1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khác nhau Nam Bắc về ngôn ngữ.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi dlgserver, 17/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haimuoingan

    haimuoingan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    1.252
    Đã được thích:
    0
    Trả lời bài bác Barry Gibson, dài quá, ngại quote
    2/ chả (thịt xay quết nhuyễn đem hấp rồi gói lại thành đòn trong nam) gọi là giò ngoài miền bắc. Còn chả miền bắc là thịt nướng. Trong khi đó giò heo thì cả hai miền đều gọi là giò.
    ------> Câu này bác sai, ngoài Bắc chả và giò là hai loại khác nhau, đều được làm bằng cách dùng thịt xay quết nhuyễn rồi đem gói lại. Chả (thịt nướng) là loại khác.
    6/ Tàu hũ chén ăn với nước dừa và nước đường trong nam được gọi là tàu phớ ngoài bắc.
    Từ này em thấy rất buồn cười. Từ này trong tiếng Tàu là "Đậu hủ" (đã được phiên âm ra Hán Việt) Hủ ở đây là hủ trong "hủ bại", có nghĩa là nát. Thế mà người Nam lại chuyển thành tàu hũ (hũ là do người Nam không phân biệt dấu hỏi và ngã), có nghĩa là phiên âm một nửa, dùng âm Hán Việt một nửa. Còn từ tào phớ chắc là phiên âm hoàn toàn rồi.
    12/ Đường trong nam ra bắc thành phố. Hẻm trong nam ra bắc thành ngõ hay ngách.
    ---> Đơn vị hành chính ngoài này lằng nhằng phết, em không rõ trong Nam có vậy không. Ngõ là đơn vị lớn hơn ngách. Chẳng hạn 34/21/14 đường X có nghĩa là nhà số 34 ngách 21 ngõ 14 đường X.
    15/ Đậu hũ, tàu hũ miền nam = đậu phụ miền bắc (tàu hũ chiên = đậu phụ rán).
    ----> Câu này giống câu trên em vừa nói. Nếu nói "Đậu hũ" thì là chuẩn rồi.
    16/ Hầm, tiềm (miền nam) = tần (miền bắc)
    ----> Miền bắc cũng dùng dùng từ hầm, còn tần thì em chỉ biết mỗi món gà tần thuốc Bắc thôi.
    17/ Luộc sơ, nhúng qua nước sôi (miền nam) = trần (miền bắc)
    ----> Em tưởng từ này trong Nam là "trụng" chứ nhỉ, sao bác phải giải thích dài thế ạ
    19/ Trà miền nam = chè miền bắc. Có điều các quán Trà Trân Châu Đài Loan hay Trà Sữa ở HN vẫn để là trà sữa trân châu chứ không để chè sữa trân châu. Ngoài ra ngoài HN còn uống nước vối, trong nam không có cái này.
    ----> Tùy thời điểm mà dân Bắc có cách dùng khác nhau. Chẳng hạn, em rất khoái đi uống trà chát
    22/ Miền nam hầu như không ai nói chữ mậu dịch. Miền bắc vẫn còn dùng chữ này. Tôi ở khách sạn than hết nước uống, bạn tôi bảo "Thì chốc nữa đi mậu dịch mà mua về!"
    ----> Tất nhiên là người Nam không nói vì "mậu dịch" là đặc sản miền Bắc. Tuy nhiên bây giờ người Bắc cũng ít dùng từ "mậu dịch" trong cuộc sống hàng ngày, bạn bác chắc là đùa thôi.
    25/ Trái tắc trong nam, miền bắc gọi là quả quất. Ăn phở ngoài bắc người ta không vắt chanh mà vắt quất.
    Ăn phở ngoài Bắc dùng cả chanh lẫn quất. Dùng quất là vì nó rẻ thôi. Em thích chanh hơn.
    26/ Nói láo, nói xạo, nói dóc (miền nam) = nói khoác (miền bắc).
    ---> Miền Bắc cũng dùng từ nói láo.
    28/ Xấu hổ, mắc cỡ (N) = e, thẹn (B)
    ----> Xấu hổ là từ phổ thông, không phải là phương ngữ.
