1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khác nhau Nam Bắc về ngôn ngữ.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi dlgserver, 17/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    28/ Xấu hổ, mắc cỡ (N) = e, thẹn (B)
    Xấu hổ (B) = Mắc cỡ (N)
    29/ lén lút (N) = vụn trộm (B)
    30/ ăn cắp (N) = ăn trộm (B)
    Cả 2 miền đều có.
    31/ nhột (N) = buồn (B) = Chột dạ (B). "Nghe người ta nói tới tự dưng mình thấy nhột nhột"
    34/ xì dầu, nước tương (N) = tàu vị yểu (B)
    Nước tương/tàu vị yểu (N) = Xì dầu (B)
    49/ chảnh (N) = tinh vi (B)
    Không đúng. Tinh vi khác chảnh. Chảnh = Điệu đàng, làm dáng quá mức
    51/ bụi đời (N) = phủi (B)
    phủi là từ lóng mới xuất hiện sau năm 1990. Phổ biến vẫn dùng bụi đời
    52/ ngầu, dữ dằn (N) = hầm hố (B)
    Miền Nam còn có từ "Bặm trợn" tương đương với "du côn du kề"
    54/ ngố, dốt (N) = chuối (B)
    Sai. Ngố, dốt (N) = Ngu, ngốc (B). Chuối là từ lóng có nghĩa rất bậy.
    55/ hoành thánh (N) = vằn thắn (B)
    2 phiên âm khác nhau.
    56/ hủ tiếu (N) = ???? (B) (Ở HN hầu như không ai biết hủ tiếu là món gì cả).
    Hủ tiếu là món của người Kh''mer, người Cambodia, khu vực miền Tay Nam Bộ. Người Bắc không biết là phải
    66/ đèn pin (N) = đèn pha (B)
    Đèn pha khác, đèn pin khác. Tớ vẫn gọi là dèn Pin
    69/ Ba Tàu, Chệt (N) = Tàu Khựa (B)
    Chỉ gọi là Tàu thôi. Khựa là từ chỉ hay gặp trên các forum. Ra đường mà bạn nói Khựa chẳng mấy người hiểu.
    70/ phím (miếng hình tam giác dùng để khảy đàn) (N) = móng (B). Lại sai nữa. Để khảy đàn tranh ngườ ta dùng "Móng" bằng kim lọai đeo vào ngón tay chứ có ai dùng phím để khảy đâu.
    71/ mát trời ông địa (N) = vô tư (B)
    72/ ba (người thành phố), cha (người nông thôn) (N) = bố (B)
    Miền Nam còn gọi là Tía nữa.
    81/ mắt kiếng (N) = mắt kính (B): chỉ gọi là Kính thôi
    86/ xúc xích (N) = dồi (B): xúc xích và dồi là 2 món khác nhau.
    90/ mát, tưng tửng (N) = ẩm ương, dở hơi, ẩm IC (B) = thần kinh chập mạch
    92/ bác, dì (chị của mẹ) (N) = già (B): ít dùng từ già, gọi chung là Bác
    97/ đánh trống lảng (N) = vờ vịt (B): Đánh trống lảng là từ ngoài Bắc du nhập vào Nam, tương đương với từ "Giả tảng. Vờ vịt có nghĩa khác.
    100/ cái thau, cái xô (N0 = cái chậu (B): Cái xô(N) vẫn là cái xô (B)
    103/ trái khóm, trái dứa (N) = quả thơm (B): Bậy bạ Trong Nam gọi là Khóm, là Thơm = Dứa của người Bắc.
    110/ một cây vàng (N) = một lượng vàng (B): Nhầm. Trong Nam gọi là 1 lượng vàng = 1 cây vàng ngoài Bắc.
    126/ ruốc (N) = thịt chà bông (B): Lại nhầm. Thịt Chà Bông là từ Nam, Ruốc là từ Bắc.
    129/ cà tím, cà dái dê (N) = cà bát (B): Lại nhầm rồi. Cà bát khác cà dái dê = cà tím.
    134/ từ "khốn nạn" trong miền nam là một tiếng chửi khá nặng, còn trong miền bắc hình như không có ý nghĩa chửi hoặc không nặng bằng.
    Tại bạn chưa chứng kiến người Bắc chửi. Bạn thử hét từ này vào mặt người Bắc xem, bạn sẽ biết ý nghĩa ngay mà.
    Cá mập là cá ập, cá nhám là cá nhám, bánh da lợn vẫn là bánh da lợn. Giống như chẳng ai nói "Ăn nhờ ở đỗ" cả, chỉ có "Ăn nhờ ở đậu thôi". Bạn thắc mắc thế chẳng hoá người Nam phải gọi là "Chim Heo" thay vì "Chim Lợn" à?
