1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng Nga sẽ tiếp tục chịu thua Mỹ trong thế kỷ này?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ALPHA3, 05/05/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Các bác tranh luận rất hay, khiến mọi người được mở mang kiến thức rất nhiều. Tuy nhiên đã có một số bài viết vượt khỏi giới hạn của KTQS, vi phạm quy định của box. Bác nào là mod của box này thì nên làm mạnh tay với những bài viết đó, bất kể của phe Nga hay Mĩ. Kẻo lại đến lúc các đồng chí Admin ở trên xuống trông thấy thì cả topic có giá trị này đi tong thì sẽ đau lòng lắm đấy.
    Có mấy ý kiến như vậy, mong các bác tiếp tục tranh luận vui vẻ và các bác mod sẽ sáng suốt công tâm khi làm nhiệm vụ của mình.
    "Những việc cần làm ngay"
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Từ đầu đến giờ các tư liệu đưa ra toàn là số liệu chiến lược và các ngành liên quan đến quốc phòng và các món vủ khí mang tính chiến lược như ngư lôi từ trường ngư lôi bọt khí Shkval thì có thể xem ở đây:
    http://www.sciam.com/print_version.cfm?articleID=0009D362-28BF-1CBF-B4A8809EC588EEDF
    hay search với cái tên của nó Shkval Toperdo .
    Topol lợi hại thì nói về nó nhiều rồi để về tìm lại cái link về đầu ngắm tự động có sai số chính xác là 7M lại
    Còn về công nghệ Tokamak đó là 1 dự án khoa học lớn các thông tin trên Web rất tồi nên vào thư viện tìm sách về Công nghệ năng lượng hoặc Vật Lý sẻ có hẳn 1 chương hoặc 1 bộ sách nói về nó và Nga là người tiên phong trong công nghệ này .
    Về Antey2500 và S300 so với PAK-3 mới nhất của Mỹ thì có thể xem qua bảng so sánh của :
    http://www.globalsecurity.org/military/world/russia/antey-2500.htm
    Comparative Characteristics of Antimissile Systems
    ------------------------------S-300V ----- Antey-2500 ----Patriot PAK-3
    Target engagement range, km:
    aerodynamic --------------100 --------------200 ------------------150
    ballistic ------------------up to 40 -----------up to 40------- up to 40
    Target engagement altitude, km:
    aerodynamic -------------0.025-30 -----0.025-30 --------- up to 25
    ballistic --------------------up to 25 ---------up to 30 -----------up to 20
    Maximum speed
    of engaged BM, m/s -----3,000 ------------4,500 -------------3,000
    Minimum target echo area, m2 :
    ------------------------------------0.02---------------0.02---------------0.1
    Maximum launch range of
    engaged BM, km --------------1,100----------2,500------------1,000
    Time into/out of action, min 5/5--------------5/5---------------30/15
    Time to prepare
    missile for launch, s -----------15 -----------------7---------------15
    Nhìn vào bảng số liệu này là thấy S300 đả vượt qua PAK-3 còn Antey2500 là vượt trội lên hết về khả năng bắn mục tiêu ,khả năng phát hiện mục tiêu chỉ cần mục tiêu có 0,02 m2 mặt cắt là được 1 ổ bánh mì Nga cở lớn củng có mặt cắt phản xạ cở đó .Bắn trúng được đấy .
    Còn về tầm bắn ,tốc độ bắn ,tốc độ tên lửa thì khỏi nó rồi .
    So sánh về tank thử thì trong mục Konet AT-14 Huyphuc81 so khá là rỏ về đạn DU ,tính năng của xe tank .........Và quả thật hiện nay trên thế giới các chuyên gia đều phải công nhận T80U là tank vô địch trong dòng họ tank M1 vẩn còn phải tụt hơi bị xa.
    Về máy bay thì chúng ta sẻ từ từ bàn kỷ lại nó ở mục Hàng không 100 năm 1 cái nhìn còn muốn so sánh ngay về F22 và Mig35 thì có thể vào đây để xem :
    http://www.aeronautics.ru/news/news001/milparade001.htm
    Về tính năng ưu việt về tốc độ ,khí động học ,cơ động thì xem ở đây :
    http://www.military.cz/russia/air/suchoj/Su_37/su37.mpeg
    Còn nhiều mục khác ta lại từ từ mà đưa dẩn chứng cụ thể ra.
    Thực ra các hiểu biết về kỹ thuật này đa phần nguồn của tôi là tài liệu cầm tay ngồi đọc và nghiên cứu không phải từ Web chỉ chưng ra để quảng cáo cho nên khi cần tư liệu sẻ phải kiếm hơi mệt nhưng sẻ có đưa ra đầy đủ.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 08:42 ngày 13/05/2003
  3. Ghostwind

    Ghostwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Như đã hứa em sẽ trở lại bài phân tích của mình về tên lửa không đối không với những so sánh giữa Nga và Mỹ.
    Tên lửa AIM-54 hay Phoenix hoàn toàn không phải là tên lửa mạnh nhất của Mỹ như nhiều bác ở đây có lẽ đã nghĩ. Nhưng nó là bước ngoặc trong sự phát triển của tên lửa không đối không trên thế giới vì nó là tên lửa đầu tiên sử dụng công nghệ ARH (Active Radar Homing). Như em đã nói đôi chút trước đây Active Radar Homing vốn cũng như Infra-Red Homing là Fire-And-Forget. Nhưng Infra-Red Homing thì dựa vào nhiệt của mục tiêu mà sau khi bắn tên lửa quyết định đường bay của nó qua fuze tìm nhiệt của nó nên Fire-And-Forget. Còn Active Radar Homing nghĩa là tên lửa có radar của riêng nó và khi bắn ra khỏi hard-point thì nó tự dùng radar của nó để track đường bay về mục tiêu chứ không còn phụ thuộc radar của fighter nữa. Dĩ nhiên là thông tin ban đầu ngay lúc phóng được nhập từ radar fighter và sau đó được cập nhật bởi radar của tên lửa trên đường bay. Và một lần nữa Active Radar Homing thì tầm nó xa hơn nhiều so với IR Homing trong chuyện Fire-And-Forget nên đó là bước tiến lớn của tên lửa không đối không trên thế giới vào giai đoạn sau chiến tranh Việt Nam. AIM-54 ra đời vào năm 1974 trùng với sự ra đời của F-14 trước đó một hai năm. Và ban đầu thì nó có những điểm yếu về thiết kế. Đó là nó có quá bự với đường kính đến 15in, dài đến 13ft, và nặng 443 kg nên F-14 không mang được nhiều bao nhiêu chỉ 4 quả. Sau này thì kích thước của nó liên tục được cải tiến và đến bây giờ thì F-14 có thể mang đến 6 quả. Và một hướng cải tiến nữa là bây giờ thì nó trở lại với Semi-Active Radar Homing bên cạnh Active Radar Homing. Điều này đa phần là do tầm của AIM-54 đến trên 150km lên khi mục để đảm bảo tính chính xác, radar của AIM-54 sẽ nhận cả tín hiệu cập nhật về mục tiêu của radar fighter và so sánh để optimize đường bay. F-14 tuy có tầm radar xa nhất trong họ máy bay chiến đấu của Mỹ nhưng cũng không hiệu quả lắm cho AIM-54 nên bên cạnh thông tin về mục tiêu của radar F-14, F-14 sẽ nhận luôn radar information của EA-6B (máy bay này chuyên về gây nhiễu, hay phát hiện SAM). Chính vì thế các bác sẽ luôn thấy F-14 từ các hàng không mẫu hạm của Mỹ luôn xuất kích với EA-6Ba. Vậy nên nếu bắn hạ được EA-6B thì tính hiệu quả của AIM-54 sẽ giảm đáng kể.