    29/ lén lút (N) = vụng trộm (B)
    ----> Từ lén lút cũng như trên
    30/ ăn cắp (N) = ăn trộm (B)
    ----> Như trên
    33/ hắt xì, (N) = hắt hơi (B)
    ----> Như trên
    34/ xì dầu, nước tương (N) = tàu vị yểu (B)
    Sai, em chẳng hiểu Tàu vị yểu là cái gì cả. Người Bắc cũng dùng từ xì dầu, nước tương thì ít dùng hơn vì nó sẽ nhầm với tương (làm từ đậu tương, nổi tiếng với nhãn hiệu tương Bần)
    38/ cái (N) = chiếc (B) (trường hợp cá biệt ở miền nam gọi 1 chiếc giày, chiếc dép, chiếc đũa chứ không gọi cái giày, cái dép, cái đũa).
    ----> Người Bắc dùng cái - chiếc khá vô tội vạ, tiện đâu dùng đấy.
    42/ lùn (N) = thấp (B)
    ----> lùn không phải là phương ngữ.
    48/ dê gái (N) = sàm sỡ (B)
    49/ chảnh (N) = tinh vi (B)
    50/ xốc, cà chớn (N) = tinh tướng (B)
    -----> Ở ngoài Bắc, tinh vi với tinh tướng nghĩa tương đương nhau.
    54/ ngố, dốt (N) = chuối (B)
    ------> chuối không hoàn toàn cùng nghĩa với dốt, mà thực ra ngố và dốt là từ phổ thông, không phải từ địa phương. Chuối theo cách dân Bắc hay dùng có nhiều nghĩa: hâm hâm, buồn cười, không bình thường.
    57/ Ti vi, truyền hình (N) = vô tuyến (B)
    ----> Dân Bắc dùng cả hai từ TV và vô tuyến.
    66/ đèn pin (N) = đèn pha (B)
    ----> Đèn pha là đèn pha, đèn pin là đèn pin chứ, sao bác lại kêu dân Bắc dùng như vậy. Đèn pha là cái đèn pha ô tô, xe máy thôi chứ ạ.
    69/ Ba Tàu, Chệt (N) = Tàu Khựa (B)
    Dân Bắc không gọi là Khựa đâu ạ, chỉ có trên forum mới có người dùng thôi. Mang từ Khựa ra ngoài hỏi thì chắc chả ai biết.
    72/ ba (người thành phố), cha (người nông thôn) (N) = bố (B)
    ----> Về cách gọi này thì nhiều lắm, bác kể vậy có khí thiếu, trong Nam hình như còn gọi là tía. Ngoài Bắc thì vẫn có nhà gọi ba, tất nhiên là ở thành phố thôi. Từ thông dụng là bố.
    73/ ông bà già (cha mẹ) (N) = ông bà cụ, ông bà bô (B)
    ----> Dân Bắc giờ học đòi theo dân Nam từ này, cũng suốt ngày "ông bà già tao thế này thế kia" không dùng các từ mà bác liệt kê đâu. Nhưng em thì không thích dùng từ này
    86/ xúc xích (N) = dồi (B)
    ------> Xúc xích và dồi là hai món khác nhau, đề nghị bác không nhầm lẫn Chả nhẽ trong Nam khi đi ăn thịt chó lại gọi: cho một đĩa xúc xích chó ạ :D
    91/ lạnh (N) = rét (B)
    Ngoài Bắc dùng cả hai. Rét có nghĩa là rất lạnh
    92/ bác, dì (chị của mẹ) (N) = già (B)
    ----> Không ai dùng thế cả. Từ này chỉ xuất hiện trong thành ngữ "con dì con già" (chỉ mối quan hệ của những người có mẹ là chị em ruột với nhau).
    93/ dượng (chồng của dì ) (N) = cậu (B)
    -----> không phải đâu ạ. Cậu vẫn là em mẹ. Chồng của dì dân Bắc thường gọi là chú.
    95/ quê độ (N) = cú (B)
    ----> Em tưởng quê độ có nghĩa là ngượng chứ ạ.
