1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khai giảng các lớp TOEFL iBT, IELTS, Dịch Thuật mới thông tin chi tiết giữa trang số 98 - Thầy Trần

Chủ đề trong 'Tìm bạn/thày/lớp học ngoại ngữ' bởi TranNgocVui, 03/06/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2
    Khai giảng các lớp TOEFL iBT, IELTS, Dịch Thuật mới thông tin chi tiết giữa trang số 98 - Thầy Trần Ngọc Vui

    Theo quy định mới của TTVNOL, các lớp IELTS, TOEFL_iBT của thầy Vui được tổng hợp lại thành 1 TOPIC này.

    Do các chương trình đều được giảng dạy và khai thác tối đa lợi thế của Dịch Thuật nên những học viên mới ở trình độ sau A, hoặc sau B vẫn tham gia được.

    Thầy sẽ hướng dẫn bổ sung về Một số Quy Luật + Phương Pháp học tập, ôn tập và chỉ định tham gia những lớp phù hợp với trình độ của mỗi người.

    Giống như nhiều trường hợp, trong đó có bạn hien48 đã nêu tại:

    http://www10.ttvnol.com/forum/f_544/1016529/trang-3.ttvn

    Các chương trình đều giảm về mặt thời gian, ví dụ TOEFL_iBT (9 tháng), IELTS (6 tháng), nên đòi hỏi học viên có sự nỗ lực và tự phấn đấu.
    Các bạn có thể tham khảo thêm tại một số trang TOPIC trước đây của các lớp:
    1.
    http://www10.ttvnol.com/forum/f_544/1016529/trang-3.ttvn
    2.http://www10.ttvnol.com/forum/f_544/1040867.ttvn
    3.http://www10.ttvnol.com/forum/f_544/996620.ttvn


    4.http://www10.ttvnol.com/forum/f_544/1035010.ttvn
    5. http://www10.ttvnol.com/forum/f_544/1035005.ttvn



    Đối với những học viên hiện đang học ở các lớp IELTS, TOEFL_iBT, mặc dù các bạn đang có xuất phát điểm là sau A, hoặc sau B, nhưng hiện nay đã có khả năng viết bằng tiếng Anh ở trình độ trung bình.

    Các bạn nên duy trì tốc độ đều đặn viết 10 câu/1ngày và phải gửi vào 2 địa chỉ:
    1. Hòm thư của lớp bản thân người đăng bài đang tham gia
    2. Tại TOPIC này.
    3. Sau 1-2 ngày các bạn phải vào hòm thư để tải file sửa chi tiết và rút kinh nghiệm cho lần viết sau.
  2. Rive2

    Rive2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Em LE TUNG, lop IELTS26. Gui bai ngay 2/6.
    10 sentences for W2P3C1:
    1. Bad news, such as: crimes, disaster, are these days more considerable social phenomena than most people have thought of in the previous day.
    2. On the face of reporting events, there could not be a more profitable method of using hot news like starsâ?T daily activities.
    3. Since new directors have had significant difficulties, attracting the audiences, it might be easier for them to use latest news, bought from paparazzi with certain fees.
    4. Finding it difficult in accounting for such imposing events, some directors go back to a simpler way of choosing issues to report, that is, making use of the papersâ?T area for advertisements.
    5. Indeed, because there is always interesting news, parallel with boring one, good information, along with bad one, the role of a good director is to control what news will be reported for highest incomes.
    6. Sometimes, a certain newspaper is famous for reporting bizarre and strange actions of stars, which happen to be defined as deviant in our society.
    7. An experienced director has an ability of presupposing both the positive and negative responses from his audiences to quickly adjust his newspaper system.
    8. Director relationships arise from both the scrambling for the audiences and incorporating to catch up with the latest events in a balance between fame and wealth.
    9. A right journalist by definition has a mission to reflect objectively the reality of social life, but this simple idea is affected by many factors like the readersâ?T hobbies.
    10. A substantial proportion of the population of modern society enjoys hard-core news, forgetting the deep truth that they are in a part of a huge communication system, which sometimes does not care about the reality of life.
    Wait, a short text for W1P1C1:
    The two charts describe the results of an education survey of the adult. While the first gives some reasons of studying, the second graph reveals that in what way education cost should be shared, according to general ideas of people.
    For reason to study, the largest part of adult of about 40% think of the subject interest or being better qualified. In contrast, only around 10% of people, surveyed suggest that it is a chance to meet new people or to change their existing jobs with exact figures of 9% and 12%, respectively. Lastly, three medium sized groups of just above 20% share their ideas of studying in different reasons: being useful for their current jobs, improving the view of promotion or simply enjoying learning.
    The second pie chart show the idea of adult of how their education cost should be shared. A majority of 40% think that it belongs to each personâ?Ts responsibility, that is, in individualistic method. Exactly a quarter of all suggest that the costs should be imposed into tax fees, paid by taxpayers. The rest of the totals of one third think of their employersâ?T responsibilities.
    In conclusion, although there are significant differences among the reasons for study and ways that course costs should be shared, most adult think that they study for their own and they themselves can manage to pay studying fee.
    That''s all.
    Nho thay sua giup em. Em cam on.
  3. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2
    Hiện nay thầy đã sửa bài và gửi vào hòm thư của các lớp.
    Các bạn có thể kiểm tra các lỗi chi tiết để rút kinh nghiệm cho lần sau.
  4. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2

