1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khải Hoàn Môn - Erich Maria Remarque - Bản dịch: Cao Xuân Hạo

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Angelika, 19/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Ravic trọ ở một khách sạn nhỏ gần đại lộ Wagram, phía sau quảng trường Ternes. Đó là một ngôi nhà cũ nát, chỉ có cái biển đề ?oKhách sạn International? treo ở cửa ra vào, là còn mới.
    Anh bấm chuông.
    - Còn phòng nào bỏ không không? - anh hỏi người gác gian ngái ngủ vừa ra mở cửa.
    - Người nhận khách không có ở đây.
    - Thì đã sao? Tôi chỉ hỏi còn buồng nào chưa có khách không.
    Người kia nhún vai. Hắn thấy rõ Ravic có người về theo, và không hiểu tại sao anh lại cần thêm một buồng. Theo kinh nghiệm của hắn thì chẳng ai đưa một người đàn bà về khách sạn mà lại khôngcó mục đích gì.
    - Bà chủ ngủ rồi. Tôi mà đánh thức bà ấy dậy thì bà ấy sẽ tống cổ tôi đi liền, - hắn vừa lầu lầu vừa gãi sồn sột.
    - Được, nếu vậy ta sẽ thương lượng với nhau ổn thoả.
    Ravic cho hắn một món tiền uống rượu, c6àm lấy chìa khoá rồi đi lên thang gác với người thiếu phụ. Trước khi mở cửa, anh nhìn kỹ cửa phòng bên, không thấy có giày dép gì trước cửa. Anh gõ cửa hai lần, rồi không thấy động tĩnh gì, anh thận trọng xoay nắm cửa. Cánh cửa đã được khoá lại.
    - Hôm qua buồng này còn bỏ trống, - anh lẩm bẩm. Để thừ mở từ phía bên kia xem. Chắc bà chủ sợ rệp bò đi mất mới khoá cửa lại.
    Anh vào buồng mình, rồi chỉ cho người đàn bà một chiếc đi-văng đệm đỏ.
    - Cô ngồi đây một lát, tôi quay lại ngay.
    Anh mở cánh cửa sổ cao trông ra cái bao lơn hẹp có lan can bằng sắt uốn, bước qua tấm lưới sắt, sang cái bao lơn buồng bên. Anh thử mở cánh cửa vào buồng nhưng không được, đành phải trở về buồng mình.
    - Chẳng còn cách gì. Không sao có được một buồng khác.
    Người đàn bà đã ngồi xuống góc đi-văng. Cô hỏi:
    - Tôi có thể ngồi lại một lát được không?
    Ravic nhìn gương mặt phờ phạc của cô. Cô mệt đến nỗi có vẻ như không còn sức đứng dậy nữa.
    - Cô có thể ngủ lại đây. Thế là đơn giản hơn cả.
    Người thiếu phụ dường như không nghe thấy. Cô khẽ lắc đầu, như một thằng người máy.
    - Lẽ ra ông nên để mặc tôi từ lúc ở ngoài đường. Bây giờ thì?tôi không còn biết?
    - Có lẽ đúng thế thật. Cô cứ ở lại đây mà ngủ. Như thế là tốt nhất. Đến mai ta hẵng hay?
    - Tôi không muốn làm phiền ông?
    - Thật tình cô chẳng làm phiền tôi chút nào đâu. Đây không phải là lần đầu có người phải ngủ lại phòng tôi vì chẳng còn biết đi đâu nữa. Đây là một nhà trọ của dân tị nạn, những chuyện như thế này diễn ta hàng ngày. Cô cứ vào giường mà ngủ, tôi sẽ nằm trên đi-văng. Tôi quen rồi.
    - Không, không?tôi ngồi đây thì hơn. Ông cứ để tôi ngồi đây một lát. Tôi chỉ xin có thế thôi.
    - Tuỳ cô vậy.
    Ravic cởi áo khoác mắc lên tường. Rổi lấy một tấm chăn và một chiếc gối trên giường, đặt một cái ghế tựa sát vào đi-văng. Anh vào buồng tắm lấy ra một cáo áo choàng lông đặt trên ghế.
    - Đây, tôi chỉ có ngần này thứ để cô dùng. Có cả pyjama trong ngăn kéo này. Cô cứ dùng buồng tắm tự nhiên. Tôi còn có việc phải làm.
    Người thiếu phụ lắc đầu.
    Ravic đến đứng trước mặt cô ta.
    - Cô phải cởi áo mưa ra. Ướt hết rồi. Cô đưa cả cái mũ cho tôi.
    Cô đưa mũ cho Ravic. Anh đặt cái gối vào góc đi-văng.
    - Để cô gối đầu. Cái ghế này là để cô khỏi ngã nếu có ngủ quên. Bây giờ đến đôi giày. Dĩ nhiên là ướt mèm rồi. Cách hiệu nghiệm nhất để bị cảm đấy!
    Ravic cởi giày cho cô, rồi lấy trong ngăn kéo ra một đôi bít tất len đi vào chân cho cô.
    - Thế, bây giờ thì ổn rồi. Không có gì bằng được tiện nghi một chút trong những lúc khó khăn. Đó là một câu ngạn ngữ cũ của con nhà lính.
    - Cám ơn ông, - cô nói. - Cám ơn.
    Ravic đi vào buồng tắm, mở vòi nước. Nước tuôn vào bồn tắm. Anh tháo ca-vát, bất giác nhìn bóng mình trong gương. Một đôi mắt rực lửa lõm sau trong hốc mắt; một khuôn mặt gần gò, hốc hác vì mỏi mệt, chỉ nhờ đôi mắt mà còn chút sinh khí. Một đôi môi quá mềm nếu so với đường hằn sâu của nhân trung. Bên trên mắt phải một vết sẹo mảnh chạy dài lên phía trên và mất hút trong mái tóc.
    Có tiếng chuông điện thoại. Chà! Trong khoảng mấy phút qua, anh đã quên hết. Anh biết rõ những giây phút thoát ly hoàn toàn như vậy. Anh sực nhớ đến người đàn bà đang ngồi trong phòng anh.
    - Tôi ra ngay đây, - anh nói vọng ra. - Tiếng chuông điện thoại có làm cô giật mình không?
    Anh cầm ống máy lên.
    - Alô! Vâng?Sao? Có?Vâng?Dĩ nhiên?Ở đâu? Được rồi, tôi đến ngay?phải đấy, cà phê thật đậm, thật nóng nhé?Rât tốt, tôi đi ngay đây.
    Anh thong thả đặt ống máy xuống và ngồi lại trên tay ghế đi-văng thêm một lát nữa.
