1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng Nga sẽ tiếp tục chịu thua Mỹ trong thế kỷ này?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ALPHA3, 05/05/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Em định từ bỏ vũ khí nhưng thấy các bác tranh luận sôi nổi quá nên lại mò về xem các bác chiến. Thú thực em nghĩ các bác cũng không câu nệ giọng viết quá mà chỉ cần chú ý đến chất lượng bài viết mà thôi. Bác Mai hay bác Phúc điều đó thực ra không quan trọng bằng nội dung và tính trung thực của bài viết mà. Bác Ghostwind cũng có lý của mình nhưng em nghĩ khi tranh luận mà không có khác biệt thì còn đâu là tranh luận. 2 người nói gióng nhau thì 1 trong 2 bác chẳng có ý nghĩa. Tóm lại là cứ tiếp tục theo đúng suy nghĩ của mình - em nghĩ vậy.

    Em thấy có bác nói M1 cháy chưa bao giờ tổ lại chết nhưng thực ra em rất nghi ngờ chiện này. Làm sao biết chính xác thông tin QS này hay các bác võ đoán(? )
    Đây là hình ảnh chiếc M1 bị bắn cháy trong cuộc chiến vừa qua.
    Cũng có lần em nhắc đến ngân sách QP với các bác. Đúng là ngân sách QP Nga thấp hơn Mỹ cả chục lần nhưng điều đó cũng không phải là tất cả. Các bác cũng nên nhớ chi phí R&D ở Mỹ cao gấp cả chục lần ở Nga. Thêm vào đó chi phí tiền lương chế độ của QĐ Mỹ cũng cao nên không phải tất cả ngân sách QP của Mỹ đều dồn cho nghiên cứu chế tạo và phát triển vũ khí.
    VD: Ở Mỹ lương của 1 PhD làm việc cho bộ QP lên tới cả trăm ngàn $ / năm nhưng sang Nga với 1500$/tháng bác có thể có được sự phục vụ hét lòng của 1 viện sỹ. Chi phí lương của sỹ quan Mỹ tham chiến tại Iraq khoảng 60.000$/tháng trong khi cho sỹ quan Nga chiến đấu tại Chesnia chỉ 300$.
    Các xung đột vũ trang thời gian gần đây giữa Mỹ dùng vũ khí Mỹ với 1 nước thứ 3 sử dụng vũ khí Nga không nói lên quá nhiều điều. Giả sử nếu có cuộc chiến tổng lực giữa TQ và Đài Loan thì tương quan sẽ khác rất nhiều.
    Hệ thống Koukurs
    Hệ thống Kornet
    Hệ thống Maluka
    Hệ thống malyut
    Nếu Iraq có những trang bị này của Nga M1 chắc có còn uy danh thế không em không chắc.
    Bảng so sánh ICBM
    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!
  2. Ghostwind

    Ghostwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Bác Antey2500 à, em chịu bác khoản AA-9 này nhưng nói chung là em cũng chưa thuyết phục lắm là AA-9 hơn AIM-54 đâu bác à. Cũng vẫn là cái chuyện thường là nó chưa thử thiệt thế nào. Nhưng thôi em sẽ không nói tiếp ở đây nữa lẫn quẫn quá. Nên em sẽ chuyển qua viết tiếp về AA-11 trong vài ngày tới.
    Với em cũng nói luôn để mọi người trong này biết - từ nay trở đi trong chủ đề này nên thế này: em sẽ viết bài dựa trên tài liệu mà Mỹ đưa ra, thử nghiệm thế nào. Sau đó bác Antey2500 phản biện, em nghĩ là bác ấy hiểu biết hơn em đấy. Em nghĩ tranh luận hơn thua ở đây đưa đến một số điểm yếu mà thật sự là em cho là em không nên take risk như vậy. Đầu tiên là Mỹ thì cái cơ sở mạnh hơn của họ luôn là tiền R&D nhiều hơn rất nhiều từ bây giờ so với Nga, và họ có thử nghiệm nhiều trong chiến tranh nên nếu em cứ đem cái này ra mà tranh luận thì sẽ lẩm cẩm vì em biết là cái đó thì nó như là fixed rồi nói lại thì cũng như đưa cái lí của kẻ mạnh hơn (như Mỹ về kinh tế bây giờ vậy) để cãi vả. Điều thứ hai, cãi vả ở đây đưa đến chỗ nhiều thành viên khác trong site đặc biệt không thích em mà cái này thì em không muốn, em đã từng bị đá ra khỏi một site vì critical rồi. Hồi đó, có một lão tên là Stuart Slade, nếu các bác tra tên này trên web thì sẽ biết lão này là loại gì trong giới quân sự Mỹ, và một nữ đại tá Thái Lan. Em lúc đó bảo vệ Việt Nam nói chung , cãi nhau với mụ đại tá đó một lúc thì bả đuối lý và bả nói "Vietnam is full of beggars on the streets." thế là em choảng lại ngay "But throughout history Vietnam never begged for independence like Thailand to be honest." Thế là lão kia vốn là cựu chiến binh Mỹ đá em ra khỏi site. Trong cái site này thì em thấy là có quá nhiều bác chuộng đồ Nga đôi lúc mù quáng thế nên vị trí của em ở đây là nói về đồ Mỹ, mà thật sự sau này về tổng quát phối hợp em tin là đồ Mỹ hay hơn đồ Nga nhiều vì họ phát triển tổng thể chứ không như Nga chỉ bỏ tiền vào những mục mạnh nhất mà thôi và chỉ cho cái nguyên tắc defensive trong quốc phòng. Nguyên tắc của Mỹ luôn là offensive nhưng cái này không hẳn là do aggressiveness như nhiều bác trong site này nghĩ về Mỹ. Nguyên tắc offensive là phải mang chiến tranh đến lãnh thổ của đối phương thì mới thắng được và chủ động, cho dù có thua thì đối phương cũng thiệt hại nhiều hơn nhiều nên đó sẽ là điểm quan trọng về strategic in the long run. Nguyên tắc này phát triển ở Mỹ từ thời Civil War khi mà Nam Bắc choảng nhau. Và điều sau cuối và cái này có tính cá nhân và privacy hơn, cãi nhau một lúc rồi có ai đó cú em đi tra identity của em thì phiền - cái này hồi trước khi ở cái site đó em bị track IP một lần rồi, mà cái lão đó có công cụ trong cơ quan lão luôn nên track ra cả tên em. Mà đến giờ thật ra cái này cũng dễ dùng cả IP và white paper là xong thôi em học máy tính em biết quá khoản này.
    Vậy thôi, em sẽ viết tiếp bài về AIM-9X, AA-11, và AASRM trong bài sau, có lẽ vài ngày nữa.
