1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khải Hoàn Môn - Erich Maria Remarque - Bản dịch: Cao Xuân Hạo

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Angelika, 19/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
  2. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay lượn lờ ở box Văn học, thấy có bạn hỏi mua Khải Hoàn Môn.
    Ngày tự nhiên đẹp hẳn lên...
    Không biết bạn đó ở đâu, ở gần thì có khi mình gửi luôn cho một bản...
    Khải Hoàn Môn, dưới tay thầy Hạo, tải được ý của tác giả, mà lại mang nét thân thuộc của tiếng Việt. Hình như cả quyển sách không hề có một chú dẫn dịch thuật nào.
    Bản dịch tốt, đó là bản dịch làm người đọc quên đi rằng mình đang đọc một tác phẩm của một tác giả nước ngoài.
    [nick]
    Bỏ chữ ký
    được Angelika sửa chữa / chuyển vào 02:06 ngày 19/05/2008
  3. tigon84

    tigon84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2006
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Sau khi đọc xong Bản du ca cuối cùng và Phía tây không có gì lạ mình rất muốn được đọc Khải Hoàn Môn này, nhưng tìm mỏi cả mắt chỉ thấy có bạn Angi là đưa lên, nhưng lại kết thúc giữa chừng. Huhu. Nhưng dù sao cũng cảm ơn 2 trang bạn đã đưa lên. Mình đã đọc ngấu nghiến nó cứ như là chưa bao giờ được đọc vậy ^_^
    Không biết bây giờ đã có ebook cuốn này chưa chỉ? Mình thật sự bị mê hoặc bởi giọng văn của Remarque. Ông viết quá hay, ông tả quá giỏi. Cả câu chuyện của ông cứ như 1 bộ phim đang diễn ra trong trí tưởng tượng của mình vậy. Mình như tìm được 1 phần của mình ở trong nhân vật của ông để rồi cảm thông cho số phận từng nhân vật và cảm thấy thật căm ghét chiến tranh (trước đây mình đã đọc nhiều sách viết về chiến tranh hay những sách được viết trong thời chiến, nhưng thật sự là chưa bao giờ thấy căm ghét nó đến như vậy)
    Trước đây với câu hỏi chọn 1 cuốn sách để đem ra đảo thì mình luôn lưỡng lự chẳng biết nên chọn cuốn nào trong những cuốn mình đã đọc. Còn bây giờ thì chắc chắn sẽ mạnh miệng mà nói đó là cuốn "Bản du ca cuối cùng". Những nhân vật trong tác phẩm có 1 số phận thật nghiệt ngã, nhưng ý chí sống thì lại mạnh mẽ 1 cách phi thường. Và cứ mỗi lần đọc xong là mình lại cảm thấy như mạnh mẽ hơn vây.
    Hy vọng rằng mình sẽ sớm được đọc Khải Hoàn Môn. (Không biết sau khi đọc Khải Hoàn Môn thì mình có thay đổi tác phẩm sẽ đem ra đảo ko nhỉ )
  4. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn đang ở tại TP HCM thì mình sẽ gửi bạn một cuốn Khải Hoàn Môn mới in lại những năm gần đây. PM cho mình địa chỉ để mình gửi sách cho bạn. Nếu bạn không ở tại VN thì mình sẽ gửi bản chụp trong thời gian tới.
    Mình hay thấy bài bạn ở box Văn học.
    Bản du ca có một tên nữa, có lẽ do một bản dịch khác, là Bản du ca cuối cùng của loài người không còn đất sống. Nghe có vẻ hơi dramatic quá.
    KHM là một trong những tác phẩm giai đoạn cuối của ERM và giọng văn của ông đã điềm tĩnh hơn. Nhân vật cũng có thêm chút lắng đọng. Phía Tây không có gì lạ, hay tựa khác là Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh, có bối cảnh là Thế chiến thứ nhất với nhân vật là các chàng trai trẻ. Câu chuyện như thế thì chắc chắn sẽ khác hẳn với chuyện có bối cảnh là giai đoạn sắp sửa nổ ra Thế chiến thứ hai, với một nhân vật nam tuổi đời cũng đã hơn tứ tuần, trong KHM.
