1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vnmajor, 10/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Sao kô vào đc. Link die.
  2. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Link ngon lành mà, toàn tiếng Tàu, nó không quen tớ!
  3. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên
    Hôm nay (19/3), Quân đội Triều Tiên đã bắt giữ 1 nữ phóng viên của một đài truyền hình Mỹ đang tác nghiệp dọc biên giới phía bắc của nước này, báo chí Hàn Quốc đưa tin.
    Nhật báo Munhwa Ilbo (Hàn Quốc) dẫn lời một nguồn tin ngoại giao tại Seoul cho hay, nữ nhà báo mang họ Ming bị bắt giữ hôm 17/3 tại dọc sông Yali, biên giới Trung Quốc.
    Tờ này cũng cho hay, giới chức Mỹ và Triều Tiên đang tổ chức các cuộc đàm phán nhằm trả tự do cho nữ phóng viên này.
    ?oHiện vẫn chưa rõ, nữ phóng viên này làm việc cho đài nào, nhiệm vụ của nữ nhà báo này là gì và cô ấy bị bắt giữ như thế nào?, Munhwa Ilbo dẫn nguồn tin ngoại giao cho hay.
    Phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Seoul đã trình vấn đề này lên Bộ Ngoại giao Mỹ, tuy nhiên cơ quan này vẫn chưa đưa ra bình luận gì.
    Còn Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc không đưa ra bình luận nào ?obởi đây là vấn đề giữa Mỹ và Triều Tiên?.
    Về nguyên tắc, những phóng viên muốn tác nghiệp ở Triều Tiên phải có một hộ chiếu đặc biệt kèm theo một giấy xác nhận chính thức thời gian họ hoạt động tại quốc gia này. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây hầu như không có phóng viên nào được phép tới Triều Tiên.
    Trong quá khứ, Triều Tiên đã từng bắt giữ nhiều người Mỹ.
    Vụ việc trên xảy ra trong thời điểm hết sức nhạy cảm của mối quan hệ Mỹ-Triều trước tuyên bố phóng vệ tinh viễn thông của Bình Nhưỡng vào đầu tháng 4 tới. Tuy nhiên, nhiều quốc gia láng giềng hoài nghi, tuyên bố trên chỉ là một bức màn che đậy cho việc phóng tên lửa tầm xa phiên bản mới nhất của Taepodong-2, về lý thuyết có khả năng vươn tới Alaska. Năm 1998, khi thử tên lửa tầm ngắn hơn Taepodong 1 qua Nhật Bản, Bắc Triều Tiên tuyên bố phóng vệ tinh lên quỹ đạo. Ngoài ra, giới phân tích còn khẳng định, vệ tinh hay tên lửa đều sử dụng hệ thống phóng tương tự nhau.
    Năm 2006, Triều Tiên thất bại trong vụ thử tên lửa tầm xa Taepodong 2, tuy nhiên người ta tin rằng, từ đó tới nay nước này đã đạt được những bước tiến đáng kể trong khả năng tên lửa của mình.
    Mỹ và các nước đồng minh đang cảnh báo sẽ áp đặt thêm nhiều lệnh trừng phạt nếu Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục kế hoạch trên, tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ ràng liệu Nga và Trung Quốc ?" 2 quốc gia liên minh đồng thời là quốc gia hỗ trợ tài chính lớn nhất cho Triều Tiên ?" có tham gia hay không.
    Giới chức Seoul và Washington khẳng định, cho dù là phóng tên lửa hay vệ tinh đều vi phạm nghị quyết 1718 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Nghị quyết trên được thông qua năm 2006 sau khi Bình Nhưỡng thử thất bại tên lửa tầm xa.
    Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng đang không hài lòng về cuộc tập trận quân sự chung thường niên Mỹ - Hàn đang diễn ra (09/3 đến 20/3), đồng thời cho rằng, cuộc tập trận chung này là nhằm chuẩn bị cho một cuộc xâm lược nhà nước cộng sản này.
    Giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày càng gia tăng, thì hôm qua (18/3), Bình Nhưỡng đã từ chối nguồn viện trợ tiếp tục từ Mỹ. Lời từ chối này được đưa ra khi một quan chức quân sự cấp cao Mỹ cho biết quân đội nước này sẵn sàng bảo vệ Mỹ khỏi tên lửa của Bình Nhưỡng.
