1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng hạt nhân (QS) của Việt Nam

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mr_Hoang, 17/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Cám ơn bác Bundeswehr. Nước Đức là nước phát triển rồi nên người ta nghĩ đến ecology và con người nhiều. Tôi nhớ có lần tôi đi thực tập một nhà máy ở Đức, cả nhà máy là hệ thống khép kín về cấp và thoát nước. Điện thì 100% là sức gió. Bác đi tầu từ Đông sang Tây Đức thì để ý có nhiều trạm phát điện = sức gió.
    Tôi đọc 01 bài báo thấy ở Đức thậm chí người ta còn không canh tác nông nghiệp, cho đất nghỉ vài năm để đất nghỉ, hồi phục lại khả năng mầu mỡ. Đấy là nước Đức, còn những nước đang phát triển tì phải một năm 3 vụ, chưa kể là xen kẽ nữa, đất hết mất cả mầu mỡ. Sau này thành sỏi.
    Nói về lực lượng hạt nhân thì về mặt chính trị quân sự nó là công cụ gìn giữ hoà bình, nhiều hơn là đẻ gây chiến. Học thuyết của Margaret Thatcher cho rằng chính lược lượng hạt nhân dã gìn giữ hoà bình cho Châu âu trong nửa thế kỷ 20. Tuy vậy, nếu nói về kỹ thuật thuần tuý, thì một hệ thống phòng thủ hạt nhân gọi là hoàn thiện khi đạt được 03 tiêu chuẩn
    1- Đánh đòn phù đầu
    2- Đánh đòn giáng trả, tức là 02 bên cùng bắn
    3- Đánh đòn trả đũa, tức là sau khi bị bắn trưóc, và các hệ thống điều khiển bị hoàn toàn tê liệt vì những trận bão từ.
    Trong 3 tiêu chí này thì chắc chỉ có Hệ thống PThủ Hạt Nhân của Nga và Mỹ có khả năng thực hiện được. TQ chắc là chỉ có khả năng đánh đòn phủ đầu thôi.

  2. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0

    As scientists of the Hanoi Institute for radioactive waste management inform, as of today, Vietnam?Ts uranium reserves make up 230 tons, which is quite enough for a regular operation of a nuclear power plant within 24 years at least. But at the same time, it doesn?Tt mean that an active reactor may appear in Vietnam within the nearest time. As Agence Associated Presse informs, the Vietnamese authorities plan to construct a nuclear power plant by 2015-2020. Especially for this purpose, a special committee for working on construction of a nuclear power plant was set up on March 5, 2002. Vietnamese are famous for their persistence, that is why we can be sure that they will be a success with construction of a nuclear power plant of its own. And it is not ruled out that the objective will be achieved ahead of the fixed terms.

    http://english.pravda.ru/world/2003/01/13/41949.html
    NC muốn có 1 trái để làm vốn ???????
  3. trai_tao_thom

    trai_tao_thom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2005
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Xây dựng nhà máy hạt nhân thì không thành vấn đề lắm. Nhưng mà nếu cứ kiểu này thì ... Đức quản lí chất thải hạt nhân rất kĩ mà còn định từ bỏ, huống nữa là ta. Quan trọng là ta phải quản lí đc chất thải. Mà kiểu quản lí cuat ta thì... Vài chục năm nữa cũng vậy thôi. Cứ nhìn vào ngành giáo dục thì biết.
    Được trai_tao_thom sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 25/06/2005
    Được trai_tao_thom sửa chữa / chuyển vào 12:08 ngày 25/06/2005
  4. pndinhj

