1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng phòng vệ ở Biển Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi macay3, 12/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.932
    Đã được thích:
    1.547
    còn 1 cách nữa, khá dễ, an toàn, ko tốn kinh phí mà ngược lại còn thu dc ngoại tệ mạnh (có điều ...)
    - Cho hạm đội 7 của Mỹ thua cảng Cam ranh , lấy đại 100t $ /năm , hí hí , vừa dc bảo kê vừa có ngoại tệ mạnh để nâng cấp hải quân, vừa giao lưu học hỏi !
    các bác thấy sao nào ?
  2. peppercorns

    peppercorns Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Còn chỗ nào trống thì vạch nốt ra xem và cho nó mượn luôn đi. Nhật hay Hàn rước đi còn chưa được thì mình lại mua vào.
    Động thái bây giờ là bình tĩnh từ từ giải quyết, chứ đâu phải mua xe máy hay xe đạp về là phi ngay được, 1 chiếc tàu hay 1 hạm đội cần có thời gian hình thành, huấn luyện và thực tế chứ mua ngay cả chục chiếc Gepard ngay bây giờ đi chăng nữa và Gấu chịu có giao ngay thì thuỷ thủ đoàn cũng ngồi ngáp ruồi hay cũng chỉ lao ra lấy oai với thiên hạ chứ lao đầu vào tham chiến thì e rằng ... thà đừng mua còn hơn.
  3. vyhachit

    vyhachit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    62
    hí hi, nếu biết được ai đưa tham nhũng ra ánh sáng, mấy con chuột sẽ bịt mồm trước bằng 5-10%.
    10% cho vào kinh phí QĐ, em e rằng rồi cũng bị ngót mất dăm %.
    Mà tham nhũng theo dây thì khó tìm ra lắm. Bệnh này hơi khó trị, trừ khi bắn bỏ, cái này thì nên học thằng Khựa béo. (vậy mà có tin còn dự thảo việc xoá bỏ tử hình cho tội tham nhũng nữa chứ).
  4. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Tăng thuế các loại để lấy tiền mua sắm vũ khí mới, sau đó quay về kinh tế tập trung bao cấp để lấy tiền vận hành bảo quản số vũ khí này! . Các ông tướng sa-lon này cứ tưởng có tiền mua đồ là ngon à, cái tiền vận hành bảo quản nó còn tốn gấp nhiều lần. Các cụ dạy rồi "đừng đem sở đoản ra đấu sở trường", cứ thích chạy đua vũ trang thì tự đứt hơi mà thôi. Chưa thấy ông nào đề cập đến phương cách ngoại giao đối thoại, toàn thấy xoa quyền xoa chưởng đòi đối thụi. Ngân sách quốc phòng của ta có bao nhiêu? Tàu có bao nhiêu? Nước nó có 1tỷ3 dân làm việc để nuôi quân đội, ta có 80 triệu thôi, chỉ cần dân nó mỗi người mỗi năm bỏ ra 1$ mua vũ khí thì đã là bao nhiêu tiền rồi. Phương cách hay nhất vẫn phải là ngoại giao!
