1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khác nhau Nam Bắc về ngôn ngữ.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi dlgserver, 17/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luvang

    luvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Tôi là người Nam, quê nội ngoại đều ở miền Tây. Tôi xác nhận "cái đi văng" của người Nam giống như "bộ ván", giống thôi. Nhà ngoại tôi (ở quê) có hai cái đi văng, hai bộ ván, từ nhỏ tôi đã nghe mọi người gọi như vậy.
    - Bộ ván : gồm 2 hoặc 3 tấm ván dày (khoảng 5 phân) , cưa ra từ nguyên thân cây, nhà giàu thường là cây gõ (nếu tôi không lầm thì đó là gỗ gụ ngoài Bắc), nhà nghèo thì cây thường. Những tấm ván này được đặt khít nhau trên hai bộ chân ở hai đầu ván, diện tích bộ ván thường lớn hơn cái giường đôi, không đinh mộng gì hết. (Bộ chân ván giống như cái giá của thợ mộc ngồi lên, chân trên chân dưới, bào gỗ ). Bộ ván này còn được gọi là "bộ ngựa" hoặc "ván ngựa", khi có đám giỗ thì dọn ăn trên bộ ngựa này, người ăn ngồi luôn lên ván, vì vậy có người nước ngoài tả rằng "họ bày thức ăn lên một cái bàn to, thấp và ngồi ăn luôn trên bàn!". Buổi trưa nằm chơi trên ván rất mát, tối có thể dùng làm giường ngủ.
    - Đi văng, cũng bằng cây (gỗ), tùy nhà giàu nghèo mà đóng bằng cây "danh mộc" hoặc cây "tạp". Đi văng về công dụng cũng giống như bộ ván, nhưng được đóng cẩn thận, chân uốn cong, chạm trổ, chiều cao thường thấp hơn bộ ván, diện tích cỡ cái giường đôi hoặc hơn một chút .
    Nhà ngoại tôi còn có một cái "đi văng thùng", giống như một cái rương, lớn bằng cái giường đôi. Cái đi văng thùng này rất đẹp, được sử dụng như các bộ ván và đi văng kia, và còn đựng đồ bên trong nữa.( Để tối ngủ nằm lên cho ăn trộm bó tay).
    Vậy, bộ ván và đi văng giống nhau về chất liệu, hình thức, công dụng nhưng bộ ván đơn sơ hơn, chỉ đặt gá lên bộ chân, không cần thợ mộc, khi cần có thể lấy ván ra làm việc khác hoặc xếp gọn lại. Đi văng thì phải có thợ đóng, không thể tháo ra tùy tiện.
    Bộ ván có thể đặt ở "nhà trên" hoặc "nhà dưới" còn đi văng chỉ đặt ở "nhà trên", không bao giờ để ở "nhà dưới".
    Có thể thấy đi văng "sang" hơn bộ ván.
    (Người quê tôi không phát âm đi văng mà nói là "li quăng").
    Ở Sài Gòn và các thành thị miền Nam ít nhà còn có đi văng hay bộ ván, vì choán diện tích, không tiện dụng trong nhà ống.Muốn thấy các "món" này bạn phải về miền quê, nhà xưa càng tốt.
    Bạn nào ngườI Bắc xin cho biết ?obộ ván? và ?ođi văng? như ở nhà ngoạI tôi đó ngoài Bắc gọI là gì? (Tôi đoán là ?ophản? và ?osập? nhưng không biết có đúng không )
    Còn về múa lân, tôi không biết các nhà nghiên cứu phân biệt thế nào chứ còn "quảng đại quần chúng" ở miền Nam chỉ biết có múa lân. Người Nam, nếu không đọc sách báo, xem tivi hay tiếp xúc vớI ngườI Bắc(nói chung là giao lưu văn hóa) thì không biết trên đời này còn có múa sư tử hay múa rồng gì gì nữa.
