1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hàn Quốc sẽ triển khai quy mô lớn tên lửa Patriot


    (Kienthuc.net.vn) - Tờ Central Daily News đưa tin, Quân đội Hàn Quốc đã quyết định sẽ trang bị hệ thống tên lửa phòng không Patriot quy mô lớn.






    Đây cũng là một phần cần thiết trong chương trình xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa kiểu Hàn Quốc (KAMD).

    Ngày 27/10, một quan chức liên quan của Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết, chính phủ nước này đang thảo luận về việc ký hiện định liên quan đến mua tên lửa đánh chặn Patriot với Mỹ.

    Theo quan chức này, Cục Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) gần đây cũng chứng thực thông tin trên. Báo cáo mà DSCA đệ trình lên nghị viện Mỹ cho biết, “chính phủ Hàn Quốc tham khảo ý kiến liên quan đến việc mua 112 quả đạn tên lửa Patriot, thiết bị phụ trợ và linh kiện”.

    Căn cứ vào luật pháp liên quan, khi Mỹ xuất khẩu vật tư quân sự quan trọng ra nước ngoài cần phải được sự phê chuẩn của nghị viện Mỹ. Chính phủ Hàn Quốc cho rằng, xem xét đến tình hình Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 vào tháng 2/2013 và phóng tên lửa đạn đạo tầm xa vào tháng 12/2012, nhận được sự đồng ý của nghị viện Mỹ sẽ không phải gặp khó khăn nhiều.
    [​IMG] Tên lửa phòng không - phòng thủ chống tên lửa Patriot PAC-2 Hàn Quốc bắn thử nghiệm.


    Lần này, Hàn Quốc tích cực thúc đẩy việc mua đạn tên lửa cho hệ thống Patriot PAC-2 GEM/T - phiên bản nâng cấp mới nhất của hệ thống PAC-2 trang bị cho quân đội Hàn Quốc. Hệ thống Patriot PAC-2 GEM/T về phương diện tính năng radar và phần mềm đều mạnh hơn PAC-2. Phía quân đội Hàn Quốc giải thích về việc thúc đẩy kế hoạch mua lần này là để đối phó với tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đâu siêu âm của Triều Tiên tấn công căn cứ không quân Hàn Quốc.

    Tên lửa GEM-T có khả năng tiến hành tấn công trực tiếp đối với các vũ khí như tên lửa đạn đạo trong phạm vi 30km và máy bay trong phạm vi 150km. Dự kiến Hàn Quốc sẽ phải chi ra 404 triệu USD để mua 112 quả tên lửa PAC-2 GEM/T.

    Tính hiệu quả của tên lửa PAC-2 trở thành tâm điểm tranh luận ở Hàn Quốc. Hiện nay, xác suất trúng mục tiêu của đạn PAC-2 khoảng 40%, trong khi PAC-3 đạt 70%. Tuy nhiên giá tên lửa PAC-3 cao khoảng một nửa giá, cộng với chi phí bổ sung các thiết bị như hệ thống radar và bệ phóng.

    Theo quan chức quân đội Hàn Quốc, do PAC-3 có giá thành cao và trong phương diện trang bị, triển khai cần nhiều thời gian cho nên Hàn Quốc sẽ trang bị biến thể PAC-2 GEM/T.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Kho tên lửa Hàn Quốc khi mua thêm Patriot

    (Vũ khí) - Mặc dù Hàn Quốc đang sở hữu kho tên lửa vào hàng mạnh nhất khu vực, nhưng để đối phó hiệu quả hơn với những mối đe dọa tiềm tàng từ Triều Tiên, Hàn Quốc có kế hoạch mua 112 tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất.


    Theo các nguồn tin ngoại giao và quân sự của Washington, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ khẳng định, chính phủ Hàn Quốc đã thảo luận việc mua 112 tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật Patriot và các thiết bị, bộ phận có liên quan, hỗ trợ huấn luyện, bảo đảm cho các hệ thống này.

    Theo Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ, nếu dự án này được thực hiện, sẽ là hợp đồng giao dịch bán hàng quân sự có quy mô lên đến hơn 400 triệu USD giữa Mỹ và Hàn Quốc.

