1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng Nga sẽ tiếp tục chịu thua Mỹ trong thế kỷ này?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ALPHA3, 05/05/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ThuongYeu

    ThuongYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Các bác hãy nhìn vào thực tế thì biết ngay mà. Cần gì phải phân tích cho mệt óc.
    Tuyên truyền ca tụng hay chê cái gì đó thì quá dễ. Ngẫm qua chiến tranh Irag ta thấy nào là "Nga sẽ không để yên cho Mỹ đâu..", "Stalingrad", "Mẽo sẽ sa lầy'', vv Để rồi cuối cùng nhìn thấy thực tế ra sao mà vẫn chưa thấy ai xấu hổ vậy ta?
    Nông Thị Xuân
  2. Saigonvn24

    Saigonvn24 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    2 vie^~n ca?nh co the xay ra ma lam cho My suy sup la :
    1. Cuba ,duoi su lanh dao sang suot cua Ngai Fidel Castro , Ong bat dau thay doi chinh sach doi voi My . Ong biet de quoc My khong the nao suy sup neu chi co lap bang kinh te, the la ong ta len ke hoach quan su de lat do che do '' Tu Ban boc loc My '' roi dua nuoc My tien len thien duong XNCH. Vao ngay New Year Nam ay ,Cuba khon khoe loi dung su phan tan cua quan doi My tren gap the gioi va ngay New Year (boi vi ngay nay da so linh My duoc nghi phep de an Tet) bat ngo xua quan danh chiem My ma khong gap su khan cu nao tu quan doi My( co the la may ong tuong My bi Castro mua chut). The la trong vong 1 tuan quan doi Cuba chiem duoc thu do Washington, quan doi My hoan toan tan ra . Castro nhanh chong cho thanh lap Chinh Phu Lam Thoi gom nhung dang vien cua Dang CS Hoa Ky. Chinh Phu Lam Thoi nay lap tuc sua doi hien phap va co che chinh tri , dat dang Cong Hoa , dang Dan Chu va cac dang phai khac ra ngoai vong phap luat, roi dua cac cong chuc vien cua che do cu di hoc tap cai tao de cho ho. tham nhuan cai tinh uu viet cua XHCN. Dang CS Hoa Ky bay gio la dang duy nhat doc quyen lanh dao Hoa Ky dua HK tien toi thien duong XNCH . The la tu nay tro di dan My duoc song 1 cuoc song tu do hon ( khong duoc quyen bieu tinh , khong duoc chi trich ) ,sung xuong hon
    Thoi vien canh thu 2 de khi khac viet
  3. shinano

    shinano Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Trong diễn đàn này chúng ta dùng những kiến thức về lịch sử, quân sự để thảo luận với nhau. Chủ yếu là về những mặt hơn kém của Nga và Mỹ.
    Các bác viết bài đây đều có thái độ nghiêm túc. Riêng bác saigon 24, nếu muốn viết những dạng bài như thế này bác có thể sang box Truyện cười, box Iraq...vv . Nếu bác có ý kiến gì hay thì xin post bài nghiêm chỉnh.
    Cá nhân tôi, tôi cũng là người yêu nước Nga, yêu văn học Nga. Nhưng tôi chỉ tự hào những gì Liên Xô đạt được trong quá khứ. Còn hiện nay LB Nga chỉ còn là cái bóng ngày xưa thôi.

  4. TempelTuttle

    TempelTuttle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Các bác lạc đề đi đâu vây? Topic này bàn chuyện tương lai chứ có bàn chuyện quá khứ đâu? Hằn học với quá khứ mà làm gì?