    DỒI TRƯỜNG : là tên gọI một bộ phận của con heo (gà vịt) chứ không phảI là một món ăn ngoài Bắc đưa vào Nam như một bạn nói ở trên. Ở heo đó là cái tử cung, đương nhiên con heo đực không có ?odồi trường?. DồI trường hơi bị hiếm nên rất mắc, ở Sài Gòn 100 ngàn /kg mà rất khó mua. Vô quán nhậu bạn sẽ thấy thực đơn có những món làm bằng dồI trường như ?odồI trường xào dưa cảI?, ?odồI trường hấp hành gừng?. Ở gà, vịt thì dồI trường là cái ống dẫn trứng, nơi tạo thành quả trứng trước khi đẻ.
    Tôi không biết ngoài Bắc có gọI những cái đó là dồI trường không.
    PHÈO: là ruột non heo, có hai loạI : PHÈO NON là đoạn ruột non không có mật, ăn ngon, không đắng. PHÈO GIÀ là đoạn ruột non có ống mật đổ vô dài tớI ruột già.
    RUỘT: chỉ ruột già, riêng đoạn trực tràng ra tớI hậu môn gọI là THỐ LINH
    Cá (thịt) CHÀ BÔNG là từ miền Nam, bà ngoạI và mẹ tôi (ngườI Nam rặt) đều gọI mhư vậy và đều không biết món đó còn được gọI là RUỐC.
    RUỐC ở miền Nam là con tép nhỏ xíu, xưa thường dùng làm phân bón gọI là PHÂN RUỐC. MẮM RUỐC Vũng Tàu làm từ con RUỐC này.
    MÌNH ÊN: không phảI toàn miền Tây đều dùng từ này. ?oÊn? là tiếng Khmer nghĩa là một mình. Vùng nào có nhiều ngườI ?oMiên? thì ngườI Việt mớI hay dùng từ này. Dân Long An, Bến Tre hầu như không nói ?omình ên?.
    Vài ý kiến nhỏ về những từ dùng của ngườI miền Nam .
    Được luvang sửa chữa / chuyển vào 13:11 ngày 05/08/2006
  2. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1

    Tôi là người Nam, quê nội ngoại đều ở miền Tây. Tôi xác nhận "cái đi văng" của người Nam giống như "bộ ván", giống thôi. Nhà ngoại tôi (ở quê) có hai cái đi văng, hai bộ ván, từ nhỏ tôi đã nghe mọi người gọi như vậy.
    - Bộ ván : gồm 2 hoặc 3 tấm ván dày (khoảng 5 phân) , cưa ra từ nguyên thân cây, nhà giàu thường là cây gõ (nếu tôi không lầm thì đó là gỗ gụ ngoài Bắc), nhà nghèo thì cây thường. Những tấm ván này được đặt khít nhau trên hai bộ chân ở hai đầu ván, diện tích bộ ván thường lớn hơn cái giường đôi, không đinh mộng gì hết. (Bộ chân ván giống như cái giá của thợ mộc ngồi lên, chân trên chân dưới, bào gỗ ). Bộ ván này còn được gọi là "bộ ngựa" hoặc "ván ngựa", khi có đám giỗ thì dọn ăn trên bộ ngựa này, người ăn ngồi luôn lên ván, vì vậy có người nước ngoài tả rằng "họ bày thức ăn lên một cái bàn to, thấp và ngồi ăn luôn trên bàn!". Buổi trưa nằm chơi trên ván rất mát, tối có thể dùng làm giường ngủ.
    - Đi văng, cũng bằng cây (gỗ), tùy nhà giàu nghèo mà đóng bằng cây "danh mộc" hoặc cây "tạp". Đi văng về công dụng cũng giống như bộ ván, nhưng được đóng cẩn thận, chân uốn cong, chạm trổ, chiều cao thường thấp hơn bộ ván, diện tích cỡ cái giường đôi hoặc hơn một chút .