  2. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Bác đố từ lóng thế này chẳng khác gì bắt bí các bác ngoài Bắc
    "Cái Tẩy": 1 cốc đá không, thường dùng khi bạn uống Trà đá hoặc bia mà cần thêm 1 cốc khác.
    "Tút lại(N)" = Mông má lại(B) ke ke ke, bác mà không nghe qua thì chắc sẽ té xỉu khi nghe người Bắc nói từ này
    "Không xi nhê" = không có tác dụng
    "bán lạc xoong" = bán đồ cũ
    "lấy le, giựt le": từ này mình chưa nghĩ ra từ chính xác (~khoe mẽ, lấy điểm, huênh hoang, khoác lác chăng?!?). Thường từ này dùng trong ngữ cảnh sau, các bác xem rồi suy đoán vậy
    - Xã hội nào cũng trọng kính các bậc thày cô vì thế có anh chàng kia mạo danh thày để hù doạ thiên hạ chữ nghĩa và lấy le với nữ giới
    - Văn bằng tiến sĩ chỉ là giấy thông hành cho nghiên cứu, chứ không phải để lấy le với người thân, bạn bè hay với xã hội.
    - Có những kẻ thích tìm chổ sơ hở của người khác để công kích , với mục đích chơi trội , giựt le

    "Nổ văng miểng" = nói khoác 1 tấc đến giời
    "tài lanh" = lanh chanh
    "hết xí quách" = nghĩa gốc là hết khả năng quan hệ vì "hết đạn". Sau này dùng theo nghĩa "kiệt hết sức" (giải thích sơ sơ thôi, không thích giải thích kỹ)
    "khú đế": có phải là dùng trong từ "già khú đế" không? Nếu đúng thì đây là từ Bắc, không phải từ Nam.
    "ba tăng": Nhậu 3 tăng có nghĩa là có thêm khoản em út nữa.
    "xí xọn": ngoài Bắc không có từ tương đương, rất khó vì từ này có rất nhiều nghĩa, tuỳ theo ngữ cảnh mà hiểu.
    "Cứng cạy:"
    - Trái cây: già. Dừa cứng cạy = dừa già/ dưa cứng cạy = dưa già.
    - Tuổi tác: Năm ấy cô trạc mười tám, cứng cạy lắm cũng chừng hai mươi là cùng = Năm ấy cô trạc mười tám, nhiều tuổi (già) lắm cũng chừng hai mươi là cùng
    - Còn có nghĩa như già dặn, từng trải.
    "nằm sình": chắc là hiểu theo nghĩa "Nằm tới lúc bị sình luôn" hả bác? Nếu theo nghĩa này thì nó có nghĩa là chỉ sự lì lợm, kiên trì, theo đuổi mục đích bất kể thời gian, chấp nhận bản thân bị "sình" luôn.
    "Cúp Bình Thiết" = quá già, thường nghe nói "già cúp bình thiết"
  3. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Trước hết vote bạn starboard_side 5* vì tội trả lời gần đúng hết các câu đố của tớ, trừ một số câu sau:
    "Không xi nhê" = không có tác dụng Cái này đúng nhưng chưa đủ, ngoài ra "không xi nhê" còn có nghĩa là là "không ảnh hưởng" hay "không sao"
    "ba tăng": Nhậu 3 tăng có nghĩa là có thêm khoản em út nữa. Cái này bạn nhầm qua "tăng ba" rồi, còn " ba tăng" có nghĩa là bảo kê (nói trại từ tiếng Pháp). VD: Nhà hàng này có ba tăng = nhà hàng này có bảo kê.
    "tài lanh" = lanh chanh Không hẳn, vì hai từ này trong miền nam nghĩa khác nhau. Tài lanh trong tiếng miền nam có nghĩa là "không biết mà cũng tỏ vẻ ra là biết!" hoặc "nói mà không chịu suy nghĩ cho chín chắn" VD: Không biết thì nghe người khác nói, đừng có mà tài lanh! Còn "lanh chanh" có nghĩa là nói nhiều, nói huyên thuyên, dùng như nghĩa "ba hoa chích choè" ở miền bắc, thường dùng cho con gái. VD: "Con nhỏ này cứ lanh chanh suốt, nhức cả đầu!"
    nằm sình": chắc là hiểu theo nghĩa "Nằm tới lúc bị sình luôn" hả bác? Nếu theo nghĩa này thì nó có nghĩa là chỉ sự lì lợm, kiên trì, theo đuổi mục đích bất kể thời gian, chấp nhận bản thân bị "sình" luôn. Hiểu theo nghĩa "nằm tới lúc bị sình luôn" là đúng, nhưng diễn giải thì không chính xác. Nằm sình chỉ đơn giản là ngủ nướng.