  5. Knight_of_Darkness

    Knight_of_Darkness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, so sánh sức mạnh quân sự giữa hai quốc gia, nhất là hai siêu cường hàng đầu TG (về quân sự) là rất khó khăn. Tôi cho là về kỹ thuật vũ khí, nước Mỹ hiện nay rõ ràng là nhỉnh hơn. (Người ta nói Mỹ đi trước các nước phát triển khác, bao gồm cả Nga, một thế hệ vũ khí). Tuy nhiên, thứ vũ khí quan trọng nhất, chiến lược nhất là vũ khí hạt nhân thì nước Nga vẫn nhỉnh hơn cả về số lượng đầu đạn lẫn sức mạnh tổng cộng. Tuy nhiên sức mạnh quân sự không chỉ căn cứ trên vũ khí mà quan trọng nhất là ở CON NGƯỜI sử dụng vũ khí đó. Và tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến quân đội Mỹ hiện nay tinh nhuệ hơn quân đội Nga nhiều lần (cứ xem kết quả vụ giải cứu con tin của đặc nhiệm Nga gần đây thì biết). Hơn nữa, chỉ có người Mỹ có đủ tiền để triển khai và sử dụng các vũ khí tối tân của họ. Còn người Nga, chỉ để đó để cảnh cáo các nước khác chứ không dám huy động sử dụng vì quá tốn kém. Đó chính là điểm khác biệt lớn giữa quân đội hai nước. Tôi không bài xích Nga, tôi cũng rất thích một số loại vũ khí của Nga, nhưng thực tế là như vậy. Và thực tế là sẽ chẳng có quốc gia nào có thể bắt kịp khả năng quân sự của người Mỹ đâu. Họ sẽ càng ngày càng bỏ xa phần còn lại của thế giới thôi. Đừng tiếc vì điều đó, biết đâu một ngày nào đó quân đội VN ta sẽ được trang bị vũ khí "made in USA" :)
    Knight of Darkness ----Proud to be member of E-Kingdom Knights
  6. LEDUNG250781

    LEDUNG250781 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    1
    Đừng nói trong thế kỉ này mà 200 năm nữa Nga cũng chưa bằng Mĩ. Vì các bác không nói rõ là hơn thua về cái gì nên em đành phải gộp chung vậy. Kinh tế sẽ quyết định sự hùng mạnh của một quốc gia. Các bác so sánh GDP 2 nước Mĩ 10.000 tỉ USD, Nga: 400 tỉ USD thì sẽ biết rõ lúc nào Nga có thể ngang Mĩ được.
    Tôi không hề thích Mĩ nhưng nó là siêu cường hùng mạnh nhất bây giờ( và có lẽ sẽ còn rất lâu nữa) là điều không thể phủ nhận
  7. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Hê hê hê, đừng bảo 200 năm nữa vội, vì chẳng có gì trường tồn cả, U có sống được ngần đấy năm đâu mà nói thế ..... Nhưng đúng với thế hệ trẻ hiện nay của Nga thì khó mà lên được. Nếu ko có một thay đổi lớn trong đạo đức xã hội, có một nhà lãnh đạo tài giỏi vì dân vì nước (Vladimir Putin hiện nay chưa làm được, chưa cản được nạn ăn cắp trong chính quyền Nga, mà có khi với những vụ việc gần đây tạo cảm giác ông ta cũng tham gia) thì nước Nga ko ngóc được đầu lên.
  8. nguoiradikhongve

    nguoiradikhongve Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ khi LX sụp đổ khoảng vài năm thì trên tuổi trẻ cười nhà ta có câu chuyện như vầy:
    Ở một đơn vị hành chánh thuộc tỉnh ở nước LX cũ thì có 2 anh chàng,một là Ivan còn 1 là Igor ,thì anh chàng Igor này luôn ca ngợi sự tốt đẹp của chế độ XHCN,còn chàng Ivan thì luôn miệng đả kích những khuyết điểm còn tồn tại.Thế là chàng Igor này mách với sếp (hình như là bí thư tỉnh hay sao quên rồi) " Báo cáo anh,cái tay Ivan này đầu óc hắn là còn tồn tại của chủ nghĩa tư bản ạ,báo cáo anh ,chúng ta phải công tác tư tưởng anh ấy lại ạ,chứ để nếu không thì chế độ tươi đẹp của chúng ta nguy mất ạ,mất đoàn kết lắm".Sếp bàn gật gù,đúng vậy,và thế là anh chàng Ivan nhà ta được liên tục đi học tập chính trị,nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng,để không còn thời gian mà phát biểu linh tinh nhé.Và cái gì tới thì nó tới,khi Elsin đứng trên xe tăng chĩa thẳng vào toà nhà Quốc Hội để giải tán Sô Viết tối cao thì ở tỉnh này,anh chàng Igor cũng kêu gọi binh lính giải tán đám biểu tình đòi khôi phục Đảng CS.Và súng đả nổ,máu đã chảy khi súng nổ vào những người đi đầu biểu tình,Trong tiếng kêu thảng thốt của những người phụ nữ,người ta nghe thấy"Anh Ivan ơi,đừng bỏ em. . . . . ."
    Cái này là chuyện có thật 100% trên tuổi trẻ cười dấy,ai thích thì cứ việc kiếm lại xem,tôi chỉ lược lại,nếu văn hơi dở xin bỏ quá cho.Còn hiểu thì ai muốn hiểu sao cũng được
    I will waiting you after 6 years,Jenny
  9. Ghostwind

    Ghostwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Trở lại cuộc tranh luận này, em sẽ tiếp tục nói về sự ưu việt của tên lửa không đối không của Mỹ sau.
    Nhưng trước hết để để em nói chút qua những điều bác Antey2500 vừa nói trong các bài viết của bác.