    Cái không bằng lòng, không đồng ý với Thế chiến thứ nhất của các chàng trai trẻ đã chuyển thành cái cam chịu và chấp nhận của một người đã trải đời hơn.
    Cuộc sống, đó là quá trình chuyển từ sự đấu tranh không ngừng sang sự thỏa thuận, thỏa hiệp không ngừng...
    KHM sở dĩ đẹp hơn một chút là vì giọng văn của thầy Cao Xuân Hạo. Bản dịch Tình yêu bên bờ vực thẳm của Huỳnh Phan Anh không đẹp bằng.
    Kế đến, mình sẽ nhắc đến Bia mộ đen, hay có lần mình thấy ghi là Bia mộ đen của bầy diêu hâu gãy cánh - dramatic hơn một chút.
    Hay, Chiến hữu, hoặc dưới tựa Ba người bạn.
    Những tiểu thuyết khác, không biết do cốt truyện, do thông điệp, do giọng văn hay do giọng dịch, mình thấy kém hơn những tiểu thuyết trên một chút.
    Tiểu thuyết của Remarque đẹp ở những đoạn đối thoại đắt giá. Lời nói chuyển tải thông điệp rất hàm súc và cô động.
    Tiểu thuyết của Remarque đẹp ở những suy nghĩ của nhân vật.
    Tiểu thuyết của Remarque đẹp ở những đoạn mô tả mà Angie không tìm ra tính từ để diễn tả nổi.

    Nhân vật Remarque chẳng triết lý gì sâu xa lắm, so với nhân vật của các tác giả khác, nhưng để đạt đến độ điềm tĩnh (gọi là tĩnh, chứ cũng vẫn còn động nhiều) của Ravic, thì rõ ràng đã trải nghiệm cuộc sống nhiều, chứ chẳng phải là ngồi ở nhà để nhấm nháp những suy tưởng triết học như Kant.
    Remarque, đối với Angie, là cái Mỹ.
    Và, nói như Dos, cái Mỹ sẽ cứu chuộc thế giới...
  5. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn Tigon muốn đọc về đề tài chiến tranh, hãy thử tìm đọc các tác phẩm của nhà văn Rumanie Virgil Gheorghiu. Giọng văn gay gắt hơn. Và, tất cả những nhân vật đều chết đi, cách này hay cách khác, sớm hay muộn...
    Hãy đọc Giờ thứ hai mươi lăm.
    Nếu bạn Tigon muốn đọc giọng văn chầm chậm, sâu lắng, hãy thử tìm đọc các tác phẩm của nhà văn Đức Hermann Hesse. Đó là câu chuyện về những nhân vật đi tìm chính mình...
    Hãy đọc Đôi bạn chân tình (NarciY và Goldmund.)
    Rất nhiều tác phẩm của hai nhà văn này đều được dịch ra tiếng Việt.
    Sẽ không tìm thấy bản soft copy của các nhà văn này, lẫn Remarque.
    Vì chẳng có mấy người đọc các ông nữa...
    Và, , những ai đọc các ông thì thường có sách ở nhà luôn rồi...
  6. tigon84

    tigon84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2006
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Angie có vẻ biết và hiểu rất nhiều về Remarque nói riêng cũng như văn học Đức nói chung nhỉ, mà hình như ko chỉ có văn học Đức mà còn có cả triết học Đức nữa ;). Mình khâm phục Angie thiệt đó.
