1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng Nga sẽ tiếp tục chịu thua Mỹ trong thế kỷ này?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ALPHA3, 05/05/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. shinano

    shinano Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Chào bác levanle, tôi là 1 fan trung thành của nước Nga đây. Tôi tính độp lại bác 1 chút, nhưng quay đi quay lại ông Antey 3500 viết mất tiêu rồi, nên đành viết ngắn gọn hơn.
    Không thể phủ nhận những thông tin bác nêu là sai. Nó rất đúng, nhưng cũng đúng cho tất cả các đồng minh khác trong thời gian đầu chiến tranh. Bác dường như chỉ nêu nhưng khuyết điểm của Nga trong thời gian này mà quên đi những nhục nhã mà Anh, Mỹ gánh phải.
    Quân đội Đức thời gian đó quá mạnh. Năm 1940 hàng chục vạn quân Anh, Pháp với chiến luỹ Magino chuẩn bị kỹ lưỡng còn thua. Quân Anh vất cả vũ khí bỏ chạy, quân Pháp hàng.
    Quà tặng cho các ko là fan Nga nhé, số lượng tăng Anh, Pháp cũng đông gấp rưỡi tăng Đức. Chiến luỹ Magino được coi là bất khả xâm phạm, ko bị bất ngờ như Nga.
    Người Anh với Spifire chiến đấu thành công là vì họ chiến đấu trên đất nhà. Đức rơi chiếc nào là tiêu luôn cả phi công. Khi Anh đánh nhau trên Băc phi thì phi đội 2 của Đức đã làm mưa làm gió, ko quân Anh chỉ còn đánh cầm chừng.
    Trên mặt trận châu Á, cũng có tin mừng cho các bác ko là fan Nga. 70 ngàn quân Anh ở Singapore đầu hàng, ko làm 1 cuộc tử thủ như Stalingrad. 2 chiến hạm của Anh (tôi quên tên) bị chìm. Quân Mỹ sau khi bị bại ở Trân Châu Cảng, lại đầu hàng ở Philippin, tướng Mar Arthur dũng cảm bay về Úc. Hạm đội liên hợp của Anh, Mỹ, Hà Lan, Úc đại bại ở Indonesia.
    Sau thất bại thảm hại của Nhật ở Midway, Mỹ vẫn không thắng nổi Nhật ở biển San Hô. Đánh cù cưa cù nhầy đến cuối 1943.
    Các bác chê máy bay Nga, thì Saburo Sakai, ace của Nhật chẳng coi P39,P40, B24 ra cái gì. Ông ta cho rằng B24 là thứ mà dễ hạ nhất.
    Ko còn thời gian, viết tạm vài dòng thôi. Bữa sau hẹn chiến đấu tiếp.

    P/s: Phim "Enemy at the gate" là bộ phim xa rời thực tế lịch sử nhất mà bác dám đem ra làm dẫn chứng thì thua. Chuyện bắn kẻ bỏ chạy là điều hợp lý thôi, trong WW2 LX còn có những toà án danh dự gồm 3 sỹ quan, tuyên án tử hình bất cứ kẻ nào hèn nhát bỏ chạy.
    Nếu chê Nga thời đầu, thì đừng quên Anh, Mỹ.

    Được shinano sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 10/05/2003
  2. NguyenQuangHuyKorea

    NguyenQuangHuyKorea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Bác nguoiradikhongve nói thế là hơi bị xúc phạm đấy nhé!!! Tớ không khoái đâu.
    Bác nói khủng bố mau AK-47 dùng thì không sai, nhưng nó không phải do Nga bán cho chúng nó. Nếu nói như vậy thì bac hãy giải thich cho em cái chuyện Mỹ nuôi duỡng bọn Bin Laden đi? Nó nuôi dưỡng Bin Laden một thời để rồi chính Bin Laden quay lại "cắn" Mỹ, Mỹ bán vũ khí cho quân Checnya thì sao hả bác? Con chuyện này nữam Mỹ còn bán vũ khí cho Pôn Pốt để rồi nó giết dân Cam Pu Chia, rồi chúng nó quay sang đánh Việt Nam, làm hàng nghìn người dân vô tội, và lính tình nguyên VN chết oan uổng?! Như thế bác hãy giải thích dùm em một cái!!! Còn nữa bác nói AK ít được dùng thì bác hoan toàn sai rồi đó bác hãy xem lại cai topic về AK đi. Nó là thứ bền nhất nhì trên thế giới và là vũ khí bộ binh thông dụng nhất hiện nay đấy.
    Còn chuyện Nga thua Mỹ về trang bị cho quân sự hiện tại ư??! Cũng có thể nhưng về tiềm lực thì em xin lỗi cac bác nhé, chuyện này thì QUÊN KHẨN CHƯƠNG đi!!! Nga tối thiểu là bằng chứ không dám hùng hồn tuyên bố là hơn và hơn nhiều, các bác ạ!!!
    NƯỚC MỸ NỢ NHÂN LOẠI BAO NHIÊU, NHÂN LOAI NỢ NƯỚC NGA BẤY NHIÊU!!!