    pndinhj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2003
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Thực ra là các bác NC cũng muốn co 1 để xxx nhưng cái chương trình này tư những năm thân GN may ra còn làm được chứ sau đó GN tan rã rồi thì nó cũng đi theo luôn rồi. Có một nhóm nghiên cứu về dieu khien tên lửa thế hệ SAM1 đã từng viết phần mềm mô phỏng cho cái phần nổ và kích hoạt của B rồi (tin via he????), nói về nguyên lý thì đơn giản lắm nhưng mà để làm được thì NC chưa làm nổi đâu còn lâu lắm, ....., nên thăng BC nó cứ còn ăn hiếp hoài thôi, ....
    Được pndinhj sửa chữa / chuyển vào 08:31 ngày 26/06/2005
  5. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    VN mình xài nuke để phòng thủ là chủ yếu, mà ban đầu chưa có khả năng xây dựng cả hệ thống hoàn thiện thì chơi mấy quả bomb nho nhỏ thôi! Khi cần thiết thì cho máy bay ra ném chắc cũng thổi bay được 1 hạm đội của anh Tàu hoặc anh Mẽo chứ nhỉ!
    Mà nói chung là theo mình thấy là cứ phải gây sự với các nước có vũ khí hạt nhân thì dù có là siêu cường cũng ghê đít! Nói dân mấy nước phát triển sợ chết hơn cũng đúng nên nếu mà chế với số lượng massive như vậy sẽ gây ra sóng gió trên chính trường -> trước khi gây sự, mấy kẻ cầm đầu phải đắn đo chán chê rồi!
    Vấn đề điện hạt nhân thì là con đường đúng đắn rồi, để đảm bảo phát triển kinh tế cần đảm bảo an ninh năng lượng đã! Đợt nước cạn ở hồ Hoà Bình vừa rồi cũng cho thấy ko nên phụ thuộc vào thiên nhiên quá!
  6. Bundeswehr

    Bundeswehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Thực tế theo tôi nghĩ, nếu chỉ cần có nhu cầu phát điện đơn thuần để phục vụ kinh tế thì VN ko cần phải xây dựng điện hạt nhân, do có lợi thế về tự nhiên nên VN ko thiếu gì điều kiện những nhà máy phát điện với chi phí rẻ, điện gió trước thì đắt nhưng bây giờ do cải tiến kĩ thuật và bắt đầu phổ biến đại trà nên bây giờ chi phí xây dựng rẻ hơn so với điện hạt nhân. Như ở nước Đức bây giờ đang lắp đặt rất nhiều cột gió phát điện và tổng công suất điện gió của Đức bây giờ còn lớn hơn cả tổng công suất phát điện của VN. Có điều các nhà lãnh đạo VN có vẻ như lờ điện gió đi, vì sao thì chắc các bác cũng có thể đoán được.
  7. Bundeswehr

    Bundeswehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Đại Đòan Kết
    1-6-2005