    Nguồn tin trên cho biết thêm, nếu hợp đồng này được thực hiện, những tên lửa Patriot bán cho Hàn Quốc có thể sẽ được nâng cấp lên chuẩn GEM-T, đây là một phiên bản nâng cấp của tổ hợp tên lửa PAC-2 (loại tên lửa đang được Seoul sử dụng), chủ yếu là để đánh chặn tên lửa đạn đạo, máy bay, tên lửa hành trình, sẽ giúp tăng cường khả năng phòng ngự của Hàn Quốc.
    [​IMG]Tên lửa hành trình Hyunmoo 3 và Hyunmo 2Hiện nay quân đội Hàn Quốc đang có khoảng 300 tên lửa Patriot, mục đích chính là để đánh chặn máy bay và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, nhưng hầu hết đều cũ, khả năng đánh chặn hạn chế.

    Ngoài các tên lửa Patriot, hiện kho tên lửa của quân đội Hàn Quốc còn sở hữu nhiều loại tên lửa khác nhau, trong đó có những loại tên lửa do nước này tự nghiên cứu và phát triển.
    Tên lửa đầu tiên phải kể đến là Hyunmoo 1 (nghĩa là: thần hộ mệnh bầu trời phía Bắc). Đây là loại tên lửa được các chuyên gia quân sự Hàn Quốc “cải tiến” từ tên lửa đối không tầm xa MIM-14 Nike Hercules (Mỹ) từ đầu những năm 1980. Tên lửa Hyunmoo 1 dài khoảng 12m, nặng 5 tấn. Tên lửa thiết kế với 2 tầng động cơ nhiên liệu rắn, tầm bắn tối đa 180 km, lắp đầu đạn nặng 500kg.

    Năm 2009, Hàn Quốc tiếp tục giới thiệu tên lửa đạn đạo Hyunmoo 2A/B có tầm bắn tối đa 300 km. Đạn tên lửa Hyunmoo 2A/B được mô tả có kiểu dáng khá giống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga. Tên lửa điều khiển bằng hệ thống định vị quán tính INS kết hợp hệ định vị toàn cầu GPS đem lại độ chính xác cao.

    Sau khi phát triển thành công 2 biến thể đầu tiên là Hyunmoo 1/2, Cơ quan phát triển quốc phòng Hàn Quốc (AAD) bắt đầu chương trình tên lửa hành trình tầm xa Hyunmoo 3. Dự kiến, phải tới năm 2014, Hyunmoo 3 mới chính thức đi vào hoạt động trong Quân đội Hàn Quốc.
    [​IMG]Tên lửa SpikeTheo cơ quan này, tên lửa Hyunmoo 3 có chiều dài 6m, nặng 1,5 tấn, lắp đầu đạn nặng 500kg. Tên lửa thiết kế với hệ thống điều khiển kết hợp giữa hệ định vị quán tính INS và hệ định vị toàn cầu GPS.
    “Gia đình Hyunmoo 3” gồm các biến thể: Hyunmoo 3A (tầm bắn 500km), Hyunmoo 3B (tầm bắn 1.000km) và Hyunmoo 3C (tầm bắn 1.500km). Tên lửa hành trình tầm xa Hyunmoo 3 được triển khai trên bệ phóng mặt đất hoặc trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm.

    Ngoài dòng tên lửa Hyunmoo 1/2 và phiên bản 3 đang phát triển, năm 2002, Hàn Quốc mua 220 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS, và bố trí ở khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách Triều Tiên - Hàn Quốc. MGM-140 do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển.
    MGM-140 có tầm bắn tối đa 300km, điều khiển bằng hệ định vị toàn cầu GPS. Tuy nhiên, biến thể xuất khẩu cho Hàn Quốc giới hạn ở tầm 165km.

    Hồi đầu năm 2013, Quân đội Hàn Quốc đã nhập khẩu 60 tên lửa Spike do Israel sản xuất và 2 xe vận hành để triển khai trên đảo Baeknyeong và Yeonpyeong để đối phó với tên lửa từ pía Triều tiên.

    Với năng lực hiện có và được đặt dưới sự bảo trợ của đồng minh thân cận là Mỹ, sức mạnh quốc phòng của Hàn Quốc được coi là hàng đầu trong khu vực.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Lộ diện Bản danh sách vũ khí siêu đẳng 2014 của Nhật

    Thứ năm 31/10/2013 06:40
    ANTĐ - Bộ quốc phòng Nhật Bản vừa công bố bản báo cáo sơ bộ dự toán ngân sách phòng vệ năm 2014. Trong đó đặc biệt đáng chú ý là các kế hoạch mua sắm và triển khai vũ khí, trang bị hiện đại để đối phó với Trung Quốc và Triều Tiên.