    Được NguyenQuangHuyKorea sửa chữa / chuyển vào 20:46 ngày 10/05/2003
  3. Ghostwind

    Ghostwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    [Bác Antey2500 à. Nga hoàn toàn không hề bị bất ngờ gì đâu chuyện Đức đánh Nga. Hồi Đức đánh Ba Lan bà con cả thế giới lo ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Trước đó Hitler có ký hiệp ước hòa hoãn với Stalin nên Nga lơ đi nhưng biết thể nào rồi cũng có chiến tranh. Chính vì thế khi Anh phải tuyên chiến với Đức vì Đức đánh Ba Lan đồng minh của Anh thì Anh khá cú vì Nga ngay đơ ra, báo chí Anh lúc đó chửi Stalin quá trời bảo là nó đánh cận kề thế mà không lên tiếng gì, và rằng Stalin và Hitler áp phe diệt thế giới. Đức sau đó đánh mặt trận phía Tây te tua luôn, diệt cả Pháp, chỉ còn Anh là nhờ có hải quân và không quân mạnh mà sống sót chứ không thì nó nuốt luôn với chiến dịch Sư Tử Biển rồi. Sau đó nó ném bom Anh quá trời luôn, ban đêm máy bay Đức về Normandi người ta có thể thấy có cả dây điện mắc trên cánh nó mà. Nhưng Đức không có hải quân mạnh ngoài đội U-boat nên thôi bỏ qua đánh Nga. Thật ra ngay từ lúc Anh thua ở chiến hào Margino giúp Pháp thì họ đã kêu cứu Mỹ rồi. Mỹ tránh tuyên chiến nhưng liên tục gởi quân qua Anh, cả cái phi đoàn 8 của Anh đều là phi công Mỹ cả mới giữ nổi trước sức oanh tạc của không quân Đức. Và những đội săn tàu ngầm của Anh toàn là tình nguyện của Mỹ cả. Bác không nhớ Hemingway cũng xung phong đi săn tàu ngầm trong vùng Carribean à. Cả một khoảng thời gian lâu như vậy mà Nga không nghĩ Đức sẽ đánh Nga thì em chịu. Thực ra Nga biết cả chỉ có điều là họ không thể tưởng tượng nổi là sức công phá của quân Đức kinh đến thế. Còn chuyện không quân Nga bị diệt trên trời hay dưới đất thì liên quan gì, chiến tranh cái cần nhất là hiệu quả, Nga không chú ý để nó nện cho tan hoang là do họ dở chứ sao. Thật sự bác có biết vì sao mà Hồng quân hồi đầu chiến tranh ẹ không, họ bị cả bao nhiêu năm dưới thời kỳ độc tài của Stalin trước đó nên tinh thần chiến đấu rất sa sút (Nga thua cả Phần Lan giai đoạn trước đó), mãi đến khi dồn vào chân tường rồi vì mẹ Nga nên họ mới đánh lại dữ dội như vậy.
    Còn lúc đánh nhau ở Stalingrad thì Đức nó giữ cả sườn phía tây châu Âu rồi, Mỹ và Anh phải len xuống dưới châu Phi, liên minh với liên quân Pháp còn tàn dư dưới đó mà đánh lên sau này đục vào Ý mà tiến lên. Ở Stalingrad thì Stalin ra lệnh cực kỳ dã man ai mà không biết nhưng đó là để đảm bảo tính chiến thắng thôi, có ai bảo là nó sai đâu chỉ là tính chất của nó hơi tàn bạo. Kiểu như hồi đó chưa nói gì quân đội, dân quân hậu cần thôi đến trễ trong trận địa để đào hầm hố dọc sông Vonga là bị bắn ngay. Nhưng cũng dễ hiểu thôi bình quân lính Nga chuyển vào Stalingrad chỉ tồn đâu được trong 24 tiếng mà thôi họ ra giới quân luật như vậy cũng đúng, còn hơn mất cả nước Nga, đặc biệt là Vonga là vùng dầu mất nó thì có nước bị bóp chết ngay.
    Còn chuyện Mỹ và Anh phản công chậm ở Tây Âu thì dễ hiểu thôi. Lúc đó cái thế nó khác rồi - bác nghĩ những nhà lãnh đạo của Mỹ (Roosevelt, sau là Truman) hay Anh (Churchin) lúc đó so với Stalin ai hèn hạ hơn khi lịch sử này nói đến họ. Họ cũng phải tính thế của họ thôi, Nga mạnh lên kinh khủng nó đánh Đức xong nhỡ nó đánh mình thì sao, đặc biệt nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản lúc đó là phải diệt đến tận cùng tư bản. Dĩ nhiên là trên cái thế bàn cờ người ta phải tính về điều đó, chưa nói phe nào đúng hay phe nào sai, phía nào họ cũng phải nghĩ về chuyện lâu dài là thế. Nga thì trước đó ảnh hưởng khá hạn hẹp nên việc tiến thẳng diệt Đức nhanh và phía bên kia chậm thực ra là họ muốn nữa là khác vì Đức trước sau gì cũng thua rồi. Chẳng thế thì Nga mới tạo nên được cái khối Đông Âu cho suốt cả thời kỳ chiến tranh lạnh đó à. Còn sau chiến tranh, Stalin trở lại thói độc tài thế nào thì ai mà chẳng biết cả đến người Nga còn ghê tởm ông ta. Bác xem nhiều phim Nga chắc nhớ trong đó có phim "Sám Hối".
    Và một điều nữa mà ai cũng ít chú ý là mặt trận châu Á Thái Bình Dương, công ở mặt trận này là của Mỹ cả. Nhưng chỉ có điều nó thường bị downplayed và xem thường một phần vì sự tàn bạo của Mỹ qua hai trái bom nguyên tử. Nhưng không vì thế mà nó mất tính chiến lược đâu. Nhật là kẻ có hải quân mạnh nhất trong phe Trục nếu nó mà đục xong Mỹ trong khi Mỹ đánh cả hai mặt trận thì có nước đường biển thế giới tiêu, Nga thì làm gì có hải quân mạnh lúc đó, còn Anh thì cũng đã xiểng liểng với U-boats của Đức rồi. Thành ra những việc Mỹ làm giai đoạn đó không nhỏ đâu, còn chuyện họ thủ lợi cuối chiến tranh hay chơi ác với Nhật thì cũng đều nằm trong chiến lược toàn cầu cả - bác phải đánh giá nó trên góc độ đó nữa vì thế thì mới thực tế chứ chỉ cho rằng chuyện Mỹ làm thế là sai (thực ra là đúng cho nó) thì có lẽ bác đã luôn quá thần tượng hóa tiêu chuẩn đạo đức của cả nhân loại này nói chung rồi chứ chẳng riêng quốc gia nào là hay đâu.
    Còn em đã nói tính sẵn sàng cho chiến tranh trong bài trước khá kỹ rồi mà bác còn đem mấy cái dẫn chứng bao nhiêu ngày cho T-80 hay này nọ làm gì cho nó mệt. Bộ bác nghĩ máy bay Mỹ bay chiến lược Mỹ bay một tuần đến Nga chắc.