    Nói về công nghiệp luyện kim. Đó là một trong những niềm tự hào lớn của người Nga chẳng thể chối bỏ. Hồi em mới bắt đầu tham gia các diễn đàn quân sự của bọn Mỹ, em rất hay đề cập đến điều này (ví dụ như sau kế hoạch 5 năm lần thứ hai Nga đã trở thành nước có sản lượng thép cao nhất nhì thế giới) khiến không khối đứa ghét. Có một đứa lúc đó bóp được họng của em chỉ bằng một câu thôi: "You think we built our superior weapons by importing steel or iron from Russia." Câu nói đó không phải không có lý lẽ của nó. Nhưng sau này nghiên cứu kỹ hơn, sẽ thấy rằng sau khi nước Nga Sô Viết tan rã, trong giai đoạn 1990 đến 1995, Mỹ bỏ ra khá nhiều tiền để mua công thức các hợp kim của Nga. Ví dụ điển hình là nhà tỉ phú Soros cũng sở hữu công thức hợp kim Titan và một số composite khác dùng để đóng tàu vũ trụ.
    Bác Antey2500 nói rằng Nhật công nghệ về luyện kim cao hơn. Điều đó cũng đúng, nhưng cũng chỉ cho thấy một lần nữa nguyên tắc Wolfpack trong phe TBCN thôi bác à. Những con chó sói mạnh chúng đi sâu vào những khoản khác nhau để hỗ trợ lẫn nhau chứ không đơn độc như chú gấu Nga đâu - điều này sẽ được em nhắc đi nhắc lại nhiều lần qua những công nghệ khác nhau mà Mỹ có trong những phân tích sau này. Phải nói thêm ở đây là công nghệ đóng tàu Nhật là nước đi đầu. Đa phần sườn của các surface ships chính của Mỹ đều do Nhật đóng và sau đó gởi qua các xưởng đóng tàu Mỹ ở vùng Missouri hay Mississipi để hoàn chỉnh hệ thống điện tử, vũ khí, và vỏ giáp trên tàu.
    Nói đến tên lửa, những loại mà bác Antey2500 kể toàn là siêu âm không à, em đã nói về khoản ấy, đa phần chỉ là cho chuyện chống hạm. Thực ra mấy loại đó chẳng thông minh gì hơn tên lửa Mỹ đâu bác à. Nếu bác muốn tranh luận về AI hay robotic (điều khiển học) phe nào hơn thì em không nghĩ là dễ để bảo vệ nước Nga Sô Viết đâu. Đơn giản là những loại tên lửa ấy về cơ bản nó cũng như nguyên tắc như Harpoon của Mỹ thôi, nghĩa là anti-radiation missiles, nó home về những mục tiêu static theo sóng radar do các mục tiêu đó phát ra. Những loại tên lửa này dùng để đánh radar là chính, do Nga nghĩ ra đầu tiên cho việc diệt hạm. Nhưng sau này phát triển dựa trên mô hình này của Nga, Mỹ là nước đầu tiên biến nó thành tên lửa chống radar trong chiến tranh Việt Nam, chẳng thế mà các bác nhà ta đã bật tắc radar liên tục trong Linebacker là gì. Đơn giản là tên lửa chống tàu của Mỹ (như Harpoon 2 bây giờ) nếu thật sự mà nói nó thông minh hơn của Nga nhiều đó bác - đó là do sự phát triển của công nghệ TV-guided của Mỹ. Nghĩa là nếu đặt một hạm đội những tàu chiến rất gần nhau và chỉ ra một chiếc để bắn thì khả năng gần như chắc là Harpoon 2 sẽ mạnh hơn Moskit về việc nó sẽ trúng ngay vào chiếc tàu mình chỉ nó bắn vì nó dùng cả radar signal và cả TV-guided tracker gắn trong tên lửa trong phase homing cuối cùng. Trong khi đó sẽ có nhiều khả năng là Moskit sẽ trúng vào vào bất kỳ một trong hai chiếc tàu nào gần nhau phát ra radar emissions như nhau vì Moskit cái homing của nó đơn thuần chỉ là dựa trên sóng radar của địch thôi. Chính vì thế mà các bác Nga bây giờ đang gắn thêm TV-guided cho Moskit hay Yahkont (loại này tầm còn xa hơn Moskit) thì phải. Điểm hơn của Moskit hay các tên lửa chống tàu thứ dữ của Nga như em vẫn nói đó là tốc độ supersonic của động cơ tên lửa và tầm bay cực thấp, tốc độ cỡ Mach 3 thì chỉ cho tàu địch đâu khoảng 25s để phản ứng mà nó bay thấp quá làm cho việc đầu tiên là khó phát hiện nó trên radar mà phát hiện xong rồi thì cũng vì thấp quá nên chẳng dễ gì jamming. Nên cái độc ở đây là đồ cơ khí vẫn hơn đồ điện tử là thế bởi vì bản chất của quả tên lửa cơ bản vẫn là cơ khí. Và cũng để em nói luôn về tính stability và chính xác của Moskit - nó không cao đâu bác à - Ukraine hồi 1996 và gần đây nhất là cuối 2000 cả hai lần bắn trượt Moskit lên bờ đó, lần thứ hai quả đó bay vào một khu chung cư chết đến 3 người (bọn trong mấy diễn đàn của Mỹ hay chọc là Moskit gì mà chết ít thế).