    Do các lớp đều được giảng dạy bởi thầy Trần Ngọc Vui và dựa trên một số Quy Luật và Phương Pháp chung nên tôi tổng hợp lại một số bài về phương pháp học tập để những bạn quan tâm tham khảo.
    Bạn đọc có thể tham khảo thêm về Phương Pháp Dịch Thuật trong TOEFL_iBT và IELTS.
    Áp dụng phương pháp dạy Dịch Thuật trong IELTS và TOEFL_iBT
    Góc nhìn mới về phương pháp học Tiếng Anh Du Học.
    Tôi xin có một vài ý kiến tham khảo đối với các bạn học IELTS và TOEFL_iBT như sau:
    A. Khái quát 03 Phương pháp dạy và học IELTS và TOEFL_iBT.
    Đề thi IELTS và TOEFL_iBT dùng để nhằm kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào cho một số trường cao đẳng và đại học của một số nước trên thế giới đối với thí sinh thuộc các nước không nói tiếng Anh ?onon-speaking English countries?.
    Đặc biệt các đề thi TOEFL_iBT (?oInternet Based Test hay còn được gọi là Next Generation TOEFL?) hiện nay không còn quá chú trọng vào kiểm tra ngữ pháp mà tập trung nhiều vào 4 kỹ năng cơ bản: Đọc, Nghe, Nói và Viết. .
    Đề thi của IELTS thì vẫn ít thay đổi nhưng cũng bỏ ngữ pháp và tập trung vào 4 kỹ năng như tôi vừa nêu trên đây.
    Để đạt đủ số điểm mong muốn của IELTS và TOEFL_iBT, người học và dạy hiện nay, theo như tôi biết, thì tập trung vào 4 phương pháp dạy và học cơ bản.
    1. Phương pháp học từ dễ đến khó - tôi tạm gọi là Xây Dựng Các Kỹ Năng ( Skill building process)
    + Giai đoạn 1: Trước tiên dạy và học Ngữ Pháp từ cơ bản đến nâng cao, tập các bài đọc, nghe, nói, và viết từ dễ đến khó. (kiểu TOEFL cũ PBT_Paper Based Test). Đây là kiểu dạy và học phổ biến nhất.
    + Giai đoạn 2: Đi vào dạy và học TOEFL_iBT để chuẩn bị cho các kỳ thi.
    2. Phương pháp dạy và học theo lối Kiểm tra ?" Tạm gọi là Kiểm tra - Kinh nghiệm (Testing Experience process)
    Phương pháp này gần như không chia thành giai đoạn, khoá học gần như vĩnh viễn vì giáo viên mỗi ngày phát một bài kiểm tra mới. Làm các bài kiểm tra nhiều lần và đúc rút kinh nghiệm thông qua quá trình đó.
    + Giáo viên phát tài liệu và yêu cầu học viên làm bài trong một khoảng thời gian ấn định. Sau khoảng thời gian đó, giáo viên giải thích về đáp án của các bài làm.
    3. Phương pháp dạy và học kết hợp của cả hai phương pháp 1. và 2.
    + Đó là lối thực hành hay gọi chính xác hơn là làm các đề thi IELTS hoặc TOEFL từ dễ đến khó. Từ ngữ pháp cơ bản đến nâng cao, và xây dưng các kỹ năng thông qua các giáo trình từ dễ đến khó.
    B. Bàn về 3 phương pháp học và giảng dạy đã nêu phía trên
    Như tôi đã nêu phía trên các kỳ thi IELTS và TOEFL_iBT hiện nay đều không có phần thi ngữ pháp và không chú trọng nhiều về ngữ pháp. Các đề thi chủ yếu nhằm vào kiểm tra các kỹ năng có tinh thông hay không, ví dụ phần đọc hiểu và nghe hiểu của TOEFL_iBT ngoài phần các câu hỏi về cơ bản (như vốn từ vựng ra), có các câu hỏi về ý nghĩa của những câu mơ hồ hoặc khó hiểu nhất trong bài. Những câu hỏi thường hỏi về ý hiểu và độ tinh tế về mặt ngôn ngữ của người đi thi.
    + Để làm tốt đề thi này chúng ta cần phải có những yếu tố sau:
    a. Có đủ vốn từ và cấu trúc (theo từng đặc thù) của IELTS hoặc TOEFL.
    b. Có đủ tầm kiến thức cơ bản về nhiều lĩnh vực theo yêu cầu chung trong các đề thi của IELTS hoặc TOEFL
    c. Có đủ kinh nghiệm đọc hiểu và nghe hiểu các dạng bài.
    d. Có đủ kinh nghiệm viết và nói các chủ đề theo từng đặc thù của IELTS hoặc TOEFL_iBT.
    Trong khi đó, phương pháp 1 và 3 lại chú trọng quá nhiều vào phần Ngữ Pháp. Đành rằng Ngữ pháp là Cơ bản cho mọi kỹ năng, nhưng chuyên quá sâu vào Ngữ Pháp để dùng vào kỳ thi IELTS hoặc TOEFL là mất thời gian và công sức một cách không cần thiết. Cái đích của mọi ngôn ngữ là đi đến hiểu và dùng tốt ngôn ngữ đó. Đúng với nghĩa ?oNgôn ngữ là cái vỏ của tư duy?.
    Phương pháp 2, nhằm xây dựng các kỹ năng theo lối ?oThực hành? ?oTrăm hay không bằng tay quen?. Tuy nhiên các đề thi chỉ hỏi 1 câu hay 1 đoạn trong bài, cách ?oThực hành? này vẫn thiếu tính toàn diện một cách trầm trọng. Đề thi sẽ không bao giờ ra trùng với các đề trước. Bên cạnh đó, nếu cũng một bài đọc hiểu hoặc nghe hiểu nhưng người ta hỏi các câu khác hoặc tổng quát của cả bài thì thí sinh hầu hết không trả lời đúng.
    Một vài người thi đạt học bổng MBA, MA ở một số nước trên thế giới tuy nhiên sau đó lại gặp phải khó khăn trong khi nghe giảng hoặc đọc tài liệu. Thậm chí, có người học MA ở Mỹ về Việt Nam vẫn cứ hiểu và dịch United States Federal Reserve Bank USFSB là Cục Dự Trữ Liên Bang. Nhân tiện đây tôi mạn phép nói thêm về từ cụm từ USFSB này: Cục dự trữ có chức năng chính là dự trữ ngoại tệ mạnh nhằm điều tiết tỷ giá hối đoái, song, USFSB lại có chức năng chính là điều tiết chính sách tiền tệ như tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái? Thiết nghĩ nên phải hiểu và dịch là Ngân Hàng Trung Ương Mỹ. Hoặc từ ?oNgân Hàng Nhà Nước Việt Nam? thì không hiểu ai lại dịch là ?oVietnam State Bank?: State là Tiểu Bang trong tiếng Anh, và có nghĩa là Nước trong tiếng Mỹ, vậy thì đúng ra phải là Vietnam?Ts Central Bank chứ?