    Bản báo cáo cho biết, môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang phát sinh nhiều thay đổi, từ sự uy hiếp của tên lửa Triều Tiên cho đến sự bành trướng ngày càng ngang ngược của hải, không quân Trung Quốc, dẫn đến Tokyo không ngừng nâng cao cảnh giác. Vì vậy, trong dự toán ngân sách năm 2014, Nhật Bản đã hoạch định kế hoạch phát triển vũ khí trang bị của cả 3 lực lượng hải, lục và không quân.
    [​IMG]
    Nhật đang nỗ lực nâng cao năng lực quốc phòng


    Báo cáo sơ bộ dự toán ngân sách phòng vệ đã chỉ ra, Nhật Bản cần tăng cường ưu thế phòng về ở cụm đảo phía tây nam nước này, đặc biệt là nâng cao khả năng giám sát và cảnh báo sớm. Nhật Bản sẽ đầu tư khoảng 4 tỷ yên (tương đương 249.000 nhân dân tệ) để tiến hành khảo sát thời gian cụ thể để triển khai máy bay cảnh báo sớm và lựa chọn các loại máy bay có liên quan.

    [​IMG]
    Năm 2014, Nhật sẽ mua 4 chiếc máy bay chiến đấu F-35A


    Đồng thời, Tokyo cũng chi ra 1,3 tỷ Yên cho công tác triển khai máy bay cảnh báo sớm E-2C ở căn cứ Naha - Okinawa và thành lập “Chi đội giám sát, cảnh giới trên không số 2”, đảm trách nhiệm vụ thường trực tuần tra, giám sát trên không, trên biển cả khu vực cụm đảo tây nam Nhật Bản, nhằm trinh sát, phát hiện, cảnh báo sớm các hoạt động xâm nhập của máy bay, tàu chiến Trung Quốc.
    [​IMG]
    Máy bay cảnh báo sớm E-2C của Nhật


    Về phương diện tăng cường vũ khí, trang bị, trong năm 2014 Nhật sẽ mua sắm và triển khai 4 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35A của Mỹ, 4 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1, 1 tàu khu trục lớp Hatsuyuki (chiếc số 2 Type 25DD), có lượng giãn nước 5.000 tấn. Ngoài ra, trong báo cáo sơ bộ dự toán ngân sách phòng vệ năm 2014 còn nhấn mạnh đến kế hoạch lắp đặt thêm hệ thống radar và thiết bị đo đạc hồng ngoại mới cho máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion.
    [​IMG]
    Máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1


    Về vấn đề tăng cường bảo vệ các đảo, báo cáo sơ bộ đề xuất thành lập “Đội chuẩn bị tác chiến đổ bộ”, tăng cường khả năng tác chiến ban đầu, các khoa mục huấn luyện chủ yếu bao gồm: đổ bộ quy mô lên bờ biển, đổ bộ bằng chiến thuật trực thăng vận và bí mật tiềm nhập đường thủy… Để tăng cường khả năng vận chuyển trong tác chiến đổ bộ, Nhật sẽ chi khoảng 400 triệu yên, để cải tạo nâng cấp các trang, thiết bị trên tàu đổ bộ lớp Osumi.
    [​IMG]
    Radar phòng thủ tên lửa FPS-5 của Nhật


    Ngoài ra, nhằm ứng phó với các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo Triều Tiên và Trung Quốc, Nhật Bản sẽ triển khai thêm các radar phòng thủ tên lửa thế hệ mới nhất FPS-7, có khả năng chống cả máy bay tàng hình tại căn cứ Mishima ở Yamaguchi để tăng cường khả năng phát hiện và đo đạc các mục tiêu tên lửa đạn đạo và máy bay tàng hình. Đồng thời họ cũng bắt tay triển khai trạm chặn thu thông tin vô tuyến ở đảo Iwo Jima.
    [​IMG]
    Tàu đổ bộ lớp Osumi của Nhật


    Bản báo cáo này còn đề cập đến nhiều loại vũ khí, trang bị mà Bộ quốc phòng Nhật Bản đã triển khai năm 2013 như: Tàu sân bay trực thăng DDH-183 Izumo lớp 22DDH, có khả năng mang máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 loại cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B, máy bay chiến đấu F-15J và F-2; xe thiết giáp lưỡng thê AAV-7 RAM/RS mua của Mỹ, trực thăng CH-47JA, UH-60JA và máy bay vận tải C-2…
    [​IMG]
    Xe chiến đấu bộ binh lưỡng thê AAV-7A1S của Nhật