    Nước ta sắp có điện hạt nhân?
    Mặc dù có một vài cơn mưa nhưng mực nước hồ thủy điện Sông Đà cũng chẳng cải thiện được bao nhiêu. Nên giữa những ngày nắng nóng như thế mà Hà Nội và những thành phố lân cận vẫn phải cắt điện luân phiên. Điện cho sinh hoạt có thể khắc phục được trong lúc khó khăn, điện cho sản xuất mà cứ chập chờn thì không có năng suất cao, chất lượng sản phẩm ổn định. Làm sao có nguồn năng lượng ổn định đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, phát triển kinh tế của đất nước? Trò chuyện với chúng tôi, Tiến sĩ Lê Văn Hồng, Phó Viện trởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam sẽ góp phần giải đáp những câu hỏi bức xúc về điện.
    · Thưa ông, nhà mình có bị cắt điện không?
    - Cả thành phố phải chịu cảnh này, chúng tôi là những nhà nghiên cứu năng lượng chẳng có đặc quyền gì cả, phải chịu cảnh ngộ chung ấy, và chúng tôi càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình. Nhưng biết làm sao khi nguồn năng lượng của chúng ta còn phụ thuộc vào "Thủy tinh".
    · Đói năng lượng hình như là căn bệnh của "chàng thanh niên đang lớn" như nước ta?
    - Với những nước đang phát triển, nhu cầu năng lượng, nhất là điện năng thường tăng cao hơn so với tăng trưởng của nền kinh tế. Trong kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) mức tăng trưởng GDP trung bình của nước ta là 7,5% thì điện năng cần nhiều hơn. Các chuyên gia năng lượng tính toán nhu cầu năng lượng ở nước ta tới 2020 cần từ 200 tới 230 tỷ KWh. Dù huy động hết công suất của các nhà máy nhiệt điện, thủy điện cũ và mới xây dựng như Sơn La thì mỗi năm nước ta vẫn thiếu từ 36 đến 65 tỷ KWh điện năng. Để bảo đảm nguồn năng lượng ta phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào, Campuchia và cần nhập than, khí để sản xuất thêm điện. Hiện nay ta đang nhập điện từ Trung Quốc và mức nhập ngày càng tăng. Để đảm bảo cho phát triển bền vững, hợp lý cơ cấu nguồn năng lượng và phù hợp với điều kiện của nước ta thì việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử hay gọi là điện hạt nhân đã được đặt ra.
    · Cách đây hơn 20 năm chúng tôi đã được nghe TS Trần Hà Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đề cập tới điện hạt nhân và tiếp sau đó thấy khá nhiều đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu vấn đề này, vậy mà tới nay vẫn chưa thấy tín hiệu khả quan nào?
    - Dưới sự chủ trì của Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cùng Viện Năng lượng và các cơ quan hữu quan đã lập chiến lược phát triển, sử dụng năng lượng hạt nhân đến năm 2020 và đề án tiền khả thi về nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở nước ta, đồng thời nghiên cứu làm rõ 7 vấn đề cốt lõi của Chương trình phát triển điện hạt nhân. Nội dung chiến lược đã hoàn thành, Bộ Khoa học - Công nghệ sẽ báo cáo Chính phủ trong những ngày tới.
    · Chính vì áp lực của việc thiếu điện trầm trọng thời gian này nên chiến lược phát triển năng lượng của ta mới có cơ hội đệ trình?
    - Không, đó là nằm trong lịch trình, chúng tôi đã báo cáo nhiều lần với Tổ chỉ đạo quốc gia về điện hạt nhân, rồi Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học - Công nghệ, lần này là với Chính phủ. Trong bối cảnh điện như hiện nay thì Chính phủ càng thấy rõ hơn tính cấp bách của vấn đề năng lượng.
    · Ông có thể tiết lộ đôi nét cơ bản về đề án tiền khả thi này? Chẳng hạn như địa điểm xây nhà máy, công suất, công nghệ?
