1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng Duy Lơi thắng kiện doanh nhân Đài Loan Chung Sen Wu

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 29/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    uh, giờ em mới phát hiện ra là về phần sở hữu công nghiệp trong trường không dạy hiệp định này và Trips, không biết tại sao :
    đây là vài suy nghĩ ủa em về phần kiểu dáng công nghiệp được qui định trong hiệp định này
    về sở hữu công nghiệp , Hiệp định Viêt Mĩ buộc các bên phải tuân thủ nội dung kinh tế của công ước Paris(1967)
    Theo nguyên tắc đối xử như công dân , Điều 3 chương 2 ủa Hiệp định có nói : bên này sẽ dành cho ông dân nước kia những ưu đãi và quyền hạn như công dân nước mình trong việc xác lập, bảo hộ, hưởng và thực thi tất cả các quyền sở hữu trí tuệ.Như vậy không có nghĩa là quyền sở hữu công nghiệp sẽ được bảo hộ 1 cách tự động
    Về kiểu dáng công nghiệp được qui định tại điều 10 chương 2:
    "1. Mỗi Bên quy định việc bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp được tạo ra một cách độc lập, có tính mới hoặc nguyên gốc. Một Bên có thể quy định rằng:
    A. kiểu dáng không có tính mới hoặc nguyên gốc nếu không khác biệt đáng kể so với các kiểu dáng đã biết hoặc sự kết hợp các đặc điểm của các kiểu dáng đã biết; và
    B. việc bảo hộ nói trên không áp dụng cho những kiểu dáng được xác định chủ yếu bởi các đặc điểm kỹ thuật hoặc chức năng.
    2. Mỗi Bên bảo đảm rằng các yêu cầu đối với việc bảo hộ các kiểu dáng hàng dệt, đặc biệt về chi phí, xét nghiệm và công bố, không ảnh hưởng một cách bất hợp lý đến cơ hội để mỗi người tìm kiếm và đạt được sự bảo hộ đó. Một Bên có thể thực hiện nghĩa vụ này thông qua luật kiểu dáng công nghiệp hoặc luật quyền tác giả.
    3. Mỗi Bên dành cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ quyền ngăn cấm những người không có sự đồng ý của chủ sở hữu được chế tạo, bán, nhập khẩu hoặc phân phối dưới các hình thức khác các sản phẩm mang hoặc thể hiện một kiểu dáng là bản sao hoặc cơ bản là bản sao của kiểu dáng đang được bảo hộ, nếu các hành vi đó được thực hiện nhằm mục đích thương mại.
    4. Một Bên có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, với điều kiện là các ngoại lệ đó không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ và không gây phương hại một cách bất hợp lý đến các lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dáng đang được bảo hộ.
    5. Mỗi Bên quy định rằng thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tổng cộng ít nhất là 10 năm"
    em chú ý đến điểm 3 : nhưng theo điểm 3 thì em hiểu Việt Nam hỉ có quyền ngăn cấm Chung Sen Wu nhập khẩu ,bán và phân phối kiểu võng xếp của ông ta trên lãnh thổ Việt Nam. Còn sự vi phạm ở đây là xảy ra trên lãnh thổ Mĩ, nới Võng xếp Duy Lợi chưa đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và cũng quá thời hạn ưu tiên để đăng kí
    Hôm nay đọc báo thấy Phạm &LD tin tưởng dữ lắm , còn em thì vẫn đang loay hoay trúc trắc trục trặc với mấy vấn đề quyền ưu tiên , tính mới .....đúng là các bác cao thủ dữ dằn thật
    to bác giaaotuicom: cho em thư thư thời gian đọc lại hiệp định nhá, tại mấy hôm nay em đang phải kiểm tra học trình mấy môn khác
    to bác Muathu: quyển sách em đang đọc là :tìm hiểu luật dân sự, quyền sở hữu trí tuệ của TS luật sư Nguyễn Mạnh Bách, nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai, rất mong được trao đổi với bác
