1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng nắm bắt tâm lý của người đối diện khi nói chuyện

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi ImBigMan, 19/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. choachoa

    choachoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề này cũng khó nhận biết lắm .
    có nhiều người già dặn kinh nghiệm , nói dối ko hề chớp mắt , nói điêu như nói thật ..
    Thật ra cứ tiếp xúc 1 thời gian lâu , bản tính ntn cũng bộ lộ ra thôi ..chơi lâu mới biết lòng người mà , chứ ai nói : tiếp xúc nc 1 2 lần là biết người # ntn đâu ..

  2. vmw

    vmw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Theo mình thì chỉ có thể biết một phần nào đó về tính cách thôi. Còn nhiều hay không còn phụ thuộc mẫu người nữa ( hướng nội hay hướng ngoại - Ơ cái này dễ :D) .
    Mình công nhận là nếu ai đó có khả năng đó thì rất hay (Thường là người cẩn thận). Ai biết sách gì liên quan cho mình thông tin với, Có file thì còn j bằng . Mình cũng muốn củng cố mặt này. =))
    Smile Like You Mean It
  3. hunghitle2003

    hunghitle2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    thực sự muốn hiểu đc tâm lý người đối diện thì bạn phải đặt mình vào vị trí của người ta nhưng mà phải có nhiều kinh nghiệm từng trải thì mới biết đc người đối diện nghĩ jì? để có đc điều này nên đọc sách và thực hành nhiều vào ko phải là đi học ở đâu cả và cái căn bản là phải hiểu thấu đc bản thân mình. đọc thử đắc nhân tâm xem>?
  4. kindnesss

    kindnesss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2007
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    chỉ nắm đc đại khái thôi bác ah ! lòng n khó dò...nhưng em công nhân có nhiều n rất nhạy cảm...
  5. andylay1509

    andylay1509 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2007
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    ùm , sao ko có lớp học về chuyên đề nay nhĩ ???
  6. focifoci

    focifoci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2007
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Có câu thế này:
    ...Dùng người cho ở xa để xem lòng trung, cho ở gần để xem lòng kính, sai làm nhiều việc để xem cái tài, hỏi lúc vội vàng để xem cái trí, hẹn cho ngặt ngày để xem có tín, ủy cho tiền của để xem có nhân, giao cho việc nguy biến để xem cái tiết, cho đánh chén say sưa để xem cử chỉ, cho ở chỗ phiền tạp để xem thần sắc.Xem người đại khái như vậy, thì họa mới có thể biết được người.(Trang tử)
  7. muoinghindong

    muoinghindong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    bác trích được câu hay !
  8. amie2701

    amie2701 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    0
    Phải nhạy cảm thì mới nắm bắt tâm lý của người khác được chứ. Nhưng mà nắm giỏi quá làm người ta sợ. Tớ cũng gặp trường hợp đó rồi. Lúc đầu thấy khâm phục người ta lắm nhưng mà sau đó ngẫm nghĩ lại thì lại thấy e ngại không muốn thân hơn vì dường như người ta nắm hết ruột gan mình, chả vui tí nào.
  9. freemind

    freemind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    - Dựa vào nhân tướng thì có thể dễ dàng quan sát được nhưng nó đòi hỏi kinh nghiệm được truyền qua nhiều đời và không dễ dàng kiểm chứng được ( vì để đánh giá 1 ai đó - ví dụ thành công hay không cũng phải mất 1 đời mới biết được ). Và nhân tướng thì khó có độ chính xác cao do nhóm đối tượng được quan sát là nhóm rất nhỏ ( không có nhiều người có đặc điểm giống nhau).
    - Dựa vào Ngôn ngữ cơ thể - cái này thường được áp dụng trong cuộc sống và trong các sách về kinh doanh. Nhưng theo mình với những người hiểu biết về ngôn ngữ cơ thể, họ sẽ dễ dàng kiểm soát được nó. VD người làm kinh doanh thường xuyên phải nói quá đi so với sự thật ( nói dối) nhưng họ kiểm soát được hành vi và bạn không thể nào biết được nếu chỉ dựa vào quan sát. Trong đàm phán các bậc thầy về kinh doanh cũng giữ nguyên tắc tương tự - không để đối phương "ĐỌC" được mình.
    Hai phương pháp nhân trắc trên có vẻ mang tính tương đối, khó áp dụng cho mọi hoàn cảnh. Thế nên mới có câu "Lòng dạ con người khôn lường !"
  10. vovinamvn

    vovinamvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    1
    Ngoài chuyện nhạy cảm, cần phải va chạm với nhiều đối tượng thì và nhiều vấn đề mới hiểu đc. Chứ đọc sách vở về tướng, số mà không cọ sát chiêm nghiệm thì cũng vứt đi.
    Mặc dù những sách về tướng, số là những công trình của các tiền bối để lại nhưng mỗi thời mỗi khác không thể lấy đó làm khuôn vàng thước ngọc được !

Chia sẻ trang này