    100/ cái thau, cái xô (N0 = cái chậu (B)
    Dân Bắc dùng cả từ thau và chậu. Dùng thau có lẽ là do ngày xưa chậu hay làm bằng đồng thau :-? Trong Nam em không rõ chứ ngoài Bắc xô là dụng cụ khác cái chậu. Xô thì miệng sâu, thành cao còn chậu thì miệng rộng, thành nông.
    105/ xanh da trời, xanh nước biển (N) = xanh lơ (B)
    Dân Bắc dùng cả ba từ này xanh lơ có lẽ là bắt nguồn từ chữ bleu trong tiếng Pháp.
    106/ xanh lá cây, xanh lục (N) = xanh ve (B)
    ----> Em ít thấy dân Bắc dùng từ xanh ve mà thường dùng hai từ kia là chính.
    110/ một cây vàng (N) = một lượng vàng (B)
    ----> Từ này hình như bác nói ngược, dân Bắc dùng từ cây, dân Nam dùng từ lượng.
    111/ phi cơ, máy bay (N) = tàu bay (B)
    Tàu bay là cách dùng từ cách đây vài chục năm. Giờ người ta chỉ dùng từ máy bay.
    126/ ruốc (N) = thịt chà bông (B)
    ----> Bác liệt kê nhiều, đâm hay lẫn Phải nói ngược lại
    Tớ có một số câu hỏi sau đây, ai biết xin trả lời giùm, xin cảm ơn rất nhiều:
    1/ Một số từ miền bắc tớ không hiểu nghĩa: mũ phớt, bánh rán, của đáng tội, đừng chăng hay chớ, rựa mận, cơm mẻ, húng lìu.
    ----> Mũ phớt là loại mũ trông giống mũ của cao bồi nhưng vành hẹp hơn. Mũ này giờ ít người đội (chủ yếu là các ông già) và thường dùng khi mặc complê. Bánh rán là loại bánh được làm từ bột gạo nếp, bên trong có nhân ngọt (thường là đậu xanh, đường) hay nhân mặn (thịt băm, miến v.v..) và được cho vào chảo ngập mỡ để rán (chiên) lên. Được chăng hay chớ có nghĩa là tùy tiện, vô tổ chức. Rựa (dựa) mận là món ăn được nấu từ thịt chó, nấu hơi sền sệt. Cơm mẻ hay còn gọi là mẻ, là một loại gia vị được làm bằng cách để cơm nguội lên men, thường dùng khi chế biến thịt chó và một số loại bún như bún ốc, bún riêu. Húng lìu là một loại quả có mùi thơm và thường được các cơ sở chế biến lạc rang cho vào cho dậy mùi. Bây giờ đi dọc phố Bà Triệu sẽ thấy toàn biển "Lạc rang húng lìu" [r23]
    Các mục còn lại bác hỏi em không có kinh nghiệm, không dám trả lời. Bác nào rành vào trả lời giùm (dùng lẫn lộn lỗn lận cả từ Nam, từ Bắc)
  2. matthias

    matthias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    1.071
    Đã được thích:
    0
    ôi dài quá, em chỉ tham gia mấy mục trên thôi 2/ nhân nói đến chả & giò, người Nam gọi nem của người Bắc là chả giò
    34/ em thì em thấy hồi trước vẫn hay gọi là magi (tiện theo mác Maggi phổ biến trên thị trường thời trước)
    91/ có cái hay là áo lạnh, áo rét = áo ấm
    93/ em là em thấy miền Bắc hay gọi chung em (trai) ruột bố/mẹ hay em rể của bố/mẹ là chú ; còn em (gái) ruột bố/mẹ hay em dâu của bố/mẹ là . Tất nhiên là vẫn gọi em mẹ là cậu/dì. Nhưng mà em thấy hồi trước con cái cũng gọi bố mẹ là cậu/mợ nữa. Còn dượng thì có thể hiểu cả là bố dượng nữa. Nói chung là rất rắc rối.
    111/ trừ tên địa danh vẫn còn gọi là đường tàu bay (cũ), còn đâu ở miền Bắc bây giờ phổ biến dùng là máy bay.