    4. Áp dụng phương pháp dạy dịch thuật đối với IELTS và TOEFL_iBT.
    Do đặc thù của kỳ thi IELTS hoặc TOEFL_iBT là dành cho các học viên thuộc những nước không nói tiếng Anh nên theo ý kiến của một số người thì chúng ta nên học TOEFL_iBT và IELTS theo hướng dịch thuật.
    Ưu điểm của việc dạy Tiếng Anh Du Học theo hướng Dịch thuật:
    1. Hiểu và sử dụng thành thạo Tiếng Anh và Tiếng Mẹ Đẻ (mother tongue language) nhờ dựa vào tiếng Mẹ Đẻ. Không bị quy luật ?o1 đổi 1? (Học 1 từ tiếng Anh mới = quên dần 1 từ Mẹ Đẻ) chi phối như cách dạy kiểu ?okhông được nói tiếng Việt trong lớp?. Trong khi Hiểu và sử dụng một cách chắc chắn và mạch lạc hơn so với cách học chỉ toàn tiếng Anh mơ hồ. Như câu ngạn ngữ cổ của người Việt ?ovăn dốt còn hơn lỏng chữ? của các cụ ngày xưa nhằm chỉ những người biết nhiều chữ Hán nhưng không rõ nghĩa, qua thời gian thì người ?ohay chữ? thường bị mơ hồ về nghĩa và yếu về ?ocảm nhận? ngôn ngữ. Tiện đây tôi xin nói thêm đôi lời về ?ocảm nhận từ và ngữ trong Tiếng Anh?, ví dụ, khi ta nói ?ocái bàn? thì cảm nhận của chúng ta rất rõ về một mặt phẳng nằm trên 4 chân, nhưng khi nói ?otable? thì phải sau một vài giây định thần mới biết đó là ?o1 mặt phẳng trên 4 chân?.
    2.Về bản chất Đọc hiểu và Nghe hiểu chính là Dịch Xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
    + Đây là Phương pháp học từ mới và cấu trúc nhanh nhất, hiệu quả nhất nhờ dựa trên vốn liếng tiếng Mẹ Đẻ trong mối quan hệ so sánh, đối xứng với tiếng Anh. Và chắc không cần phải nêu tầm quan trọng của từ ?oTừ là máu thịt của ngôn ngữ?, thì chắc các bạn cũng hình dung ra: Quy cho cùng, IELTS và TOEFL_iBT cũng chỉ hỏi xung quanh 1 lượng từ và cấu trúc khoảng 10.000 từ cho đến 15.000 từ mà thôi.
    + Như chúng ta đã biết Dịch Xuôi chính là dịch từ Tiếng Nước Ngoài ra tiếng Mẹ Đẻ. Nếu như dịch được chính xác một văn bản đồng nghĩa với việc người dịch phải hiểu tài liệu hoặc nội dung đó tương đương với tác giả.
    Bản chất của phần Đọc hiểu chính là Biên Dịch Xuôi (Dịch tài liệu từ Anh sang Việt), Phần Nghe Hiểu chính là Phiên Dịch Xuôi (Nghe và dịch thành lời từ Anh sang Việt.
    Vì sao vậy? Vì chính yêu cầu Nghe Hiểu và Đọc Hiểu có mục đích chính là kiểm tra người dự thi xem độ nghe hay đọc hiểu như thế nào.
    3. Nói và Viết chính là Kỹ năng Phiên_Biên Dịch Ngược.
    (Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi và một số giáo viên dạy dịch thì hầu hết những người dịch giỏi đều có khả năng viết, nói tiếng Anh tốt).
    Sở dĩ để nói và viết tiếng Anh thành thạo, chúng ta phải có vốn từ tương đối rộng và phải đã quen, sẵn có mẫu trong đầu và sử dụng tiếng Anh như tự nhiên như hơi thở của mình rồi chứ không đợi đến lúc đó mới nghĩ thì vừa tốn thời gian vừa bị gián đoạn khi nói.
    Cho dù tự nghĩ ra chăng nữa thì form đó cũng không chuẩn. Đây cũng là lý do lý giải rất nhiều người học các lớp nghe nói Tiếng Anh giao tiếp như vẫn bất lực trước các chủ đề của IELTS và TOEFL_iBT do các câu hỏi mang tính chất học thuật và chuyên ngành nhiều hơn.
    + Thông thường một người hiểu và vận dụng tốt từ và cấu trúc khoảng 3 bộ sách của TOEFL_iBT hoặc IELTS thì có nghĩa là người đó có khả năng làm bất kì một đề thi Tiếng Anh Du Học nào.
    Tốc độ hiểu, dịch và sử dụng của một người bình thường là 10 trang A4, (cỡ chữ 14, lề trái 3,5 cm, lề phải 2,5 cm, Top: 2,5cm, Bottom: 2,5 cm) là quy định chuẩn đối với nhân viên dịch của 1 công ty dịch thuật bất kỳ nào trên địa bàn Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Chúng ta chỉ cần dịch được 10 trang/1 ngày thì một tháng đã có 300 trang rồi? Cả quyển BARRON?TS TOEFL_iBT (là quyển khó nhất và dầy nhất) cũng chỉ = 812 trang cả tựa đề và chú giải. Trung bình chỉ 2,7 tháng thì một người dịch tiếng Anh trung bình dịch xong. Với đơn vị 1,5 năm - 2 năm thì có thể dịch xong và hiểu chắc toàn bộ 8,88 ~9 quyển sách dày hơn 800 trang như BARRON?TS TOEFL_iBT.
    Trong khi đó, mức độ hiểu và sử dụng nếu chú ý và có phương pháp ôn tập tốt thì có độ chắc về vốn từ vựng đọc hiểu và nghe hiểu rất cao. Và theo ý kiến cá nhân tôi thì đọc hiểu, và nghe hiểu là đầu tàu kéo toàn bộ các kỹ năng khác lên.
    + Bên cạnh đó, giữa tiếng Việt và Tiếng Anh có một khoảng cách văn hoá và cách sử dụng ngôn ngữ, ví dụ để biểu đạt ý: ?o Cái phòng này có 5 chiếc ghế? thì không thể viết: ?oThis room has five chairs? mà phải là ?oThere are five chairs in this room?. Chúng ta chỉ cần san lấp khoảng cách đó thì kể như không còn khó trong khi dịch xuôi và ngược nữa. Tốc độ của một người dịch lành nghề đạt 12-15 trang/1ngày.
    Bài viết này không phủ nhận những ưu điểm trong phương pháp 1,2 và 3. Phương pháp 4 chỉ là gợi ý, tham khảo.
    Chúc các bạn thành công trong học tập và may mắn trong các kỳ thi.
    Tác giả: Trần Ngọc Vui.
  5. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2