    Còn ở đây bác lại đem chuyện văn hóa ra để nói làm gì. Khi bác Huy Phúc khởi đầu bài viết nói về văn hóa Nga dựa trên truyền thống Mông Cổ em có viết bài phân tích về bản chất Mông Cổ và các bác ở đây đã nói là em lạc đề. Điều đó hoàn toàn đúng và em đã không nói về điều đó nữa thì bây giờ bác lại lôi ra. Chuyện Mỹ nó giúp phe nào thì em đã luôn nói từ chiến tuyến này nhìn qua bên kia thì kẻ thù luôn như ác thú nên cả hai bên trở nên mù quán về nhau. Chứ không thể suy xét dơn thuần là bên nào là good guys và bên nào là bad guys cả. Con người luôn vì quyền lợi cá nhân mà đụng đến kẻ khác, họ có cả cái xấu và cái tốt chứ bác nghĩ phe Tư Bản chúng nó nghĩ là chúng nó phi nghĩa chắc, ngược lại đó bác à. Thời nào cũng vậy không hùm này thì hùm kia, và kẻ mạnh bao giờ cũng aggressive và hiếu chiến cả. Nước Nga Sô Viết trước đây cũng thế thôi, bác còn nhớ Kruschev đập giày lên bàn UN Security Council như thế nào chứ, hay chuyện Nga vây Berlin lại để dằng mặt Mỹ trong khi để dân Berlin đói khổ như thế nào chứ, khi mà những đứa con nít đứng bên kia hàng rào có gắng xin vài mẩu bánh mì để tồn tại những ngày tiếp theo, hay khi Brezhnev dọa san phẳng Israel và sau đó thì Mỹ nói Israel rút ngay ra khỏi Sinai liền à. Còn bác nghĩ Nga không có nói tục chắc, trời ơi, em chịu khoảng này. Nga bây giờ còn tệ hơn những nước tầm trung thôi chưa nói gì Mỹ, mafia Nga thì khỏi nói, họ đánh đập, cướp bóc người Việt ở Nga chuyện đó đâu phải ít, bà con ở Hà Nội đi biểu tình ở đại sứ quán Nga bác có biết không - họ còn nói bọn mafia đó là cảnh sát Nga giả dạng. Bác nghĩ xem cái nền tảng đạo đức nào đưa nước Nga đến chỗ đó, em sẽ không nói là XHCN hay Tư Bản làm gì cho nó phức tạp - mà thực sự em có rất nhiều cảm tình cho tư tưởng XHCN vì người khác chứ không vụ lợi ích lỷ như Tư Bản. Nhưng đơn giản một câu ông bà Việt Nam vẫn nói "Bần cùng sinh đạo tặc" - vậy thôi, mà đó là bản chất của con người nói chung chứ chẳng dân tộc nào.
    Sau cuối em nói cho hết. Không có một cá nhân nào có thể suy xét nổi hình thái của một xã hội đâu vì cá nhân chỉ là bộ phận tạo nên nó. Cho dù bác có tạo thành một phần của Việt Nam, bác cũng không thể nói suy nghĩ của bác đại diện cho cả Việt Nam đâu, em cũng là một phần của Việt Nam như bao nhiêu bác trong diễn đàn này vậy. Thành ra em không nghĩ là bác đứng đúng chỗ để đánh giá các xã hội khác xa xôi hơn với cả chúng ta - xã hội phương Tây hay nước Nga Sô Viết là tốt hay xấu. Cũng giống như nguyên tắc trong rừng xanh thôi, xã hội loài sói là xã hội ăn thịt sống nhưng không phải vì thế mà ai có thể nói đó là xấu xa so với xã hội loài nai. Tất cả chỉ là tương đối và mỗi loài nó có nguyên tắc sống của nó. Nếu bác nhìn về văn hóa thì em đề nghị là chỉ nên tìm hiểu và suy xét cho bản thân chứ đánh giá về văn hóa kẻ khác là một điều không đúng chút nào - vì khi làm điều đó chúng ta đặt mình vào vị trí là kẻ khác cũng có quyền đánh giá mình vậy, và chúng ta sẽ không học thêm được điều gì vì luôn luôn chúng ta nhìn họ bằng cặp mắt của chúng ta để chỉ thấy chúng ta và chỉ chúng ta thôi chứ không gì mới hơn.
    Ghostwind
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 10/05/2003
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Nếu Mĩ dám đụng Nga thì chỉ trong 30' sẻ có chừng 1000 đầu đạn hạt nhân dội xuống đủ để huỷ diệt cả nước Mĩ .Và ngược lại
    Tiềm lực ở đây nghĩa là họ có thể sản xuất vủ khí khi có chiến tranh hay đứng trước bờ vực chiến tranh (sắp có đánh nhau) hoặc khi cần bành trướng .
    Còn về chuyện mô hình xã hội thì khoan bàn .Tôi chỉ muốn nói dân tộc Nga đáng trân trọng .Và thời LX họ giử rất tốt thuần phong Mĩ tục những kiểu sống băng hoại đạo đức và Mafia bắt đầu tràn lan từ khi LX sụp đổ và bạn biết nó du nhập từ đâu vào chứ và kinh đô của kiểu sống xa hội đen -ăn chơi đó ở đâu chứ.
    Người Nga có chửi thề sao lại phủ nhận nhưng không phải là câu nói mà họ suốt ngày lắp bắp khi đang đánh đuổi quân Đức.
    Mĩ có giúp đở Anh điều đó không phủ nhận Đức trong WW2 bắn chìm hơn 200,000,000 tấn tàu viện trợ và tàu chiến của Mĩ đi giúp Anh.Nhưng đấy chỉ là con số nhỏ mà Mĩ có thể bỏ ra .Cái đó gọi là anh hàng xóm bị đánh thì ta củng vổ tay cổ vủ ít nhiều để khi anh ta thắng ta củng đở mất mặt.
    Còn về chuyện LX biết trước thì bạn nên nhớ là hàng loạt người Nga bị bắt trên đất Đức khi đang du học .Chính Hittle từng ru ngủ Stalin bằng lời mời tham dự bộ 3 nhưng LX giử trung lập vì cho là đây là cuộc chiến tranh "PHI NGHĨA " của bọn thực dân đế quốc ,có gì thì họ nên lợi dụng nó mà xuất khẩu chủ nghỉa vô sản hơn là tham gia vào .Chính vì thế khi bị tấn công mặt Đông của LX rất ít công trình phòng thủ bọn Đức thọc vào như vườn không nhà trống .
    Đất Nga lại rộng người đông nên việc tiến sâu củng dể hiểu nhưng chỉ được chừng 1/4 chặng đường bọn chúng đả bị chặn .
