay trong tháng 9/2013, Thủy quân lục chiến PLA đã triển khai hơn 1.000 quân trên tàu đổ bộ mang tên Tỉnh Cương Sơn (Jinggangshan) qua Biển Đỏ trên đường tới Địa Trung Hải ngoài khơi Syria. Trong những năm gần đây, Thủ quân lục chiến PLA đóng vai trò rất tích cực ở cả hai nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) và các hoạt động chống hải tặc đa quốc gia ở Vịnh Aden.
    Thủy quân lục chiến PLA là đơn vị tuy nhỏ nhưng lại đang được đầu tư phát triển trong các kế hoạch chiến lược và chiến thuật tổng thể của Quân đội Trung Quốc. Đây vẫn là một trong những đơn vị thường trực chiến đấu của PLA. Việc lực lượng này được triển khai cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ và các hoạt động chống cướp biển cho thấy giá trị của họ trong những nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh.
    Với sự lớn mạnh nhanh chóng và được triển khai thường xuyên, họ sẽ sớm trở thành một đơn vị quan trọng và là một trong những lực lượng mà Mỹ cần phải tính tới trong chiến lược của mình ở khu vực.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    “Át chủ bài” tái chiếm đảo tham gia tập trận chung Mỹ-Nhật

    Thứ sáu 18/10/2013 19:11
    ANTĐ - Ngày 18-10, lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ và lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) đã kết thúc cuộc tập trận chung sử dụng máy bay vận tải hạng nặng MV- 22 Osprey ở phía tây tỉnh Shiga của Nhật Bản.
    [​IMG]
    Cuộc tập trận chung có sự tham gia của máy bay hạng nặng MV- 22 Osprey



    Tổng cộng 230 binh sĩ của cả hai bên tham gia cuộc tập trận chung kéo dài 11 ngày, được thực hiện tại một cơ sở huấn luyện của SDF ở tỉnh Shiga. Theo đài truyền hình NHK của Nhật Bản, cuộc tập chung này là một phần trong nỗ lực của cả hai nước, nhằm giảm gánh nặng đối với các căn cứ quân sự Mỹ và nhân dân trên đảo Okinawa.
    Trong chương trình diễn tập chung vào ngày 16-10, hai máy bay vận tải hạng nặng MV- 22 Osprey thuộc phi đội đóng tại căn cứ không quân Futenma của quân đội Mỹ ở Okinawa, đã lần đầu tiên tham gia. Đây là máy bay “siêu” cơ động có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng với cánh quạt quay lên trên như máy bay trực thăng, nhưng sau đó lại có thể xoay cánh về phía trước để bay như một máy bay cánh cố định với vận tốc cao. Nhờ vậy, nó được xem như một trong những là con “át chủ bài” trong các chiến dịch đổ bộ quân tái chiếm đảo.
    Sau khi kết thúc cuộc tập trận chung ở Shiga, hai bên cũng lên kế hoạch thực hiện cuộc diễn tập cứu hộ thảm họa ở tỉnh Kochi trên đảo Shikoku, miền tây Nhật Bản, vào tuần tới, với kịch bản mô phỏng một trận động đất có tâm chấn ở Nankai Trough, ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản.

    Nhật sẽ "chẹn cổ" hải quân Trung Quốc ở Iwo Jima

    Thứ sáu 18/10/2013 14:46
    ANTĐ - Trong chuyến đi thị sát đảo Iwo Jima ngày 6-10 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Odonera tuyên bố, Nhật Bản sẽ xây dựng hòn đảo này thành một cứ điểm phòng thủ mới, tăng cường bảo vệ chủ quyền và lợi ích hải dương của nước này.
    Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản còn cho biết, Nhật sẽ tăng cường bố trí cảnh giới, phòng vệ khu vực biển xung quanh đảo, đến năm 2014 Tokyo sẽ xây dựng ở đây một căn cứ kiểm tra, giám sát thông tin nhằm giám sát hoạt động ra, cào Thái Bình Dương của chiến hạm các nước xung quanh. Ông nhấn mạnh, tàu thuyền các nước tiến nhập Thái Bình Dương ngày một nhiều, để bảo vệ quyền lợi hải dương của Nhật Bản, việc thu thập, giám sát thông tin đã trở thành vấn đề cực kỳ quan trọng.
    Căn cứ vào kế hoạch, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã xây dựng kế hoạch tăng cường ngân sách năm 2014 thêm 450 triệu yên (khoảng 4,6 triệu USD) để tiển khai điều tra thiết kế, dự kiến 3 năm sau sẽ hoàn tất quá trình xây dựng và chính thức đưa vào sử dụng. Bản kế hoạch này của Nhật đã thu hút sự chú ý của mọi người về hòn đảo 68 năm trước đã từng xảy ra các trận huyết chiến kinh hồn.
    Về vị trí địa lý, Iwo Jima là một hòn đảo nhỏ có vị trí chiến lược rất quan trọng, án ngữ đường ra Thái Bình Dương, nằm ở giữa Tokyo và đảo Saipan – nằm trong quần thể căn cứ Mỹ Guam. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, máy bay ném bom của Mỹ oanh tạc Tokyo, đều cất cánh từ Saipan bay qua Iwo Jima, khiến hòn đảo này trở thành một tiêu điểm tranh đoạt giữa 2 bên.

    [​IMG]
    Hạm đội hải quân Trung Quốc đang nỗ lực nâng cao khả năng tác chiến viễn dương

    Lúc đó, quân Nhật đóng ở đây này đều nắm được hành động quân sự của Mỹ và tổ chức đánh chặn máy bay, ngăn cản phần lớn hoạt động oanh tạc thủ đô của Nhật. Trong chiến dịch Iwo Jima, cả Nhật và Mỹ đều dốc toàn lực kịch liệt giành giật và bám trụ lại hòn đảo này. Mức độ thảm khốc của cuộc chiến thể hiện ở điểm, 23.000 quân Nhật trấn thủ đảo cuối cùng chỉ còn lại 1083 người sống sót.
    Hiện nay, Nhật đã triển khai trạm chặn thu thông tin ở đảo Miyako, đồng thời chuẩn bị xây dựng 1 trạm radar ở Yonaguni, cách Đài Loan vỏn vẹn 110km. Vòng cung triển khai các trạm nghe lén của Nhật sẽ chạy dọc theo quần đảo Nhật Bản, từ Hokkaido qua Niigata, đến Kagoshima là đoạn thứ nhất, đoạn thứ 2 được nối từ Kagoshima chạy qua Miyako, kết thúc ở Yonaguni.
    Là một mắt xích cực kỳ quan trọng trên chuỗi đảo thứ 2, Iwo Jima có vị trí chiến lược rất quan trọng, cách Tokyo khoảng 1080km về phía bắc, cách căn cứ hải quân trọng yếu của Mỹ ở Guam khoảng 1130km, diện tích toàn đảo rộng chưa tới 21km2. Trong đoạn thứ 2 này, Iwo Jima sẽ là điểm nhấn quan trọng nhất, là nút thắt của cái rọ chắn ngang đường ra Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc.
    [​IMG]
    Iwo Jima là điểm nhấn trong hệ thống các trạm kiểm tra, giám sát thông tin của Nhật Bản và là nút thắt của “cái rọ” chắn ngang đường ra Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc


    Nếu xây dựng căn cứ giám sát, chặn thu thông tin ở hòn đảo này, phạm vi bao phủ của nó có thể bao trùm một vùng lãnh hải rất rộng bao gồm cả khu vực Senkaku và eo biển Miyako, mà eo biển này chính là yếu địa, là cửa ngõ bắt buộc tàu chiến Trung Quốc phải đi qua để ra Thái Bình Dương. Đặt trạm giám sát ở đảo Iwo Jima sẽ giúp Nhật Bản có thể giám sát được mọi động thái của hải quân Trung Quốc.
    Trong quá khứ, Nhật Bản đặt trọng tâm phòng thủ chiến lược ở chuỗi đảo thứ nhất và hải quân Trung Quốc cũng thường không vượt quá phạm vi này. Mấy năm gần đây, theo đà lớn mạnh của lực lượng hải quân và nhu cầu huấn luyện tác chiến viễn dương, các hoạt động của hải quân Trung Quốc ngày một vươn xa hơn với mật độ ngày càng dày hơn. Trong tương lai, nếu muốn vươn xa hơn, hải quân Trung Quốc sẽ phải vượt qua “pháo đài” kiên cố của Nhật ở Iwo Jima.
    [​IMG]
    Vị trí chiến lược của Iwo Jima trong vòng cung chuỗi đảo thứ 2

