1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng Nga sẽ tiếp tục chịu thua Mỹ trong thế kỷ này?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ALPHA3, 05/05/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    minh-mai viết hay quá,
    Xin hỏi có bạn nào biết rõ về tính năng tấn công của máy bay ở góc lớn (high AoA) không. Tôi có đọc đâu đó (nhưng không thể nhớ rõ) là máy bay Nga có thể sử dụng vũ khí ở AoA lớn hơn của Mỹ nhiều. Hơn nữa với máy bay Nga phi công có thể lock mục tiêu ngay trên HUD và tên lửa có thể bắn khi mục tiêu nằm ngoài hướng bay. Không rõ ở chế độ đó làm sau tên lửa có thể lock được nhỉ.
    Và còn một điểm nữa về Su27 và các Su sau cùng Mig29 có datalink với máy bay bạn, và có thể tìm và tấn công đối thủ ở chế độ tắt radar (nhờ radar bạn và irst), không hiểu có đúng không vậy. Và máy bay Mỹ thì các dòng nào có khả năng này..
    Một điểm nữa trong so sánh của phi công Nato giữa F16 và Mig29, có nói đến vấn đề công tác chuẩn bị phóng của Mig29 cần bật đến hàng chục công tắc. Không rõ thông tin này có chính xác không vì việc lock trên HUD của Mig29 rất đơn giản mà.
    Mong được chỉ giáo.
  2. VIKING_VN

    VIKING_VN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Nga diễn tập chống tấn công giả định từ Mỹ, Anh


    Theo báo Nga Nezavisimaya Gazeta, bộ chỉ huy quân đội Nga dường như đã học được bài học từ cuộc chiến Iraq và đang có kế hoạch phô diễn cho Mỹ và các đồng minh thấy khả năng phản ứng toàn diện của Nga trước mối đe dọa từ phương Tây. Theo kế hoạch, Tổng Tham mưu trưởng không quân Nga, tướng Vladimir Mikhailov, nộp kế hoạch tổ chức diễn tập lên Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Ivanov hôm qua, 15-5. Tờ báo cho biết các cuộc diễn tập dựa trên bối cảnh một cuộc xung đột khu vực phát triển thành một cuộc chiến tranh.


    Theo tờ báo này, ngay khi Tổng Thư ký NATO George Robertson rời khỏi Nga, Moscow sẽ tiến hành ngay lập tức các cuộc diễn tập quân sự có quy mô lớn nhất trong nhiều năm qua. Trong các cuộc diễn tập này, các máy bay ném bom chiến lược và các tàu ngầm mang tên lửa sẽ mô phỏng các cuộc tấn công hạt nhân nhắm vào các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Mỹ và Anh. Các phương tiện quân sự hiện đại này của Nga cũng sẽ tìm kiếm và phá hủy các hàng không mẫu hạm của hải quân Mỹ. Các lực lượng Nga cũng sẽ thực hiện các cuộc huấn luyện làm tê liệt các vệ tinh do thám của Mỹ nhằm ?olàm mù? Lầu Năm Góc và ngăn chặn việc Mỹ sử dụng các vũ khí chính xác chống các đơn vị vũ trang Nga.
    Các cuộc diễn tập ?ovô tiền khoáng hậu? của Nga dự kiến diễn ra trong hai ngày 17 và 18-5. Tham gia cuộc diễn tập có 13 máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95MC, 12 máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 và 4 máy bay tiếp nhiên liệu Il-78.

    Theo Người Lao Động

    VIKING
    [/size=4
  3. naval_flanker

    naval_flanker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Phi công Nga ko phải lock trên HUD mà là trên Helmet, có một hệ thống lock mục tiêu ở trên mũ của phi công, anh ta chỉ cần nhìn vào mục tiêu với góc tấn công cực lớn (lên đến 90 độ, dùng tên lửa AA11 Archer gì đó, kô nhớ lắm). Cách tấn công này rất hiệu quả khi máy bay đối đầu với đối phuơng, sau đó phóng vọt lên cao, lộn ngược và bổ nhào xuống. Thể loại này rất hiệu quả khi dogfight - điều mà là sự vượt trội của máy bay Nga so với máy bay Mĩ và Nato (trong phạm vi dưới 10km). Mà tên lửa loại này hình như là passive infrared homing, có dự đoán mục tiêu sau khi bắn. Bên canh đó, do tính chất lock mục tiêu bằng helmet mouted sight là phân tích ảnh nên nó dễ dàng lock máy bay tàng hình

    Tằng tằng tằng, ợh...