    "xí xọn": ngoài Bắc không có từ tương đương, rất khó vì từ này có rất nhiều nghĩa, tuỳ theo ngữ cảnh mà hiểu. Cái này đúng là miền bắc khó tìm được từ tương đương. Xí xọn là tiếng miền nam để chỉ con gái hay làm dáng quá mức (điệu) hay tỏ vẻ cái gì cũng biết (tài lanh). Từ này thường dùng để mắng yêu chứ không có nghĩa gì xấu xa. Thường hay đi với từ "sảnh sẹ".
    Ngoài ra còn một số thứ bạn nêu ở trên chưa chính xác, tớ xin đính chính một chút:
    49/ chảnh (N) = tinh vi (B)
    Không đúng. Tinh vi khác chảnh. Chảnh = Điệu đàng, làm dáng quá mức
    Cái này bạn sai 100%. Miền nam không ai dùng chảnh với nghĩa điệu đàng, làm dáng quá mức, miền nam dùng cụm từ "điệu rơi điệu rụng" để chỉ trạng thái làm dáng quá mức. Còn chảnh thì dùng với nghĩa tinh vi, tinh tướng của miền bắc VD: mày đừng có chảnh với tao! = đừng có mà tinh tướng! chứ không phải "mày đừng có điệu với tao!"
    56/ hủ tiếu (N) = ???? (B) (Ở HN hầu như không ai biết hủ tiếu là món gì cả).
    Hủ tiếu là món của người Kh''''mer, người Cambodia, khu vực miền Tay Nam Bộ. Người Bắc không biết là phải
    Chắc bạn lầm với hủ tiếu Nam Vang, món ăn của người Campuchia (Nam Vang) với cọng nhỏ và dai. Còn hủ tiếu là món ăn của người Hoa, cọng to và mềm như bánh phở, thường ăn với mì (hủ tiếu mì). Hai món này hoàn toàn khác nhau. Không biết từ "hủ tiếu" nguồn gốc từ đâu vì người Hoa gọi hủ tiếu là "phảnh" (phấn) theo tiếng Quảng Đông. Cả hai món "hủ tiếu Nam Vang" (của người Kh''''mer) và "hủ tiếu mì" (của người Hoa) đều rất phổ biến trong Nam.
    70/ phím (miếng hình tam giác dùng để khảy đàn) (N) = móng (B). Lại sai nữa. Để khảy đàn tranh ngườ ta dùng "Móng" bằng kim lọai đeo vào ngón tay chứ có ai dùng phím để khảy đâu. Ý tớ là miếng tam giác nhỏ bằng nhựa hoặc đồi mồi dùng để chơi đàn guitar, không phải loại móng kim loại để chơi đàn tranh. Những người chơi guitar trong nam đều gọi miếng khảy này là phím. Đây là một cách gọi sai, nhưng do quen dùng nên ai cũng gọi như vậy.
    Bạn thắc mắc thế chẳng hoá người Nam phải gọi là "Chim Heo" thay vì "Chim Lợn" à? Cái này có đấy, người các tỉnh miền tây nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long gọi chim lợn là chim heo hay chim ụt. Người SG không gọi chim lợn hoặc chim heo mà gọi là chim cú hay cú mèo.
    Được barrygibson sửa chữa / chuyển vào 23:50 ngày 31/07/2006
    Được barrygibson sửa chữa / chuyển vào 23:54 ngày 31/07/2006
  4. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    cọp (N) = hổ (B)
    MB cũng gọi hổ là cọp (hay ông ba mươi, ông kễnh)
    giày xăng đan (N) = dép quai hậu (B)?
    Xăng đan làm bằng da còn dép quai hậu bằng nhựa, k lẫn lộn được.
    vỏ (bánh) xe (N) = lốp xe (B)
    ruột (bánh) xe (N) = săm (B)???

    Bổ xung thêm: xích (B)= sên, xích cam(B)= nhông(N), yếm(B)= bửng (N), nan hoa (B)= căm(N), phanh (B)=thắng (N), má phanh (B)= bố thắng (N),.....
    trời đất ơi! (N) = ối giời ơi! (B)
    Ối giời ơi là trời đất ơi . MN thường chỉ thốt lên: trời đất ! MB thì: Ôi trời !
    thợ cắt tóc (N) = phó cạo (B)
    Từ phó cạo lâu rồi giờ chẳng mấy ai dùng giống như từ thợ mộc thay cho phó mộc.