    Hiện nay, chiến hạm của cả 3 hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải của Trung Quốc đã thường xuyên vượt qua chuỗi đảo thứ nhất, hoạt động trong vành đai chuỗi đảo thứ 2. Tháng 7 năm nay, biên đội 5 tàu chiến của hải quân Trung Quốc kết thúc cuộc diễn tập quân sự liên hợp ở Nga, đã lần đầu tiên tiến vào eo biển Soya, đi qua biển Okhotsk, qua tây Thái Bình Dương, hành trình 1 vòng xung quanh quần đảo Nhật Bản để trở về Trung Quốc.
    Để đối phó với khả năng tác chiến viễn dương đang ngày một nâng cao của hải quân Trung Quốc, tăng cường phòng thủ chuỗi đảo thứ 2, Nhật Bản đã có sự điều chỉnh lại hình thái bố trí chiến lược và tăng cường phối hợp với quân đội Mỹ hình thành thế trận bao vây, ngăn chặn khả năng Trung Quốc sẽ xuyên phá qua chuỗi đảo này, và Iwo Jima sẽ là một nút thắt quan trọng nhất trong chiến lược phòng thủ chuỗi đảo thứ 2.
  3. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Loại F-15SE, Hàn Quốc vật vã với gói thầu 60 máy bay chiến đấu

    Chủ nhật 20/10/2013 09:23
    ANTĐ - Trong một báo cáo gửi quốc hội hôm 17-10, Cơ quan quản lý chương trình mua sắm vũ khí Hàn Quốc (DAPA) cho biết họ sẽ thông qua kế hoạch mua 4 chiếc máy bay tiếp dầu trên không vào tháng tới, đồng thời tái khởi động gói thầu mua 60 chiếc máy bay chiến đấu mới.





    Theo DAPA, cơ quan này đã phân bổ 6,9 tỷ won (6,5 triệu USD) trong ngân sách năm tới để bắt đầu triển khai dự án máy bay tiếp dầu.
    "Nếu được phê chuẩn, chúng tôi sẽ mở thầu cho chương trình máy bay tiếp dầu trên không này vào tháng 2-2014," phát ngôn viên DAPA Baek Yoon-hyung cho biết. "Công việc đánh giá dự kiến ​​sẽ được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 5, với mục tiêu lựa chọn được một nhà thầu vào cuối năm tới."
    Không quân Hàn Quốc mong muốn tiếp nhận 4 chiếc máy bay tiếp dầu trên không trong các năm 2017 đến 2019. Dự kiến, các máy bay tiếp dầu A330 của Airbus Military và KC-46 của Boeing ​​sẽ cạnh tranh hợp đồng trị giá hơn 940 triệu USD này.
    Từ lâu, Hàn Quốc đã nỗ lực triển khai máy bay tiếp dầu, nhằm gia tăng phạm vi hoạt động của các máy bay chiến đấu của họ, để đối phó với các cuộc tranh chấp lãnh thổ tiềm năng với các nước láng giềng.
    [​IMG]
    Sau Typhoon, Hàn Quốc cũng loại nốt F-15SE của hãng Boeing vì tính năng tàng hình kém


    Trong khi đó, trong báo cáo gửi quốc hội, DAPA cho biết sẽ mở lại gói thầu và phấn đấu ký kết một hợp đồng mua 60 chiếc máy bay chiến đấu mới vào cuối năm tới, để thay thế cho phi đội máy bay chiến đấu F-4 và F-5 cũ của không quân nước này.
    Tháng trước, ban lãnh đạo DAPA đã bác bỏ việc lựa chọn máy bay chiến đấu F-15SE Silent Eagle của Boeing, loại máy bay đã trở thành ứng cử viên duy nhất cho chương trình máy bay chiến đấu F-X III trị giá 7,7 tỷ USD của nước này, do thiếu khả năng tàng hình. Trước đó, họ cũng đã loại cả máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của Công ty Quốc phòng hàng không và vũ trụ châu Âu (EADS).
    Hàn Quốc yêu cầu nhà thầu thắng cuộc trong chương trình F-X III phải đáp ứng được các yêu cầu về khả năng tàng hình của máy bay và giá thành máy bay phải nằm trong khuôn khổ ngân sách của nước này, cũng như giấy phép chuyển giao công nghệ sản xuất dòng chiến đấu cơ thế hệ mới này tại Hàn Quốc.


    Mua thì mua ****** đi ? còn làm trò
  4. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Trung Quốc hướng “sát thủ diệt TSB” DF-21D về phía Nhật Bản - thằng lùn thốn tận xương =))


    (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc có thể đã triển khai DF-21D ở khu vực Hoa Nam nhằm đối phó với tàu sân bay Mỹ đồn trú ở căn cứ Yokosuka, Nhật Bản.



    Trang mạng Hải Nam dẫn nguồn tin từ Tạp chí Bình luận Quân sự của Nga và Tạp chí Hệ thống Quốc phòng của Mỹ, Quân đoàn Pháo binh số 2 của Trung Quốc có thể đã triển khai tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21D tại khu vực Hoa Nam (miền Nam Trung Quốc), tạo thành mối đe dọa lớn đối với tàu sân bay Mỹ đồn trú tại căn cứ Yokosuka Nhật Bản. Nếu tàu sân bay Mỹ có ý định tiếp cận khu vực biển xung quanh Trung Quốc, có thể rơi vào tầm tấn công của DF-21D.
    Tạp chí Bình luận Quân sự dự đoán, Trung Quốc có thể đã triển khai 2 đơn vị tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21D tại vùng Hoa Nam. Trong đó vị trí đóng quân của đơn vị số 1 là ở thị trấn nhỏ với dân số không quá 30.000 người (có thể là vùng hẻo lánh), một số cơ sở hạ tầng quân sự đã được vận chuyển đến thị trấn này từ 2 năm trước. Còn hiện nay doanh trại tại căn cứ này vẫn trong quá trình xây dựng.
    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo DF-21 trong cuộc duyệt binh của Quân đội Trung Quốc.

    Về lực lượng đóng giữ tại Hoa Nam có thể là đơn vị cấp tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn Tên lửa đạn đạo ở Hoa Đông, nhưng cũng không loại trừ khả năng đây sẽ là lữ đoàn (sau này) được xây dựng mở rộng trên cơ sở đơn vị cấp tiểu đoàn ban đầu.
    Cũng theo tạp chí này, ngoài một đơn vị của Quân đoàn Pháo binh số 2 đến đóng tại Hoa Nam, trụ sở bộ tư lệnh đơn vị khác cũng đã hoàn thành việc xây dựng tòa nhà văn phòng kiểu chữ “U”. Phiên hiệu của đơn vị này gần giống như Lữ đoàn tên lửa đạn đạo triển khai tại khu vực Tây Nam.
    Tạp chí này cho biết, 2 lữ đoàn tên lửa đạn đạo ở Hoa Đông và Tây Nam được đề cập trên đều trang bị tên lửa đạn đạo DF-21. Qua đó trang bị của các đơn vị tại khu vực Hoa Nam có thể là tên lửa đạn đạo DF-21C hoặc loại chống tàu sân bay DF-21D.
    Tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D được chuyên gia thế giới đánh giá là “con át chủ bài” của Trung Quốc đối phó với hạm đội tàu sân bay Hải quân Mỹ. “Tuy nhiên, theo giới chức Mỹ, tính đến cuối đầu năm 2013, tên lửa Đông Phong 21D chưa bước vào giai đoạn triển khai thực chiến. Nhưng từ năm nay trở đi, Đông Phong 21D phát triển đến mức nào, thì không thể biết rõ”, Tạp chí Hệ thống Quốc phòng Mỹ cho biết.
    Theo tạp chí này, sau khi tàu sân bay của Mỹ được triển khai tại Yokosuka, thì Quân đội Trung Quốc cũng sẽ sớm nâng cấp DF-21D cung cấp khả năng tấn công tàu sân bay di chuyển.
    [​IMG]
    DF-21D đặt tại khu vực Hoa Nam đưa tàu sân bay Mỹ xuất phát từ Yokosuka vào tầm ngắm.

    Công nghệ khả thi nhất là việc dùng vệ tinh trinh sát, radar tầm xa trên đất liền và máy bay không người lái (UAV) để thực hiện tìm kiếm tổng hợp đối với tàu sân bay đối phương, sau đó sử dụng UAV tầm xa để hoàn thành việc định vị cuối cùng, thông tin liên quan đến mục tiêu tàu sân bay được truyền đến tên lửa DF-21D và dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu. Điều này cho thấy, việc Trung Quốc sử dụng DF-21 tấn công tàu sân bay là một chương trình tổng hợp lớn, cần hiệp đồng chặt chẽ với radar, UAV và vệ tinh.
    “Tên lửa DF-21D có thể hình thành khả năng chiến đấu vào cuối năm nay. Ngoài ra, sau khi 30 vệ tinh Bắc Đẩu được hợp thành, độ chính xác của Đông Phong -21D khi tấn công tàu sân bay sẽ được nâng cao đáng kể. Biên đội tàu sân bay của Mỹ xuất phát từ Yokosuka nếu có ý định xâm nhập vào khu vực biển xung quanh Trung Quốc, thì toàn bộ quãng hành trình của biên đội này đều nằm trong phạm vi tấn công. Ngoài ra tàu sân bay của Mỹ từ các hướng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vào Trung Quốc cũng đều sẽ lọt vào bán kính tác chiến của DF-21D”, tạp chí này nhận định.
  5. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Máy bay Trung Quốc bắn tên lửa ngược ra sau, xe tăng Trung Quốc bắn laze

    Trung Quốc dạy chiêu 'hồi mã thương' cho Su-35

    10:24 PM, 21/10/2013, Views: 559 | By PM

    VietnamDefence - Trung Quốc đã quyết định mua tiêm kích Su-35 từ Nga, bởi vì nó có thể phóng các tên lửa bắn về phía sau, đại tá Wu Guohui, phó giáo sư Đại học quốc phòng quốc gia Bắc Kinh cho biết.