  5. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.932
    Đã được thích:
    1.547
    vẫn ngoại giao hoài mấy chục năm rồi đấy thôi
    muốn ngoại giao mà dc à
    đến lúc đánh thì phải tính thôi (chỉ là tính trước thôi)
  6. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Nhờ ngoại giao nên mọi thứ nó vẫn nhì nhằng được đến giờ. Bây giờ nhiều diễn biến mới, hoàn cảnh mới, ngoại giao sẽ có thêm nhiều đòn miếng mới. Thời buổi này không dễ ăn không ăn hỏng của ai cái gì cả, nên ngoại giao được đặt lên hàng đầu! Còn nếu xảy ra chiến tranh, trên bộ không nói, trên biển thì phải đánh bằng cả niềm tin nữa! Các bác có ngồi tính nát óc cũng không giải được bài toán quân số trang bị phải bao nhiêu mới đủ chọi với thằng hơn mình 10 lần về số lượng đâu. . Ờ quên, cơ mà đay cũng chỉ là chỗ nổ cho vui thôi mà
  7. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.932
    Đã được thích:
    1.547
    Trung Quốc tiến công Biển Đông:Chiến lược và mục tiêu
    Shigeo Hiramatsu, Giáo sư môn Khoa học Xã hội tại Đại học Kyorin, xem xét trong bài này lịch sử hải quân Trung Quốc trong khuôn khổ an ninh vùng Đông Á. Ông ta đánh giá là trước các kế hoạch tăng cường khả năng hải quân của Trung Quốc, rất cần thiết có một quan hệ liên kết chặt chẽ Mỹ-Nhật và vai trò tích cực hơn của Nhật trong vùng nhằm ngăn ngừa việc các cuộc ng độ nhỏ biến thành lớn trong khu vực Biển Nam Trung Hoa
    Trước tiên khu biển thuộc Việt Nam, rồi thì Phi-líp-pin:
    Vào tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc và Việt Nam ng độ nhau trên một nhóm đá ngầm nhỏ tý (nhóm Chigua) thuộc quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và khu biển chung quanh. Đụng độ quân sự có nguyên nhân từ việc Trung Quốc cho dựng dấu ghi trên 6 nhóm đá ngầm ở trong vùng nhằm xác định chủ quyền, mặc dù Việt Nam cũng đã tuyên bố xác định chủ quyền ở đó. Hơn nữa, Trung Quốc cho xây cái mà họ gọi là ?ođài quan sát biển? (marine observatory) trên một trong những nhóm đá có tranh chấp về chủ quyền. Cái lều cao này thật ra là làm bằng ống sắt và những tấm bạt mà chúng sẽ biến đi khi thủy triều lên, được coi là tiền đồn an ninh biển. Sau đó, họ xây một toà nhà tám góc đúc sẵn, được chống đỡ bằng cột. Rồi 2, 3 năm sau họ cho xây lên một công sự quân sự giống như một tầu chiến.
    Đến thập kỷ 90, Trung Quốc cho làm một cuộc điều tra biển ở phía Tây đảo Palawan mà Phi-líp-pin cho là thuộc chủ quyển của họ. Vào tháng 2 năm 1995, Trung Quốc cho xây một toà nhà đúc sẵn trên nhóm đá Mischief, cùng một loại đã được xây ở nhóm đá ngầm ngoài khơi phía nam Việt Nam năm 1988. Khi bị chính phủ Phi-líp-pin phản đối, kết án là toà nhà này là căn cứ quân sự, Trung Quốc trả lời là nó chỉ là ?onơi trú ẩn cho người đánh cá?. Lúc đó đã có thể tiên đoán là Trung Quốc sẽ cho xây một căn cứ lâu dài. Thật thế, khoảng cuối năm 1998 và đầu năm 1999, Trung Quốc đã cho xây nhiều toà nhà có tính lâu dài.
    Mặc dù vùng đảo Trường Sa gồm hơn 80 hòn đảo, là những vùng đá ngầm và cát, chỉ có 7 trong số này là có diện tích lớn hơn 100 mét vuông. Những hòn đảo tý hon có thể ở được này đã do nhiều nước như Đài Loan, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a chiếm đóng, mặc dù Trung Quốc chỉ tuyên bố chủ quyền đối với khu vực Trường Sa sau ngày thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc (CHNDTQ) và họ cũng chưa từng chiếm đóng hay trực tiếp kiểm soát một hòn đá nào ở khu vực này cho đến mới đây. Trên thực tế, lực lượng hải quân Trung Quốc cho đến gần đây không có khả năng chiếm đóng và dù chiếm đóng cũng không có khả năng bảo vệ.
