1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Hàn Quốc phát triển sơn tàng hình hấp thụ sóng radar

    Thứ bảy 26/10/2013 14:40
    ANTĐ - Hàn Quốc đang đẩy nhanh việc phát triển công nghệ tàng hình để bắt kịp với thế giới.





    Ngày 25-10, Trung tâm Công nghệ Tàng hình thuộc Trường Đại học Hàng hải và Đại dương Hàn Quốc cho biết, họ đã phát triển được loại sơn đặc biệt đầu tiên có thể hấp thụ sóng radar để ngụy trang cho các tàu chiến, máy bay chiến đấu và xe tăng để giúp chúng có thể tránh bị radar của đối phương phát hiện.
    Viện nghiên cứu này đã công bố loại “sơn tàng hình” được thiết kế để tránh khả năng bị phát hiện này tại Triển lãm Công nghệ Quốc phòng và Hải quân Quốc tế tổ chức tại Busan, Hàn Quốc, từ ngày 22 đến 25-10 với sự tham dự của 1.590 công ty quốc phòng, đến từ 55 quốc gia trên thế giới.
    Công nghệ tàng hình đã được xem là một trong những đặc điểm chính giúp tăng cường khả năng sống sót trong chiến đấu được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và phát triển.
    [​IMG]
    Mỹ hiện là nước dẫn đầu về công nghệ sơn tàng hình với F-22 và F-35 (Ảnh)


    Ông Kim Yong-hwan, giám đốc Trung tâm Công nghệ Tàng hình cho biết loại sơn hấp thụ sóng radar do Hàn Quốc phát triển có thể được ứng dụng ở dạng phun để giúp nó trở nên nhẹ hơn, bền hơn và rẻ hơn so với các loại vật liệu hấp thụ sóng điện từ dạng tấm hợp kim như hiện nay.
    Hiện công ty đóng tàu Daewoo của Hàn Quốc đang rất chú ý đến loại sơn tàng hình này để sử dụng cho những chiếc tàu khu trục mới nhất mà họ đang chế tạo, vì loại sơn dạng phun này rất dễ sử dụng trên bất cứ bề mặt nào.
    Trong bối cảnh quân đội Hàn Quốc đã đưa việc xây dựng công nghệ tàng hình vào chiến lược quốc phòng dài hạn của mình, ông Kim Yong-hwan cho biết, trung tâm này đã phát triển nhiều loại sơn tàng hình khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của Hải quân và Không quân.
    Theo ông Kim Yong-hwan, trong giai đoạn hiện nay Hàn Quốc cần phải đẩy nhanh việc phát triển công nghệ tàng hình để bắt kịp với thế giới, đồng thời cũng để đối phó với Triều Tiên khi nước này tuyên bố họ có sở hữu máy bay chiến đấu có khả năng hấp thụ sóng radar.


    TQ, NB còn chưa hoàn thành. Thằng chim bé này đòi làm ?
  2. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Hàn Quốc sẽ hợp tác với Trung Quốc đối phó Nhật Bản - Châu Sơn quy hàng Thiên Triều :)
    Ngày 26/10, truyền thông Hàn Quốc dẫn lời Đại sứ Hàn Quốc tại Bắc Kinh Kwon Young Se cho biết nước này có kế hoạch hợp tác về ngoại giao chặt chẽ hơn với Trung Quốc để cùng đối phó với các động thái khẳng định chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Dokdo (Nhật Bản gọi là Takeshima).



    [​IMG]

    Hải quân Hàn Quốc đổ bộ xuống quần đảo Dokdo trong cuộc tập trận ngày 25/10. Ảnh: AFP/TTXVN.​


    Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời ông Kwon Young Se nêu rõ: "Về vấn đề Dokdo và các vấn đề liên quan đến lịch sử khác, chúng tôi sẽ tăng cường các nỗ lực ngoại giao để nhằm thành lập một hệ thống hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc".

    Bình luận của Đại sứ Kwon được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản tăng cường chiến dịch quảng bá trên toàn cầu nhằm khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Takeshima/Dokdo. Trong tuần qua, nước này đã đăng tải một video lên trang YouTube, trong đó giải thích về quan điểm của Nhật về quần đảo này.

    Trước đó 1 ngày, Hàn Quốc đã tiến hành tập trận 4 giờ đồng hồ trên vùng biển gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản. Giới chức Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết cuộc tập trận thường niên năm nay được tổ chức đúng vào "Ngày Dokdo", với sự tham gia của lực lượng hải quân và cảnh sát biển, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về chủ quyền của Hàn Quốc đối với quần đảo trên.