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Bạn thì chưa biết các qui định của Mĩ về quyền tác giả, nhưng ý của bạn thì thế này
    Trong điều 1 khoảng 3 điểm B chương 2 và điều 4 khoảng 1 chương 2 hiệp định thương mại VM chỉ ra rằng VN và Mĩ phải áp dụng các nội dung kinh tế của công ước Berne . Điều 4 khoảng 1 còn nói : mỗi bên bảo hộ mọi tác phẩm có sự thể hiện nguyên gốc theo nghĩa qui định tại công ước Berne
    Lật 2 điều công ước Berne, bạn chú ý đến điểm 7: tác phẩm mĩ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp . Tuy vậy thú thật rằng, bạn cũng không hiểu nỗi qui định tại điểm 7 văn phong rất khó hiệu, Nếu được trao đổi với Muathu thì hay quá
    Về phía VN , 1 mẫu mã hội đủ các tiêu chuẩn để được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì đồng thời cũng được sự bảo hộ của pháp liật về quyền tác giả
    To bác Giaaotuicom:
    Khi đọc điều 1 khoảng 3 chương 2 hiệp định thương mại VM , em không rõ cụm từ " nội dung kinh tế" cho lắm, em hiểu đó là nội dung của Công ước Berne hay Paris1967 , Hiệp định thương mại VM lấy những nội dung này để điều chỉnh các quan hệ về quyền tác giả của 2 nước
    Về khả năng Duy Lơi yêu cầu phía hủy bỏ bằng bảo hộ kiểu dáng công nhiệp của doanh nhân Đài Loan là hoàn toàn có thể có, Nhưng khả năng kiểu dáng võng xếp Duy Lợi được bảo hộ tại Mĩ thì có không ?
    Dực vào các qui định của Công ước Paris 1967 về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì em gặp nhiều vướng mắc không gở ra được( cụ thể là quyền ưu tiên và tính mới)
    Tuy nhiên dựa vào Hiệp định VM và công ước Brene thì em thấy có khả năng, định hướng của em thế này:
    Nếu kiểu dáng võng xếp được điều chỉnh bởi luật về quyền tác giả, thì theo Điều 1 hiệp định thương mại, nội dung của Berne sẽ được áp dụng
    Nguyên tắc bảo hộ của công ước Berne là bảo hộ tự động , điều này hoàn toàn khác với công ước Paris 1967
    Dực vào khoảng 8 điều 4 chương 2 hiệp định thương mại và điều 18 công ước Berne , em suy đoán kiểu dáng võng xếp sẽ được bảo hộ tại Mĩ
    Áp dụng luật về quyền tác giả sẽ né được các vướng mắc về tính mới của kiểu dáng công nghiệp.
    Vậy điều quan trọng là xem xét Mĩ áp dụng luật về quyền tác giả hay luật về kiểu dáng Công nghiệp đối với võng xếp Duy lợi. Khoảng 2 đều 10 chương 2 hiệp định thương mại VM chỉ nói:"..........Một bên có thể thực hiện nghĩa vụ này thông qua luật kiểu dáng công nghiệp hay luật về quyền tác giả". Dực vào điều 10 khoảng 2 thì em cũng không biết Mĩ dùng luật nào
    Khoảng 2 điều 10 chương 2 hiệp định thương mại VM , thành thật em cũng chưa hiểu nổi nó , Điểm 7 điều 2 công ước Berne cũng thế, văn phong rất khó hiểu. Nhưng lí luận của em căn bản lại dựa vào 2 điều này , cho nên rất mong được trao đổi với các bác để hiểu 1 cách thấu đáo , hơn nữa lí luận như thế thì lại mấu thuẩn với nội dung Công ước Paris 1967
    em sẽ post tiếp sau khi suy nghĩ thấu đáo hơn
    Mod ơi, đổi dùm tên Topic nhá,"khả năng Duy Lơi thắng kiện doanh nhân Đài Loan Chung Sen Wu", tại vì em không chỉ muốn tìm hiểu về cách thức tiến hành vụ kiện , mà còn muốn tìm hiểu xem Duy Lợi dùng lập luận nào để thắng kiện
    Cám ơn các Mod nhiều
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 12:53 ngày 18/05/2004
