1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng phòng vệ ở Biển Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi macay3, 12/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    thường là tiền đóng bao gồm cả huấn luyện thuỷ thuỷ đoàn
    nên có lẽ đợt này về là chạy luôn
  2. phicong

    phicong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ có xem 2 bức hình chụp bọn lính cái Chí Nồ ôm súng bên bia chủ quyền trên đảo , bây giờ tìm lại không thấy.Nhờ các bạn cho tôi cái link đó.
    Xin cảm ơn rất nhiều,
  3. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Học thuyết hải quân và chiến lược phòng thủ Biển Đông
    Chiến lược phòng thủ Biển Đông là một bộ phận không tách rời của Học thuyết hải quân Việt Nam trong giai đoạn mới, phù hợp với Chiến lược Biển của Việt nam tới năm 2020 và Chiến lược đại dương của Viêt Nam tới năm 2050 (đang soạn thảo).
    Việc xây dựng chiến lược phòng thủ Biển Đông được xác định dựa trên những yếu tố sau:
    (i) Chiến lược biển và đại dương Việt Nam
    (ii) Năng lực và tiềm lực quốc phòng của VN tới năm 2050
    (iii) Học thuyết quân sự và hải quân Việt Nam tới năm 2050
    (iv) Đặc điểm địa chính trị và kinh tế Biển Đông
    (v) Hiện diện kinh tế, quân sự của các quốc gia xung quanh Biển Đông và liên quan tới Biển Đông
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Tới 2050 thì hơi xa nhỉ
    kế hoặc 5-10 năm thì thấy nó thực tế hơn
  5. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    (I) CHIẾN LƯỢC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG VIỆT NAM
    (sử dụng lại tư liệu của ông Ngô Lực Tải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật biển)
    Biển và vị trí địa kinh tế của Việt Nam
    Biển Đông với diện tích 3.447.000km vuông, một trong 6 biển lớn nhất của thế giới, nối hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có 9 quốc gia bao bọc: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Đây là con đường chiến lược của giao thương quốc tế, có 5/10 tuyến đường hàng hải lớn nhất của hành tinh đi qua. Hàng năm, vận chuyển qua biển Đông là khoảng 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông và Đông Nam Á, khoảng 45% hàng xuất của Nhật, và 60% hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc.
    Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km vuông, án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực.
    Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, bao bọc lãnh thổ Việt Nam ở cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, trung bình 100km vuông đất liền có 1km bờ biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới). Dọc bờ biển có một số trung tâm đô thị lớn, 90 cảng biển lớn nhỏ và gần 100 địa điểm có thể xây dựng cảng (kể cả cảng ở qui mô trung chuyển thế giới), 125 bãi biển có cảnh quan đẹp, trong đó có 20 bãi đạt tiêu chuẩn quốc tế để phát triển du lịch biển. Ven bờ biển có nhiều loại khoáng sản và vật liệu xây dựng quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp và hơn 6 vạn héc ta ruộng muối biển.
    Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều vịnh đẹp (Hạ Long, Bái Tử Long, Vân Phong, Cam Ranh, Nha Trang?) và 2.779 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 1.636km vuông. Tuy phân bổ các đảo không đều, nhưng tất cả các vùng biển ven bờ Việt Nam đều có các đảo che chắn ở mức độ khác nhau. Dân số vùng duyên hải chiếm khoảng 39% dân số cả nước.
    Với vị trí địa kinh tế rất thuận lợi và tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm qua, biển Việt Nam đang góp phần xứng đáng để đưa đất nước trở thành vị thế một trong những quốc gia biển có nền công nghiệp hàng hải mạnh ở khu vực và trên thế giới vào những năm tới.
    Đánh giá đúng tiềm năng để hoạch định chiến lược
    Tiềm năng và nguồn lợi biển của Việt Nam là yếu tố và tác nhân cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay và trong tương lai.
    Dầu khí: Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác 4 ?" 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí đồng hành 250 ?" 300 tỷ m3. Dầu khí đang có triển vọng lớn với điều kiện khai thác thuận lợi.
    Hải sản: trữ lượng đánh bắt khoảng 3 ?" 3,5 triệu tấn, cơ cấu hải sản rất phong phú, có giá trị kinh tế cao, chưa được khai thác đúng mức, chỉ mới đạt 60% mức có thể khai thác được hàng năm.
    Vận tải biển: Ngành vận tải biển của Việt Nam mới chỉ chiếm 16% thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu của quốc gia.
    Cảng biển và kết cấu hạ tầng: Nói chung còn yếu, hoạt động hiệu quả chưa cao, trong số 90 cảng biển chỉ có 10 cảng có công suất thông qua trên 1 triệu tấn/năm.
    Công nghiệp tàu biển: Vừa khởi sắc trong 3 năm gần đây, đã đóng nhiều chủng loại tàu có trọng tải lớn đến 10 vạn tấn để xuất khẩu, là ngành mũi nhọn của kinh tế biển, hứa hẹn nhiều triển vọng tốt.
    Du lịch biển và các ngành dịch vụ biển khác: Đang mới ở giai đoạn xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, bước đầu đã đóng góp khiêm tốn tăng trưởng GDP, tiềm năng vẫn còn lớn nếu biết phát huy thế mạnh của quốc gia biển.
    Chiến lược biển đến năm 2020
    (trích Nghị quyết BCHTƯ X ngày 24/01/2007)
    - Đóng góp của kinh tế biển vào GDP hàng năm từ 53 tới 55%
    - Đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước 55-60%
    Trong đó:
    - Dầu khí: 57%
    - Hải sản: 13%
    - Hàng hải: 11%
    - Công nghiệp biển khác: 9%
    - Du lịch: 6%
    - Khoáng sản khác: 4%