    Còn chuyện căng thẳng hạt nhân năm 1962 thì bạn vẩn chưa biết hết về nó rồi .Chính phía Mĩ là người đã làm cho tình hình căng thẳng khi vây Cuba sau vụ thất bại ở VỊnh Heron và lấy lý do là Hoả Tiển Nga ở Cuba trong khi Mỹ đặt hoả tiển ở Thổ Nhỉ Kỳ ,Tây Đức chỉa vào LX thì có ai nói gì đâu. Khi Krusshov đòi đàm phán Kenedy và bộ sậu diều hâu họp bàn rồi phản bác .Sau bước nhượng bộ người LX hứa rút quân về rồi thu hồi hoả tiển ở Cuba coi như đành chấp nhận không bảo vệ an toàn 100% cho đàn em sau vụ Heron Mĩ và bọn lưu vong đổ bộ lên Cuba.Xả hội nào củng có người tốt người xấu nhưng cái xả hội nào mà bọn xấu lại dể kiếm ăn hơn và xả hội nào khuyến khích người tốt tôn trọng thuần phong mĩ tục thì cái đó có ích hơn chứ .Người LX bản thân họ vẩn đủ ăn đủ mặc lại còn phải bị bao vây chống phá bỏ tiền ra cho quốc phòng .Không có bọn phương Tây phá bỉnh thì tốt đẹp hơn nhiều rồi nhưng đó là chuyện đã qua.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
    ngocmaido thích bài này.
  5. Bocanhcam

    Bocanhcam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Đừng bao giờ hiểu lầm tình yêu nước Nga .Tôi yêu họ vì họ thật thà ,họ anh dũng ,họ đã giúp đở cha ông tôi giành lại độc lập tự do từ tay bọn Mĩ-Nguỵ .Cho nên dù là LX hay Nga-tư bản thì củng là người Nga ,những con người đáng kính .
    Sinh sau đẻ muộn nhưng em hoàn toàn đồng ý với bác.
    Dễ chừng chỉ có khủng bố mới xài AK 47 hả? nói nghe cow quá đi!
    Mù còn hơn là nhìn sai
    Điếc còn hơn là nghe sai
    Thà nói sai còn hơn là câm
  6. Tank

    Tank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Cái topic này có chiều hướng chuyển thành cãi nhau rồi. Mong các bác bình tĩnh đi nào.
    Đề nghị các bác dừng post những bài hô khẩu hiệu, những bài chọc tức nhau hoặc những bài chỉ nói về tình cảm cá nhân mà chẳng có lấy được một thông tin mới nào.
    Có tình cảm tốt đẹp với bất cứ đất nước đã từng giúp NC thì thật tốt, chúng ta luôn tôn trọng những tình cảm đó. Tuy nhiên tình cảm là một chuyện, còn sự thật có thể khác hẳn. Để tình cảm lấn át lý trí thì cái box này nên chuyển thành "Ca ngợi kỹ thuật quân sự của những nước ta cảm tình riêng - không được nói tốt cho nước khác" mất
    Như tôi đã nói, tôi rất mong muốn được các bác cung cấp thêm thông tin và những phân tích logic từ những cái đầu tỉnh táo, cho dù chúng thuận chiều hay trái chiều, cho dù đó là những thứ củng cố thêm niềm tin hay những thứ mà tôi không muốn tin.
    Với kinh nghiệm bản thân, tôi biết có rất nhiều thông tin, những cách nhìn mới mà ban đầu mình nghĩ chỉ là bịa đặt, là thiên vị, là thế này thế nọ thì về sau lại tỏ ra đúng đắn. Cái chính là cần bình tĩnh lắng nghe, suy ngẫm và tự mình kiểm chứng. Tức giận, vùng vằng, hô khẩu hiệu rồi bốp chát lại người đang đánh vào niền tin niềm tự hào của mình thì dễ, nhưng nếu không bảo vệ được nó bằng dẫn chứng, suy luận khách quan rồi cứ tìm cách bịt miệng đối phương hoặc bịt tai mình lại mong bảo vệ được nó không phải là phương sách thông minh.
    Được tank sửa chữa / chuyển vào 21:27 ngày 10/05/2003
  7. Saigonvn24

    Saigonvn24 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    O day co nhieu bac sung bai' '' Ong Lien Xo Vi Dai'' qua nhe. Vay chu ma ai khen My 1 hoac ung ho My danh Irac thi lai co nhieu bac nhay dong len chui boi tum lum , nao la do phan quoc , do mat goc.
    con chuyen Lien Xo giup Vn danh My-Nguy thi cung vi quyen loi cua ho.ma thoi. Lien Xo luc do muon banh truong CNXH tren toan the gioi. neu khong thi 1 xu no cung khong giup VN, chu dung noi den ca ty dollar ve quan su cung nhu kinh te ma no da giup cho Mien Bac . Sau khi Lien Xo sup do thi no con giup Vn dong xu nao khong ? Va nguoc lai thang My cung vay ,neu no khong vi quyen loi cua no( lo so. truoc su banh truong cua CNXH) thi co 1 xu no cung chang cho Mien Nam dau. Ban noi nguoi Nga giup VN thi minh nghi khong dung , chinh quyenh lien Xo luc do Giup thi dung hon. O Lien Xo thoi do co lan nao tham do du luan ve viec LX giup Mien Bac khong. Lam sao biet la da so nguoi dan Nga muon giup VN. con o My dieu do thi co a. Khi chinh quyen Johhson quyet dinh dua quan vao Mien Nam thi theo tham do du luan luc do thi da so nguoi dan My ung ho. nhung ve sau thi so nguoi ung ho giam di. Tui khong nghi tren the gioi nay lai co 1 dan toc nao cao sieu hon dan toc nao ca . neu chung ta co tu tuong nhu vay thi khong khac gi thuyet Phaxit Hitler. theo ban chat thi Nguoi Nga cung co nguoi tot nguoi xau ke hen , nguoi dung cam , ke dot,nguoi thong minh , cung nhu nguoi My va moi dan toc tren the gioi nay. Van de chinh la day la do nen giao duc va the che chinh tri. ma co su chuyen lech lon giua cac quoc gia tren the gioi ve mat kinh te ,xa hoi cung nhu ky thuat
  8. tieunguyen

    tieunguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2002
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    ha ha tôi chẳng thích Nga cũng chẳng thích Mỹ tôi chỉ thích VN, mong sao nước ta lớn mạnh chẳng phải sợ nước nào, để các bác khỏi phải sùng bài Mỹ cũng khỏi phải sùng bái Nga!!!!
    tieunguyen
  9. Ghostwind

    Ghostwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Thôi cãi nhau chẳng để làm gì. Kết quả chiến tranh lạnh thực tế thế nào và giai đoạn này thế giới ra sao em nghĩ chắc bác nào cũng hiểu. Bác levanle2001 nói đúng - chắc em cũng ăn phải bả đế quốc rồi
    Em sẽ trở lại chủ đề của topic này - thuần túy quân sự thôi. Dĩ nhiên có lẽ sẽ va phải record của vài bác ở đây vì ai ở đây cũng nói kỹ thuật quân sự của Nga là ưu việt hơn Mỹ. Em sẽ đi vào tỉ mỉ chi tiết để có gì thì mấy fan Nga cứ trích chi tiết tranh luận lại thôi.