    [​IMG]
    Một tiêm kích J-11 của không quân Trung Quốc với một quả tên lửa PL-10 Các tên lửa R-73M2, R-74ME do Nga chế tạo, AIM-9X của Mỹ và PL-10 của Trung Quốc đều có khả năng phóng vào máy bay địch từ phía sau máy bay.

    Tên lửa có một mũi hình nói bên trên động cơ rocket và các cánh ổn định cải tiến dùng để ngăn ngừa các vấn đề mất ổn định khi máy bay bay tụt lại phía sau sau khi phóng tên lửa.


    Sự ra đời của tên lửa bắn về phía sau đã thay đổi hẳn khái niệm không chiến, ông Wu bình luận. Trong không chiến thông thường, một tiêm kích phải bắn máy bay địch từ phía sau.

    Với các tên lửa bắn về phía sau và một màn hình nhìn phía sau lắp trên mũ lái của phi công, các phi công trong tương lai có thể tấn công mục tiêu từ phía trước.


    Trung Quốc hiện không có một tiêm kích đúng nghĩa nào, có khả năng phóng tên lửa chẳng hạn trong tác chiến. Su-35 sẽ được biên chế cho không quân Trung Quốc để giúp các phi công và ngành công nghiệp hàng không có được cảm giác mới dành cho mẫu máy bay chiến đấu mới. Trong tương lai Trung Quốc sẽ có khả năng tự chế tạo các biến thể từ mẫu Su-35.

    Type 99 của Trung Quốc trang bị vũ khí laser

    10:09 PM, 21/10/2013, Views: 426 | By VNH

    VietnamDefence - Xe tăng chủ lực Type 99 của quân đội Trung Quốc có thể được trang bị các hệ thống vũ khí tiên tiến như đạn pháo xuyên giáp cao tốc và vũ khí laser chống quang-điện tử, tờ Bình luận quân sự độc lập NVO của Nga cho hay.



    [​IMG]
    Type 99
    Pháo nòng trơn 125 mm của Type 99 tương tự loại pháo sử dụng trên T-72M của Nga, còn xe tăng Trung Quốc áp dụng nhiều công nghệ từ Israel hơn.

    Dựa trên đạn M711, một đạn xuyên giáp dưới cỡ vạch đường 125 mm nhập khẩu từ Israel, Trung Quốc đã phát triển đạn xuyên giáp của họ có tốc bay còn cao hơn. Đạn M711 của Israel có thể bay với tốc độ 1.700 m/s với khả năng xuyên giáp 600 mm, trong khi đạn xuyên giáp cao tốc Trung Quốc có thể bay 1.780 m/s, giúp tăng khả năng xuyên giáp của nó lên 850 mm.

    Loại đạn xuyên giáp mới của Trung Quốc giúp pháo tăng nòng trơn 125 mm của Type 99 mạnh hơn 30% so với pháo tăng 120 mm do hãng Đức thiết kế cho các tăng chủ lực M1A1 của Mỹ.

    Trong khi đó, vũ khí laser diệt sensor có thể được xem là mối đe dọa lớn đối với kẻ thù. Nó có thể dùng để tiêu diệt khí tài quang trên xe tăng địch và cũng có khả năng làm mù kíp xe tăng. Type 99 hiện là tăng chủ lực duy nhất có thể trang bị một hệ thốn vũ khí laser như vậy.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật tính kế khắc chế chiến lược A2/AD Trung Quốc


    (Kienthuc.net.vn) - Hạ thủy tàu chiến JDS Izumo, biên chế “sát thủ săn ngầm” P-1, mua UAV là những động thái cho thấy Nhật Bản đang tính kế khắc chế chiến lược A2/AD Trung Quốc.




    Theo tờ Defense News, mặc dù Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) chưa triển khai kế hoạch đối phó với chiến lược “A2/AD” (Anti-Access/Area – Denial dịch ra là chống tiếp cận/chống xâm nhập) của Trung Quốc. Nhưng các nhà phân tích cho rằng, khả năng tác chiến chống ngầm được tích lũy trong nhiều thập kỷ giúp lực lượng có khả năng đó.
    Căn cứ vào Đại cương kế hoạch quốc phòng được công bố gần đây và Chiến lược “lực lượng phòng vệ cơ động” của Nhật Bản, hướng phòng vệ chủ yếu của JMSDF đã chuyển sang phía Tây Nam, để đối phó với các cuộc xâm phạm trên biển đến từ phía Tây Nam và hỗ trợ Hạm đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ, cùng duy trì bảo vệ an ninh trên biển. Nhưng từ những diễn biến gần đây của JMSDF, có thể thấy rằng lực lượng này đang tích cực phát triển khả năng đối phó “A2/AD”.
    [​IMG]JDS Izumo - tàu chiến lớn nhất Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

    Tháng 8/2013, tàu khu trục chở trực thăng JDS Izumo (DDH-183) đầu tiên của Nhật Bản hạ thủy, dự kiến năm 2014 chính thức được đưa vào sử dụng, cùng với đó là kế hoạch đóng tàu khu trục chở trực thăng thứ 3 cũng được triển khai.
    JDS Izumo có lượng giãn nước 27.000 tấn có thể chứa được 14 trực thăng, là tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Ngoài ra, 2 tàu khu trục chở trực thăng Hyuga cũng đã được đưa vào sử dụng năm 2009 và 2011. Lượng giãn nước của 2 tàu này là 19.500 tấn, có thể chứa được 11 trực thăng, nhiệm vụ chủ yếu là tiến hành tác chiến chống ngầm, nhưng cũng có khả năng tiến hành tác chiến phòng không và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác.
    Đồng thời, JMSDF còn trang bị máy bay tuần tra trên biển Kawaski P-1 và trực thăng chống ngầm SH-60K đang được nâng cấp sức mạnh trong tác chiến chống “sát thủ dưới lòng đại dương”.
    JMSDF hiện có 5 tàu ngầm phi hạt nhân tối tân Soryu và 11 tàu ngầm Harushio, trong tương lai còn có kế hoạch sẽ tăng số lượng tàu ngầm lên 22 tàu. Tàu khu trục lớp Atago và tàu khu trục Kongo đang phục vụ đều được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis có khả năng phòng không/chống tên lửa đạn đạo và khả năng tác chiến chống mục tiêu mặt nước mạnh mẽ.
    [​IMG] Máy bay tuần tra, chống ngầm phản lực thế hệ mới Kawasaki P-1 của Nhật Bản.

    Ngoài ra, lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản cũng triển khai 1 trung đội bay tại đảo Okinawa, tăng cường khả năng giám sát và trinh sát. Đồng thời Nhật Bản còn có kế hoạch mua máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk hiện đại của Mỹ và thiết lập một trạm giám sát phía trước tại đảo Yonaguni cách Đài Loan khoảng 60 hải lý, đảm bảo thông tin liên lạc cho JMASDF tại phía Tây Nam.
    Các nhà phân tích cho rằng, khả năng chống ngầm, khả năng phòng vệ và khả năng giám sát trinh sát hiện đại của JMSDF cũng có nghĩa là họ đang cùng với Hải quân Mỹ âm thầm xây dựng chiến lược đối phó “A2/AD” của Trung Quốc.
    Về mặt pháp lý, hành động chống “A2/AD” của Nhật Bản sẽ chịu giới hạn của Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản: cấm sử dụng lực lượng quân sự để giải quyết tranh chấp quốc tế; cấm sử dụng “quyền tập hợp quân đội”, không được sử dụng vũ lực để hỗ trợ đồng minh bị tấn công. Nhưng Nhật Bản cũng đã xác định chu vi khu vực phòng thủ là 1.000 hải lý, điều này có nghĩa là trong phạm vi khu vực này Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) có thể sử dụng vũ lực hỗ trợ Mỹ để Hải quân Mỹ khỏi bị tấn công.



    Trung Quốc sao chép thành công radar của hệ thống S-300?


    (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc nhiều khả năng đã chế tạo thành công loại radar dựa trên mẫu 64N6E trong thành phần hệ thống S-300 Nga.






    Theo hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 29/8/2013 của hãng Astrium cung cấp cho Tạp chí Jane’s Defence Weekly, hệ thống radar phòng không mới đã được triển khai trong một tổ hợp phòng không HQ-9 tại căn cứ quân sự gần Tây An.