    Hiện nay (số liệu 2007: Người Viễn xứ - VietnamNet):
    Đóng góp GDP hàng năm: 12 ~ 18,5%, gồm:
    - Dầu khí: 42%
    - Hải sản: 11,3%
    - Hàng hải và du lịch: 6%
    - Công nghiệp biển khác: 22%
    - Kháng sản khác: 18,7%
    Được nangthuytinh78 sửa chữa / chuyển vào 17:44 ngày 10/01/2008
  6. theduong_hn

    theduong_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0

    - Vàng 2: Theo em biết thì hình như lớp tuần dương hạm Kirov chú Nga không bán đâu bác.
    - Vàng 1: Liệu trong 07 năm có xong từng này chiến hạm ko bác???
    - Tình hình kế hoạch về việc xây dựng hạm đội đến đâu rồi bác ơi?
  7. jacobkruse

    jacobkruse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    41
    Em thấy hạm đội của bác Nangthuytinh mơ mộng wá , tính gì thực tế tí đi bác ơi
  8. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Cái chương trình xây dựng hạm đội của bác Nangthuytinh sao giống cái cách mà nước Đức phát xít triển khai gấp rút để xây dựng hạm đội trước WW II thế nhỉ?
    Mình đang phát triển hoà bình chứ có phải chuẩn bị bước vào một cuộc chiến tranh nữa đâu
  9. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Dạo này tôi đang đi công tác nên chưa đóng góp được thêm.
    Nói như bạn thì cứ võ trang để đi đánh nhau ah? Bạn có biết bao nhiêu tàu chiến trên cái thế giới này chết trong xưởng dỡ sắt vụn thay vì chết chìm vì vũ khí địch trên biển k?
    Tư duy hải quân là vũ trang để bảo vệ hoà bình và dùng chủ yếu trong thời bình. Tất cả các hải quân lớn nhỏ trên thế giới đều tư duy vậy đấy!
  10. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Những khẩu pháo của VN có tầm xa nhất là bao nhiêu thế các bác ? Có xa hơn tầm pháo đặt trên tàu chiến TQ không ?

Chia sẻ trang này