  4. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Có phải loại mũ phi công này sử dụng công nghệ thực tại ảo không bác?
    Kiên
  5. Ghostwind

    Ghostwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Bác Mai à, có điều này nói thiệt, bác Mai thì chỉ cho em vài ba cái links về lịch sử rồi sau đó quay lại ném cho em một mớ những thông tin kỹ thuật mà em chẳng biết là từ đâu và chẳng đọc từ bao giờ - ngược với những thông tin em đã đọc mới kinh. Nhưng em chẳng ném lại cả mớ kỹ thuật làm gì để cãi với bác - sáng nay em cũng tự hỏi chẳng biết em hay bác rơi từ trên trời xuống. Em có đọc lại những articles hay sách mà bọn Mỹ viết về tên lửa cũng như máy bay để chắc chắn là những bài em đọc cách đây vài ngày khi viết trả lại cho bác Antey2500 là chính xác. Sau đó em thật sự chẳng biết là ai đúng không phải vì cấu trúc suy luận gì mà là nói thật em chẳng phải là người chế ra mấy quả tên lửa đó cũng như em nghĩ bác cũng chẳng phải vậy. Thành ra em sẽ không ném tiếp mấy mớ kỹ thuật đó ra làm gì, những bài mà em viết trả lại cho bác Antey2500 đều là do em dịch và dựa trên kiến thức của em về tên lửa sau bao năm để nói trong tạp chí Airtime publishing của không quân Anh và rất nhiều sách của không quân Mỹ như "11 days of Christmas bombing", "Rolling Thunder", "Thud Ridge", "To Hanoi and beyond", "Samurai - Zero units", "P-47 Thunderbolt", "P-38 of WWII", "The blond pilot of Me-109", "MiG-17 and MiG-19 units of Vietnam war", "MiG-21 units of Vietnam war", "Air clashes in the Vietnam war", "U.S. MiG-29 units of the first Gulf war", ... Nhưng nói chung là em có cả mớ sách ấy vẫn quanh em nên vì tính official của chuyện in ấn, em sẽ chọn tin mấy sách ấy hơn là bác - em chẳng phải chế ra máy bay nhưng em cũng logical vậy. Còn nếu bác không phiền thì bác cứ email cho em, sau đó bác cho em địa chỉ của bác, em sẽ gởi sách cho bác về máy bay Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai, chứ chiến tranh Việt Nam thì chắc chờ em scan, rồi em chuyển qua text rồi email cho bác, chứ cục kiểm duyệt của Việt Nam thì không cho mấy cái sách về chiến tranh trên không ở Việt Nam vào, dù là cả sách do giáo sư người Hung mà bạn shinano nhắc. Vì những sách đó thì họ nói ít máy bay Mỹ rơi lắm chứ không như nhà mình luôn nói bắn rơi bao nhiêu chiếc này nọ, và họ chê nhà mình nữa về MiG các thứ. Thành ra cứ email em em chờ.
    Còn chuyện trường em có siêu máy tính hay không thì cũng dễ thôi. Bác cứ lên web tra những trường đại học ở Mỹ có siêu máy tính, sau đó email em hỏi đại khái một câu gì đó về em rồi sau đó vài ngày em sẽ email lại bằng cái dọt edu của một trong những trường đó để bác thấy. Sau đó ping lại cái IP để chắc là em không mask email address, còn nếu mask cả IP thì phải có server web-based mà em thì không giàu đến mức đó nên bác khỏi lo chuyện đó. Dĩ nhiên là bác phải hứa cái vụ privacy của em trước giùm - không thì chắc em đổi tên thành "Người ra đi không về - 2" quá.