    thợ chụp hình (N) = phó nháy (B)
    Phó nháy chỉ là từ gọi vui thôi, nhái theo cách gọi: phó+ tên nghề
    leo (N) = trèo (B)
    Thường gọi chung là leo trèo.
    lội ( các tỉnh miền Tây Nam Bộ) (N) = bơi (B)
    Vậy câu : nhà có phúc sinh con biết lội, nhà có tội sinh con hay trèo của N hay B đây
    đòi (N) = vòi (B)
    MB cũng dùng từ đòi, từ vòi (thường cặp với mẹt, vĩnh) chỉ dùng cho trẻ con hay con gái nhõng nhẽo thôi
    lượm (N) = nhặt (B)
    Hồi nhỏ, học lịch sử ở MB có câu: người nguyên thuỷ những ngày đầu sống bằng hái, lượm, săn bắt... chứ đâu có: hái, nhặt, săn bắt đâu
    thảy (N) = quẳng (B)
    Thảy (N)= thả (B).
    canh cá (N) = riêu (B)
    MB gọi canh cá hoặc riêu cá đều được, riêu còn có riêu cua
    mập mạp (N) = béo tốt, to béo (B)
    Mập mạp MB thường dùng cho trẻ con, từ béo tốt giành cho tả người lớn
    kiếm (danh từ) (N) = gươm (B)
    Kiếm và gươm là 2 loại binh khí khác nhau:
    Kiếm: lưỡi thẳng, đầu nhọn thường dùng để đâm.
    Gươm: lưỡi cong vuốt nhọn lên đầu mũi, 1 cạnh dày gọi là sống gươm, 1 cạnh mỏng thường dùng để chém.
    các tông (N) = giấy bồi (B)
    Các tông khác giấy bồi. Các tông gồm 3 lớp: 2 lớp mặt phẳng kẹp 1 lớp giấy mặt cắt hình sóng hay gẫy khúc ở giữa thường làm thùng đựng, giấy bồi MB gọi là bìa.
    xạo (N) = điêu (B)
    Xạo (N)= nói dối (B) chứ k phải điêu. Điêu, MB dùng với nghĩa xấu tương tự với ngoa ngoắt ăn không nói có nói đen thành trắng.
    đâm thọc (ý nói lấy chuyện người này nói với người khác để gây bất hoà) (N) = thóc mách (B)
    Đâm thọc ( lấy ý từ câu: đâm bị thóc, chọc bị gạo) mang tính khiêu khích cả 2 bên (xui nghuyên, giục bị) gây sự bất hoà. Không giống thóc mách= hớt lẻo (chỉ mách 1 bên với dụng ý xấu)
    bao, túi (N) = bị (B)
    Bao, túi (là từ MB) = bịch (MN) VD: bao nilông (MB) = bịch nilông, bịch mủ (MN). Bị chỉ là 1 dạng đồ đựng xách tay đan bằng cói đan liền k có đường ráp nối.
    bao nylon, túi nylon (N) = bọc nylon (B)
    Đã nói ở trên.
    chửi (N) = mắng (B)
    Chửi nặng hơn mắng, thường mang cha mẹ, ông bà người ta ra mà kêu réo, sỉ nhục. Còn mắng cấp độ nhẹ hơn chỉ mang lỗi lầm đối tượng ra chỉ trích.
    bong bóng (N) = bóng bay (B)
    MB phân biệt bong bóng (bơm hay thổi hơi không khí cho căng lên), còn bóng bay (bơm bằng khí nhẹ có thể bay lên được).
    thầy thuốc (N) =ông lang, thầy lang (B),
    Thầy thuốc = bác sĩ Tây y chữa bệnh bằng thuốc viên, tiêm chích, mổ xẻ....
    Ông lang, thầy lang = đại phu (phim Tàu) chữa bệnh bằng thuốc sắc, thuốc tễ, cao đơn hoàn tán....
    đi văng, tấm ván (N) = tấm phản (B)
    Nhầm lung tung rồi ông thần ơi
    Đi văng: loại giường xếp thường làm bằng khung xương kim loại và vải bạt.
    Tấm ván: chỉ là 1 miếng gỗ thường.
    Tấm phản(B)= bộ ván (N) MN thường đóng bằng gỗ gõ lên có tên bộ ván gõ.
    anh ( tiếng gọi người cùng vai) (N) = bác (B)
    Cặp từ bác- tôi xuất phát từ nông thônMB, sau thành phố 1 số người bắt chước dùng theo còn bình thương vẫn dùng cặp từ: anh- em.
    may vá (N) = khâu (B)
    Khâu chỉ là 1 động tác của may vá mà thôi . Ngày xưa thủ công chỉ có khâu áo, vá áo. Sau có máy may mới có may áo
    ăn (N) = dùng, xơi (B)
    Ăn vẫn là ăn chứ. Dùng hay xơi thường là từ dùng để mời mà thôi (MN k mời trước khi ăn)
    cơm tấm (N) = cơm tám (B)
    Cơm tấm là cơm nấu bằng gạo tấm (gạo vụn) - là món ăn sáng của dân Nam. Cơm tám là cơm nấu bằng gạo tám- loại gạo đặc sản (có nhiều loại như tám thơm, tám xoan...).