    Hình ảnh vệ tinh cho thấy mẫu radar này được kết hợp với hệ thống phòng không HQ-9 của Trung quốc, có thể nó được chế tạo dựa trên nền tảng radar 64N6E của Nga.

    64N6E là loại radar giám sát/trinh sát tầm xa (khoảng 300km) thường tích hợp đi kèm với hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E trong hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1/2.

    Hiện tại, Trung Quốc sử dụng biến thể 64N6E và 64N6E trong thành phần hệ thống phòng không S-300PMU-1 và S-300PMU-2 mà nước này nhập khẩu từ Nga.
    [​IMG] Hệ thống radar mạng pha giám sát 64N6E.


    Hệ thống Radar mới này được nhìn thấy lần đầu tiên thông qua những bức ảnh chụp từ vệ tinh của DigitalGlobe vào tháng 5/2011 tại trung tâm thử nghiệm radar Jurong của Quân đội Trung Quốc nằm ở phía đông nam Nam Kinh.

    Ngoài ra, ở Trung Quốc cũng xuất hiện những bức ảnh này chụp hệ thống này được đăng tải trên các trang mạng vào tháng 7/2013. Theo đánh giá ban đầu thì hình dáng của hệ thống radar này hầu như giống hệt radar 64N6E của Nga.

    Sự khác biệt duy nhất so với hệ thống radar 64N6E của Nga là phương tiện vận chuyển chúng. Radar của Trung Quốc được lắp trên một xe kéo đặc dụng thay vì đặt hoàn toàn trên xe tự hành Nga. Chính vì vậy, nó gây hạn chế khả năng cơ động của hệ thống và phiên bản radar này ngắn hơn 1m so với radar 64N6E.

    Theo một số nguồn tin, hệ thống radar mới này sẽ đi vào phục vụ trong thời gian sắp tới để bổ sung cho hệ thống tác chiến của HQ-9 (sản phẩm sao chép công nghệ S-300 của Trung Quốc) đã được đưa vào sử dụng trước đó.
    [​IMG] Hình ảnh vệ tinh chụp căn cứ thử nghiệm hệ thống radar, tên lửa của phòng không Trung Quốc.


    Nếu nó này được sử dụng theo mô hình hoạt động của radar 64N6E thì hệ thống radar mới sẽ được tham gia vào quá trình tác chiến cấp cao trong hệ thống phòng không của HQ-9, có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu giám sát các mục tiêu tầm xa và theo dõi mục tiêu tầm trung cũng như tầm thấp.

    Như vậy, hệ thống này sẽ giúp tăng cường khả năng của HQ-9 bằng cách thực hiện theo dõi các mục tiêu đang hoạt động và cung cấp dữ liệu trước khi tham gia theo dõi chính xác mục tiêu đó. Do được chế tạo dựa trên nguyên mẫu của 64N6E nên hệ thống mới có thể có khả năng hoạt động song song trên các hệ thống radar do Trung Quốc và Nga sản xuất.

    Sự hiện diện của hệ thống radar tác chiến mới tại khu đào tạo phức hợp phòng không Sanyuan, tạo tiền đề để triển khai hệ thống radar này vào hệ thống tác chiến của HQ-9. Được bố trí ở phía đông nam của Quân khu Lan Châu trên căn cứ phòng không cũ, khu đào tạo phức hợp này được dùng để đào tạo cũng như huấn luyện các hệ thống phòng không được sử dụng trong Quân đội Trung Quốc, điển hình là hình ảnh mà vệ tinh chụp được với 2 hệ thống phòng không là HQ-2 và HQ-9. Cũng có thể nhìn thấy trong hình ảnh là một radar HT-233 sao chép theo mẫu đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6E của Nga trong thành phần hệ thống S-300PMU-2 và HQ-9.

    Vị trí của radar tại Sanyuan cũng cho thấy rằng các đơn vị đầu tiên sẽ tiếp nhận hệ thống này sẽ là Lữ đoàn phòng không số 17 thuộc Quân khu Lan Châu. Hiện tại, lữ đoàn này có trng trang bị 6 hệ thống HQ-9 gần Tây An, Bảo Kê, và Lan Châu, với căn cứ phòng không thuộc Tiểu đoàn số 25 nằm khoảng 650 km về phía tây bắc của khu đào tạo phức hợp Sanyuan .
  7. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Hàn Quốc chưa bay đã rơi, Triều Tiên chưa đánh đã thắng


    Triều Tiên huy động toàn bộ tàu đệm khí tập trận

    (Vũ khí) - Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) cho biết, Triều tiên đã điều động số lượng tàu đệm khí lớn chưa từng có trong một cuộc tập trận khiến Hàn Quốc bất an.



    Hãng Yonhap dẫn lời Bộ tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã điều 70 tàu đệm khí ra bờ biển phía tây và 60 tàu đệm khí đổ bộ ra bờ biển phía đông, nơi nước này đặt 4 căn cứ cho tàu đệm khí. Yonhap cho biết thêm, các cuộc tập trận đổ bộ được tiến hành ở bờ biển phía Tây Triều Tiên với sự tham gia của các tàu đệm khí. Mỗi tàu đệm khí có thể chở khoảng 40 lính đặc công, chạy với tốc độ 96km/h và có thể tiếp cận các hòn đảo Hàn Quốc sát biên giới trên biển trong vòng chưa đầy 1 giờ.
    Việc điều động số lượng tàu đệm khí lớn cho một cuộc tập trận đổ bộ cho thấy lực lượng Hải quân của Triều Tiên khá đông đảo. Theo báo cáo Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), Lực lượng Hải quân Nhân dân Triều Tiên (KPN) sở hữu số tàu chiến lớn nhất thế giới.
    [​IMG]
    Tàu đệm khí Triều Tiên trong một lần tập trận Trong biên chế lực lượng, Hải quân Triều Tiên có 22 tàu ngầm lớp Romeo, mỗi tàu trang bị 14 ngư lôi 533mm và 24 thủy lôi. Tiếp đó là 32 chiếc lớp Sango tự đóng, làm nhiệm vụ trinh sát, chở quân tác chiến đặc biệt có nhiều thiết bị chống ngầm của Nga. Sau cùng là tàu ngầm lớp SSI có trên 20 chiếc.
    Tàu ngầm của Triều Tiên thuộc loại trung bình, kích thước nhỏ, không có vũ khí uy lực, hiện đại nhưng bù lại nước này có thể chủ động sản xuất, lấy số lượng bù chất lượng. Tàu ngầm Triều Tiên còn có ưu thế phù hợp địa hình, thủy văn.
    Sức mạnh thứ hai của Hải quân Triều Tiên là hơn 600 tàu mặt nước với “3 đòn chủ công” là tàu tên lửa, tàu phóng lôi và tàu đổ bộ. Đặc điểm của các tàu mặt nước của Hải quân Triều Tiên là có lượng giãn nước nhỏ (vài trăm tấn) nhưng có tốc độ cao và phần lớn là hàng “nội địa”.
    Điển hình là hơn 40 tàu tên lửa cao tốc mang tên lửa chống hạm cận âm P-15 (định danh NATO là SS-N-2 Styx) hay CSS-N-1 (biến thể của P-15 do Trung Quốc sản xuất); 200 tàu phóng lôi (một nửa tự đóng) mang pháo 25 và 37mm, cùng nhiều loại ngư lôi… Như vậy, vũ khí “uy lực nhất”, “hiện đại nhất” trong lực lượng tàu mặt nước của Triều Tiên là P-15, thuộc lớp tên lửa chống hạm thế hệ đầu tiên của Liên Xô, phát triển từ những năm 1950.
    [​IMG]
    Hiện Triều Tiên có 130 tàu đệm khí Hải quân Triều Tiên không tổ chức Hải quân đánh bộ nhưng có lực lượng tác chiến đặc biệt trực thuộc Bộ quốc phòng gồm 3 loại trên bộ, trên không và trên biển. Khi tác chiến trên biển, lực lượng này sẽ phối hợp với các tàu hải quân.
    Ngay trong thời bình, Hải quân và lực lượng tác chiến đặc biệt trên biển thường xuyên luyện tập. Đặc biệt, có 2 lữ đoàn “bắn tỉa” trên biển trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân trang bị hiện đại từ súng, pháo đến tên lửa đối hải đối không.
    Trong biên chế, Hải quân Triều Tiên còn có sự phục vụ của khoảng 200 tàu đổ bộ, gồm: 100 chiếc tàu đổ bộ lớp Nampo có thể chở 50 lính; 8 tàu đổ bộ cỡ trung lớp Hantae có thể chứa 3-4 xe tăng hạng nhẹ và 350 lính. Hiện nay, Triều Tiên đẩy mạnh sản xuất tàu đổ bộ đệm khí lớp Kinh Bang được trang bị pháo 30 và 57mm.
    Lực lượng đổ bộ của Triều Tiên luôn là mối đe dọa thường trực, luôn xuất hiện trong tính toán phòng thủ của Hàn Quốc và Mỹ. Theo thông tin tình báo từ Hàn Quốc, Triều Tiên có thể đổ bộ vào 5 hòn đảo của Hàn Quốc, bao gồm cả Baeknyeong trong khoảng thời gian 30-40 phút với khoảng 70 tàu đổ bộ (mỗi tàu chở được 1 trung đội, di chuyển với tốc độ 90km/h). Cũng theo nguồn tin trên, Triều Tiên có 130 tàu đệm hơi khác bố trí ven biển.
    Vì lý do đó, Hàn Quốc và Mỹ buộc phải thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận có mục tiêu giả định là lực lượng đổ bộ của Triều Tiên. Thậm chí, phía Hàn Quốc cân nhắc triển khai trực thăng tấn công MD-500 Defence và đầu tư mua sắm nhiều rocket có điều khiển nhằm ngăn chặn các cuộc đổ bộ trong tương lai.


