1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng Duy Lơi thắng kiện doanh nhân Đài Loan Chung Sen Wu

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 29/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyen_hung1975

    nguyen_hung1975 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    The cac dong chi da hieu the nao ve quyen uu tien chua?
  2. nguyen_hung1975

    nguyen_hung1975 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    The cac dong chi da hieu the nao ve quyen uu tien chua?
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em chỉ có vài kiến thức cơ bản về quyền ưu tiên:
    Quyền ưu tiên được qui định tại điều 4 và điều 11 công ước Pari 1883 về sỡ hữu công nghiệp.
    "Công dân các nước thành viên công ước đã đăng kí bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá ở 1 nước thành viên công ước ,trong quá trình nộp đơn đăng kí bảo hộ các đối tượng trên ở các nước thành viên khác có thể xin được quyền ưu tiên trong thời hạn công ước qui định"
    Nội dung của quyền ưu tiên là không làm mất đi tính mới. Ví dụ 1 trường hợp là khi đăng kí bảo hộ sáng chế thì điều kiện đầu tiên để xét đơn là sáng chế ấy phải có tính mới. Tính mới có nghĩa là sáng chế ấy chưa được bộc lộ công khai dưới bất kì hình thức nào
    Ông A năm 2001, nộp đơn xin bảo hộ 1 sáng chế tại VN, năm 2002, xin bảo hộ tại Pháp, năm 2003 xin bảo hộ tại Ý. Trong trường hợp này sáng chế của ông A sẽ không được cấp văn bằng bảo hộ tại Pháp và Ý vì nó không còn mới nữa do sáng chế đã được bộc lộ công khai trong đơn xin cấp văn bằng bảo hộ tại VN
    Để được bảo hộ tại Ý và Pháp, ông A phải tính toán sao cho đơn được gửi đến cơ quan xét đơn của 3 nước cùng 1 lúc. Điều này rất phức tạp chính vì thế người ta mới nghĩa ra quyền ưu tiên.Trong thời hạn ưu tiên, tính mới của sáng chế không bị mất đi và do đó dơn của ông A gửi đến Pháp và Ý là hợp pháp
    Theo công ước Pari, thời hạn ưu tiên được tính từ ngày nộp đơn đầu tiên
    Có gì sai sót ,mong được trao đổi
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em chỉ có vài kiến thức cơ bản về quyền ưu tiên:
    Quyền ưu tiên được qui định tại điều 4 và điều 11 công ước Pari 1883 về sỡ hữu công nghiệp.
    "Công dân các nước thành viên công ước đã đăng kí bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá ở 1 nước thành viên công ước ,trong quá trình nộp đơn đăng kí bảo hộ các đối tượng trên ở các nước thành viên khác có thể xin được quyền ưu tiên trong thời hạn công ước qui định"
    Nội dung của quyền ưu tiên là không làm mất đi tính mới. Ví dụ 1 trường hợp là khi đăng kí bảo hộ sáng chế thì điều kiện đầu tiên để xét đơn là sáng chế ấy phải có tính mới. Tính mới có nghĩa là sáng chế ấy chưa được bộc lộ công khai dưới bất kì hình thức nào
    Ông A năm 2001, nộp đơn xin bảo hộ 1 sáng chế tại VN, năm 2002, xin bảo hộ tại Pháp, năm 2003 xin bảo hộ tại Ý. Trong trường hợp này sáng chế của ông A sẽ không được cấp văn bằng bảo hộ tại Pháp và Ý vì nó không còn mới nữa do sáng chế đã được bộc lộ công khai trong đơn xin cấp văn bằng bảo hộ tại VN
    Để được bảo hộ tại Ý và Pháp, ông A phải tính toán sao cho đơn được gửi đến cơ quan xét đơn của 3 nước cùng 1 lúc. Điều này rất phức tạp chính vì thế người ta mới nghĩa ra quyền ưu tiên.Trong thời hạn ưu tiên, tính mới của sáng chế không bị mất đi và do đó dơn của ông A gửi đến Pháp và Ý là hợp pháp
    Theo công ước Pari, thời hạn ưu tiên được tính từ ngày nộp đơn đầu tiên
    Có gì sai sót ,mong được trao đổi
  5. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu với mọi người về Patent của ông Wu, Chung-Sen tại Hoa Kỳ để làm tài liệu tham khảo:
    http://patft.uspto.gov/netacgi/nph-Parser?Sect1=PTO2&Sect2=HITOFF&p=1&u=/netahtml/search-bool.html&r=1&f=G&l=50&co1=AND&d=ptxt&s1=6467109.WKU.&OS=PN/6467109&RS=PN/6467109
    Một Patent khác có liên quan của Woo, Chi Goo năm 1987:
    http://patft.uspto.gov/netacgi/nph-Parser?Sect1=PTO2&Sect2=HITOFF&p=1&u=/netahtml/search-bool.html&r=1&f=G&l=50&co1=AND&d=ptxt&s1=4691394.WKU.&OS=PN/4691394&RS=PN/4691394
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 11:56 ngày 24/10/2005
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Đòi công bằng cho võng xếp