    Nhầm lẫn vậy thì toi
    nghêu (N) = ngao (B)
    Nghêu và ngao là 2 loại khác nhau, hình dáng giống nhau nhưng màu sắc khác nhau - 1 loại sống ở nước mặn, 1 loại sống vùng nước lợ
    giấy tiền vàng bạc (N) = vàng mã (B)
    Giấy tiền: giấy bản in hình những đồng tiền cổ.
    Giấy vàng: giấy bản in màu vàng có phết 1 miếng nhũ bạc ở giữa.
    Vàng mã: làm bằng cốt tre hoặc nứa.. bọc giấy nhuộm phẩm vàng, xanh hay đỏ thành từng thoi giống như bao diêm (hay hộp quẹt).
    Giấy tiền MN ảnh hưởng từ người Hoa có hình tròn.
    .....
    Tất cả dùng trong văn hoá tâm linh nhưng hình thức khác nhau nhé bạn
    Múa lân (MN) =múa sư tử (MB)
    Sai bét .
    Múa lân trong MN múa trong các dịp lễ tết, khai trương, tân gia...dùng hình tượng con Lân là 1 trong tứ linh múa mừng với nhiều bài khác nhau :lân mẫu xuất lân nhi, lân vờn cầu, lân múa mai hoa thung...kêt thúc thường là lân lấy giải thưởng gia chủ treo trên cao. Có thể múa 1 hay nhiều lân. Các đoàn lân khá chuyên nghiệp và thường do các võ đường tổ chức.
    Múa sư tử ngoài Bắc thường chỉ múa vào rằm Trung thu- dựa trên truyền thuyết :con người đánh quái thú (k hiểu sao gọi là sư tử) quấy nhiễu. Đầu sư tử thường có 1 sừng do 1 người cầm múa, 1 dải đuôi thường bằng lụa đỏ có 1 người cầm ở chót đuôi múa theo. 1 người cầm gậy (có thể có quả cầu 1 đầu- như quả truỳ) đứng quay mặt về phía đầu sư tử mà múa -tượng trưng cho việc đánh lại quái vật. Để thêm vui nhộn , người ta còn cho 1 người đóng vai ông địa đeo mặt lạ cười toe toét, độn giả bụng phệ múa quạt giúp vui.
    Tóm lại: múa Lân chắc chắn khác múa múa sư tử.
    mắt lé (N) = mắt hiếng (B)
    MB có câu: nhất lé, nhì lùn, tam min, tứ chột . Vật từ lé là của MB hay MN
  5. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    kiếm (danh từ) (N) = gươm (B)
    Kiếm và gươm là 2 loại binh khí khác nhau:
    Kiếm: lưỡi thẳng, đầu nhọn thường dùng để đâm.
    Gươm: lưỡi cong vuốt nhọn lên đầu mũi, 1 cạnh dày gọi là sống gươm, 1 cạnh mỏng thường dùng để chém.
    Nếu đây là hai loại binh khí khác nhau tại sao Hồ Hoàn Kiếm còn có tên là Hồ Gươm. Theo tôi nghĩ, kiếm là tứ Hán Việt, còn gươm là từ thuần Việt, hai từ này cùng nghĩa.
    Đi văng: loại giường xếp thường làm bằng khung xương kim loại và vải bạt. Cái này không biết ngoài bắc dùng như thế hay bạn dùng từ sai chứ trong nam đi văng đồng nghĩa với tấm phản (đi văng là từ đọc trại tiếng Pháp). Người miền nam cũng gọi tấm phản là tấm ván hay bộ ván. Còn loại giường xếp làm bằng khung xương kim loại và vải bạt người nam gọi là ghế bố hoặc giường bố.
    cơm tấm (N) = cơm tám (B)
    Cơm tấm là cơm nấu bằng gạo tấm (gạo vụn) - là món ăn sáng của dân Nam. Cơm tám là cơm nấu bằng gạo tám- loại gạo đặc sản (có nhiều loại như tám thơm, tám xoan...).
    Nhầm lẫn vậy thì toi
    Cái này tôi chưa thử nên chưa biết nhưng bạn tôi người HN bảo thế vì tôi thắc mắc tại sao HN không có chỗ nào bán cơm tấm, bạn tôi bảo cơm tấm là cơm tám.