    Ghostwind
  3. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Thực ta tôi luôn đánh gía cao đồ Nga ở chổ nó rẻ bảo trì đơn giản ,công nghệ sản xuất củng không đòi hỏi phức tạp cho lắm như khẩu súng phun lửa phản lực Shmel chỉ cần 1 nhà máy gia công cán thép và lạnh và hàn chân không là đả có thể chế được cùng với nguyên liệu là thép cacbon pha ít vonfram ,crom. Công nghệ của Nga luôn có cái thứ đại chúng dể làm dể sửa trong khi công nghệ của Mỹ luôn mang tính phức tạp rắc rối đòi hỏi chuyên môn cao nên chơi đồ của họ trong chiến tranh lâu dài không có lợi nghĩa là trong các trận chiến lớn như WW2 thì đồ Mỹ đem vào đánh chừng 1 tháng là hết veo chế tạo mới và bảo trì lại lâu thế là mất đi ưu thế .Đức hồi xưa đánh LX củng bị cái vụ như thế Đức đánh chết thì có người lên thay nhưng xe tank pháo binh và máy bay tốc độ bị tiêu diệt nhanh hơn tốc độ tái sản xuất nhiều còn bên LX thì ngược lại nên đánh riết tới cuối thế chiến LX có quân đội vô địch mạnh hơn hồi chưa bắt đầu đánh.
    Công nghệ vủ trụ của họ hiện đại tốt thế mà vẩn dùng clê và keo dán bình thường vẩn có mấy cái trò cắt cắt buộc buộc chế lại linh kiện như cánh sửa xe nhà ta hay làm ở VN ,thế mà tên lửa vẩn phóng tốt ,đội ngủ kỹ thuật thì trẻ măng bên phương Tây vẩn cho đó là điều quái gở lại sao họ phóng vệ tinh đơn giản như cơn bửa bình dân vậy ai ăn củng được.
    Tuy công nghệ Nga không đều về mọi mặt nhưng nhìn vào những mặt họ trội đều mang đến 1 ý nghỉa chiến thuật hay chiến lược quốc phòng nhất định.Còn về chiến lược phòng thủ hay tấn công là tốt hơn thì đó là điều gây tranh cải bao lâu nay .Để nhớ lại lịch sử trong các cuộc vây tiểu của Tưởng Giới Thạch đánh Hồng Quân Trung Quốc họ toàn phòng ngư tích cực nhất là sau WW2 trong 1 năm họ phòng ngự tích cực giết sinh lực địch không giử đất nên cuối cùng họ thiệt hại 400,000 quân bắt sống và loại khỏi vòng chiến hơn 1 triệu quân Tưởng quân số cách mạng phát triển lớn mạnh hình như là gần 5 triệu thì phải .Vậy tấn công chắc gì đả thắng vì mà người ta phòng ngự tích cực và có hiệu quả .
    Nga với Mỹ mà có đánh nhau thì đánh gián tiếp qua nước thứ 3 thứ 4 gì đó thôi không đánh trực diện đâu nếu không thì chả có ai còn sống mà bình luận về trận chiến ấy đâu ,híc.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  4. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Về mặt tổng thể, tôi cho rằng cả 2 bên Nga và Mỹ nhấp nhỉnh nhau, hơn cái nọ kém cái kia. Nga có những vũ khí theo nguyên lý rất mới, lạ và hiệu quả (nhờ vào nền khoa học cơ bản cực kỳ mạnh), hơn nữa vũ khí Nga chế tạo theo xu hướng đề cao khả năng độc lập tác chiến, dễ sản xuất và bảo trì trong điều kiện chiến trường, rất phù hợp với các nước nhỏ như VN. Tôi mê vũ khí Nga vì những đặc điểm này. (Nhất là tính năng IRST của máy bay Nga).
    Đối lại, nhờ tiềm lực kinh tế mạnh, Mỹ thường có vũ khí với số lượng vượt trội và tính năng cao, nhưng lại yêu cầu hệ thống hỗ trợ kỹ thuật, hậu cần khổng lồ. Tên lửa Tomahawk, JDAM mà không có đủ phương tiện trinh sát điện tử thì chỉ để triển lãm, F bay mà không có trinh sát và gây nhiễu điện tử thì chỉ có teo.
    Do vậy đa số các cuộc chiến vừa qua, vũ khí Mỹ muốn phát huy tác dụng đều yêu cầu sự tham chiến trực tiếp của quân Mỹ, còn vũ khí Nga đa số được các quân đội bản xứ sử dụng. Theo tôi biết chỉ có duy nhất Ixrael là quốc gia sử dụng vũ khí Mỹ độc lập (mặc dù được hỗ trợ cực lớn của Mỹ) là đem lại chiến thắng đáng kể. Bất kỳ hệ thống vũ khí nào của Mỹ mà không được sử dụng hệ thống vệ tinh và trinh sát điện tử của quân đội Mỹ sẽ chẳng khác mô hình triển lãm, rất đẹp nhưng chỉ để cho đẹp mà thôi.
    Tôi rất thích nước Nga, văn hóa Nga, khoa học Nga, và vũ khí Nga. Nên tôi nhận xét thế này: Quân Mỹ đã phải chiến đấu với vũ khí Nga rất nhiều, nhưng quân Nga lại chưa hề phải tham chiến. Điều đó cũng có thể coi là một điểm hơn của Vũ khí Nga chứ nhỉ.
    Tôi cho rằng, nếu muốn so sành các vũ khí thuần túy về mặt kỹ thuật, phải mô phỏng chúng trong điều kiện chiến đấu tương đương (hậu cần, trinh sát và hỗ trợ điện tử, yểm trợ). Ví dụ cuộc chạm trán giữa 4 M1A1 với 4 T72, yểm trợ đường không là 2 AH64 và 2 Mi28..... trong điều kiện địa hình đồng bằng, thời tiết tốt....
    Với điều kiện so sánh như vậy, tính năng của vũ khí mới thể hiện hết được về mặt kỹ thuật.
    Các đại gia TTVNol thử xây dựng một thử nghiệm như vậy xem mèo nào cắn mỉu nào nhé
  5. toosonet

    toosonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2001
    Bài viết:
    4.042
    Đã được thích:
    0
    Các bác đã đề nghị xoá những bài vớ vẩn sao lại không kể bài của Minh Mai vào đó. Tôi không tính đến sự đúng sai trong bài của MM, nhưng MM đã dùng những lời lẽ thiếu văn hoá, và xúc phạm người khác, các bác có thể dễ dàng thấy hàng chục lần MM đả kích người khác là dốt nát.
    Bài đó có thể không xoá, nhưng cần xoá ngay những lời lẽ xúc phạm như vậy.
    One sweet kiss on your clay cold lips
  6. Ghostwind

    Ghostwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Em có điểm lại những bài của em viết để cẩn thận hơn trong chuyện phát biểu và để khỏi bị vài bác ở đây khoét mà chọc.