    - Tôi phải đi đây, - anh nói, - Việc rất gấp.
    Người thiếu phụ lập tức đứng dậy, chao đảo, phải vịn vào lưng ghế tựa. Ravic cảm động vì thái độ sốt sắng của cô.
    - Cô cứ ở lại đây. Ngủ đi nhé. Tôi phải vắng nhà một hai tiếng đồng hồ gì đó, tôi cũng chưa biết nữa. Nhưng cô cứ ở lại đây.
    Anh khoác áo ngoài. Một ?Zý nghĩ thoáng hiện trong trí nhưng rồi lại tan biến ngay. Người này không lấy trộm đâu. Không phải loại đó, anh biết chắc như vậy. Vả lại anh cũng có gì đâu mà mất trộm? Anh ra đến cửa thì người thiếu phụ hỏi:
    - Tôi cùng đi với ông có được không ạ?
    - Không, không được đâu. Cô cứ ở đây. Cứ tự nhiên như ở nhà, nếu thích thì cứ nằm vào giường mà ngủ. Có một chai Cognac trên giá ấy. Ngủ đi nhé!
    Anh mở cửa.
    - Xin ông đừng tắt đèn, - cô nói vội, giọng khẩn khoản.
    Tay vẫn còn đặt trên nắm cửa, Ravic ngoảnh lại.
    - Cô sợ à?
    Cô gật đầu. Ravic chỉ cái chìa khoá.
    - Tôi đi rồi, cô nhớ khoá trái cửa lại, nhưng phải rút chìa ra. Ở dưới nhà còn có một chìa nữa, khi về tôi sẽ mở bằng cái chìa đó.
    Cô lắc đầu.
    - Không phải vì chuyện ấy đâu. Xin ông cứ để đèn cho.
    - Tôi hiểu. Vả lại tôi có định tắt đèn đâu. Cô cứ để đèn sáng. Tôi biết rõ rồi. Tôi cũng qua những thời kỳ?Z tương tự.
    Ở góc đường Acacias Ravic gặp được một chiếc taxi.
    - Đưa tôi đến góc phố Lauriston. Nhanh vào!
    Người lái xe đi vào đại lộ Carnot, rồi đại lộ De la Forge. Khi lái xe đi ngang qua đại lộ Grande-Armeé, một chi6éc xe con từ bên phải lao vào họ. Trên lớp đá lát đường trơn tru, khó lòng tránh khỏi đụng độ. Sau một cú thắng xe thô bạo, chiếc xe con trượt bánh đến tận giữa đại lộ, xoẹt qua mũi chiếc taxi rồi quay ngang mấy vòng. Đó là một chiếc Renault nhỏ, sau tay lái là một người đàn ông đeo kính râm, đội mũ dạ tròn. Cứ mỗi vòng quay lại thoáng thấy bộ mặt tái nhợt, cáu kỉnh của hắn. Cuối cùng chiếc Renault dừng lại ở cuối đại lộ, trước mặt Khải Hoàn Môn?Trông như một thứ côn trùng kỳ quặc màu xanh, từ bên hông thò ra một quả đấm giận dữ giơ lên trời.
    Người lái taxi quay sang phía Ravic.
    - Ông thấy có đời thuở nào lại như thế không?
    - Có chứ! - Ravic nói.
    - Đội một cái mũ như thế mà phóng như thế giữa ban đêm!
    - Hắn ta đúng lệ. Hắn ta có ưu tiên. Sao anh còn càu nhàu?
    - Vì hắn ta đúng lệ.
    - Thế nếu hắn sai thì anh sẽ làm gì?
    - Cũng sẽ càu nhàu.
    - Anh giản dị lắm nhỉ?
    - Tôi sẽ càu nhàu kiểu khác, còn tệ hơn nhiều, người lái xe giảng giải trong khi cho xe rẽ ra đại lộ Foch - Ông có hiểu không?
    - Không. Nhưng ở các ngã tư anh giảm tốc độ thì hơn.
    - Tôi cũng nghĩ thế. Mặt đường đầy vết nhớt. Nhưng tại sao ông cứ hỏi tôi, một khi ông không muốn nghe tôi phân trần?
    - Vì tôi mệt, - Ravic sốt ruột đáp. - Vì quá nửa đêm rồi. Có lẽ cũng vì chúng ta là hai tia lửa bị cuốn theo một ngọn gió xa lạ?
    - À, thế thì khác.
    Người lái xe chạm tay lên lưỡi trai, vẻ có phần kính nể.
    - Tôi hiểu cái đó!
    - Này, anh là người Nga phải không? - Ravic hỏi giọng ngờ vực.
    - Không, nhưng trong khi chờ khách tôi đọc khá nhiều sách.
    ?oRõ ràng hôm nay mình không có hên với người Nga? - Ravic tự nhủ.
    Anh ngả đầu về phía sau. Có cà phê nhỉ, - anh nghĩ bụng. - Cà phê đen sôi sùng sục ấy. Mong sao họ có đủ cho mình uống. Phải làm sao để tay mình đừng run, nếu không, Veber phải tiêm cho mình một mũi. Nhưng chắc sẽ ổn cả thôi.
    Ravic hạ kính xe xuống và hít sâu làn không khí ẩm ướt vào ngực.
    Được Angelika sửa chữa / chuyển vào 15:19 ngày 23/06/2006
  2. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    II
    Ánh đèn chói chang tràn ngập gian phòng mổ nhỏ trông như một căn nhà sát sinh kiểu tối tân. Đây đó có mấy cái xô đẩy những mảnh bông vấy máu, xung quanh vương vãi những dải băng và những miếng tăm-pông. Những vật đỏ lòm tương phản gay gắt với màu trắng tinh của phần lớn các vật trong phòng. Ngồi trước một cái bàn bằng thép đánh bóng đặt ở phòng ngoài, Veber đang ghi chép. Một cô y tá đang khử trùng các dụng cụ. Nước sôi sùng sục. Ánh đèn sáng gắt đến nỗi có thể tưởng chừng như nó đang kêu ong ong bên tai. Chỉ riêng cái thân hình người nằm trên bàn mổ là có vẻ cách vời và siêu việt, không còn liên quan đến bất cứ thứ gì nữa.
    Ravic cho xà phòng loãng chảy lên hai bàn tay; anh rửa tay một cách giận dữ như muốn lột cả lớp da tay. ?oThật như c?! Chó má quá!?
    Cô y tá ngừng tay nhìn Ravic, vẻ khó chịu. Veber ngẩng đầu lên.