  4. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Những người Trung Quốc thất nghiệp lập chốt canh bên ngoài tòa nhà sứ quán LB Nga ở Pekin
    Những người Trung Quốc tổ chức cắm chốt canh bên ngoài sứ quán LB Nga tại Pekin, báo Gazeta dẫn theo nguồn của ITAR-TASS đưa tin sáng thứ tư.

    Theo thông báo, một nhóm đông người công dân CHND Trung Hoa đã tiến gần đến tòa nhà sứ quán và tổ chức biểu tình ngồi ngay tại cổng sứ quán. Một số người còn định vào bên trong lãnh thổ của sứ quán Nga. Họ có thực hiện được những kế hoạch của mình hay không, về điều này chưa có thông báo nào.

    Những người Trung Quốc biểu tình yêu cầu đại diện ngoại giao Nga cấp visa miễn phí cho họ vào lãnh thổ LB Nga. Sau khi nhận được visa, những người Trung Quốc dự định sẽ chuyển về vùng Viễn Đông của LB Nga, nơi, theo quan niệm của họ, tất cả những người đến định cư sẽ được cấp nhà ở miễn phí và được bố trí nơi làm việc.

    Trong khi đó, RIA Novosti dẫn ra lập luận khác về diễn tiến của các sự kiện. Theo lời của một hãng tin giấu tên tại Pekin, cuộc biểu tình được tổ chức do ?ocác thân nhân của những thủy thủ Trung Quốc tử nạn trên vùng biển Nhật Bản?. Ngay sát tòa nhà sứ quan tập trung không hơn 20 người, đa phần trong số những người đó - là phụ nữ. Trong tay họ là các biểu ngữ đòi hỏi ?otrả con?. Những nhân viên của cơ quan bảo vệ pháp luật phải mất 40 phút để giải tán cuộc biểu tình. http://www.lenta.ru/news/2009/03/18/jobless/
  5. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Bắc Triều Tiên lại lên tiếng đòi quyền phóng vệ tinh
    Ngày 24/3, Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên đã lên tiếng đòi quyền phát triển chương trình không gian hoà bình của mình, đồng thời cảnh báo Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia đồng minh không can thiệp vào kế hoạch phóng một vệ tinh vào quỹ đạo trái đất của nước này vào tháng tới.
    Bình Nhưỡng đã tuyên bố dự định phóng một vệ tinh viễn thông vào không gian vũ trụ trong khoảng thời gian từ 4-8/4. Các cường quốc trong khu vực nghi ngờ rằng Bắc Triều Tiên sẽ sử dụng kế hoạch này nằm thử nghiệm công nghệ tên lửa tầm xa. Các quốc gia này cũng đã lên tiếng cảnh báo rằng vụ phóng thử nghiệm này sẽ khiến Bình Nhưỡng vấp phải lệnh trừng phạt quốc tế.
    Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2006 ngăn cấm Bắc Triều Tiên tiến hành bất cứ các hoạt động nào liên quan đến tên lửa đạn đạo. Washington và các nước đồng minh cho hay, nghị quyết này cũng bao gồm lệnh cấm phóng tên lửa tầm xa hay sử dụng rocket để đưa một vệ tinh vào không gian vũ trụ.
    ?oCác quốc gia như Mỹ và Nhật Bản, những quốc gia luôn tranh cãi về vụ phóng vệ tinh, cũng đã phóng vệ tinh trước Bắc Triều Tiên?, hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên trích dẫn.
    Trong bối cảnh đó, Bắc Triều Tiên cảnh báo rằng, bất cứ lệnh trừng phạt nào cũng sẽ vi phạm tinh thần của hiệp ước đổi giải trừ quân bị lấy viện trợ mà Bình Nhưỡng đã ký vào năm 2007 cùng với 5 quốc gia khác là Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.
    Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên bày tỏ : ?oNếu tuyên bố chung 19/9 về đổi giải trừ quân bị lấy viện trợ hết hiệu lực thì sự tồn tại của cuộc hội đàm 6 bên không có ý nghĩa và cơ sở gì?.
    Bắc Triều Tiên chấp thuận từ bỏ chương trình hạt nhân đổi lấy viện trợ năng lượng và các lợi ích khác. Quá trình này đã bị ngưng trệ từ năm ngoái vì bất đồng với Washington về phương pháp thẩm tra các hoạt động hạt nhân trước kia của Bình Nhưỡng.
    Bắc Triều Tiên cũng tuyên bố, nước này không có lựa chọn nào khác ngoại trừ việc củng cố quân đội để đối mặt với thái độ thù địch từ phía các quốc gia trên.