    Chỉ có một điều duy nhất em nghĩ là có thể em đã sai đó là về khoản tàu ngầm. Em không biết nhiều về khoản này lắm và chỉ dự một lớp về tàu ngầm, và trong lớp đó thì họ nhận xét là tàu ngầm chiến lược Mỹ về sau này đã có công nghệ bít dần những điểm tạo âm thanh (quieting technology) và chỉ còn sóng sonar track tàu địch và electromagnetic sensors là những điểm mà dễ bị tàu địch phát hiện nhất thôi vì nó phá vỡ bước sóng xung quanh thôi. Thế nên em mới giải thích vậy. Người Mỹ họ thường đưa ra nhận định là thế này, nếu có chiến tranh trên biển thì với tổng hệ thống điện tử mạnh hơn tàu Mỹ sẽ luôn luôn phát hiện ra tàu ngầm Nga trước và tàu ngầm chiến lược của Nga thì khá ồn vì thế người Nga ra sức gia công giáp tàu cứng để có thể bắn trả nếu bị bắn trúng trước tiên. Những ngư lôi từ trường (unguided) làm ra đều là vì mục tiêu defensive cho tàu ngầm hơn là offensive là vậy. Mà bác Antey2500 này, bác trả lời lại câu hỏi của bác shinano về chuyện tàu ngầm thử, em thì không tin là sóng radio lắm vì nếu như nó mạnh đến mức như bác Mai nói thì ngoài biển rộng tàu Mỹ họ phát hiện tàu chiến lược của Nga liền chứ dễ gì, mà tàu Nga thì về khoản steath khá lắm mà (như các bác nói). Em hỏi điều này vì trong một preemptive war mà Mỹ đánh nếu tàu Nga mà vẫn đang liên lạc với cái kiểu sóng radio như thế (chưa tắt) thì có mà Mỹ nó diệt sạch tàu Nga trước rồi thôi tính gì đó gì đó sau cũng được quá. Nếu như là sóng radio thì em nghĩ có lẽ sẽ là do căn cứ chứ không phải tàu.
    Còn chuyện trận Pearl Harbor thì Mỹ hoàn toàn bị bất ngờ và hạm đội battleships bị diệt gần hết ngay trong cảng. Trong trận này thì cả USS Enterprise và Lexington (aircraft carriers) đều đi chuyển máy bay về Midway cả - nên chính vì thế mà sau này Mỹ luôn nói rằng may mắn vì thế mà Mỹ còn không quân trên biển ngay sau trận đó để tiến hành chiến tranh Thái Bình Dương. Bài học cơ bản từ Pearl Harbor cho Mỹ là làm thế nào để sử dụng lực lượng battleships ít ỏi còn lại để bảo vệ hàng không mẫu hạm (main capital remaining) và positioning tàu ngầm thế nào có thể early warning cho chuyện tấn công của địch trên biển. Và cái này thì chỉ có Mỹ phát triển chiến lược và chiến thuật cho nó là chính. Tính chiến lược về naval strategy cho thế giới là phòng thủ căn cứ hải quân mà thôi - như việc ngày hôm đó (7/12/1941) Mỹ không giăng lưới chống bom hay ngư lôi trong cảng là một sai lầm vậy. Còn trận Midway mới là trận mang tính chiến lược nhiều hơn - khi mà hạm đội bảy Thái Bình Dương và hạm đội Nhật chạm trán ở Midway khi hạm đội Nhật phiêu lưu tính nhử aircraft carrier của Mỹ ra để diệt. Trận này Mỹ thắng chứ không có chuyện hòa đâu. Nhật chìm đến 4 hàng không mẫu hạm và mất hơn 300 phi công trên biển trong khi đó Mỹ chỉ chìm hàng không mẫu hạm Yorktown mà thôi và cả chiếc này thì cũng không chìm ngay mà phải đến sau vài gờ mới chìm (khi Nhật cho torpedo lần cuối) nên Mỹ đã kịp move tất cả máy bay của họ trên hàng không mẫu hạm này qua những hàng không mẫu hạm khác. Ngay cả ace của Nhật là Saburo Sakai, sau chiến tranh đã nhận xét rằng sai lầm của Nhật là từ hệ thống đào tạo của hải quân Nhật quá khắt khe mỗi năm chỉ cho ra lò 100 phi công máy bay chiến đấu nên đến khi mất hơn 300 phi công trong ba ngày ở Midway thì hải quân Nhật đã chẳng bao giờ còn có thế mạnh trên không để tiếp tục tồn tại trong Thái Bình Dương với hạm đội bảy. Một chiến lược nữa trong trận Midway là điều quan trọng trong việc dùng tàu ngầm để block battleship forces of enemy tấn công đảo hơn là dùng hạm đội tàu mặt biển cho chuyện đó vốn sẽ dễ bị tấn công bởi lực lượng yểm trợ tàu chiến địch. Chẳng thằng Mỹ nào trong hải quân Mỹ sẽ nói là Pearl Harbor quan trọng hơn Midway cho chiến thắng trong Thái Bình Dương đâu, và cả History Channel của Mỹ cũng luôn khẳng định tính chiến lược của Midway. Chỉ khi không quân Nhật trên biển yếu rồi Mỹ đã mới có đủ sức tiến đánh nước Nhật, và qua đó cho thấy sự quan trọng của không quân trên biển khi đánh nhau trong vùng biển rộng. Cái significance của Pearl Habor nằm ở rất nhiều điểm về ngoại giao, chính trị, tình báo và phòng thủ căn cứ hay bảo vệ hàng không mẫu hạm là nhiều hơn. Có dịp em sẽ viết một bài kỹ hơn về diễn biến của Midway.
    Còn về tên lửa không đối không thì thôi khỏi nói, em chẳng cãi làm gì. Bác Mai cứ tìm tài liệu Mỹ mà đọc về tên lửa của họ, chứ đọc tài liệu Nga mà suy ra đó là đồ Mỹ thì không đúng đâu. Như em đã nói Nga khi phát triển tên lửa không đối không họ đã là kẻ đầu tiên cho ra chuyện kết hợp nhiều phases và guidance khác nhau. Và vì IR fuse luôn là điểm mạnh của Nga nên họ luôn kết hợp nó vào trong giai đoạn cuối. Điển hình là R-27 hay AA-10 có cả versions cho SARH và cả IR for all phases. Chứ không có chuyện tên lửa không đối không nào cũng IR trong giai đoạn cuối cả đâu - thế thì còn gì mà gọi Active Radar Homing fuse nữa cho nó mệt. Mà Mỹ thì cái chính của họ là cả mớ tên lửa không đối không ARH proximity fuse chứ chẳng đùa. Mỹ đi đầu trong khoảng SARH và cả ARH trong lịch sử phát triển tên lửa không đối không; nên chỉ vì bảo vệ cho chuyện lúc đó vào thời chiến tranh Việt Nam Nga vẫn còn đang phát triển thứ đó mà Mỹ đã có rồi mà bác Mai nói là cái gì cũng IR fuse là không đúng. Còn nữa máy bay đánh chặn với fighter-aggressor - không thể nói chỉ vì lúc đó miền bắc Việt Nam không có loại gì như AIM-7 nên MiG-21 nó đánh chặn nên toàn tên lửa tầm ngắn. Buồn cười, MiG-31 cũng đánh chặn về sau này của Nga đấy mà sao có cả 6 quả AA-9 long range đó và nó có maneuver tốt gì đâu mà tốc độ cao là điểm chính của nguyên tắc interceptor này. Mà phi công Mỹ bay vào miền bắc thì có cả F-4 fighter-bomber và F-4 fighter-aggressor đấy cho MiG CAP. Và cũng đừng quên là F-4 cũng có mẫu đánh chặn đấy nhé - các bác cứ đọc chiến tranh dọc khu Israel nhiều thứ đó lắm. Những chuyện đánh chặn hay tiêm kích là những định nghĩa cực kỳ tương đối tùy thuộc vào sự phát triển máy bay của từng nền công nghiệp, chung quy bỏ trong cái category là fighter cho fighter- bomber, fighter- interceptor, hay fighter- aggressor thì đúng hơn. Mà em chưa hề có cái mục tiêu là so sánh cùng loại cho chiến tranh Việt Nam đâu mà bắt bẻ. Nếu chỉ so MiG-21 với chiếc F-102 duy nhất mà Nguyễn Văn Cốc đã bắn thì thôi chắc chiến tranh Việt Nam Mỹ toàn dùng F-102 khi đánh miền bắc chắc.