    Nhật Bản đã bày tỏ phản đối cuộc tập trận trên của Hàn Quốc. Tại một cuộc họp báo ngày 25/10, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nêu rõ cuộc tập trận của Hàn Quốc là "không thể chấp nhận được" đối với Nhật Bản và là động thái "hết sức đáng tiếc".

    Ông Suga cho biết Vụ trưởng Vụ Các vấn đề châu Á và đại đương của Bộ Ngoại giao Nhật Bản Junichi Ihara đã triệu một đại diện cấp cao tại Đại sứ quán Hàn Quốc ở Tokyo đến để phản đối, đồng thời Đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul cũng trao công hàm phản đối tới Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.

    http://dantri.com.vn/su-kien/han-quoc-se-hop-tac-voi-trung-quoc-doi-pho-nhat-ban-794484.htm
  3. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Nhật Bản đưa ra lời cảnh báo đanh thép tới Trung Quốc

    Chủ nhật 27/10/2013 11:17
    ANTĐ - Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa công bố, các lực lượng hải, lục, không quân nước này có kế hoạch sẽ tổ chức một cuộc diễn tập chiếm đảo quy mô lớn, với sự tham gia của hơn 34.000 quân vào tháng tới tại vùng biển cực nam của nước này.

    Theo kế hoạch, cuộc diễn tập này sẽ được tổ chức từ ngày 1 đến 18-11 tại một hòn đảo không có người sinh sống ở Okidaitojima, cách Okinawa khoảng 400 km về phía nam. Nhật Bản công bố kế hoạch diễn tập này đúng thời điểm mà họ tăng cường thu hút quan điểm và sự chú ý của thế giới, bằng việc post những video lên mạng có nội dung nói về chủ quyền của họ đối với 2 quần đảo đang tranh chấp với Trung Quốc và Hàn Quốc.
    Trong cuộc diễn tập này, Trung đoàn Bộ binh phương tây của Lục quân phòng vệ Nhật Bản, đơn vị có nhiệm vụ phòng thủ bờ biển, sẽ triển khai một chiếc tàu đổ bộ chở xe tăng lớp Osumi tiếp cận mục tiêu. Dự kiến, các máy bay chiến đấu F-2 và các tàu khu trục cũng sẽ tham gia cuộc diễn tập đổ bộ và thực binh hỏa lực này.
    Đây sẽ là cuộc diễn tập quân sự lớn nhất mà lực lượng phòng vệ Nhật Bản tổ chức kể từ năm 2009 và sẽ nhằm kiểm tra tốc độ phản ứng của ba quân chủng chính cũng như khả năng phòng không và phòng thủ trên biển của họ.
    Cuộc diễn tập cũng được cho là một cuộc thử nghiệm quan trọng đối với hệ thống chỉ huy của lục quân phòng vệ kể từ khi bộ quốc phòng nước này được cho là có kế hoạch thành lập một lực lượng hải quân đánh bộ nhằm đối phó với các cuộc xung đột trên biển đang có nguy cơ gia tăng với các nước láng giềng.


    Thằng lùn muốn tao đào mồ chôn sống ko ?
  4. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Lý do HQ hợp tác với Thiên Triều - Hàn Quốc lo sợ sức mạnh quân sự Nhật Bản
    Quote:
    Seoul yêu cầu Tokyo phải tham vấn quan điểm, lập trường của họ về việc tăng cường năng lực tự vệ tập thể của Nhật Bản, đồng thời nhắc Washington lưu ý điều này.



    [​IMG]
    Tàu Nhật và Mỹ trong một cuộc tập trận chung.


    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trong tháng 10 đã đồng ý với kế hoạch nâng cấp các nguyên tắc chỉ đạo trong vấn đề hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật. Đồng thời, Washington cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch thay đổi Hiến pháp hòa bình của Tokyo để sở hữu đầy đủ quyền “tự vệ tập thể”.

    Hiến pháp Nhật do Mỹ soạn thảo năm 1947 sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, nghiêm cấm Tokyo sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế và hạn chế vai trò tự vệ của quân đội nước này.

    “Quyền tự vệ tập thể là một trong những quyền cơ bản của các quốc gia bình thường trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Nhưng khi vấn đề tự vệ tập thể liên quan đến chủ quyền của Hàn Quốc thì việc tham khảo quan điểm của chúng tôi là điều cần thiết. Seoul cũng đã yêu cầu Mỹ cân nhắc lập trường của chúng tôi”, một quan chức cấp cao giấu tên của Hàn Quốc nhấn mạnh.

    Đồng thời, vị quan chức Seoul cũng cảnh báo, việc Nhật Bản nỗ lực tăng cường khả năng quân sự thông qua sửa đổi Hiến pháp không nên vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Hàn Quốc và yêu cầu Washington cân nhắc về vị trí của nước này trong kế hoạch sửa đổi, nâng cấp các đường lối chỉ đạo tự vệ chung Mỹ-Nhật.