    Trong tình hình đó, Nhật Bản cho hay nước này có thể triển khai 2 tàu khu trục được trang bị hệ thống tên lửa Aegis, có khả năng bắn hạ tên lửa, tại vùng biển giữa Bắc Triều Tiên và Nhật Bản. Mỹ cũng có các tàu hải quân được triển khai tại Châu Á có thể chặn đứng tên lửa.
    Trung Quốc, nước đứng ra đăng cai tổ chức hội đàm 6 bên, kêu gọi các bên kiềm chế.
    Những trở ngại gần đây nhất trong cuộc hội đàm 6 bên là việc Bình Nhưỡng than phiền rằng hàng viện trợ của các quốc gia không được giao như đã cam kết và việc 5 quốc gia thành viên khác phản đối việc Bình Nhưỡng từ chối chấp thuận một hệ thống giám sát hạt nhân.
    Hãng tin Kyodo cho biết, các nhà ngọai giao Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ sẽ có cuộc gặp vào 27/3 tại Washington nhằn thảo luận về kế hoạch phóng rocket theo kế hoạch của Bắc Triều Tiên.
    Nguồn tin 1 - Nguồn tin 2
    Hoàng Thu (Theo AP, Reuters)
  6. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Bình Nhưỡng bắt đầu nạp nhiên liệu cho rocket
    CNN đưa tin, CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu nạp nhiên liệu cho một rocket tầm xa mà nước này có kế hoạch phóng vào khoảng thời gian từ 04-08/4. Giới chuyên gia nhận định rằng tiến trình này đồng nghĩa với việc rocket sẽ sẵn sàng được phóng lên trong 3 ?" 4 ngày nữa.
    Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản coi vụ phóng rocket này là việc thử nghiệm tên lửa tầm xa nhất của Bình Nhưỡng, Taepodong-2, và khẳng định hành động đó vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
    Bất cứ nỗ lực nào nhằm trừng phạt Bình Nhưỡng sẽ đều làm CHDCND Triều Tiên ?" quốc gia dọa sẽ tái khởi động nhà máy hạt nhân và cũng từ bỏ đàm phán giải trừ hạt nhân nếu Liên Hợp Quốc ?ora tay? - giận dữ.
    Đài phát thanh Mỹ dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ cho hay CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu nạp nhiên liệu cho rocket tầm xa và họ có thể sẵn sàng phóng rocket vào cuối tuần này.
    CHDCND Triều Tiên khẳng định sẽ đưa một vệ tinh viễn thông lên quỹ đạo như một phần của chương trình không gian hòa bình.
    Vụ phóng này sẽ là thử thách lớn đầu tiên đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong việc giải quyết với CHDCND Triều Tiên ?" quốc gia có tham vọng xây dựng một kho vũ khí hạt nhân.
    Tại London, bên lề hội nghị G-20 vào ngày hôm qua (01/4), một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Washington sẽ trả đũa bất cứ vụ phóng nào của CHDCND Triều Tiên bằng cách đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
    ?oTổng thống khẳng định rõ chúng tôi quan ngại sâu sắc về vụ phóng tên lửa sắp tới của CHDCND Triều Tiên? Sẽ có hành động trả đũa cho điều đó,? quan chức trên cho biết.
    Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cho biết họ không nhận thấy khác biệt giữa vụ phóng tên lửa và rocket bởi vì chúng cùng sử dụng rocket tầm xa, Taepodong-2, loại vũ khí được thiết kế để mang đầu đạn có khả năng chạm tới Alaska. Năm 2006, Bình Nhưỡng đã thử Taepodong-2 nhưng không thành công.
    Một số tàu đánh chặn tên lửa được trang bị radar tiên tiến từ Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc sẽ có mặt tại hải phận dọc đường đi của rocket nhưng họ không có kế hoạch đánh chặn rocket trừ khi nó đe dọa đến lãnh thổ của họ.
    Đối với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il, nếu vụ phóng này thành công thì đây như là một biểu tượng mạnh mẽ cho sự lãnh đạo của ông. Có nhiều tin đồn rằng ông bị cơn đột quỵ hồi tháng 8 năm ngoái và điều này đã làm dấy lên những nghi ngại về việc tiếp tục cầm quyền của nhà lãnh đạo 67 tuổi này.
    (CNN, Reuters)
  7. ongvang1789

    ongvang1789 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2006
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    triều tiên bây giờ ghê gớm thật , nếu tên lửa bị bắn hạ thì sẽ đánh nhau to hehhêê
  8. HelloBarca

    HelloBarca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    67
    Chiến lược hải quân và ý đồ của Trung Quốc trên Biển Đông
    ?Trung Quốc cho rằng đã đến lúc cho thế giới biết Trung Quốc không còn là một đại cường khu vực mà là một siêu cường??