    Còn Topol-M thì đồ strategic rồi bác Antey2500 à, nó mang đầu đạn hạt nhân, đâu như một quả H-bomb có sức công phá gấp 35 lần cái quả atomic thả ở Hiroshima. Phải công nhận là quả đó kinh thiệt - đến gấp 5 lần vận tốc âm thanh. Hiện tại thì Nga có đâu 27 đến 35 quả đó là theo estimates của Mỹ, có lẽ nó sẽ tăng nhiều trong thời gian tới khi mà Nga thay thế dần những loại tên lửa chiến lược cũ. Mấy quả Topol mà thật sự dùng có lẽ chỉ trước tận thế ít phút. Mà thật sự mà nói tính hiệu quả của radar toàn cầu của Nga là có vấn đề. Mới đây ngay trong thời Yeltsin thôi, có một thời điểm mà radar Nga báo là có 5 quả tên lửa chiến lược của Mỹ bắn đi từ vùng biển Atlantic có tàu ngầm Trident class hoạt động, làm cho mấy tướng điện thoại lên Yeltsin hỏi có bắn lại không, Yeltsin điện hỏi Mỹ làm Mỹ hoảng luôn. Sau này té ngữa ra do radar toàn cầu của Nga nhận khúc xạ sunbeam mà cho là tên lửa.
    Còn tên lửa hành trình thì thật sự là em không biết về record của bác về loại đó của Nga. Nhưng bác cũng biết là khả năng jamming và bắn decoy thì Mỹ hơn hẳn rồi. Thực ra cái công cụ làm nhiễu GPS của Nga trong chiến tranh Iraq vừa rồi có lẽ chỉ là thí nghiệm thôi, cũng bị Mỹ phát hiện và diệt hai ba cái đó bác, và tên lửa của chúng vẫn trúng mục tiêu Iraq đều đặn chứ chẳng phải lạc đạn gì nhiều bao nhiêu.
    Còn tên lửa đất đối không thì Mỹ luôn khá phục Nga vì cái này do military doctrines thì đúng hơn. Mỹ luôn là nước offensive về military tactics nên Nga ngược lại chính là defensive vậy. Họ có hệ thống phòng không lớn nhất thế giới này bao gồm đủ thứ chủng loại cho cả ba tầm trời. Nếu đem PAC-3 của Mỹ ra thì có thể so sánh được đôi chút. PAC-3 vẫn thường xuyên bắn Scud (ballistic) khá chính xác và cả máy bay Mỹ - thứ mà lâu rồi phòng không thế giới ít bắn rơi. Nói chung có cái dở là chúng ta nghe nói về S-400 thì nhiều nhưng chưa bao giờ thực sự thấy nó làm việc thế nào dù reported range của nó là khá cao (đến cả 500km) và rằng nó có thể bắn tàng hình. Dù sao thì có lẽ nên theo logic truyền thống là Nga mạnh hơn về khoản này vậy. Nhưng nếu nói về phòng không trên tàu chiến thì Nga thua xa Mỹ do hệ thống điện tử - có dịp em sẽ nói cụ thể hơn về điều này. Đó chính là do Nga theo nguyên tắc truyền thống cho tên lửa đất đối không, dựa trên ground control cho SAMs là chính, họ có rất ít kinh nghiệm về việc estimate level of threat theo cơ cấu cả hạm đội của Mỹ vốn bao gồm nhiều chủng loại hợp lại trong việc track mục tiêu cùng một thời điểm - submarine, AEGIS, E-3 Sentry, P-3C, E-2C, và cả satellites. Hê hê, nói đến phòng không Nga, có một chuyện hay chọc cười là Mathias Rust bay Cessna 172B từ Đức, Hamburg vào quảng trường Đỏ vào năm 1987 - để đến sau này trong quảng trường Đỏ có cái bản hiệu "Cấm đậu máy bay ở đây" . Dĩ nhiên là em cũng không quên dưới thời Clinton cũng có một cậu gà mờ lao vào nhà Trắng hay 11/9. Những đế quốc đồ sộ hùng mạnh mà đôi khi mắc phải những lỗi ngớ ngẩn - kiểu như mấy cậu học trò xuất sắc trong lớp hay va phải khi tính toán cộng trừ rồi sau đó cười trừ.