    Tại Seoul, có một mối quan ngại đang nổi lên mạnh mẽ rằng, việc Tokyo tăng cường năng lực quân sự cũng như việc sửa đổi của các nguyên tắc, đường lối chỉ đạo tự vệ chung Nhật-Mỹ có khả năng dẫn đến hậu quả, quân đội Nhật Bản sẽ hiện diện tại Hàn Quốc trong các sứ mệnh do Washington dẫn đầu.

    Ngoài ra, vị quan chức Hàn Quốc cũng lưu ý thêm: “Năng lực tự vệ tập thể của Nhật Bản nên được giới hạn và phải cân nhắc, xem xét quan điểm, ý kiến của các nước láng giềng”. Washington đã bày tỏ sự quan tâm đối với yêu cầu của Seoul.

    Ngoài ra, phát biểu về những nỗ lực nối lại các cuộc đàm phán 6 bên vốn bị trì hoãn đã lâu về chương trình hạt nhân Triều Tiên, vị quan chức Hàn Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của Bắc Kinh trong việc đảm bảo Bình Nhưỡng thực sự chân thành đối với vấn đề phi hạt nhân hóa.

    “Để nối lại các cuộc đàm phán, hành động đi trước chân thành của Triều Tiên là một điều kiện tiên quyết. Đối với vấn đề này, vai trò của Trung Quốc rất quan trọng”, quan chức Seoul nhấn mạnh.

    Tháng trước, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về việc xây dựng một lộ trình đề cao vai trò của Bắc Kinh trong việc khôi phục lại các cuộc đàm phán giải trừ quân bị.

    Theo đó, sự hợp tác giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ là rất cần thiết để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, quan chức Seoul nhấn mạnh.

    http://kienthuc.net.vn/the-gioi/han-quoc-lo-so-suc-manh-quan-su-nhat-ban-275562.html
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Hàn Quốc tham vọng phát triển tàu sân bay đối phó Trung - Nhật

    (Soha.vn) - Hải quân Hàn Quốc tin rằng họ có thể triển khai 2 tàu sân bay hạng nhẹ vào năm 2036 và tăng cường lực lượng xa bờ để đối phó với Trung Quốc và Nhật Bản.

    Tham vọng phát triển tàu sân bay hạng nhẹ
    Một nguồn tin giấu tên của Hải quân Hàn Quốc tiết lộ: “Hiện chưa có yêu cầu cụ thể nào, nhưng chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu những phương pháp triển khai tàu sân bay hạng nhẹ trong vòng 2 thập kỷ tới.”
    Ông Chung Hee-soo, thành viên của đảng cầm quyền Saenuri và là thành viên của Ủy ban quốc phòng thuộc quốc hội Hàn Quốc, đã tiết lộ nội dung của chương trình phát triển tàu sân bay hạng nhẹ trong một báo cáo khả thi vào tuần trước.
    “Để đối phó những tranh chấp trên biển có thể xảy ra với những nước láng giềng, chúng ta cần phát triển tàu sân bay trong thời gian sớm nhất có thể. Để xây dựng các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế tích cực hơn, hải quân của chúng ta cần có tàu sân bay”, ông Chung Hee-soo nhấn mạnh.

    Theo ông Chung, kế hoạch phát triển tàu sân bay hạng nhẹ của Hải quân Hàn Quốc chia thành 3 giai đoạn:
    - Đầu tiên là trang bị cho tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Dokdo thứ hai một hệ thống hỗ trợ máy bay chiến đấu cất/hạ cánh trên đường băng ngắn hay chiến đấu cơ cất cánh theo phương thăng đứng. Bề mặt boong của tàu đổ bộ đã được phủ sơn urethane, có thể chịu được sức nóng do máy bay chiến đấu tạo ra khi cất cánh hay hạ cánh. Theo báo cáo, tàu đổ bộ lớp Dokdo với kết cấu mới có thể được triển khai trước năm 2019 và chiến đấu cơ cất cánh theo phương thẳng đứng có thể được mua từ Mỹ, Anh và Tây Ban Nha nếu cần thiết.
    - Thứ hai, Hải quân Hàn Quốc có thể xây dựng một tàu tấn công đổ bộ, giống như tàu Juan Carlos của Hải quân Tây Ban Nha, trước năm 2019.
    - Cuối cùng, Hải quân Hàn Quốc dự định sẽ xây dựng hai tàu sân bay hạng nhẹ 30.000 tấn trong thời gian từ 2028 đến năn 2036. Tàu sân bay sẽ có những tính năng giống như tàu sân bay Cavour của Italia, có thể chở theo 30 máy bay chiến đấu.
    “Chúng ta cần có những khả năng ngăn chặn Triều Tiên và đồng thời cần có những khả năng tối thiểu để chống lại những đe dọa từ những nước láng giềng”, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (JCS) Choi Yoon-hee cho biết.
    Những nước láng giềng mà ông Choi nói tới được cho là Trung Quốc và Nhật Bản. Bắc Kinh đã biên chế tàu sân bay đầu tiên vào năm ngoái và dự định sẽ đóng thêm 3 tàu sân bay nữa, trong khi đó, Tokyo đã ra mắt tàu khu trục chở trực thăng với lượng giãn nước 20.000 tấn và được coi là một tàu sân bay nhỏ.
    Tăng cường tàu chiến, máy bay
    Trong cuộc họp quốc hội vào tuần trước, Hải quân Hàn Quốc đã thông báo về kế hoạch mua sắm vũ khí dài hạn để tăng cường sức mạnh của lực lượng hải quân, bao gồm biên chế thêm 3 tàu khu trục Aegis lớp Sejong Đại đế (KDX-III) 7.600 tấn vào năm 2023 để phát triển một hạm đội cơ động chiến lược. Hải quân Hàn Quốc hiện có 3 tàu khu trục KDX-III được trang bị radar SPY-1D do tập đoàn Lockheed Martin phát triển, có khả năng phát hiện, theo dõi tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu của kẻ địch.