    Đồng thời, Nhật cũng nghiên cứu để triển khai loại máy bay vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey, nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3, các tàu khu trục Aegis lớp Kongo, Atago, đẩy nhanh tốc độ đóng các tàu ngầm AIP lớp Soryu và kế hoạch mua sắm 4 chiếc máy bay trinh sát chiến lược Glabal Hawk, cùng với hơn 160 máy bay trinh sát không người lái chiến thuật MQ-8 Fire Scout triển khai trên các tàu khu trục và hộ vệ tên lửa hiện đang sử dụng.
    [​IMG]
    Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Nhật


    Song song với đó, Nhật sẽ đẩy mạnh các hoạt động diễn tập quân sự liên hợp Thái Bình Dương với lực lượng không, hải quân và hải quân đánh bộ Mỹ ở Hawaii, cũng như trên đất Mỹ, để tăng cường khả năng tác chiến độc lập, khả năng hiệp đồng quân binh chủng với quân đội Hoa Kỳ và đưa binh lính sang Hoa Kỳ tham gia các khóa đào tạo về thông tin vệ tinh.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đài Loan vẫn muốn "săn" tàu ngầm Mỹ

    Thứ sáu 01/11/2013 16:34
    ANTĐ - Gần đây, nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã tuyên bố, Đài Loan muốn mua sắm thêm một số vũ khí của Mỹ mà trọng điểm trong đó là tàu ngầm.

    Ông Mã Anh Cửu nói: “Chúng tôi hy vọng sẽ mua được số vũ khí này của Mỹ, nhưng hiện vẫn chưa mua được. Trong 5 năm qua, các cơ quan hữu trách của Mỹ đã đề nghị quốc hội phê chuẩn một bản kế hoạch gồm 3 hạng mục bán vũ khí cho Đài Loan”.
    Theo tin cho biết, bản kế hoạch này có tổng trị giá khoảng 18,3 tỷ USD - một kỷ lục về các hạng mục mua sắm vũ khí của Đài Loan trong vòng 2 năm qua.
    Mộ vài loại trang bị, vũ khí trong 3 hạng mục này đã được Đài Loan đặt mua từ 1 năm trước nhưng vài năm trở lại đây mới bắt đầu được bàn giao, ví dụ như chiếc đầu tiên trong loạt mua sắm 12 chiếc máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion Đài Loan vừa nhận tháng 9-2013 và cuối năm nay sẽ nhận tiếp 3 chiếc nữa.
    Từ trước đến nay, Mỹ đã cung cấp cho Đài Loan rất nhiều vũ khí công nghệ cao như: Xe tăng M-60A3 thế hệ cũ, tàu hộ vệ lớp Tế Dương (Mỹ gọi là lớp Knox), tàu hộ vệ lớp Perry, tàu khu trục Aegis lớp Kidd, máy bay chiến đấu F-5, máy bay chiến đấu F-16, trực thăng tấn công AH-64D Apache BlockIII, trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawk, tên lửa phòng không Patriot...
    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp Hai Lung của Đài Loan do Hà Lan đóng


    Ông Mã Anh Cửu cho biết, tuy Đài Loan đã có khả năng sản xuất một số loại trang bị, vũ khí phòng thủ nhưng vẫn cần phải mua 1 số loại vũ khí của Mỹ, đặc biệt là những vũ khí công nghệ cao như tàu ngầm.
    Tháng 3 năm nay, Đài Loan xác nhận họ có kế hoạch sẽ nghiên cứu tính khả thi về việc chế tạo một hạm đội tàu ngầm của riêng mình, do Tập đoàn CSBC phụ trách chế tạo những chiếc tàu ngầm này. Đây là động thái cho thấy vùng lãnh thổ này đang mất dần kiên nhẫn với đề xuất của Mỹ cung cấp 8 chiếc tàu ngầm đã bị trì hoãn quá lâu.
    Theo một tuyên bố của cơ quan quốc phòng Đài Loan, hải quân Đài Loan hy vọng sẽ soạn thảo một báo cáo chi tiết trong 4 năm về các hạng mục từ thiết kế và mua sắm thiết bị, đến khả năng chế tạo và thử nghiệm và đánh giá sản phẩm. Báo cáo này sẽ có chi phí khoảng 140 triệu Đài tệ (4,7 triệu USD).
    Tuy nhiên, có thể là do Đài Loan vẫn thiếu những bí quyết quan trọng trong việc phát triển các hệ thống chiến đấu, hệ thống sonar định vị dưới nước và ống phóng ngư lôi trên tàu ngầm nên họ vẫn sốt sắng muốn mua thêm tàu ngầm cũ của Mỹ trước khi hoàn thiện công nghệ đóng tàu ngầm nội địa.
  4. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Tàu chiến Nhật Bản “quấy nhiễu” tập trận Trung Quốc?