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Bạn thì chưa biết các qui định của Mĩ về quyền tác giả, nhưng ý của bạn thì thế này
    Trong điều 1 khoảng 3 điểm B chương 2 và điều 4 khoảng 1 chương 2 hiệp định thương mại VM chỉ ra rằng VN và Mĩ phải áp dụng các nội dung kinh tế của công ước Berne . Điều 4 khoảng 1 còn nói : mỗi bên bảo hộ mọi tác phẩm có sự thể hiện nguyên gốc theo nghĩa qui định tại công ước Berne
    Lật 2 điều công ước Berne, bạn chú ý đến điểm 7: tác phẩm mĩ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp . Tuy vậy thú thật rằng, bạn cũng không hiểu nỗi qui định tại điểm 7 văn phong rất khó hiệu, Nếu được trao đổi với Muathu thì hay quá
    Về phía VN , 1 mẫu mã hội đủ các tiêu chuẩn để được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì đồng thời cũng được sự bảo hộ của pháp liật về quyền tác giả
    To bác Giaaotuicom:
    Khi đọc điều 1 khoảng 3 chương 2 hiệp định thương mại VM , em không rõ cụm từ " nội dung kinh tế" cho lắm, em hiểu đó là nội dung của Công ước Berne hay Paris1967 , Hiệp định thương mại VM lấy những nội dung này để điều chỉnh các quan hệ về quyền tác giả của 2 nước
    Về khả năng Duy Lơi yêu cầu phía hủy bỏ bằng bảo hộ kiểu dáng công nhiệp của doanh nhân Đài Loan là hoàn toàn có thể có, Nhưng khả năng kiểu dáng võng xếp Duy Lợi được bảo hộ tại Mĩ thì có không ?
    Dực vào các qui định của Công ước Paris 1967 về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì em gặp nhiều vướng mắc không gở ra được( cụ thể là quyền ưu tiên và tính mới)
    Tuy nhiên dựa vào Hiệp định VM và công ước Brene thì em thấy có khả năng, định hướng của em thế này:
    Nếu kiểu dáng võng xếp được điều chỉnh bởi luật về quyền tác giả, thì theo Điều 1 hiệp định thương mại, nội dung của Berne sẽ được áp dụng
    Nguyên tắc bảo hộ của công ước Berne là bảo hộ tự động , điều này hoàn toàn khác với công ước Paris 1967
    Dực vào khoảng 8 điều 4 chương 2 hiệp định thương mại và điều 18 công ước Berne , em suy đoán kiểu dáng võng xếp sẽ được bảo hộ tại Mĩ
    Áp dụng luật về quyền tác giả sẽ né được các vướng mắc về tính mới của kiểu dáng công nghiệp.
    Vậy điều quan trọng là xem xét Mĩ áp dụng luật về quyền tác giả hay luật về kiểu dáng Công nghiệp đối với võng xếp Duy lợi. Khoảng 2 đều 10 chương 2 hiệp định thương mại VM chỉ nói:"..........Một bên có thể thực hiện nghĩa vụ này thông qua luật kiểu dáng công nghiệp hay luật về quyền tác giả". Dực vào điều 10 khoảng 2 thì em cũng không biết Mĩ dùng luật nào
    Khoảng 2 điều 10 chương 2 hiệp định thương mại VM , thành thật em cũng chưa hiểu nổi nó , Điểm 7 điều 2 công ước Berne cũng thế, văn phong rất khó hiểu. Nhưng lí luận của em căn bản lại dựa vào 2 điều này , cho nên rất mong được trao đổi với các bác để hiểu 1 cách thấu đáo , hơn nữa lí luận như thế thì lại mấu thuẩn với nội dung Công ước Paris 1967
    em sẽ post tiếp sau khi suy nghĩ thấu đáo hơn
    Mod ơi, đổi dùm tên Topic nhá,"khả năng Duy Lơi thắng kiện doanh nhân Đài Loan Chung Sen Wu", tại vì em không chỉ muốn tìm hiểu về cách thức tiến hành vụ kiện , mà còn muốn tìm hiểu xem Duy Lợi dùng lập luận nào để thắng kiện
    Cám ơn các Mod nhiều
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 12:53 ngày 18/05/2004
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Fsai spam phát cho topic này kô trôi mất.