    Bây giờ em sẽ bắt đầu so sánh AIM-54 Phoenix với AA-9 Amos (R-33) của Nga. Em nói thật bác Antey2500 đừng giận nhe: Nga họ "ăn cắp" mô hình AIM-54 của Mỹ để phát triển AA-9 đó. Lịch sử của điều này là như thế này: vào năm 1979 khi lực lượng cách mạng ở Iran lên nắm quyền và cắt ngoại giao với Mỹ vào năm 1979 họ thu được F-14A của Mỹ giúp Iran trước đó cùng với 200 quả AIM-54A Phoenix. Những quả Phoenix này được chuyển qua Nga và vài năm sau thì Nga cho ra đời AA-9 hay R-33 Amos. Không quân Nauy đến cuối năm 1985 thì phát hiện ra AA-9 dưới cánh của MiG-31 ngoài khơi biển bắc. Nếu bác nào ở đây còn nghi ngờ điều đó thì để em phân tích tiếp về thiết kế và lịch sử của Amos R-33 để rõ hơn. So với tất cả những chủng loại tên lửa không đối không của Nga trước đó không có loại nào có mẫu giống AA-9 cả, mà AA-9 thì cực kỳ giống AIM-54. Trong khi đó nếu các bác tra mẫu của AIM-4 Falcon (a piece of junk ) thì sẽ thấy rằng AIM-54 dựa vào thiết kế tiền thân của AIM-4. Đó là nói về thiết kế hình dáng còn nói về range thì càng rõ hơn. AA-9 chỉ có range ở 150 cho đến 160 km sau đó thì nó sẽ fall ballistic, range này chính là range của AIM-54A của Iran, trong khi đó về sau này thì range của AIM-54C và C+ đã tăng lên gần 200 km hơn Amos nhiều. Điều này đặc biệt rõ ràng khi sau này Nga dựa trên công nghệ động cơ tên lửa tốt hơn Mỹ mà tăng tốc độ của Amos lên Mach 4.5 so với Mach 4 của Phoenix nhưng range vẫn không tăng do sự thua kém về radar của tên lửa. Nhưng như em đã nói range chẳng phải là cái cực kỳ quan trọng của tên lửa không đối không. Mục tiêu của Phoenix hay Amos chỉ là để bắn mục tiêu xa vậy thôi. Điều này được thiết kế qua những cái vây hay fin khá cứng và cố định của loại tên lửa này. Cái vây cứng này (trước Amos chưa bao giờ có ở tên lửa không đối không nào của Nga) giúp cho cả AIM-54 hay AA-9 tăng thời gian bay trong phase đầu tiên - inertial - tức là mới chỉ nhắm hướng bay về phía mục tiêu chứ chưa tính đến chuyện làm thế nào để maneuver theo mục tiêu agile. Chính vì thế mà range của Phoenix hay Amos là rất cao. Nhưng cũng chính vì mấy cái vây cứng này mà cả hai tên lửa này chẳng maneuver tốt gì về phía mục tiêu trong phase homing cuối như các loại tên lửa khác có vây nhỏ hơn và/hay di động được quanh trục tên lửa (giống như cái flap trên cánh máy bay vậy). Thành ra các bác đừng dùng range của tên lửa để nói rằng nó là loại ngon nhất, bay thì xa thật nhưng chẳng trúng thì cũng chỉ là a piece of junk. Người Nga họ phát triển Amos chỉ là để đánh bombers hay tên lửa hành trình ở tầm xa mà thôi, những loại này có rất ít khả năng maneuver tránh tên lửa không đối không. Điểm hay hơn của bác Nga là họ phát triển thành công radar của MiG-31 khá tốt nên không cần EA-6B bay theo F-14 như các bác Mỹ. Nhưng sự phát triển của radar của MiG-31 và Amos cũng là ẩn số chẳng ai thể hiểu được là có thật Nga mạnh như họ nói không. Amos khi mới phát triển ra ở Nga nó chỉ là Semi-Active Radar chứ chẳng Active Radar Homing gì, điều này logic ở chỗ người ta có thể nghĩ là MiG-31 là công cụ radar chính. Nhưng sau này các bác Nga nói họ thành công trong việc ráp Active Radar Homing cho Amos đâm ra họ mâu thuẫn với chính họ vì vậy thì radar MiG-31 còn để làm gì. Mà riêng em thì sợ là Amos không hay ho gì vì nó được phát triển cùng giai đoạn với AA-10 cũng Semi-Active Radar Homing ban đầu - mà thứ này thì chiến tranh Ethiopia với Eritrea vừa rồi nó còn ẹ hơn cả AIM-7 của Mỹ thời chiến tranh Việt Nam về tỉ lệ trúng. Còn Mỹ thì khi họ phát triển hệ tên lửa AIM-54, giai đoạn đó máy bay chiến đấu như MiG-21 lúc đó đâu có agile như bây giờ đâu, nên cái vây cứng đó làm ra thành ra sai thiết kế về sau này trong ứng dụng. Khả năng trúng mục tiêu fighter planes của AIM-54 là khá yếu. Mỹ bèn thay đổi quy tắc trong cái phase cuối cùng của AIM-54 ở những version sau này như C+ hay ECCM/Sealed chẳng hạn là ARH của nó là dựa trên passive radar signal của máy bay địch. Nghĩa là máy bay địch sẽ track ra AIM-54 từ khá xa nhưng đến homing phase cuối cùng thì sẽ không thấy gì cả cho đến lúc tên lửa đến rất gần rồi - máy bay địch tự dưng sẽ nổ tung trên trời mà không hề phản ứng kịp. Nhưng cái nguyên lí này thực ra chỉ là dựa theo lý thuyết, trên thực tế nó đã chẳng bao giờ thành công. Tháng 1 năm 1999, một chiếc F-14D của Mỹ bắn 2 quả AIM-54C vào 2 chiếc MiG-25 quả Iraq, trật. Đến tháng 6 năm 1999, một chiếc F-14 nữa bắn một quả AIM-54 vào 2 chiếc MiG-23 của Iraq, trật một lần nữa. Mỹ scrap chương trình phát triển AAAM (Advanced Air-to-Air missiles - 300 km range) với lý do sai lầm trong thiết kế vật lý của AIM-54 là beyond the point of fixing - các bác nên nhớ rằng thiết kế vật lý của Nga chẳng khác gì mấy. Nga không nói gì nhiều nữa về Amos - họ lên tiếng rằng họ sẽ tiếp tục quá trình nghên cứu và phát triển R-37 với range gần 400 km và mục tiêu của R-37 chỉ là để bắn máy bay ném bomb hay E-3 Sentry của Mỹ mà thôi, Nga nhấn mạnh R-37 sẽ không bao giờ có khả năng bắn nổi máy bay chiến đấu hiện đại. Nói chung là cả hai đều biết điểm yếu và mạnh của AIM-54 hay AA-9, thỉnh thoảng trên các diễn đàn vẫn hay cãi nhau về điều này nhưng ai cũng biết rằng tương lai của tên lửa không đối không chống máy bay chiến đấu không còn nằm trong sự tiếp tục phát triển AIM-54 hay AA-9 nữa mà đó chỉ là illusion của một giai đoạn trong nghiên cứu của cả hai phía. Công nghệ tên lửa không đối không thật sự sẽ là ramjet cho medium range missiles - có lẽ một ngày nào đó cái medium range này sẽ còn xa hơn cái gọi là long range của AIM-54 hay AA-9 hiện nay.