    Còn chuyện bác nói MS chuyển giao toàn bộ code cho Nga thì trước hết chắc em phải xem lại cái NSA của Mỹ nó làm việc thế nào đã. Có mỗi cái vụ Adobe eBook Reader bị AEBPR của Elmsoft's của Nga break mà bọn FBI còn làm dữ kinh khủng, bỏ tù cả hacker Nga khi ổng sang thăm Las Vegas, Mỹ - thì cái chuyện phần mềm siêu máy tính thì hơi xa vời. Bill Gates chắc cũng chưa ngốc đến mức muốn đầu rời khỏi cổ. IBM cách đây vài năm còn mất vía với NSA chứ chưa nói đâu xa. Ai mà tin được tin của bác - quyền lợi tư bản ích kỷ thế nào bác biết hơn em, vì việc gì có mấy cái order nho nhỏ của Nga mà risk cả công ty.
    Còn bác Mai à, chuyện em nói về kim loại là để thấy bọ Mỹ chúng không quan tâm nhiều lắm đến hợp kim Nga đâu bác. Có có thì chắc chỉ ở tầm chiến lược thôi. Chứ các bác ở đây ai cũng biết chỉ cãi để xem đồ Mỹ hay Nga ai hơn trong phạm vi nhấp nhỉnh thôi chứ chẳng ai như bác cái gì Nga cũng hơn Mỹ, cò những thứ Mỹ hơn Nga thì toàn trích từ bài em ra rồi sao đó downplay. Cái đó cho em cái cảm giác bác chỉ đọc tài liệu một phía. Kiểu như cái chuyện Nga sau này nói dùng Su-37 and throw AA-11 over the fighters' shoulder. Nếu như mà có ném được thì chắc cái đầu tiên sẽ trúng là máy bay trong đội hình chứ chẳng phải địch nào. Mà cái khoản fighter flight formation thì Nga còn cứng nhấc hơn cả Mỹ. Toàn những rubbish writing - cái này không phải em nói nhe, sách Mỹ viết đó.
    Rồi có mỗi cái chuyện USS Enterprise, Lexington đi khỏi Pearl Harbor khi nó bị đánh. Và Midway mới là căn cứ chính của aircraft carriers của Mỹ ở Hawaii mà bác còn không biết mà còn cãi lịch sử thì thôi chẳng việc gì em tiếp tục cãi mấy cái khoản lý luận khác của bác.
    Còn trận Midway là trận có ý nghĩa sống còn cho chuyện chuyển từ thế defensive của Mỹ qua offensive trên Thái Bình Dương ai mà không biết. Em nói Nga dùng chuyện đó là cho việc phát triển tàu ngầm chống aircraft carrier chứ có nói về thiết giáp hạm với aircraft carrier đâu. Nga họ mãi đến 1975 mới có cái aircraft carrier ra hồn thì học doctrines của Mỹ làm gì. Chính vì thế mà em nói những bài học trong chuyện bảo vệ hàng không mẫu hạm chỉ là cho chính nó mà thôi. Bác đọc lăng quăng bài em rồi quay lại dùng mồm mép nào đủ thứ để cãi phăng tất cả.
    Mà em không có đọc mấy cái site public cho chuyện chiến lược phát triển từ Pearl Harbor đâu mà là từ trường dạy Hải Quân Mỹ đó bác, cả đánh giá của họ về ý nghĩa của Midway. Chứ bác thì có mỗi cái well-known Pearl Harbor để mà chỉ search nó.
    http://www.owlnet.rice.edu/~nava202 - Tiếc là bác chẳng vào được 400 level courses tại nó có password để mà đọc về tàu ngầm Mỹ.
    Còn bác nói Mỹ bỏ ngỏ không dùng gì tàu ngầm như em nói. Xin lỗi bác bác không biết thì có. Chẳng cần cãi hạm đội tàu ngầm Mỹ đánh nhau như thế nào trong Thái Bình Dương để bác biết thêm thứ mà quay lại chọc em chỗ này chỗ kia như cái bài em viết về Midway vừa rồi. Chỉ trích dẫn một câu đơn giản thôi.
    ?oWe shall never forget that it was our submarines that held the lines against the enemy while our fleets replaced losses and repaired wounds.? - Fleet Admiral Chester Nimitz, 1947
    Bác đọc cho cùng thì cũng chỉ từ góc nhìn của Nga hay Mỹ cho chiến tranh thế giới thứ hai là cùng. Bác đâu có đọc cả sách của Nhật hay Đức viết sau chiến tranh thế giới thứ hai để mà nói. Chỉ ở Mỹ tự do ngôn luận nên mới có khoản này.