    - Bác sĩ phẫu thuật nào cũng văng tục hết chị Eugénie ạ. Nhất là khi có chuyện chẳng hay. Lẽ ra chị phải quen đi mới đúng.
    Cô y tá nhúng một nắm y cụ vào nước sôi.
    - Giáo sư Perrier có bao giờ chửi tục đâu, - cô đáp, giọng chững chạc. - Thế mà giáo sư cứu sống được khối người.
    - Giáo sư Perrier là một chuyên gia mổ óc. Công việc cực kỳ tinh tế, Eugénie ạ. Còn chúng ta làm cái việc mổ bụng, nó khác.
    Veber gấp sổ ghi đứng dậy.
    -Anh đã làm hết sức mình, Ravic ạ. Nhưng biết làm thế nào được? Không có cáh gì đối phó với bọn lang băm hết.
    Ravic lau tay rồi châm một điếu thuốc. Cô ?Ztá liền mở cửa sổ ra, để tỏ ?Zý phản kháng một cách im lặng.
    - Hoan hô Eugénie, - Veber nói. - Quy chế trên hết!
    - Tôi có trách nhiệm của tôi chứ. Tôi không muốn nhà này nổ tung.
    - Rất đáng khen, Eugénie ạ, và rất đáng yên tâm.
    - Có những người không có trách nhiệm?và cũng có những người không muốn có.
    - Kìa bắt lậy, Ravic, cú ấy nhằm vào anh đấy, - Veber vừa nói vừa cười hà hà. Thôi chúng mình đi đi thì hơn. Gần sáng bao giờ Eugénie cũng cáu kỉnh. Vả lại ta cũng hết việc ở đây rồi.
    Ravic quay về phía cô y tá. Cô ta đón cái nhìn của anh một cách vững vàng. Cặp kính gọng kền làm cho gương mặt cô có được một vẻ bất khả trách cứ. Cô ta cũng là một con người như anh, nhưng lại có vẻ xa lạ hơn cả một thực vật.
    - Xin chị bỏ qua cho, - anh nói. - chị hoàn toàn đúng.
    Trên mặt bàn trắng tinh, cái thân hình ban nãy còn phập phồng hy vọng, khổ đau, còn thở, còn sống, giờ đây chỉ còn là một tử thi cứng đờ. Eugénie, con người máy không hề biết lầm lỗi, lấy một tấm drap phủ lên thi thể và mang nó đi. Những kẻ còn sống sót lại qua mọi cuộc đổi đời bao giờ cũng là những con người như thế, - Ravic nghĩ thầm. Cuộc đời không ưa những linh hồn đã hoá đá, nó quên họ đi và vì thế mà nó để cho họ trường tồn.
    - Tạm biệt Eugénie nhé, - Veber nói. - Hôm nay cô nghỉ đi cho thật khoẻ.
    - Cám ơn bác sĩ. Xin tạm biệt bác sĩ Veber.
    - Chào chị, - Ravic nói. - Chị bỏ qua cho cách ăn nói thô bỉ của tôi.
    - Xin chào, - Eugénie nói, giọng lạnh lùng băng giá.
    Veber mỉm cười. ?oNói chứ, thật là một tính cách chết tiệt.?
    Bên ngoài, một ngày ảm đạm đang bắt đầu. Những chiếc xe tải chở rác chạy ầm ầm trên các phố. Veber xốc cổ áo lên.
    - Thật là một thời tiết khả ố. Tôi đưa anh về Ravic nhé?
    - Thôi cám ơn, tôi thích đi bộ hơn.
    - Trời thế này mà thích đi bộ? Đưa anh về chẳng có gì phiền cho tôi cả đâu. Tiện đường lắm mà.
    Ravic lắc đầu. ?o Thôi, Veber ạ, cám ơn anh.?
    - Tôi lấy làm lạ, - Veber nói, - sao cứ mỗi lần có một bệnh nhân mới chết dưới dao mổ anh lại xúc động dữ dội như vậy. Anh làm nghề này đã hơn mười lăm năm rồi chứ có ít đâu. Lẽ ra anh phải quen đi chứ!
    Bên cạnh Ravic, Veber có vẻ thoả mãn và sung túc. Khuôn mặt tròn trặn của ông bóng lộn lên như quả táo. Bộ ria mép tỉa tót của ông lấp lánh dưới mưa. Chiếc Buick của ông, cũng bóng lộn lên, đang chờ ông bên vệ đường. Lát nữa nó sẽ đưa Veber về ngôi biệt thự ngoại ô ấm cúng của ông, một ngôi nhà búp bê trong đó một người vợ sạch sẽ, tinh tươm, đang chờ ông. Làm sao có thể cho Veber hiểu được mà chia sẻ cái cảm giác căng thẳng hừng hực như lên cơn sốt của giây phút mà mũi dao xẻ đôi làn da ra, rạch một đường chỉ đỏ mảnh dưới sức ấn nhẹ của bàn tay, cái giây phút mà thân thề con người, dưới mớ cặp và banh, mở dần ra như một cái sân khấu có nhiều ló8p màn phông, bên trong có những cơ quan chưa từng bao giờ thấy ánh sáng, bỗng bị phơi trần ra dưới đèn mổ? Người làm phẫu thuật như một người đi săn lần theo con đường rừng để rồi mặt giáp mặt với cái chết như một con ác thú nằm phục sẵn trong những nếp mô băng hoại, trong những cái hạch, trong những khối u, trong những bộ phận thương tổn. Lúc bấy giờ, trận chiến bắt đầu, cuộc vật lộn lặng lẽ mà điên cuồng của người thầy thuốc, với con dao mổ sắc như nước cầm chắc trong một bàn tay kiên nghị. Làm sao có thể giảng giải cho Veber hiểu những gì diễn ra khi một bóng đen bỗng trùm lên màu trắng muốt của bàn mổ, một cái bóng ngạo nghễ một cách hung ác tưởng chừng như trong khoảnh khắc làm cho dao cùn, kim gãy, và làm cho bàn tay mình nặng trĩu xuống? Khi sự phập phồng lặng lẽ được gọi là sự sống ấy như chảy tuột qua mấy ngón tay bất lực, rồi biến dần, bị cuốn theo một luồng nước xoáy huyền bí mà không ai có thể thấu tới, không ai có thể chặn lại?
    Khi một gương mặt người trong nháy mắt bỗng chuyển thành một cái mặt nạ cứng đờ, không tên? Cuộc nổi loạn dữ dội, bất lực, điên rồ của tâm hồn trước cái cơ sự gớm ghiếc đó, làm sao Veber có thể biết được?