    (Kienthuc.net.vn) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc đang cáo buộc tàu chiến Nhật Bản đã thực hiện việc quấy nhiễu, do thám Hải quân Trung Quốc tập trận ở Tây Thái Bình Dương.


    Phát biểu tại cuộc họp báo của Bộ quốc phòng Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Dương Vũ Quân ngày 31/10 đã ra thông báo về việc tàu quân sự và máy bay trinh sát Nhật đã bám sát, theo dõi cuộc tập trận của Trung Quốc.
    Trước đó, Trung Quốc đã công bố thông qua Tổ chức Hàng hải quốc tế rằng, Hải quân Trung Quốc dự kiến sẽ tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật tại vùng biển Tây Thái Bình Dương từ ngày 24/10-1/11, đồng thời cảnh báo các tàu thuyền các nước đi lại trong vùng biển này cần chú ý.
    [​IMG]
    Ảnh sơ đồ tàu chiến và máy bay Nhật Bản hoạt động gần khu vực tập trận mà báo chí Trung Quốc công bố.

    Tuy nhiên, tàu khu trục tên lửa Ikazuchi (DD-107) của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã không để ý tới cảnh báo trên của phía Trung Quốc, và tiến hành quấy nhiễu hoạt động tập trận của Trung Quốc.
    Trong khoảng thời gian từ 10h41 phút ngày 25/10 cho tới 7h32 phút ngày 28/10, tàu DD-107 của Nhật Bản đã tuần tra, thả neo xung quanh khu vực tập trận của Trung Quốc. Cùng với đó, các máy bay của Nhật Bản đã nhiều lần trinh sát, tuần tra trong khu vực tập trận của Trung Quốc.
    Theo Bộ quốc phòng Trung Quốc, “hành động của Quân đội Nhật Bản là cố ý quấy nhiễu và làm nguy hại tới sự an toàn của Quân đội Trung Quốc, thậm chí có thể gây tới hiềm kích không đáng có. Phía Trung Quốc lên án nghiêm khắc hành động trên của Nhật Bản, kêu gọi phía Nhật Bản không để sự việc tương tự xảy ra, nếu có xảy ra thì mọi hậu quả sẽ do Nhật Bản “khiêu khích”.
    [​IMG]
    Tàu khu trục Ikazuchi (DD-107).

    Ikazuchi (DD-107) thuộc lớp tàu khu trục Murasame có lượng giãn nước toàn tải 4.400 tấn, dài 151m, rộng 17,4m, mớn nước 5,2m, thủy thủ đoàn 170 người. Tàu được chuyên dùng trong tác chiến chống ngầm, tất nhiên vẫn có khả năng chống hạm, phòng không. Hiện con này thuộc biên chế biên đội tàu hộ vệ số 1 Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản.

    Thằng lùn nầy muốn ăn Đông Phong bây ơi ?
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc cần ít nhất 20 tàu ngầm hạt nhân


    (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc không cần có nhiều tàu ngầm hạt nhân như Mỹ nhưng cần ít nhất 20 tàu ngầm bảo vệ lợi ích hàng hải.