    Thôi còn cãi miệng gì thì cãi bác Mai à, em không có thích cái phrase "bố thằng Mỹ mày" của bác đâu nhe. Nói thật là nhà em thì có cả người giúp miền Nam và cả giúp miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam nên em tránh chuyện thảo luận chính trị của cuộc chiến này. Nhưng mà nói luôn cái nửa giúp miền Bắc của nhà em góp phần đến mức strategic cho kết quả của cuộc chiến favorable về phía bác đó chứ đừng có lên lớp em về chuyện em support vũ khí nào tốt hơn là đúng hay sai theo cái kiểu bác. Em mà bị assimilated vào Mỹ thì chẳng việc gì em vào cái diễn đàn này để tranh cãi với các bác. Lúc đó thì mặc kệ các bác muốn nghĩ sao thì nghĩ, cứ đến lúc Mỹ nó dùng đồ nó thì effective là xong, who cares? Với bác Mai à, em viết cái khoản về mấy nhà toán học thế ngữ pháp Việt Nam mà bác còn quay lại bắt bẻ em là "điêu toa" thì thôi em chẳng chấp bác Mai làm gì. Mà nếu bác Mai thật sự là nữ và ở Việt Nam mà mãi đến 12 giờ đêm hay 1 giờ sáng mà còn thức gõ bài chọc em thì khá wierd đó .
    Bài sau em sẽ viết tiếp về AA-11 và công nghệ mới IIR của Mỹ cho AIM-9X.
    Ghostwind
    Được Ghostwind sửa chữa / chuyển vào 11:25 ngày 16/05/2003
  7. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi GhostWind chút,
    Bạn cho rằng các nước trang bị vũ khí Mỹ, khi tham chiến không có sự hỗ trợ tích cực của quân đội Mỹ thì các trang bị đó có phát huy tác dụng không.
    Rõ hơn một chút nhé, giả sử vì lý do nào đó mà Hàn Quốc không còn căn cứ Mỹ, không còn được sử dụng các vệ tinh GPS cũng như không được cấp tin tình báo của Mỹ, phải tự đảm bảo yêu cầu hậu cần (đạn dược, quân nhu...) cho chiến tranh thì thực lực của họ có đứng được trước sức tấn công (vẫn là giả sử nhé) của Bắc TT không?
  8. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Đồ chơi của Mỹ sản xuất thì rắc rối đòi hỏi nhiều công nghệ giá thành cao,như Tomahawk bắn ở Irac trong vài tuần là hết gần 1/2 số Tomahawk Mỹ hiện có .Nhưng cho đến bây giờ họ vẩn chưa khôi phục được số này nếu Irac còn cầm cự đến giwò này chắc Mỹ không còn 1 que Tomahawk cho tàu sân bay xỉa răng .Trong khi đó đồ của Mỹ luôn nêu bật tính chuyên nghiệp khi họ luôn cần đồng đội đi cùng để đánh nhau luôn cần sự hổ trợ cắt mất sự hổ trợ đó thì họ bó tay .Chẳng hạn phi công F117 thường bị khủng hoảng tinh thần do luôn phải đánh 1 mình do họ không được hổ trợ vì lý do an toàn cho họ .Còn hồi đánh Nam Tư đa số phi công NT đều cất cánh đơn lẻ hoặc thành cặp đôi mà đối đầu với 1 bầy máy bay của Mỹ nhưng tỷ số 2 bên vẩn là 1:1 nghĩa là trước khi bị hạ ít nhất họ củng mần được 1 chiếc F15 hay F16 của Mỹ .
    Vủ khí của Nga đơn giản dể xuất xưởng hàng loạt hồi đầu WW2 tối đa các tướng chỉ có thể tập trung được 10-20 khẩu pháo cho 1 Km trên hướng đột kích chính diện,trong khi yêu cầu là từ 50-60 còn đến khi họ bắt đầu truy kích Phát Xít thì trên 1 Km đột kích chính diện họ có từ 150-200 khẩu pháo trong đó có nhiều Kachiusa.Và bọn Quốc Xả bị nện ra trò .Trong chiến tranh mà càng đánh càng hăng càng đánh càng mạnh như thế thì mới bảo đảm được chiến thắng.Hồi đầu chiến tranh Nga chỉ có chừng 150 chiếc T34 các lử đoàn tăng của họ chỉ có chừng 20-30 chiếc là cùng mà đa phần là tank hạng nhẹ,tank cổ lổ sỉ .Các sư đoàn tank thì đến 80-90 chiếc là khá lắm có vài sư đoàn đến 3000 người mà chả có chiếc tank nào củng được biên chế là sư đoàn tank .Đến khi họ phản kích thì sao dù bị chiếm đóng đánh phá và phải cầm cự khó khăn nhưng đến giai đoạn phản kích ưu thế trong tank đối tank luôn thuộc về Nga trong số lẩn chất lượng (vì Tiger được sản xuất ít ,nặng cơ động kém và sản xuất rất lâu nhất là King Tiger hay Tiger II nặng gần 200 tấn trong khi T34 trong lúc xuất hàng loạt thì 1 nhà máy có chừng 1000 công nhân trong 1 tháng có thể cho ra chừng 150 đến 300 chiếc)
    Vả lại ta nên nhớ 1 điều là ngày xưa khi 1 đại đội Mỹ tập kích ta thì chỉ cần mần thịt được 1/2 số đó là bọn nó chạy ráo trọi còn ta thì có thể chiến đấu đến người cuối cùng (hồi xưa Đức đánh Nga củng vậy ) chính vì thế tính trên số đông 100 đánh 100 chưa biết thắng bại ra sao , 1 đối 1 thì dù lính Mỹ có là thiện chiến có là chuyện nghiệp nhưng bị cắt hổ trợ thì ...... chắc làm bia tập bắn quá.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 13:54 ngày 16/05/2003
  9. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Ghostwind
    Gửi lúc 06:11, 12/05/2003
    (trang 8)
    Nói về công nghiệp luyện kim. Đó là một trong những niềm tự hào lớn của người Nga chẳng thể chối bỏ. Hồi em mới bắt đầu tham gia các diễn đàn quân sự của bọn Mỹ, em rất hay đề cập đến điều này (ví dụ như sau kế hoạch 5 năm lần thứ hai Nga đã trở thành nước có sản lượng thép cao nhất nhì thế giới) khiến không khối đứa ghét. Có một đứa lúc đó bóp được họng của em chỉ bằng một câu thôi: "You think we built our superior weapons by importing steel or iron from Russia." Câu nói đó không phải không có lý lẽ của nó. Nhưng sau này nghiên cứu kỹ hơn, sẽ thấy rằng sau khi nước Nga Sô Viết tan rã, trong giai đoạn 1990 đến 1995, Mỹ bỏ ra khá nhiều tiền để mua công thức các hợp kim của Nga. Ví dụ điển hình là nhà tỉ phú Soros cũng sở hữu công thức hợp kim Titan và một số composite khác dùng để đóng tàu vũ trụ[/red]
    "You think we built our superior weapons by importing steel or iron from Russia."