    Hải quân Trung Quốc, còn gọi là "Giải phóng quân Hải quân", là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Trung Quốc, gồm có 5 nhánh: binh đội tàu ngầm, binh đội tàu mặt nước, binh đội không quân, binh đội hải quân đánh bộ và binh đội "ngạn phòng". Ngoài ra, lực lượng hải quân Trung Quốc còn có 10 học viện và đại học trực thuộc, nhiều viện nghiên cứu, các binh đoàn bộ đội chuyên môn, và các cục chính trị, cục hậu cần, cục kỹ thuật, và các đơn vị bảo đảm phục vụ và sửa chữa. Lực lượng hải quân được phân chia thành ba vùng : Bắc Hải Hạm Đội, Đông Hải Hạm Đội và Nam Hải Hạm Đội.
    Chiến lược chung của hải quân Trung Quốc
    Chiến lược chung của quân đội Trung Quốc, còn gọi là "Cương lĩnh quân sự quốc gia cho thời đại mới", gồm có hai phần. Phần thứ nhất là về đổi mới và hiện đại hóa quân đội toàn bộ từ trang bị vũ khí đến cơ cấu và tổ chức. Trong đó, hai vấn đề quan trọng nhất là "chuẩn bị đánh thắng các cuộc chiến tranh cục bộ trong hoàn cảnh công nghệ cao hiện đại" và "chuyển đổi từ một quân đội dựa trên số lượng đến một quân đội dựa trên chất lượng", tức xây dựng một quân đội cơ khí hóa và tin học hóa. Phần thứ hai là các chiến lược hành động, còn được gọi là chiến lược "tích cực phòng ngự" và được coi là cương lĩnh chiến lược tối cao của quân đội Trung Quốc trong thời chiến cũng như trong thời bình.
    Chiến lược "tích cực phòng ngự" gồm những điểm sau: chỉ tấn công sau khi bị tấn công nhưng chủ yếu là tấn công; sự phản công không bị hạn chế bởi yếu tố không gian và thời gian; khi tấn công thì bất chấp biên giới; chờ thời cơ và điều kiện thuận lợi để tấn công; khi tấn công thì tập trung hỏa lực vào những điểm trọng yếu của đối phương; chỉ tin dùng lực lượng của chính mình để tấn công đối phương; chiến dịch tấn công và phòng thủ phải tiến hành cùng một lúc.
    Trên biển chiến lược "tích cực phòng ngự" mang tên "cận hải phòng ngự" với ba nhiệm vụ chính: kềm chế đối phương từ ngoài khơi và ngăn chặn không cho đổ bộ; bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự vẹn toàn lãnh thổ; bảo vệ sự thống nhất quốc gia và quyền lợi trên biển cả.
    Xin lưu ý, "cận hải" ở đây là "đến tận những nơi xa xôi trên biển cả mà hải quân Trung Quốc có khả năng đưa các lực lượng đặc nhiệm đến với sự chi viện và an ninh cần thiết". Khu vực cận hải hiện nay gồm hai chuỗi quần đảo : một là khu vực từ quần đảo Kurile, qua Nhật, Philippines, Indonesia (từ Borneo đến Natuna Besar) ; hai là khu vực bắc-nam từ quần đảo Kurile, qua Nhật, Bonins, Marianas, Carolines và Indonesia. Hai khu vực này bao trùm toàn bộ khu vực Biển Đông của Trung Quốc và vùng biển Đông Á.
    Mục tiêu của chiến lược "tích cực cận hải phòng ngự" là "để khẳng định Trung Quốc là một cường quốc khu vực trên biển để bảo vệ các khu vực kinh tế duyên hải và các quyền lợi trên biển, và để tối ưu hóa các chiến dịch tác chiến của hải quân cho quốc phòng". Nhiệm vụ của hải quân Trung Quốc hiện nay là trấn thủ các hải đảo, bảo vệ cũng như phong tỏa các đường giao thương trên biển khi cần.