    Bác Antey2500, link của bác từ milparade.com thì em không tin đâu vì site đó pro-Nga mà cũng như fas.org pro-Mỹ vậy. Bác nên nhớ là bao giờ những cái site này họ cũng chỉ đưa ra thông số vật lý cơ bản thôi, chứ như cái xác suất trúng là bao nhiêu trong thử nghiệm thì chẳng bao giờ ai biết được. Em chỉ nói là PAC-3 thì nó dùng trên chiến trường lâu năm rồi và nhiều nữa từ hồi chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất trong khi mấy thứ của Nga thì chưa dùng thiệt bao giờ nên khó mà đánh giá tính ổn định và độ chính xác ra sao. Cũng giống như hồi chiến tranh Việt Nam vậy SA-2 ban đầu cũng do tuyên truyền mà cả không quân và hải quân Mỹ nghĩ nó có những đặc tính linh hoạt như SA-3 sau này thật ra nó chỉ là bắn máy bay tầm cao mà ít agile như bombers (B-52 giai đoạn đó) hay F-105 fighter-bomber, chứ chẳng đụng nổi F-4s nhiều lắm vì nó agile hơn nhiều, thay vào đó F-4s rơi vào pháo cao xạ là chính. Linebacker 2, các bác nhà ta bắn cả ngàn SA-2s chỉ để diệt nổi chưa đến 100 máy bay Mỹ (đó là em chưa dùng account Mỹ về việc nó rơi bao nhiêu máy bay trong Linebacker 2 đấy). Nhưng thôi em sẽ tôn trọng nguyên tắc truyền thống là Nga thì bao giờ tên lửa phòng không cũng mạnh hơn - họ có biết bao nhiêu kinh nghiệm với bao nhiêu tấn bom đạn Mỹ trong những chiến dịch ném bomb khác nhau - cả Mỹ cũng chẳng có thể thử nổi để có kiểu kinh nghiệm đó .
    Mai em sẽ viết tiếp bài về tên lửa không đối không, có lẽ sẽ là R-73 Archer và R-77 Adder so với tên lửa Mỹ. Và cáo lỗi có lẽ em sẽ chọc bác Antey2500 chút ít nữa qua chuyện khí động lực và cái trick mà bác Nga đã chơi bác Mỹ trong cái tactic Cobra của Su-27 .
    Ghostwind
  4. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    .Trích của Antey:
    Topol lợi hại thì nói về nó nhiều rồi để về tìm lại cái link về đầu ngắm tự động có sai số chính xác là 7M lại
    ------------------------------
    Mình chỉ nhớ được là cái đầu ngắm tự động đó có trưng bày trong hội chợ triển lãm về vũ khí ở Abu Dabi ( thuộc United Arab Emirates) vào tháng 3/1999, tên lửa bắn trình diển đã bắn trúng vào vòng tròn đường kính 7m, thiết bị đầu ngắm tự động này đầu tiên được phát triển cho loại tên lửa Iskander ( SS-26), đựôc gắn ở phần chóp của tên lửa, thực chất nó chính là ống kính quang học điện tử tự ngắm, không phụ thuộc vào đk thời tiết và khoảng cách.....
    Tiếc quá.... hình ảnh và links tìm hoài mà lâu quá nên bây giờ không biết ở đâu, ai biết tìm giúp cho mọi người tham khảo nhé.
    JUST BE COOL!
  5. tnet

    tnet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Bài bị xoá vì có nội dung bất lịch sự, đả kích các thành viên khác. Bạn bị treo 30 ngày vì phạm lỗi này
    Được dhna79 sửa vào 19:57 ngày 13/05/2003
  6. NguyenQuangHuyKorea

    NguyenQuangHuyKorea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    tang cac bac anti-russia cai nay, cho giam bot tinh hinh cang thang cua topic:
    CHANCE FAVORS THE PREPARED MIND!!!
  7. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Về so sánh PAC-3 và S300 với Antey2500 đó là của globalsecurity là pro Mỹ nhé .Còn về chuyện F22 và Mig35 bạn chưa tin thì từ từ sẻ có tư liệu khác .
    Còn về AA9 và Phoenix .Người Mỹ luôn tự hào về khả năng tiến công tầm xa của Phoenix họ cho rằng đó là tên lửa không đối không mạnh nhất trong dòng họ không đối không của họ.AA-9 không phải là đồ ăn cắp đâu nói như thế là không có cơ sở xác đáng về chứng cứ thực tế .
    Hãy nhìn thử 2 tấm hình này sẻ rỏ .Tài liệu lạc quan nhất của Mỹ là Fas.org củng không dám khẳng định về điều đó ,câu chuyện này chắc củng là 1 dạng tuyên truyền xuyên tạc suông mà thôi .
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bạn nhìn thấy rỏ 1 số sự khác nhau về cấu trúc làm cho Phoenix nặng hơn và kém cơ động hơn tuy tầm bắn xa hơn .
    Thực ra các loại tên lửa tầm xa này mục đích chủ yếu là đánh chặn từ xa máy bay ném bom ,tên lửa hành trình ,tên lửa chiến lược cho nên nó không được cơ động với các góc ngoặt cực cao để tham gia vào dogfight như các loại tầm trung và ngắn.
    Còn về mặt cấu tạo thì chuyên gia đánh giá cao AA-9 ở chổ cánh của nó có thể cơ động được nhìn vào thì thấy không phải là hàn cố định lại như Phoenix.Động cơ của AA9 sử dụng động cơ đẩy thế hệ mới với loại nhiên liệu mới công suất và hiệu suất cao hơn giúp nó bay nhanh và xa nhưng trọng lượng thấp .Đầu đạn của AA9 củng nhỏ hơn chỉ 47kg trong khi Phoenix là 61 Kg Phoenix nặng hơn rất nhiều chừng gần 200kg so với 1 quả AA9 .Tốc độ thấp và độ cơ động kém của Phoenix đã nhường lại thế thượng phong cho AA9
    Còn về nguyên lý dẩn đường thì bạn vẩn chưa nắm bắt được về mặt vật lý và về mặt chiến thuật của nó .
    AA9 dùng dẩn đường 3 thứ nghĩa là radar thụ động ,radar chủ động và radar dẩn đường từ máy bay .Tại sao lại phức tạp và chồng chéo lên nhau thì ta nên xét 1 chút về hiểu biết chiến thuật :
    Khi bật radar chủ động nghĩa là ta phát ra sóng radar để dò đối phương .Và 1 khi làm như thế đối phương sẻ biết là ta đang tiến công nhờ các bộ cảm biến sóng điện từ xung quanh thân máy bay làm đối phương đề phòng hay đáp trả.