    Múa lân (MN) =múa sư tử (MB)
    Sai bét .
    Múa lân trong MN múa trong các dịp lễ tết, khai trương, tân gia...dùng hình tượng con Lân là 1 trong tứ linh múa mừng với nhiều bài khác nhau :lân mẫu xuất lân nhi, lân vờn cầu, lân múa mai hoa thung...kêt thúc thường là lân lấy giải thưởng gia chủ treo trên cao. Có thể múa 1 hay nhiều lân. Các đoàn lân khá chuyên nghiệp và thường do các võ đường tổ chức.
    Múa sư tử ngoài Bắc thường chỉ múa vào rằm Trung thu- dựa trên truyền thuyết :con người đánh quái thú (k hiểu sao gọi là sư tử) quấy nhiễu. Đầu sư tử thường có 1 sừng do 1 người cầm múa, 1 dải đuôi thường bằng lụa đỏ có 1 người cầm ở chót đuôi múa theo. 1 người cầm gậy (có thể có quả cầu 1 đầu- như quả truỳ) đứng quay mặt về phía đầu sư tử mà múa -tượng trưng cho việc đánh lại quái vật. Để thêm vui nhộn , người ta còn cho 1 người đóng vai ông địa đeo mặt lạ cười toe toét, độn giả bụng phệ múa quạt giúp vui.
    Tóm lại: múa Lân chắc chắn khác múa múa sư tử.

    Cái này bạn khẳng định sai bét có nghĩa là bạn không hiểu gì về múa lân hay múa sư tử cả. Múa lân có nguồn gốc từ Trung Quốc, tiếng Quảng Đông đọc là "mụ xí" ( vũ sư) có nghĩa là múa sư tử. Tất cả những gì bạn nói về có người cầm gậy , cầm quả cầu ông địa .... múa lân trong nam đều có. Thật ra ông địa không phải là ông địa cười toe toét cho vui vì trong truyền thuyết TQ, đó là ông Phật Di Lặc, người có công thu phục con quái thú sư tử. Phật Di Lặc đi trước dùng nhánh cỏ linh chi dụ con sư tử lên bờ để thu phục nó. Người bắc gọi múa sư tử là ảnh hưởng của người Hoa. Người nam gọi là múa lân bởi vì ảnh hưởng cách gọi từ điệu múa lân của cung đình Huế (lân mẫu xuất lân nhi). Múa lân của cung đình Huế mới có nguồn gốc từ con lân trong tứ linh. Hình dạng con lân, cách múa, âm nhạc đều khác với múa lân trong nam. Còn múa lân miền nam và múa sư tử miền bắc là một. Chỉ có cái ở miền nam múa vào dịp tết và các dịp khai trương. Các đội lân trong miền nam thường là các lò võ cổ truyền của TQ như Thiếu Lâm, Vĩnh Xuân...tổ chức rất có qui củ nên múa rất có bài bản và có nhiều màn độc đáo hơn rất nhiều so với miền bắc như leo cột mai hoa thung, tranh bao lì xì từ trên cao, sư tử hí cầu, ăn dưa hấu. Thường múa lân trong miền nam còn kèm theo biểu diễn võ công (trường quyền, đoản quyền, binh khí) và khí công. Các đội lân trong miền nam phân ra nhiều loại, loại thông thường có một sừng giữa trán của người Quảng Đông, loại giống con tôm của người Triều Châu, Phước Kiến, loại lông lá xồm xoàm giống con chó Nhật của người Khách Gia (miền nam gọi là người Hẹ). Múa lân miền nam mặc dù là đặc trưng văn hoá của người Hoa nhưng từ lâu đã trở thành nét không thể thiếu của miền nam. Múa sư tử miền bắc chủ yếu để góp vui ngày trung thu cho thiếu nhi, không có bài bản bằng múa lân của người Hoa trong Nam. Về múa lân (sư tử) của người Hoa trong nam, tôi có thể viết một bài vài chục trang kể tường tận lịch sử, các cách múa, ý nghĩa của từng động tác, nghi lễ khi hai đội lân gặp nhau, và những đội lân nổi tiếng ở SG cho bạn nghe vì gia đình tôi là người Hoa Chợ Lớn, các bác tôi trước đây đều tham gia vào các đội lân. Từ bé tôi đã được bố dẫn đi xem các đội lân đến làm lễ tại chùa bà Thiên Hậu Thánh Mẫu ngày giao thừa rồi mới được xuất phát. Người Hoa ở SG và trên thế giới nói chuyện với nhau vẫn gọi là múa sư tử, nhưng khi nói chuyện với người miền Nam thì gọi là múa lân vì người nam quen gọi là múa lân. Tóm lại múa lân miền nam chắc chắn là múa sư tử miền bắc. Chỉ có khác với múa lân cung đình Huế thôi.