    Phân tích Nhược điểm và Ưu điểm của việc áp dụng phương pháp Dịch Thuật đối với Ưu và Nhược Điểm.
    Dịch Thuật trong khi làm bài thi TOEFL_iBT hoặc IELTS cho kết quả bằng 0 hoặc rất kém".
    A. Nhược điểm của Dịch Thuật khi làm bài thi.
    Áp dụng Dịch Thuật trong khi Làm Bài Thi TOEFL_iBT hoặc IELTS
    cho kết quả bằng 0.
    1. Dịch thuật là một kỹ năng chuyên tập trung xử lý Từ hoặc Cụm Từ
    2. Các câu hỏi trong các đề thi TOEFL_iBT và IELTS lại chuyên hỏi về ý của câu hoặc đoạn. Thậm chí các câu hỏi này thường ở dạng so sánh hoặc đối chiếu với Ý Khái QUÁT theo cách biểu đạt mơ hồ, ẩn dụ.
    3. Tốc độ xử lý dịch 1 trang A4 (khoảng 30 phut/450 tư-500 từ) của một nhân viên biên phiên dịch chuyên nghiệp tại Việt Nam so với thời lượng làm bài 20 phút của TOEFL_iBT và IELTS là quá chậm so với yêu cầu thời gian.
    4. Tốc độ Nghe, Nói, Viết khi thông qua xử lý dịch (ngôn ngữ trung gian) làm chậm các kỹ năng này khoảng từ 2-5 lần.
    5. Tốc độ Đọc, Nghe, Nói, Viết đều đòi hỏi có một phản xạ nhanh nên yêu cầu về thời gian trong khi làm bài thi khiến người dự thi không thể dù chỉ dịch 1/3 số lượng bài làm (chưa nói gì đến trả lời).
    "Công cụ Dịch Thuật" chỉ thực hiện trong giai đoạn "Xây Dựng các Kỹ năng Căn Bản" nhưng khi đi thi thì tuyệt đối không được sử dụng mà phải dùng "Đọc hiểu Siêu Tốc" Phương pháp và cách khai thác Đọc nhanh trong làm bài thi tôi sẽ nêu thành một bài riêng biệt.
    B. Chỉ nên khai thác ?oPhương pháp Dịch Thuật khi Xây dựng các Kỹ năng cơ bản tiếng Anh?.
    1. Ý kiến của tôi nêu ra là "áp dụng phương pháp Giảng Dạy Dịch Thuật..."
    Nghĩa là nếu Giảng Dạy và Học Tập bằng công cụ "Dịch thuật" là "công cụ" mạnh nhất và hiệu quả nhất xét về mặt tích lũy vốn từ và khả năng hiểu biết. Não bộ của con người chỉ có khả năng ghi nhớ và có cảm xúc khi "đã hiểu" về vấn đề đó.
    2. Chứng minh:
    a) Một trang A4 bằng tiếng Anh/30-60 phút dịch và giải thích (khoảng 450 từ (phông chữ 14) ?" 700 từ (phông chữ 12) một người bình thường có thể nhớ được toàn bộ các từ cách sử dụng và những cụm từ hữu ích bằng cách dịch từ Anh sang Việt (lần 1) sau đó dịch lại khoảng 4-5 lần thì đến lần thứ 4 hoặc 5 người học không cần Dịch nữa mà đã tự có khả năng cảm nhận và hiểu tất cả các từ Tiếng Anh vào đúng thời điểm đọc rồi (Tất cả những từ + cấu trúc +văn phong của tài liệu trên một trang A4 này đã đạt đến độ thuần thục như người Anh cả về Tốc Độ lẫn Ý hiểu) (Đọc hiểu). Để dùng được mọi từ hoặc cấu trúc trong văn bản này một cách linh hoạt trong Nghe, Nói, Viết thì cần luyện tập sâu hơn.
    b) Nhiều bản dịch được luyện như vậy sẽ khiến cho người học có thể tích luỹ được toàn bộ các sách thi IELTS hoặc TOEFL. Trong khi so với các phương pháp khác, việc nắm chắc các từ trong TOEFL_iBT hoặc IELTS là một niềm mơ ước? Tôi không tiện nêu ra phương pháp ?oTích luỹ toàn bộ số sách IELTS và TOEFL_iBT bằng cách nào? ở đây.
    c) Hiện tại lớp TOEFL_iBT vừa qua có 1 nam học viên đạt 94 TOEFL_iBT và 1 nữ đạt 7.0 IELTS sau 4 tháng học và tự làm đề thi ở nhà. Mọi thành viên trong các lớp này đều biết. Khi đem so với chương trình luyện TOEFL_iBT khác là 2 năm?!, học tập lại rất gian khổ, khó khăn?
    C. So sánh Phương pháp Dịch Thuật với một số phương pháp khác.
    1. Ưu điểm của Dịch Thuật:
    a) Đề thi TOEFL_iBT và IELTS bản chất để "Kiểm tra trình độ tiếng Anh của người dự thi" thì Dịch Thuật là cách tiếp cận gần nhất với Ý hiểu tiếng Anh = Trình độ tiếng Anh.
    b) Bên cạnh đó, giảng dạy theo Phương pháp Nghe Nói, hoặc Ngữ pháp thì vốn từ (yếu tố quan trọng nhất trong mọi ngôn ngữ) chỉ đạt từ 500-700 từ khả dụng/3 tháng thì Phương Pháp Dịch Thuật có thể đạt 2,000-5,000 từ mới.
    c) Các đề thi yêu cầu tốc độ nhanh và ý hiểu (không cần quá chi tiết) nhưng nếu sau khi được củng cố về mặt từ vựng và quen với hoạt động đọc, dịch ngược xuôi thì tốc độ ?ogiai đoạn cuối? đó sẽ rất nhanh (Không được dịch khi làm bài thi).
    2. Nhược điểm của dạy và học TOEFL_iBT hoặc IELTS theo phương pháp thông thường.
    a) Phương pháp dạy và học IELTS + TOEFL_iBT hiện nay chủ yếu được thực hiện theo cách làm nhiều đề thi (kiểu tích lũy kinh nghiệm làm bài): cứ làm hết đề thi này sang đề thi khác với một mục đích làm dầy dạn kỹ năng làm bài như các lớp IELTS và TOEFL_iBT rất phổ biến hiện nay là phản khoa học.
    b) Các bài thi hầu hết không giống nhau nên việc chuyển từ bài này sang bài khác (trong khi chưa nắm chắc bài cũ) khiến cho người học luyện TOEFL_iBT hoặc IELTS mắc bệnh "lỏng chữ" ?" ?oLỏng chữ? là biết nhiều từ nhưng không dùng được.
    c) Một số lớp theo hương phát triển từ dễ đến khó (Luyện tập Ngữ Pháp sau đó tiến tới làm bài thi) cũng gặp phải vấn đề: Đề thi không có câu hỏi Ngữ Pháp (thực chất Ngữ Pháp chỉ là một dạng đặc thù của Dịch- Tôi sẽ nêu trong một bài viết khác). Thời gian luyện tập rất lâu và quên rất nhanh do không ứng dụng vào thực tiễn được (ví dụ: ít có liên tưởng đến ngữ pháp đối với các biển hiệu, thương hiệu nước ngoài).
    d) Kỹ năng tiếng Anh hình thành qua các phương pháp như ?otích luỹ kinh nghiệm? ?o Nghe nói?, ?oNgữ Pháp? đều rất yếu ?oDo không gắn được Ý hiểu với Âm thanh hoặc Ý hiểu với Hình ảnh?- Mọi ngôn ngữ chỉ có 2 dạng biểu đạt này mà thôi.
    Cảm ơn bạn đã quan tâm!
  6. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2
    Để tiện theo dõi, tôi đăng tiếp bài đã viết trước đây các bạn có thể tham khảo thêm.
    Phương pháp ?oĐọc hiểu siêu tốc? và quan hệ chất lượng giáo dục của Việt Nam.
    I) Tầm quan trọng của tốc độ đọc:
    Tốc độ đọc tài liệu quyết định tới nguồn tri thức ?ođầu vào? của mỗi con người. Hầu hết những thiên tài đều có tốc độ đọc và ghi nhớ tốt. Trường hợp Tần Thuỷ Hoàng có khả năng đọc 400 cân tấu biểu/1 ngày hoặc Mark có khả năng đọc sách theo đường chéo.Tốc độ đọc ảnh hưởng tới tốc độ tư duy và khả năng khái quát.