    Mình hiện ko có ở VN, nên chỉ có thể đọc truyện trên mạng đc thôi. Nếu mà ở VN thì nhất định mình cũng sẽ mua sách của Remarque, vì sách của ông ko chỉ đọc 1 lần mà còn có thể đọc đi đọc lại hàng trăm lần để cảm nhận cái đẹp của tác phẩm mà ko thấy chán ấy chứ. Thật sự là mình thích cách tả cảnh kèm tâm lý nhân vật của ông lắm! Mình thấy nó lãng mạn, nhẹ nhàng nhưng ko hề bi lụy mà lại rất mạnh mẽ.
    Angie có bản chụp của Khải Hoàn Môn rồi hay là bây giờ Angie mới chụp để gửi cho mình? Nếu bây giờ Angie mới chụp để gửi cho mình thì thật sự là mình cảm ơn bạn nhiều lắm. Cám ơn Angie trước nha. :). Lát nữa mình sẽ vote cho Angie 5* cho dù Angie có gửi bản chụp cho mình hay ko. Chỉ cần sự nhiệt tình của Angie là thấy đủ để vote rồi.
    Mình hiện mới đọc có 2 tác phẩm của Remarque thôi (cả 2 đều có ở trên mạng): Bản du ca và Phía Tây ko có gì lạ. Nhưng hình như Phía Tây ko có gì lạ ko phải do dịch giả Cao Xuân Hạo dịch hay sao ấy. Mình đọc thấy cách dùng từ, diễn ý ko hay bằng Bản du ca.
    Thật ra mình ít đọc tác phẩm về chiến tranh lắm. Mấy tác phẩm chiến tranh mình đọc toàn là từ hồi học phổ thông trong sách văn học ko à với lại thêm 1 vài cuốn nữa. Nhưng hồi đó ko cảm đc, chắc tại còn nhỏ hay sao nhỉ. Từ sau thi phổ thông đến giờ toàn đọc những truyện khoa học viễn tưởng với trinh thám thôi, thêm 1 ít tình cảm nữa. Nhưng mấy hôm nay chạm vào Remarque rồi ko thể nào rút tay ra đc nữa ^_^.
    Mình sẽ tìm đọc những tác phẩm mà Angie giới thiệu. Chắc sẽ đọc 1 cái gì đó của Hermann Hesse, vì ông này cũng là người Đức. MÌnh muốn so sánh 2 tác giả Đức với nhau xem như thế nào . Với có 1 phần thiên vị cho Đức hơn, vì mình đang ở Đức mà. Cũng muốn đọc Remarque nguyên bản, nhưng mà ko biết có gặm nổi ko nữa . Cũng tác phẩm có độ dài như nhau, tiếng Việt nếu mình mất 1 ngày để đọc thì tiếng Đức chắc phải mất 1 tháng quá. Hic hic . Xấu hổ quá. Từ trước giờ đọc tiếng Đức chỉ toàn đọc truyện tình cảm cho nó dễ hiểu thôi. Cuốn khó nhất mà mình đọc chắc là Harry Potter. Tại mấy cuốn trên mạng ko phải của Lý Lan dịch, đọc thấy củ chuối quá, thà đọc tiếng Đức thấy còn hay hơn. Vớilại cũng đọc 4 cuốn đầu bằng tiếng Việt rồi, nên cũng quen cách viết của tác giả nên mới đọc được. Chứ đọc mấy truyện về chiến tranh bằng tiếng nước ngoài mình sợ ko đọc nổi. Nhưng sẽ cố gắng trong hè này xem sao
    Được tigon84 sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 19/07/2007
  7. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Thử đi tìm Khải Hoàn Môn trên mạng thì lại được "Phía Tây không có gì lạ"
    http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=1709
    À thì ra trang này có khá nhiều truyện, riêng mảng truyện dịch đã có một mớ khổng lồ:
    http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=2285
    Thời buổi này cái gì không có trên mạng mới là lạ.
    PS:
    Search "Khải hoàn môn" "Cao Xuân Hạo" trên google thì lại ra được một đống trang của box LHP. Tiếu lâm thiệt.