    “Kế hoạch đóng tàu khu trục Aegis mới có thể hoàn thành trước thời hạn dự kiến”, Tư lệnh Hải quân Hàn Quốc, Đô đốc Hwang Gi-chul, cho biết. “Những tàu Aegis sẽ có khả năng tàng hình tốt hơn những tàu khu trục hiện tại.”
    Hải quân Hàn Quốc cũng dự định sẽ phát triển 6 tàu khu trục thế hệ mới (KDDX) 5.900 tấn sau năm 2023. Kế hoạch phát triển một tàu ngầm tấn công cũng đang được tiến hành. Hải quân Hàn Quốc dự kiến sẽ biên chế thêm 6 tàu ngầm Type 214, giúp tăng số tàu ngầm loại này lên 9 tàu vào năm 2023. Sau đó, lực lượng này sẽ triển khai 9 tàu ngầm tấn công hạng nặng 3.000 tấn với tên mã KSS-III. Các tàu ngầm này sẽ được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng có thể bắn tên lửa hành trình có tầm bắn 1.500 km, bao phủ các mục tiêu ở Triều Tiên.
    Các kế hoạch trang bị vũ khí khác bao gồm chương trình FFX nhằm xây dựng hàng trục tàu hộ tống mới với thiết bị cảm ứng hiện đại và nhiều loại vũ khí khác nhau. Chương trình FFX được phát triển để thay thế các hạm đội tàu hộ tống lớp Ulsan và Pohang hiện tại đã lạc hậu. Các tàu hộ tống FFX từ 2.300 đến 3.000 tấn sẽ được đóng trong trong hai gian đoạn với mục tiêu đưa 24 tàu vào hoạt động đến năm 2026.

    Hải quân Hàn Quốc cũng ưu tiên phát triển máy bay giám sát và do thám, đặc biệt là kế hoạch mua máy bay S-3 Viking từ phi đội đã nghỉ hưu trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ vào tháng 1/2009. Họ dự định mua 18 máy bay S-3 và cải tiến chúng để đáp ứng những yêu cầu hoạt động của Hải quân Hàn Quốc.
    "Máy bay S-3 sẽ tạo một cơ hội lớn cho Hải quân Hàn Quốc vận hành một máy bay chiến đấu trên hạm nhằm chuẩn bị cho kế hoạch triển khai tàu sân bay trong tương lai”, Kim Dae-young, một nhà nghiên cứu thuộc Diễn đàn quốc phòng và an ninh Hàn Quốc, nhận định. “S-3 sẽ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như tuần tra, tham gia chiến đấu trên bộ và tiếp liệu trên không.”
    Nhằm tăng cường khả năng chống tàu ngầm, Hải quân Hàn Quốc dự định sẽ mua thêm 6 máy bay trực thăng hải quân vào năm 2022. Vào tháng 1 năm nay, AgustaWestland đã giành được hợp động trị giá 560 triệu USD cung cấp cho Hải quân Hàn Quốc 6 máy bay trực thăng AW159 Lynx Wildcat được trang bị hệ thống sonar săn ngầm hiện đại.
  5. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    nhật bữa nay hay thật dám đùa với "ĐÔNG Á BỆNH PHU" kìa =)) =)) =)) =))
  6. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    4 tàu cảnh sát biển TQ tiến vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư
    Quote:
    Ngày 28-10, bốn tàu cảnh sát biển Trung Quốc lại xâm phạm vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật kiểm soát, đánh dấu tình trạng căng thẳng trong quan hệ Trung - Nhật ngày càng leo thang. [​IMG]
    Tàu cảnh sát biển Trung Quốc di chuyển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Ảnh: Today Online​