    Rồi nữa em chưa bao giờ nói radar bờ biển thật sự phát hiện tàu ngầm nhe. Bác bỏ thời gian mà đọc hệ thống AEGIS của Mỹ, cái này là radar chống tên lửa trên không. Nhưng sau này nó kết hợp cả reporting từ cả từ P-3C đo sonar trong các vùng biển khác nhau để phát triển tàu ngầm và mô phỏng nó dưới dạng sóng radar chuyển lại cho E-3C để nó định vị và điều khiển máy bay chiến đấu đến bỏ bom thường thôi nếu không có đồ nghề gì khác chứ chưa nói gì xa xôi - cái này gọi là simulation đó bác nhưng dùng được trong chiến tranh.
    Còn thôi cái fuse bác nói mà radio thì thôi Mỹ nên đổi lại thành - Semi-Active Radio fuse hay Active Radio fuse cho rồi. Đừng có quay lại đây mà cãi với em là tại trong chữ RADAR có chữ Radio, chỉ thêm buồn cười. Cãi kiểu bác thì bác nên vào fas.org mà cãi với bọn kỹ thuật trong đó, nói chúng nó sửa tên lại cho rồi. Sách của bác đọc chắc 1960s hay gì thì chắc có thể đúng.
    Còn em không nhắc làm gì nhưng từ cái chuyện bác phân tích máy bay đánh chặn chỉ tên lửa tầm ngắn thôi là em đã buồn cười lắm rồi. Bác lơ em nói tiếp khoảng khác chọc em làm như professional lắm. Xin lỗi bác cả em cũng chỉ đọc sách và dịch lại bài Mỹ viết theo phân tích kinh nghiệm của em thôi chứ chưa có nói gì cũng như sấm như bác.
    Rồi bác có thật sự theo dõi tin tức không đó. 2003 vừa rồi đầu chiến tranh Iraq có bắn vài quả Scud nhưng đều bị chặn cả nhờ vào PAC-3. Lúc đó nào là tin quân Mỹ chạy tán loạn trong căn cứ tìm mask khi một quả Scud rơi ngoài xa mạc. Và cũng chỉnh bác luôn cái đoạn tên lửa gì bắn rơi cái máy bay hành khách đó, không phải S-300 nói để bác mừng S-200 đó bác. Mà bắn rớt máy bay hành khách thì hay lắm chắc, giống như Nga bắn rơi mấy chiếc của Nam Hàn từ đẩu đâu trong chiến tranh lạnh vậy. Hay cái chuyện lịch sử phát triển tàu ngầm Nga và Mỹ thì phe nào chìm nhiều tàu một cách vô duyên hơn vì mấy cái quả mà mấy bác khen quá trời đó hay chết cả một lúc 100 nhà khoa học trong cái tàu ngầm Soviet Submarine 3 tháng 10 năm 1986 hay Kursk gần đây với ngư lôi từ trường hay có thể là SS-N-16 sau bao nhiêu năm trời thử nghiệm thì hay quá.
    Còn nữa bác đá bát giùm Nga đó nhe, Anh Mỹ giúp Nga không ít trong thời chiến tranh thế giới thứ hai chứ đừng ở đó mà nói. Và đừng nói là do xây dựng CS Chủ Nghĩa (chứ em không nói XHCN vì chưa ai đạt đến đâu) làm cho nước Nga mạnh lên về quân sự đâu, bác quên chiến tranh Nga với Phần Lan ai thắng chắc và Nga đánh Afganistan thì stalemate thế nào hay những chuyện đưa quân vào Hung hay cả suýt nữa là Ba Lan sau này thì hay quá.
    Bác Mai cứ viết thêm vài bài nữa để em cười rồi em sẽ đi thôi như theo cái mà em nghĩ là đang ở trong đầu bác. Cái kiểu mà cái gì cũng từ A - Z là thế này chứ không phải là thế khác thì đến giờ em mới hiểu tại sao người lớn khuyên em là ở Việt Nam chẳng thể làm gì được vì new ideas là bị blocked cả thì bây giờ em mới thấy qua diễn đàn này.
    Ghostwind
    Được Terminator3 sửa vào 08:59 ngày 17/05/2003
  6. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    GhostWinds nóng tính thế, tôi thấy bài Minh-mai phản bác cũng có lý lắm chứ, tất nhiên ngoại trừ vài câu khích bác
    Bạn bình tĩnh nhớ lại đi, vừa rồi Iraq có bắn quả SCUD nào đâu, toàn đồ clone tự chế AlSamut I mà (Al Samut II bị phá trước chiến tranh rồi). Mỹ , Ixrael cũng công nhận thế mà!!!