    Nhà ngoại tôi còn có một cái "đi văng thùng", giống như một cái rương, lớn bằng cái giường đôi. Cái đi văng thùng này rất đẹp, được sử dụng như các bộ ván và đi văng kia, và còn đựng đồ bên trong nữa.( Để tối ngủ nằm lên cho ăn trộm bó tay).
    Vậy, bộ ván và đi văng giống nhau về chất liệu, hình thức, công dụng nhưng bộ ván đơn sơ hơn, chỉ đặt gá lên bộ chân, không cần thợ mộc, khi cần có thể lấy ván ra làm việc khác hoặc xếp gọn lại. Đi văng thì phải có thợ đóng, không thể tháo ra tùy tiện.
    Bộ ván có thể đặt ở "nhà trên" hoặc "nhà dưới" còn đi văng chỉ đặt ở "nhà trên", không bao giờ để ở "nhà dưới".
    Có thể thấy đi văng "sang" hơn bộ ván.
    (Người quê tôi không phát âm đi văng mà nói là "li quăng").
    Ở Sài Gòn và các thành thị miền Nam ít nhà còn có đi văng hay bộ ván, vì choán diện tích, không tiện dụng trong nhà ống.Muốn thấy các "món" này bạn phải về miền quê, nhà xưa càng tốt.
    Bạn nào ngườI Bắc xin cho biết ?obộ ván? và ?ođi văng? như ở nhà ngoạI tôi đó ngoài Bắc gọI là gì? (Tôi đoán là ?ophản? và ?osập? nhưng không biết có đúng không )
    Còn về múa lân, tôi không biết các nhà nghiên cứu phân biệt thế nào chứ còn "quảng đại quần chúng" ở miền Nam chỉ biết có múa lân. Người Nam, nếu không đọc sách báo, xem tivi hay tiếp xúc vớI ngườI Bắc(nói chung là giao lưu văn hóa) thì không biết trên đời này còn có múa sư tử hay múa rồng gì gì nữa.
    DỒI TRƯỜNG : là tên gọI một bộ phận của con heo (gà vịt) chứ không phảI là một món ăn ngoài Bắc đưa vào Nam như một bạn nói ở trên. Ở heo đó là cái tử cung, đương nhiên con heo đực không có ?odồi trường?. DồI trường hơi bị hiếm nên rất mắc, ở Sài Gòn 100 ngàn /kg mà rất khó mua. Vô quán nhậu bạn sẽ thấy thực đơn có những món làm bằng dồI trường như ?odồI trường xào dưa cảI?, ?odồI trường hấp hành gừng?. Ở gà, vịt thì dồI trường là cái ống dẫn trứng, nơi tạo thành quả trứng trước khi đẻ.
    Tôi không biết ngoài Bắc có gọI những cái đó là dồI trường không.
    PHÈO: là ruột non heo, có hai loạI : PHÈO NON là đoạn ruột non không có mật, ăn ngon, không đắng. PHÈO GIÀ là đoạn ruột non có ống mật đổ vô dài tớI ruột già.
    RUỘT: chỉ ruột già, riêng đoạn trực tràng ra tớI hậu môn gọI là THỐ LINH
    Cá (thịt) CHÀ BÔNG là từ miền Nam, bà ngoạI và mẹ tôi (ngườI Nam rặt) đều gọI mhư vậy và đều không biết món đó còn được gọI là RUỐC.
    RUỐC ở miền Nam là con tép nhỏ xíu, xưa thường dùng làm phân bón gọI là PHÂN RUỐC. MẮM RUỐC Vũng Tàu làm từ con RUỐC này.
    MÌNH ÊN: không phảI toàn miền Tây đều dùng từ này. ?oÊn? là tiếng Khmer nghĩa là một mình. Vùng nào có nhiều ngườI ?oMiên? thì ngườI Việt mớI hay dùng từ này. Dân Long An, Bến Tre hầu như không nói ?omình ên?.
    Vài ý kiến nhỏ về những từ dùng của ngườI miền Nam .