    Lược trích tài liệu nước ngoài: ?oNhững tiêu chuẩn về tốc độ đọc ở các trường học tại Châu Âu và Bắc Mỹ được quan tâm lớn. Ở Anh, thực tế 30% trẻ 14 tuổi có tốc độ đọc của trẻ 14 tuổi hoặc thấp hơn đã phần nào gây ra ảnh hưởng lớn đối với giáo dục. Sự phát triển của tốc độ đọc có ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của cộng đồng trí thức nói chung và chính vì thế bất cứ điều gì cản trở sự phát triển của tốc độ đọc đều trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với quốc gia.?
    Một người bình thường có khả năng đọc và tiếp thu kiến thức bằng tốc độ lật giở các trang sách. Tuy nhiên khả năng đó ở dưới dạng tiềm năng, một người bình thường thông qua rèn luyện khoảng từ 2 tuần - 3 tuần có thể đạt tới 1.500 từ trong tiếng Anh/1 phút (hơn 50%- 100% so với skimming) và có thể đạt tới khoảng 2.000 từ trong tiếng Việt/1phút mà độ hiểu mạch logic của tài liệu đó so với tốc độ đọc thông thường là như nhau. So với tốc độ trung bình của một người đọc là khoảng 150-350 từ tiếng Anh/1 phút và tiếng Việt khoảng 200-500 từ/1 phút (Người bình thường chỉ đọc ở tốc độ 150-200 từ/1phút. Đạt được tốc độ cao 500 từ/1 phút của người bình thường nhờ vào đọc skimming - Những hạn chế của phương pháp đọc skimming bao gồm: mỏi mắt, váng đầu, chóng mặt, thiếu tập trung).
    II. Sơ lược về một số ưu điểm của ?oĐọc hiểu Siêu Tốc?.
    Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy và tìm hiểu tài liệu nước ngoài đã tự phát hiện ra Quy luật ?oĐọc hiểu siêu tốc? đã được kiểm tra kỹ lưỡng đối với nhiều nhóm học sinh. Quy luật ?oĐọc hiểu siêu tốc? này không hề có ở nước ngoài, và ở các nước tiên tiến hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp cũng chỉ dừng lại ở phương pháp đọc lướt ?oSkimming reading?. Còn ở Việt Nam, tốc độ đọc hiểu vẫn gần như không hề được đề cập tới, mà chỉ được coi là ?omẹo vặt? ?!
    Ưu điểm của ?oĐọc hiểu Siêu tốc?.
    1. Người đọc không hề bị mỏi mắt, váng đầu ?" Có thể giảm đáng kể tình trạng cận thị của học sinh sinh viên hiện nay.
    2. Người đọc luôn luôn không bị quá căng thẳng do cơ chế quét mắt từ trái sang phải của cơ chế SKIMMING.
    3. Khả năng hiểu và khái quát văn bản tốt đạt 80% so với cách đọc thông thường.
    4. Các nhà lãnh đạo khi tập luyện theo phương pháp này không cần phải mua tin qua một số cá nhân và tổ chức chuyên tổng hợp tin nữa.
    5. Chất lượng đào tạo của Việt Nam có thể được nâng cao gấp 4 lần (theo ước tính sơ bộ, được căn cứ vào tốc độ đọc chậm chạp của những Cử nhân, Thạc Sỹ, Tiến Sỹ, thậm chí là một số Giáo Sư).
    6. Phương pháp luyện tập đơn giản, không quá phức tạp.
    II) Ứng dụng ?oĐọc hiểu siêu tốc? trong học ngoại ngữ và ngôn ngữ nói chung:
    II.1. Thông thường các lớp học ngoại ngữ đa phần là học tiếng Anh theo lối rất phản khoa học.
    Hầu hết giáo viên thường dạy cho học viên hiểu hoặc biết là chính, phần thực hành thường bị xem nhẹ.
    II.1.a) Nghịch lý đầu tiên nằm ở chỗ ?oSử dụng ngôn ngữ? xét về bản chất là ?oKỹ năng?. Giữa ?oKỹ năng? và ?oBiết? có một khoảng cách rất xa.
    Ví dụ 1, kỹ năng xây tường của một người thợ xây; hầu hết mọi người trông đều cảm thấy dễ dàng, nhưng để có kỹ năng đó đòi hỏi phải có một quá trình rèn luyện ít nhất trong 3 tháng mới xây tường đảm bảo kỹ thuật và thuần thục.
    Ví dụ 2, Kỹ năng khiêu vũ: Khi nhìn thấy một Vũ sư múa một điệu, ?onhìn thì rất dễ, nhưng khi thực hành lại rất khó?. Hay còn gọi là : Biết là một chuyện còn Thực hành là một chuyện khác.
    ?oSử dụng Ngôn ngữ? cũng là một kỹ năng và kỹ năng này đòi hỏi phải trau dồi và luyện tập nhiều hơn là ?oBiết?. Kỹ năng chỉ được hình thành thông qua việc điệp tri giác (Lặp đi lặp lại nhiều lần một cách chủ động).
    II.1.b) Nghịch lý trong Phương pháp luyện tập thông thường:
    1. Nghịch lý lớn nhất đó là giáo viên giảng bài thường chỉ 1 lần, khi giảng lại thì học viên không thể chịu nổi vì bài đó ?ođã học?. Và lối giảng dạy Ngôn ngữ giống hệt với giảng dạy mang tính chất nâng cao hiểu biết trong tiếng Việt đã tồn tại trong nhiều năm. Nhiều học viên không thể phát triển được vì kiểu dạy ?ocưỡi ngựa xem hoa này?; học viên chưa quen với cái mới đã chuyển sang bài khác. Hoặc tổng hợp các bài giảng theo từng chủ đề nhưng các bài luyện tập đều khai thác nhiều khía cạnh không giống nhau.
    Chính vì thế mọi quá trình kể trên đều không hình thành nên kỹ năng.
    2. Nghịch lý trong giao bài tập về nhà của phương pháp thông thường:
    Giáo viên giao bài tập về nhà cho học viên để luyện tập cách giải quyết vấn đề hoặc làm bài nhằm tăng cường khả năng suy luận logic hoặc phán đoán. Song, Ngôn Ngữ lại đòi hỏi ?oCảm nhận nhiều hơn Nghĩ?.
    Ví dụ thế này, khi tập trung nghe hiểu, hầu hết các giáo viên và học viên đều chú trọng nghe để hiểu. Nhưng xin thưa rằng, nếu không có những yếu tố ?ocảm nhận đầu vào? như ?oÂm thanh? ?oNgữ điệu?, đặc biệt là ?oTốc độ? và ?oVốn từ? thì không thể nghe chính xác được.
    Có 2 trường hợp căn bản dẫn đến không Nghe hiểu được trong TOEFL_iBT hoặc IELTS:
    1. Trường hợp ?othiếu từ?. Người học không đủ vốn từ cần thiết nên nhiều trường hợp ngay cả nhìn vào bản in cũng không hiểu thì đương nhiên không thể Nghe hiểu được.
    2. Người học biết nhiều từ thông qua việc học nhiều khoá học liên tiếp, nhưng các từ đều lỏng lẻo không chắc chắn; khi nhìn vào bản in thì biết nghĩa mơ hồ. Căn bệnh này được gọi là ?olỏng chữ? vì không đạt độ chắc chắn của ngôn ngữ. Vì thế khi nghe người học ngoại ngữ thường nghe không hiểu hoặc không hiểu đầy đủ.