    Thụ động là chọn lựa tốt cho việc tập kích bất ngờ vì ta chỉ dựa vào tín hiệu phát ra từ đối phương mà tập kích nên đối phương không hề hay biết đến khi biết thì quá muộn.
    Khi dùng 2 loại radar này ta có thể dùng tập kích định sẳn nghỉa là máy bay mẹ tắt radar đi bay thấp xuống hoặc để radar mà chưa thấy đối phương tuy nhiên có tin báo là có địch thủ hướng đó thì cứ bắn cái hoả tiển khi bay gần đến mà thấy đối thủ sẻ lo phần còn lại.
    Còn radar bán chủ động hay là loại radar dẩn đường bởi máy bay mẹ thì khi bắn ra hệ thống máy bay sẻ phát tín hiệu dò tìm đối phương và dẩn đường cho tên lửa bay đi .Điểm mạnh của nó là sẻ phát huy hiệu quả cao với các loại máy bay có radar tốt (máy bay to nên radar củng to hơn ,mạnh hơn ) như Mig31 hay có sự yểm trợ của máy bay báo động sớm như AWAC hay AN-50.Nhưng cái nhược là tầm rất xa nên khi tập kích dùng loại này thì máy bay bắn ra phải bay cao dể bị phát hiện để dò được đối phương và xuất kích .Ngoài ra khi làm như vậy đối phương củng biết là mình bị tập kích và có thể tìm được máy bay xuất kích mà đáp trả hay lẩn trốn .Còn khi bay cao lên mày vẩn chưa thấy đối phương thì chưa bắn được ,bắn rồi giửa chừng nó lẩn mất thì coi như tiêu do hoả tiển dựa trên máy bay dẩn đường bây giờ tín hiệu dẩn đường củng chả biết dẩn đi đâu thì làm sao
    Chính vì thế mà hệ thống dẩn đường kết hợp lại bù trừ ưu khuyết lẩn nhau nên khi bạn nói về chuyện phát triển thêm radar trên AA9 là việc làm ngớ ngẩn đó là 1 nhận định sai lầm khi bạn đánh giá vủ khí chỉ qua thông số và thông tin không qua chiến thuật và chiến lược.Nói chung cái đó củng là chuyện thường vì đa phần chúng ta chỉ xem qua hình và thông số chứ chưa thực sự bỏ thời gian đọc và nghiên cứu các sách về chiến lược chiến thuật trong quân sự nên khi đánh giá thường sai lầm.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  8. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Gần đây, một số bài viết trên topic này đạt được yêu cầu box: kỹ thyật. Còn tranh cãi kiểu tình cảm suông khó thuyết phục lắm. Không những tình cảm suông, một số bài viết còn cố ý trích dẫn thông tin sai lạc, tuyên truyền hay nhảm nhí, chứng tỏ rất kém.
    Ngay bài đầu tiên
    Cái dễ nhất mà phân tích là vũ khí xuyên hầm công phá.
    Mỹ dùng uranium nghèo(PU) để chế biến thành các đầu đạn có lõi thép siêu cứng(PU) xuyên phá các công trình ngầm
    Đây là câu mở đầu cho topic. Nó giải thích tại sao một số acc chán chả buồn nói chuyện. Đầu tiên, thép không phải là DU, tiếp, DU được dùng làm giáp và đạn chống tank, có xuyên hầm bao giờ. Nó không mang thuốc nổ, không làm sập căn hầm hào nào. Khi xe cộ mang theo thứ này, lúc bí bắn hầm cũng được nhưng giá trị bằng quả lựu đạn.
    Thứ hai, tầu sân bay Mỹ hoàn toàn không phải là tầu chiến. Nó có rất ít vũ khí, được sử dụng làm một căn cứ nổi trên biển. Vai trò của nó giống thiết giáp hạm WW2, bác nào thích thì vào "thay đổi cơ cấu chiến hạm" xem. Trong khi đó, lớp Kiev được trang bị "tận răng". Một tầu sân bay của Mỹ, nếu trần trùng trục giá 4 tỷ, còn trang bị đủ: 15-20 tỷ cộng hàng tỷ một năm duy trì. Đã thế nó không thể một mình, có hàng chục tầu khu trục, tuần dương hạm (đặc biệt quan trọng, phải đi cạnh tầu sân bay để chống tên lửa) và tầu ngầm bảo vệ. Trong khi đó, lớp Kiev được thiết kế để làm vũ khí tấn công chủ lực.
    Mời các bác đọc bài này, ngại dịch quá:
    Russian Black Eagle Surpasses America's Abrams
    của bác kien246
    Đây là bài viết mang nhiều con số thổi phồng quá, làm gì có 400000 quân Iraq tham gia các trận đánh ở biên giới, tổng có 60 nghìn người.
    Sau đó bác levanle2001 đưa ra một kết luận đáng sợ: T2000 mang tháp pháo NATO. Thưa bác, ảnh và cấu trúc bên trong các loại tank được box này bàn đến nhiều rồi, tháp pháo T2000 là phát triển tiếp theo T-80. Với dáng tròn, hệ nạp đạn tự động, rất thấp và vát, trong các báo cáo bi quan nhất nó cũng có chiều dầy vỏ là 800mm. Đặc biệt, T2000 đã hoàn toàn tự động hoá, tháp pháo là băng đạn của đại bác, không có người, nên có vỡ tan cũng chẳng ai làm sao. T2000 chỉ có cái đuôi tháp pháo kéo dài ra, nhưng khác NATO vỏ nghiêng. Đầu là chỗ đặt hệ chống bộ binh, phòng không, trinh sát tương lai.
    Mỗi xe tăng, thông thường là leader của 10 xe bọc thép. Nếu nó bị hạ thì tăng đối phương hạ 10 AV này kèm 100 lính. Đã thế bác lại bênh vực: M1A1 cháy lái xe vẫn sống!!!!! thế một chiếc xe thắng trận kém 4 ông tài chạy bộ a. T-34 và xe tank đến 70 vãn hay bị kẹt nắp khi tháp pháo méo (cả Mỹ và ai cũng thế, vì vỏ lúc đó mỏng).
    levanle2001 bài viết Gửi lúc 06:55, 10/05/2003. Bài nà bác lấy tư liệu trong "những trận đánh nổi tiếng" của.....Nguyễn Cao Kỳ. Ông này có trình độ quân sự rất cao, tư lệnh một lực lượng không quân chưa bao giờ tham chiến. Chính ông đã ra quân lệnh xuất sắc: ném bom BLU hút ôxi diệt hầm để....đánh xe tăng, cửa ngõ Sài Gòn. Và thần tượng của bác sau ra toà vì buôn thuốc phiện. Còn số lượng tăng và chủng loại, trong T-95 đã nói đủ. Hay bác kể những xe chở đại liên 7.9mm T-29 là xe tăng, thì số lượng tăng Nga vẫn ít. Theo Mai, nếu mọi người nói lại nững con số đó thì nhàm quá. Mà bác cứ lải nhải không cần biết đúng sai thế. Đây là số liệu của phương tây nè.
    http://www.onwar.com/tanks/index.htm
    Có cả số lượng và chất lượng bác à.