    - Đề án tiền khả thi do Bộ Khoa học - Công nghệ chỉ đạo Viện Năng lượng thực hiện, nội dung gồm 15 vấn đề lớn, Viện chúng tôi chỉ tham gia nghiên cứu, đề xuất giải pháp công nghệ, đảm bảo an toàn, nhiên liệu hạt nhân, về quản lý chất thải, đào tạo cán bộ, hợp tác quốc tế để xây dựng nhà máy.
    Dự kiến tổ máy số 1 của nhà máy sẽ xây dựng xong vào năm 2017 hoặc 2018, năm 2020 sẽ vận hành tổ máy số 2. Nếu vậy thì ngay từ bây giờ Chính phủ phải phê duyệt, rồi xin ý kiến Quốc hội... Nhiệm vụ của dự án này cũng nặng nề lắm. Đặc biệt là liên quan tới địa điểm đặt nhà máy. Dự án tiền khả thi nghiên cứu 3 địa điểm: Phước Vinh, Vĩnh Hải thuộc tỉnh Ninh Thuận và Hòa Tâm thuộc Phú Yên. Ba địa điểm này được sàng lọc từ 21 địa điểm qua các vòng sơ tuyển của các đoàn nghiên cứu, khảo sát.
    · Về công suất? Và công nghệ, thưa ông?
    - Dự kiến khoảng 2000MW (Megawat). Các chuyên gia đã nghiên cứu nhiều công nghệ hiện có và xu hướng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên lựa chọn công nghệ phải có tiêu chí của nó, làm sao vừa phù hợp với tiêu chuẩn thế giới và lại phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước ta. Nếu Chính phủ phê duyệt dự án thì còn phải tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo để tìm ra giải pháp tối ưu.
    · Bước đầu các chuyên gia về lĩnh vực này lựa chọn loại lò phản ứng hạt nhân dựa trên những tiêu chí nào?
    - Phải là công nghệ tiên tiến, hiện đại, đã qua thử thách và loại lò hạt nhân mà chúng tôi đề xuất lựa chọn là lò nước áp lực và nước nặng. Nếu tính đầu công nghệ thì có tới hơn 10 loại công nghệ, nhưng phổ biến nhất là loại lò hơi áp lực, hiện chiếm hơn 60%.
    · Vâng, đó là những tiêu chí xét ở mặt khoa học, nhưng một dự án kinh tế lớn, có tác động tới mọi mặt của đời sống như vậy thì còn phải có những tiêu chí khác nữa, như nước ta chẳng hạn hay đề cập tới yếu tố chính trị, ngoại giao...?
    - Đúng là phải nhìn nhận cả những vấn đề chính trị, thương mại, ngoại giao. Nếu thực hiện dự án điện hạt nhân thì ta không chỉ quan hệ với một nước mà nhiều nước. Nếu ta lựa chọn đúng đối tác thì khi làm, khi đàm phán chúng ta có "cái thế nhất định nào đó". Nếu chỉ một đối tác thì khó có sự lựa chọn.
    · Vậy là khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân nước ta hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài ư? Yếu tố nội lực hay gọi là khả năng "nội địa hóa" sẽ được phát huy ra sao?
    - Chủ trương của ta là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được xây dựng theo kiểu "chìa khóa trao tay", công nghệ, kỹ thuật của nước ngoài, ta chỉ tham gia cung cấp nguyên vật liệu xây dựng, công nhân kỹ thuật. Nếu đã làm điện hạt nhân thì không chỉ xây một hai nhà máy mà phải hơn. Có vậy mới đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng ở nước ta. Có thể lúc đầu ta chỉ xây một nhà máy với 2 lò phản ứng, sau đó thì tăng thêm.
    Khi xây cái thứ hai thì khả năng nội địa hóa sẽ tăng lên. Thanh nhiên liệu urani đã được làm giàu, giai đoạn đầu ta phải nhập, khi làm nhà máy thứ hai có thể ta sẽ tham gia vào một khâu nào đó, vì nước ta cũng đã có tới 200 nghìn tấn quặng uran. Tuy nhiên, ta vẫn cần thăm dò và đánh giá trữ lượng, chất lượng loại nhiên liệu qúy hiếm này. Với nhà máy điện hạt nhân, ngoài những thiết bị đặc thù thì cũng có những thiết bị thông thường giống như một nhà máy nhiệt điện. Vì thế trong chiến lược nội địa hóa trước hết ta phải làm chủ được công nghệ nhiệt điện, chế tạo các thiết bị của nhà máy nhiệt điện, rồi tiến tới chế tạo các thiết bị thông thường của nhà máy điện hạt nhân.