    -----------------------------------------------------------
    Như bạn miêu tả có thể định nghĩa lại:
    Phản (B)= bộ ván, bộ ngựa (N)
    Sập (B)= đi văng (B)
    Sập ở MB thường được đóng nhiều bằng gỗ gụ nên có tên gọi là sập gụ. Chân sập được đóng theo nhiều kiểu cách khác nhau: có thể cong , có thể phần tiếp xúc với nền chưa phải kết thúc của chân sập (thật khó diễn đạt ) như kiểu chân quì (gọi là sập chân quì)... Hầu hết các bộ phận của sập (trừ mặt) đều được chạm trổ phù điêu hay chạm lộng và cả khảm trai theo nhiều chủ đề khác nhau (thường là bát bửu)
    Sập thường được đặt trước bàn thờ ở gian chính trong ngôi nhà cổ MB (kiểu 1 gian 2 chái hay 3 gian 2 trái) là nơi tiếp khách quí. Khi nhà có đám, sập là nơi đặt cỗ sang nhất cho các cụ trưởng họ, tiên chỉ, chức sắc....Đàn bà con gái gần như tuyệt đối k được héo lánh lên đó (Có lẽ chỉ có nhà văn ĐHD trong Bóng đè là dám làm việc đó thôi ).
    Loại đi văng mà nhà bạn có tôi chưa thấy ngoài MB. Có lẽ đó là dị bản của lại sập MB qua quá trình giao lưu văn hoá chăng.
    Ngày nay, sập í được sử dụng ở MB vì điều kiện nhà ở, lối sống, quan điểm về cái đẹp khác xưa..... Chỉ có 1 số nhà hoặc 1 số người hoài cổ là còn chơi sập mà thôi. Bởi kèm theo sập, các đồ gỗ xung quanh cũng phải đổi hình thức cũng như loại gỗ cho phù hợp - yêu cầu khả năng tài chính tương đối .
    Bạn miêu tả bộ ván MN chỉ cần thay chữ bộ ván (hay bộ ngựa) bằng chữ phản là thành miêu tả cái phản ở MB . Có câu đó dân gian (có thuyết cho là của cụ Nguyễn Công Trứ) về cái phản:
    Ngả lưng cho thế gian ngồi
    Mà đời vẫn chửi là người bất trung​
    .
    Múa Lân ở MN, múa Sư tử MB có thể xuất phát từ 1 gốc nhưng k thể là 1 xét trên mọi khía cạnh : nghi lễ, mục đích, hình thức cũng như quá trình....Cũng giống như người Việt cũng ăn Tết Đoan Ngọ, Hàn Thực mà chẳng phải vì tưởng nhớ tới ông Khuất Nguyên hay Giới Tử Thôi nào đó bên Tàu cả.
    Đồng ý với bạn các phần còn lại .
    Phèo non (MN) = Lòng non (MB).
    Phèo già (MN) = Lòng xe điếu (MB)
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Các bạn nên lưu ý những từ nào là dùng toàn Việt Nam, từ nào là chỉ dành cho vùng miền, từ nào dùng ở các vùng với nghĩa khác nhau.
    Chẳng hạn từ ĂN thì dùng ở đâu cũng giống nhau, đừng nên đưa vào.
    Từ Ăn trong tiếng Việt có nghĩa rất rộng, hay nói đùa là có đến 36 nghĩa của ăn. Có lẽ nó xuất phát từ một thời kì đói kém, lấy ăn làm chuẩn mực, nên cái gì cũng gắn với ăn hết:
    - Ăn ở: sinh sống, lối sống, nơi sống...
    - Ăn mặc: trang phục, cách mặc
    - Ăn nằm:
    - Ăn chơi: playboy, playgirl
    - Ăn cắp ăn trộm: đồ lấy được chắc gì đã ăn được.
    - Ăn bẩn : lại là nói đến của cải tiền bạc
    - Ăn khách : Khiếp, ăn thịt khách chắc ???
    - Ăn hàng
    - Ăn ảnh : giấy ảnh độc lắm, chớ có dại
    - Ăn chặn
    - Ăn tạp
    - Ăn gian
    - Ăn hiếp : ấy chớ, đừng nhầm với.....