    65% lượng dầu cần thiết.
    59% năng lượng của không quân LX
    33% lượng đạn của quân đội LX
    Con số này bác lấy đâu, mà chuyển theo đường nào thế. Nói bác buồn nhé, trong chiến tranh không thể chuyển hàng trăm triệu tấn hàng như thế từ tây qua đông đâu. Mọi người đã nói về các con số này rồi, nó vào khoảng 1/20 thiết bị, không đáng kể đạn dược và nhiên liệu, lương thực. Cả con số 90% quân thế giới dùng AR15 nữa, đây là những con số không hề có trong tạp chí nào, trừ chúng ta. Các bác có bịa đặt nên ra chỗ khác nói chuyện.
    Ghostwind Gửi lúc 08:18, 11/05/2003
    Sự bịa đặt vu khống trong bài viết này che dấu sự kém cỏi của bác trong tranh cãi. "Albert Einstein thật ra chỉ đưa ra công thức e=mc^2 thôi chứ ông ta không biết gì về dự án Manhattan. Nó ngược lại được một nhóm nhà khoa học quân sự Mỹ phát triển dưới tầng hầm của đại học Michigan và chẳng ai trong trường biết nhiều về nó cả ". Khoan không nói bác động chạm đến vinh quang của những người đóng góp lớn cho lịch sự nhân loại, thế bác biết ai được công nhận là người thiết kế bom A ở đó không. Bom A được các nhà khoa học châu Âu mang sang Mỹ. Người thiết kế quả bom này sau mâu thuẫn với người thiết kế bom H vì ông ủng hộ hoà bình. Tôi để bác tự tìm hiểu vấn đề này, mong bác cẩn thận hơn trong lời lẽ.
    Em không nhớ tên thầy anh Lê Bá Khánh Trình hay anh Lê Tự Quốc Thắng nhưng bây giờ mấy ông đó (những người đã từng từ chối nhận giải Fields trong chiến tranh lạnh) đều làm việc ở Princeton University của Mỹ cả.. Bác vào PHCM mà hỏi nhé.
    Đoạn sau này thì không phải bác vu khống, mà chỉ là sự lải nhải kém hiểu biết.
    "Công nghệ tên lửa thì cả Nga và Mỹ chẳng phải là nước đầu tiên phát triển - Đức với A4 sau là V2 thì đúng hơn. Nga thì chiếm được phòng thí nghiệm tên lửa của Đức còn Werner Von Braun - người phát triển V2 thì đầu hàng Mỹ. Ông này sau này chính là người phát triển Explorer 1 (vệ tinh đầu tiên của Mỹ) và sau này Saturn rocket cho chuyện lên mặt trăng. Nếu nói về tên lửa thì có vài khoản như sau: Nga mạnh nhất về tên lửa chống tàu. Họ là nước đầu tiên chế ra loại tên lửa này, và thành công đầu tiên của tên lửa chống tàu là khi hai chiếc Komar của Ai Cập bắn chìm destroyer Eliat của Israel tháng 10 năm 1967 bằng Styx SS-N-2. Bây giờ cũng vậy, chẳng ai tranh với Nga làm gì, họ có cả bộ out of the category so với phương Tây - mấy quả Moskit hải quân Mỹ mua về chưa bao giờ bắn hạ được - có nước ngó chịu sầu. Trong khi đó thì mấy trái Harpoon của Mỹ thì không phải khó lắm để bắn hạ. Ưu thế của tên lửa chống tàu Nga đa phần do nó là supersonic và bay ở tầm rất thấp (có khi chỉ 3 đến 5 mét cách mặt biển). Còn về tên lửa hành trình thì thật sự là khó nói - Mỹ dù sau cũng có công nghệ GPS và data link khá mạnh nên Nga về lâu dài khó có thể là đối thủ. Tên lửa hành trình em nói đến ở đây là subsonic loại này thường hiệu quả hơn supersonic khi tấn công mặt đất vì nó bay thấp, qua lưới radar, và những loại địa hình khác nhau. Mỹ nói chung có hệ thống cơ sở dữ liệu về địa hình thế giới hoàn chỉnh hơn nhiều và hệ thống này liên tục được cập nhật theo dữ liệu từ vệ tinh quân sự. Còn nước thật sự có tên lửa chiến lược (mang đầu đạn hạt nhân) có tầm xa nhất phải kể đến Anh.
    Hệ thống GPS thì cách bác bàn khá nhiều rồi khỏi nói làm gì thêm cho thừa. Nếu tương lai mà con người phát triển nó đến cực độ thì đánh nhau chắc sẽ chẳng khác gì video games mấy.
    "
    Thứ nhất, mãi say WW1, Đức mới phát triển tên lửa. Còn Nga và Pháp bắt đầu việc nàu năm 1815. Lúc đó, quả tên lửa đầu tiên được dùng trong bãi chiến trường. Nước Nga Xô Viết bắt đầu trong thời khó khăn nhất 1919. Trong chiến tranh, 1942 họ dập mẫu Đức (loại có điều khiển, còn loại chỉ động cơ thì họ vô địch rồi). GPS: hệ thống dẫn đường tầu biển khaỏng 1960 là đầu tiên thế giới, của liên xô.Hệ định vị toàn cầo của Nga hiện phóng rất chậm do thiếu kinh phí, nhưng cũng đủ dùng cho họ.
    Còn tên lửa diệt hạm và ngư lôi. Công bằng mà nói, bác nói xấu Nga đủ thứ nhưng chỉ có Nga và Pháp đã từng lập công. Tầu Anh Mỹ, cả nổi lẫn ngầm chìm tuột. Trong khi đó tên lửa Anh Mỹ đã có công gì mà bàn. Bàn kiểu đó cũng như kiểu M1A1 cháy nhưng còn tổ lái ăn đứt T-80 chưa cháy cái nào. Bác vào fas mà xem. Không một hệ thống đánh chặn hay gây nhiễu nào bảo vệ một con tầu trước một ciếc TU-160 đâu. Nó bắn cự ở ly 500km, quay đầu chạy trước khi máy bay từ hạm đội cất cánh. Với tốc độ cao, khả năng tàng hình, nó thoát khỏi tầm kiểm soát của máy bay hạm đội, trong khi tên lửa đầu đạn nặng 1 hoặc 1 vài tấn của nó ăn thịt chiến hạm. Với 80 tấn bom và tên lửa mang theo, vài chiếc khu trục hay tuần dương hạm, tầu sân bay lĩnh đủ.
    Còn tên lửa hành trình Mỹ Tomahaw, các bác cũng phân tích rồi, với tốc độ thấp, đầu đạn 122kg và rất đắt. Là một sai lầm khi thiết kế tên lửa chiến lược, đành dùng thay chiến thuật.
    Còn nước thật sự có tên lửa chiến lược (mang đầu đạn hạt nhân) có tầm xa nhất phải kể đến Anh
    sao bác không nói loại gì, tầm bao nhiêu, đầu đạn nặng bao nhiêu, bao nhiêu đầu đạn. Tầm tên lửa Nga vượt nửa chu vi quả đất (đến bắt cứ đâu) thì ai hơn.
