1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng phòng vệ ở Biển Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi macay3, 12/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tio361

    tio361 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    4.219
    Đã được thích:
    0
    hê hê, hài tý thui anh em
  2. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Máy bay trực thăng mô hình thì hơi khó vì dễ chết chùm khi nó cho nổ đầu đạn lớn, nhưng nếu đem ra áp dụng cho tàu chiến ngoài biển thì triển vọng hơn nhiều, cho hoạt động tương tự như thuỷ lôi di động, dùng bảo vệ biển đảo chắc cũng được vài ngày Còn nó dám vào thì sẽ bị ăn đạn hội đồng ngay, tương tự như đánh nhau với bầy ong mật vậy
  3. TMTVhero

    TMTVhero Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2007
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    các bác nào có thông thông tin tương đối "vững" về Bation nhà ta ko?có rất nhiều diễn đàn nói đây chỉ là tin vịt....
  4. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    nếu chúng nó biết dàn bastion ở đâu. Mà nếu lộ cả cái này thì Vịt chả còn gì để giấu cả. Mọt số bác cứ nói đến tung cu là lại dùng đến từ "biển"
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Quả thực là mình theo dõi rất kỹ và cập nhật liên tục số liệu thống kê về buôn bán vũ khí của Nga nhưng rất tiếc, mới chỉ thấy xác định là nhà ta đã ký hợp đồng mua Basion (với Yakhont) mà chưa thấy nói đến thời gian giao hàng.
  6. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    ẹc, nếu thật hàng chưa giao và chưa dc trang bị thì gay thật
  7. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    hệ thống tên lửa đất đối hải mà Hải quân ta hiện có .
    Tên lửa đất đối hạm : P-5 Shaddock (SS-N-3 )
    Tên lửa hành trình chống tàu P-5 (tên mã của Nato là SS-N-3) là loại tên lửa hành trình chống tàu được trang bị trên các xe cơ động mặt đất,tàu chiến. Hiện Việt Nam có 2 trung đoàn tên lửa đất đối hạm loại này .
    Thông số kỹ thuật
    ? Chiều dài: 10.2 meters
    ? Đường kính: 0.98 m
    ? Sải cánh: 5.0 m
    ? Khối lượng tổng: 5,400 kg
    ? Khối lượng đầu đạn: 930 kg
    ? Tốc độ : 345 m/s ( Mach 0.9 )
    ? Trần bay : 100 ?" 400 m
    ? Tầm bắn: 450km
    ? Hệ dẫn đường: autopilot, active radar
    [​IMG]
    Hình này chụp tại trung đoàn tên lửa 83 , căn cứ Sơn Trà , Đà Nẵng.
    [​IMG]
    Về tổ hợp tên lửa Bastion ta đặt mua :
    Type: Coastal defense missile
    Soviet designation: 3K55 Bastion
    Missile designation: 3M55 Yakhont
    Designer: NPO Mash
    Lenght: 8.0 m
    Diameter: 0.7 m
    Span: 1.7 m
    Weight: 3,000 kg
    Range: 300 km (hi-lo), 120 km (lo)
    Speed: Mach 2.5
    Propulsion: Solid-propellant rocket booster + ramjet sustainer
    Guidance: Inertial + active or passive radar terminal homing
    Warhead: 200 kg HE
  8. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Rađa phát hiện bị 1 tên lửa từ hệ thông Bátion đánh chìm 1 chiến hạm,Tung Của nó cùi lắm hay sao mà hem bít tìm ra tung tích của dàn phóng đó cho dù a cơ động chạy trốn? Hải Nam sát nách ta mà
  9. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Năm 1985, Trung Quốc quyết định mua một hàng không mẫu hạm (tàu sân bay) phế thải của Australia, chiếc HMAS Melbourne, trên danh nghĩa để lấy sắt vụn với giá chưa tới 2 triệu USD. Chiếc HMAS Melbourne này được đóng với kỹ thuật từ thời chiến tranh thế giới thứ hai nhưng đã được tân trang và tu sửa nhiều lần để lưu dụng tới năm 1982. Khi về tay Trung Quốc đường băng trên tàu vẫn còn nguyên vẹn. Trung Quốc thật sự đã tháo dỡ hàng không mẫu hạm này, trước tiên là để các kỹ sư đóng tàu của hải quân học hỏi chi tiết cấu trúc, phần đường băng đã được giữ lại để huấn luyện.