    TT - Ông Lâm Tấn Lợi - giám đốc DNTN võng xếp Duy Lợi - đã đâm đơn kiện và thắng kiện một doanh nhân Đài Loan xâm phạm bằng sở hữu công nghiệp tại Mỹ.
    Bài học rút ra sau vụ kiện không chỉ dành riêng cho Duy Lợi.
    Võng xếp Duy Lợi đã từng xuất một container hàng sang Mỹ vào tháng 9-2001, sau đó không thấy đơn hàng nào từ Mỹ nữa. Nhờ luật sư tra cứu trên mạng, ông Lợi phát hiện doanh nhân người Đài Loan Chung Sen Wu (cư trú tại Đài Loan) đã đăng ký bằng sáng chế ở Mỹ cho chiếc võng xếp có kiểu dáng y hệt võng xếp của Duy Lợi. Chính bằng sáng chế này đã khóa kín cánh cửa thị trường Mỹ với Duy Lợi và nhiều doanh nghiệp khác.
    Luật sư Dương Tử Giang, Văn phòng luật sư Phạm & Liên Danh: Có sản phẩm mới nên đăng ký bảo hộ
    ?oĐể tránh xảy ra kiện tụng, các doanh nghiệp khi có sản phẩm mới nên đăng ký bảo hộ kiểu dáng, hoặc đăng ký sáng chế mới. Trước tiên nên đăng ký ở VN, sau đó đăng ký ở các thị trường chủ yếu sẽ xuất khẩu sản phẩm.
    Nếu sản phẩm của doanh nghiệp không có tính mới về kiểu dáng, công nghệ để có thể đăng ký độc quyền kiểu dáng hoặc sáng chế, trước khi sản xuất hoặc xuất khẩu tốt nhất nên nhờ luật sư tiến hành tra cứu xem đã có ai đăng ký sáng chế liên quan đến cơ cấu, sản phẩm sắp xuất khẩu hay chưa.
    Dựa trên tra cứu đó, doanh nghiệp tránh được vi phạm quyền của một bên thứ ba ở nước ngoài?.

    Đã từng thắng kiện trong vụ xâm phạm bằng sáng chế võng xếp tại Nhật vào tháng 4-2003 để từ đó Duy Lợi khai thông được thị trường Nhật, ông Lợi ủy quyền cho Văn phòng luật sư Phạm & Liên danh khởi kiện ra Cơ quan Sáng chế và thương hiệu Mỹ (USPTO).
    Kiểu dáng công nghiệp khung mắc võng của ông Lâm Tấn Lợi đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày 23-3-2000, trong khi ông Chung Sen Wu lại nộp đơn xin cấp bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ vào ngày 15-8-2001. Từ tháng 5-2004, Văn phòng luật sư Phạm & Liên danh đã tiến hành các bước yêu cầu USPTO hủy hiệu lực bằng sáng chế Mỹ đã cấp cho Chung Sen Wu.
    Luật sư Dương Tử Giang, người theo dõi vụ kiện thuộc Văn phòng luật sư Phạm & Liên danh, cho biết: ?oChúng tôi đã phải tra cứu trong các cơ sở dữ liệu trên mạng Internet, nghiên cứu hàng ngàn kiểu khung võng khác nhau trên thế giới để tìm bằng chứng nhằm chứng minh kiểu khung võng do ông Chung Sen Wu đăng ký thực chất là sao chép lại khung võng Duy Lợi?. Sau một đoạn đường gian nan chứng minh kiểu dáng võng xếp Duy Lợi bị đánh cắp, ngày 19-9-2005 USPTO đã ra thông báo hủy bỏ văn bằng bảo hộ sáng chế của ông Chung Sen Wu.
    Ông Lợi cho rằng bài học lớn rút ra từ vụ kiện này không chỉ cho riêng Duy Lợi: phải đăng ký bảo hộ ngay cho sản phẩm mới của mình. Một khi nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay chưa xem sở hữu trí tuệ là tài sản lớn, những vụ kiện liên quan đến bảo hộ sáng chế có nhiều khả năng xảy ra.
    ?oĐiều cần làm là phải tìm hiểu về pháp luật liên quan đến sáng chế, nếu không am hiểu luật nên nhờ các văn phòng luật sư. Khi có kiểu dáng mới cần nhờ luật sư tra cứu xem có tính mới toàn cầu hay không để đăng ký bằng sáng chế ngay?, đó là kinh nghiệm quí giá mà ông Lợi có được sau vụ đòi công bằng cho kiểu dáng võng xếp của mình.
    KHÁNH NGỌC(theo tuoi tre)
  7. anchor