    Bài sau, liền đó, càng chứng tỏ bác lải nhải những gì gì gì. Thứ nhất, nước đầu tiên có AA là Đức, ww2 lới X7. Không phải ông bố Mỹ của bác đâu.
    ảnh nó đây
    Thứ hai, bác so sánh F4 và MIG là kệch cỡm. MIG là máy bay đánh chặn trong đội hình phòng không không quân. Nên nó không mang tên lửa phòng không tầm xa. F4 là máy bay cường kích,dùng trực tiếp hay hỗ trợ đánh phá đát đối phương nên phải mang AA tầm xa. AA của F4 ban đầu được lái bằng người đến gần mục tiêu, log và tự lao đến. Còn MIG thì log trước khi bắn. Cả hai đều tự tìm mục tiêu bằng hồng ngoại. Làm gì có loại nào chỉ tìm mục tiêu bằng radar.
    Nhân đây nói thêm, một số bác ủng hộ Mỹ, đã cho rằng không quân Việt Nam càng đánh càng bị bắt vở.
    Thực tế, chỉ có hai điểm khó khăn. Năm 1966, tên lửa SA của ta bị gây nhiễu phát nổ sớm. Đầu năm 1968, chiến thuật của không quân thuộc hải quân Mỹ tiến bộ. Nhưng cả giai đoạn này Mỹ chỉ bắn rơi được vài MIG. Quan trọng là Mỹ tự do hoạt động bắc Trường Sơn, gây khó khăn. Đặc điểm chiến thuật mới là. Mỹ dùng một vài máy bay hoạt động, các máy bay khác bay thấp gần đó và tấn công bất ngờ MIG lên đánh chặn. Kết thúc thời khì này : một phi công hạ F102, ngày 3/2/1968 đây là chiếc thứ 8 của anh. Anh là biên đội trưởng, cùng bay với Cốc. Chiến thuật mới của ta được dùng đến năm 1972. Bay thấp, bất ngờ vọt lên lấy độ cao và tấn công từ trên xuống. Lợi dụng khả năng đổi hướng của MIG21, bọn đổi theo không chịu nổi khi máy bay ta lao thẳng xuống đất, rút lui.
    Trong 1970-1971, địch đánh ít, không quân tham gia bảo vệ Trường Sơn. Một chiến công hiện nay vẫn là dấu hỏi của Mỹ: MIG bay Quảng Bình, hạ F5, hạ tiếp trực thăng cứu hộ.
    1972. Đây là năm những trận chiến không quân quyết liệt nhất. Không quân đã hạ 3 B52. Con số hơn 4000 máy bay phản lực và 1700 máy bay trực thăng rơi là chiến công lớn có vũ khí Nga.
    Nga đã phát triển hệ phòng không của họ lên vũ trụ từ những năm 70. Con số 70% B72 hạ mục tiêu là kỷ lục cả về số lượng và chất lượng. U2 và B52 là chiến công độc nhất vô nhị của SAM2. Hiện tại không quả tên lửa nào vượt mặt được SA Nga. Chi tiết không post lại nữa. Chỉ dẫn một chuyện. Chiếc máy bay chở khách ở biển Đen bị hạ cự ly gần 200km.
    Tóm lại, tên lửa AA và SA Nga, cũng như ngư lôi và tên lửa diệt hạm. Cũng như tên lửa đạn đạo và xe tăng. Các bác dẫn chứng thì nên tìm tài liệu chính xác. Nếu không biến box này thành một thùng rác toàn lời lải nhải.
  9. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Ghostwind Được Ghostwind sửa chữa / chuyển vào 12:28 ngày 12/05/2003

    Còn về chuyện máy tính thì không có chuyện Nga hơn về siêu máy tính quân sự đâu. Siêu máy tính quân sự hay dân dụng gì cũng là một thôi. Nguyên tắc của nó đơn giản thôi. Cũng giống như là server vậy thôi, có nhiều hơn một bộ vi xử lý và những bộ vi xử lý đó làm việc với nhau như là một bộ vi xử lý lớn. Để hoạt động như là một bộ vi xử lý lớn thì đòi hỏi phải có một chương trình hệ điều hành chuyên dụng kiểu như dùng cho server là Windows NT hay Unix vậy, nhưng thường cái chương trình hệ điều hành của siêu máy tính là cực kỳ bí mật vì nó là bộ não của cả cái siêu máy tính, có thể handling được hàng tỷ phép tính trong một giây qua tích hợp sức mạnh của hàng trăm bộ vi xử lý. Sau đó cả đến những ứng dụng quân sự hay khoa học thuần túy nói chung thì sẽ đòi hỏi phải có chương trình ứng dụng cho những tính toán khoa học đó. Cho đến nay thì về phần cứng cho siêu máy tính Nhật tuyên bố là sẽ vượt Mỹ trong năm tới vì sự phát triển của công nghệ sứ và hóa chất của họ trong việc phát triển transitor. Nhưng Nhật hầu như không giỏi gì mấy về phần mềm so với Mỹ chứ chưa nói đâu xa hơn, nên cũng chỉ như là họ làm phần cứng cho Mỹ vậy thôi. Trường em hồi học đại học là một trong vài trường có siêu máy tính ở Mỹ.
    Minh mai đã post một lô bài về máy tính rồi. Bác vào đấy mà học lại định nghiã các loại máy tính. Siêu máy tính không phải cái server trường bác đâu mà bở.
    Hiện tại, nước Mỹ hàng năm định kỳ mua update của NEC, Nhật siêu máy tính. Hàng chục năm qua rồi, thời kỳ siêu máy tính Mỹ là đỉnh. Bắt đầu từ 1998, Nga tiếp tục chương trình siêu máy tính của họ. Đầu năm 1993, ELBRUS của họ đã vượt xa Mỹ. Với công nghệ 0.13mc. BUS 2500MHz. 128 CPU đã ăn đứt rồi. Chưa kể cấu trúc CPU siêu đẳng chống chồng chéo, cùng hệ điều hành và chương trình dịch. Phản ứng trước việc này, Microsoft chuyển giao toàn bộ mã lệnh Windows cho Nga.
    Mà tại sao bác cứ thái độ post nhận xét không kèm số liệu chi thế.