    Em sẽ tiếp tục cuộc thảo luận này và sẽ tập trung vào cái mà em vẫn luôn nói về tính hệ thống trong quốc phòng của Mỹ.
    Điểm đầu tiên em sẽ nói về khoa học cứng, Nga thật sự họ luôn chiếm vị trí độc tôn trên thế giới, và trình độ trung bình của Mỹ thậm chí còn thua xa cả những nước châu Á cả bây giờ nhưng không phải vì vậy mà Mỹ yếu kém về khoảng đó đâu. Các bác chắc cũng nhớ Albert Einstein làm việc cho phe nào. Thật ra mà nói thì cuối đời Albert Einstein bị Mỹ nghi là communist hay spy của Nga nên ông ta cũng đụng không ít chuyện rắc rối. Nhưng nói chung Mỹ thường có khá nhiều những nhà khoa học cơ bản kiệt xuất chứ không phải đơn thuần họ không biết gì. Thường thì mọi người rơi vào chỗ tin là Mỹ yếu về khoảng này nhưng đó là do trình độ trung bình của sinh viên Mỹ yếu chứ không phải là họ thiếu hạt nhân xuất sắc. Cứ nhìn lại việc ai đã chế ra bom nguyên tử đầu tiên làm ví dụ điển hình thôi. Albert Einstein thật ra chỉ đưa ra công thức e=mc^2 thôi chứ ông ta không biết gì về dự án Manhattan. Nó ngược lại được một nhóm nhà khoa học quân sự Mỹ phát triển dưới tầng hầm của đại học Michigan và chẳng ai trong trường biết nhiều về nó cả. Nga mãi đến năm 1949 mới phát triển được bom nguyên tử, ít nhiều cũng dựa trên thông tin tình báo. Còn nếu nói thật sự ai đã là kẻ mạnh nhất về khoa học cơ bản thì phải đề cập đến Đức trước và trong thế chiến thứ hai, cả Nga và Mỹ đều thu nhập được một mớ nhà khoa học từ Đức sau chiến tranh. Và đến bây giờ thì nói ra nghe nó buồn nhưng sau chiến tranh lạnh Mỹ cũng thu thập thêm một mớ nữa. Em không nhớ tên thầy anh Lê Bá Khánh Trình hay anh Lê Tự Quốc Thắng nhưng bây giờ mấy ông đó (những người đã từng từ chối nhận giải Fields trong chiến tranh lạnh) đều làm việc ở Princeton University của Mỹ cả. Và sinh học Nga chưa bao giờ là kẻ mạnh nhất cả. Đó là một trong những điều dở nhất của Nga. Không phải là họ không có khả năng, họ có thừa nữa là khác nhưng họ có hai cái giáo điều cực kỳ dở. Đầu tiên là điều khiển học (KHUD) là phi lý vì sẽ chẳng có máy móc nào trở nên thông minh hơn con người. Điều thứ hai là biotechnology là phi đạo đức vì nó đi ngược lại với quy luật tiến hóa của tự nhiên. Họ bỏ ngỏ hai ngành này đến gần ba thập kỷ từ cuối thập niên 50s - dĩ nhiên là ngoại trừ khoản phát triển vũ khí sinh học.
    Về công nghệ sinh học thì hiện nay Mỹ đã đi khá xa trong việc phân tích gene và Nga em không nghĩ là có nhiều khả năng đuổi kịp vì phân tích gene ở trình độ bậc cao đòi hỏi phải có siêu máy tính. Cái này cũng là chủ đề mà cách đây vài năm chính phủ Mỹ đã trừng phạt IBM khi có nghi ngờ là công ty này bán siêu máy tính cho Nga. Dĩ nhiên là siêu máy tính thì có thể dùng cho nhiều thứ chứ không riêng gì nghiên cứu cấu trúc gene - ví dụ quản lý nhà máy hạt nhân chẳng hạn. Và gần đây nhất ứng dụng cho quân sự của biotechnology là điều khiển động vật bằng cơ cấu sinh hóa - một con chuột hay sóc sau giải phẩu não có thể điều khiển từ xa như một cổ máy được qua phản ứng não của những chất súc tác chứa trong một tube nhỏ gắn trong não (ví dụ tiết serotonin ra gây ức chế sau đó giảm chất đó đi khi động vật thực hiện action truyền vào não qua tín hiệu điện tử), cái tube này được kết nối với một microchip khác để kích hoạt bộ điều khiển điện tử. Bọn Mỹ dùng mấy thứ động vật này cho trinh sát hay mang bom chẳng hạn. Trong chiến tranh thế giới thứ hai thì Mỹ đã huấn luyện cá heo hay voi sát thủ mang bom đánh căn cứ hải quân Nhật nhưng chỉ là như là huấn luyện chó săn chứ không như điều khiển não như bây giờ.
    Ứng dụng vật lý của laser thì Nga cũng thua xa Mỹ. Em có quen vài bác đầu ngành vật lý ở nhà mình. Họ luôn nói rằng thời học ở Nga để có thí nghiệm laser là cực kỳ hiếm hoi vậy mà bây giờ CD-ROM hay máy ảnh số ứng dụng những thứ đó thì quá nhiều và lại có giá thành khá rẻ. Thật ra đơn giản phát triển ứng dụng laser ở Mỹ là do sự commercialization của sản phẩm điện tử, như là máy tính vậy (trước đó đầu thập niên 70s ai sở hữu một cái máy tính thì còn cool hơn là một chiếc tàu ngầm). Cách đây vài năm Mỹ phát triển hệ thống súng laser bắn vệ tinh trong vũ trụ theo tính toán quỹ đạo của vệ tinh trong khi Nga thì hệ thống diệt vệ tinh trong vũ trụ của họ đã không thành hình vì thiếu ngân sách và đang rã dần dù họ phát triển trước Mỹ. Nếu có chiến tranh chắc Nga sẽ phải cho MiG-25 hay MiG-31 trèo lên mà bắn mấy cái vệ tinh của Mỹ. Gần đây nhất Mỹ phát triển ra súng laser bắn artillery shells đang bay. Tầm của súng đó thì hiện nay còn khá limited chỉ diệt được đạn pháo đang bay cách mặt đất khoảng dưới 300 ft nhưng đó cũng là thành tựu lớn lắm rồi. Nếu tương lai mà tăng được range thì sẽ chẳng khác gì đánh nhau kiểu Star Wars.
