1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng răn đe hạt nhân của Nga

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi APu, 10/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. APu

    APu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Khả năng răn đe hạt nhân của Nga

    Gần đây, một số nhà phân tích chiến lược phương Tây cho rằng kỷ nguyên độc tôn về vũ khí hạt nhân đã bắt đầu với nước Mỹ, Oasinhton đã giành được ưu thế hạt nhân bảo đảm cho Mỹ khả năng tiến hành một cuộc tấn công trước nhằm vào Nga và Trung Quốc. Dù còn nhiều tranh cãi, nhưng đánh giá trên đây cũng có giá trị nhất định khi xem xét đến lực lượng hạt nhân của Nga ?" nước hiện sở hữu tổng cộng 3.430 đầu đạn hạt nhân với 791 hệ thống phóng.
    Về lực lượng tên lửa chiến lược, Nga có khoảng 521 hệ thống tên lửa, có khả năng mang 1.886 đầu đạn hạt nhân. Trong số này có 80 tên lửa SS-18 Satan, 129 tên lửa SS-20 Stiletto, 270 hệ thống tên lửa SS-25 Topol đặt trên bệ cơ động và 42 tên lửa SS-27 Topol dựa trên thiết kế Silo.
    Hải quân Nga hiện có 12 tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân, trong đó có 6 tàu Delta-4 và 6 tàu Delta-3 đều là là những loại tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hạt nhân vượt đại châu (SSBN). 12 tàu ngầm này có khả năng phóng 672 đầu đạn hạt nhân.
    Tập đoàn không quân chiến lược số 37 có 78 máy bay ném bom (Trong số đó có 14 máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và 64 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS), có khả năng mang 872 quả tên lửa hành trình tầm xa Kh-55.
    Cho dù đây vẫn là những lực lượng răn đe đáng tin cậy, đã được nâng cấp và trang bị thêm chủng loại mới, nhưng nhìn chung chúng đã đều lạc hậu. Việc nâng cấp chỉ chủ yếu tập trung vào phần đầu đạn và các hệ thống phóng, trong khi các thiết bị xác định mục tiêu, dẫn đường, khả năng làm chủ trang bị và công tác bảo dưỡng vẫn chưa được cải tiến đáng kể. Chính Bộ Tổng tham mưu các LLVT Nga cũng thừa nhận: Nếu không có các khoản đầu tư lớn vào lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và các chương trình mua sắm vũ khí mới, khả năng răn đe của Nga sẽ trở nên bất ổn vào năm 2015.

    Lực lượng tên lửa chiến lược
    Các tên lửa có bệ phóng trên mặt đất tiếp tục bị rút khỏi danh mục biên chế với tốc độ nhan hơn so với số tên lửa được bổ sung. Với tốc độ này, đến năm 2015 số lượng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có bệ phóng trên mặt đất của Nga sẽ giảm xuống chỉ còn 150 quả. Một ví dụ cụ thể: số lượng tên lửa SS-25 hiện còn trong biên chế cũng thấp hơn rất nhiều so với con số 291 quả được công bố tại thời điểm năm 2005 , chỉ còn 2 trung đoàn, 1 nằm trong sư đoàn ở Yurya và nằm trong sư đoàn ở Teykovo. Tướng Nicolai Xolopcop, tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược tuyên bố, năm 2006 Nga sẽ triển khai 6-7 tên lửa Topol, nhưng đồng thời cũng loại bỏ ?omột số? tên lửa SS-27 Topol dựa trên thiết kế Silo.
    Nga ngày càng chịu nhiều sức ép buộc phải dựa vào các tên lửa cũ, một số đã được hiện đại hóa, một số khác đơn giản chỉ là kéo dài thời hạn sủ dụng. Ví dụ như thời hạn sử dụng của loại tên lửa SS-19 đã được kéo dài từ 10 năm lên 30 năm.
    Ngoài chương trình mua sắm tên lửa Topol với tiến độ chậm chạp, hy vọng chủ yếu của lực lượng tên lửa chiến lược trong giai đoạn tới là loại tên lửa siêu thanh mà Tổng thống Putin từng tuyên bố là ?o cầu trả lời đối với nhu cầu răn đe của nước Nga? trong tương lai. Theo các quan chức Nga, loại vũ khí được thử nghiệm lần đầu vào tháng 01.2004 này không chỉ có tốc độ nhanh, độ chính xác và tự định vị các mục tiêu đang bay ?"một loại tên lửa có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào. Thực tê, lại tên lửa này là một bước phát triển của các quan điểm thiết kế truớc đây tại cơ sở NPO Mashinostroyenya, với loại đầu đạn được thử nghiệm thoạt đầu trên tên lửa SS-19, nhưng có thế sau đó đã được chuyển sang dùng với tên lửa Topol. Tuy nhiên, thành công có thể mới ở mức độ thử nghiệm. Hiện vẫn chưa rõ loại đầu đạn này hoạt động như thế nào, liệu có kịp đưa vào biên chế theo đúng tiến độ không và liệu Nga có kham nổi các khoản chi phí trong bối cảnh chi tiêu quốc phòng còn hạn hẹp.