    [​IMG]
    Chiến lược này gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu được gọi là "chiến lược phòng ngự tích cực vùng nước màu xanh lục", bao gồm một hình cung từ Vladivostok ở phía bắc đến eo biển Malacca ở phía nam, và ra đến "chuỗi quần đảo thứ nhất" (Aleutians, Kuriles, Ryukyus, Đài Loan, Philippines, và quần đảo Greater Sunda) ở phía đông. Giai đoạn hai là mở rộng vùng hoạt động sang "chuỗi quần đảo thứ hai" (Bonins, Guam, Marianas và quần đảo Palau) vào giữa thế kỷ 21. Trong tương lai, hải quân Trung Quốc sẽ mở rộng hoạt động đến các căn cứ ở Myanmar để có thể đi từ eo biển Malacca đến Vịnh Bengal.
    Cho đến cuối thập niên 1990, hải quân Trung Quốc có khoảng 268 000 sĩ quan và binh lính, trong đó 25 000 người thuộc quân chủng không quân trực thuộc hải quân và khoảng 7 000 thủy quân lục chiến (thuộc Hạm đội Nam Hải) với 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến số một và số 164. Mỗi lữ đoàn có 3 trung đoàn bộ binh, một trung đoàn pháo, một trung đoàn thiết giáp lội nước, và các đơn vị công binh, trinh sát, phòng chống hóa chất và giao thông.
    [​IMG]
    hủy quân lục chiến của Trung Quốc được huấn luyện và trang bị đầy đủ các loại vũ khí cần thiết (xe tăng lội nước, các tàu thuyền đổ bộ bay bằng nệm hơi hay bằng quạt gió, xe thiết giáp chở lính, súng đại liên và nhiều loại vũ khí phóng tên lửa khác nhau. Sứ mạng chính của lực lượng này là bảo vệ các hải đảo mà Trung Quốc đã chiếm trên biển Nam Hải. Trong thực tế các loại tàu thuyền đổ bộ của thủy quân lục chiến Trung Quốc còn rất lạc hậu so với các quốc gia khác như Nhật Bản, Úc và Nam Hàn.
    Biên soạn theo bài của tác giả Ngô Vĩnh Long
    Còn tiếp
  9. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    ?oTên lửa Triều Tiên bay xa hơn ước tính?
    Giới chức tình báo Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản vẫn đang tiếp tục phân tích chi tiết vụ phóng rocket gây tranh cãi của Triều Tiên hôm 5/4 vừa rồi. Họ nhận định rằng, tên lửa này đã bay xa hơn họ nghĩ trước đó.
    Spaceflight Now ?" một Website khoa học vũ trụ và hàng không Mỹ hôm 12/4 cho biết, rocket này đã rời khỏi tầng khí quyển và bay xa hơn khoảng 800km về phía Hawaii so với họ nhận định trước đó .
    Dựa vào những phân tích dữ liệu radar và dữ liệu từ hệ thống vệ tinh cảnh báo tên lửa sớm của Lực lượng Không quân Mỹ, website cho hay, rocket mà Triều Tiên phóng lần này thực chất bay được 3846 km ?" chứ không phải 3058 km như giới chức Nhật Bản và Mỹ ước tính trước đó.
    Trước đó, Tokyo và Washington tin rằng tầng thứ hai của rocket đa tầng này có vấn đề. Tuy nhiên giờ đây, Spaceflight Now khẳng định, tầng thứ hai này hoạt động đúng lập trình nhưng tên lửa đã không được phóng lên quỹ đạo do tầng nâng thứ ba đã không kết hợp được chính xác với hai tầng còn lại.
    Ngay sau khi CHDCND Triều Tiên phóng vệ tinh lên quỹ đạo hôm 5/4, Washington tuyên bố sẽ không đánh chặn rocket này bởi vì vụ phóng này đã thất bại, không mang lại nguy hiểm gì tới lãnh thổ Mỹ cũng như Hawaii.
    Hôm 6/4, phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đại tướng James Cartwright nói: ?oCái mà họ tìm kiếm là công nghệ tên lửa tấn công kẻ thù ?" nhưng họ đã thất bại.?
    Nguồn tin
    Chosun
  10. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Mỗi cái chuyện nó bay xa bao nhiêu mà cũng đã cãi nhau rồi, sai số đến 800km thì thử hỏi làm sao bắn chặn nó đây?
    Thế mới thấy tên lửa Triều hiện đại thật . Tên lửa mồi cũa Mỹ, Vệ tinh hỏng của Mỹ, Mỹ bắn phát một ăn ngay, thế mà mỗi cái chuyện quan sát xem tên lửa đểu của Triều bay bao nhiêu mà không biết được, sai số +-800km.
    Kết loạn : Tên lửa Triều là không thể đánh chặn, hiện đại hơn tên lửa của thế giới.

Chia sẻ trang này