  3. niklas

    niklas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    1.229
    Đã được thích:
    0
    tiện đây các bác cho em hỏi chút, hồi trước em có đứa bạn nói là một số loại quả hai miền gọi không thống nhất, nếu gọi theo người miền kia thì lại ra một quả khác. Lâu rồi nên em không nhớ cụ thể cái chuỗi lằng nhằng đấy, nhưng hình như là có liên quan đến quả roi thì phải. Các bác giúp em với nhé.
  4. philippe

    philippe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    3.975
    Đã được thích:
    0
    vàng 1 : đâu, em thấy vẫn gọi cả là cá mập đấy chứ
    vàng 2 : thực ra là, chẳng là (nói với ý thanh minh, phân trần)
    - bổ sung thêm mấy từ em chợt nghĩ ra :
    bột giặt (N) = xà phòng giặt (B)
    kem đánh răng (N) = thuốc đánh răng (B)
    bột nêm (N) = gia vị (B)
    mắc cỡ (N) = xấu hổ (B)
    mắc cười (N) = buồn cười (B)
    công trường (N) = quảng trường (B) ; còn công trường ở miền Bắc thì lại là nơi đang xây dựng, thi công (ở miền Nam thì hiểu theo nghĩa công cộng)
  5. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1

    2/ chả (thịt xay quết nhuyễn đem hấp rồi gói lại thành đòn trong nam) gọi là giò ngoài miền bắc. Còn chả miền bắc là thịt nướng. Trong khi đó giò heo thì cả hai miền đều gọi là giò.
    Giò lụa MB = chả lụa MN. MN cũng vẫn gọi chả quế là chả.
    Giò làm bằng thịt (lợn, bò....) quết nhuyễn rồi hấp hay luộc. Có nhiều loại giò: giò lụa, giò bò, giò thủ...
    Chả có thể làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau: thịt lợn (heo),thịt bò, cá, mực....quết nhuyễn thường nướng hay rán. Từ đó có nhiều loại chả khác nhau tuỳ theo nguyên liệu hay hình thức: chả mực, chả cá, chả quế...
    19/ Trà miền nam = chè miền bắc. Có điều các quán Trà Trân Châu Đài Loan hay Trà Sữa ở HN vẫn để là trà sữa trân châu chứ không để chè sữa trân châu. Ngoài ra ngoài HN còn uống nước vối, trong nam không có cái này.
    MB phân biệt trà và chè:
    Trà: cho nguyên liệu (thường có nguồn gốc thảo mộc tự nhiên) vào bình hay tách, sau đó đổ nước sôi vào. Như: trà Tàu, trà đắng, trà la hán quả...(Trà sữa chân châu là món du nhập từ MN nên giữ nguyên tên.)
    Chè: thường là nấu lên bằng nhiều nguyên liệu khác nhau ( cả tự nhiên như các loại đậu ( đỗ) hay nhân tạo như sương sa, chân châu...). Chè thường cho đường nên có vị ngọt.
    Cá biệt có chè xanh (bằng lá chè xanh) có thể đun hay hãm rồi ủ đều được.
    28/ Xấu hổ, mắc cỡ (N) = e, thẹn (B)
    MB thường dùng xấu hổ. E thẹn thường chỉ dùng cho chị em
    30/ ăn cắp (N) = ăn trộm (B)
    Cả 2 miền đều "xài" 2 từ này gọi chung là trộm cắp
    31/ nhột (N) = buồn (B)
    Nhột (N) = buồn cười (do tác động cơ học)
    35/ hát bội (N) = tuồng (B)
    Tuồng khác hát bội (hay bộ) giống như cải lương khác ca cổ vậy.
    41/ vụt (miền nam hay phát âm là "dzục") quăng (N) = quẳng (B)
    Dzục (N)= vứt bỏ (B) chứ k phải là quẳng (đơn giản là chỉ động tác)
    48/ dê gái (N) = sàm sỡ (B)
    Sàm sỡ (B) nghĩa rộng hơn dê gái. Dê gái chỉ là 1 biểu hiện của sàm sỡ mà thôi
    49/ chảnh (N) = tinh vi (B)
    Đúng hơn là : chảnh= kênh kiệu
    50/ xốc, cà chớn (N) = tinh tướng (B)
    Cà chớn (N)= hỗn láo, hỗn hào (B). Tinh tướng gần nghĩa với vênh váo.