    Em thì không biết gì về vũ khí EMP, bác Antey2500 biết nhiều hơn kể cơ cấu hoạt động thế nào cho mọi người trong diễn đàn nghe với. Và cái chuyện làm tan băng trên cánh máy bay thì hay thật nhưng không biết là chi phí bao nhiêu để làm cho mỗi máy bay. Vùng em ở Mỹ có khá nhiều băng tuyết - mỗi khi máy bay bay vào mùa đông máy bay lớn thì không nói gì nhưng máy bay nhỏ thì họ phải đem dung dịch muối nitrát ra xịt lên cánh để nó khỏi đông khi bay - nhìn trong máy bay ra thấy mà rét - nó mà rơi cái ạch khi bay thì thôi see you mất tiêu luôn .
    Đến đây nói đến chuyện súng plasma, cái này thì chắc chắn là Nga hơn rồi vì họ phát triển nó cho hệ thống chống vệ tinh trong vũ trụ chứ không phải là laser như Mỹ. Nhưng sau em sẽ phân tích về Active Plasma cho tàng hình của máy bay Nga để chúng ta suy xét xem Nga đã thật sự đã có mô hình thật, operational cho chiến đấu hay chưa, hay chỉ là hù thế giới trong khi đó thì công nghệ tàng hình do Mỹ phát triển đã có lịch sử hoạt động gần 15 năm và mô hình F-22 thực sự đã ra đời hơn năm năm rồi và Mỹ hiện nay đã có hơn 70 F-22s và chuyện chuyển qua sản xuất JSF (F-35) đa phần là để tiết kiệm tiền vì F-22 chi phí đến $73 mil. chỉ cho chuyện sản xuất chứ chưa nói gì xa. Em sẽ phân tích như vậy trong bài sau về cả mô hình S-37 Berkut mà Nga đã cho bay thử mọi người thấy và cả cái mô hình MiG 1.42 thì chỉ có triển lãm và sau đó các bác Nga thông báo kết quả bay thử chứ thật sự chẳng biết nó bay thử thế nào và có rất nhiều điều về cấu trúc của nó (đặc biệt là động cơ phản lực của nó) khiến giới phê bình phương Tây khó có thể tin được là nó là tàng hình thật.
    Còn chuyện vệ tinh trong vũ trụ thì bác Antey2500 à - mục tiêu của nó là để chụp ảnh và do thám đối phương thế thôi, con người chưa thật sự đi đến chỗ dùng vệ tinh trong vũ trụ để diệt cái gì trên mặt đất đâu. Thành ra những chuyện diệt vệ tinh nhau trong vũ trụ thế nào chỉ là phương tiện để hạn chế khả năng chiến tranh của địch chứ không phải là mục tiêu của việc dùng vệ tinh cho chiến tranh. Nếu nói về khả năng do thám của vệ tinh Mỹ thì Nga không thể nào bằng, chắc các bác cũng nhớ cái kính Hubble hiện tại là của ai. Còn nói về chuyện hạ nhau trong vũ trụ thì Mỹ cũng có không ít về Nga nhưng em sẽ chẳng nói đến làm gì. Đa phần đó chỉ là công cụ propaganda của cả hai phía - bên này nói thế này bên kia phủ nhận. Chẳng mấy người trên thế giới này biết gì về vệ tinh cả, cả từ hai phía cũng thế họ biết rất ít về nhau vì cái này thuộc về phạm vi tối mật trong quốc phòng. Phải nói là đáng chú ý trong chiến tranh lạnh đó là chương trình SDI diệt vệ tinh điều khiển tên lửa đạn đạo của Mỹ vào tháng 3 năm 1983 vì nó đụng đến Mutual Destruction 1972 pledge như bây giờ vậy. Cái này là một trong những cái gây cãi vả nhiều nhất trong giai đoạn đó. Chứ chuyện Mỹ cãi lại tại sao Nga đang xây dựng hệ thống diệt vệ tinh nào thì em rất ít khi nghe. Mà đến bây giờ thì thực tế nó phũ phàng thế nào cho cái hệ thống đó của Nga thì chắc bác Antey2500 biết nhiều hơn em.