    Theo hãng tin Kyodo, Lực lượng Tuần duyên Nhật (JCG) cho biết bốn tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đi vào vùng biển chỉ cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 12 hải lý. Khi bị tàu JCG chặn, các tàu này tuyên bố đây là vùng biển của Trung Quốc.
    Người phát ngôn chính phủ Nhật Yoshihide Suga tuyên bố: “Đáng tiếc là những hành động xâm nhập vùng biển thuộc chủ quyền Nhật liên tục xảy ra”.
    Trước đó, trong ba ngày 25, 26 và 27-10 Lực lượng Phòng vệ Nhật (JSDF) liên tiếp phải triển khai máy bay chiến đấu tới giám sát máy bay Trung Quốc bay qua đảo Okinawa. Cuộc khẩu chiến giữa Nhật và Trung Quốc cũng đang diễn ra gay gắt.
    Mới đây, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố Tokyo có thể sẽ bắn hạ các máy bay tuần tra xâm phạm không phận nước này. Ông Abe cũng nhấn mạnh Nhật sẵn sàng làm đối trọng với Trung Quốc ở châu Á và cảnh báo Bắc Kinh đang có ý đồ dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng chủ quyền ở châu Á.
    Phản ứng lại, Trung Quốc tuyên bố việc Nhật bắn hạ máy bay do thám của nước này sẽ là hành vi gây chiến.

    Tao vào rồi đây đánh coi ?
  7. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Hàn Quốc “đua đòi” muốn có 2 tàu sân bay

    (Kienthuc.net.vn) - Hải quân Hàn Quốc có kế hoạch từ nay đến năm 2036 triển khai 2 tàu sân bay hạng nhẹ để tăng cường sức mạnh trên biển.



    Theo nguồn tin từ Hải quân Hàn Quốc, lực lượng này có kế hoạch từ nay đến năm 2036 sẽ triển khai 2 tàu sân bay mở rộng sức mạnh trên biển, nhằm đối phó với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng hải quân các nước láng giềng (Nhật Bản đã có 3 tàu khu trục chở trực thăng – chuyên gia thế giới coi là tàu sân bay hạng nhẹ; Trung Quốc có tàu sân bay hạng nặng).
    Còn bây giờ, Hải quân Hàn Quốc đang tính toán phương án nghiên cứu mang tính khả thi tàu sân bay hạng nhẹ. Tuy nhiên, kế hoạch này chưa có thời gian chính xác, nhưng Hàn Quốc đang nghiên cứu làm cách nào đóng tàu sân bay hạng nhẹ trong 20 năm tới.
    Tại buổi điều trần, nghị sỹ Ủy ban quốc phòng Hạ viện Hàn Quốc đã bày tỏ với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc Choi Yoon-hee, để đối phó với những tranh chấp trên biển với các nước láng giềng và tích cực tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế, Hàn Quốc cần phải sớm trang bị tàu sân bay.
    [​IMG]
    Tàu đổ bộ chở trực thăng Dokdo của Hải quân Hàn Quốc.

    Nghị sỹ Chung Hee-soo cũng tiết lộ trong báo cáo mang tính khả thi thì việc Hải quân Hàn Quốc trang bị tàu sân bay hạng nhẹ được chia làm 3 giai đoạn:
    - Bước thứ nhất, trang bị tàu tấn công đổ bộ Dokdo (LPH) thứ 2 có boong phóng kiểu nhảy cầu. Nó có thể phục vụ cho máy bay như F-35B hay AV-8B Harrier II, tàu này sẽ được triển khai vào trước năm 2019.
    - Bước thứ 2, là đóng 2 tàu tấn công đổ bộ tương tự như lớp Juan Carlos của Hải quân Tây Ban Nha.
    - Bước 3 cũng là mục tiêu cuối cùng đóng 2 tàu sân bay hạng nhẹ loại 30.000 tấn trong giai đoạn 2028-2036, tương tự như tàu sân bay Cavour của Hải quân Italy, có thể mang được khoảng 30 máy bay trên tàu.
    Ngoài kế hoạch sắm tàu sân bay, trong chương trình mua sắm trung và dài hạn của Hải quân Hàn Quốc có có tàu khu trục, hộ vệ. Theo kế hoạch này đến năm 2023, sẽ mua 3 tàu khu trục Aegis KDX-III để phát triển biên đội cơ động chiến lược của Hải quân Hàn Quốc, trang bị radar mạng pha AN/SPY-1D để theo dõi máy bay và tên lửa đạn đạo của đối phương.
    [​IMG]
    Hàn Quốc sẽ đóng thêm 3 tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.

    Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Hàn Quốc cho biết, việc đóng mới tàu khu trục Aegis sẽ được hoàn thành trước so với kế hoạch ban đầu, tính năng tàng hình của nó cũng rất nổi bật. Mà sau năm 2023 Hải quân Hàn Quốc còn thúc đẩy kế hoạch đóng thêm 6 tàu khu trục thế hệ tiếp theo KDDX cỡ 5.900 tấn.
    Hải quân Hàn Quốc cũng đang phát triển tàu ngầm tấn công kiểu mới. Dự kiến, lực lượng này sẽ mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ mới Type 214 cỡ 1.800 tấn, đến năm 2023 sẽ mở rộng số lượng lớp tàu này lên con số 9. Sau đó, còn sẽ triển khai 9 tàu ngầm tấn công hạng nặng KSS-III 3.000 tấn, mà tàu ngầm này có thể phóng tên lửa hành trình Hyunmoo-III đạt tầm bắn 1.500 km.
    Ngoài ra, Hải quân Hàn Quốc còn dự kiến mua mười mấy tàu hộ vệ FFX được dùng để thay thế lớp tàu Pohang, Ulsan hiện có. Lượng giãn nước của những tàu FFX từ 2.300-3.000 tấn, dự kiến 2 lô 24 tàu sẽ được đóng và triển khai vào trước năm 2026.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Type 214 của Hải quân Hàn Quốc.

    Hải quân Hàn Quốc cũng rất quan tâm đến việc mua máy bay trinh sát giám sát. Theo kế hoạch, lực lượng này sẽ mua 18 trực thăng chống ngầm đã qua sử dụng của Mỹ. Những máy bay này sẽ được nâng cấp để đáp ứng yêu cầu của Hàn Quốc.
    Hiện nay Hải quân Hàn Quốc trang bị 16 máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3CK. Theo kế hoạch, máy bay S-3 sẽ dùng để tuần tra, tác chiến và tiếp dầu trên không, cũng có thể triển khai trên tàu sân bay hạng nhẹ trong tương lai của Hải quân Hàn Quốc.
    Bên cạnh đó, Hải quân Hàn quốc sẽ mua 6 trực thăng mới vào trước năm 2022. tháng 1/2013 công ty Agusta Westland của Italy dành được hợp đồng cung ứng 6 trực thăng AW159 Lynx Wildcat trang bị hệ thống định vị thủy âm chủ động trị giá 560 triệu USD cho Hải quân Hàn Quốc.
  8. kuemhoito

    kuemhoito Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2012
    Bài viết:
    2.675
    Đã được thích:
    15
    trung hoa zĩ đại =)) =))
  9. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Nếu bị Trung Quốc hất cẳng ở Đài Loan, Mỹ sẽ mất tất cả

    Thứ hai 28/10/2013 13:14
    ANTĐ - Các phương tiện truyền thông Mỹ thời gian qua đã bày tỏ sự lo lắng trước tình hình Đại Lục và Đài Loan ngày càng xích lại gần nhau và lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nếu Mỹ bị Trung Quốc hất cẳng khỏi Đài Loan.

    Chính phủ của Tổng thống Obama cam kết sẽ tăng cường mối quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự đối với các đồng minh ở Thái Bình Dương, nhưng do hạn chế về ngân sách nên chiến lược này đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Sự tinh giảm biên chế của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương và lực lượng không quân, đồng thời giảm thiểu các hoạt động thăm hỏi, giao lưu, huấn luyện, diễn tập đã cho thấy 1 điều, Mỹ đang đánh mất ảnh hưởng quan trọng ở một số khu vực và khả năng điều động binh lực toàn cầu.
    Nếu Mỹ tiếp tục suy yếu thì Đài Loan chính là đồng minh dễ bị tổn thương nhất. 5 năm qua, Bắc Kinh đã sử dụng ảnh hưởng của mình để ngăn cản các nước ký kết hợp đồng thương mại với Đài Bắc, họ không còn lựa chọn nào khác là phải chấp nhận giao dịch với Đại Lục. Hiệp định thương mại được ký kết giữa 2 bên tuy tạo thuận lợi trong phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng sẽ làm cho Đài Loan mất dần quyền tự chủ về chính trị.
    Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, thông qua con đường đẩy mạnh sự phụ thuộc về kinh tế của Đài Bắc vào Bắc Kinh, việc Đài Loan phải trở về với “Mẫu quốc” là điều không thể tránh khỏi, nó sẽ làm suy yếu nghiêm trọng ảnh hưởng và lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các chuyên gia về các vấn đề Đài Loan của Mỹ cho rằng, Hoa Kỳ cần nhanh chóng xây dựng lại chiến lược quân sự trước khi quá muộn.
    [​IMG]
    Mỹ sẽ mất rất nhiều nếu Đài Loan về tay Trung Quốc