  8. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Nếu Tigon online trước khi quá 48h kể từ lần gửi bài viết của bạn, thì xin bạn vui lòng bỏ đi phần quote dài kia đi ạ. Cái này hay bị gọi là làm tốn tài nguyên diễn đàn ạ.
    Nếu bạn chưa vote, xin bạn vui lòng đừng vote cho mình. Thành thật cám ơn.
    Thầy Hạo không dịch bất cứ tác phẩm nào khác của Remarque. Và thầy cũng hiếm dịch tiểu thuyết.
    Và mình không hiểu biết nhiều về văn học Đức. Xin bạn đừng vì mình biết hơn bạn mà cho rằng mình biết nhiều.
    Bản chụp mình sẽ gửi cho bạn. Nhưng không sớm được. Ngoài ra Khải Hoàn Môn có thể đặt qua mạng. Mình nghĩ bạn có cre*** card mà.
    Mong gặp bạn tại Văn học. Có lẽ bạn nên ghé cả Tác phẩm Văn học. Bên đó cũng có link đến softcopy của nhiều sách hay.
    Bạn đừng bao giờ nhắc Harry Potter chung với tiểu thuyết của Remarque hay Hesse nhé. Tréo ngoe lắm.
  9. tigon84

    tigon84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2006
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Đọc trả lời của Angie cứ thấy buồn buồn sao ấy, có cảm giác bạn hiểu lầm gì mình :(. Anyway, chỉ là cảm nhận của riêng mình thôi.
    Từ trước đến giờ mình đọc truyện ít khi nào để ý tới tên của dịch giả lắm. Chỉ từ khi vào box văn học thì mình mới bắt đầu chú ý đến tên dịch giả thôi. Mình chỉ biết đến dịch giả Cao Xuân Hạo và Khải Hoàn Môn khi tình cờ đọc trong topic Cuộc đời của Pi và dịch giả Trịnh Lữ. Và mình đọc đc 2 chương đầu do bạn post lên. Mình thật sự cảm thấy rất thích nên đã tìm đọc thêm 2 tác phẩm còn lại. Mình ko biết tác phẩm Bản du ca do dịch giả nào dịch nữa, vì trang web ko đưa tên của dich giả lên. Nhưng thật sự dịch giả đã dịch rất hay (1 phần cũng vì tác phẩm quá hay ) nên mình nghĩ là do dich giả Cao Xuân Hạo dịch. Còn tác phẩm kia cũng ko ghi tên dịch giả nhưng mình đoán là ko phải dịch giả Cao Xuân Hạo dịch, vì giọng văn hơi khác và đọc ko thấy thích lắm. Ngoài ra trong phần giới thiệu tác giả người viết để tên là Lưu Sơn Minh. Chắc truyện này do Lưu Sơn Minh dịch.
    Mình cũng ko có ý so sánh Harry Potter với Remarque. Mình nói ra chỉ để giải thích rằng đối với những tác phẩm kinh điển thật rất khó để đọc bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả đôi khi đọc bằng tiếng mẹ đẻ còn phải đọc rất kỹ, đọc đi đọc lại mới hiểu đc ý tác giả muốn gửi gắm. Chứ ko như những tác phẩm giải trí thông thường.
    Trước khi đc đọc Remarque mình thật sự chỉ toàn đọc khoa học viễn tưởng và trinh thám thôi. Mình đã từng thích những tác phẩm như Bố già, Sherlock Holmes, Sidney Sheldon hay Harry Potter... Nhưng thật sự chưa có 1 tác phẩm nào làm mình có cảm xúc mạnh mẽ như khi mình đọc Remarque, du mình chỉ mới đọc rất ít tác phẩm của ông. Mình ko biết phân tích như thế nào về tác phẩm của ông hết, nhưng khi mình đọc thì mình có cảm giác như ông tả cảnh để nói lên tâm trạng của nhân vật, và chính cái tâm trạng nhân vật đó lại làm cho cái cảnh của ông rõ ràng hơn. Tuy ông viết về những con người lúc đó có thể nói là trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất nhưng giọng văn vẫn rất nhẹ nhàng, mượt mà và rất đậm chất thơ, lại còn có những đoạn pha chút hài hước nữa.