    51/ bụi đời (N) = phủi (B)
    Phủi để chỉ 1 tính cánh phá phách chứ k phải bụi đời (mang tính giang hồ hơn).
    54/ ngố, dốt (N) = chuối (B)
    Chuối không phải là ngố hay dốt (MB cũng dùng 2 từ này). Chuối mang nghĩa khác thường theo xu hướng xấu.
    70/ phím (miếng hình tam giác dùng để khảy đàn) (N) = móng (B)
    Phím đàn khác móng . Phím là 1 bộ phận cấu thành của đàn để đổi âm (nốt). Móng là vật dùng để gảy.
    75/ năn nỉ (N) = van xin (B)
    Năn nỉ vừa giống vừa khác van xin. Van xin là biểu hiện của kẻ yếu. N hay B đều dùng 2 từ này tuỳ theo hoàn cảnh.
    83/ viết (N) = bút (B)
    Chính xác hơn: cây viết (N) = cái bút . Ngoài ra: bút phớt (N)=bút dạ (B), cọ (N)= bút lông (B)
    85/ cặp táp (N) = cặp sách (B)
    Cặp táp (N) = ca táp (B) thường dùng cho nhân viên văn phòng, cặp sách dùng cho học sinh.
    86/ xúc xích (N) = dồi (B)
    Xúc xích khác dồi. Dồi = lòng non nhồi đủ thứ (như rau, đậu phộng, tiết...)
    95/ quê độ (N) = cú (B)
    Quê độ (N)= ngượng, sượng sùng . Cú= tức tối. K thể giống nhau
    97/ đánh trống lảng (N) = vờ vịt (B)
    Đánh trống lảng = nói (hay hành động) để lái đối tượng khỏi sự việc đang xảy ra, khác với vờ vịt = dối trá ở mức độ nhẹ.
    100/ cái thau, cái xô (N0 = cái chậu (B)
    Cái xô là cái xô, k phải chậu. Chậu để đựng nước, còn xô để xách nước (miệng to, đáy nhỏ để phân biệt với cái thùng: miệng= đáy)
    101/ cái chén, cái tô (N) = cái bát (B)
    Cái tô (N)= bát ô tô hay bát to (B).
    103/ trái khóm, trái dứa (N) = quả thơm (B)
    Khóm và thơm là tên gọi ở MN cho quả dức ở MB
    126/ ruốc (N) = thịt chà bông (B)
    Ngược rồi
    129/ cà tím, cà dái dê (N) = cà bát (B)
    Cà tím, cà dái dê (thường để nấu) khác cà bát (thường để muối sau đó bóp với đường, tương ớt để ăn ghém với cơm)
  6. heiner

    heiner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2005
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    0
    hình như quê (quê độ) (N) = ngượng (B)
    vậy chọc quê (N) = ???? (B)
  7. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Cái phần " ruốc" (N) = thịt chà bông (B), tôi thấy đúng là vậy, vì miền nam không ai gọi là thịt chà bông cả, tôi thường nghe những người bắc định cư trong nam gọi món này là chà bông. Cây vàng và lượng vàng cũng vậy, miền nam hiếm người gọi lượng vàng. Công trường trong nam dùng theo hai nghĩa, một nghĩa là nơi thi công, một là quảng trường. Còn từ "già" dùng để chỉ chị của mẹ, tớ nghe rất nhiều người gốc bắc vào nam gọi thế.
    Nhân tiện bổ sung một số từ ngữ nữa, nếu có sai sót mong các bác bổ sung giúp, cái nào tôi để dấu hỏi có nghĩa là các bác kiểm chứng giúp:
    heo rừng (N) = lợn lòi, lợn rừng (B)
    heo mọi(N) = lợn ỉ (B)
    beo (N) = báo (B)
    cọp (N) = hổ (B)
    nút áo (N) = cúc áo (B)
    giày xăng đan (N) = dép quai hậu (B)??