    Được Ghostwind sửa chữa / chuyển vào 06:32 ngày 12/05/2003
  10. Ghostwind

    Ghostwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Còn về chuyện máy tính thì không có chuyện Nga hơn về siêu máy tính quân sự đâu. Siêu máy tính quân sự hay dân dụng gì cũng là một thôi. Nguyên tắc của nó đơn giản thôi. Cũng giống như là server vậy thôi, có nhiều hơn một bộ vi xử lý và những bộ vi xử lý đó làm việc với nhau như là một bộ vi xử lý lớn. Để hoạt động như là một bộ vi xử lý lớn thì đòi hỏi phải có một chương trình hệ điều hành chuyên dụng kiểu như dùng cho server là Windows NT hay Unix vậy, nhưng thường cái chương trình hệ điều hành của siêu máy tính là cực kỳ bí mật vì nó là bộ não của cả cái siêu máy tính, có thể handling được hàng tỷ phép tính trong một giây qua tích hợp sức mạnh của hàng trăm bộ vi xử lý. Sau đó cả đến những ứng dụng quân sự hay khoa học thuần túy nói chung thì sẽ đòi hỏi phải có chương trình ứng dụng cho những tính toán khoa học đó. Cho đến nay thì về phần cứng cho siêu máy tính Nhật tuyên bố là sẽ vượt Mỹ trong năm tới vì sự phát triển của công nghệ sứ và hóa chất của họ trong việc phát triển transitor. Nhưng Nhật hầu như không giỏi gì mấy về phần mềm so với Mỹ chứ chưa nói đâu xa hơn, nên cũng chỉ như là họ làm phần cứng cho Mỹ vậy thôi. Trường em hồi học đại học là một trong vài trường có siêu máy tính ở Mỹ. Họ làm đủ thứ thí nghiệm trên siêu máy tính đó, có khi phân tích gene, có khi nghiên cứu mô hình economics trong business, và cả nghiên cứu đường đi của tên lửa không đối đất cho Dessert Fox campaign. Những lần như thế thường họ khuyến khích sinh viên cho trường mượn processing power của máy ở nhà - mình bật desktop cả ngày cho cái chương trình điều hành của siêu máy tính nó kết hợp processor vào trong việc nghiên cứu của nó qua Internet. Cái này sau này ở Việt Nam hình như ĐH Tổng Hợp TPHCM có thử ở mô hình nhỏ dùng server thường thôi, em không biết cụ thể quy mô đến đâu.
    Về chuyện tên lửa chống tăng thì em không biết gì cả. Nói thật với các bác ở đây, em tìm hiểu về quân sự từ nhỏ đến lớn đa phần là do mê máy bay và tàu chiến thôi. Bộ binh em chẳng khoái chút nào nhìn nó sù xì . Trong các diễn đàn bọn Mỹ khi nói thế này khi nói thế khác về bộ binh em cũng gục cả chẳng biết gì. Nhưng đơn giản em chỉ nhớ theo nguyên tắc truyền thống thì cách đánh tổng lực bộ binh là Nga và Đức thì mạnh chứ Mỹ thì ít nghe. Nga Đức đánh những trận tăng lớn như Kursk, Nga phát triển thành công military doctrines cho việc đánh nhau trên bộ từ chiến tranh thế giới thứ hai, khi dùng IL 2 Sturmovik để yểm trở cho bộ binh, chiếc đó như chiếc xe tăng bay. Sau này phát triển lên thành Su-25 hay Su-39 bây giờ. Còn Mỹ thì nguyên tắc đánh bộ của họ bây giờ thật sự mà nói là nhái Nga, nhưng họ biết phát huy điểm mạnh của họ mà các bác Nga không dễ gì nhái ngược. Đó là trực thăng thay cho Su-25 và khoản này thì Mỹ kinh nghiệm hơn nhiều họ có cả giai đoạn chiến tranh Việt Nam để thử nghiệm mô hình này. Và họ thay strike là pháo binh của Nga bằng không quân của họ, lợi dụng vào ưu thế của máy bay ném bom cũng như chiến đấu của Mỹ. Em nói thiệt nếu như mà trong một trận đánh conventional large scale thì bác Nga cái quyết định thắng thua của họ là diệt không quân Mỹ từ ban đầu của trận đánh, xong thì coi như mấy cái trực thăng này nọ dẹp hết, Nga còn lại pháo binh mà nện cho Mỹ u đầu. Nhưng cái khó ai cũng biết đó là không quân Mỹ là không quân khủng khiếp nhất hiện nay, nó linh động hơn pháo binh vì di chuyển khá linh hoạt và lại thường chính xác hơn. Nói chung thì giới phân tích luôn cho rằng Nga là một cường quốc mạnh nhất về chiến tranh trên bộ. Nhưng đổi lại ưu thế trên không và trên biển đã hoàn toàn thuộc về Mỹ rồi.