    Còn về số máy bay Mỹ công nhận bị rớt tại VN thì theo tôi con số của cả 2 bên công bố đều không chính xác, số của Mỹ sẽ thấp hơn thực tế và của VN thì cao hơn. Nhưng nếu nhìn vào số máy bay mà Mỹ đầu tư vào cầu Hàm Rồng và LinebackerII thì tôi thiên về con số của VN hơn.
    Minh-mai nhầm S300 với S200 nhưng ý của Minh-mai là tầm bắn khủng khiếp của nó, chứ chẳng phải khen sự cố đó đâu. Bạn có thấy tầm 200km với SAM là khủng khiếp không??? Tất nhiên khi chiến với fighter thì tầm sẽ giảm đáng kể, nhưng con số 200km thì cũng khiếp đấy chứ???
    Số sub tai nạn của cả 2 bên đều không ai rõ vì vũ khí đó nhiều lúc hai bên đối địch cũng chẳng theo dõi nổi hành trình của nhau, biết đâu được chỗ nó tịt???
    Còn về nguyên lý và giai đoạn của các vũ khí tôi thấy Minh-mai nói cũng chuẩn đó chứ, ít ra là trong thế giới của Newton
    Thôi hè đang nóng, làm tí cho mát mẻ đã
    Bạn cứ tiếp tục post bài đi, các bài của bạn tôi đọc thấy cũng hay và bổ ích lắm.
    To Minh-mai: Bạn chịu khó nhẹ nhàng chút cho vui cửa vui nhà nhé
  7. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Cả bài của bạn Ghostwind phản bác lại bài của minh-mai mang tính cá nhân nhiều và không có chứng cứ xác đáng về lập luận nên hai bên sẻ dể gây tranh cải tiếp ,nói chung là bài này không thuộc về phạm vi Kỹ Thuật mà là cá nhân rồi nên cái bài có câu này là đáng quan tâm nhất này
    Được Terminator3 sửa vào 08:59 ngày 17/05/2003
    Bác Ter3 bận bịu thế mà củng phải dành thời gian ra chỉnh sửa lại đôi chút thì tôi đoán là khi viết bài này bạn Ghostwind hơi nóng nảy còn bạn Minh-mai viết bài củng không được bình tỉnh nếu cứ thế này chắc phải hạ hoả cho 2 bạn mất .
    Còn về Kỹ thuật này :
    Radio và Radar bạn Ghostwind bảo là nó khác nhưng nó không khác đâu Radar : Radio distanning and rangging .Radar nghỉa là dùng sóng radio để đo khoảng cách và tìm mục tiêu đấy .Do đó nói Radio hay Radar thì đều không sai về mặt lý thuyết nhưng về nguyên tắc thì 2 thằng khác nhau không ai nói là Semi Active Radio Homming đâu vì bản thân 1 sóng radio không làm được chuyện này mà Radar làm được chuyện đó .SARH ở đây là ta đang nói đến phương thức hoạt động của phương pháp dẩn đường này .Còn phương thức hoạt động của tất cả các radar đều dựa trên sóng điện từ nghĩa là đựa trên phương tiện là Radio .Củng là mấy từ Kỹ thuật đó nhưng ngử nghĩa nó khác nhau ghê lắm nắm không vửng lộn cái này qua cái kia rồi ông nói gà bà hiểu vịt lại đâm ra cải nhau như gà vịt thì quả thật là không hay.
    Còn về khả năng đánh chặn của PAK trong 1991 thì bạn Ghostwind nên xem lại tư liệu xem hồi đó món vủ khí phòng không hiện đại kia đập được bao nhiêu % thứ Scud A cổ lổ sỉ của Irac.Quả thực ai củng nó là nó kém hiệu quả ,rồi còn cả vụ PAK-3 đánh cháy 1 chiếc Tornado của Anh rồi 1 chiếc F18 bị PAK-3 log anh phi công sợ quá bắn ngay 1 quả hoả tiển chống radar để cảnh giới ,2 bên bị 1 phen hú vía .