    - ............
    Cho nên không nên so sánh Ăn với Xơi, với dùng ..
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Chim cú hay cú mèo là riêng.
    Chim lợn khác với chim cú. Chim lợn tiếng kêu eng éc rất giống tiếng lợn kêu, bay khá xa. Chim cú chỉ rúc và không bay xa.
    Không biết miền nam gọi con Lợn lòi là con gì ? Hay gọi chung là Heo rừng? Heo rừng (Lợn rừng) không nhất thiết là lợn lòi. Lợn lòi phải có hai răng nanh thò ra ngoài miệng vòng lên trên.
    Phần dạ con của lợn (dồi trường) ở Bắc gọi là Tràng.
  5. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Múa Lân - Sư -Rồng là "món ruột" của người Hoa. Việt Nam mình chỉ du nhập vào thôi. Trước đây tôi có đọc 1 bài viết về vụ này, theo đó thì múa Sư tử ở Miền Bắc tương đương với múa Lân ở miền Nam. Sau này tôi mới biết trong Nam còn có múa Sư - Rồng (của người Hoa) nữa. Chẳng lẽ "quảng đại quần chúng" người Nam lại không biết chuyện này?Tôi không tin vậy. Chẳng qua là ở một số vùng thì loại hình này phát triển hơn ở những chỗ khác - thế thôi. Bạn xem đoạn sau:
    Đặc biệt la? múa sư tư? , ngoa?i ơ? TQ ra, các nơi trên thế giới cá ngươ?i Hoa cư trú, môfi khi va?o dịp tết đê?u tô? chức múa sư tư?. Múa sư tư? cu?a TQ được chia tha?nh hai phái la? ?ophái Nam? va? Phái Bắc? . Múa sư tư? cu?a phái miê?n Nam thi? chú trọng vê? thay đô? động tác va? kyf xa?o, thươ?ng la? với hi?nh thức hai ngươ?i múa la? chính, điệu múa linh họat va? biến đô?i khôn lươ?ng; Múa sư tư? phái Bắc coi trọng khí thế, thươ?ng la? mươ?i mấy ngươ?i, thậm chí la? mấy chục ngươ?i cu?ng múa. Khi múa có đệm nhạc mang đậm đặc sắc dân gian TQ, bắt kê? la? ngươ?i múa hay la? ngươ?i xem đê?u tích cực tham gia, thê? hiện sự náo nhiệt
    Múa rồng:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Múa Lân
    [​IMG]
    Được starboard_side sửa chữa / chuyển vào 09:40 ngày 07/08/2006
  6. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Bạn lôi cả từ địa phương của Quảng Ngãi vào nữa thì vui quá. Nếu không nhầm thì cái Thoạ là cái hộc bàn (ngăn kéo bàn). Đúng không?
  7. phan2

    phan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Cách xưng hô ở các miền cũng có chỗ khác nhau, xin giới thiệu với các bác cách xưng hô của dân miền Nam, nhờ các bác bổ sung những điểm còn thiếu sót và nhất là bổ sung cách xưng hô của miền Trung và Bắc cho mọi người cùng biết.
    1. Đối với người ngang hàng: (anh chị em ruột/họ, bạn bè, vợ chồng,...)
    - xưng ?~tui?T hoặc ''mình'' (ít dùng hơn) và gọi là ?~ông?T, ?~anh?T, ?~bồ?T? đối với người không thân lắm, xưng ?~tao?T và gọi ?~mầy?T, ?~mi?T? đối với những người ngang hàng thân thiết hoặc khi giận hờn nhau.
    - xưng ?~em?T hoặc ?~tui?T và gọi là ?~anh/chị?T đối với người ngang bậc lớn tuổi hơn thường kèm theo thứ hoặc tên (trước đây được xem là vô lễ khi kèm tên) như Anh Hai, Anh Hoàng, Chị Năm, Chị Lan?