    II. Nâng cao các kỹ năng của ngôn ngữ bằng hoạt động ?ođọc hiểu siêu tốc?
    Thầy Trần Ngọc Vui ban đầu đặt tên cho phương pháp Đọc Nhanh này là Mãnh Long Xuất Trận. Mãnh Long Xuất Trận bao gồm 21 cách điều tiết sức chú ý khi đọc. Tuy nhiên, để đơn giản và dễ tập luyện nên đã được đơn giản hoá chỉ còn 5 điều tiết căn bản khi đọc giúp người học có khả năng hình thành các kỹ năng cần thiết cho các kỳ thi TOEFL_iBT và IELTS nên đã được đổi tên thành ?oNgũ Long Hợp Nhất?.
    A) Sau khi học xong một văn bản, học viên nên luyện tập bằng cách đọc lại nhiều lần để làm chắc khả năng cảm nhận về mặt ?oHình? (hình ảnh của chữ viết). Tiếc thay, phương pháp đọc hiểu thông thường, kể cả kỹ năng Skimming trong một số sách của nước ngoài, cũng không giúp cải thiện được những ?oKhổ ải? trong khi đọc như mỏi mắt, váng đầu, chóng mặt, thiếu tập trung khi đọc nhiều (Người đọc thường mất tập trung sau khi đọc khoảng 700 từ-1,000 từ).
    B) Tốc độ đọc tiếng Anh của một người bình thường không qua rèn luyện (đọc mấp máy môi, soát theo âm, hoặc rà soát từng từ) chỉ đạt từ 250-300 từ/1phút. Khi luyện đọc theo phương pháp Skimming thì có thể đạt tới 1,000 từ trong vòng 1 phút. Nhưng những ?okhổ ải? trong khi đọc như đã nêu ở mục II. A) khiến hầu hết mọi người phải luyện tập phương pháp này rất gian khổ và nhiều khi vận dụng vẫn không cho kết quả như mong muốn như độ hiểu văn bản chỉ đạt khoảng 50% - 70% và không ổn định.
    III. Sơ lược về ?oNgũ Long Hợp Nhất?.
    a) Mục đích: Dùng trong đọc hiểu các tài liệu, các loại ấn phẩm dưới dạng chữ viết hình ảnh. Đọc Hiểu.
    b) Quá trình Nhớ Từ mới tự động xác lập không cần phải ?ocố nhớ? hoặc ?ocố tập trung để nhớ? hoặc ?ochép đi chép lại nhiều lần? hoặc ?ocố gắng vận dụng? trong càng nhiều tình huống càng tốt. Phương pháp NLHN có thể hình thành các kỹ năng tiếng Anh nền tảng (Đọc, Nghe, Nói, Viết và Dịch) vừa vững chắc vừa linh hoạt.
    c) NLHN là phương pháp hữu hiệu và nhanh nhất (so với các phương pháp truyền thống) nâng cao cảm nhận từ trong Nghe Hiểu, Nói, Viết. Sức mạnh có thể đạt từ 1.000 từ -2.000 từ tiếng Anh/1 phút.
    d) Ngũ Long Hợp Nhất rất dễ tập luyện. Một học viên bình thường có thể nắm vững và vận dụng trong suốt cuộc đời chỉ sau 2 tuần.
    e) Lưu ý: Ngũ Long Hợp Nhất không gây những ?okhổ ải? khi luyện tập. Tuy nhiên, phải luyện tập đúng cách và không được điều tiết sức chú ý bừa bãi khi không có sự hướng dẫn cụ thể.
    Một số lưu ý:
    1. Hiện tại lớp của thầy Vui đã có học viên thi đạt 7.0 IELTS (1 nữ) đã tham gia học sau 4 tháng, 94 TOEFL_iBT (1 nam) đã tham gia học sau 3 tháng (tự làm ở nhà khoảng 2 tháng). Tất cả học viên trong lớp IELTS hoặc TOEFL_iBT cũ đều biết 2 học viên này.
    2. Học theo phương pháp dịch nhằm nâng cao cảm nhận từ và rèn luyện kỹ năng một cách nhanh chóng, song không thể và không nên dịch lúc làm bài. Nguyên nhân dịch thuật là xử lý ngôn ngữ theo từng đoạn, cụm từ còn các câu hỏi phần lớn tập trung vào ý của câu hoặc đoạn. Phương pháp dịch thuật nên khai thác như một công cụ tích luỹ vốn từ, cấu trúc và văn phong nhanh chóng + hiệu quả.
    3. Phương pháp NLHN có khả năng khái quát một cách toàn diện và chính xác toàn bộ nội dung văn bản. (Phần khác biệt giữa kỹ năng dịch và kỹ năng làm bài thi tôi sẽ nêu trong một bài khác).
    4. Lớp học TOEFL_iBT và IELTS của thầy Trần Ngọc Vui hiện tại chuyển về địa chỉ: Số 76, đường Giải Phóng, Hà Nội ?" (Gần đối diện cổng Parabol ĐHBK, trên nóc nhà có biển hiệu Daewoo). Phòng học có điều hoà, âm thanh, ánh sáng tốt.
  7. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2
    Những sai lầm căn bản trong khi rèn luyện Nghe hiểu:
    1. Nghe nhắc đi nhắc lại.
    2. Nghe và chép chính tả (dictation).
    3. Nghe và hiểu đại khái.
    Giải thích:
    1. Nghe nhắc đi nhắc lại của một đoạn hoặc một câu trong tiếng Anh có thể làm giảm độ cảm nhận tinh tế về mặt Ngữ Âm (thông thường một người rèn luyện tiếng Anh khi nghe đến lần thứ 4) thì thường bị "mất tập trung" nên việc cải thiện được Âm Nguồn (âm thanh đầu vào) là rất ít.
    2. Nghe và chép chính tả: Đây là phương pháp phản khoa học nhất trong khi học tiếng Anh. Vì sao? Vì khi chúng ta rèn luyện kỹ năng Nghe Hiểu cần tập trung vào Ngữ Âm để hiểu, tuy nhiên, hoặc động chép đối với một người bình thường, ngay cả đối với tiếng mẹ đẻ, cũng gây khó khăn. Trong khi đó hầu hết những học viên học ngoại ngữ thì việc chép lại đều khó nhọc và làm giảm sức tập trung của việc Nghe Hiểu.
    3. Nghe Hiểu đại khái: Nghe hiểu theo lối đại khái giống như việc Create an English environment bằng cách cứ để cho đài chạy rồi cố nghe được ít nào hay ít đó. Thông thường nếu nghe theo phương pháp này vừa làm người học mất tập trung (1 học viên thường nghe không bao giờ quá được 1h), vừa không cải thiện được Âm nguồn.
    Nghe Hiểu là một kỹ năng, đã gọi là Kỹ năng thì đòi hỏi cảm nhận phải sắc bén, tinh tế.
    Mục đích chính trong khi Nghe Hiểu cần phải có tối thiểu:
    1. Trọng âm Từ.
    2. Đuôi của từ.
    3. Trọng âm câu.
    1_Trọng âm của các từ, đây là phần ít người để ý nhất trong khi Nghe. Trọng âm là phần đọc to và rõ hơn các thành phần cấu tạo từ khác nên cần tập trung vào để nhận biết từ nhanh + đúng ở giai đoạn đầu.
    2_ Đuôi của từ, phần đuôi của từ là phần hoàn chỉnh tốt nhất cho mỗi từ. Trong các đề thi IELTS có một số câu hỏi kiểm tra về danh từ số ít, nhiều, nên kỹ năng này cần được chú trọng.
    3. Trọng âm câu, nếu như nghe không tốt hoặc hiểu lơ mơ, không khái quát được ý thì chắc chắn bạn chưa từng học nghe theo trọng âm câu. Thông thường, một học viên yếu thường nghe theo cách "tuần tự" = lần lượt giống như trong tiếng Việt. Nhưng cách này trong tiếng Anh hoàn toàn không ứng dụng được.