    Quay lại vụ nhận biết địch ta của Nga tất cả máy bay của Nga khi trang bị hệ thống này bay chung với 1chiếc khác đều an toàn và chiếc không có trang bị hệ thống ấy bị ăn hoả tiển tất nhiên là không nổ vì đây chỉ là thử nghiệm (hoả tiển không có đầu đạn).Bạn Ghostwind có lẻ đọc hơi nhiều sách Mỹ nên các thuật ngử bạn chỉ biết diển tả bằng tiếng Anh khi cải nhau với 1 anh dùng thuật Ngử tiếng Việt dể bị hiểu lầm .Giúp đở bạn chút : kiểu nổ ở tên lửa gọi là nổ năng lượng định hướng có các từ sau để diển tả nó : Shaped Charge (khối nổ được điều chỉnh hình dạng ) hay Proximity (đấy là tên cho loại mìn định hướng diệt bộ binh )
    IR Infa Red là trung tìm hồng ngoại thứ nào nóng thì nó phát ra nhiều hồng ngoại ,có trang bị đầu dò hồng ngoại nó sẻ dí theo thứ đang nóng nghĩa là cái động cơ ,khi dí hụt thì mặt trời là nóng nhất nó sẻ dí theo mặt trời .
    Còn 3 phương pháp dẩn đường tôi nêu rồi ,từ phương pháp người ta đưa ra phương thức radar bán chủ động ,chủ động ,rồi hồng ngoại bán chủ động ,chủ động ,camera scan chủ động .Ở trên các cụm từ chỉ phương thức nó cho ta biết phương pháp là gì chủ động ,thụ động hay loại thứ 3(2 thứ) bán chủ động hay bán thụ động.Và nó củng cho biết phương tiện là gì hồng ngoại ,camera scan ,sóng viba(sóng milimet) hay Radar (sóng diện từ-radio cở met hay Km tuỳ mạnh yếu ).
    Còn về chuyện 4 thời kỳ tiến công của tên lửa bạn minh-mai(Huyphuc) nói đúng đấy có 4 giai đoạn chuẩn bị ,khai hoả ,chiếm lỉnh vị trí tiến công và tiến công .
    Bắt đầu thời kỳ đầu là radar nhìn thấy mục tiêu và kết thúc thời kỳ đầu là xoa hướng tên lửa về mục tiêu (có thể đả log hoặc chưa lock )
    Thời kỳ 2 bắt đầu là tầng 1 hay còn gọi là bộ gia tốc khai hoả ,tầng này là 1 cái động cở đẩy rắn rất mạnh có gia tốc cao giúp tên lửa pháp vút nhanh lên không trung mà không bị trọng lực cản kết thúc giai đoạn này là tầng gia tốc rời khỏi tên lửa bắt đầu giai đoạn 3.
    Khi này tên lửa nhờ 1 tầng đẩy khác có thể là rắn hay lỏng tùy loại bay đến mục tiêu nhờ các phương thức dẩn đường khác nhau (phải lock mục tiêu xong).
    Còn giai đoạn 4 thì rất mù mờ loại có loại không có .Đó chính là khi gần đến mục tiêu có loại nó tách tầng thứ 2 ra và tầng thứ 3 là tên lửa đẩy rắn giúp nó bay nhanh ,cơ động cơ tiến đánh mục tiêu ,có loại bản thân tầng 2 đả là tên lửa đẩy rắn luôn nên nhờ vào dẩn đường ,định vị nó sẻ có các kiểu đánh dí hay đánh đón ,khi đó nó cần hiệu chỉnh lại đường bay cho thích hợp và chính xác đê tiêu diệt mục tiêu và kết thúc là khi nó bay đến gần mục tiêu đầu đạn nhận diện và phát nổ ,với loại này giai đoạn 3 và 4 là 1 do nó vừa bay vừa chỉnh đường bay sao cho tiến công chính xác và hiệu quả .
    Còn loại như S300 và S400 hay Antey2500,Arrow phóng thẳng lên nên giai đoạn 1 gần như không có .Thấy mục tiêu trong tầm là nhấn nút liền.