    HI hi, em satthu, tranh thủ bên du lịch cá độ bdá đi, anh đọc kỹ lại mấy bài viết này rồi sẽ góp ý cùng em.
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Fsai spam phát cho topic này kô trôi mất.
    HI hi, em satthu, tranh thủ bên du lịch cá độ bdá đi, anh đọc kỹ lại mấy bài viết này rồi sẽ góp ý cùng em.
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Đến nay em lại thấy 1 khả năng nữa, nhưng không biết lập luận có vững không
    Kiểu dáng công nghiệp của Võng xếp có những đặc tính kĩ thuật, có tính sáng tạo vậy có thể xếp nó vào sáng chế hay không
    Nếu xếp nó vào sáng chế, thì đây cũng là 1 cách để lách ngày ưu tiên , và chúng ta không còn sợ đã quá thời hạn ưu tiên nữa. Đa số các nước dùng nguyên tắc ngày nộp đơn đầu tiên để bảo hộ sáng chế, Ai nộp đơn đầu tiên người đó được bảo hộ, chỉ duy MĨ lại áp dụng nguyên tắc ngày sáng chế đầu tiên, ai chứng minh được mình là người có sáng chế đầu tiên thì sẽ được bảo hộ.
    Em phải về coi thêm về lập luận của mình, sao thấy nó mịt mùng quá
    Các bác có rãnh thì cùng nhau bàn luận cho vui nhé
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 20:26 ngày 24/06/2004
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Đến nay em lại thấy 1 khả năng nữa, nhưng không biết lập luận có vững không
    Kiểu dáng công nghiệp của Võng xếp có những đặc tính kĩ thuật, có tính sáng tạo vậy có thể xếp nó vào sáng chế hay không
    Nếu xếp nó vào sáng chế, thì đây cũng là 1 cách để lách ngày ưu tiên , và chúng ta không còn sợ đã quá thời hạn ưu tiên nữa. Đa số các nước dùng nguyên tắc ngày nộp đơn đầu tiên để bảo hộ sáng chế, Ai nộp đơn đầu tiên người đó được bảo hộ, chỉ duy MĨ lại áp dụng nguyên tắc ngày sáng chế đầu tiên, ai chứng minh được mình là người có sáng chế đầu tiên thì sẽ được bảo hộ.
    Em phải về coi thêm về lập luận của mình, sao thấy nó mịt mùng quá
    Các bác có rãnh thì cùng nhau bàn luận cho vui nhé
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 20:26 ngày 24/06/2004
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    To : em satthu
    Anh đọc mấy bài viết của em, và có mấy ý kiến thế này : ( theo quan điểm chủ quan của anh thôi đấy nhé ?" kô đựơc gào lên là anh áp đặt suy nghĩ )
    1. Về quyền ưu tiên :
    Khái niệm quyền ưu tiên được hiểu nôm na là văn bằng bảo hộ sẽ cấp cho người nào nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ trước.
    Tuy nhiên, trên thực tế, từ khi nộp đơn đến khi đựơc cấp văn bằng bảo hộ thường diễn ra trong nhiều tháng ( VD với nhãn hiệu hàng hoá là 12 tháng, trong đó, 3 tháng xét hình thức đơn xin cấp văn bằng, 9 tháng xét nội dung ). Hơn nữa, các quyền năng của chủ sở hữu chỉ bắt đầu từ thời điểm được cấp văn bằng. Như vậy thì khái niệm quyền ưu tiên được hình thành nhằm giải quyết một số các tình thế sau :
    - Cùng trên lãnh thổ VN, A nộp đơn xin bảo hộ với đối tượng X. Trong thời gian A chưa được cấp văn bằng bảo hộ thì B cũng nộp đơn với đối tượng X.
    - Cùng là thành viên trong một công ước, TRIPs hay PCT chẳng hạn, A nộp đơn xin bảo hộ đối tượng X lên cơ quan đăng ký quốc tế tại nước A xin bảo hộ tại các nước M, N, P. Trong thời gian A chưa được cấp văn bằng thì B, công dân nước M, nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền.