    áo lạnh (N) = áo ấm, áo rét (B)
    vỏ (bánh) xe (N) = lốp xe (B)
    ruột (bánh) xe (N) = săm (B)???
    bá cháy bò chét (N) = tuyệt cú mèo (B)
    kết mô đen (N) = bồ kết (B)
    trời đất ơi! (N) = ối giời ơi! (B)
    dầu thơm (N) = nước hoa (B)
    xà bông (N) = xà phòng (B)
    phô mai (N) = phó mát (B)
    thợ cắt tóc (N) = phó cạo (B)
    thợ chụp hình (N) = phó nháy (B)
    leo (N) = trèo (B)
    lội ( các tỉnh miền Tây Nam Bộ) (N) = bơi (B)
    coi xi nê, coi phim, coi chớp bóng(TNB) (N) = xem phim, xem chiếu bóng (B)
    coi sách (N) = đọc sách, xem sách (B)
    coi chừng (N) = trông chừng (B)
    con nít (N) = trẻ con (B)
    đòi (N) = vòi (B)
    lượm (N) = nhặt (B)
    thảy (N) = quẳng (B)
    hết thảy, cả thảy (N) = tất cả (B)
    tụi bây (N) = chúng mày, bọn mày (B)
    làm bộ (N) = giả vờ (B)
    đánh cá (N) = đánh cược, đặt cược (B)
    hên (N) = may (B)
    xui (N) = rủi (B)
    lấy hên (N) = lấy khước (B)
    trời đánh thánh đâm (N) = trời đánh thánh vật (B)
    canh cá (N) = riêu (B)
    hốt rác (N) = hót rác (B)
    cầu tiêu (N) = nhà xí, hố xí (B)
    cẳng (N) = chân (B)
    mập mạp (N) = béo tốt, to béo (B)
    kiếm (động từ) (N) = tìm (B)
    kiếm (danh từ) (N) = gươm (B)
    các tông (N) = giấy bồi (B)
    bắp rang (N) = bỏng ngô (B)
    phỏng (N) = bỏng (B)
    xạo (N) = điêu (B)
    muỗng (N) =thìa (B)
    chọc ( N) = trêu (B)
    thọc (N) = chọc (B)
    đâm thọc (ý nói lấy chuyện người này nói với người khác để gây bất hoà) (N) = thóc mách (B)
    bao, túi (N) = bị (B)
    bao nylon, túi nylon (N) = bọc nylon (B)
    bàn tiệc (N) = mâm cỗ (B)
    ăn tiệc (N) = ăn cỗ (B)
    trầu bà (N) = trầu không (B)
    chưng (N) = trưng bày (B)
    kiểng (cây kiểng, cá kiểng) (N) = cảnh (B) (phần lớn người Nam gọi cảnh là kiểng nhưng vẫn nói là đi ngắm cảnh chứ không bảo là đi ngắm kiểng)
    chửi (N) = mắng (B)
    cật (N) = bầu dục, bồ dục (B)
    dồi trường, phèo (N) = ruột non (B)
    sương sa, rau câu (N) = thạch (B)
    chửi thề (N) = văng tục (B)
    bong bóng (N) = bóng bay (B)
    đá banh (N) = bóng đá (B)
    banh cà na (N) = bóng bầu dục(B) (ngoài ra các môn thể thao liên quan tới bóng như bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn... miền nam đều gọi như miền bắc)
    bà mụ (N) = bà đỡ (B)
    thầy thuốc (N) =ông lang, thầy lang (B)
    đi văng, tấm ván (N) = tấm phản (B)
    búa (N) = rìu (B) (thực ra búa và rìu là hai thứ khác nhau nhưng ở miền nam búa và rìu đều gọi chung là búa)
    tui, trò (cách xưng hô của học sinh với nhau) (N) = tớ, cậu(B)
    tui, qua (TNB) (N) = tôi, tớ (B)
    anh ( tiếng gọi người cùng vai) (N) = bác (B)
    dạ (N) = vâng (B)
    ở đợ, làm mướn (N) = giúp việc, làm thuê (B) (cái này thì miền bắc nói dễ nghe hơn)
    mướn (N) = thuê (B)
    nghen, nhe, nha, nghe (N) = nhé (B)
    đó (N) = đấy (B)
    may vá (N) = khâu (B)
    máy may (N) = máy khâu (B)
    móc áo (N) = mắc áo (B)
    nón (N) = mũ (B)
    bao tay (N) = găng tay (B)
    vớ (N) = tất (B)
    mang vớ (N) = đi tất (B)