    Công nghệ tên lửa thì cả Nga và Mỹ chẳng phải là nước đầu tiên phát triển - Đức với A4 sau là V2 thì đúng hơn. Nga thì chiếm được phòng thí nghiệm tên lửa của Đức còn Werner Von Braun - người phát triển V2 thì đầu hàng Mỹ. Ông này sau này chính là người phát triển Explorer 1 (vệ tinh đầu tiên của Mỹ) và sau này Saturn rocket cho chuyện lên mặt trăng. Nếu nói về tên lửa thì có vài khoản như sau: Nga mạnh nhất về tên lửa chống tàu. Họ là nước đầu tiên chế ra loại tên lửa này, và thành công đầu tiên của tên lửa chống tàu là khi hai chiếc Komar của Ai Cập bắn chìm destroyer Eliat của Israel tháng 10 năm 1967 bằng Styx SS-N-2. Bây giờ cũng vậy, chẳng ai tranh với Nga làm gì, họ có cả bộ out of the category so với phương Tây - mấy quả Moskit hải quân Mỹ mua về chưa bao giờ bắn hạ được - có nước ngó chịu sầu. Trong khi đó thì mấy trái Harpoon của Mỹ thì không phải khó lắm để bắn hạ. Ưu thế của tên lửa chống tàu Nga đa phần do nó là supersonic và bay ở tầm rất thấp (có khi chỉ 3 đến 5 mét cách mặt biển). Còn về tên lửa hành trình thì thật sự là khó nói - Mỹ dù sau cũng có công nghệ GPS và data link khá mạnh nên Nga về lâu dài khó có thể là đối thủ. Tên lửa hành trình em nói đến ở đây là subsonic loại này thường hiệu quả hơn supersonic khi tấn công mặt đất vì nó bay thấp, qua lưới radar, và những loại địa hình khác nhau. Mỹ nói chung có hệ thống cơ sở dữ liệu về địa hình thế giới hoàn chỉnh hơn nhiều và hệ thống này liên tục được cập nhật theo dữ liệu từ vệ tinh quân sự. Còn nước thật sự có tên lửa chiến lược (mang đầu đạn hạt nhân) có tầm xa nhất phải kể đến Anh.
    Hệ thống GPS thì cách bác bàn khá nhiều rồi khỏi nói làm gì thêm cho thừa. Nếu tương lai mà con người phát triển nó đến cực độ thì đánh nhau chắc sẽ chẳng khác gì video games mấy.
    Em sẽ nói về tên lửa không đối không và thật sự thứ này phương Tây nói chung mạnh hơn - và có lẽ đôi nét về sự phát triển của fighter hiện đại. Em không phải là chỉ nói đến những cuộc chiến khi mà Mỹ áp đảo hoàn toàn về không quân như Nam Tư hay Iraq mà tập trung vào những air-to-air tactics dùng và được phát triển trong chiến tranh VN khi mà lực lượng hai bên khá cân (Việt Nam có lượng - cả không quân và phòng không và Mỹ có chất với phi đội khá hiện đại). Những điều em nói về chiến tranh Việt Nam là military doctrines của hơn 30 năm trước, và chỉ thuần túy military tactics chứ không phải những trận đánh đã xảy ra như thế nào các bác đừng nói là em phạm quy nhe.
  10. Ghostwind

    Ghostwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên phải nói đôi điều về tên lửa không đối không. Nga chẳng phải là nước đầu tiên phát triển thành công tên lửa không đối không. Mỹ thì đúng hơn. Dự án AA-1 của Nga khá là thất bại. Đến tháng 9 năm 1958, một chiếc F-86 của Đài Loan bắn một quả AIM-9B Sidewinder vào một chiếc MiG-17 của Trung Quốc, quả này chẳng nổ mà găm vào chiếc MiG-17 đó. Chiếc MiG-17 này bay về căn cứ và quả AIM-9B đó được gởi qua Nga, phòng nghiên cứu Toporov và thế là K-13 hay AA-2 Atoll ra đời. Suốt thời chiến tranh Việt Nam mấy bác nhà ta dùng quả K-13 diệt F-4 với F-105 quá trời. Nhưng lúc đó Mỹ đã có AIM-7 Sparrow rồi. K-13 hay AIM-9 thì chỉ là IR (heat-seeking missiles) nên khi bắn giai đoạn đó phải bắn từ phía sau lưng địch nghĩa là tên lửa tìm đến mục tiêu do nhiệt, CO2, hay infra-red emissions từ jet engine của máy bay địch (kiểu như Stinger). Loại này Fire-And-Forget giống như Active Radar Homing missiles, bắn xong rồi thì thôi lũi, tên lửa trúng hay không tùy nó. Còn AIM-7 Sparrow của Mỹ là Semi-Active Radar Homing (SARH) nghĩa là máy bay sẽ điều khiển tên lửa cho đến khi nó trúng mục tiêu và tracking signals chính là radar signature của máy bay địch, AIM-7 có thể nhắm thẳng máy bay địch từ bất kỳ góc độ nào nhưng để chính xác phi công phải physically pointing the fighter's spearhead at the enemy aircraft vào giai đoạn ấy. Chính vì thế mà trong chiến tranh Việt Nam ưu thế tên lửa không đối không của Mỹ là còn hạn chế. Thêm vào đó các nhà sản xuất F-4 của Mỹ giai đoạn đó khá cợ, họ cho rằng thời đại của aircraft cannon qua rồi, thế là họ bỏ cannon trên F-4, F-4 sẽ chỉ xài tên lửa thôi. Nhưng air-to-air combat scenarios trong chiến tranh Việt Nam đều là trong phạm vi 5 đến 3 km, nên phi công Mỹ thường close-in dogfight và đến khi dưới 1,000 ft thì họ chẳng có gì để dùng vì khoảng cách đó quá nhỏ để bắn AIM-9. MiG-21 trong tầm ấy cũng không bắn được K-13 nhưng họ có cannon và MiG-17 thì đến 3 cannons (một khẩu đến 37mm). Sau đó thì Mỹ chấn chỉnh và ráp cannon vào F-4, vì nó là ráp thêm nên nhìn khá cợ. Một điều nữa là mặt dù MiG-17 và -21 ẹ hơn F-105 và F-4 nhưng phi