1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng oánh tay đôi của chiến sĩ NC

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dangminhquang, 07/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    [/quote]
    Bác cho em hỏi bác có rành về võ thuật không vậy???
    Tán thủ là 1 nhánh của Wushu tức là võ thuật của bọn tung của, còn võ Bình Định là võ dân tộc , 2 môn này không dính dánh gì với nhau cả. Tui nghĩ chắc bác chưa gặp dân võ thứ thiệt, chỉ toàn gặp bọn thi đấu huy chương , bác nhớ rằng võ đường phố (thực chiến) # võ thể thao (lấy huy chương).
    Còn bác nào bảo đánh không lại Nam Hàn thì cũng nên xem lại .
    [/quote]
    Em không dám nói là rành nhưng hầu như môn nào em cũng có biết chút ít.
    Bác nói cũng có cái lý. Em hoàn toàn đồng ý với bác. Cao thủ thì ở đâu cũng có. Nhưng bác nói Tán thủ và võ dân tộc cụ thể là võ cổ truyền Bình Định không dính dáng đến nhau em thấy không hợp lý. Bất cứ môn phái nào, dù xuất phát từ đâu thì cũng có chung một nguồn gốc : Từ chiến đấu đúc kết mà thành.
    Rất nhiều võ sĩ tán thủ của ta đã kết hợp nhiều chiêu thức độc đáo của võ cổ truyền để đánh bại các võ sĩ của quê hương bộ môn tán thủ.
    Bác thử định nghĩa dân võ thứ thiệt và bọn thi đấu lấy huy chương cho em với ạ?
    Về điểm này em thấy bác hơi khắt khe, võ đường phố và võ thi đấu em thấy chỉ khác nhau 1 chỗ duy nhất: Luật!
    [/quote]
    Chậc sorry bác là không nói rõ "không dính dáng" tức tui nói về tinh thần dân tộc, chứ không phải là về chiêu thức, sory không nói rõ.
    Không khắt khe đâu bạn, võ đường phố và võ thể thao ngoài luật thì còn nhiều vấn đề lắm như: kỹ thuật, chiến lược... Em không rành về cái này nhưng bác cứ qua box võ thuật rồi off thử với anh em đó đi thì hiểu liền àh .
  2. MoDung

    MoDung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2002
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ biết thì có một câu con nhà võ hầu như ai cũng đã nghe: "Công phu thiên hạ xuất Thiếu Lâm"; tức là hầu như võ thuật ở châu Á đều được du nhập từ TQ, rồi được biến đổi cho phù hợp với thể trạng của dân tộc mới, khí hậu, điều kiện sân bãi ... Như ở VN mình thì ở miền Nam đã được biến đổi thành võ Bình Định, phát huy thế mạnh của người VN là nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, thiên về đánh đòn thấp, luồn lách.
    Nhưng bọn TQ nó tự sáng tạo ra môn Thiếu Lâm ?
    Xin trả lời là chưa chính xác. Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu lịch sử võ học thì Thiếu Lâm lại được bắt nguồn từ Yoga, với sư tổ là vị Đạt Ma đi từ Ấn Độ sang TQ để truyền bá tư tưởng đạo Phật. Cụ thể là biểu tượng con rắn lửa chạy dọc xương sống trong Yoga đã được biến hóa trong Nội công Thiếu Lâm thành 2 đường mạch chính Nhâm - Đốc.
    Việc so sánh Tán thủ với Bình Định cũng là khập khiễng, vì luật Tán thủ cấm đá vào hạ bộ, cấm dùng cùi trỏ, trong khi 2 món này lại là sở trường của võ Bình Định.
    Mình nghĩ chuyện các bạn bàn võ nào hay hơn võ nào nó cũng là câu chuyện không có hồi kết, nói hơi thừa lời - bởi võ có vào trận mới biết. Chỉ cần biết là với võ cổ truyền (cứ cho là phần nào ảnh hưởng bởi võ TQ đi) thì Nguyễn Huệ với đội quân Tây Sơn đã chôn hàng vạn quân Thanh ở gò Đống Đa. Anh em ta cứ cố gắng giữ gìn những gì mà cha ông ta đã để lại, vừa để rèn luyện bản thân mà lại có thể sử dụng khi cần làm việc nghĩa là tốt rồi.
  3. minh91