    Đây là tuyên bố của Chuẩn Đô đốc Hải quân Trung Quốc Yang Yi khi trả lời tờ Thời báo Hoàn Cầu.
    Ông Yang cho rằng, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo với hệ thống vũ khí hải quân cực mạnh đến nay vẫn tồn tại. Với hạm đội tàu ngầm hạt nhân lớn nhất trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô có thể đối chọi với lực lượng tàu sân bay và máy bay Hải quân Mỹ. Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Yang nói rằng Mỹ đã trở thành siêu cường hải quân chỉ với tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân.
    Tàu ngầm hạt nhân tấn công tốc độ cao lớp Virginia là một ví dụ, Yang cho biết, lớp tàu ngầm hạt nhân của Mỹ được thiết kế để hoàn thành nhiều nhiệm vụ. Lớp Virginia không những có thể phóng tên lửa đạn đạo chống lại mục tiêu chiến lược trên mặt đất, mà còn có thể sử dụng trong tác chiến chống ngầm, chống hạm nổi.
    Vị Chuẩn Đô đốc này cho biết thêm rằng, mỗi một chiếc trong 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình lớp Ohio có thể phóng tới 156 tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk, trong khi 14 chiếc Ohio còn lại có khả năng quét khỏi trái đất một quốc gia trung bình với 100 tên lửa đạn đạo liên lục địa UGM-133 Trident D5.
    [​IMG] Ảnh minh họa.

    Tuy nhiên, tướng Yang tin rằng Bắc Kinh không cần tham gia cuộc chạy đua vũ trang với Washington vì Mỹ có nhiều kinh nghiệm hơn Trung Quốc trong vận hành tàu ngầm hạt nhân. Theo ông Yang, Trung Quốc đã làm được điều thần kỳ khi đã phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân trong thời gian rất ngắn từ những năm 1970.
    Cũng trong buổi trả lời phỏng vấn Hoàn Cầu, Chuẩn Đô Đốc Yang cho rằng đã đến lúc cả thế giới được biết tới khả năng của Hạm đội Bắc Hải trong vận hành căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở Thanh Đảo, Sơn Đông. Tuy nhiên, ông phủ nhận thông tin Bắc Kích có khả năng sản xuất và vận hành 70-80 tàu ngầm hạt nhân giống Mỹ.
    Theo ông Yang, Trung Quốc hiện là một trong 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và 20 tàu ngầm hạt nhân là quá đủ để nâng tầm quốc trên trên trường quốc tế.
    “Trung Quốc nên trong việc củng cố sức mạnh quân đội và hạm đội tàu ngầm hạt nhân hiện tại có thể được sử dụng để duy trì hòa bình thế giới, đồng thời bảo vệ các lợi ích quốc gia”, ông Yang nói.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Trung Quốc loại bỏ Trường Chinh-1

    8:20 PM, 31/10/2013, Views: 3072 | By VNH

    VietnamDefence - Tàu ngầm nguyên tử đầu tiên đóng tại Trung Quốc - Trường Chinh-1 lớp Hán đã bị loại bỏ sau gần 40 năm trong biên chế của hải quân Trung Quốc.

    [​IMG]Trường Chinh-1 (Hải quân Mỹ)
    Quân đội Trung Quốc thông báo, các lò phản ứng chế tạo năm 1970 của tàu đã được đưa đi xử lý loại bỏ, còn bản thân tàu ngầm sẽ biến thành bảo tàng cho dân chúng tham quan.

    Trường Chinh-1 được đóng từ năm 1967-1970 và được thử nghiệm trong 4 năm sau đó.

    Các quan chức hải quân Trung Quốc khẳng định, trong suốt thời gian từ khi đóng, tàu ngầm này không gặp sự cố lớn nào, thể hiện “trình độ an toàn rất cao” (trong khi đã xảy ra ít nhất 2 tai nạn tàu ngầm điện-diesel Trung Quốc vào năm 1983 và 2003 làm chết toàn bộ các thủy thủ đoàn).

    Đến năm 2013, tàu ngầm đóng theo thiết kế tiêu chuẩn của thập kỷ 1950 này đã lạc hậu hoàn toàn nên bị loại khỏi biên chế. Hơn nữa, tàu này cũng ồn hơn nhiều các tàu tương tự của nước ngoài, nên tác động xấu đến các phẩm chất chiến đấu của nó.

    Trong khi đó, tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Mỹ là USS Nautilus (năm 1955) đã trải qua một lần rò rỉ và một lần hỏa hoạn, hai lần va chạm với các vật thể khác. Lớp băng ở Bắc Cực đã làm hỏng kính tiềm vọng khi tàu nổ lên do sai sót của trạm thủy âm đo băng và trong khi tập trận, tàu ngầm đã đâm vào một tàu sân bay, nhưng vẫn chạy và nổi được.