    Bác Antey2500 có cho em vài dẫn chứng về tàu ngầm Nga. Cái này khó nhe . Em chỉ công nhận là vỏ tàu Nga thì tốt hơn thôi (do nghệ thuật luyện kim của họ). Nhưng về sóng sonar, về trick trong việc định vị tàu ngầm, về noise hay emission amplifier để đánh lừa địch, về quieting technology, về radar của các loại tàu ngầm chiến lược thì có không ít những bài viết cho rằng công nghệ của tàu ngầm chiến lược của Mỹ đang vượt dần Nga (em không nói đến Kilo - tàu ngầm diesel ở đây nhe - tàu ngầm chiến lược giờ nó còn êm hơn). Nhưng nói cho cùng chủ đề này là một chủ đề cũ rích cũng như chuyện vệ tinh vậy - cả hai bên dùng propaganda đả kích nhau cho là bên kia thua bên này, nên đọc một mớ bài bên này sau đó đọc một mớ bài bên kia cóc biết thằng nào kinh hơn. Thường khi phân tích về tàu chiến đánh nhau trên biển nói chung em sẽ rất cẩn thận và chỉ tập trung nói đến formation của hạm tàu như thế nào, và những vũ khí khác nhau của các loại tàu khác nhau có thể hỗ trợ ra sao trong một battle scenario cụ thể nào đó. Chứ các bác biết là secrets về tàu ngầm chiến lược Mỹ còn giấu Anh nữa chứ chưa nói chi ai xa. Nga cũng vậy thôi và cả hai bên rất sợ nhau về khoản này. Nếu về formation của hạm đội thì bây giờ em sẽ nói Mỹ nhỉnh hơn, tàu ngầm chiến lược của họ rãi rác khắp thế giới Ohio hay Los Angeles class ở đâu cũng có như tàu Nga Oscar hay Aluka class thôi. Nhưng bên cạnh đó Mỹ có cả thế mạnh hạm đội nữa mà cái này bác Nga chưa bao giờ phát triển thành công military doctrines chứ chưa kể việc bác có khả năng xây dựng hạm đội trong thời gian ngắn hay không.
    Hạm tàu của Nga đa phần phát triển trong giai đoạn chiến tranh lạnh theo mô hình của anh nhà nghèo biết chi đúng chỗ. Họ thấy rằng họ chẳng thể vượt hạm đội aircraft carrier của Mỹ nên thôi cố mà ra sức phát triển hạm đội tàu ngầm dựa trên những bí mật thu thập được về U-boat. Dĩ nhiên Nga thật sự là nước phát triển tàu ngầm hiện đại đầu tiên trên thế giới trước khi Đức bắt sống một chiếc của Nga trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng Đức mới chính là kẻ đặt nền tảng cho SSK hiện đại sau này khi Nga học lại họ. Còn về tàu ngầm đầu tiên trên thế giới của cả nhân loại có lẽ phải kể đến một mô hình của Mỹ trong thời kỳ Revolutionary War dùng để tránh harbor blockage của người Anh lúc đó trong cảng Boston hơn 200 năm trước đây. Trong chiến tranh lạnh thì hạm đội của Nga tuy thua hạm đội của Mỹ về hệ thống radar, họ lại có hỏa lực nhiều hơn gấp nhiều lần và Mỹ lúc đó ưu thế của họ đặt hết vào tàu sân bay, khi đánh nhau trong vùng biển rộng xa bờ (blue water) thì Nga sẽ không có yểm trợ của không quân và điều cực kỳ quan trọng là đào tạo Navy fighter pilots vì nó sẽ là điểm sống còn trước khi tàu Nga áp vào và nã tên lửa chống hạm siêu âm của họ. Người Nga họ hiểu thế mạnh của hạm đội Mỹ gồm cả một battle group hợp lại có cả tàu ngầm chiến lược đi theo là cực kỳ khó phá vỡ. Điều này đã được chứng minh trong large-scale sea battles trong chiến tranh thế giới thứ hai đó là Nhật sau khi mất những hàng không mẫu hạm chính và hơn 300 phi công hải quân trong trận Midway thì họ chỉ có từ thua đến thua hạm đội Mỹ trên biển dù họ vẫn còn những battle ships lớn nhưng đều bị máy bay Mỹ áp đảo. Đó là ví dụ thứ nhất về battle ships without aircraft carrier. Ví dụ thứ hai trong chiến tranh thế giới thứ hai đó là battleship Bismarck của Đức đi mà không có không quân yểm trợ bị Anh vây đánh chìm chỉ bằng bi-planes (máy bay hai cánh như thế chiến thứ nhất) trong biển bắc Atlantic. Nga học từ hai ví dụ này và military doctrines trên biển của Nga ra đời, đó là cần phải diệt tàu sân bay hay tàu chiến trước và đục thằng còn lại. Nhưng tàu chiến thì khá nhiều và sẽ là khá mạo