    Hiện nay, triển vọng tái hợp giữa 2 bờ eo biển Đài Loan đang trở lên rõ ràng hơn bất cứ lúc nào. Sự dùng dằng và thiếu quyết đoán trong 2 đời Tổng thống Mỹ với 4 nhiệm kỳ đã khiến cho kinh tế của Đài Loan tăng sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng thời quân lực của họ cũng không ngừng suy yếu nghiêm trọng. Một khi Trung Quốc thu hồi được Đài Loan, Washington sẽ mất tất cả, còn Bắc Kinh sẽ được “trời cho” những ưu thế cực lớn mà Mỹ đã dày công xây dựng ở Đài Loan.
    1. Căn cứ radar lớn nhất Mỹ đặt tại Đài Loan nhằm giám sát tên lửa đạn đạo của Trung Quốc sẽ được Trung Quốc sử dụng để “truy quét” chiến hạm, máy bay và tên lửa Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
    2. Hai căn cứ hải quân đặt ở 2 cảng nước sâu của Đài Loan sẽ trở thành 2 cảng tốt nhất, làm bàn đạp để hải quân Trung Quốc nói chung, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm chiến lược của họ tiến ra Thái Bình Dương và khống chế biển Đông.
    [​IMG]
    Sân bay Đài Loan xây dựng trái phép ở đảo Ba Bình

    3. Trung Quốc sẽ kiểm soát được đảo Ba Bình (còn gọi là đảo Thái Bình) hiện Đài Loan đang chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc biển Đông. Đây cũng là đảo lớn nhất thuộc quần đảo này, có đường băng máy bay và cầu cảng tiếp tế. Đài Bắc về với Bắc Kinh sẽ giúp cho hải quân Trung Quốc có được 1 căn cứ tiền tiêu rất quan trọng trên biển Đông.
    4. Vấn đề rất quan trọng là eo biển Đài Loan sẽ trở thành một tuyến giao thông nội địa của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ có quyền ngăn trở các tàu thuyền Mỹ, Nhật, Hàn… qua đây, vào biển Đông để thông thương hoặc triển khai đến các khu vực khác, đặc biệt là đến Ấn Độ Dương và Trung Đông.
    Với những nguy cơ như trên, Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ sau sẽ phải rất khó khăn để đẩy lùi nguy cơ thống nhất 2 bờ eo biển Đài Loan. Đẩy mạnh hợp tác về kinh tế, tái thâm nhập ảnh hưởng chính trị và tăng cường viện trợ kinh tế sẽ là vấn đề có tính chất sống còn trong chiến lược an ninh quốc gia nói chung và chiến lược chuyển hướng về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ nói riêng.


    Không còn đường lui cho Đài Bắc, Đài Bắc muốn sống thì phải tự động sát nhập vào Đại Lục, trong tương lai gần CHNDTH sẽ toàn vẹn lãnh thổ :)
  10. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Hoàn Cầu: Trung Quốc còn gì để nói, chuẩn bị cho khả năng chiến tranh
    Quote:
    Hoàn Cầu: Trung Quốc còn gì để nói, chuẩn bị cho khả năng chiến tranh
    HỒNG THỦY Thứ tư 30/10/2013 14:39
    (GDVN) - "Trung Quốc và Nhật Bản chẳng còn gì để đàm phán nữa, có chăng chỉ là công kích và cảnh cáo lẫn nhau. Hiện tại hai bên đều đang củng cố lập trường cứng rắn của mình, một bên đang thăm dò thận trọng giới hạn chịu đựng của đối phương, một bên đang chuẩn bị cho khả năng xấu nhất, xung đột quân sự", Hoàn Cầu nhấn mạnh.
    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 900x600.[​IMG]
    Tàu ngầm Trung Quốc.
    Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/10 có bài xã luận sặc mùi hiếu chiến nhận xét, Trung Quốc "chẳng còn gì để nói, cần chuẩn bị cho khả năng nổ ra xung đột" khi đề cập tới căng thẳng với Nhật Bản xung quanh vấn đề chủ quyền nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông.

    Hoàn Cầu cho rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ngày 29/10 phát biểu trước báo giới, hành động Trung Quốc xâm nhập vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku đã đẩy khu vực vào trạng thái chông chênh giữa hòa bình và chiến tranh được xem như đã đẩy căng thẳng Trung - Nhật leo thang lên một nấc mới.