công Việt Nam bay dưới sự kiểm soát của ground control - đó là cái lợi hại của defensive giai đoạn đó. Mấy bác nhà ta nhờ vào GCI (Ground Controlled Intercept) nên MiG-21 trong giai đoạn Rolling Thunder tắt radar (passive) và được ném vào vị trí chiến đấu theo điều khiển của ground control, bắn xong hai quả Atoll nếu còn F-4 (MiG CAP) thì lũi, nếu là F-105 thì nhào tới dogfight bằng cannons vì F-105 thiên về ném bom nên không agile lắm. Phi công Mỹ thì bay bằng radar của fighter là chính nên khá là cú, đặc biệt là họ bị một cái luật là khi chưa visually identify the aircratf thì không được bắn. Luật này hạn chế thế mạnh của AIM-7 nên đa phần air combat trở thành dogfight. Luật này là vì vùng Việt Nam có nhiều máy bay Nga và Trung Quốc nên Mỹ sợ bắn nhầm to chuyện, và nó cũng là để bảo vệ phi công Mỹ khỏi bắn nhau (có trường hợp F-4 bắn A-6 vì radar signature của nó giống MiG-21). Sau này tranh luận trên mạng, bọn Mỹ thường chỉ nói là luật này là tránh bắn phải Nga hay Trung Quốc nên dở cho chúng, và lơ đi rằng luật này cũng bảo vệ phi công Mỹ vậy. Mỹ lúc đó ra sức phát triển offensive tactics, nó có chiếc EB-66 là một trong những loại máy bay điện tử đầu tiên (dùng để jamming nữa) nhưng chỉ là một cái radar tồi vì lúc đó IT còn khá kém. Radar như kiểu GCI của Việt Nam là static trên mặt đất nên có thể tính toán phạm vi hoạt động của đối phương dễ dàng được. Còn EB-66 nó lầng quầng trên trời nên mỗi lần thay đổi vị trí là radar report về máy bay địch đã khác rồi. Hồi đó radar và IT kém nên bọn Mỹ dùng công thức xác suất tính vị trí máy bay địch sau mỗi lần di chuyển EB-66 là chính chứ không như bây giờ E-3 Sentry có thể đo trực tiếp khoảng cách đến chỉ sau mỗi ft di chuyển. Nói chung là công thức xác suất thì cũng hiệu quả nhưng EB-66 thường tầm radar kém nên nó phải vào khá gần, đâu đoạn núi Tam Đảo và có cả hàng rào F-4 vây quanh nó. Các bác nhà ta thỉnh thoảng tổ chức đi săn EB-66, bác Nguyen Dang Kinh bắn rơi EB-66 hai lần (theo record của Mỹ thì chỉ một lần). Mỹ sau đó phát triển thêm những đời tên lửa mới cho AIM-9, AIM-7 và khá là hiệu quả (trừ AIM-4 - a piece of junk). Và cái mà chúng nó nghĩ ra khá hay cho việc dùng AIM-7 là bắt nguồn từ cái transponder của MiG-21, cái này dùng để liên lạc với ground control, và thường phát ra tín hiệu khá gay gắt nhưng không đủ để phân biệt với F-4 hay F-105, thế là Mỹ thay transponder của F-4 và F-105 bằng một loại mới mà emissions nhẹ hơn khiến cho radar máy bay F-4 hay F-105 cũng đủ để phát hiện MiG-21 transponder, vốn có tín hiệu gay gắt. Kết quả là mấy bác nhà ta bị AIM-7 bắn phải vài lần sau đó từ tầm khá xa. Mấy bác nhà ta liền gỡ hết transponder trong mấy phi đội, chỉ để lại một hai chiếc MiG-21 nhận lệnh từ mặt đất và chiếc này thường bay sau cùng trong phi đội. Cách này khá hiệu quả cho đến trước Linebacker II khi mà Mỹ upgrade hệ thống điện tử của nó. Một điều nữa phát triển trong chiến tranh đó là bomb laser. Điều này bắt nguồn từ cầu Hàm Rồng (Dragon's Jaw). Cả cuộc chiến Việt Nam, đến 104 phi công Mỹ bị bắn hạ trong khu vực Dragon's Jaw và sông Mã - và dù họ có mang cả C-130 vào để thả quả bom 5,000 lbs nhưng cũng không thành công mà mất luôn chiếc C-130 đó. Nhưng giai đoạn đó khi đánh Hàm Rồng, phi công F-105 thường khá thích mang Bullpup missiles. Đây là một loại tên lửa không đối đất, thường dùng để chống bộ binh vì nó tạo nhiều mảnh, nhưng nó lại không có sức công phá lớn vì nó khá nhỏ, ít explosives. Các phi công Mỹ có thể bắn loại này từ khá xa, nhiều quả một lúc, rồi qua quít bay khỏi Hàm Rồng về căn cứ bảo là trúng đó nhưng tại nó không sập. Điều này khiến nhiều tướng lĩnh Mỹ nghĩ về chuyện làm thế nào đó không phải dùng kinetic bomb run, mà có thể mang nhiều explosives xuống mục tiêu. Ban đầu đa phần suy nghĩ là làm một quả tên lửa thật bự, nhưng như thế thì máy bay nào sẽ phóng nó. Về sau họ tập trung vào kinetic run of only the bomb qua tính toán với tốc độ của máy bay, và nghĩ ra cái rotor động cơ cho bomb để điều khiển quả bomb khi nó rơi sao cho khít với tốc độ máy bay chiến đấu lúc ném nó ra để trúng mục tiêu tọa độ. Thời đó thì chỉ đến vậy, máy bay chiến đấu phải bay thật cao ở trên, ở một tốc độ không cao lắm, và theo một đường thẳng, còn laser chính là dùng để track mục tiêu để xác định khi nào ném và home về mục tiêu nhưng cái homing feature thời đó là phụ. Đến bây giờ thì phi công có thể điều khiển cả động cơ của bomb laser hoặc nó tự homing về mục tiêu bằng cách tự đô.ng điều khiển rotor của nó theo mục tiêu qua laser tracker dựa trên image của mục tiêu đã được định hình trong chip điện tử gắn trong bomb (thế hệ mới - cái này kiểu như TV-guided).