    Còn về vụ tàu của Mỹ bị chìm do gia công tồi là có thật con tàu đó hạ thuỷ năm nào thì quên rồi nhưng tên nó là tàu Hoà Bình thì phải củng chết chừng 100 người trên đó.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 12:58 ngày 17/05/2003
  8. nguoiradikhongve

    nguoiradikhongve Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Ghoswind.Tôi muốn nói với bác như vầy:
    1.Mục đích của việc chạy đua vũ trang là để làm gì?Ngoài việc chiến thắng.Mà mục đích cuối cùng của chiến thắng là gì?Là ít mất mát hơn đối phuơng.Mà từ trước đến giờ ,Nga và Mỹ,Trong các cuộc đối dầu cũng như thông qua các nước trung gian thì chúng ta có thể thấy ai bị thiệt hại con người nhiều hơn.
    * Chiến tranh Thế giới 2:Ai chết nhiều hơn?
    *Afghanistan lần 1(LX) : Ai chết nhiều hơn?
    *Checnya :Ai chết nhiều hơn?
    *Afghanistan lần 2 (US) : Ai chết nhiều hơn?
    *Iraq lần 1,lần 2 :Ai chết nhiều hơn ?
    (chúng ta không nên nói tới CTVN)
    Vậy thì chế độ tư bản,với chính phủ của nó nói theo bác Antey là một đống bầy nhầy và ngu ngốc thì nó luôn cố bảo vệ mạng sống của người dân bằng cách tăng chi tiêu QP.Còn chế độ XH ,thì với đỉnh cao trí tuệ,hy sinh vài triệu người là chuyện nhỏ.Mạng người mà còn có thể coi rẻ như thế thì bác đừng có ngồi đó mà cãi linh tinh nữa nhé.
    Thân

    I will waiting 6 years later for you,Jenny
  9. TrueLie

    TrueLie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2002
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Bác nguoitadikhongve nói vậy hơi phiến diện. WWII chiến tranh đâu có diễn ra trên đất Mĩ, các trận đánh dữ dội nhất cũng không có phần tham gia của Mĩ lẽ dĩ nhiên họ không thể thiệt hại nhiều bằng quân Nga được. Mà em không hỉu sao bác lại không cho lôi chiến tranh VN vào đây. Em nghĩ sau WWII ra thì thiệt hại của quân Nga trong chiến tranh Afghanistan, Chesnia cộng vào cũng chưa chắc đã lớn bằng thiệt hại của Mĩ ở VN. Vũ khí của Nga em nghĩ không thua kém của Mĩ có điều họ ít tiền hơn rất nhiều nên không thể trang bị đại trà cho quân đội như Mĩ được thôi.
    Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền
  10. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Các trận chiến này tình huống chiến tranh đều khác nhau .
    * Chiến tranh Thế giới 2:Ai chết nhiều hơn?
    Nếu tính về số bị chết thì Mỹ ít hơn thiệt nhưng xem thử nào
    Ngày xưa chỉ cần cho LX 1 hay 2 năm nửa họ đả sản xuất hàng loạt thế hệ máy bay Mig mới và Tank T-34 Tank CV củng như Pháo Kachiusa thì Đức đánh vào có nước làm bia tập bắn .
    Hồi năm 39 chưa có chiến tranh LX vẩn dửng dưng với lời ru ngủ của Hittle mời tham gia bộ ba phát xít .Đến khi WW2 nổ ra mới cuốn cuồn cải tạo quân đội .Kết quả của cuộc cải tạo hiệu quả không có hại thì nhiều
    Họ biên chế lại sư đoàn tank không chế tạo tank T28 không chế ra loại tank hạng nặng có 2-3 tháp pháo không chế tank hạng nhẹ mà tập trung và T34 mới hoàn thành nên khi chiến trnah nổ ra kết quả là các sư đoàn tank của LX chưa đạt được 1/4 số tank cần thiết mà đa số là tank hạng nhẹ và tank cổ lổ xài quá đát mà biên chế lại nên không sản xuất phụ tùng nửa không có phụ tùng để thay.
    Biên chế lại các binh đoàn bộ binh thành bộ binh sơn chiến cho gọn nhẹ (giảm bớt pháo .... chủ yếu là trung ,đại và tiểu liên ) kết quả số tiểu ,trung và đại liên chưa đủ pháo phòng không thiếu thốn mà pháo lựu pháo cannon lại thiếu.Lúc chiến tranh nổ ra do lực lượng không đủ (không chuẩn bị ) các công trình phòng thủ chưa xong họ lại phải đi đánh trên đồng bằng.