    Ravic châm một điếu thuốc nữa.
    - Hai mươi mốt năm, - anh chỉ nói gọn.
    Veber lấy mùi-soa lau mấy giọt mưa bám trên hàng ria.
    - Vừa rồi anh làm việc tuyệt diệu quá, Ravic ạ. Tôi không thể nào làm được như anh đâu. Nhưng ta không có cách gì cứu chữa được những thương tổn do bọn lang băm gây ra. Nếu ta cứ để tâm quá nhiều đến những chuyện như thế, ta sẽ đi đến đâu?
    Ông bỏ chiếc khăn mùi-soa vào túi.
    - Sau bấy nhiêu gian truân, lẽ ra anh phải dạn dày hơn.
    Ravic nhìn Veber, trong khoé mắt thoáng hiện một tia mai mỉa.
    - Không bao giờ dạn dày được đâu. Chẳng qua chỉ có thể quen đi nhiều điều.
    - Thì tôi cũng muốn nói thế.
    - Nhưng có những điều không thể nào quen được.Anh thấy điều đó không thể hiểu được phải không? Thế thì cứ cho là tại cà phê. Phải, chắc tại mấy chén cà phê đã kích thích tôi quá mạnh. Ta đừng lẫn lộn chuyện đó với nỗi xúc động.
    - Cà phê ngon đấy chứ nhỉ?
    - Ngon tuyệt.
    - Chính tay tôi pha mà. Tôi biết thừa là anh sẽ cần đến. So với cái thứ nước đen mà Eugénie thường cho ta uống thì thật là một trời một vực!
    - So thế quái nào được. Anh là bậc thầy trong nghệ thuật pha cà phê đấy.
    Veber lên xe. Ông đặt chân lên đê-ma-rơ và nghiêng người ra cửa.
    - Thế anh nhất định không muốn quá giang? Anh mệt lả ra rồi còn gì?
    Ông ta như con hải cẩu ấy- Ravic nghĩ thầm. Một con hải cẩu tràn trề thể lực và sức khoẻ.
    - Tôi không còn thấy mệt nữa rồi, - Ravic nói. - Cà phê đã làm cho tôi tỉnh như sáo. Chúc anh ngủ ngon nhé!
    Veber cười hà hà. Hàng răng ông lấp lánh dưới bộ ria mép đen.
    - Tôi sẽ không đi ngủ bây giờ đâu. Tôi sẽ làm vườn chút đỉnh. Phải trồng mất khóm uất kim hương và mấy khóm vạn thọ.
    Trồng hoa: uất kim hương và vạn thọ, - Ravic nghĩ thầm, - Trên những bồn hoa thẳng thớm xem kẽ với những lối đi rải đá cuội, những khóm hoa uất kim hương và vạn thọ?Cơn mưa giông mùa xuân màu đỏ và màu hoàng kim.
    - Tạm biệt Veber. Anh sẽ lo hết mọi việc chứ?
    - Dĩ nhiên. Tối nay tôi sẽ gọi dây nói cho anh. Tôi rất tiếc, nhưng thù lao sẽ thấp lắm. Chẳng nước non gì. Gia đình bệnh nhân rất nghèo. Hình như cô ta lại không có gia đình nữa thì phải. Thôi để rồi xem.
    Ravic phác một cử chỉ tỏ ?Zý không quan tâm.
    - Cô ta có đưa một trăm quan cho Eugénie. Hình như vốn liếng của cô ta chỉ có thế, vị chi anh sẽ được hai mươi lăm quan.
    - Không sao, - Ravic sốt ruột nói. - Thôi anh về trước đi.
    - Tôi về nhé. Sáng mai, tám giờ.
    Ravic chậm rãi đi ngược phố Lauriston. Giá mà mùa hè, anh sẽ đến ngồi ở rừng Boulogne để mải mê ngắm cảnh nước hồ in bóng những hàng c6ay xanh cho đến khi nào tình trạng thần kinh căng thẳng tan biến đi. Rồi anh sẽ về khách sạn ngủ một giấc.
    Anh vào một quán rượu ở góc phố Boisssiére. Mấy người thợ và mấy anh lái xa tải ngồi quanh quầy. Họ uống cà phê nóng nhúng bánh nướng. Trong giây lát, Ravic thèm cuộc sống giản dị, lành mạnh của họ, nếp sinh hoạt ngăn nắp của họ, ban ngày đi làm, đến tối mệt nhoài về ăn với vợ con, rồi sau đó là giấc ngủ nặng nề, không mộng mị.
    - Cho ly Kirsch, - anh gọi.
    Anh nhớ lại rằng người đàn bà vừa qua đời đeo trên cổ chân một sợi dây chuyền nhỏ dát vàng, một vật trang sức vô nghĩa chỉ có sức hấp dẫn khi người ta còn trẻ, còn đa cảm và còn thiếu óc thẩm mỹ. Một sợi dây chuyền có đính một cái lập lắc nhỏ khắc dòng chữ ?ovĩnh viễn yêu Charles? chốt bí quanh cổ chân để đừng bao giờ có thể tháo ra được. Món tư trang nhỏ ngây ngô ấy đã cho anh biết rõ hết cả thiên tình sử: những ngày chủ nhật vui tươi ở ngoại thành, tuổi trẻ si mê và dốt nát, ông chủ hiệu kim hoàn nhỏ trên một phố nào đó ở quận Neuilly, những buổi tối tháng chín mát trời trong căn buồng gác xép sát mái nhà, rồi đột nhiên, sự vắng mặt của chàng trai, nỗi mong đợi, nỗi lo âu, sợ hãi?Vì cái anh chàng Charles được yêu vĩnh viễn kia chẳng còn thấy quay trở lại. Rồi đến đoạn kết đột ngột: một ngưởi bạn gái mách cho một địa chỉ quý báu, một bà đỡ trong căn buồng không tên, một cái bàn phủ vải sơn, cái cảm giác đau xé ruột, và máu, máu?rồi gương mặt đột nhiên hoảng hốt của bà đỡ, mấy cánh tay lùa cô gái lên chiếc taxi, rồi những ngày lén lút khổ sở, rồi cuối cùng là bệnh viện, là món tiền trạm quan cuối cùng nhầu nát nắm trong lòng bàn tay nhớp nháp mồ hôi?muộn mất rồi.