    Bác bảo sao, người Nga làm gì từ thép của họ hay Mỹ làm gì từ thép của Nga?????.
    Thép và công nhiệp gia công kim loại là đỉnh cao của Nga đó. Để chạy đua với vỏ tầu ngầm hàn của Nga, Mỹ đạ vội hạ thuỷ và chìm một tầu hạt nhân đấy. Các phân tích sau này đã cho thấy: mối hàn ống chịu áp suất không như ý. Đây là chuyến đi đầu tiên của nó.USS Scorpion (SSN-589).
    Nó đây này. Đẹp không.
    vài ảnh nữa:
    http://www.history.navy.mil/photos/sh-usn/usnsh-s/ssn589-n.htm
    Ngày nay không ai bàn về chuyện thép Nga nữa trừ bác(vì người Mỹ cũng mua mà). Thép carbon bão hoà được các xưởng chiến hạm Nga áp dụng từ cuối TK19. Sau này kỹ thuật nhiệt luyện đó (thấm) được áp dụng cho các nguyên tố khác. Nó cho phép một khối thép duy nhất có nhiều lớp tính vật lý khác nhau. Đặc biệt quan trọng với các ống chịu áp lực lớn. Bác nhìn vỏ xe(lốp) chưa, lớp ngoài còn mềm nhũn mà trong đã căng cứng. Nếu Mỹ có thép Nga họ đã có thứ này:
    Đó là cái gì vậy, là khẩu pháo 152mm tốt nhất thế giới đó: M-69. Nó bắn đạn thường (trái phá-chống bộ binh và hầm hào) 1720m/s(tức là 3400m/s đạn chống tăng, 4000m/s và hơn nữa đạn tên lửa). Con số đó là ước mơ của Mỹ dự định chế tạo vào 2015. Kế hoạch đó đây nè:
    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/land/docs/4fcs97.pdf
    Thế M-69 đó là dự định đến bao giờ chế tạo của Nga. Thưa, đó là đồ cổ, chế tạo năm 1960 (không phải những năm 60), được trưng bầy trong bảo tàng bí mật Kubinka, Moscow.
    Nói về RAM đó ở đây nè:
    http://armor.kiev.ua/fofanov/Tanks/ARM/M-69.html
    Gun Specifications:
    Designation M-69 "Taran" (Battering Ram)
    Type Rifled
    Caliber 152.4 mm
    Features Bore Evacuator
    Barrel length 9045 mm 60 calibers
    Đạn thường
    Muzzle velocity 1720 m/s
    Penetration 290mm RHA plate at 90° at 2000m
    Bác thấy không, giá mà nước Mỹ học sớm kim loại Nga.
    ----
    Tiếp, Trân Tâu Cảng là trận đánh ví dụ rõ ràng nhất về thiết giáp hạm và tầu sân bay. Đây không phải là một thất bại của một trận đánh, vì từ 1935, Nhật nổi lên là đỉnh thế giới về tầu sân bay(cả trọng tải, chiều dài đường băng, số lượng máy bay manh theo, số lượng tầu). Hồi đó vũ khí phòng không rất ít và tồi, nên nhiều máy bay là thắng. Sau bác lấy Midway làm gì. Mấy tầu sân bay Mỹ trong trận đó không về Midway, bác đừng làm mọi người nhầm. Em nói thêm về chênh lệch thiệt hại nhé: Nhật: duy nhấy bị bắn rơi một chiếc máy bay gần sân bay Mỹ, còn các máy bay mất khác là do tai nạn hạ cánh. Mỹ: Bức tường khủng khiếp thiết giáp hạm bị xoá sổ. Một số tầu sau được trục lên nhưng đây là điểm đen trong hải quân Mỹ.
    nó đây:
    http://www.history.navy
    http://www.history.navy.mil/faqs/faq66-4.htm
    http://www.history.navy.mil/faqs/faq66-2.htm
    http://www.history.navy.mil/docs/wwii/pearl/CinCPac.htm
    Các bác có thể dùng ping-pong, Mai không trong fire wall, không biết có bị không.
    Quân Mỹ Anh ở Singapore, Phi Luật Tân, Indonexia đầu hàng. Mẹ con chiến hạm khổng lồ: Hoàng tử xứ Uên, Nữ Hoàng ELi-da-bet chìm nghỉm. Bác còn so với thời đầu chiến tranh Nga Đức được không(Nhật rất yếu so với Đức).
    Bác vào đây mà so:
    http://www.onwar.com/
    Bác lấy Midway có dụng ý gì ngoài mục đích đầu tiên của bác là so thiết giáp hạm và tầu sân bay, có thiết giáp hạm nào mà so. Sau đó cũng không bao giờ Mỹ chú ý đến tác chiến tầu ngầm. Trận đột kích Tôkyô trả thù cho Hawai tiếp tục thất bại thảm hại với B25 (mở ngoặc, lúc đó mặt trời không lặn trên nước Anh, Hải quân Anh-Mỹ mạnh nhất thế giới). Còn Nga mới xây dựng kinh tế 20 năm sau khi bị 14 nước tấn công. Bác còn trách tình nghĩa được không. Ba Lan, Hung luôn tự hào đã từng trong các quốc gia mạnh nhất thế giới. Dám đánh ông anh lúc ông anh yếu nhất. Kỵ binh Nga tẩn luôn, đến chân thành Wasava.