    Máy bay ném bom chiến lược
    Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đưa vào biên chế năm 2005 trên thực tế đã được chế tạo từ năm 1987 và đã được đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian 18 năm. Thế nhưng, mãi đến tháng 12.2005 sau khi có ?oLệnh trưng dụng? ?" một thủ tục hành chính cuối cùng, loại máy bay này mới được xem như chính thức đưa vào hoạt động, sau khi đa được cải tiến đôi chút. Điều này cho phép các giới chức quân sự có thể tuyên bố về ?omột loại máy bay mới? mặc dù phi đội Tu-160 vẫn chỉ là 14 chiếc.
    Trung tướng Igo Khovorop, Tư lệnh Tập đoàn không quân số 37 cho rằng sẽ có đủ kinh phí để mua chiếc máy bay Tu-160 thứ 15 trong năm 2006. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận khó có thể mở rộng hơn nữa biên chế phi đội này, cũng như không có chuyện thải loại máy bay Tu-95M. Tu-95M sẽ tiếp tục được sử dụng thêm 15 năm nữa, dù có phải nâng cấp hệ thống điện tử hàng không, nâng cao khả năng mang vũ khí thông thường. Tập đoàn không quân chiến lược số 37 cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng dần bị lạc hậu, giống như trường hợp của lực lượng tên lửa chiến lược.

    Lực lượng tàu ngầm chiến lược
    Trước mối đe dọa về đòn tấn công trước của Mỹ, đô đốc Vlaidimia Maxorin, tư lệnh Hải quân Nga tuyên bố cần có kinh phí đầu tư lớn hơn nữa cho lực lượng tàu ngầm chiến lược mang tên lửa hạt nhân của Nga. Hiện tại, 12 tàu ngầm SSBN được phân bố tại Hạm đội Biển Bắc (6 tàu lớp Delta-4 và 2 tàu lớp Delta-2) và Hạm đội Thái Bình Dương (4 tàu ngầm lớp Delta-3) nhưng chỉ có một tàu Typhôn SSBN (Chiến hạm Dmitri Donskoi) đang trong quá trình thử nghiệm chứ không phải là đã được biên chế chính thức. Đô đốc Victo Crapchenco, cực Tham mưu trưởng Hải quân Ngam, đã lên tiếng ủng hộ việc phát triển hạm đội tàu SSBN, cho rằng đây vẫn là lực lượng có khả năng răn đe đáng tin cậy đối với sức mạnh quân sự của Mỹ.
    Hải quân Nga vẫn tin tưởng rằng có đủ khả năng để theo đuổi chương trình hiện đại hóa mà không sợ phải đối mặt với những khó khăn về tài chính như trường hợp của lực lượng không quân và tên lửa chiến lược Tháng 01.2006 Hải quân Nga tuyên bố bắt đầu dự án chế tạo chiếc tàu ngầm SSBN lớp Borey thuộc dự án lớp 3, có tên gọi Vlaimir Monomakh. Chiếc đầu tiên, Ỷui Dolgoruky, sẽ được hoành thành vào năm 2007 và sẽ được đưa vào biên chế trong năm 2008. chiếc thứ 2 Alesander Nevsky sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2009. Theo đô đốc Maroxin sẽ có tổng cộng 6 chiếc tàu lớp Borey được chế tạo, trang bị các tên lửa vượt đại châu mới như R-30 Bulava và SS-NX-30.