    Hàn Quốc thừa nhận mất 35 chiến đấu cơ

    (Lực lượng vũ trang)- Không quân Hàn Quốc thừa nhận kể từ năm 2000 tới nay, lực lượng này đã mất tổng cộng 35 máy bay chiến đấu.


    Theo trang tin Jane’s, số liệu này đã được đưa ra trong báo cáo của Không quân Hàn Quốc trước Quốc hội nước này hôm 21/10. Cùng với số máy bay bị mất kể trên, còn có 38 phi công và 1 nhân viên kỹ thuật mặt đất thiệt mạng.

    Theo báo cáo, phần lớn những chiếc gặp tai nạn là máy bay cũ. Nguyên nhân của hầu hết các vụ là do lỗi của phi công. Ngoài ra, một số chiếc bị rơi do công tác bảo trì kém và gặp các trục trặc khác nhau.

    Trong số 35 chiếc máy bay gặp nạn của Không quân Hàn Quốc, chủ yếu là những chiếc tiêm kích F-4 Phantom II và F-5 Tiger II. Tính trung bình, mỗi năm có gần 3 chiếc tiêm kích các loại này của Hàn Quốc bị rơi.
    [​IMG]
    Một chiếc RF-4C của Hàn Quốc bị rơi năm 2008 ​

    Theo số liệu của Flightglobal MiliCAS, Không quân Hàn Quốc hiện có 83 chiếc tiêm kích F-4E và RF-4C, 194 chiếc tiêm kích F-5E/F. Đây là những chiếc đang trong quá trình được thay thế loại bỏ.

    Vụ tai nạn mới đây nhất là một chiếc F-5E đã bị rơi trong khi huấn luyện ngày 26/9/2013. Ngay sau vụ tai nạn này, Hàn Quốc đã cấm bay đối với tiêm kích F-5E nhưng sau đó đã cho cất cánh lại từ ngày 18/10.

    Kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân vụ tai nạn là công tác bảo trì kỹ thuật không đảm bảo yêu cầu. Trong quá trình bay, phi công đã mất điều khiển và buộc phải sử dụng ghế phóng để thoát hiểm.

    [​IMG]
    Một chiếc F-4D của Hàn Quốc khi còn trong biên chế ​

    Cả hai loại tiêm kích F-4 Phantom II và F-5 Tiger II đều được phát triển từ những năm 50 của thế kỷ trước. Trong đó, F-4 Phantom II nguyên bản là máy bay tiêm kích-bom có chức năng đánh chặn và có tốc độ siêu thanh.

    Thông số chung của F-4 là dài 19,2 m, nặng gần 14 tấn. Máy bay có 2 chỗ ngồi, có 2 động cơ và có thể đạt tốc độ tối đa 2,2 M. F-4 có bán kính tác chiến 680 km và trần bay thực tế trên 18 km.

    Mỹ bắt đầu đưa vào trang bị loại máy bay này cho Hải quân từ năm 1960 và đưa F-4 Phantom II trở thành thành tố chủ chốt trong Hải quân và Không quân Mỹ. Tuy nhiên, từ năm 1979, Mỹ đã ngừng sản xuất loại máy bay này.

    Hàn Quốc bắt đầu nhận những chiếc F-4D đã qua sử dụng của Không quân Mỹ từ năm 1968 cho tới năm 1988 theo chương trình mang tên “Peace Spectator”. Chiếc F-4D cuối cùng của Hàn Quốc đã “nghỉ hưu” từ năm 2012.

    [​IMG]
    F-4E của Không quân Hàn Quốc ​

    Cùng với chương trình “Peace Spectator”, Hàn Quốc còn nhận được phiên bản F-4E cả cũ và mới của Mỹ theo chương trình “Peace Pheasant” trong những năm 1970. Khi Nhóm Trinh sát chiến thuật số 460 của Không quân Mỹ giải thể vào năm 1990, Hàn Quốc tiếp tục nhận được những chiếc RF-4C thải loại từ đơn vị này.

    Hàn Quốc đã nhận tổng cộng 216 máy bay F-4 các loại từ Mỹ. Sau khi ngừng bay đối với RF-4C, hiện Không quân Hàn Quốc chỉ còn lại 83 chiếc F-4E và RF-4C.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-5E của Hàn Quốc ​

    F-5 Tiger II cũng được Mỹ phát triển từ giữa những năm 50 của thế kỷ trước và được đánh giá tương đương với MiG-21 của Liên Xô. Mỹ bắt đầu đưa F-5 vào trang bị từ đầu những năm 1960 và ngừng sản xuất từ năm 1987. Hàn Quốc bắt đầu nhận những chiếc F-5E/F của Mỹ từ năm 1974 và tự sản xuất theo giấy phép của Mỹ phiên bản KF-5 từ năm 1982.

    Thông số cơ bản của F-5 là dài 14,45 m, có trọng lượng rỗng trên 4 tấn. Máy bay có 1 chỗ ngồi, 2 động cơ và có thể đạt tốc độ tối đa 1.700 km/h. Tầm bay tối đa của máy bay là 1.405 km và trần bay đạt 15.800 m.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật Bản sắp hạ thủy tàu ngầm AIP tối tân Soryu



    (Kienthuc.net.vn) - Theo nguồn tin từ Bộ quốc phòng Nhật Bản, chiếc tàu ngầm phi hạt nhân AIP lớp Soryu thứ 6 sẽ được hạ thủy vào ngày 31/10.






    Soryu là lớp tàu ngầm phi hạt nhân mới nhất do Nhật Bản tự thiết kế và chế tạo, trang bị động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) cho phép hoạt động lâu hơn tàu ngầm thông thường dưới mặt nước. Ngày 30/3/2009, tàu ngầm Soryu đầu tiên mang số hiệu SS-501 đã chính thức được biên chế, Nhật Bản có kế hoạch đóng tổng cộng 9 chiếc Soryu và hiện đã có 5 chiếc hoàn thiện. Chiếc sắp hạ thủy đây sẽ nâng tổng số tàu ngầm Soryu trong biên chế lực lượng phòng vệ lên 6 chiếc.

    Soryu có lượng choán nước lớn nhất trong biên chế hạm đội tàu ngầm Nhật Bản, 2.900 tấn (khi nổi) và 4.200 tấn (khi lặn). Tàu có chiều dài 84m, chiều rộng 9,1m, mớn nước 8,5m.
    [​IMG] Tàu ngầm phi hạt nhân lớp Soryu của Nhật Bản.


    Soryu được vũ trang 6 ống phóng ngư lôi HU-606 533mm có thể dùng để phóng ngư lôi Type 89 và tên lửa hành trình chống tàu UGM-84 Harpoon.

    Hạm đội tàu ngầm Nhật Bản thuộc Hạm đội phòng vệ của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF), dưới Bộ tư lệnh Hạm đội tàu ngầm có lực lượng tác chiến tàu ngầm số 1, số 2, lực lượng đào tạo huấn luyện tàu ngầm, lực lượng huấn luyện lặn số 1, lực lượng huấn luyện tàu ngầm Yokosuka.

    Trang bị hạm đội tàu ngầm Nhật Bản hiện có 18 tàu (gồm 2 lớp Soryu và Oyashio) trong đó có 2 tàu ngầm huấn luyện.


    Đài Loan tính điều “sát thủ săn ngầm” P-3C tới Trường Sa



    (Kienthuc.net.vn) - Giới chức cấp cao chính quyền Đài Loan tuyên bố khả năng trong tương lai điều máy bay chống ngầm P-3C Orion tới hoạt động ở Trường Sa.




    Tờ United Evening News (trụ sở tại Đài Loan) đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan tuyên bố trong tương lai quân đội nước này sẽ đưa máy bay tuần tra chống ngầm P-3C đến khu vực Biển Đông thực hiện nhiệm vụ đối phó tàu ngầm. Tuyên bố này được vị bộ trưởng đưa ra tại Viện lập pháp Đài Loan ngày 23/10.