    Có tình trạng nay kô phải chỉ đơn thuần vì copy của nhau mà chuyện 2 người ở hai nơi xa nhau, kô biết gì về nhau, cùng tìm ra một đối tuợng X của quyền sở hữu công nghiệp (thường là sáng chế và giải pháp hữu ích ) là bình thường
    Rõ ràng, chỉ vận dụng khái niệm quyền ưu tiên, A đựơc cấp văn bằng và cũng vận dụng quyền ưu tiên, cơ quan có chức năng từ chối cấp văn bằng cho B.
    Và cũng vì thế, thời gian của quyền ưu tiên tương đối gần bằng thời gian cần thiết để xét duyệt đơn.
    2. Về vụ võng xếp Duy Lợi
    Vụ này, kô tập trung vào quyền ưu tiên mà tập trung vào tính mới, thể hiện việc với một đối tựơng X của quyền sở hữu công nghiệp thì chỉ cấp 1 văn bằng và chỉ cấp cho một chủ thể thôi. Đương nhiên, mỗi quốc gia áp dụng cách hiểu về tính mới khác nhau, có thể là tương đối hay tuyệt đối, nhưng có một điều đơn giản là cũng đối tựơng X đó, đã được cấp văn bằng bảo hộ rồi thì kô cấp nữa.
    Tính mới và quyền ưu tiên, do vậy là 2 nội dung khác nhau và kô phụ thuộc nhau như lập luận của em đâu.
    ----
    lập luận của em :
    ?o vì đã quá thời hạn ưu tiên, do đó đã mất đi tính mới, bản chất của thời hạn ưu tiên là kô làm mất đi tính mới giữa các lần nộp đơn sau so với lần nộp đơn trước?
    ----
    Theo anh, có lẽ họ dựa vào tính mới để đề nghị huỷ văn bằng cấp cho Chung Sen Wu, cấp văn bằng cho Duy Lợi, rồi sau đó mới kiện dân sự về các thiệt hại ?.
    Hì hì ? Điều này cũng có nghĩa là báo chí của chúng ta viết linh tinh đây.
    Ôi dào, có trời mới biết đựơc.
    Thực tế, khái niệm về tính mới và việc cấp văn bằng cũng có nhiều chyện rất tiếu lâm và cảm tính về tính mới và sai lầm là chuyện bình thường.
    Và rõ ràng, cũng chỉ khi Duy Lợi đặt chân vào thị trường Mỹ thì mới nộp đơn và mới biết chuyện này, còn bình thường, chả ai quan tâm lắm tính mới trong xét duyệt và cấp bảo hộ đâu. Họ chỉ tập trung xem xét đối tượng xin cấp văn bằng bảo hộ có trùng với những đối tượng mà họ đã từng cấp hay kô thôi.
    Tuy nhiên, rõ ràng thôi, quyền lợi của ai thì người đó phải la lên mà đòi, cơ quan NN kô tự động trao lại quyền lợi mà chỉ khi có đơn yêu cầu của chính đương sự thì họ mới xem xét.
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    đồng ý với anh quyền ưu tiên được sử dụng để cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đến trước, ngày nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quốc gia sẽ là ngày ưu tiên (trong TRIPS hay PCT)
    Nhưng không chỉ có vậy , quyền ưu tiên còn có 1 ý nghĩa lớn lao hơn. Anh đã biết , 1 đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp muốn được cấp bằng bảo hộ thì phải có
    tính mới
    tính sáng tạo
    khả năng ứng dụng
    Trong đó yêu cầu về tính mới có nghĩa là , tại thời điểm nộp đơn thì đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp đó không được bộc lộ công khai dưới bất kì hình thức nào . Cho dễ hiểu , em đặt 1 ví dụ: Ông x nộp đơn đang kí bảo hộ sáng chế y tại nước A vào ngày 1/1/2001 nước B vào ngày 10/1/2001 nước C vào ngày 20/1/2001. Trong trường hợp này đơn đăng kí tạo nước B và C sẽ bị bác vì sáng chế y đã được bộc lộ công khai trong đơn đang kí bảo hộ tại nước A.