  8. cuongpharma

    cuongpharma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2008
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Em là Nguyễn Việt Cương-Ielts 26- bài tập ngày 03/06:
    1.On early months of each year, nation received fund holds routinely a workshop, at where both it and fund giving nations attend to have a dialogue on making decision of total amount of this year?Ts aid.
    2.Wealthy nations often help less wealthy others by providing national scholarship for students undertaking to come back and contribute their nations by all learnt.
    3.There is a considerable issue, cared about by almost government of poor countries, that is the emigration phenomena of educated mans who are main potential of nation in developing process.
    4.Opposite of poor nation?Ts issue, currents of immigrants from different nations, among that not small amount are illegal migrant and low-education man and certainly will disorder the society and be the trouble for the economy system, are really greatly difficult issue for rich countries.
    5.In poor countries, a part of citizens, absolutely short knowledge, exploit resources unscientifically and endlessly that increase appearing frequency of catastrophes such as flood, draught? and make their country more difficult.
    6.That, pragmatic lifestyle of modern society in some developed countries, causes lawless mans, in poorer countries, to do every things to run for maximum profit despites the fact that these can harm to his or her country.
    7.By helping poorer nations, wealthy nations both decrease the growing immigrants and widen their market field and also make better use of cheap employees and local resources of those nations.
    8.Taking Japan as example, it is one of developed countries has been providing an very high aid, named ODA fund, for Vietnam.
    9.Nowadays, there are more and more wealthy nations co-operating in the all over world program of UN which target is to help undeveloped countries, especially several Africa countries.
    10.Although rich countries have been sharing part of their wealth, as their responsibility for the other part of the word, it is always necessary to remind them,?forgetful countries?, of their mission.
    Được cuongpharma sửa chữa / chuyển vào 23:58 ngày 03/06/2008
  9. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2