    “Trong tương lai Không quân Đài Loan sẽ sử dụng danh nghĩa “thực hiện nhiệm vụ nhân đạo” hoặc “che chở C-130H” để điều máy bay P-3C đến đảo Ba Bình”, vị này cho biết. Đảo Ba Bình là hòn đảo lớn nhất nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Đài Loan đã chiếm giữ trái phép đảo này từ năm 1956.

    Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan nói thêm rằng, nếu máy bay vận tải hạng trung C-130H có thể hạ cánh ở sân bay trên đảo Ba Bình thì “máy bay P-3C cũng có thể thực hiện”.

    [​IMG]Máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion.


    Thành viên Viện lập pháp Lâm Úc Phương cho biết, năm nay Không quân Đài Loan bắt đầu tiếp nhận máy bay tuần tra chống P-3C, bán kính tác chiến đạt đến 2.000 hải lý, mà từ Bình Đông đến đảo Ba Bình là 860 hải lý.

    “Sau khi máy bay P-3C bay từ sân bay Bình Đông bỏ qua quãng hành trình bay ra và về thì P-3C có thể hoạt động trên không phân khu vực biển đảo Ba Bình đạt 5-6 tiếng và phối hợp với tàu chiến mặt nước của Hải quân Đài Loan để thực hiện nhiệm vụ tuần tra chống ngầm và săn ngầm tại khu vực biển gần đảo Ba Bình”, ông này nói.

    Trước đó, vào cuối tháng 8 đã có thông tin về việc Đài Loan đang muốn xây dựng bến cảng mới trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo kế hoạch, bến cảng mới sẽ đi vào hoạt động năm 2016, đón các tàu cung ứng cỡ lớn và các tàu khu trục hải quân cỡ nhỏ thay vì các tàu tuần tra cỡ nhỏ như hiện nay.
    Hàn Quốc muốn có “mắt thần” khắc chế máy bay tàng hình



    (Kienthuc.net.vn) - Không quân Hàn Quốc đã bày tỏ sự hứng thú đối với việc mua hệ thống radar phát hiện máy bay tàng hình vào năm 2020.



    Hiện các nước láng giềng của Hàn Quốc như Nga, Nhật và Trung Quốc đang trong cuộc đua phát triển máy bay chiến đấu tàng hình. Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 như J-20 và J-31 trong khi Nhật ký hợp đồng với Lockheed Martin để mua 42 máy bay tàng hình F-35. Nga cũng đang phát triển mẫu máy bay tàng hình riêng Su T-50 với mục tiêu triển khai mẫu máy bay này vào 2016.
    “Không quân Hàn Quốc đã đưa ra yêu cầu mua hệ thống radar phát hiện máy bay tàng hình vào tháng 7/2011 và Tham mưu trưởng Quân đội Hàn Quốc trong tháng 11/2012 đã đưa yêu cầu này vào kế hoạch mua sắm dài hạn”, quan chức cấp cao trong Quân đội Hàn Quốc cho biết. Vị quan chức này cho biết thêm rằng, việc nhập khẩu radar hay tự phát triển vẫn chưa được quyết định.

    [​IMG]Ảnh minh họa.

    Cũng trong bản báo cáo trước quốc hội, Không quân Hàn Quốc nói rằng, sự chậm trễ trong việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới và dự án phát triển các máy bay nội địa khác nên lực lượng này sẽ thiếu khoảng 80 máy bay vào năm 2019 khi hầu hết các máy bay F-4 và F-5 sẽ phải nghỉ hưu.
    Hàn Quốc có kế hoạch mua 60 máy bay chiến đấu hiện đại để thay thế phi đội F-4 và F-5 đang dần trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, lịch trình đã bị chậm trễ do Cơ quan phụ trách mua sắm Quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) đã không đồng ý mua mẫu máy bay chiến đấu F-15 Silent Eagle của Boeing do tính năng tàng hình yếu. DAPA cho biết sẽ đẩy nhanh tiến trình ký hợp đồng vào năm 2014.

    Trung Quốc "mơ" có oanh tạc cơ tàng hình mạnh ngang B-2


    (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc đang thiết kế máy bay ném bom tàng hình tầm xa có khả năng tương tự như loại F-117 và B-2 của Không quân Mỹ.






    Đây là thông tin mới mà Đại tá Quân đội Trung Quốc Wu Guohui xác nhận với tờ Nhân dân Nhật báo.

    Theo ông này, máy bay ném bom tàng hình tầm xa có thể phóng nhiều hơn một tên lửa trong cuộc tấn công bởi nó không thể bị radar đối phương phát hiện. Việc Mỹ đang phát triển máy bay ném bom tàng hình thế 2 dựa trên B-52, ông Wu cho rằng đây là thời điểm mà Trung Quốc cũng cần tìm kiếm một sự thay thế cho loại máy bay ném bom chiến lược H-6.

    “Cả Mỹ và Nga đang phát triển máy bay ném bom mới và Trung Quốc chắc chắn sẽ có máy bay ném bom tàng hình”, Wu nói.

    Tham vọng phát triển, chế tạo máy bay ném bom tàng hình của Trung Quốc lần đầu được tiết lộ trong bài viết của chuyên gia quân sự Mỹ John Reed đăng tải trên tạp chí Foreign Policy xuất bản trong tháng 6. Trong bài viết, có xuất hiện mô hình máy bay lạ được đăng tải trên trang mạng Trung Quốc, ông Reed cho rằng, Bắc Kinh thường “hé lộ” mô hình cỡ nhỏ trước khi xây dựng máy bay thật sự.
    [​IMG] Ảnh đồ họa oanh tạc cơ tàng hình của Trung Quốc.


    Trong khi đó, nhà phân tích người Nga Vasiliy Kashin – Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Công nghệ (Nga) cho biết, máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới của Trung Quốc phải có khả năng thực hiện cuộc tấn công chống lại các mục tiêu trong phạm vi khu vực Bắc Mỹ nếu nó thực sự muốn đặt ra mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.

    Tuy nhiên, một số nhà phân tích đang đặt câu hỏi lớn về khả năng thiết kế máy bay ném bom tàng hình của Trung Quốc, vì hiện gần như không có quốc gia nào trên thế giới ngoại trừ Mỹ có kinh nghiệm trong việc phát triển máy bay ném bom tàng hình. Về phần Trung Quốc, thậm chí nước này không thể thiết kế động cơ cho tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 mà phải dựa vào động cơ AL-31F nhập khẩu từ Nga.

    Phó Chủ tịch Tập đoàn Analysis Teal Group Richard Aboulafia có trụ sở tại Mỹ cho rằng, sẽ là rất khó khăn cho Trung Quốc để phát triển máy bay ném bom thật hơn là tạo ra một mô hình.

    “Nếu máy bay này được thiết kế trang bị động cơ và hệ thống điện tử của Trung Quốc, nước này sẽ cần ít nhất một thập kỷ để đạt được mục tiêu của mình”, ông Richard Aboulafia nói.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nhật, Hàn chạy đua “rước” F-35A Mỹ về mình

    Thứ năm 24/10/2013 17:56
    ANTĐ - Đầu tháng 1 tới không quân Mỹ sẽ đưa ra quyết định họ sẽ triển khai các chi đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35A tại các căn cứ nước ngoài. Hiện nay, Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 trong số các ứng cử viên hàng đầu.


    Vừa qua, tư lệnh không quân Thái Bình Dương của Mỹ, ông Herbert Carlisle cho biết, sân bay của căn cứ không quân Eielson ở bang Alaska (1 trong 2 bang nằm ở nước ngoài của Mỹ - cùng với Hawaii) đủ điều kiện để triển khai các máy bay chiến đấu F-35A, nhân viên không quân Mỹ cũng dễ dàng di chuyển từ các căn cứ không quân Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc tới đây.
    Ngày 15-10 vừa qua, 9 nghị sĩ của bang Alaska đã gửi thư đến lãnh đạo không quân Mỹ, nhấn mạnh đến năng lực của căn cứ không quân Eielson và những lợi ích cho cả địa phương lẫn không quân Mỹ khi họ triển khai F-35A tại đây. Hiện nay, căn cứ không quân này đã trở thành ứng viên sáng giá nhất cho lần triển khai máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35A của không quân Mỹ.
    Ngoài ra, còn có 3 địa điểm đang cạnh tranh quyết liệt với Eielson là căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc, cùng với 2 căn cứ không quân Kadena và Misawa của Nhật Bản. Đây cũng là các căn cứ không quân chủ chốt của lực lượng không quân trực thuộc Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ.
    Đầu tháng 11 này, không quân Mỹ sẽ đệ trình lên Quốc hội nước này bản đánh giá tiêu chuẩn sơ bộ để lựa chọn căn cứ triển khai F-35A tương lai, trong đó tập trung vào 2 tiêu chí chính là khả năng dung nạp máy bay và khả năng thực hiện các nhiệm vụ của căn cứ không quân. Ngoài ra, họ cũng tính đến yếu tố ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và chi phí triển khai và duy trì lực lượng tại các căn cứ này.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-35A của Mỹ ở căn cứ Edwards