    xe hủ lô (N) = xe lu ( B)
    nhựa đường, dầu hắc (N) = hắc ín (B)
    cà rem, kem cây (N) = kem que (B)
    tủ chén (N) = chạn bát (B)
    ăn (N) = dùng, xơi (B)
    xửng (N) = ***g hấp (B)
    mè (N) = vừng (B) ---> như vậy món kẹo mè xửng ngoài bắc gọi là gì nhỉ, chẳng lẽ là kẹo vừng ***g hấp à? (đùa tí)
    chè xôi nước (N) = bánh trôi (B)
    cơm tấm (N) = cơm tám (B)
    nghêu (N) = ngao (B)
    nấm mèo (N) = mộc nhĩ (B)
    máy chụp hình (N) = máy ảnh (B)
    thằn lằn (N) = rắn mối, thạch sùng (B)
    nhang (N) = hương (B)
    đốt nhang (N) = thắp hương (B)
    đèn cầy (N) = nến (B)
    giấy tiền vàng bạc (N) = vàng mã (B)
    đi cúng chùa (N) = đi lễ chùa, đi lễ Phật (B)
    đèn xanh đèn đỏ (N) = đèn giao thông (B)
    múa lân (N) = múa sư tử (B)
    vi tính (N) = tin học (B)
    mắt lé (N) = mắt hiếng (B)
    cà lăm (N) = nói lắp (B)
    đầu hói (N) = đầu sói (B) ( lúc bé nghe các bà người Bắc bảo ông này đầu sói, ông nọ đầu sói tớ cứ tưởng là ông đấy là người đầu ...chó sói,he...he!!)
    trọc lóc (N) = trọc tếu (B)
    nhỏ (N) = bé (B)
    lớn, bự (N) = to (B)
    Hôm nay nhớ được thêm từng này nữa. Đúng là nhiều khi không liệt kê thì thôi, khi đã liệt kê ra rồi thì thấy rõ ràng sự khác biệt ngôn ngữ các miền vô cùng lớn. Học kì trước, tớ phải làm một cái project về sự khác biệt về mặt ngôn ngữ trong tiếng Anh giữa British English và American English, rồi giữa các vùng của Anh với nhau, các vùng của Mỹ với nhau về giọng điệu (accents) và phương ngữ (dialects) rất thú vị. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù Mỹ về diện tích đất đai lớn hơn ta, chủng tộc đa dạng hơn nhưng sự khác biệt của từng vùng trong phương ngữ và âm điệu không phong phú bằng VN. Tớ thấy British English và American English thì khác nhau giống như tiếng miền nam và miền bắc của ta.
    Nhân tiện đố các bác miền bắc biết nghĩa của một số từ rất đặc trưng SG: như cái tẩy (không phải là cái tẩy để tẩy xoá đâu), tút lại, ba tăng, không xi nhê, bán lạc xoong, lấy le, giựt le, nổ văng miểng, xí xọn, tài lanh, nằm sình, cúp Bình Thiết, hết xí quách, cứng cạy, khú đế. Ai trả lời được tớ vote cho 5*!!
  8. haimuoingan

    haimuoingan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    1.252
    Đã được thích:
    0
    Để kể hết những từ khác biệt này thì dài chả khác nào soap opera luôn. Nhưng em có một nhận xét thế này qua cách giải thích của bác Barry Gibson: cách dùng từ miền Bắc mà bác biết đều tương đối cũ. Em đôi lúc cứ ớ người ra khi bác bảo là dân Bắc dùng từ này từ kia vì thực sự em không dùng bao giờ. Từ "già" chẳng hạn, nó đúng là có nghĩa như bác nói và em cũng đã trích một thành ngữ về từ này nhưng thực sự thì giờ nó không còn được sử dụng nữa. Hay từ "lượng" vàng, em chỉ biết đến từ "lượng" kể từ khi PJC đổ bộ ra Bắc Với lại em nghĩ bác nên chọn lọc ra những từ độc đáo chứ nhiều từ bác kể ra đều là từ phổ thông, có nghĩa là cả hai miền đều dùng. Liệt kê như vậy thì vừa mệt cho bác vừa không gây hứng thú cao cho người đọc. Vài lời góp ý, mong bác xem xét.