  10. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Được Ghostwind sửa chữa / chuyển vào 12:30 ngày 12/05/2003

    Hạm tàu của Nga đa phần phát triển trong giai đoạn chiến tranh lạnh theo mô hình của anh nhà nghèo biết chi đúng chỗ. Họ thấy rằng họ chẳng thể vượt hạm đội aircraft carrier của Mỹ nên thôi cố mà ra sức phát triển hạm đội tàu ngầm dựa trên những bí mật thu thập được về U-boat. Dĩ nhiên Nga thật sự là nước phát triển tàu ngầm hiện đại đầu tiên trên thế giới trước khi Đức bắt sống một chiếc của Nga trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng Đức mới chính là kẻ đặt nền tảng cho SSK hiện đại sau này khi Nga học lại họ. Còn về tàu ngầm đầu tiên trên thế giới của cả nhân loại có lẽ phải kể đến một mô hình của Mỹ trong thời kỳ Revolutionary War dùng để tránh harbor blockage của người Anh lúc đó trong cảng Boston hơn 200 năm trước đây. Trong chiến tranh lạnh thì hạm đội của Nga tuy thua hạm đội của Mỹ về hệ thống radar, họ lại có hỏa lực nhiều hơn gấp nhiều lần và Mỹ lúc đó ưu thế của họ đặt hết vào tàu sân bay, khi đánh nhau trong vùng biển rộng xa bờ (blue water) thì Nga sẽ không có yểm trợ của không quân và điều cực kỳ quan trọng là đào tạo Navy fighter pilots vì nó sẽ là điểm sống còn trước khi tàu Nga áp vào và nã tên lửa chống hạm siêu âm của họ. Người Nga họ hiểu thế mạnh của hạm đội Mỹ gồm cả một battle group hợp lại có cả tàu ngầm chiến lược đi theo là cực kỳ khó phá vỡ. Điều này đã được chứng minh trong large-scale sea battles trong chiến tranh thế giới thứ hai đó là Nhật sau khi mất những hàng không mẫu hạm chính và hơn 300 phi công hải quân trong trận Midway thì họ chỉ có từ thua đến thua hạm đội Mỹ trên biển dù họ vẫn còn những battle ships lớn nhưng đều bị máy bay Mỹ áp đảo. Đó là ví dụ thứ nhất về battle ships without aircraft carrier. Ví dụ thứ hai trong chiến tranh thế giới thứ hai đó là battleship Bismarck của Đức đi mà không có không quân yểm trợ bị Anh vây đánh chìm chỉ bằng bi-planes (máy bay hai cánh như thế chiến thứ nhất) trong biển bắc Atlantic. Nga học từ hai ví dụ này và military doctrines trên biển của Nga ra đời, đó là cần phải diệt tàu sân bay hay tàu chiến trước và đục thằng còn lại. Nhưng tàu chiến thì khá nhiều và sẽ là khá mạo hiểm khi thâm nhập vòng cung hạm đội Mỹ nên cái quan trọng là có tàu ngầm chỉ thiết kế để diệt tàu sân bay trong hạm đội thôi với những tên lửa cực kỳ khủng khiếp như đã nói cho việc chống hạm. Và chỉ một chiếc tàu ngầm đơn độc len lõi vào death envelope của hạm đội Mỹ thì có mất cũng chẳng phí là bao mà diệt được một chiếc tàu sân bay thì còn gì bằng. Sau đó thì tha hồ dùng fast attack craft diệt mấy cái tàu Mỹ còn lại khi mà threat from the air has been eliminated. Military doctrines là thế nhưng không phải dễ dàng gì vì Mỹ cũng biết Nga đang làm gì vậy. Hệ thống ASW chống tàu ngầm của Mỹ được cải tiến đáng kể và họ lập thành nhiều hạm đội với mục tiêu là trong trường hợp vài hạm đội này bị Nga dùng tàu ngầm phóng tên lửa chống tàu mang đầu đạn hạt nhân diệt ngoài vùng biển rộng thì họ còn có thể còn thứ khác để dùng và mục tiêu lúc đó của các hạm đội Mỹ còn lại sẽ là coastal guard dựa vào radar mặt đất mạnh hơn để diệt tàu ngầm Nga nếu chúng bò vào gần bờ biển của Mỹ. Nga chỉ có hạm đội tàu ngầm lớn và tàu chiến thì khả năng phòng không kém nên nước Mỹ sẽ nằm bên kia Thái Bình Dương hay Đại Tây Dương một cách yên ổn vậy khi chuyển sang thế phòng thủ Bắc Mỹ. Đồng thời vào thời gian đó Mỹ ra sức phát triển tàu ngầm chiến lược để play the game in the Russian terms. Cuộc chạy đua tổng thể này trên biển dẫn đến sự hình thành hai trường phái khác nhau về hạm đội surface ships - với Nga tập trung vào Tarantul, Nanuchka, Bora với số lượng lớn giống như là những chiếc khiên trước khi Mỹ đụng vào những thứ quý giá hơn như Sovremenny, Udaloy hay Slava, Kirov của họ khi đánh nhau theo kiểu hạm đội - và Mỹ với aircraft carrier truyền thống; nhưng cả hai bên còn có một lượng tàu ngầm chiến lượng có lẽ là giống nhau lăng quăng khắp thế giới một mình. Và Nga cũng học làm hàng không mẫu hạm Orel Ul'yanovsk hay Kremlin / Kuznetsov class. Nhưng đã chẳng bao giờ Nga phát triển hoàn chỉnh military doctrines cho aircraft carrier, vĩnh viễn nó vẫn chỉ là công cụ để chống lại không quân Mỹ khi cần ở vùng biển rộng vì Yak-38 hay -141 sau này chỉ là defensive fighter và không gì hơn. Chỉ sau này Nga mới phát triển thành công MiG-29K và Su-33 cho việc dùng trên biển. Nhưng các bác sẽ thấy là nó cũng chỉ dừng lại ở dưới 30 chiếc trên mỗi hàng không mẫu hạm và Nga bây giờ thì chỉ còn 1 chiếc Kremlin / Kuznetsov mà thôi. Hạm tàu có lượng với nhiều fast attack craft trước đây, cái tạo ra hỏa lực vô địch trên biển bị thu hẹp dần và đến một mức nó chỉ còn mang tính coastal guard. Hạm đội tàu ngầm chiến lược từ 50 giờ còn 7 chiếc. Vũ khí để diệt hạm đội Mỹ thì còn đó nhưng chỉ là những chiếc tàu ngầm lẻ loi và mang toàn bộ tính defensive khi mà hạm tàu mặt biển tiếp tục bị cắt giảm hay xuống cấp cả về chất lượng, do đa phần nó là tàu của thập niên 60s hay 70s về design. Nga tiếp tục phát triển Oscar II class (kiểu Kursk) là chính cho hải quân với mục tiêu làm deterrence cho war nhiều hơn là thành một lực lượng tiến công mạnh. Em sẽ không đi vào phân tích sự phát triển của hạm đội Mỹ khi mà hạm đội Nga suy sụp như thế ở đây làm gì nữa. Dẫu hạm đội Mỹ của cách đây 20 năm cho đến giờ không phát triển gì, sự thụt lùi của hạm đội Nga như thế cũng đủ để thấy rằng Nga không còn mạnh trên biển nữa, những tàu ngầm này nọ chỉ còn mang tính chiến lược trong một nuclear war mà thôi. Ở mức conventional war có thể nói Nga chỉ là hạm đội mạnh thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Anh về thực chất khả năng sẵn sàng chiến đấu.
    Bài sau em sẽ trở lại chủ đề tên lửa không đối không và phúc đáp bác Antey2500.