    - xưng ?~anh/chị?T hoặc ?~tui?T hoặc ''''qua'' (nay ít dùng) gọi là ?~em ?~ đối với những người ngang bậc nhỏ tuổi hơnngười lớn tuổi thường gọi các em ruột/họ/dâu/rể theo cách gọi của con, ví dụ như chú Bảy, dì Tư, mợ Út, dượng Ba?.
    - vợ chồng thì xưng ?~anh/em?T hoặc ?~tui/tôi?T và gọi người phối ngẫu là ?~em/anh?T hoặc ?~mình?T, người lớn tuổi có thể gọi nhau là ?~ông/bà?T hoặc theo kiểu như ?~Tiá/ Ba/? thằng Tèo?T ?~Má/Vú/? con Tí?T?. Cách sau cùng gọi này có thể dùng khi nói ngôi thứ ba như cách gọi ''Ba/Má/... sắp nhỏ'' (tụi/bọn nhỏ).
    - xưng ?~tôi?T trong các trường hợp trịnh trọng, nghi thức.
    - trước đây trong bạn bè,một số người lớn tuổi xưng hô với nhau là ?~moa/ toa?T (moi/toi) theo kiểu Pháp và hiện nay trong giới trẻ cũng xuất hiện kiểu xưng hô ?~mi/du?T (me/you) theo kiểu Anh/Mĩ mang tính bình đẳng hơn dù hơi bi.. ngoại lai.
    2. Đối với Cha Mẹ và người ngang với Cha Mẹ: xưng ?~con?T (?~tui?T ở mốt số gia đình vùng quê) đối với cha mẹ và những người ngang hàng cha mẹ, khi nào không cảm thấy thật thân thiết hay muốn giữ khoảng cách thì mới xưng là ?~cháu?T (nhiều người chỉ xưng hô theo thói quen chứ không ý thức thật rõ điều tế nhị này) .
    - gọi Cha bằng ?~Cha'', ''Ba?T (từ ?~papa?T của Pháp), ?~Tía?T, ?~Cậu?T?
    - gọi Mẹ bằng ?~Mẹ'', ''Má?T, ?~Mợ?T, ?~Vú?T?.
    - gọi Anh của Cha là ?~Bác?T, vợ của Bác là ?~Bác?T (gái)
    - gọi Em trai của Cha là ?~Chú?T, vợ của Chú là ?~Thím?~
    - gọi Chị/Em gái của Cha là ?~Cô?T, chồng của Cô là ?~Dượng?T
    - gọi Anh /Em trai của Mẹ là ?~Cậu?T, vợ của Cậu là ?~Mợ?T
    - gọi Chị/Em của Mẹ là ?~Dì?T, chồng của Dì là ?~Dượng?T
    ? trước đây đối với Chú, Bác, Cậu, Cô, Dì... khi gọi thì kèm theo thứ (thứ tự sinh ra trong gia đình, bắt đầu từ thứ Hai - tương đương với Cả của miến Bắc) như Chú Ba, Dì Bảy chớ không gọi kèm theo tên riêng như Bác Hùng, Dì Loan?(được xem là vô lễ). Hiện nay đang có xu hướng chấp nhận việc gọi kèm tên riêng như một việc bình thường.
    ? cũng có thể chỉ gọi bằng thứ như Ba, Tư, Sáu? thay cho Dì/Cô Ba, Dì/Cô Tư, Dì/Cô Sáu? tuỳ theo truyền thống gia đình.
    ? người Nam không có cách gọi riêng cho Cha/Mẹ kế (Dì/Dượng ghẻ), có thể vẫn gọi là ?~Ba/ Mẹ/?T? hoặc gọi theo cách có trước khi có quan hệ gia đình như ?~Chú/Bác/Cậu/Dượng/ Cô/Dì/Mợ?T? tuỳ theo gia đình,
    3. Đối với Ông Bà và người ngang với Ông Bà: xưng là ?~con?T ((hoặc cũng vẫn xưng là ?~cháu?T nhưng ít hơn do nghe có vẻ có khoảng cách - và còn tuỳ theo nếp gia đình).