    minh91 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    906
    Nếu nói rằng võ thuật VN kém vì thi đấu đều thấy kém là ko đúng đâu. Mình cũng có học qua 1 số môn, học thì ít nhưng hóng hớt thì nhiều, và mình thấy rằng võ thuật cổ truyền VN thiên về chiến đấu và tiêu diệt đối thủ, các đòn thế mang kiểu biểu diễn và thể thao rất ít. Do vậy, võ cổ truyền VN ko thể chuyển thành 1 môn thể thao được, và hoàn toàn không thích hợp với các hoạt động thi đấu thể thao, kể cả thi đấu đối kháng. Thứ 2 do đòn đánh mang tính chất triệt hạ đối phương là chính nên đem ra biểu diễn cũng rất khó, chả ai tình nguyện làm mẫu để xong nằm viện cả.
    Về khả năng đánh tay đôi, thì bạn hãy xem ngày nay, việc xáp lá cà là rất ít và sẽ càng ngày càng ít, hơn nữa 2 năm nghĩa vụ quân sự thì dù làm cách nào đi nữa cũng quá ngắn để đào tạo ra 1 võ sư, do vậy mục tiêu của huấn luyện quân sự là sử dụng vũ khí thành thạo, tốt nhất là phát huy tối đa uy lực của hỏa khí bởi vì đơn giản súng mạnh hơn võ thuật hàng nghìn lần
  4. daccongchandat

    daccongchandat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    8
    À bác ơi, em từng có dịp vào BĐ rồi. Những ngày lễ, ngày tết họ cũng tổ chức đánh võ đài đấy bác ạ. Cũng giáp, găng đàng hoàng nhưng cấm đá bộ hạ.
    Nói chung võ cổ truyền nhà ta có rất nhiều chiêu độc đáo, kỳ lạ và hóc hiểm và võ thuật Trung hoa không có được.
    Vấn đề tranh cãi về những cái hay, dở của từng môn phái em nghĩ nên dừng ở đây. Chúc các bác giữ gìn, kết hợp và phát triển những nét tinh hoa của võ dân tộc!
  5. cattrang08

    cattrang08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    56

    Theo tớ biết thì có một câu con nhà võ hầu như ai cũng đã nghe: "Công phu thiên hạ xuất Thiếu Lâm"; tức là hầu như võ thuật ở châu Á đều được du nhập từ TQ, rồi được biến đổi cho phù hợp với thể trạng của dân tộc mới, khí hậu, điều kiện sân bãi ... Như ở VN mình thì ở miền Nam đã được biến đổi thành võ Bình Định, phát huy thế mạnh của người VN là nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, thiên về đánh đòn thấp, luồn lách.
    bác biết võ cỗ truyền của Bình Định là ai sáng lập ra không mà phán ghê vậy
  6. MoDung

    MoDung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2002
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Có mấy cái link bác tham khảo:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_%C4%90%E1%BB%8Bnh_gia
    http://phattuvietnam.net/12/3547.html
    Võ thuật VN có được như ngày nay cũng phải công nhận một phần là nhờ những vị võ tướng tham gia phong trào phản Thanh phục Minh thất bại bị truy lùng nên phải phiêu dạt sang VN.
    Hiểu biết của mình hạn hẹp thế thôi, có thể là sai nhưng nó là những gì mình đã đọc trên sách vở và được người đi trước kể lại.
  7. trung_si

    trung_si Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử võ thuật VN còn có trước cả thời QT NH.
  8. daccongchandat

    daccongchandat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    8
    Chốt lại vấn đề ta cần bình luận ở đây là khả năng táng nhau trong trường hợp bất khả kháng( Hết đạn, trận địa, hay tổ chốt bị phục kích bất ngờ...) của lính tráng nhà ta.
    Em nghĩ chúng ta chỉ nên bàn về khả năng chiến đấu bằng lưỡi lê gắn trên súng,báng súng hoặc bằng lưỡi lê lá lúa cùng lắm bằng xẻng quân dụng, bi đông, mũ cối hoặc bắng đất,cát, đá...chứ trong chiến đấu mà dùng võ thuật thì em e là hơi khó.
    Em thì em nghĩ thế này, trong những trường hợp như thế lính tráng nhà ta cứ mỗi chú thủ sẵn 2 nắm đất hoặc cát rồi bất thình lình ném thẳng vào mặt đối phương sau đó mới rút lê ra mà chơi( Hơi tiểu nhân 1 tý các bác nhỉ)
    P/S: Đến chịu với cái bác nào bảo võ nhà ta do mấy cha phản thanh, phục minh không thành dạt sang sáng lập. Nản.
  9. MoDung

    MoDung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2002
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0

    Cậu đọc không kỹ rồi, "ảnh hưởng" khác hoàn toàn với "sáng lập" đấy.
  10. daccongchandat

    daccongchandat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    8
    Nếu xét về câu từ em không thấy có từ nào là "ảnh hưởng" cả. Bác bảo nền Võ thuật Việt Nam có được như ngày hôm nay là do đóng góp một phần của các tay dạt đó còn gì.
    Nó dạt sang ta nó không lập môn lập phái mới lạ( Dân TQ có truyền thống về việc này rồi đi đến đâu lập bang phái võ đường đến đó) thế chả là sáng lập còn gì.
    Nền võ thuật Việt Nam mà chịu ảnh hưởng của mấy thằng tàu dạt. Vô lý.

Chia sẻ trang này