    "Trung Quốc và Nhật Bản chẳng còn gì để đàm phán nữa, có chăng chỉ là công kích và cảnh cáo lẫn nhau. Hiện tại hai bên đều đang củng cố lập trường cứng rắn của mình, một bên đang thăm dò thận trọng giới hạn chịu đựng của đối phương, một bên đang chuẩn bị cho khả năng xấu nhất, xung đột quân sự", Hoàn Cầu nhấn mạnh.

    Mỹ được tờ báo này xem như "kẻ đứng sau giật dây" Nhật Bản "khiêu khích" Trung Quốc, tuy nhiên theo Hoàn Cầu Tokyo hiện không hề nắm chắc việc Mỹ sẽ chi viện cho mình như thế nào một khi nổ ra xung đột.

    Mặt khác Washington không muốn đánh mất vai trò cân bằng ở Đông Á, cho dù nổ ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc với Nhật Bản thì việc lựa chọn phương thức can thiệp nào đối với Mỹ cũng là một lựa chọn khó.

    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 2048x1363.[​IMG]
    Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera.
    Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, chỉ cần Mỹ không công khai ủng hộ Nhật Bản giao chiến với Trung Quốc thì Bắc Kinh cần bỏ qua thái độ của Washington để tập trung vào việc "chế áp khiêu khích của Tokyo". Tờ báo này cho rằng, mặc dù Nhật Bản khá mạnh miệng, nhưng thực tế lại sợ hãi trong lòng?! Nếu không các quan chức cao cấp Nhật Bản không việc gì ngày nào cũng phải "khiêu khích" Trung Quốc như vậy.

    Lâu nay giới chức cấp cao Trung Quốc tránh ra mặt với phía Nhật Bản, mọi vấn đề giao thiệp trực tiếp hầu như chỉ thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, ngược lại với cách tiếp cận vấn đề của Nhật Bản khi Thủ tướng Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera phải xuất đầu lộ diện.

    Hoàn Cầu cho rằng khống chế thực tế của Nhật Bản đối với nhóm đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư đã bị Trung Quốc phá vỡ với thế liên tục tấn công khiến Tokyo biểu hiện ngày càng thụ động, bối rối.

    Và cái gọi là "công nhận hiện trạng tranh chấp Senkaku" mà Bắc Kinh đưa ra với Tokyo được Hoàn Cầu lý giải rằng chỉ vì hiện nay chưa phải thời cơ để Trung Quốc "đoạt về" nhóm đảo này, để tránh va chạm nên mới có đề xuất ấy. Tuy nhiên Nhật Bản khẳng định Senkaku là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của họ và chẳng có tranh chấp nào ở đó.

    [​IMG]
    Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng Hoa Xuân Oánh, đồng nghiệp bên Bộ Ngoại giao được chỉ định ra mặt phản ứng với Nhật Bản.
    Động thái phản ứng của Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc rằng sẽ lập tức phản kích nếu UAV của Bắc Kinh bị Nhật Bản bắn rơi theo Hoàn Cầu là một bước "làm giá" để nâng cao yêu cầu thỏa hiệp của phía Trung Quốc.

    Nhật Bản không thừa nhận tranh chấp ở Senkaku thì Trung Quốc cứ cho tàu tuần tra xâm nhập thường xuyên, liên tục, vào hẳn phạm vi 12 hải lý theo Hoàn Cầu thì Tokyo cũng chỉ còn nước mắt nhắm mắt mở trông coi.

    Thời báo Hoàn Cầu nói, nếu cứ tiếp tục thế này Trung - Nhật sẽ thành kẻ thù chiến lược, nhưng Trung Quốc và Mỹ thì không thể vì chuyện Senkaku mà trở thành kẻ thù chiến lược của nhau bởi 2 nước có quá nhiều lĩnh vực hợp tác trên toàn cầu. Tờ báo khích bác Nhật Bản "chỉ là con tốt" trong thế cờ của Mỹ chứ không có chuyện biến Mỹ thành con cờ trong tay mình.

    Tuy nhiên, kết luận bài báo sặc mùi hiếu chiến, Hoàn Cầu cho rằng Bắc Kinh không nên quá đề cao mục tiêu "dạy cho Nhật Bản một bài học" bởi như thế Trung Quốc sẽ tự đẩy mình vào thế bí. Theo Thời báo Hoàn Cầu, các quan chức cấp cao Nhật Bản muốn nói cứ để họ nói, còn Trung Quốc tiếp tục siết chặt vòng vây áp lực đối với Nhật Bản, thể hiện sức mạnh và bộ mặt nước lớn đồng thời kiềm chế và tỉnh táo thì sẽ "phá tan ý đồ của Nhật Bản".

    http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Hoan-...i-chuan-bi-cho-kha-nang-chien-tranh/323026.gd
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này