  9. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Trả lời bạn mabun một số ví dụ tớ thấy không chính xác lắm:
    Cà chớn (N)= hỗn láo, hỗn hào. Cà chớn trong nam không dùng với ý nghĩa hỗn hào hỗn láo vì trong nam nếu con cái hỗn hào với cha mẹ hay người lớn, không ai bảo là con cà chớn với cha mẹ cả. Cà chớn thường dùng cho người cùng vai vế hoặc tuổi tác chênh lệch không quá xa.
    bụi đời (N) = phủi (B) Phủi để chỉ 1 tính cánh phá phách chứ k phải bụi đời (mang tính giang hồ hơn). Bụi đời trong nam có hai nghĩa, một là nghĩa giang hồ, nghĩa thứ hai giống với nghĩa phủi của miền bắc là phá phách một tí (trong cách ăn mặc hoặc cử chỉ).
    70/ phím (miếng hình tam giác dùng để khảy đàn) (N) = móng (B) Phím đàn khác móng . Phím là 1 bộ phận cấu thành của đàn để đổi âm (nốt). Móng là vật dùng để gảy. Miền nam gọi miếng gảy là phím, và phím đàn cũng là phím luôn. Cái này tôi chơi đàn guitar nên chắc chắn không sai được.
    Chính xác hơn: cây viết (N) = cái bút . Ngoài ra: bút phớt (N)=bút dạ (B), cọ (N)= bút lông (B) Người nam không dùng từ bút phớt mà gọi là bút lông hay viết lông. Còn cọ dùng để chỉ dụng cụ để vẽ hoặc sơn, còn cây bút dùng viết chữ Tàu vẫn được người nam gọi là bút lông.
    95/ quê độ (N) = cú (B)
    Quê độ (N)= ngượng, sượng sùng . Cú= tức tối. K thể giống nhau
    Quê tiếng nam là ngượng, sượng sùng, còn thêm chữ độ vào thì có nghĩa là cú, trong cái ngượng có cái tức.
  10. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên góp ý với bạn: Nói theo kiểu "abc TỪ MIỀN NAM RA MIỀN BẮC THÀNH XYZ" dễ gây cảm tưởng cho người đọc rằng những thú bạn kể có ở miền NAM TRƯỚC KHI có ở Miền Bắc. Bạn lưu ý là trong số những từ bạn kể có rất nhiều món ăn có nguồn gốc từ ngoài Bắc mang vào theo làn sóng người Bắc di cư. Việc bạn ở Nam ra Bắc (hay miền Trung) hay ngược lại và không hiểu các phương ngữ là chuyện đương nhiên thôi.
    - Chả lụa (N) = giò lụa (B). Ngoài Bắc có câu "Giã như giã giò"
    - Chả quế (N) = chả (B).
    Bở vì còn cây Bạc Hà mà người ta lấy tinh dầu làm dầu xoa. Trong Nam gọi lộn xộn lẫn qua lẫn lại.
    Tại vì trong Nam chỉ dùng máy máy để làm lạnh, không dùng để sưởi ấm nên bạn thấy lại thôi. "Air Con***ioner" dịch là máy điều hoà không khí thì đúng hơn là "Máy lạnh"
    Chỉ đúng khi bạn ăn ở ngoài hàng.
    Khoai mì (N)= Sắn(B)
    Củ sắn (N) = Củ Đậu(B)
    ???(N) = Sắn Dây (B)
    Tại vì trong Nam sống thời bao cấp có 10-11 năm nên không có thói quen này - thế thôi
    Bạn có nghe câu "Ăn quà vặt" chưa?
    Phở có nguồn gốc từ Nam Định và nếu đúng như ngườ Bắc ăn thì họ chẳng vắt chanh hay quất đâu bạn ạ.
    [/quote]

Chia sẻ trang này