    Nữ phát ngôn viên của không quân Mỹ Ann.Stefanek cho biết, sau khi đệ trình bản báo cáo sơ bộ vào tháng sau, không quân Mỹ sẽ tiến hành công tác khảo sát hiện trường chi tiết để đánh giá yêu cầu vận hành hoạt động và huấn luyện, ảnh hưởng đối với các nhiệm vụ hiện hành, cơ sở hạ tầng, chỗ ăn ở và tình hình nhân lực, vật lực.
    Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ tư lệnh không quân Mỹ cho biết, ứng cử viên số 1 và căn cứ dự bị cho nó sẽ được công bố vào tháng 2-2014, sau đó họ lại tiếp tục đánh giá về ảnh hưởng đối với môi trường xung quanh, để tránh các sự việc không hay như sự kiện dân chúng Okinawa của Nhật Bản phản đối máy bay vận tải hạng nặng cánh quạt nghiêng CV-22 Osprey của hải quân đánh bộ Mỹ.
    Bà Ann.Stefanek còn cho biết, nếu căn cứ được chọn nằm ở hải ngoại như ở Nhật hay Hàn Quốc thì Lầu Năm Góc sẽ tiến hành tham vấn ý kiến lãnh đạo các quốc gia được chọn.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Khu trục Nhật: Đại thế lực trên Thái Bình Dương (continue)

    8:49 PM, 20/10/2013, Views: 8547 | By Nhân Vũ

    VietnamDefence - Hải quân Phòng vệ Nhật Bản (JMSDF) là hạm đội đứng thứ hai về tầm quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
    [​IMG]Cách CAI THUỐC LÁ truyền thống hiệu quả nhất !
    Một hệ thống chiến đấu được suy tính tỷ mỉ đến từng chi tiết, nơi mà các công nghệ tối tân đan xen mật thiết với các truyền thống võ sĩ đạo Samurai cổ xưa. Hạm đội Nhật Bản từ lâu đã không còn là một tổ chức “khôi hài” tồn tại chỉ để làm vui mắt chính người Nhật và thực hiện các nhiệm vụ bổ trợ lặt vặt trong khuôn khổ đa quốc gia của Hải quân Mỹ.
    [​IMG]
    Bất chấp tính chất phòng thủ rõ nét, các thủy binh Nhật Bản hiện đại có khả năng độc lập tiến hành tác chiến và bảo vệ các lợi ích của Nihon Koku (Nhật Bản) trên các vùng biển mênh mông của Thái Bình Dương.

    Lực lượng hàng đầu của Hải quân Phòng vệ Nhật Bản theo truyền thống vẫn là các tàu khu trục. Việc dựa vào tàu khu trục thật dễ hiểu: lớp tàu này kết hợp tốt trong mình tính đa năng và giá cả vừa phải. Hiện tại, trong biên chế hạm đội Nhật Bản có 44 tàu lớp này, được đóng trong các giai đoạn khác nhau theo 10 thiết kế khác nhau.
    [​IMG]Tàu khu trục tên lửa Kongo trang bị hệ thống Aegis phóng tên lửa phòng không SM-3, năm 2007
    Mặc dù có vẻ thiếu thống nhất và chuẩn hóa, điều sẽ gây khó khăn cho công tác bảo dưỡng và làm tăng chi phí khai thác một lực lượng đa dạng chủng loại như vậy, lực lượng tàu khu trục của Hải quân Nhật Bản được chia rành mạch theo chức năng thành 3 nhóm lớn:

    - Các tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis để bảo đảm phòng không/phòng thủ tên lửa khu vực;

    - Các tàu khu trục chở trực thăng - một tên gọi đặc hữu của hạm đội Nhật dùng để chỉ các tàu sân bay trực thăng, phần lớn dùng để thực hiện các nhiệm vụ của tàu tìm cứu và chống ngầm;

    - Các tàu khu trục “thông thường” mà trong số các nhiệm vụ của chúng có bảo đảm an ninh cho biên đội tàu chống các mối đe dọa từ trên và dưới mặt biển. Chúng cũng là phương tiện mang để bố trí các phương tiện phòng không điểm.

    Sự đa dạng tưởng tượng của các thiết kế trên thực tế là sự kết hợp của mấy thiết kế giống nhau với các phần thượng tầng khác nhau và thành phần biên chế vũ khí đổi mới. Hải quân Phòng vệ đang tiến hóa nhanh chóng khi hàng năm Nhật Bản chi tiền đóng 1-2 tàu khu trục mới. Điều đó cho phép nhanh chóng đưa những thay đổi vào các thiết kế tàu cho phù hợp với các điều kiện bên ngoài thay đổi và khả năng tiếp cận các công nghệ mới. Đặc điểm chính là người Nhật Bản hiện thực hóa được những ý tưởng đó không chỉ trên giấy mà cả bằng sắt thép.
    [​IMG]Tàu khu trục JDS Hamakaze (DDG-171) trong cuộc tập trận quốc tế năm 2011
    Nếu bỏ không xem xét các tàu khu trục đã lạc hậu đóng trong thập kỷ 1980 và đang chuẩn bị loại bỏ trong thời gian tới thì biên chế lực lượng tàu chiến mặt nước của Hải quân Phòng vệ sẽ là như sau: 10 tàu khu trục hiện đại thuộc các lớp Kongo, Atago, Akizuki và Hyuga được nhận vào biên chế chiến đấu của JMSDF trong thời kỳ từ năm 1993-2013.

    Ngoài ra, trong biên chế hạm đội Nhật còn có 14 tàu khu trục vạn năng thuộc các lớp Murasame và Takanami được nhận vào biên chế chiến đấu của hạm đội trong những năm 1996-2006. Các tàu chiến này là những biến thể rẻ tiền của các tàu khu trục Aegis, là những thiết kế “quá độ” để kiểm nghiệm các công nghệ mới mà trong tương lai đã được áp dụng cho các tàu lớp Akizuki.
    [​IMG]Tàu khu trục Atago trang bị hệ thống Aegis và tàu khu trục đa năng lớp Murasame
    Dưới đây, chúng ta tìm hiểu sự tiến hóa của các tàu khu trục Nhật Bản. Đây là đề tài không đơn giản, nhưng việc tìm hiểu nó tạo ra nhiều lý do để tranh cãi. Liệu người Nhật có đúng đắn không khi trông cậy vào các tàu khu trục?

    Tàu khu trục Aegis: Hạt nhân chiến đấu của hạm đội

    Lớp Kongo: 4 tàu đã được đóng trong những năm 1990-1998

    Lượng giãn nước đầy đủ: 9.580 tấn. Thủy thủ đoàn: 300 người.
    Hệ thống động lực chính turbine khí (4 động cơ turbine khí sản xuất theo giấy phép LM2500) công suất 100.000 mã lực.
    Tốc độ tối đa: 30 hải lý/h.
    Cự ly hành trình: 4.500 hải lý ở tốc độ tiết kiệm 20 hải lý/h.
    Vũ khí:
    - 90 bệ phóng thẳng đứng Mk.41 (các tên lửa phòng không SM-2, SM-3, tên lửa chống ngầm có điều khiển ASROC VLS);
    - 1 pháo vạn năng 127 mm với nòng dài 54 lần cỡ;
    - 8 tên lửa chống hạm Harpoon;
    - 2 pháo phòng không tự động Phalanx;
    - các ngư lôi chống ngầm cỡ nhỏ, một bãi đáp trực thăng ở đuôi.
    [​IMG]JDS Kongo (DDG-173)“Tòa tháp” đồ sộ của phần thượng tầng với vách gắn các mạng anten của radar AN/SPY-1, các bệ phóng thẳng đứng chứa 29 ngăn phóng (ở mũi) và 61 ngăn phóng (ở đuôi), các ống khói đặc trưng, các ụ pháo màu trắng Phalanx, một sân đỗ trực thăng hẹp ở đuôi… Đây là biến thể của dòng khu trục hạm Arleigh Burke đời đầu (Flight I) của Mỹ với tất cả những ưu và nhược điểm của nó!

    Được biết Mỹ và Nhật Bản đã rất khó khăn mới đạt thỏa thuận chuyển giao cho Nhật Bản công nghệ Aegis - sau 4 năm đàm phán, năm 1988, Quốc hội Mỹ đã chấp thuận và Nhật trở thành quốc gia đồng minh đầu tiên của Mỹ được tiếp cận công nghệ mật này. Tàu đầu tiên bắt đầu được Nhật đóng hai năm sau đó, vào tháng 3/1990. Thiết kế cơ sở của tàu này là khu trục hạm Arleigh Burke, tuy nhiên, biến thể của Nhật khác nhiều mẫu cơ sở cả về thiết kế bên trong, lẫn ngoại hình. Cả 4 tàu của Nhật đều được đặt tên các tàu tuần dương lừng danh của Hạm đội Thiên hoàng từng tham gia Thế chiến II.