    · Giá thành của điện hạt nhân so với thủy điện và các nguồn năng lượng khác chắc là rất đắt?
    - Chi phí đầu tư cho điện hạt nhân hiện nay cao hơn so với nhiệt điện và thủy điện. Tuy nhiên, chi phí nhiên liệu của điện hạt nhân trong giá thành điện năng thấp, khoảng 25%. Do đó điện hạt nhân được dùng để "chạy đáy". Tuy có cùng công suất với một nhà máy thủy điện nhưng sản lượng điện năng hàng năm của nhà máy điện hạt nhân lớn hơn nhiều và giá thành của điện hạt nhân vẫn cạnh tranh được. Điện hạt nhân còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, chống phát thải khi CO2 do sử dụng các nhiên liệu hóa thạch gây ra.
    · Vụ nổ nhà máy điện Trecnobơn ở Liên Xô (cũ) cách nay gần 20 năm vẫn là một nỗi sợ hãi, ám ảnh nhiều người. Xu thế dùng điện hạt nhân của thế giới có vẻ chững lại?
    - Không phải vậy. Các nước Bắc Mỹ không xây thêm các nhà máy mới nhưng lại nâng cao được độ an toàn nhà máy hiện có, vì thế số giờ sử dụng tăng lên, sản lượng điện hạt nhân liên tục tăng. Khi Tổng thống Bush lên thay Bin Clintơn đã đưa ra chương trình điện hạt nhân rất "hoành tráng" và đang có kế hoạch xây dựng các nhà máy mới để bổ sung nguồn năng lượng cho nước Mỹ. Một chương trình mang tầm vóc lớn hơn là xây các lò phản ứng hạt nhân để sản xuất ra khí hyđrô - nguồn năng lượng của tương lai. Ở Tây Âu điện hạt nhân đang chiếm 1/3 sản lượng điện và tôi nghĩ, khó có thể tìm ra nguồn năng lượng nào thay thế. Khu vực châu Á một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đang xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân, nhất là Trung Quốc tuyên bố xây 40 lò phản ứng hạt nhân trong 20 năm tới, tức là mỗi năm nước này có 2 lò mới.
    · Đó là chuyện của thế giới để chúng ta tham khảo, còn vẫn phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước ta mà có những quyết định đúng hướng. Nếu nước ta xây dựng nhà máy thì việc đảm bảo an toàn cho con người phải đặt lên hàng đầu, thưa ông?
    - An toàn đó là vấn đề ai cũng quan tâm. Cần phải nói ngay rằng, công nghệ hạt nhân như kiểu nhà máy Trecnobơn chỉ có ở Liên Xô (cũ), nó có quá nhiều nhược điểm so với tiêu chuẩn an toàn hạt nhân của thế giới. Một trong những tiêu chuẩn an toàn hạt nhân của châu Âu là phải có nhà boongke bảo vệ với lớp bêtông dày 1,2m bao quanh lò phản ứng. Nếu có xảy ra sự cố thì "cái nhà" này đã bọc kín các chất phóng xạ rồi, khó có khả năng lọt ra ngoài gây ra những hậu quả khôn lường cho con người và môi trường. Boongke này còn chống được cả khi máy bay đâm vào. Ở Mỹ đã từng xảy ra vụ nổ nhà máy điện nguyên tử, nhưng nhờ có nhà bảo vệ này mà chất phóng xạ bị "giam giữ" không lọt ra được và sau khi xử lý nhà máy lại tiếp tục hoạt động. Tiêu chuẩn an toàn cho điện hạt nhân ngày càng được nâng cao. Nếu ta xây dựng nhà máy thì cũng phải sử dụng các loại thiết bị an toàn tân tiến nhất. Khi con người đã làm chủ, chế ngự được hạt nhân thì chúng ta hoàn toàn yên tâm.
    · Nếu được Chính phủ phê duyệt dự án điện hạt nhân thì thời gian xây nhà máy đầu tiên trong bao lâu?
    - Nếu chuẩn bị thật tốt thì từ khi đặt nền móng tới khi vận hành tổ máy 1 khoảng 5 năm và sau 1 năm rưỡi sẽ có tổ máy 2. Hy vọng dự án điện hạt nhân sẽ được Chính phủ sớm phê duyệt.
    · Xin cảm ơn ông và chúng ta có quyền tin tưởng là Việt Nam sắp có nhà máy điện hạt nhân, không còn nỗi lo thiếu điện như hôm nay.
    Trần Tố Anh (thực hiện)
  8. NVHoang2000