    Các yếu tố khác
    Trước hết, việc tăng thời hạn sử dụng các loại tên lửa sẽ đặt ra nhiều gánh nặng đối với binh sĩ cũng như khả năng kỹ thuật và độ thuần thục của họ. Ngoài ra, hệ thống cảnh báo tên lửa tấn công của Nga cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về phạm vi theo dõi. Việc mất đi các căn cứ Xcrun tại Latvia và đóng cửae trạm rada Yeniseysk-15 tại Kraxonac thao tinh thần Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo là các lý do dẫn đến tình trạng này. Theo đô đốc Crapchenco, hy vọng hiện nay tập trung vào khả năng thiết lập một trạm rada mới đặt tại Belarut, bố trí lại một trạm khác ở Aiecbaidan. Nhưng chủ trương này cũng chưa chắc chắn cả về mặt thời gian triển khai và khả năng phản ứng trước việc đặt các cơ sở phòng thủ chiến lược tại các quốc gia láng giềng này. Tương tự, các hệ thống cảnh báo sớm đặt trên vũ trụ của Nga phần lớn trông cậy vào 3 vệ tinh đang hoạt động ?" chỉ có khả năng bao quát lãnh thổ Mỹ ở cấp độ tối thiểu, và không có gì bảo đảm rằng chúng đủ khả năng phát hiện ra các cuộc phóng tên lửa trên lãnh thổ Bắc Mỹ.
    Như vậy, cũng như đối với lực lượng thông thường ?"lực lượng răn đe chiến lược của Nga đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, như Tổng thống V.Putin nhấn mạnh trong Thông điệp liên bang năm 2006, một trong những hướng ưu tiên của chiến lược quốc phòng Nga là mở rộng khả năng của các lực lượng hạt nhân chiến lược trong 5 năm tới nhằm nhu cân bằng lực lượng chiến lược trên thế giới. Đây là bước đi cần thiết để Nga từng bước khôi phục vị thế của một cường quốc.

    [​IMG]
  2. hophuoc

    hophuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/8191/default.aspx
    hehe, con sư tử sẽ phải teo cu luôn,
    gấu ngố, bu che cung lạnh nguời.
    Con này (M- 51) tớ chưa thấy hình ảnh, có cậu nào có post len giùm đi
  3. hoang_dong_phuong

    hoang_dong_phuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    HIỆN NAY TRONG BIÊN CHẾ CỦA LỰC LƯỢNG TÀU NGẦM CHIẾN LƯỢC CỦA HẢI QUÂN NGA CÓ KHOẢNG 26 CHIẾC, GỒM 6 CHIẾC LỚP TAIPHOONVÀ 20 CHIẾC LỚP DELTA3,DELT4,NHƯNG CHỈ CÓ KHOẢNG 2/3 TRONG SỐ NÀY CÓ KHẢ NĂNG TRỰC CHIẾN .CÓ TIN TOÀN BỘ 6 CHIẾC LỚP TAIPHOON ĐÃ ĐƯỢC CẢI HOÁN VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ.
    THEO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG TÀU NGẦM HẠT NHÂN CHIẾN LƯỢC THÌ HẢI QUÂN NGA HƯỚNG TỚI NĂM 2015 SẼ DUY TRÌ KHOẢNG 12-15 TÀU NGẦNM TẤN CÔNG CHIẾN LƯỢC.ĐẦU NĂM 2006 HẢI QUÂN NGA ĐÃ HẠ THUỶ CHIẾC TÀU NGẦM HẠT NHÂN CHIẾN LƯỢC THẾ HỆ MỚI CỦA LỚP DỰ ÁN BOREY 935 VÀ THEO DỰ KIẾN MỖI NĂM LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN SẼ NHẬN MỖI NĂM MỘT CHIẾC.NHƯ VẬY LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN NGA TRONG 10 NĂM TỚI SẼ ĐƯỢC TRANG BỊ 6 CHIẾC TÀU NGẦM LỚP TAIPHOON CẢI TIẾN VÀ TỪ 6-9 CHIẾC CỦA LỚP 935, VỚI SỐ LƯỢNG NÀY SẼ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG RĂN ĐE HẠT NHÂN CẤN THIẾT CHO NGA TRONG VAI TRÒ MỘT CƯỜNG QUỐC HẠT NHÂN LỚN TRÊN THẾ GIỚI.
  4. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Đọc tin dưới đây như là đọc An ninh thế giới ấy. Tầu ngầm thế hệ mới của Nga chẳng biết tốt thế nào chú còn hiện nay các tàu ngầm Nga sự có liên tuc. Hom vừa rồi lại có 2 chú hải quân hy sinh khi tàu ngầm cháy. may chưa chìm cả tàu.

Chia sẻ trang này