    Về tầu ngầm, bác cố cho rằng sonar và electromagnetic sensors (siêu âm và dò từ) trong cảng thì Mai không chấp. Nhưng dùng RADAR bờ biển phát hiện tầu ngầm thì chán lắm. RADAR định vị các mục tiêu trên biển, chỉ thị cho hoả lực. Đây là hệ thống nhiều và nhiều loại RADAR được dùng ở nhiều nước, trên tầu và bờ biển. Nó đánh được tầu nổi, máy bay, tên lửa chứ ai bảo nó nhìn thấy tầu ngầm. Tầu ngầm ta nổi lên hay tên lửa phóng từ tầu ngầm địch thì nhìn thấy. Tại sao bác biết không. Mọi đứa trẻ con Việt Nam đều biết điện chỉ truyền trên bề mặt chất dẫn điện. Chất dẫn điện, nhất là dầy như nước biển chỉ phản xạ RADAR, hấp thụ thành phần không phản xạ. Nói RADAR đi được trong nước biển cũng như nói siêu âm đi xa trong không khí làm nhiễu TV. Đây là kiến thức của trường đại học lấy server làm siêu máy tính.
    Ngày nay, chất siêu dẫn và máy tính siêu đẳng cho phép phát hiện tầu ngầm bằng sóng RADIO, nhưng thiết bị đó không phải RADAR, nó dùng bước sóng cỡ km. Còn bác bảo Mai rằng tầu ngầm không dùng liên lạc vệ tinh á. Ngoài thứ đó (sóng cỡ chục giga Hez) nó còn sóng dài và trung rất mạnh, được số hoá để bảo mật. Tại sao thế, để nhận lệnh thẳng từ Moscow tiêu huỷ Wasinhton khi vệ tinh mất. Nó còn liên lạc dây siêu âm với tầu nổi, laze với vệ tinh từ lòng nước nhưng không dùng vào cảng.
  10. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72

    Nói đến tên lửa, những loại mà bác Antey2500 kể toàn là siêu âm không à, em đã nói về khoản ấy, đa phần chỉ là cho chuyện chống hạm. Thực ra mấy loại đó chẳng thông minh gì hơn tên lửa Mỹ đâu bác à. Nếu bác muốn tranh luận về AI hay robotic (điều khiển học) phe nào hơn thì em không nghĩ là dễ để bảo vệ nước Nga Sô Viết đâu. Đơn giản là những loại tên lửa ấy về cơ bản nó cũng như nguyên tắc như Harpoon của Mỹ thôi, nghĩa là anti-radiation missiles, nó home về những mục tiêu static theo sóng radar do các mục tiêu đó phát ra. Những loại tên lửa này dùng để đánh radar là chính, do Nga nghĩ ra đầu tiên cho việc diệt hạm. Nhưng sau này phát triển dựa trên mô hình này của Nga, Mỹ là nước đầu tiên biến nó thành tên lửa chống radar trong chiến tranh Việt Nam, chẳng thế mà các bác nhà ta đã bật tắc radar liên tục trong Linebacker là gì. Đơn giản là tên lửa chống tàu của Mỹ (như Harpoon 2 bây giờ) nếu thật sự mà nói nó thông minh hơn của Nga nhiều đó bác - đó là do sự phát triển của công nghệ TV-guided của Mỹ. Nghĩa là nếu đặt một hạm đội những tàu chiến rất gần nhau và chỉ ra một chiếc để bắn thì khả năng gần như chắc là Harpoon 2 sẽ mạnh hơn Moskit về việc nó sẽ trúng ngay vào chiếc tàu mình chỉ nó bắn vì nó dùng cả radar signal và cả TV-guided tracker gắn trong tên lửa trong phase homing cuối cùng. Trong khi đó sẽ có nhiều khả năng là Moskit sẽ trúng vào vào bất kỳ một trong hai chiếc tàu nào gần nhau phát ra radar emissions như nhau vì Moskit cái homing của nó đơn thuần chỉ là dựa trên sóng radar của địch thôi. Chính vì thế mà các bác Nga bây giờ đang gắn thêm TV-guided cho Moskit hay Yahkont (loại này tầm còn xa hơn Moskit) thì phải. Điểm hơn của Moskit hay các tên lửa chống tàu thứ dữ của Nga như em vẫn nói đó là tốc độ supersonic của động cơ tên lửa và tầm bay cực thấp, tốc độ cỡ Mach 3 thì chỉ cho tàu địch đâu khoảng 25s đ

    Bác nhầm rồi. Tên lửa diệt hạm ban đầu định vị (định hướng thì đúng hơn) mới thế. Và Mỹ bây giờ vẫn thế. Điều đó giải thích tên lửa loại này của Mỹ không lập công nào, dù nhiều chiến tranh, còn Nga Pháp không tham chiến nhưng lập nhiều công.
    Tên lửa diệt hạm nhỏ Nga được tầu phóng đi dẫn đường , hay máy bay, hay chỉ huy trung tâm, hay máy quét mang theo, do đó nó định vị (không phải định hướng) chính xác và tấn công bằng nhiều phương án(bay là là hay bổ), cả boong lẫn mạn đảm bảo không thằng nào thoát. Nó còn biết cách chia mục tiêu ra để đánh nữa cơ (chúng tự lập trận tấn công). Chúng còn có thể đi ngầm trong nước, gần tầu địch mới bay lên cơ. Cái thứ tên lửa định hướng RADIO (không phải định vị RADAR) là thứ Mỹ nhà bác: Đức WW2, Nga những năm 50. Bác, vì học ở trường đại học lấy server làm siêu máy tính, lấy RADAR dò tầu ngầm, lấy siêu âm làm nhiễu TV nên mới tưởng Moskit định hướng RADIO. Định chỉ được hướng thì chỉ biết duổi theo hướng đó, sao bổ, vòng đánh, hay là phá huỷ mạn tầu cho nước tràn vào được, hay tổ chức lập trận tránh phòng không được.
    Các tên lửa hạng nặng , với đầu đạn nặng hàng tấn, tốc độ march 2 hay 3, phân tích, định vị mục tiêu có thể đánh vào bất cứ vị trí nào, đánh đắm bất cứ con tầu nào bằng nhiều phương án. Loại này ăn đứt thứ đầu đạn nặng 122kg, tốc độ march 0,7 (không làm thủng vỏ tuần dương hạm, bị đại liên điều khiển máy tính bắn rụng). Mỹ phải trang bị DU cho súng phòng không tầu biển để chống tên lửa Nga đó.
    Moskit trước đây cũng có dùng sóng RADAR địch bao giờ hả trời đất. Các máy bay không người lái hay trực thăng, hay máy bay phóng nó dẫn đường cho nó đấy chứ. Mác nói văng mạng như vậy đừng trách Mai lắm mồm.
    Ucraina sau khi tách ra gây lắm tai nạn lắm. Nhưng mỗi tai nạn làm QS thế giới hoảng cả đấy. S300 của nó thực sự đã diệt mục tiêu (máy bay chở khách) 200km đó.