    anchor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2001
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Để tìm hiểu về các khái niệm sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, bác có thể tham khảo NĐ63/CP, ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về quyền SHCN. Tại đấy, bác sẽ thấy khoản 4, điều 4 về những đối tưọng ko được bảo hộ như sáng chế bao gồm cả "Giẩi pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật".
    Trong khi đó, kiểu dáng công nghiệp (theo điều 5) cũng có thể hiểu nôm na là hình dáng bên ngoài của sản phẩm (tất nhiên có 1 số dấu hiệu loại trừ cụ thể quy định tại điều này).
    Như vậy, so sánh 1 cách cơ học như trên có thể tạm cho rằng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là khác nhau cơ bản và kiểu dáng công nghiệp thì sẽ không được bảo hộ như 1 sáng chế và ngược lại. Và theo kinh nghiệm của em thì cũng chưa có trường hợp nào xảy ra như vậy trên thực tế.
    Mở rộng ra, một kiểu dáng của sản phẩm thì có thể được đăng ký như 1 nhãn hiệu hàng hoá, cụ thể là nhãn hiệu 3D (3 chiều). Ở VN thì cũng đã có 1 số kiểu dáng được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá cho nhãn hiệu 3D (ví dụ như bật lửa BIC).
    Mạo muội vài dòng, mong các bác vote sao cho em nếu thấy ưng cái bụng
  8. anchor

    anchor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2001
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Riêng về trường hợp võng xếp Duy Lợi, đúng như bác nói là liên quan đến kiểu dáng. Theo bằng độc quyền KDCN của Duy Lợi thì Kiểu dáng công nghiệp võng xếp Duy Lợi được xác lập trên cơ sở các kiểu dáng của võng trong tư thế triển khai và trong tư thế đóng. Kiểu dáng này còn được tạo thành bởi các ống trụ tròn sử dụng trong khung võng. Như vậy, căn cứ xác lập kiểu dáng võng xếp Duy Lợi không liên quan đến sáng chế hay đặc tính kỹ thuật áp dụng vào việc tạo ra kiểu dáng đó. Đơn thuần nó là hình dáng bên ngoài của sản phẩm.
    Tất nhiên để tạo ra 1 kiểu dáng công nghiệp thì có thể sẽ có những sáng chế được áp dụng; tuy nhiên, như đã nói ở trên, do sự khác biệt giữa sáng chế và kiểu dáng công nghiệp mà các đối tượng này sẽ được bảo hộ độc lập và riêng rẽ theo các văn bằng bảo hộ khác nhau. Kính các bác
  9. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0

    Kiến nghị hủy bảo hộ kiểu dáng võng xếp Duy Lợi
    Công ty Trường Thọ vừa gửi đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ đề nghị hủy Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp 7173 đã cấp cho doanh nghiệp tư nhân võng xếp Duy Lợi. Lý do là võng xếp là sản phẩm truyền thống có mặt tại Việt Nam trước 1975, chứ không phải của riêng Duy Lợi.
    Xem đầy đủ tại: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2005/11/3B9E49EC/
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thắng rồi đây .
    ==============
    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2005/10/3B9E2FE9/
    Thứ tư, 12/10/2005, 10:51 GMT+7

    Võng xếp Duy Lợi thắng kiện tại Mỹ
    Cơ quan Sáng chế và thương hiệu Mỹ (USPTO) vừa tuyên bố hủy văn bằng sáng chế do cơ quan này cấp cho ông Chung Sen Wu, doanh nhân Đài Loan. Công bố của USPTO cho thấy cơ cấu treo võng của ông Chung Sen Wu giống hệt với khung mắc võng của Duy Lợi.

    Sản xuất võng xếp tại cơ sở của Duy Lợi.
    Kiểu dáng công nghiệp khung mắc võng của tác giả Lâm Tấn Lợi - Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Duy Lợi - đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày nộp đơn 23/3/2000.
    Trong khi đó, ông Chung Sen Wu (cư trú tại Đài Loan) cũng nộp đơn xin cấp bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ cho khung mắc võng có kiểu dáng tương tự vào ngày 15/8/2001. Từ tháng 5/2004, theo ủy quyền của DNTN Duy Lợi, văn phòng luật sư Phạm & Liên Danh đã tiến hành yêu cầu USPTO hủy hiệu lực bằng sáng chế Mỹ đã cấp cho ông Chung Sen Wu.
    Ông Lâm Tấn Lợi cho biết phán quyết của USPTO sẽ mở thị trường Mỹ cho mặt hàng võng xếp không chỉ của riêng Duy Lợi. Được biết ông Lợi đang có kế hoạch đưa võng xếp sang thị trường Mỹ sau khi thắng kiện.
    (Theo Tuổi Trẻ)

Chia sẻ trang này