    Máy thu thanh bắt đầu tuôn ra một điệu tango trong đó một giọng mũi lè nhè hoà với những tiếng kèn nghe như bò rống, hát lên những câu ngu xuẩn. Ravic hồi tưởng lại quá trình phẫu thuật. Anh soát lại từng động tác một. Giá mổ sớm được mấy giờ trước đó, có lẽ cô ta may ra có cơ sống được. Veber có gọi điện, nhưng lúc ấy anh không có ở khách sạn. Rốt cục cô ta chết là vì Ravic đi lang thang ở cầu Alma. Sự ngu xuẩn của ngẫu nhiên! Anh hồi tưởng sợi dây chuyền dát vàng và cái bàn chân lỏng lẻo quay gập vào phía trong. ?oHãy đến thuyền anh, trăng sáng quá em ơi?? giọng anh ca sĩ sướt mướt van nài?
    Ravic trả tiền, rồi ra khỏi quán. Anh chặn một chiếc taxi.
    - Cho tôi đến nhà hàng Osiris.
    Đó là một nhà chứa dành cho tiểu tư sản, có một gian bar rộng thênh thang bài trí theo kiểu Ai Cập. Người gác cửa nói:
    - Chúng tôi đóng cửa đây. Chẳng còn ai.
    - Chẳng còn ai sao?
    - Chỉ có cô Rolande. Còn các cô gái đi hết rồi.
    - Không sao.
    Người gác cửa lầu bầu, vẻ cáu kỉnh.
    - Ông nên giữ lại taxi thì hơn. Giờ này khó kiếm lắm. Vả lại tôi đã bảo là đóng cửa rồi mà!
    - Vâng, anh đã nói một lần rồi. Anh đừng lo, tôi sẽ tìm được xe khác.
    Ravic đút một bao thuốc lá vào túi người gác cửa và đi qua cái cửa hẹp gần phòng mắc áo của gian đại sảnh. Cũng như mọi khi, ở đây vẫn còn để lại những dấu vết của một cuộc truy hoan trưởng giả: những vũng rượu vang đổ trên khăn bàn, vài ba chiếc ghế ngã lổng chổng, những mẩu thuốc lá trên sàn nhà, và những mùi pha tạp của nước hoa găn gắt lẫn với mùi da thịt.
    - Rolande! - Ravic gọi.
    Cô Rolande đang đứng trước một cái bàn, trên có một đống đồ lót bằng lụa hồng.
    - Ravic đấy ư? - Cô ta nói không hề ngạc nhiên. - Muộn rồi. Anh muốn gì? Một cô gái nhé? Hay muốn uống rượu? Hay cả hai?
    - Một cốc vodka.
    Rolande đem chai rượu và cốc ra.
    - Đây, anh tự tiếp lấy nhé. Tôi còn phải đếm cho xong mớ đồ lót này. Xe thợ giặt sắp đến lấy ngay bây giờ. Nếu không làm danh sách đầy đủ, sẽ mất gần hết. Mấy gã lái xe ấy, anh hiểu không? Họ lấy để tặng bồ.
    Ravic gật đầu.
    - Chị cho nhạc đi.
    Rolande mở radio. Tiếng trống và tiếng kèn đồng tràn ngập gian phòng trống trải.
    - Có to quá không? - cô hỏi.
    - Không.
    Dù là thứ nhạc gì thì cũng còn hơn sự im lặng. Cái im lặng khiến cho người ta cảm thấy mình như nổ tung ra?Như nổ trong chân không?
    - Xong rồi. Tôi đã đếm hết.
    Rolande trở về bàn Ravic. Người cô trông cân đối, tuy hơi vạm vỡ một chút. Nước da trắng, đôi mắt tối xẩm, rất điềm đạm. Chiếc áo dài đen khắc khổ cho biết cô là người ?ocai quản?, phân biệt cô giữa đám gái chơi hầu như lúc nào cũng hở hang.
    - Uống với tôi một cốc chứ, Rolande?
    - Nào thì uống.
    Ravic đến quầy rượu lấy một cái cốc, và rót rượu vào. Khi đã đầy nửa cốc, Rolande đưa tay chạm cổ chai ngăn lại:
    - Thế này là đủ rồi.
    - Tôi chúa ghét những cái cốc vơi. Chị không muốn uống hét thì cứ bỏ lại.
    - Để làm gì? Làm như thế là lãng phí.
    Ravic nhìn kỹ gương mặt nghiêm trang, thông minh của Rolande, rồi mỉm cười.
    - Lãng phí! Mối lo sợ vĩnh cửu của người Pháp. Thế còn tiết kiệm thì để làm gì? Ở đây chị có tiết kiệm sức mình đâu?
    - Đó là chuyện công việc. Công việc là khác.
    Ravic cười khe khẽ.
    - Nào, tôi mời chị nâng cốc mừng cho lương tâm nghề nghiệp: nếu thiếu nó, thế giới chỉ còn là một mớ những kẻ tội phạm, những kẻ không tưởng, những kẻ lười biếng!
    - Anh thì rõ ràng là đang cần đàn bà, - Rolande tuyên bố - Anh có muốn con Kiki không? Nó khá lắm đấy?hai mươi mốt tuổi.
    - Hai mươi mốt tuổi?Cô ấy mà cũng?Thôi, để khi khác.
    Ravic lại rót rượu đầy cốc mình.
    - Rolande, chị thường nghĩ gì trước khi đi ngủ?
    - Phần nhiều là chẳng nghĩ gì hết. Tôi quá mệt.
    - Thế những khi không mệt?
    - Những lúc ấy tôi nghĩ đến thành phố Tours.
    - Tours ư? Tại sao?
    - Ở đấy tôi có một bà cô có một ngôi nhà và một cửa hiệu nhỏ. Cô tôi năm nay đã bảy sáu rồi. Đến khi cô mất, tất cả sẽ về tay tôi. Tôi tính dọn lại cái cửa hiệu thành một quán cà phê. Tôi đã dự kiến đâu vào đấy rồi: một tấm thảm màu sáng thêu hoa, một giàn nhạc ba người: một piano, một violon, một cello, phía sau là một quầy rượu. Không lớn, nhưng chững chạc. Ngôi nhà ất ở vào một khu phố tử tế. Tôi tin chắc chín ngàn năm trăm quan là đủ bày biện sắm sửa, kể cả rèm và đèn đóm. Tôi sẽ có năm ngàn dự trữ để dùng vào thời kỳ đầu. Và dĩ nhiên là tôi còn được hưởng tiền thuê lầu một và lầu hai. Đấy, tôi nghĩ chuyện ấy đấy.
    - Chị ra đời ở đấy phải không?
    - Phải, nhưng chẳng ai biết tôi đã ở những đâu. Và nếu tôi làm ăn khấm khá thì cũng chẳng ai thắc mắc chuyện ấy làm gì. Có tiền là che được tất cả, anh cũng thừa biết đấy.