    Thoạt nhìn đã thấy sự nổi bật của phần thượng tầng to lớn ở mũi và cột tàu đứng. So với mẫu Arleigh Burke cơ sở, cấu trúc các phần thượng tầng và sự bố trí vũ khí trang bị có sự thay đổi, một khẩu pháo 127 mm của công ty OTO Breda (Italia) được lắp thay cho khẩu pháo Mỹ Mk.45.

    Khác với hàng chục tàu khu trục lớp Arleigh Burke “hàng chợ” của Mỹ, người Nhật đã quyết định trang bị cho 4 tàu khu trục hiện đại nhất của mình những trang thiết bị đa dạng, biến chúng thành các tàu chiến đa năng.

    Hiện nay, các tàu này đã được trang bị lại bằng tên lửa phòng không Standard SM-3 dùng để tiêu diệt các mục tiêu ở thượng tầng khí quyển và ở quỹ đạo thấp gần trái đất. Các tàu khu trục lớp Kongo nằm trong thành phần “lá chắn tên lửa” của Nhật Bản và nhiệm vụ chủ chốt của chúng là đánh chặn các cuộc tấn công tên lửa đường đạn có thể xảy ra từ phía Bắc Triều Tiên.

    Lớp Atago: 2 tàu đã được đóng trong giai đoạn 2004-2008

    Là sự phát triển tiếp theo của các tàu khu trục Aegis lớp Kongo. Mẫu cơ sở để phát triển Atago là tàu khu trục Arleigh Burke đời IIA (Flight IIA) với đầy ắp những thiết bị bổ sung. Lượng giãn nước đầy đủ của Atago đã vượt quá 10.000 tấn!
    [​IMG]JDS Asihara ở cận cảnh (DDG-178)So với Kongo, tàu khu trục mới có một hăng-ga trực thăng, phần thượng tầng cao hơn, bên trong bố trí sở chỉ huy 2 tầng. Hệ thống thông tin chỉ huy chiến đấu Aegis đã được nâng cấp lên chuẩn Baseline 7 (phase 1). Các bệ phóng thẳng đứng được cải tiến - việc bỏ các thiết bị bốc xếp đã cho phép tăng số lượng ngăn phóng lên đến 96. Được lắp thay cho khẩu pháo Italia là pháo Mỹ Mk.45 với chiều dài nòng bằng 62 lần cỡ sản xuất theo giấy phép. Tên lửa chống hạm Harpoon bị thay bằng tên lửa chống hạm Type 90 (SSM-1B) của Nhật Bản.

    Điều duy nhất mà người Nhật rất tiếc nuối là trên tàu Atago thiếu vắng các tên lửa hành trình chiến thuật Tomahawk. Bởi lẽ, hạm đội Nhật bị cấm sở hữu vũ khí tiến công.

    Các tàu khu trục thông thường

    Lớp Murasame: 9 tàu đã được đóng trong giai đoạn 1993-2002

    Lượng giãn nước đầy đủ: 6.100 tấn. Thủy thủ đoàn: 165 người.
    Hệ thống động lực chính turbine khí (kết hợp các động cơ turbine khí sản xuất theo giấy phép LM2500 và Rolls-Royce Spey SM1C) công suất 60.000 mã lực.
    Tốc độ tối đa: 30 hải lý/h.
    Cự ly hành trình: 4.500 hải lý ở tốc độ tiết kiệm 18 hải lý/h.
    Vũ khí:
    - 16 bệ phóng thẳng đứng Mk.48 (32 tên lửa phòng không ESSM);
    - 16 bệ phóng thẳng đứng Mk.41 (16 tên lửa ngư lôi chống ngầm ASROC-VL)
    - 8 tên lửa chống hạm Type 90 (SSM-1B);
    - 1 pháo vạn năng 76 mm OTO Melara;
    - 2 pháo phòng không tự động Phalanx;
    - các ngư lôi chống ngầm cỡ nhỏ;
    - 1 trực thăng chống ngầm Mitsubishi SH-60J/K (biến thể sản xuất theo giấy phép của SH-60 Sea Hawk của Sikorsky).
    [​IMG]Các tàu khu trục lớp Murasame thăm Trân Châu Cảng


    (Còn tiếp)


    Nhật triển khai tên lửa chống hạm gần Senkaku

    10:24 PM, 24/10/2013, Views: 2159 | By PM

    VietnamDefence - Nhật Bản có kế hoạch triển khai lần đầu tiên một đơn vị tên lửa chống hạm trên đảo Miyako thuộc tỉnh cực nam Okinawa trong tháng 11/2013.
    [​IMG]Cách CAI THUỐC LÁ truyền thống hiệu quả nhất !
    [​IMG]Type 88 khai hỏa

    Các đơn vị trang bị tên lửa chống hạm Type 88 sẽ được triển khai ở đảo Miyako và khu vực phía nam đảo chính của Okinawa như một phần của cuộc tập trận 18 ngày bắt đầu vào ngày 1/11 với sự tham gia của khoảng 34.000 ngàn người, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho hay hôm 24/11.

    Điều đó sẽ đặt toàn bộ các vùng biển giữa hai đảo này vào tầm bắn của tên lửa chống hạm có điều khiển.

    Mặc dù tàu hải quân Trung Quốc khi tiến ra Thái Bình Dương thường đi qua vùng biển giữa Okinawa và đảo Miyako, Bộ Quốc phòng Nhật nói rằng, cuộc tập trận không giả định bất cứ quốc gia cụ thể nào như kẻ thù.

    Ngoài việc triển khai tên lửa, một đơn vị 100 quân cùng với tàu và trực thăng sẽ tham gia cuộc tập trận nhằm bảo vệ các hòn đảo xa xôi của Nhật.

    Quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh vẫn căng thẳng do Nhật quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Senkaku ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
  10. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Nếu Nhật bắn máy bay, Trung Quốc sẽ coi là chiến tranh
    Nếu Nhật bắn máy bay, Trung Quốc sẽ coi là chiến tranh
    Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua tuyên bố nếu Nhật Bản bắn hạ máy bay của Trung Quốc, đó sẽ là sự khiêu khích nghiêm trọng và là một hành động chiến tranh.
    Nhật sẽ bắn máy bay do thám xâm phạm không phận
    Máy bay ném bom H6 của Trung Quốc từng tới gần địa phận Nhật Bản hồi tháng Chín vừa qua
    [​IMG]
    Máy bay ném bom H6 của Trung Quốc từng tới gần địa phận Nhật Bản trong tháng trước. Ảnh: China-defense-mashup

    Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nói các chuyến bay và hoạt động huấn luyện của máy bay quân sự Trung Quốc, kể cả máy bay không người lái, trên các khu vực hữu quan ở biển Hoa Đông "là phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế".

    Bình luận này được đưa ra tại cuộc họp báo ngày 26/10, để trả lời một câu hỏi về kế hoạch của Nhật Bản bắn hạ những máy bay không người lái xâm phạm không phận nước này, Xinhua cho hay.

    Ông Cảnh khẳng định Trung Quốc sẽ có biện pháp cương quyết và phía Nhật Bản sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả đó.

    Trong một diễn biến liên quan, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết các chiến đấu cơ của Lực lượng Phòng vệ Trên không hôm qua xuất kích trong ngày thứ hai liên tiếp để đối phó với 4 máy bay quân sự Trung Quốc bay trên vùng biển quốc tế giữa đảo chính của quần đảo Okinawa và đảo Miyako.

    Tuy nhiên, tuyên bố của bộ trên khẳng định 4 máy bay Trung Quốc, gồm 2 chiếc máy bay cảnh báo sớm Y8 và 2 máy bay ném bom H6, đã không xâm phạm không phận Nhật Bản khi bay từ biển Hoa Đông ra Thái Bình Dương và quay trở lại.

    Hôm 25/10, 2 chiếc Y8 và 2 chiếc H6 của Trung Quốc cũng bay theo hành trình tương tự. Hiện Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đề cao cảnh giác do lo ngại quân đội Trung Quốc có thể đang leo thang hành động ở biển Hoa Đông.

    Mạng tin Yomiuri của Nhật dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 25/10 cho biết sau khi xác nhận có 4 máy bay quân sự Trung Quốc bay trên vùng trời giữa đảo Okinawa và Miyako hướng về phía Thái Bình Dương, bộ này đã lập tức lệnh cho chiến đấu cơ F15 của Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF) xuất kích.

    Hồi tháng 7, Nhật Bản xác nhận lần đầu tiên một máy bay của Trung Quốc đi vào vùng trời khu vực này trong khi tháng 9 là hai chiếc và lần này đã tăng số lượng lên 4 chiếc.

    Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng theo dõi sát sao mọi hoạt động của quân đội Trung Quốc khi hôm 24/10, 5 tàu khu trục của Trung Quốc đã đi qua vùng biển giữa hai đảo Okinawa và Miyako.

    Theo Vietnam+

    Thằng lùn đừng để ăn Đông Fong nghen !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này