    Với tình hình như trên, việc cho dựng dấu ghi nhằm xác định chủ quyền và việc xây dựng cơ sở quân sự ở Trường Sa là những hành động quan trọng đáng kể của Trung Quốc nhằm thực hiện chủ quyền ở vùng này. Vào tháng 2 năm 1992, Trung Quốc ra Luật Lãnh hải Trung Quốc (Chinese Territorial Waters Law) qui định rõ là Đài Loan, quần đảo Senkaku, Pescadores (Pendu Dao), Pratas (Dongsha), Macclesfield Bank (Zhongsha Qundao), Paracel (Hoàng Sa, Xisha) và Trường Sa (Spratley) là thuộc Trung Quốc. Hình như là chính quyền Trung Quốc đang cố gắng dùng luật lệ nội địa để tăng sức mạnh cho Hải quân Trung Quốc (HQTQ). Hành động của HQTQ là hết sức quan trọng đối với Trung Quốc. Có người nhận định là cuộc tiến công của HQTQ được đốt ngòi bởi việc chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô và việc triệt thoái quân sự khỏi khu vực Á châu của cả Mỹ và Nga. Thật ra không phải thế, những hành động tiến công này đã bắt đầu từ đầu thập kỷ 70, tăng tốc vào thập kỷ 80 khi khả năng xây dựng tầu chiến được tăng cường cùng với khả năng hậu cần quân sự và thông tin.
    Khả năng tác chiến độc lập của lực lượng hải quân Trung Quốc
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.932
    Đã được thích:
    1.547
    Được macay3 sửa chữa / chuyển vào 14:03 ngày 12/12/2007
  9. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí có biết mọi giải pháp chính trị, ngoại giao trên bàn đàm phán đều dựa trên cơ sở tương quan lực lượng trên chiến trường không?
    Ngay trước mắt, ngoại giao vẫn là phương cách hay nhất. Nhưng ngoài tầm mắt là mất đất, mất dân với phương Bắc.
    Việc đầu tư mạnh vào hải quân để mang đi đánh đấm với thằng to là hạ sách. Xây dựng lực lượng hải quân mạnh là nhằm (i) răn đe, phòng ngừa nó nhòm ngó và bắt nạt; (ii) thúc đẩy tinh thần tự hào dân tộc một cách có cơ sở (không phải sô-vanh chủ nghĩa nhé!); (iii) để bà con trong nước yên ổn làm ăn; (iv) phát triển và tăng trưởng kinh tế nhờ xây dựng công nghiệp quốc phòng lưỡng dụng (đóng tàu to, tàu bé, trang thiết bị hàng hải, khí tài để trong nước dùng trước, bán thu ngoại tệ sau).
    Cái này 200 năm trước thằng Nhật đã làm thành công hồi Minh Trị rồi! Nước nó bé bằng mình, dân nó cũng "ngu" và ít như mình (đông hơn chút xíu), nhưng nó là thằng mà bọn Khựa sợ nhất trên biển trong mấy trăm năm trở lại đây đấy thôi!
    Các bạn xem sư tử bắt linh dương chưa? Nếu bạn là con linh dương có chất xám biết bảo cả đàn xúm vào húc, dẵm, đạp (có súng dùng súng, có gươm dùng gươm) thì con sư tử sao có thể sống mà gầm gừ oai vệ được!
    Được nangthuytinh78 sửa chữa / chuyển vào 15:05 ngày 12/12/2007
  10. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Trời, tính cả 300 F5 vào số 650 chiến đấu cơ hiện đại để cho là dư sức đè bẹp 27 chiến đấu cơ SU-27, SU-33, 100 SU-35 thì có hơi cường điệu quá nhỉ. Chưa kể vứt đâu đám máy bay tự chế của Tàu rồi: đám J-7 nhà nó đông khủng, đám J-6 gần đến hạn hết đát mà bay sang thì đủ trắng xóa mang rada. Còn đám J-10 nữa.

Chia sẻ trang này