    ------

    Còn tên lửa đất đối không thì Mỹ luôn khá phục Nga vì cái này do military doctrines thì đúng hơn. Mỹ luôn là nước offensive về military tactics nên Nga ngược lại chính là defensive vậy. Họ có hệ thống phòng không lớn nhất thế giới này bao gồm đủ thứ chủng loại cho cả ba tầm trời. Nếu đem PAC-3 của Mỹ ra thì có thể so sánh được đôi chút. PAC-3 vẫn thường xuyên bắn Scud (ballistic) khá chính xác và cả máy bay Mỹ - thứ mà lâu rồi phòng không thế giới ít bắn rơi. Nói chung có cái dở là chúng ta nghe nói về S-400 thì nhiều nhưng chưa bao giờ thực sự thấy nó làm việc thế nào dù reported range của nó là khá cao (đến cả 500km) và rằng nó có thể bắn tàng hình. Dù sao thì có lẽ nên theo logic truyền thống là Nga mạnh hơn về khoản này vậy. Nhưng nếu nói về phòng không trên tàu chiến thì Nga thua xa Mỹ do hệ thống điện tử - có dịp em sẽ nói cụ thể hơn về điều này. Đó chính là do Nga theo nguyên tắc truyền thống cho tên lửa đất đối không, dựa trên ground control cho SAMs là chính, họ có rất ít kinh nghiệm về việc estimate level of threat theo cơ cấu cả hạm đội của Mỹ vốn bao gồm nhiều chủng loại hợp lại trong việc track mục tiêu cùng một thời điểm - submarine, AEGIS, E-3 Sentry, P-3C, E-2C, và cả satellites. Hê hê, nói đến phòng không Nga, có một chuyện hay chọc cười là Mathias Rust bay Cessna 172B từ Đức, Hamburg vào quảng trường Đỏ vào năm 1987 - để đến sau này trong quảng trường Đỏ có cái bản hiệu "Cấm đậu máy bay ở đây" . Dĩ nhiên là em cũng không quên dưới thời Clinton cũng có một cậu gà mờ lao vào nhà Trắng hay 11/9. Những đế quốc đồ sộ hùng mạnh mà đôi khi mắc phải những lỗi ngớ ngẩn - kiểu như mấy cậu học trò xuất sắc trong lớp hay va phải khi tính toán cộng trừ rồi sau đó cười trừ.
    Em thì không biết gì về vũ khí EMP, bác Antey2500 biết nhiều hơn kể cơ cấu hoạt động thế nào cho mọi người trong diễn đàn nghe với. Và cái chuyện làm tan băng trên cánh máy bay thì hay thật nhưng không biết là chi phí bao nhiêu để làm cho mỗi máy bay. Vùng em ở Mỹ có khá nhiều băng tuyết - mỗi khi máy bay bay vào mùa đông máy bay lớn thì không nói gì nhưng máy bay nhỏ thì họ phải đem dung dịch muối nitrát ra xịt lên cánh để nó khỏi đông khi bay - nhìn trong máy bay ra thấy mà rét - nó mà rơi cái ạch khi bay thì thôi see you mất tiêu luôn .

    PAC-3 bắn Scud đạn đạo hiệu quả hồi nào. Bác biết rằng dân Israel sợ thế nào không, mà Iraq mỗi lần chỉ bắn một quả, mỗi đêm nhiều lắm vài quả mà chặn tỷ lệ được bao nhiêu: không đầy một nửa. 2003 thì Iraq không bắn Scud. Irael nó sợ dũng sĩ yêu nước đó đến nỗi tự chế ra Arrow. Đài Loan cũng dùng thứ Arrow đó. PAC-3 chỉ có Mỹ và bác cho là tốt thôi. Còn S300 mạnh thế nào ư: Sip định trang bị, thế là cả châu Âu kéo vào đòi bỏ. Châu Âu nhiều chuyên gia quân sự giỏi hơn bác Ghostwind.
    Nhân đây nói luôn, thứ Scud đó thì Sxxx và Antey cho là trẻ em. Thực chất, chất lượng tồi của SA Mỹ được thể hiện từ lâu. Nghe bác tán về SA chán quá nên Mai tôm cá chút.
    Mỗi tên lửa "to air-phòng không" đều có 4 thời hoạt động. Người ta bỏ đi một vài thời do vũ khí khác làm hộ nó.
    1-Đầu tiên: xác định phương án đánh (đánh mấy quả, mỗi quả đường đi dự tính ra sao). Kết thúc thời kỳ này với SAM 2, 3 là lấy góc bắn (đứng và ngang). Lúc này, hệ thống theo dõi chặt chẽ mục tiêu nhưng đầu đạn chưa log
    2-Tiếp: xuất phát. Tên lửa rời bệ phóng, đạt tốc độ và hướng bay dự định rồi cắt tầng đẩy xuất phát
    3-Chiếm vị trí tấn công. Tên lửa dùng động cơ có thời gian làm việc dài nhất (tầng giữa) đưa tầng tấn công đến vị trí xuất phát tấn công(bao gồm vị trí, tốc độ, hướng bay) và log.
    4- Tấn công. tầng tấn công của tên lửa lao đến mục tiêu, đường đi phụ thuộc vào khả năng định vị, tốc độ tính toán của não và động cơ, khoảng cách với mục tiêu ưu việt nhất thì phát nổ.
    Sxxx thời kỳ 1 và 2 nhập vào nhau, vì nó được phóng thẳng đứng, hướng xuất phát tự động điều chỉnh sau khi phóng. Còn SAM2,3 như tên lửa hiện đại Mỹ: mất thời gian quay bệ phóng. Do đó, Sxxx thả cửa mỗi mục tiêu được một quả đạn. Còn Mỹ: cả bệ phóng một mục tiêu, và phải dùng nhiều bệ phóng mới thực hiện nhiều phương án đánh. Do đó bệ phóng nhiều mà vẫn để lọt nhiều.
    Thời kỳ 3, với tốc độ và tầm bắn khủng khiếp của Nga, không bàn nữa.
    Thời kỳ cuối (tấn công). Bác vào box này đọc lại các bài viết về Arrow, PAC-3. Đây không phải là tên lửa đánh chặn. Thời kỳ 3 làm chúng có vị trí đánh đuổi (vòng ra sau địch và đuổi). Góc tới của chúng thấp (25 độ). Và quan trọng là đầu đạn nhỏ nên phải đâm vào mục tiêu mới lập công. Trong khi đó, do định vị siêu đẳng, S300 đã có thể tấn công march 1,5 từ góc lớn (180 độ, tức là đánh chặn) và hiệu quả. Nó không thể vào quá gần mục tiêu nhưng đầu đạn lớn bù lại: SAM 2 đã một lần cho 3 máy bay rụng bằng một đạn. Với khả năng một bệ phóng, 6 đạn đến từ các hướng, không một tốp máy bay nào thoát cái chết từ S300. Còn Antey2500 thì: tốc độ 4500m/s, khả năng phát hiện mục tiêu nhỏ, não thông minh, nó chả cần nổ cũng xuyên qua cửa sổ máy bay march2, bắn rụng Rạng Đông Mỹ ở góc bắn tốt hơn. Bác thấy không, tên lửa phòng không chủ lực (và hơi cũ) Nga đánh chặn ăn đứt tên lửa chuyên dùng đánh chặn Mỹ. Mà cái kiểu vòng ra sau mới đuổi được làm dân Israel chết một đống.