  6. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Nằm sình = Ngủ nướng chỉ là 1 trong nhiều cách sử dụng/hiểu của từ này. Tớ đã giải thích nguyên uỷ ý nghĩa của cái từ này rồi. Từ ý nghĩa đó mới phát sinh ra các biến thể khác.
    Nhưng ngoài Bắc không ai gọi miếng tam giác nhỏ bằng nhựa hoặc đồi mồi dùng để chơi đàn guitar là Móng cả.
    Bạn thắc mắc thế chẳng hoá người Nam phải gọi là "Chim Heo" thay vì "Chim Lợn" à? Cái này có đấy, người các tỉnh miền tây nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long gọi chim lợn là chim heo hay chim ụt. Người SG không gọi chim lợn hoặc chim heo mà gọi là chim cú hay cú mèo.
    Cú mèo và Chim Lợn hình như khác nhau đấy bạn ạ.
    Bạn có thể xem qua chủ đề [topic]709660[/topic]
  7. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Mabun nói đúng, Kiếm và Gươm là 2 loại binh khí khác nhau về cơ bản. Tuy nhiên, do có loại Kiếm Chém có cấu tạo giống Gươm nên có sự nhầm lẫn.
    Bạn của bạn không biết mà còn bày đặt khoe chữ, làm bạn cũng nhầm luôn
    Bạn sai trầm trọng. Trong Nam không chỉ có múa Lân mà còn có Sư và Rồng (bởi vậy mới có tên Đoàn Lân - Sư - Rồng Nhơn Nghĩa Đường nổi tiếng ở Chợ Lớn đó). Múa Sư tử trong Nam ngoài Bắc gì đều giống nhau hết (giống mabun mô tả). Ngoài Bắc chỉ không có múa Lân thôi. Do vậy múa Lân khác múa Sư tử vì về cơ bản thì Lân và Sư là 2 lài khác nhau.
  8. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    giày xăng đan (N) = dép xăng dan (Sandal) (B). Dép quai hậu là tên tiếng Việt Của loại dép này, Nam Bắc gì cũng dùng ráo trọi
    ruột (bánh) xe (N) = săm (B): Chính xác
    bá cháy bọ chét (N) = tuyệt cú mèo (B)
    kết mô đen (N) = bồ kết (B): Bồ kết là từ lóng (lấy từ Kết), muốn tìm từ tương đương thì dùng "ưng ý"
    xà bông (N) = xà phòng (B)
    phô mai (N) = phó mát (B)
    2 từ này phiên âm từ tiếng Pháp.
    thợ cắt tóc (N) = phó cạo (B): Phó cạo là từ cũ rồi, miền Bắc vãn gọi là thợ cắt tóc.
    thợ chụp hình (N) = phó nháy (B): Phó nháy là từ mang ý nghĩa bông phèng tếu táo. Dùng Thợ chụp ảnh mới đúng.
    leo (N) = trèo (B): không hẳn. Ngày trước vẫn hay nghe "Giặc Mỹ leo thang chiến tranh" chứ không nghe "trèo thang" bao giờ.
    lội ( các tỉnh miền Tây Nam Bộ) (N) = bơi (B): đây chỉ là 1 nghĩa. Từ Lội ở miền Tây bao gồm cả 2 nghĩa Bơi & Lội mà người Bắc hay dùng.
    đòi (N) = vòi (B): miền Bắc cũng dùng từ "đòi"
    lượm (N) = nhặt (B): Miền Bắc cũng dùng từ "lượm lặt"
    đánh cá (N) = đánh cược, đặt cược (B): Miền Bắc cũng dùng "Cá cược"
    lấy hên (N) = lấy khước (B) = lấy may
    canh cá (N) = riêu (B): Riêu chỉ là 1 món canh cá, không phải tất cả. So sánh kiểu này không mang tính tổng quát.
    hốt rác (N) = hót rác (B) = xúc rác.
    cẳng (N) = chân (B): vẫn nghe từ "Cẳng chân" ở cả 2 miền.
    bắp rang (N) = bỏng ngô (B): Bắp rang ngoài Bắc thường gọi là Ngô Rang hơn, giống như Bắp luộc = Ngô luộc. Bỏng Ngô thường dùng chỉ món Ngô rang được ngào đường (khác Bắp rang bơ trong Nam) và nắm thành những nắm to cỡ quả cam nhỡ. Đây là 1 món quà cho trẻ con.
    xạo (N) = điêu (B) = láo
    bao nylon, túi nylon (N) = bọc nylon (B) = Túi nilon mới đúng
    chửi (N) = mắng (B) = chửi
    dồi trường, phèo (N) = ruột non (B): đây là món ăn do ngườ Bắc mang vào. Phèo là ruột. Ruột non gọi là Dồi trường.
    chửi thề (N) = văng tục (B) = chửi tục
    đá banh (N) = đá bóng(B)
    tui, qua (TNB) (N) = tôi, tớ (B)
    "Qua" là từ mà người bề trên dùng để xưng với người vai dưới, hơi kẻ cả 1 chút, không giống từ "Tớ" của miền Bắc.