    Chiến tranh Việt Nam thật sự dạy cho Mỹ không biết bao nhiêu điều về việc cải tiến vũ khí của họ - tướng lĩnh Mỹ ai cũng công nhận điều này cả. Một điều khá lý thú là các bác phi công nhà ta là những xạ thủ cực kỳ giỏi, bay MiG-17 chỉ có cannon mà hạ được F-4 all missiles thì khỏi nói (cái này gọi là gunnery thì đúng hơn là cannonry). Nhưng điều này đòi hỏi khả năng của phi công khá cao trong deflection shooting - nghĩa là đoán máy bay địch sẽ bay đến đâu và bắn trước vào chỗ đó tạo thành collision course - tiêu ngắm của súng 12.7mm phòng không thường thể hiện cái này). Nhưng thường cái này chỉ hiệu quả khi ở tầm rất gần chứ tầm xa mắt thường làm ăn gì. Thế là sau chiến tranh hệ thống súng của máy bay Mỹ được nâng cấp. Nhờ sự phát triển của máy tính, tất cả thông tin speed, altitude, g-loadings của máy bay đang bay cũng như mục tiêu của nó được combined và kết quả điện tử là vòng tròn ngắm rung rinh trong cái HUD (Head-Up Display) của phi công. Phi công chỉ phải nhắm cái spearhead sao cho cái vòng tròn đó vào tâm của HUD thì bắn sẽ trúng mục tiêu. Máy bay hiện đại sau này đều học tập điều này từ Mỹ. Súng của fighter Mỹ thì dùng nguyên tắc multi-barrel chính vì thế mà rate of fire khá cao như M-61A Vulcan có thể bắn đến 6,000 shells một phút. Khi mà rate of fire khá cao thì xác suất trúng là cao hơn rất nhiều. Nhưng đổi lại nó dở là như thế sẽ đòi hỏi rất nhiều đạn và vì cấu trúc của fighter gọn nên đạn trở nên khá nhỏ. Súng fighter Mỹ thì đạn chỉ khoảng 20mm. Đạn nhỏ thì có cái dở là ballistic effect của nó sẽ yếu và dễ lạc mục tiêu vì khi viên đạn bắn ra trên cao nó sẽ bị chi phối bởi áp suất không khí mà cái này thì phụ thuộc vào độ cao và thời tiết. Nga thì đi ngược với nguyên tắc này về súng, đạn của Su-27 chẳng hạn đến cả 30mm, và súng của họ là theo nguyên tắc revolver (kiểu súng rulô). Vì thế rate of fire của máy bay Nga là rất thấp nhưng đổi lại địch mà trúng một viên thì cũng đủ nán cả mảng trên máy bay. Nhưng cái này đòi hỏi phi công lái Su-27 phải cực giỏi trong việc ngắm bắn cannon trong khi máy bay Mỹ thì phi công amateur hơn cũng có thể quét cả tràng. Và nhiều đạn hơn thì có thể dùng đạn đó tấn công mặt đất khi cần. Các nước châu thì đa phần không có cực đoan như Mỹ hay Nga về khoảng này và súng của họ thường khoảng 25mm, và cấu trúc revolver như súng Nga nhưng rate of fire thường cao hơn.
    Bây giờ nói đến tên lửa không đối không hiện đại. Thật sự mà nói thì sự phát triển tên lửa của Nga đa phần dựa trên các mô hình IR (Infra-Red) là chính. Điều này đơn giản thôi vì avionics của máy bay Nga thường là yếu hơn so với phương Tây nên tính năng radar controlled trong tên lửa cũng không là bao nhiêu. Chính vì thế cả khi phát triển tên lửa Semi-Active radar hay Active-Radar, Nga đều phối hợp yếu tố IR trong giai đoạn homing cuối của tên lửa. Cái này đâm ra lại có cái hay vì IR thường chính xác hơn radar controlled ở tầm ngắn hay giai đoạn cuối homing. Nhưng châu Âu học tập điều này từ những loại như AA-6 hay AA-8 và chế ra những loại hay hơn chẳng hạn như MICA (Missile Intermédiat de Combat Aerien) của Pháp là tên lửa IR có tầm xa nhất đến trên 50km (BVR). Nhưng chung quy thì lại một lần nữa Mỹ là kẻ mở ra hướng đi mới trong công nghệ tên lửa không đối không qua những bài học mà họ học được trong chiến tranh Việt Nam. Cái cực kỳ quan trọng là làm sao diệt máy bay từ xa chứ áp vào thì nếu địch có ground control thì sẽ cực kỳ khó khăn khi dogfight. Một phần khác thời tiết của miền bắc Việt Nam khá là khắc nghiệt và điều này đã chứng minh cho Mỹ thấy là heat-seeker có thể bị đánh lừa bởi yếu tố thời tiết nóng lạnh thất thường - ví dụ như quả AIM-9 just fell ballistic to the ground for no good reason. Vì vậy chỉ có radar signal là cái có thể phát triển BVR missiles, chống lại yếu tố thời tiết, và hiệu quả trong head-on engagement. AIM-7 giai đoạn đó được phát triển thêm đến mức cực độ về thiết kế. Đơn giản là thế này IR thì chính xác hơn, còn radar controlled như AIM-7 thì chủ yếu rất ít khi trúng thẳng mục tiêu, mà đơn giản làm sao để nó vào gần phạm vi của máy bay địch và nổ tạo mảnh và phá hủy máy bay địch. Giai đoạn sau chiến tranh Việt Nam điều Mỹ cố làm là giảm khoản cách giữa tên lửa và mục tiêu trước khi nó nổ đến minimum. Điều này đòi hỏi khả năng track của optical part ở đầu AIM-7 phải nhạy hơn. Thế là chỉ có một cách - tăng đường kính của AIM-7, thế là AIM-7 bự lên, và đường kính thân của nó cũng tăng và động cơ tên lửa phải lớn hơn. Nhưng bự gì thì cũng chỉ đến một lúc là dừng lại vì nếu không máy bay chiến đấu sẽ mang được bao nhiêu tên lửa như thế và có đáng cho trade-off hay không. Nhưng giai đoạn này Mỹ quá quan tâm đến chuyện làm thế nào có tên lửa radar controlled xịn hơn mà họ ít chú ý đến nguyên tắc dùng những loại homing khác nhau trong những phase khác nhau như Nga hay châu Âu vốn hiệu quả hơn một cách tổng thể. Nhưng cái này lại có cái hay ở chỗ nó khiến Mỹ tìm đến với Active Radar Homing và sự ra đời của Phoenix - tên lửa đầu tiên trên thế giới thật sự dùng ARH.
    Có lẽ mai em sẽ nói tiếp về các loại tên lửa không đối không cho đến bây giờ - cả R-73 hay R-77 của Nga nữa, và có lẽ về khả năng look-down shoot-down của máy bay hiện đại bắt nguồn từ đâu.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này