    Một tàu ngầm khác là tàu đầu tiên của lớp Thresher đã đắm ở Đại Tây Dương vào ngày 10/4/1963 khi lặn thử nghiệm xuống độ sâu tối đa cùng toàn thủy thủ đoàn, nhưng nguyên nhân tai nạn vẫn chưa rõ.

    Còn tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Liên Xô là Leninsky komsomol (năm 1957) còn gặp nhiều sự cố và tai nạn hơn. Tàu đã bị cháy gây thương vong cho 39 người, theo thông tin không chính thức đã xảy ra nhiều lần thủy thủ đoàn bị nhiễm xạ do rò rỉ ở khoang lò phản ứng. Các tàu Nautilus và Leninsky komsomol đã bị loại bỏ lần lượt vào năm 1980 và 1991, riêng lò phản ứng của tàu Leninsky komsomol có tin bị dìm ở biển Kara.
  6. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    TQ tập trận ngoài biển quốc tế vậy nếu Nhật tiền vào vùng TQ đang xả đạn vô tình trúng đạn chìm thì tinh hình thế nào nhỉ ?
  7. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    thì chiến tranh chứ còn sao nữa
  8. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Nga-Nhật bắt tay hợp tác an ninh đối phó Trung Quốc
    ANTĐ - Ngày 2-11, Nhật Bản và Nga đã tổ chức cuộc đối thoại chung đầu tiên giữa bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao hai nước và đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh tại châu Á-Thái Bình Dương, khi mà cả hai nước đều đang thận trọng theo dõi ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
    Về lý thuyết, Nhật Bản và Nga vẫn trong tình trạng chiến tranh vì hai nước chưa ký kết hiệp ước hòa bình chấm dứt chiến tranh thế giới thứ 2, do có những tranh chấp lãnh thổ nhưng hai nước đang xích lại gần nhau, nhằm tăng cường quan hệ bất chấp những tranh chấp này và việc Nga quan ngại về vai trò của Nhật Bản trong chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ.

    Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cùng hai người đồng cấp Nga Sergey Lavrov và Sergei Shoigu, đã đạt được nhiều thỏa thuận trong cuộc đối thoại ngoại giao-quốc phòng (2+2) về an ninh lần đầu tiên giữa hai nước được tổ chức tại Tokyo.

    Về vấn đề phòng thủ tên lửa, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho rằng, hai nước cần phải tổ chức thêm các cuộc đàm phán để giải quyết mối quan ngại của Nga về kế hoạch của Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Nhật Bản mà ông cho là có thể hủy hoại sự cân bằng sức mạnh chiến lược tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

    Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho rằng, “chính sách quốc phòng của Nhật Bản vẫn là hợp tác chặt chẽ với Mỹ và sẽ không có thay đổi nào về vấn đề này".
    [​IMG]
    Các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Nga-Nhật​
    Phát biểu sau cuộc họp, Ngoại trưởng Kishida cho biết, hai nước nhất trí đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế và giao lưu con người.

    Trong khi đó, Bộ trưởng quốc phòng Onodera cho biết hai bên đã đồng ý sẽ tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chống khủng bố và chống cướp biển chung. Theo ông, hai nước có kế hoạch sẽ cử các quan sát viên tới quan sát các cuộc diễn tập quân sự của nhau trên cơ sở định kỳ.

    Hai nước cũng sẽ hợp tác về an ninh và giảm nhẹ thiên tai trong khuôn khổ đa phương như Hội nghị cấp cao Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN, đồng thời chia sẻ thông tin trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

    Ngoại trưởng Nhật Bản còn cho biết, hai nước sẽ bắt đầu tổ chức các cuộc thảo luận về vấn đề an ninh mạng trong thời gian tới.

    Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, cả 4 bộ trưởng đã đồng ý sẽ định kỳ tổ chức các cuộc đối thoại trong khuôn khổ 2+2, và hai bộ trưởng Nga đã mời người đồng cấp Nhật Bản đến Moscow tham dự cuộc đối thoại tiếp theo vào năm tới.

    http://www.anninhthudo.vn/Su-kien/NgaNhat-bat-tay-hop-tac-an-ninh-doi-pho-Trung-Quoc/522734.antd

    Thằng Nga này muốn bị ăn đòn như năm 1969 đây mà
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đài Loan nhận “cỗ máy săn tăng” AH-64E vào ngày mai


    (Kienthuc.net.vn) - Đài Loan sẽ nhận được 6 chiếc trực thăng chiến đấu tối tân AH-64E mua của Mỹ vào ngày mai.