    Như vậy để đạt được sự bảo hộ ở cả 3 nước , thì ông x chỉ còn cách tính toán sao cho đon đến cả 3 nước trong cùng 1 ngày. Điều này rất khó khăn. Cho nên để giải quyết khó khắn ấy người ta mới nghĩ ra quyền ưu tiên . Giả sử thời hạn ưu tiên là 12 tháng , thì trong thời hạn 12 tháng này kể từ ngày nộp đơn vào nước A, thì ông ta có thể nộp đơn ở bất cứ đâu mà sáng chế của ông ta không bị coi là mất đi tính mới
    Chính vì vậy trong bài trước em mới có câu là :bản chất của quyền ưu tiên là không làm mất đi tính mới của lần nộp đơn sau so với lần nộp đơn trước.Vậy em vẫn bảo lưu quan điểm là :tính mới và quyền ưu tiên tuy là 2 nội dung khác nhau nhưng lại quan hệ rất mật thiết với nhau
    ----------------
    Trở lại vụ võng xếp Duy Lợi, kiểu dáng của doanh nhân Đài Loan Chung Sen Wu không còn đáp ứng tính mới nữa, vì kiểu dáng này đã được bộc lộ trong văn bằng bảo hộ của Duy LỢi tại Việt Nam. Đây là cơ sở để Duy Lợi nói với phía Mĩ là các ông cấp sai rồi , phải huỷ văn bằng bảo hộ của Chung SEn WU thôi
    Nhưng hủy rồi thì sao, Chính anh cũng biết là khác với quyền sở hữu trí tuệ quyền sở hữu công nghiệp chỉ xuất hiện trên cơ sở văn bằng bảo hộ, muốn được phía Mĩ bảo hộ kiểu dáng võng xếp thì Duy Lợi phải xin cho bằng được văn bằng bảo hộ tại Mĩ cái đã. Vậy phải quay trở lại vấn đề tính mới và quyền ưu tiên . Như bài trước em có nói đã quá thời hạn ưu tiên(quá 6 tháng ) , tính mới đã bị mất vậy phía Mĩ sẽ dựa vào đâu mà cấp bằng cho Duy Lợi
    Tuy vậy , để đạt được sự bảo hộ tại Mĩ, em nghĩ không phải là không có khả năng, Ở 2 bài trước em nêu ra 2 khả năng:
    1 là, ở VN khi đã đạt được sự bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp thì đồng thời đạt được luôn sự bảo hộ về quyền tác giả. Trong hiệp định Thương mại Việt Mĩ, cũng ghi nhận là mỗi nước sẽ ảo hộ kiểu dáng công nghiệp bằng pháp luật sở hữu trí tuệ hay sở hữu công nhiệp. Vậy vấn đề đạt ra là Mĩ dùng luật nào , sở hữu công hiệp hay quyền tác giả để bảo hộ võng xếp
    2 là, nếu coi kiểu dáng công nghiệp của Duy Lợi là 1 sáng chế thì vẫn có thể đạt được sự bảo hộ tại Mĩ,vì khgác với các nước khác mĩ áp dụng nguyên tắc :sáng chế đầu tiên, ai chứng minh được mình tạo ra sáng chế ấy đầu tiên thì sẽ được bảo hộ
    -----------
    Ý của em là thế, rất vui nếu anh bác luôn 2 khả năng em đưa ra để em thấy được thiếu sót trong lập luận của mình. Và càng rất vui nếu anh đưa thêm được các khả năng khác để em được học hỏi
  10. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    đồng ý với anh quyền ưu tiên được sử dụng để cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đến trước, ngày nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quốc gia sẽ là ngày ưu tiên (trong TRIPS hay PCT)
    Nhưng không chỉ có vậy , quyền ưu tiên còn có 1 ý nghĩa lớn lao hơn. Anh đã biết , 1 đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp muốn được cấp bằng bảo hộ thì phải có
    tính mới
    tính sáng tạo
    khả năng ứng dụng
    Trong đó yêu cầu về tính mới có nghĩa là , tại thời điểm nộp đơn thì đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp đó không được bộc lộ công khai dưới bất kì hình thức nào . Cho dễ hiểu , em đặt 1 ví dụ: Ông x nộp đơn đang kí bảo hộ sáng chế y tại nước A vào ngày 1/1/2001 nước B vào ngày 10/1/2001 nước C vào ngày 20/1/2001. Trong trường hợp này đơn đăng kí tạo nước B và C sẽ bị bác vì sáng chế y đã được bộc lộ công khai trong đơn đang kí bảo hộ tại nước A.