    Một số thông tin cơ bản về lớp IELTS hoặc TOEFL_iBT của thầy Vui.
    A. Trình độ đầu vào và mục tiêu điểm số.
    Trình độ đầu vào sau A, B sau 6 tháng tối thiểu đạt 5.5-7.0 (Tuỳ vào sự chăm chỉ luyện tập của người học nữa).
    B. Học phí:
    2,000,000 đ/3 tháng/1 lớp buổi tối.
    C. Lịch kiểm tra đầu vào:
    Bạn phải gọi điện thoại để thầy xếp lịch tham dự học thử và Kiểm tra đầu vào.
    D. Giáo trình và Lịch trình trong 6 tháng.
    a) Giáo trình: IELTS (Cambridge), TOEFL_iBT (OFFICIAL GUIDE, BARRON"s, DELTA KEY, CRACKING THE TOEFL_IBT)
    I. Giai đoạn 1: 3 tháng đầu ?" Xây dựng vốn từ vựng và vốn Ngữ âm. (Hình + Âm + Ý).
    1) Đọc hiểu: Dịch Xuôi (Quy Luật Nghịch Kiếm Truy Hồn) và luyện ?oĐọc hiểu Siêu Tốc? + Tích luỹ vốn từ (Nội lực Mãnh Long).
    2) Hướng dẫn sửa phát âm và học quy luật về Phát âm + Sửa âm sai khác.
    II. Giai đoạn 2: (3 tháng đợt 2)
    a) Hình:
    1. Tiếp tục học Dịch Xuôi + Tích luỹ từ vựng.
    2. Học Dịch Ngược (Có Quy luật) + Phát triển Ý + Điều tiết trong Nói và Viết.
    3. Tiếp tục phát triển ?oTốc độ Đọc Siêu Tốc? + Sức bền khi đọc.
    4. Làm đề thi phần Đọc, Viết trên lớp và giao bài về nhà.
    b) Âm:
    1. Học quy luật ?oVạn Kiếm Ly Hợp? + Điều tiết khi Nghe, Nói.
    2. Luyện phát âm theo quy luật.
    3. Làm đề thi phần Nghe trên lớp và giao bài tập về nhà.
    III. Giai đoạn 3 (hiện nay được rút ngắn và đưa vào giai đoạn 2).
    a) Hình: Đọc hiểu + Viết.
    1. Chiến thuật tổng hợp từ các sách và một số Tips của giáo viên.
    2. Làm đề thi (Đọc hiểu + Viết) sau khi được hướng dẫn đầy đủ ở trên lớp.
    3. Phát triển Dịch Xuôi + Dịch ngược qua bài tập giao ở nhà
    4. Phát triển Ý + Điều tiết trong Viết ở trên lớp theo một số form.
    5. Đọc hiểu Siêu tốc + Sức bền khi đọc (nâng cao)
    b) Âm: Nghe + Nói:
    1. Phát triển Ý khi Viết, Nói ở dạng cấp cao. Sử dụng danh từ 235.
    2. Luyện (Nghe + Take notes) -f trả lời các câu hỏi khó ở dạng khái quát.
    3. Luyên âm (nhanh + thuần).
    Một số lưu ý:
    a) Mục đích tuyển học viên, Phân chia lớp, cơ chế bảo đảm.
    1. Không tuyển học viên (không có mục đích và quyết tâm thi thực sự)
    2. Phân loại các lớp bằng chế độ thi và kiểm tra đầu vào hoặc giữa chừng. Những học viên đi học không đều, ôn tập không tốt, giáo viên sẽ kiên quyết chuyển sang lớp trình độ thấp hơn.
    b) Giáo án điện tử:
    a) Giáo viên phải nêu rõ lộ trình trên lớp.
    b) Soạn kỹ lưỡng tất cả các phần giảng dạy.
    c) Siết chặt kỷ luật:
    a) Giao bài và kiểm tra bài làm của học viên ở nhà thực hiện khắt khe.
    b) Giáo viên có hỗ trợ ôn tập ?oDịch viết? dành cho học viên mới ở giai đoạn đầu 3 tháng đầu tiên.
    Lưu ý: Địa điểm lớp học tất cả các lớp của thầy Vui hiện chuyển sang Số 76, Đường Giải Phóng (gần đối diện với cổng Parabol ĐHBK Hà Nội - Trên nóc nhà có biển hiệu Deawoo
  10. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2
    Bài viết phân tích về sự khác biệt giữa TOEFL_PBT và TOEFL_iBT:
    1. Danh tiếng của nhiều giáo viên dạy TOEFL_PBT có thể bị phai tàn nếu không nhanh chóng sửa đổi,
    A. Danh tiếng trong thời hiện đại nếu không thích ứng cũng sẽ bị tiêu tan trong chốc lát.
    Ví dụ, General Motor và Ford, hai hãng sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới ở Mỹ trong trong những năm gần đây đang đứng trước bờ vực phá sản. Vì sao? Vì tâm lý người tiêu dùng hầu hết trên thế giới, kể cả người Mỹ, đã và đang chuyển sang dùng các loại xe hơi nhỏ gọn tiết kiệm xăng của các hãng sản xuất ô tô tại Nhật Bản, điển hình là TOYOTA.
    Nguyên nhân cơ bản là:
    1. Thế mạnh của GM và Ford chỉ chuyên sản xuất các loại xe cỡ lớn các loại xe thể thao chuyên dụng (SUVs) mà thôi.
    2. Trước nhu cầu chuyển sang dùng các loại xe nhỏ gọn, tiết kiệm xăng thì GM và Ford bị bất lực.
    3. Khi thế mạnh cơ bản trở thành vô dụng thì ?odanh tiếng? đó cũng mất đi.
    B. Nhận định về (TOEFL_iBT) hiện nay.
    TOEFL_iBT hiện nay chỉ chuyên về ?oý?
    + Đòi hỏi nhiều kỹ năng học thuật hơn, khiến nhiều giáo viên dạy TOEFL_PBT cũ trước đây đều phải ?ocảm thấy khó dạy? do trình độ đòi hỏi khả năng hiểu và cảm nhận từ cấu trúc ở bậc cao hơn trước rất nhiều.
    1. Bỏ hẳn phần Ngữ Pháp
    (Học viên không thể đạt được số điểm mong muốn sau một thời gian dài dùi mài chuyên Ngữ Pháp) = nội dung chính của TOEFL_PBT cũ
    2. Cần có và sử dụng thành thạo khối lượng từ, theo tôi, là đồ sộ hơn TOEFL_PBT rất nhiều.
    3. Các loại sách TOEFL_PBT cũ như (TOEFL PREPARATION GUIDE, Super Course, hay TOEFL Sucess của PETERSON?Ts) trở thành ?oquá cũ? so với TOEFL_iBT mới hiện nay.
    4. Rất hay hỏi về ý của câu hoặc của từ nghĩa ?omơ hồ? không rõ ràng. Bắt thí sinh phải đoán và suy luận tốt.
    + Vì sao các giáo trình đó thành ?oquá cũ??
    a. Các dạng bài và kỹ năng tập trung vào Ngữ Pháp và Các kỹ năng ở mức thấp hơn nhiều so với TOEFL_iBT.
    b. Khối lượng các bài Tests không có phần HỌC THUẬT CHUYÊN SÂU.
    c. Không chuyên về ?oÝ? = Linh hồn của câu, điều này khiến các du học sinh sang nước ngoài gặp phải trở ngại trong vấn đề nghe giảng. TOEFL_iBT sửa đổi nhằm khắc phục nhược điểm này và tập trung vào ?oÝ? nhiều hơn.
    Ví dụ: Kể cả Kỹ năng Speaking và Writing trong TOEFL_iBT cũng đỏi hỏi phải có kỹ năng Nghe Hiểu + Đọc hiểu mới làm được.
    C. TOEFL_iBT = Thời đại của Giáo Viên Biên-Phiên Dịch.
    1. Do đặc thù của nghề dịch thuật phải biết nhiều từ của nhiều chuyên ngành mới có khả năng dịch tài liệu. Phương pháp dịch thuật có khả năng truyền thụ từ mới nhanh, nhiều, chính xác, và chắc chắn nhất.
    2. Người dịch là người chuyên về hiểu ?oý? của tác giả. Giống như câu tôi yêu thích nhất là Người Dịch = Tác giả thứ 2.
    3. Khả năng đoán nghĩa và suy luận từ, hoặc cấu trúc mơ hồ thì không một phương pháp nào sánh kịp. Do các phần khác khi đã được làm rõ bằng tiếng Việt rồi, thì đoán từ hay đoạn mơ hồ là trong khả năng của học viên.
    4. Khi có các đủ tương đối các từ đó rồi thì việc viết và nói đúng văn phong Anh -Mỹ chính thống trong các bài Readings của TOEFL_iBT lại càng dễ hơn do đặc thù chính của dịch là hiểu ?olinh hồn của câu văn?. Đó chính là kỹ năng dịch ngược.
    5. Phần Nghe Hiểu của TOEFL_iBT lại là đặc thù chính của Phiên dịch. Phiên dịch đòi hỏi phải hiểu ý, nhớ ý rồi mới dịch ra bằng lời được. Vậy thì kỹ năng ?oGhi chép? = Take notes được coi là ?oxương sống? trong Đọc hiểu và Nghe hiểu của TOEFL_iBT đã được giải quyết không mấy khó khăn.
    Thay vì tốn công vô ích trong việc luyện Ngữ Pháp, các bạn nên học Dịch thẳng vào những sách TOEFL_iBT để tiếp cận trực tiếp và hiệu quả nhất.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này