    Chiếc Varyag đã được Trung Quốc tu sửa
    Sự tan rã của Liên Xô tạo cơ hội để Trung Quốc học hỏi thêm về kỹ thuật đóng tàu sân bay. Trong khi kinh tế các nước Cộng hoà cũ thuộc Liên bang Xô Viết gặp khó khăn, Trung Quốc bước vào thời kỳ ổn định và phát triển vượt bậc. Nhờ đó, nước này mua thêm hai hàng không mẫu hạm cũ của Nga: chiếc Minsk vào năm 1998 và chiếu Kiev vào năm 2000.
    Sau khi nghiên cứu kỹ thiết kế của 2 hàng không mẫu hạm này, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng trong lĩnh vực giải trí để thu hút du khách. Việc dùng các công ty tư nhân mua hàng không mẫu hạm cũ cho du lịch của Trung Quốc chỉ là cái cớ. Trước khi các tàu này được đưa vào sử dụng với mục đích dân sự, chúng đã qua một thời gian dài nghiên cứu của hải quân.
    Cùng sách lược này, một công ty Trung Quốc đã mua hàng không mẫu hạm thứ tư, chiếc Varyag của Ukraine, với giá 20 triệu USD. Sau nhiều năm thương lượng, thêm gần 3 tháng lênh đênh trên biển và hơn 10 triệu USD thuê kéo, hàng không mẫu hạm Varyag (Viking) đã về đến xưởng đóng tàu Đại Liên của Trung Quốc năm 2002.
    Khác với những chiếc trước, Varyag không phải là hàng không mẫu hạm cũ mà là một chiếc tàu mới đang nằm trong xưởng đóng tàu.
    Số là vào thời điểm 1992, chiếc tàu đã gần hoàn thiện, chỉ cần thêm vài trăm triệu USD thực hiện các khâu cuối cùng. Nhưng Liên Xô tan rã, không ai có tiền để tiếp tục hoàn thành con tàu. Cũng không ai biết nó sẽ thuộc về nước nào sau khi hoàn thành, nên nó bị bỏ dở. Sau gần 10 năm hoang phế, Ukraine đã tháo hết máy móc và trang thiết bị điện tử, chỉ còn lại vỏ tàu để bán cho Trung Quốc. Nếu hoàn tất và được trang bị đầy đủ thì hoả lực của Varyag rất đáng sợ. Với đường bay dài hơn 300 thước, Varyag có thể là căn cứ di động của 24 máy bay chiến đấu loại có khả năng cất cánh gần thẳng đứng, như Mig-29L hay SU-33. Đồng thời, Varyag còn mang được 42 trực thăng tấn công loại KA-29/31.
    Một số quan sát viên quân sự cho rằng tất cả các vỏ tàu hàng không mẫu hạm Trung Quốc mua, kể cả chiếc Varyag, đều ở trong tình trạng quá tồi tệ, Trung Quốc không thể nào sửa chữa hay tân trang để dùng lại. Thật ra, Trung Quốc đã cặm cụi tu sửa Varyag liên tục trong suốt thời gian qua. Nó đã được sơn màu xám hải quân. Hàng không mẫu hạm là một chiếc tàu vô cùng phức tạp và rất đắt tiền. Không phải chỉ trong chuyện thiết kế và chế tạo, mà cả trong việc trang bị, điều hành và vận hành. Giá một hàng không mẫu hạm mới đóng nằm trong khoảng từ 2 tới 10 tỷ USD. Trang bị điện tử, vũ khí và máy bay sẽ tốn tối thiểu 2 tỷ nữa. Sau đó là huấn luyện thuỷ thủ, học cách sử dụng. Thêm vào đó: hàng không mẫu hạm không thể hoạt động một mình mà phải có cả một hạm đội đi theo để bảo vệ nó.