    Tờ United Daily News của Đài Loan đưa tin, dự kiến lô 6 trực thăng AH-64E Apache trong tổng số 30 chiếc mà Quân đội Đài Loan mua của Mỹ sẽ cập cảng Cao Hùng vào ngày mai.

    Lục quân Đài Loan cũng sẽ tiến hành thử nghiệm với loại trực thăng này trong thời gian gần nhất.

    Đài Loan đã ký hợp đồng mua 30 trực thăng AH-64E Apache của Mỹ vào năm năm 2008. Hiện nay chỉ có Mỹ và Đài Loan có kiểu máy bay này.

    Theo hợp đồng, lô 30 trực thăng AH-64E được chia làm 5 đợt giao hàng và sẽ được hoàn thành vào năm 2014, lô thứ 2 sẽ tiếp tục được bàn giao vào cuối tháng 12/2013.
    [​IMG] Ảnh minh họa.


    Cơ quan chỉ huy đặc biệt Không quân Lục quân Đài Loan chỉ ra, lô 6 trực thăng này sẽ sử dụng phương thức hoạt động trên biển, sau khi cập cảng Cao Hùng và hoàn thành công tác nghiệm thu sẽ trực tiếp bay đến căn cứ Đài Nam.

    Dự kiến ngày 1/4 năm sau những trực thăng này sẽ được đưa vào phục vụ, trong tương lai trực thăng AH-64E sẽ được triển khai tại căn cứ phía Bắc.

    Trực thăng AH-64E là biến thể nâng cấp mới nhất của trực thăng chiến đấu AH-64 Apache, cải tiến hệ thống động lực và đặc biệt là phần mềm điều khiển. Theo một số nguồn tin, AH-64E có thể thực hiện điều khiển cả máy bay không người lái.

    AH-64E trang bị pháo M230 cỡ 30mm (tốc độ bắn 1.200 phát/phút), mang được 8-16 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, tên lửa không đối không AIM-92 Stinger hoặc AIM-9 Sidewinder và rocket Hydra.
  10. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Ha ha ha ha :))

    Mỹ không bảo vệ Nhật nếu có đụng độ với Trung Quốc tại đảo tranh chấp

    [​IMG]
    (Dân trí) - Phát biểu trong một cuộc họp báo hôm 1/11 tại Washington, người phát ngôn Lầu Năm Góc khẳng định, quân đội Mỹ không có kế hoạch hành động chung với Nhật để bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc.



    [​IMG]

    Senkakus/Điếu Ngư là điểm nóng trong tranh chấp biển đảo Trung - Nhật

    Thông tin được hãng tin CNS của nhà nước Trung Quốc đăng tải. Theo đó, trước câu hỏi liệu Mỹ có hỗ trợ Nhật Bản trước một cuộc tấn công của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) lên quần đảo tranh chấp hay không, ông Jeff Pool người phát ngôn Lầu Năm Góc khẳng định Mỹ không có kế hoạch này.
    Trước đó, hôm 12/9 vừa qua, hãng tin Kyodo của Nhật đã có bài viết khẳng định, Mỹ cam kết hỗ trợ Nhật tại khu vực đảo tranh chấp trên, trong một cuộc họp giữa thứ trưởng ngoại giao William Burns và ông Natsuo Yamaguchi, một thành viên của thượng viện Nhật Bản tại Washington.
    Tại cuộc họp, ông Burns nói rằng các hòn đảo trên cũng nằm trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, Kyodo News khi đó đưa tin.
    Tuy vậy, ông Jeff Pool đã bác bỏ nội dung bài báo và nhấn mạnh rằng chính sách của chính phủ Mỹ là không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và Trung Quốc. Người phát ngôn Lầu Năm Góc khẳng định Mỹ muốn khuyến khích cả hai bên tìm kiếm một giải pháp hòa bình.
    Cùng quan điểm này, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết Mỹ không đứng về phía nước nào trong vấn đề chủ quyền liên quan đến hòn đảo trên.
    Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định bà cũng đã nhận được thông tin làm rõ vấn đề tương tự từ chính phủ Mỹ trong cuộc họp báo hôm 1/11. Hiện tại quân đội Mỹ không có kế hoạch hỗ trợ lực lượng phòng vệ Nhật Bản khi xảy ra đối đầu quân sự tại Senkaku/Điếu Ngư.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này