    - Không phải là tất cả, nhưng cũng được nhiều điều.
    Phía sau đôi mi mắt, Ravic cảm thấy cái mệt nặng trĩu dần.
    - Tôi thấy hình như uống thế là đủ.
    Anh rút mấy tờ giấy bạc.
    - Về Tours, chị sẽ lấy chồng chứ, Rolande?
    - Không phải ngay khi về. Phải sau đó một thời gian. Tôi có một bạn trai ở đấy.
    - Chị thỉnh thoảng cũng vẫn gặp người ấy chứ?
    - Cũng ít gặp lắm. Thỉnh thoảng anh ta có viết thư. Dĩ nhiên không gửi về địa chỉ này. Anh ta có vợ, nhưng vbà ấy nằm bệnh viện. Ho lao. Các bác sĩ cho bà ấy được một mùa mưa, hai năm là cùng. Sau đó, anh ta sẽ tự do.
    - Cầu trời phù hộ cho chị. Ít ra chị cũng có lương tri.
    Rolande mỉm cười. Cô biết là Ravic nói thật. Mặt cô không hề có chút dấu hiệu gì mệt mỏi. Cô vẫn tươi tắn như khi mới ngủ dậy. Cô biết rõ cô muốn gì. Đối với cô, cuộc sống không có gì bí ẩn.
    Bên ngoài trời đã sáng. Mưa đã tạnh. Ở các góc phố, những nhà vệ sinh công cộng trông như những cái lô cốt bọc sắt. Người gác cửa đã tan theo bóng đêm. Một ngày mới bắt đầu. Một đám đông tất tưởi đi vội vã về phía các cửa dẫn xuống mấy cái miệng hầm để làm tế vật cho một vị thần nào ở âm cung.
    Được Angelika sửa chữa / chuyển vào 12:04 ngày 28/06/2006
  3. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Khi Ravic bước vào phòng, người thiếu phụ nằm trên đi-văng giật mình, khẽ kêu lên một tiếng ngắc ngứ, rồi vẫn nằm chống hai khuỷ tay, dáng co ro rét mướt.
    - Cô đừng sợ, - Ravic nói, - tôi đây mà: người đã đưa cô về cách đây mấy giờ.
    Cô thở phào một tiếng. Ravic không trông thấy rõ cô ta. Ánh sáng của mấy ngọn đèn điện pha lẫn ánh ban ngày lọt qua mấy tấm rèm làm thành một thứ ánh sáng nhợt nhạt, vàng bủng.
    - Bây giờ chắc là có thể tắt đèn được rồi. - Ravic vừa nói vừa làm.
    Anh cảm biết được cái say đang nện đều đều trong thái dương. Anh đã quên khuấy người đàn bà đi, và đến khi lấy chìa khoá phòng ở phòng dưới, anh đã nghĩ là cô ta đi rồi. Giá được như vậy thì anh sẽ hài lòng lắm.
    Ravic đã uống khá nhiều, giới hạn của ký ức đã xê dịch đi, dòng thời gian bị gián đoạn, và những hồi niệm củng những mộng tưởng cứ dồn dập đến quấy rầy anh.
    - Cô uống cà phê nhé, - anh nói. - Ở đây chỉ có cà phê là tạm uống được.
    Người thiếu phụ lắc đầu từ chối, Ravic nhìn cô kỹ hơn.
    - Có việc gì không? Có ai đến đây à?
    - Không.
    - Nhưng tôi thấy hình như có chuyện gì?Cô nhìn tôi như thể tôi là một bóng ma!
    Cô ta nói mà môi gần như không động đậy:
    Cái mùi ấy.
    Ravic không hiểu.
    - Phải, chính cái mùi ấy?
    - À! Chắc là mùi éther. Đúng không, cô ngửi thấy mùi éther chứ gì?
    Cô gật đầu.
    - Cô đã có lần bị mổ ư?
    - Không?Đó là?
    Ravic chẳng buồn nghe cô nói nữa. Anh ra mở cửa sổ.
    - Sẽ bay hết ngay. Trong khi chờ đợi, cô hút điếu thuốc đi.
    Vào phòng tắm, Ravic mở vòi nước. Anh trông thấy mặt mình trong gương. Cách đây mấy giờ, anh cũng đã nh2in mình trong gương như thế này đây. Trong khoảng thời gian ấy, một con người đã chết. Có gì quan trọng đâu? Mỗi phút có hàng ngàn người chết: các bản thống ke cho biết như vậy. Không, chẳng có gì quan trọng cả?nhưng đối với người đang chết thì điều đó quan trọng hơn hết thảy phần còn lại của cái thế giới vẫn tiếp tục tồn tại một cách dửng dưng.
    Ravic ngồi xuống thành bồn tắm, cởi giày. Sự lặp đi lặp lại vĩnh cửu. Những đồ vật và mối ràng buộc câm lặng của nó. Sự tầm thường nhàm chán, thói quen hàng ngày, và sức lôi cuốn điên rồ của sinh hoạt. Bên bờ phồn vinh của trái tin, bên dòng sông tình ái. Phải, dù người ta có là nhà thơ, là á thần hay là kẻ đần độn, thì vào những khoảng thời gian đều đặn người ta cũng cứ phải rời bỏ những áng mây thượng giới để trở về chốn trần tục mà đi đái. Không ai thoát được ra ngoài cái lệ này. Sự mỉa mai của tự nhiên! Ở phía dưới cái cầu vồng ngũ sắc lãng mạn bắc qua bầu trời là những phản xạ của các hạch tuyến và những co bóp của tiêu hoá và bài tiết. Chính những cơ quan của trạng thái xuất thần cực điểm trongtình yêu lại bị tự nhiên quái ác giao phó những chức năng ô uế nhất. Ravic ném đôi tất vào một xó. Cái thói quen khó chịu phải cởi áo quần. Người ta cũng không thoát được nó. Phải sống độc thân mới hiểu được điều này. Người ta phục tòng nó với một thứ nhẫn nhục bỉ ổi. Đã bao lần anh cứ để nguyên quần áo khi đi ngủ; nhưng đó chỉ là một lối trì hoãn tạm thời. Không sao thoát ra khỏi cái lệ ấy được.