    Ghostwind
    Quá trình này người ta gọi là attenuation bác à - nghĩa là những tranmissions trong sóng sonar phát ra bị mất đi và chuyển vào không khí hay nước biển. Thường rất hay xảy ra khi tàu ngầm ở trong vùng nước cạn. Đơn giản là điều này sẽ không xảy ra trong vùng biển sâu vì nước biển sẽ hấp thu sóng sonar tàu ngầm phát ra và phản hồi sẽ rất nhỏ dưới dạng âm thanh ở low frequency. Nhưng ở vùng nước cạn thì sóng sonar phát ra nó phản hồi với đáy biển, thường phản hồi này là để tàu ngầm đo độ sâu hay cũng là một cách để phát hiện tàu mặt biển ở một số tàu (lấy đáy biển làm góc 90 độ đo khoảng cách với tàu địch) nhưng do ở đây đáy biển cạn nên nó sẽ thẩm thấu ra khỏi mặt biển khi dội ngược tạo thành vi sóng ở mức rất constant. Đó là sóng sonar phát ra ở đáy tàu ngầm. Ngoài ra còn có sóng sonar và electromagnetic sensors ở tháp pháo khi ra khỏi mặt biển nó thẩm thấu vào không khí, do sóng sonar phát ra từ tàu ngầm được tạo bởi electrical energy nên một phần xung điện này không có nước biển tiếp xúc sẽ chuyển vào không khí dưới dạng âm khá là noisy, phá vỡ bước sóng truyền vào ăngten TV. Động cơ sau của tàu ngầm và gas bubbles cũng tạo ra một phần âm thanh vào không khí nhưng chỉ ồn thôi chứ không truyền xa và phá vỡ bước sóng TV trong không khí như là sonar chính dùng như radar dưới đáy biển.
    Bổ xung: dây điện thoại ở đây có lẽ là dây trần mới nhiễu vậy
    Ghostwind

    Thật hết chỗ nói. Bậy, nhảm.
    Không ngờ bác dốt nát như vậy mà dám mở mồm cãi nhảm.
    sonar và electromagnetic sensors nào làm nhiễu được vô tuyến hả trời.
    electromagnetic sensors: cảm nhận điện từ. Đây là thiết bị trinh sát thụ động. Tầu ngầm và ngư lôi có trinh sát: từ, âm (hạ âm, âm người nhe rõ(50-300hz), âm máy nghe rõ(300-17000hz)), chấn động. Đây là các phương tiện trinh sát thụ động. Do đặc điểm cần ẩn kín nên tầu ngầm áp dụng. Thụ động có nghĩa là chẳng phát ra caí gì và chẳng làm nhiễu ai.
    sonar: thết bị trinh sát chủ động dùng siêu âm. Như radar nó phát xung và nghe phản hồi, biết được hướng, tầm và một vaìo đặc điểm mục tiêu. nó chỉ lan truyền trong nước. Trong không khí chỉ đi được vài mét. có để sát TV thì cũng không sao. Vì âm thanh không phải sóng điện từ.
    Thực ra, mỗi khi nổi lên hay vào căn cứ (an toàn) các tầu ngầm, đặc biệt là tầu chiến lược tranh thủ phát radio liên lạc (thậm chí với Moscow). Do đó tín hiệu rất mạnh. Và nhiễu sống điện từ thì dây trần hay cách điện khác gì. Chỉ dây đồng trục hay bọc kim chống nhiễu.
    Sau này các tầu ngầm Nga còn phương tiện trinh sát liên lạc khác là antena siêu dẫn, chạy được khi sâu dưới biển, không cần tầu nổi hỗ trợ.
    Nga vô địch thế giới về tầu ngầm. Hiện tại nhiều tầu neo đậu trong cảng do thiếu kinh phí hoạt động. Nhưng không phải vì thế mà hạm đội tầu ngầm này giảm sức mạnh. Người Nga thu hẹp phạm vi hoạt động trên biển Baren. Và cũng vì vậy Ghostwind cho rằng tầu này chạy ồn. Có thứ tầu sóng siêu âm gây nhiễu TV mới ồn. Ghostwind đọc qua đây để biết độ ồn nhé.
    Nguồn ồn:
    1-tiếng ồn trong lòng tầu
    2-tiếng ồn chân vịt
    3-tiếng ồn vỏ tầu
    phân loại:
    A+tiếng ồn tần thấp (hạ âm)
    B+tai người nghe rõ (50-300Hz)
    C+máy nghe rõ (300-17000Hz)
    và siêu âm do trinh sát chủ động của địch.
    Tầu Ngầm Nga rất lớn, trọng tải nặng nên vỏ tốt, ngăn cách hoàn toàn nguồn 1. Trọng tải lớn cũng làm nguồn 2 mạnh lên. Nguồn 3 được hạn chế bằng cao-su. Sau này, với titan và đường kính lớn, 2 chân vịt (do đó giảm tốc độ quay) nguồn 3 giảm theo. Do đó, chỉ còn tiến đập nước của vỏ tầu và chân vịt mạnh, đây là tần thấp và hạ âm, không thể tránh được với tầu lớn.
    Tần thấp thì vang xa (hàng trăm km). Nên tầu ngầm chiến lược khổng lồ Nga bị phát hiện khoảng cách hàng trăm km. Nhưng đây là âm thanh vô dụng vì không thể xác định vị trí và số lượng điểm phát tiếng ồn. Với tầu nhỏ (Kilo) thì vô địch êm tất cả các loại âm. Ghostwind cố ý so tầu 20000 tấn và tầu 1000 tấn thì chịu. Đó là chưa kể các ngư lôi mồi. Nó rất ồn ào lái ngư lôi Mỹ ra xa tầu Nga. Mà báo cho Ghostwind buồn. Đến 2008, tốc độ 45 hải lý/giờ của ngư lôi Mỹ bị một số tầu ngầm Nga bây giờ bỏ..... cho ăn khói (à, quên, bọt chứ).
    RADAR chỉ phát hiện các tầu cách mặt nước vài mét. Hệ radar bờ biển để phát hiện tên lửa , chứ có phát hiện tầu ngầm hiện đại bao giờ.
    Chiếc Komsomonsk là tầu chiến lược hạt nhân á. Đó là một cỗ máy tấn công ngầm dưới nước. Ở độ sâu 600m, nó vô tư tiêu diệt địch bằng ngư lôi tốc độ cao. Vũ khí đối phương thả xuống bị nước bóp nát. Ở 300 m, tên lửa của nó diệt mục tiêu cách xa hàng nghìn km. Còn lúc di chuyển: ai phát hiện, đánh chặn, hay chạy trốn được con quái vật với hai lò phản ứng tổng công suất 400000kw, tốc độ 50 hải lý/giờ, ở độ sâu 1km. Lúc tấn công nó thét lác ồn ào, với các ống phóng lôi tốc độ cao. Nhưng vỏ titan-caosu và dáng thân hình trụ làm nó lướt đi rất êm. Nó bây giờ vẫn là ước mơ của người Mỹ.

    Đó là ví dụ thứ nhất về battle ships without aircraft carrier. Ví dụ thứ hai trong chiến tranh thế giới thứ hai đó là battleship Bismarck của Đức đi mà không có không quân yểm trợ bị Anh vây đánh chìm chỉ bằng bi-planes (máy bay hai cánh như thế chiến thứ nhất)

    Ghostwind à, ví dụ tốt nhất về tầu sân bay và thiết giáp hạm, không phải thế đâu, vì Midway là trận thắng không rõ ràng. Ví dụ rõ rangd là thứ đã được trình bầy trong "các trận chiến là thsay đổi cơ cấu chiến hạm". Có cả ảnh, sơ đồ, ảnh chụp cao để quan sát trận chiến cho kỹ. Ảnh chụp cận để quan sát thiệt hại.Ngày nay, tầu sân bay cũng là thiết giáp hạm đó.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này