    - gọi Cha / Mẹ của Cha là Ộng / Bà Nội hoăc thân thiết gọi tắt là ?~Nội?T
    - gọi Cha / Mẹ của Mẹ là Ộng / Bà Ngoại hoăc thân thiết gọi tắt là ''''Ngoại''''
    - gọi Ông Bác, Ông Cậu?., Bà Thím, Bà Dì ? cho các trường hợp tương ứng với cách gọi ở cấp Cha Mẹ.
    4. Đối với con cháu: người Nam thường dùng ?~vai vế;?T của mình để xưng hô (Ông,Bà, Ba, Má, Chú, Bác?) và thường gọi chung Con lẫn Cháu là ?~Con?T nghe thân tình hơn [các cháu (grandchildren/nephews/nieces) chỉ liên hệ gián tiếp với nhau qua (do cùng) Ông Bà còn các con liên hệ trực tiếp với nhau qua cha mẹ nên tự nhiên thấy gần gũi hơn]. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên do nếp gia đình nhiều người vẫn gọi Cháu là ?~Cháu?T mà vẫn không kém thân tình. Một số người ở vùng quê còn áp dụng cách xưng hô như cho những ngưòi ngang hàng nhỏ tuổi hơn đối với con cháu, ví dụ ''''tui nói cho cháu nghe''''...
    * Nguời Nam cũng thường dùng lối nói tẳt như như ?~Ảnh?T, ?~Chỉ?T, ?~Cổ?T, ?~Dỉ?T, ?~Dưởng?T, ?~Cẩu?T, ?~Mở?T, ?~Ổng?T, Bả?T.... thay cho Anh ấy, Chị ấy...
    * Một số người già còn gọi con rể, con dâu (thường chỉ dùng cho trường hợp ngôi thứ ba) là ?~thẳng?T, ?~cỏn?T.
    Được phan2 sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 13/08/2006
  8. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Mỗi địa phương có khác biệt ít nhiều về ngôn ngữ(bao gồm giọng nói và thổ ngữ) là chuyện bình thường, quốc gia nào cũng có cả.
    Nước Việt Nam từ thời Hùng vương, tiếng nói vẫn mang nặng thổ ngữ Việt-Mường. Sau hơn 1000 năm ảnh hưởng của tiếng Hán, ở những vùng đồng bằng trọng điểm ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Hán đã có sự thay đổi.
    Tính đến thế kỉ 10, đã có sự phân chia ra 2 vùng ngôn ngữ khác nhau:
    Một số vùng ở miền Sơn Tây cũ và vùng Thanh-Nghệ trở vào, ít bị ảnh hưởng của tiếng Hán vẫn còn âm hưởng của thổ ngữ Việt-Mường, tiếng nói chỉ có 5 thanh điệu là bằng,sắc, hỏi, nặng và huyền; vẫn giữ được các từ Việt-Mường, mặc dù đã bị Hán hoá ít nhiều.

    Vùng châu thổ sông Hồng, là nơi trọng điểm bị ảnh hưởng tiếng Hán mạnh mẽ nhất đã thoát li khỏi thổ âm Việt-Mường, chuyển thành tiếng Việt(hay tiếng Kinh), phát triển và tồn tại cho đến hôm nay, xuất hiện nhiều từ Hán-Việt, trong giọng nói du nhập thêm thanh ngã, tổng cộng là có 6 thanh điệu.
    Tất nhiên là ở các vùng dân tộc ít người nơi có các dân tộc anh em như: Thái, Mường, Thổ, Miêu ... không bị ảnh hưởng của tiếng Hán.