    Ravic mở gương sen. Mấy phút liền anh để dòng nước giá lạnh phun xuống làn da. Anh thở thật sâu trước khi lau khô mình. Những niềm an ủi nhỏ nhoi của cuộc sống. Nước, không khí, cơn mưa chiều. Cả những cái này nữa, cũng phải sống một mình mới hiểu được. Cảm giác biết ơn của làn da, của dòng máu được tuần hoàn thoải mái hơn trong các huyết mạch tối tăm. Mùa hè được nằm dài ra trên một cánh đồng cỏ dưới bóng rợp của rặng bạch dương, ngắm những áng mây bay, ngắm bầu trời của thời thơ ấu?Được sống lại những ảo giác của trái tim mà những nỗi trớ trêu ảm đạm của cuộc đời đã làm tan vỡ?

    Ravic trở về phòng. Anh thấy người thiếu phụ ngồi co ro ở một góc đi-văng, chăn kéo đến tận cằm.
    -Cô lạnh lắm à?
    Người thiếu phụ lắc đầu.
    - Cô sợ ư?
    Người thiếu phụ gật đầu?
    - Sợ tôi ư?
    - Không.
    - Sợ bên ngoài?
    - Phải.
    - Cám ơn. - Cô nói.
    Ravic ngắm đôi vai, khoảng gáy của cô. Một cái gì đang thở. Một mảnh đời xa lạ đang sống: xa lạ, nhưng dù sao cũng đang sống. Một chút hơi ấm, chứ không phải mộ thân thể đã cứng lạnh trong cái chết. Người ta có thể cho nhau được gì, nếu không phải là một chút hơi ấm?
    Người thiếu phụ quay về phía Ravic. Cô rùng mình. Ravic chợt thấy làn sóng biển lùi nhanh. Một cảm giác mát rượi thấm vào người anh. Dường như anh trở về nhà sau một đêm sống ở một hành tinh khác. Mọi sự đều trở lại đơn giản như cũ?buổi sáng sớm?người thiếu phụ?bây giờ không cần phải nghĩ ngợi nữa.
    - Em! Ravic nói.
    Người thiếu phụ nhìn anh chăm chăm.
    - Lại đây em! - Ravic sốt ruột nhắc lại.
  4. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Nè nói vậy Angie định post cả cuốn Khải Hoàn Môn lên đây á? Làm vậy mất công lắm, cả quyển đó hình như dày lắm mà. Đánh máy biết chừng nào mới xong.
    Thay vào đó, Angie có thể đi mua mấy cuốn về tặng cho mỗi người trong box này một cuốn là được rồi. Như vậy kinh tế và hiệu quả hơn nhiều.
  5. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Ha ha ha ha ha a-nhờ-anh-mờ-anh-manh-sắc-mánh
    Được Free_wing sửa chữa / chuyển vào 04:52 ngày 04/07/2006
  6. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ các bạn cũng từng nghe nhắc đến cuốn Con Nhân mã ở trong Vườn và dịch giả Trịnh Lữ?
    Xin gửi bạn lời giới thiệu của cuốn sách này.
    Và rồi chắc bạn cũng như tôi, cũng như nhân vật chính Guedali, lúc đến những dòng suối, sẽ thấy mình đã đang đứng lên, đang đứng lên rồi, như một con ngựa có cánh, à thôi (mình nên khiêm tốn,) như một con nhân mã ở trong vườn, sẵn sàng nhảy qua tường rào?
    Lời người dịch
    Trong khi dịch cuốn Cuộc đời của Pi, tôi thấy tác giả Yann Martel viết: ?oCòn về cái tia lửa thổi được sự sống vào cuốn tiểu thuyết, tôi xin mắc nợ ông Moacyr Scliar.? Tôi liền tìm đọc một số tiểu thuyết của ông Scliar, và lập tức mong muốn bạn đọc Việt Nam cũng được thưởng thức tác giả này. Về thân thế sự nghiệp của Moacyr Scliar, cũng như chuyện thiên hạ đồn Yanni Martel có lấy cốt truyện của ông Scliar để viết Cuộc đời của Pi, xin bạn đọc xem bài giới thiệu của Ilan Stavans về Con Nhân mã ở trong Vườn, ấn bản năm 2003. Ông Stavans viết bài đó cho giới bạn đọc ở Mỹ, nên tôi nghĩ nên để ở cuối sách để bạn đọc Việt Nam tiện tham khảo. Còn với tư cách người dịch và giới thiệu cuốn tiểu thuyết này ở Việt Nam, tôi trộm nghĩ mình nên có đôi lời về chuyện tại sao Con Nhân mã ở trong Vườn lại đáng được có mặt trên giá sách của bạn, người đang đọc những dòng này.
    Trước hết là vì tôi thấy câu chuyện rất hấp dẫn, lối kể chuyện giản dị, tình tiết lạ lùng, bất ngờ, và đọc xong rất sảng khoái. Tôi nghĩ ai đọc tiểu thuyết cũng cần được giải trí như vậy đã. Thứ hai, sau khi đã gập sách lại, đặt nó lên giá, tôi bắt đầu thấy vấn vương, mỗi lúc mỗi sâu xa, với những ?Z tưởng và cảm xúc mà câu chuyện ấy đã mang đến cho mình. Tôi thấy mình cũng giống như Guedali, nhân vật chính trong truyện, suốt đời thèm được mọi người chấp nhận, cố hết sức đế có được điều đó, để khi có rồi lại chợt điên cuồng nhớ tiếc con người thật của mình. Đối với tôi, chủ đề Con Nhân mã ở trong Vườn chính là chuyện ấy, câu chuyện muôn thủa về mối mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, giữa bản ngã cá thể và luật chơi bầy đoàn. Hồi nhỏ tôi nghĩ Người là cá thể. Lớn lên lại thấy Người là bầy đoàn; phải bầy đoàn mới sống được. Đến khi bước qua bờ dốc bên này của cuộc đời thì lại nghĩ chưa chắc đã phải thế? Bầy đoàn nghĩa là sói sống với sói, sơn dương sống với sơn dương, con nào khác lọt vào bầy là bị loại trừ ngay. Nhưng đấy là thú vật. Mà bây giờ tôi thấy hình như Người với thú vật cók hác nhau thì phải. Hình như vì được Thượng đế yêu, ghét, và nặn theo hình của mình, lại thổi hơi cho có sống, nên Người có trong mình đủ thứ của Thượng đế (AND mà, thoát làm sao được); nó vừa là Thần thánh vừa là Thú vật, vừa là Thiện vừa là Ác, vừa là Một vừa là Tất cả (một Người là thành được một cõi rồi.) Thế thì nhẽ ra nó phải có quyền vừa là chính nó, một cá thể khác biệt với tất cả các cá thể khác, và vừa là một thành viên của cộng đồng mình. Khi nào mà cá nhân còn phải trấn áp, loại trừ những riên tư độc đáo của chính mình để có thể sống được với xã hội, thì xã hội ấy chưa thực là của Người. Nói theo kiểu học giả, xã hội ấy vẫn nằm trong phạm trù thú vật. Giờ đây (và liệu có khi nào chấm dứt,) khi con Người lại còn đang khủng bố chém giết nhau để khẳng định cái gọi là bản sắc riêng của mình (một biến tướng rất ung thư của mâu thuẫn cá nhận-cộng đồng,) thông điệp trong Con Nhân mã ở trong Vườn lại càng có ý nghĩa cấp bách hơn chúng ta; và cái ?otia lửa của sự sống? trong sáng tạo văn chương của Moacyr Sclair càng thêm Promethean hơn, gần gũi quý giá với chúng ta hơn.