hiểm khi thâm nhập vòng cung hạm đội Mỹ nên cái quan trọng là có tàu ngầm chỉ thiết kế để diệt tàu sân bay trong hạm đội thôi với những tên lửa cực kỳ khủng khiếp như đã nói cho việc chống hạm. Và chỉ một chiếc tàu ngầm đơn độc len lõi vào death envelope của hạm đội Mỹ thì có mất cũng chẳng phí là bao mà diệt được một chiếc tàu sân bay thì còn gì bằng. Sau đó thì tha hồ dùng fast attack craft diệt mấy cái tàu Mỹ còn lại khi mà threat from the air has been eliminated. Military doctrines là thế nhưng không phải dễ dàng gì vì Mỹ cũng biết Nga đang làm gì vậy. Hệ thống ASW chống tàu ngầm của Mỹ được cải tiến đáng kể và họ lập thành nhiều hạm đội với mục tiêu là trong trường hợp vài hạm đội này bị Nga dùng tàu ngầm phóng tên lửa chống tàu mang đầu đạn hạt nhân diệt ngoài vùng biển rộng thì họ còn có thể còn thứ khác để dùng và mục tiêu lúc đó của các hạm đội Mỹ còn lại sẽ là coastal guard dựa vào radar mặt đất mạnh hơn để diệt tàu ngầm Nga nếu chúng bò vào gần bờ biển của Mỹ. Nga chỉ có hạm đội tàu ngầm lớn và tàu chiến thì khả năng phòng không kém nên nước Mỹ sẽ nằm bên kia Thái Bình Dương hay Đại Tây Dương một cách yên ổn vậy khi chuyển sang thế phòng thủ Bắc Mỹ. Đồng thời vào thời gian đó Mỹ ra sức phát triển tàu ngầm chiến lược để play the game in the Russian terms. Cuộc chạy đua tổng thể này trên biển dẫn đến sự hình thành hai trường phái khác nhau về hạm đội surface ships - với Nga tập trung vào Tarantul, Nanuchka, Bora với số lượng lớn giống như là những chiếc khiên trước khi Mỹ đụng vào những thứ quý giá hơn như Sovremenny, Udaloy hay Slava, Kirov của họ khi đánh nhau theo kiểu hạm đội - và Mỹ với aircraft carrier truyền thống; nhưng cả hai bên còn có một lượng tàu ngầm chiến lượng có lẽ là giống nhau lăng quăng khắp thế giới một mình. Và Nga cũng học làm hàng không mẫu hạm Orel Ul'yanovsk hay Kremlin / Kuznetsov class. Nhưng đã chẳng bao giờ Nga phát triển hoàn chỉnh military doctrines cho aircraft carrier, vĩnh viễn nó vẫn chỉ là công cụ để chống lại không quân Mỹ khi cần ở vùng biển rộng vì Yak-38 hay -141 sau này chỉ là defensive fighter và không gì hơn. Chỉ sau này Nga mới phát triển thành công MiG-29K và Su-33 cho việc dùng trên biển. Nhưng các bác sẽ thấy là nó cũng chỉ dừng lại ở dưới 30 chiếc trên mỗi hàng không mẫu hạm và Nga bây giờ thì chỉ còn 1 chiếc Kremlin / Kuznetsov mà thôi. Hạm tàu có lượng với nhiều fast attack craft trước đây, cái tạo ra hỏa lực vô địch trên biển bị thu hẹp dần và đến một mức nó chỉ còn mang tính coastal guard. Hạm đội tàu ngầm chiến lược từ 50 giờ còn 7 chiếc. Vũ khí để diệt hạm đội Mỹ thì còn đó nhưng chỉ là những chiếc tàu ngầm lẻ loi và mang toàn bộ tính defensive khi mà hạm tàu mặt biển tiếp tục bị cắt giảm hay xuống cấp cả về chất lượng, do đa phần nó là tàu của thập niên 60s hay 70s về design. Nga tiếp tục phát triển Oscar II class (kiểu Kursk) là chính cho hải quân với mục tiêu làm deterrence cho war nhiều hơn là thành một lực lượng tiến công mạnh. Em sẽ không đi vào phân tích sự phát triển của hạm đội Mỹ khi mà hạm đội Nga suy sụp như thế ở đây làm gì nữa. Dẫu hạm đội Mỹ của cách đây 20 năm cho đến giờ không phát triển gì, sự thụt lùi của hạm đội Nga như thế cũng đủ để thấy rằng Nga không còn mạnh trên biển nữa, những tàu ngầm này nọ chỉ còn mang tính chiến lược trong một nuclear war mà thôi. Ở mức conventional war có thể nói Nga chỉ là hạm đội mạnh thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Anh về thực chất khả năng sẵn sàng chiến đấu.
    Bài sau em sẽ trở lại chủ đề tên lửa không đối không và phúc đáp bác Antey2500.
    Ghostwind
    Được Ghostwind sửa chữa / chuyển vào 12:28 ngày 12/05/2003
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này