    ở đợ, làm mướn (N) = giúp việc, làm thuê (B) (cái này thì miền bắc nói dễ nghe hơn) = đi ở, làm đầy tớ (nghe nặng nề hơn)
    may vá (N) = khâu (B): = may vá, khâu vá (B)
    nhựa đường, dầu hắc (N) = hắc ín (B) = nhựa đường.
    cà rem, kem cây (N) = kem que (B)
    ăn (N) = dùng, xơi (B): người Bắc cũng dùng từ "ăn", bạn ạ
    xửng (N) = ***g hấp (B)
    chè xôi nước (N) = bánh trôi (B)
    Đây là bánh trôi nước trong Nam thì phải
    [​IMG]
    Bạn xem thêm cái link mình đưa 9Tự điển SG-HN) sẽ có bài so sánh rõ các loại bánh này
    mắt lé (N) = mắt hiếng (B) = mắt lác = lếch (Từ này ít người còn dùng)
    đầu hói (N) = đầu sói (B) ( lúc bé nghe các bà người Bắc bảo ông này đầu sói, ông nọ đầu sói tớ cứ tưởng là ông đấy là người đầu ...chó sói,he...he!!): chắc bạn nhầm. Chỉ có trong Nam mới có câu "Đì sói trán", ngoài Bắc không có. Ngoài Bắc vẫn dùng từ hói.
    Bạn nên phân biệt rõ từ nào là của người Bắc nguyên gốc, từ nào là của người Bắc 54 vì những người này bị ảnh hưởng từ ngữ Nam bộ rất nhiều, mất gốc rồi.
  9. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Sơ sơ có 2 cái ví dụ:
    Củ đậu (Bắc) = Củ sắn (Nam)
    Củ Sắn (Bắc) = Khoai mì (Nam)
    Mận (Bắc) = Mận Hà Nội (Nam )
    Quả roi (Bắc) = Quả Mận (Nam)
  10. DaKhuc

    DaKhuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Góp ý một chút
    Leo: bằng 2 chân, trèo: bằng 2 tay 2 chân. (N, B đều dùng)
    Lượm= N, nhặt = B. Lượm lặt: sưu tầm.
    bịch = N, túi = B, bao= N, T, B
    chè xôi nước= N, trôi nước=T, B=bánh trôi ?
    Đầu hói= N, B, đầu sói= T
    Đi văng: một loại giường đóng bằng gỗ, có mặt phẳng bằng một tấm ván mỏng. Giường đi văng nhẹ, 2 người khiêng đi dể dàng. Ghế bố: là một loại giường xếp, mặt bằng vải, rất nhẹ, rất phổ biến ở miền Nam trước 75 (trang bị cho lính Mỹ và lính VNCH). Phản: một loại "giường" toàn bộ bằng gỗ. gồm 2 ngựa (chân) và từ 2 - 6 tấm ván làm mặt. Tuy lắp ráp đơn giản nhưng lại rất nặng. Tôi từng thấy một tấm phản chỉ có một miếng ván nhưng nặng cả trăm kg. Tóm lại đi văng, ghế bố, phản đều khác nhau, và cả ba miền đều dùng.
    Một số từ khác:
    xếp= N, gấp= B
    xài= N, dùng= B, tuy nhiên từ "đồ dùng" thì cả N lẫn B. Không ai nói "đồ xài" bao giờ.
    xài= N, tiêu = B (tiêu tiền, xài tiền)
    Chảnh: (N) tiếng lóng, có ... đủ thứ nghĩa: kênh kiệu, điệu, đỏng đảnh, làm dáng, kiêu ngạo, ta đây.... Không biết miền Bắc có từ nào tương đương không.
    té = N, ngã = B, bổ = Bắc Trung bộ
    mình ên= miền Tây, một mình = cả nước.
    Hộc tủ = N, ngăn kéo = B
    Cho hỏi thêm: có ai biết cái "thọa" là cái gì không?
    Được dakhuc sửa chữa / chuyển vào 01:39 ngày 04/08/2006

Chia sẻ trang này