    Đấy, nếu bạn đã nhiều lúc phải giấu giếm dẹp bỏ những cái độc đáo khác biệt của mình để có được sự chấp nhận của mọi người, và thường khắc khoải về chuyện đó, thì Con Nhân mã ở trong Vườn là câu chuyện tâm đắc của bạn. Chắc phải có hàng tỷ người thường khắc khoải như thế, nên cuốn sách này mới được những 48 dịch giả ở 48 nước khác nhau dịch ra tiếng của mình cho đồng bào thưởng thức. (tôi là người thứ 49, Việt Nam là nước thứ 49, vì tôi nghĩ người Việt Nam chúng ta cũng có chung khắc khoải này với nhân loại.) Và không phải chỉ có thế: trong khi theo chân nhân vật chính Guedali trong suốt cuộc hành trình gian khổ để trút bỏ phần ngựa của anh đặng hoà nhận được vào xã hội Người, chúng ta sẽ còn được trải nghiệm và vỡ nhẽ rất nhiều điều thú vị về Tình yêu, cái thứ mà chắc là ai cũng mắc phải nhiều lần, nào là tình ruột thịt, tình lứa đôi, tình vợ chồng, tình bạn bè, tình đống chí, tình đồng loại?Và mọi thứ Tình ấy trong Con Nhân mã ở trong Vườn đều hồi hộp phập phồng chất nhục cảm phóng khoáng tự nhiên, với những bản năng tuôn trào khôn lường, những thèm khát bạo liệt và những dịu dàng thơ mộng, những mưu mô tinh quái và ân hận nhầu nát, những l?Zý tưởng ngây thơ và thực tại phũ phàng, những tình huống huyền thoại mà xù xì sặc sụa ngay trước mặt; nói tóm lại, những cái rất là ?ochúng ta.? Và thù vị hơn cả là toàn bộ câu chuyện chỗ nào cũng long lanh những giọt hài hước mà chỉ một tâm hồn trung thực, mạnh mẽ và hướng thiện mới toát ra được. Chắc ông bác sỹ-nhà văn Sclair theo thuyết cho rằng mọi hành vi của bạn và tôi đều chỉ do một vài giọt hoá chất trong cơ thể chúng ta quyết định, nên ông mới có được cái giọng hài hước không cố tình như thế. Phải, hài hước với tất cả - may, rủi, hoạ, phúc, yêu, ghét, được, mất - với một chút giễu cợt, nhất là với chính câu chuyện mình viết ra, với chủ đề mình đã chọn. Vì đọc xong, bạn sẽ có cảm giác rằng, ồ, có khi những cái riêng tư độc đáo của mình cũng chỉ là do mình tưởng tượng ra để cho cuộc đời có vẻ như ghê gớm hơn mà thôi. Chính cái chất hài hước bao dung và không hề làm dáng ấy của câu chuyện đã khiến cho người đọc, khi gập sách lại, cảm thấy cuộc đời vẫn đáng sống. Và đó mới thật là phẩm chất giải trí sâu xa của Con Nhân mã ở trong Vườn.
    Và rồi chắc bạn cũng như tôi, cũng như nhân vật chính Guedali, lúc đến những dòng suối, sẽ thấy mình đã đang đứng lên, đang đứng lên rồi, như một con ngựa có cánh, à thôi (mình nên khiêm tốn,) như một con nhân mã ở trong vườn, sẵn sàng nhảy qua tường rào?
    Ôi chao, tôi lại nhiều lời rồi. Bạn hãy đọc câu chuyện của mình đi đã.
    Hà Nội, đầu năm 2005
    Trịnh Lữ
    Được Angelika sửa chữa / chuyển vào 22:18 ngày 10/07/2006
    Được Angelika sửa chữa / chuyển vào 22:29 ngày 10/07/2006
  7. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, đã đọc xong Con Nhân mã ở trong Vườn.
    Angie có ấn tượng tốt với cái tên Trịnh Lữ đến nỗi vội vàng type bài quảng cáo dùm dù chưa đọc tác phẩm nào do tác giả này dịch. Nhưng ngay trong lời giới thiệu, Angie đã cảm giác sao mình như không hạp lắm với cái air này.
    Gắng gượng đọc hết truyện. Kết luận là Con Nhân mã ở trong Vườn giá VND 45.000 (đã giảm 20% giá bìa) là mắc. Angie sẽ chấp nhận đọc truyện này chỉ với giá 10.000.
    Không thể nói là truyện dở, chỉ có thể nói là truyện làm Angie chán. Và giá 10.000 thì đúng chất lượng theo chuẩn của Angie hơn.
    Các bạn nào đọc truyện mau chán thì đừng đọc cuốn này nhá!
  8. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Dù đã cố gắng hết mức, mình đóng topic này lại đây.
    Kể ra thì cũng buồn và tiếc lắm. Nhưng biết làm sao được.
    Được Angelika sửa chữa / chuyển vào 18:58 ngày 20/07/2006
  9. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Angie buồn một Kimi còn buồn gấp mười lần. Vậy là mình không được đọc tác phẩm hay nhất của mọi thời đại, mọi ngôn ngữ rồi hay sao ?
    Hay là Angie mua tặng mỗi người trong box này một cuốn đi, để ai cũng có diễm phúc được thưởng thức tác phẩm này như Angie.
  10. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Angie không tiếc tiền vụ đó.
    Nhưng sách mà mình bỏ tiền mua là sách mà mình MUỐN đọc. Còn sách trong thư viện đầy ra đấy, free kìa, nhưng đâu có Ý NGHĨA gì đối với mình, đúng không?
    Nếu phải lên hoang đảo, chỉ được mang...một số (ít) thứ, Angie nhất định sẽ đem theo Khải Hoàn Môn...

Chia sẻ trang này