    Vào cuối thế kỉ 10 đến các thế kỉ 11, 12, dưới các triều đại phong kiến Tiền Lê, Lí, Trần, nhà nước phong kiến chủ trương đánh dẹp người Mường ở vùng Thanh-Nghệ lúc thường hay nổi loạn chống lại triều đình, đồng thời đưa rất nhiều người Kinh vào ở lẫn với người Mường ở đây; sau một thời gian dài, thổ âm Việt-Mường đã thay đổi, thổ ngữ Việt của những cư dân từ châu thổ sông Hồng đã chiếm ưu thế, và chuyển thành ngôn ngữ Việt ở vùng này, tuy ít nhiều vẫn có một số từ Việt-Mường trong tiếng nói. Đồng thời do cách biệt về địa lí, sự khắc nghiệt về khí hậu, thổ nhưỡng nên giọng nói của những cư dân Việt ở vùng này đã có sự khác biệt với cư dân Việt ở châu thổ sông Hồng, mà ngày nay gọi là chất giọng miền Trung, để phân biệt với chất giọng miền Bắc ở châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên ở vùng Thanh-Nghệ, cho đến hôm nay, ở nhiều vùng khác nhau lại có sự khác biệt nhất định, tùy vào mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều của thổ ngữ Việt-Mường xưa kia và tiếng Việt đã bị ảnh hưởng ít nhiều của tiếng Hán. Ví dụ: giọng nói của người Thanh Hoá khác người Nghệ An; người Thanh Hóa lại có sự khác biệt về giọng nói ở nhiều vùng nhỏ, phía Bắc mang nặng chất giọng miền Bắc hơn là ở phía Nam gồm cư dân ở các huyện duyên hải Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Quảng Xương... Tương tự người ở phía Bắc Nghệ An giọng nói giọng khác với người Nam Nghệ An, cá biệt có chất giọng Nghi Lộc chỉ có 4 thanh điệu ...
    Về sự hình thành của chất giọng miền Nam hiện nay, gồm các tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng trở vào.
    Thời nhà Trần đến thời Lê sơ, lãnh thổ Việt Nam đã đến đèo Hải Vân, giọng nói cư dân vùng này ảnh hưởng của cư dân Nam Nghệ An di cư vào ở, ở đây vẫn gọi là chất giọng miền Trung, lấy tiếng Huế làm đại diện.
    Khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá, đưa rất nhiều người ở vùng Thanh-Nghệ theo vào, chiếm cứ vùng này, những cư dân Việt đã vượt qua đèo Hải Vân vào phía Nam; với sự tan rã của vương quốc Chiêm Thành, người Việt từ Thanh -Nghệ, Thuận Hoá và châu thổ sông Hồng di cư vào ngày càng mạnh mẽ, lãnh thổ Việt Nam đã tới mũi Cà Mau như ngày nay. Chất giọng của người Việt sinh sống ở vùng từ đèo Hải Vân trở vào đã có sự thay đổi so với chất giọng miền Bắc và miền Trung. Nếu ta để ý, giọng nói miền Nam phảng phất giống giọng nói của dân ở phía Nam Thanh Hoá gồm các huyện Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Quảng Xương..., chính những cư dân Việt vùng này theo Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá, và đầu tiên vượt đèo Hải Vân vào sinh sống ở vùng này trước khi những cư dân Việt ở nhiều vùng khác cùng vào sinh sống.
  9. thanhmtl

    thanhmtl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Tôi góp ý một chút:
    "không xi nhê" : signer tiếng pháp có nghĩa là ký tên. = không có giá trị.
    "ba tăng": patent tiếng pháp có nghĩa là giấy phép.
    "Tăng" : temps . Nhậu ba tăng có nghĩa là nhậu 3 lần. Trong đá banh người miền nam hay trong tăng một = trong hiệp một.
    Còn những chữ nói trại tiếng pháp mà ba tôi thường nói: ma lanh = malin, nớp = neuf, làm áp phe = làm affaire, ba gai = pagaille . Nhứt là trong bi da thì xài tiếng pháp 100%. còng tre = contraire, cúp bê = couper, vô lê = voler. Còn nhiều nữa mà chỉ nhớ được chừng đó.

Chia sẻ trang này