    Chỉ những kẻ khờ khạo mới hoài nghi khả năng của Trung Quốc. Cuối năm 2006, báo Kommersant của Nga đưa tin về hợp đồng cung cấp hàng trăm máy phản lực cho không quân Trung Quốc. Loạt động cơ này sẽ được ráp cho các máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc. Theo nguồn tin trên, một hợp đồng tân trang máy bay chiến đấu và máy bay ném bom chiến lược SU -27/30 cũng được ký kết. Trung Quốc có khoảng 100 máy bay loại này. Một hợp đồng khác cũng sẽ cung cấp cho Trung Quốc 50 chiếc Su -33 với giá trung bình mỗi chiếc là 50 triệu USD. SU -33 là kiểu cải biến của máy bay chiến đấu SU -27K để dùng cho hải quân. Rõ ràng, Trung Quốc đang mua sắm khí cụ cho một hàng không mẫu hạm.
    Trung Quốc hiện có hơn 50 tàu ngầm, kể cả 8 chiếc mới mua năm 2005 của Nga. Cùng đợt này, Trung Quốc còn mua 2 tàu khu trục mới, nâng số tàu khu trục lên gần 30 chiếc. Theo tạp chí Quốc phòng ngày nay thì Trung Quốc có 47 tàu khu trục nhỏ và hơn 200 tàu hộ tống và tàu tuần tra các loại. Tất cả tàu khu trục và tàu tuần tra của Trung Quốc đều được trang bị hoả tiễn có ra đa hướng dẫn và có thể tấn công các mục tiêu cách xa hơn 120 cây số.
    Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2008 lên tới gần 60 tỉ USD. Thống kê về chi tiêu quân sự do Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế ở Stockholm cho biết, Trung Quốc đã gia tăng ngân sách liên tục trong 12 năm qua. Trung Quốc đang muốn biến đổi một quân đội với trang bị thô sơ, chủ yếu mạnh về bộ binh, thành một quân đội có khả năng can thiệp để bảo vệ quyền lợi của họ bên ngoài biên giới quốc gia.
    Tháng 6/2005, trang boxun.com đăng tải thông tin Trung Quốc sẽ chế tạo một chiếc tàu sân bay có giá 362 triệu USD với trọng lượng rẽ nước 78.000 tấn, nó được chế tạo bởi Xưởng đóng tàu mật Giang Nam ở Thượng Hải. Báo cáo này đã bị quan chức Bộ quốc phòng Trung Quốc tên là Zhang Guangqin bác bỏ.
    Ngày 10/3/2006, Trung tướng Wang Zhiyuan thông báo rằng Trung Quốc sẽ nghiên cứu và chế tạo một tàu sân bay để phát triển một nhóm tàu sân bay tác chiến (CVBG) trong 3-5 năm. Các nhà quan sát cho rằng chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được dùng để đảm bảo an ninh những đường vận chuyển năng lượng ở Biển Đông. Theo trang web của mạng Quốc phòng Trung Quốc sinodefence.com, hiện họ đã cho hạ thủy hàng không mẫu hạm này.
    Tại Hải Nam, ở khu vực Tam Á, Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng 2 căn cứ cầu cảng có thể neo đậu 2 hàng không mẫu hạm. Tháng trước, theo các hãng tin Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đến thăm Tam Á, có thể là vì sự kiện quan trọng này và phát động chiến lược Hải quân Nam tiến./.
  10. QDNDVN2010

    QDNDVN2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    1
    HKMH đầu tiên đặt ở Biển Đông , họ HỒ fát động chiến lược HQ Nam tiến thì biết TQ đã , đang và sẽ làm jì
    Hạnh fúc là đấu tranh !

Chia sẻ trang này