    Bác chán về vật lý lắm. Ai đời trát muối lên máy bay chống đóng băng bao giờ. Gió thổi bay hết muối thì toi à, có để máy bay qua đêm thì dùng. Kính máy bay bác có thấy máy lau bao giờ không: một lớp vàng cực mỏng dẫn điện làm băng rời ra. Và bác cũng nên đọc về SA nhiều hơn trước khi nói chuyện. Tất cả các SA như em nói đó, đạn log ở thời kỳ cuối, thời đầu cũng có thể log: tên lửa tầm rất ngắn, log trước khi phóng. Còn thời 1,2,3, máy tính hay thậm chí là người lái nó. Nó cũng có thể nhớ đường đi, đến nơi tìm mục tiêu hay định hướng bằng RADAR riêng nhưng rất tồi( vì RADAR bé trên đầu đạn sánh sao được RADAR to tướng ở nặt đất). Còn thời 4 thì ai lái nổi nó, khi các quyết định trận đánh diễn ra 1/100 giây và nhỏ hơn. Bác bảo tên lửa tầm bắn vài km tự động hơn 200 km thì Mai thua. Vì đây là những tên lửa tầm cực ngắn, chỉ có thời 4(tấn công). Tên lửa AA của MIG21 cũng vậy, phi công và MIG chạy 1,2,3 cho nó, vào 5km nó chạy thời 4. Nhưng thay bằng lái mặt đất, người ta phải dùng ô tô chở tên lửa tầm ngắn đến mục tiêu bác ạ. Bác cười phòng không Nga á, NC cũng vậy khi trắc thủ xin phép bắn máy bay thả truyền đơn bậy: trực ban đang....đánh bài. Nhưng U2, B52(Việt Nam) thì sao. Và tin mới nè: hôm kia Bắc Hàn bảo Nam Hàn chứa chấp 7 chiếc F117 Mỹ, Mỹ im như ro bác à. Đây là hệ RADAR cũ mèn mà. Việc thông tin với mặt đất đặc biệt quan trọng khi xác định vị trí và tốc độ mục tiêu->cho phép đánh chặn.

    Còn về tên lửa không đối không thì thôi khỏi nói, em chẳng cãi làm gì. Bác Mai cứ tìm tài liệu Mỹ mà đọc về tên lửa của họ, chứ đọc tài liệu Nga mà suy ra đó là đồ Mỹ thì không đúng đâu. Như em đã nói Nga khi phát triển tên lửa không đối không họ đã là kẻ đầu tiên cho ra chuyện kết hợp nhiều phases và guidance khác nhau. Và vì IR fuse luôn là điểm mạnh của Nga nên họ luôn kết hợp nó vào trong giai đoạn cuối. Điển hình là R-27 hay AA-10 có cả versions cho SARH và cả IR for all phases. Chứ không có chuyện tên lửa không đối không nào cũng IR trong giai đoạn cuối cả đâu - thế thì còn gì mà gọi Active Radar Homing fuse nữa cho nó mệt. Mà Mỹ thì cái chính của họ là cả mớ tên lửa không đối không ARH proximity fuse chứ chẳng đùa. Mỹ đi đầu trong khoảng SARH và cả ARH trong lịch sử phát triển tên lửa không đối không; nên chỉ vì bảo vệ cho chuyện lúc đó vào thời chiến tranh Việt Nam Nga vẫn còn đang phát triển thứ đó mà Mỹ đã có rồi mà bác Mai nói là cái gì cũng IR fuse là không đúng. Còn nữa máy bay đánh chặn với fighter-aggressor - không thể nói chỉ vì lúc đó miền bắc Việt Nam không có loại gì như AIM-7 nên MiG-21 nó đánh chặn nên toàn tên lửa tầm ngắn. Buồn cười, MiG-31 cũng đánh chặn về sau này của Nga đấy mà sao có cả 6 quả AA-9 long range đó và nó có maneuver tốt gì đâu mà tốc độ cao là điểm chính của nguyên tắc interceptor này. Mà phi công Mỹ bay vào miền bắc thì có cả F-4 fighter-bomber và F-4 fighter-aggressor đấy cho MiG CAP. Và cũng đừng quên là F-4 cũng có mẫu đánh chặn đấy nhé - các bác cứ đọc chiến tranh dọc khu Israel nhiều thứ đó lắm. Những chuyện đánh chặn hay tiêm kích là những định nghĩa cực kỳ tương đối tùy thuộc vào sự phát triển máy bay của từng nền công nghiệp, chung quy bỏ trong cái category là fighter cho fighter- bomber, fighter- interceptor, hay fighter- aggressor thì đúng hơn. Mà em chưa hề có cái mục tiêu là so sánh cùng loại cho chiến tranh Việt Nam đâu mà bắt bẻ. Nếu chỉ so MiG-21 với chiếc F-102 duy nhất mà Nguyễn Văn Cốc đã bắn thì thôi chắc chiến tranh Việt Nam Mỹ toàn dùng F-102 khi đánh miền bắc chắc.

    Mai nói trên kia thì bác hiểu chứ ARH thực chất là định hướng (không phải định vị) RADIO(không phải RADAR), vì một đài nhỏ xíu (vài chục cm ) đơn lẻ không thể xác định chính xác khoảng cách. Không đưa được một thông tin gì về tốc độ mục tiêu. Chỉ có thông tin không chính xác về hướng tương đối (đạn và mục tiêu) và chúi mũi theo đó. Trong khi đó, đầu dò đa kênh (nhiệt, điện từ, quang) với khả năng phân biệt "màu" của hồng ngoại vỏ động cơ hay mục tiêu giả (chap). Hỗ trợ lẫn nhau và từ mặt đất nên thông tin về vị trí và tốc độ (thậm chí loại mục tiêu->tính năng) rất rõ ràng, tên lửa Nga có khả năng độc đáo và rất cần thiết: đánh chặn tầm xa. Và giai đoạn cuối, RADAR nào xác định được mục tiêu đến met trong 1/100 giây. Hay bác nhầm với đầu dò RADIO: xác định khoảng cách để phát nổ. Cái này ban đầu Nga cũng trộm Mỹ đó. Đầu dò đa kênh cho phép phân biệt mục tiêu giả: có hồng ngoại đúng thì thiếu RADAR.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này