    Như vậy để đạt được sự bảo hộ ở cả 3 nước , thì ông x chỉ còn cách tính toán sao cho đon đến cả 3 nước trong cùng 1 ngày. Điều này rất khó khăn. Cho nên để giải quyết khó khắn ấy người ta mới nghĩ ra quyền ưu tiên . Giả sử thời hạn ưu tiên là 12 tháng , thì trong thời hạn 12 tháng này kể từ ngày nộp đơn vào nước A, thì ông ta có thể nộp đơn ở bất cứ đâu mà sáng chế của ông ta không bị coi là mất đi tính mới
    Chính vì vậy trong bài trước em mới có câu là :bản chất của quyền ưu tiên là không làm mất đi tính mới của lần nộp đơn sau so với lần nộp đơn trước.Vậy em vẫn bảo lưu quan điểm là :tính mới và quyền ưu tiên tuy là 2 nội dung khác nhau nhưng lại quan hệ rất mật thiết với nhau
    ----------------
    Trở lại vụ võng xếp Duy Lợi, kiểu dáng của doanh nhân Đài Loan Chung Sen Wu không còn đáp ứng tính mới nữa, vì kiểu dáng này đã được bộc lộ trong văn bằng bảo hộ của Duy LỢi tại Việt Nam. Đây là cơ sở để Duy Lợi nói với phía Mĩ là các ông cấp sai rồi , phải huỷ văn bằng bảo hộ của Chung SEn WU thôi
    Nhưng hủy rồi thì sao, Chính anh cũng biết là khác với quyền sở hữu trí tuệ quyền sở hữu công nghiệp chỉ xuất hiện trên cơ sở văn bằng bảo hộ, muốn được phía Mĩ bảo hộ kiểu dáng võng xếp thì Duy Lợi phải xin cho bằng được văn bằng bảo hộ tại Mĩ cái đã. Vậy phải quay trở lại vấn đề tính mới và quyền ưu tiên . Như bài trước em có nói đã quá thời hạn ưu tiên(quá 6 tháng ) , tính mới đã bị mất vậy phía Mĩ sẽ dựa vào đâu mà cấp bằng cho Duy Lợi
    Tuy vậy , để đạt được sự bảo hộ tại Mĩ, em nghĩ không phải là không có khả năng, Ở 2 bài trước em nêu ra 2 khả năng:
    1 là, ở VN khi đã đạt được sự bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp thì đồng thời đạt được luôn sự bảo hộ về quyền tác giả. Trong hiệp định Thương mại Việt Mĩ, cũng ghi nhận là mỗi nước sẽ ảo hộ kiểu dáng công nghiệp bằng pháp luật sở hữu trí tuệ hay sở hữu công nhiệp. Vậy vấn đề đạt ra là Mĩ dùng luật nào , sở hữu công hiệp hay quyền tác giả để bảo hộ võng xếp
    2 là, nếu coi kiểu dáng công nghiệp của Duy Lợi là 1 sáng chế thì vẫn có thể đạt được sự bảo hộ tại Mĩ,vì khgác với các nước khác mĩ áp dụng nguyên tắc :sáng chế đầu tiên, ai chứng minh được mình tạo ra sáng chế ấy đầu tiên thì sẽ được bảo hộ
    -----------
    Ý của em là thế, rất vui nếu anh bác luôn 2 khả năng em đưa ra để em thấy được thiếu sót trong lập luận của mình. Và càng rất vui nếu anh đưa thêm được các khả năng khác để em được học hỏi

Chia sẻ trang này