    Đa số máy bay bị mất ở các loạt ném bom hàng loạt và liên tục của Đức vào các sân bay cố định ,máy bay chưa kịp sơ tán sang sân bay dã chiến làm mất ưu thế đường không .
    Số đạn pháo chống tank không đủ dùng củng do cải cách bắt đầu chuyển san sản xuất loại pháo mới mạnh hơn hiệu quả hơn.
    Khi bị Đức bất thần đánh lệnh tổng động viên chưa ban ,bộ đội vẩn ở doanh trại chưa chiếm lĩnh hoàn toàn các công trình phòng thủ sẳn có do nó đang còn được xây dựng .
    Kết quả là bị đánh thốc với lực lượng đông gấp 2 gấp 3 lần mình trên mọi chính diện .
    Và bài của bác levanle cho là khi phòng thủ quân 1 chọi 4 là hợp lý là sai lầm ,Đó là khi Công Thành tấn công và 1 trận địa phòng thủ dày đặt đối phương chuẩn bị sẳn còn ở đây quân LX chả có gì biên chế người còn chưa đủ vủ khí thiếu thốn ,trong khi quân Đức đông và dồi dào lực lượng dự bị ,ai biết về chiến lược quân sự là lực lượng dự bị (số quân ta chưa đưa vào chiến đấu đang có sẳn ) quan trọng như thế nào ,vì khi ta phản kích cầm chân địch hay giành lại chiến tuyến khi bị chọc thủng thì chỉ có lực lượng dự bị làm được .
    Trong khi Đức có 5 triệu quân sẳn dự bị dồi dào tank hiện đại đầy đủ người LX có gì khi họ mới trải qua 9 năm yên bình sau nội chiến.
    Lính LX lúc này dù ít liên tục giáng trả có hiệu quả tiêu diệt nhiều sinh lực địch chỉ sau 10 ngày đầu nghĩa là hơn 1 tuần đầu lính Đức bắt đầu viết thư về nhà mà đa phần có cụm từ "Ở đây không phải là Pháp ,bọn quỉ Nga chiến đấu rất kiên cường "Và chỉ sau 1 tháng đầu thì tinh thần bọn chúng sút thấy hẳn ,hittle định duyệt binh ở Kiev ngày 8/8 nhưng hơn 2 tháng sau Kiev thất thủ do Hồng Quân đả rút đi hết chiếm giử phòng thủ tuyến sau .Bọn Đức thiệt hại nặng nhưng có lực lượng dự bị còn LX thì không .
    LX thiệt hại nặng nhất là ở cuộc rút lui từ Kiev do từ trước chiến tranh các cuộc huấn luyện chỉ tập cho các tướng công kích chứ không tập rút lui thế là rút lui vô tổ chức làm nhiều lần bị vây hảm và đánh tỉa tiêu diệt sinh lực .Tuy có nhiều đoàn quân phá được vây nhưng thiệt hại là khôn lường .Lúc này bọn Mỹ vẩn đứng vổ tay ,sau hiệp định thành lập đồng minh với LX chống Phát Xít chúng vẩn vổ tay sau vụ Kiev với từ từ viện trợ thêm cho LX nhưng chỉ là muối bỏ biển.
    Nhưng sau vụ Kiev thì Quân LX tái tổ chức chiến đấu và đánh trả có hiệu quả tiêu diệt nhiều quân Đức 2 bên bắt đầu giằng co quyết liệt từ sau mùa đông năm đầu năm 42 đến năm mùa đông 43 thì Đức thua hẳn .Nếu tính về tỉ số tiêu diệt /bị tiêu diệt độ chừng 1/1.5 nghỉa là 10 triệu quân Đức và bị bắt chết còn LX mất 15 triệu.Thường dân thiệt mạng vì bị tàn sát ,bị đói ,lao dịch,lạnh mà chết lên đến gần 5 triệu.Tính về tỷ số theo tôi biết thì Mỹ là 1/2 thì phải chết nhiều nhất là ngày D và vụ nhảy dù "không bọc gió" ở Normandi và 1 số chiến dịch chống Đức phản đột kích.Trong khi bọn Mỹ được chuẩn bị kỹ hơn vì năm 44 nó với vào tham chiến .Còn LX để đến năm 44 nghỉa là họ có thêm 3 năm thì Đức đánh nổi mới lạ.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này