    NVHoang2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ nói chuyện với thằng bạn Đức , Nó bảo Điện gió ở Đức chỉ chiếm 10% sản lượng điện thôi . Tớ nghĩ 10% thì chưa chắc đã hơn tổng công suất phát điện của Việt Nam đâu . Nhưng tớ thấy cái anh điện gió này hay phết , rất phù hợp với môi trường Việt Nam mà lại sạch sẽ .....thi công cũng không rắc rối rình rang như thuỷ điện , nhiệt điện và điện nguyên tử ....Mỗi tội có lẽ Việt Nam chưa có khả năng sử dụng loại năng lương này vì giá thành nhập từng chiếc máy phát điện về còn khá cao . Mà lại còn bảo dưỡng duy trì hoạt động của máy nữa .......lắt nhắt hơn so với bảo dưỡng vận hành của các loại nhà máy điện khác .
  9. Bundeswehr

    Bundeswehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Điện gió ở Đức trong năm 2004 chỉ chiếm có 5,4 % thôi, trước mắt Đức định loại dần các nhà máy điện chạy than , sau đó đến nhà máy điện hạt nhân. Nước Đức bây giờ đứng đầu thế giới về sản xuất điện từ gió, cuối năm nay ước tính Đức sẽ có đến 19000 cột điện gió.
    Cuối năm 2002 Đức có khoảng 12500 cột điện gió với tổng công suất khoảng 9,9 GW, mà trong khi đó tổng điện của VN bây giờ là khoảng 11,4 GW, nếu tính ra thì đúng là chỉ riêng điện gió của nó đã hơn mình rất nhiều rồi. Tổng công suât điện của Đức năm 2002 là khoảng 270 GW. Mấy cái link dành cho mấy bác biết tiếng Đức đây.
    http://www.bundesregierung.de/artikel-,413.434091/Deutschland-ist-Windkraftweltm.htm
    http://www.3sat.de/3sat.php?http://www.3sat.de/nano/news/27635/
    Xoay qua đặc điểm điện gió một chút, với độ cao 70 hay 80 m nó sẽ phát ra khoảng 1,3 - 1,5 MW, 100 m nó sẽ phát ra 2,5 MW, 130 M thì nó sẽ phát ra 4 MW. Nhìn qua thì quả là những con số ấn tượng. Và năng suất cao nhất khi trồng cột gió ở biển gần bờ. Nhưng loại 100m và 130 m thì phải nhanh nhất là năm sau thì Đức mới có thể lắp đặt. Thời kì đầu năm 1990 - 95, Đức lắp nhiều cột điện gió công suất rất thấp, chỉ phát khoảng 114 KW, nhưng nay thì nó lắp ồ ạt laọi cao 70-80m . Mình mà có phát triển điện gió thì sẽ lắp luôn loại 130 m với công suất 4 MW, ko cần phải lắp loại công suất thấp như Đức đã từng làm, với lại chi phí / MW còn rẻ hơn là điện hạt nhân, chỉ cần 500 cột 130 m là bằng nhà máy thủy điện Hòa Bình và 1000 cột là bằng nhà máy hạt nhân Bình Thuận với tổng công suất 4 GW.
    Thế cho nên tớ nghĩ rằng, sau vài năm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, VN sẽ rầm rộ việc xây dựng điện gió. Với ưu thế 3000 km bờ biển, tiềm năng điện gió của VN có thể nói là ko thể kể hết được. Nếu lắp đặt được hết theo tiềm năng thì có khi tổng số điện gió của VN còn lớn hơn cả của Đức. http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/05/3B9DE056/
    Thế chắc ta cũng có thể tìm ra được nguyên nhân tại sao VN vẫn muốn xây nhà máy điện hạt nhân rồi chứ ? Chi phí xây dựng một nhà máy điện hạt nhân / MW là khoảng 1,5 tr $.
  10. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Điện gió tuy coi vậy chứ không dể ăn đâu . Giá thành đầu tư khá cao . lý do là gió không ổn định nên cần nguồn dự trữ khổng lồ nhằm khai thác hết năng lượng khi có gió và bù đắp khi mất gió . Cuối cùng là vấn đề bảo . VN là xứ nhiệt đới gió muà . Năm nào cũng có bảo nhiệt đới rất mạnh . Mỹ có khai thác điện gió ở Xa mạc nevada hay new mexico gì đó ( tôi không nhớ rõ lắm điạ điểm nhưng đại khái khu vực các tiểu bang quanh sa mạc nevada ) Vừa rồi một trận bảo quật ngã hết trơn , xem phim tài liệu thấy nằm ngổn ngang . Châu Âu luật về phóng xạ và xữ lý chất thải rất căng . Nên chi phí rất cao . Hiện nay nhiều nước vẫn xem điện nguyên tử là giải pháp tốt nhất trước tình trạng giá dầu và khí đốt tăng liên tục . Người ta dự đoán 10-20 năm nữa VN sẽ trỡ thành quốc gia công nghiệp . Lúc đó nhu cầu về Điện sẽ rất cao . Thuỷ điện gây biến đổi môi sinh một cách nghiêm trọng ở vùng hạ lưu nên nhiều nước đã bỏ . Ngay Tầu cũng hoãn lại kế hoặch đập Tam Hiệp trên sông trường giang . Tôi thấy NC sẽ có điện nguyên tử chỉ là vấn đề thời gian thôi . Còn chuyện Bomb XXX thì không dám đoán mò heheee....

Chia sẻ trang này