    À, thật ra hồi trước cũng có 1 truyện làm mình rất cảm động khi đọc. Đó là cuốn Truyện Loài Vật của Ernest thompson Seton. Bây giờ đọc lại 1 vài truyện trong đó thì thấy ko còn cái cảm giác hay như hồi xưa nữa. Mà cũng đúng thôi. Đọc truyện cũng phải đúng tâm trạng, đúng độ tuổi chứ :D.
  10. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    III
    Ravic thức giấc với cái cảm giác mơ hồ về sự hiện diện của một cái gì xa lạ ở trong phòng. Người thiếu phụ, đã ăn mặc chỉnh tề, đang ngồi trên đi-văng, mặt quay ra cửa sổ. Ravic lấy làm lạ rằng cô ta vẫn còn ở đây. Sáng dậy anh không thích có mặt đồng loại ở bên cạnh.
    Nếu anh cố ngủ lại thì sao nhỉ? Nhưng anh lại cảm thấy khó chịu khi biết có người đang quan sát mình ngủ. Anh quyết định tìm cách làm cho cô ta đi ngay đi. Nếu cô ta còn chờ anh dậy để xin tiền thì đơn giản quá. Anh choàng dậy.
    - Cô dậy đã lâu chưa?
    Người thiếu phụ giật mình.
    - Tôi không ngủ được nữa. Tôi rất tiếc đã làm ông thức giấc.
    - Không, có phải cô làm tôi thức giấc đâu!
    - Tôi đã định đi?nhưng rồi không biết có cái gì giữ tôi lại.
    - Cô đợi tôi một ti; một phút sau tôi sẽ xong ngay. Ta sẽ cùng ăn sáng. Cái món cà phê ?~bản hiệu?T trứ danh mà hôm qua tôi có nói chuyện với cô ấy!
    Ravic bấm chuông gọi và vào buồng tắm. Người thiếu phụ đã vào đây trước anh, và mọi thứ trong buồng đều được xếp dọn ngăn nắp cực kỳ. Ngay cả mấy cái khăn mặt anh đã dùng cũng được sắp lại cẩn thận. Trong khi đánh răng, anh nghe thấy tiếng cô hầu phòng bưng thức ăn sáng lên. Anh vội vàng rửa ráy cho chóng xong.
    - Cô có thấy phiền gì không?
    - Phiền gì cơ?
    - Vì bị cô gái kia trông thấy ấy. Thú thật tôi cũng quên nghĩ đến chuyện này.
    - Không sao đâu. Thậm chí thấy tôi ngồi đây cô ta cũng chẳng hề ngạc nhiên.
    Khay thức ăn sáng dọn cho hai người, tuy Ravic không hề dặn.
    - Phải rồi. Đây là Paris mà. Cà phê của cô đây. Cô có đau đầu không?
    - Không.
    - Tôi thì đầu đau như búa bổ. Nhưng chỉ một giờ nữa là hết. Bánh nướng nhé?
    - Tôi không đói.
    - Cô tưởng thế thôi. Cứ thử ăn đi.
    Cô cầm lấy miếng bánh nướng lên, nhưng lại đặt xuống đĩa ngay.
    - Thật tình tôi không ăn được.
    - Thế thì cô uống cà phê đi, rồi hút một điếu thuốc lá. Điểm tâm kiểu nhà binh đấy.
    Ravic bắt đầu ăn. Một lát sau anh ngẩng lên.
    - Vẫn không thấy đói à?
    - Không. ?" Người thiếu phụ dụi tắt điếu thuốc. ?" Có lẽ tôi xin phép đi đây.
    - Cô nhớ đường chứ? Ở đây rất gần đại lộ Wagram. Cô ở đâu?
    - Ở khách sạn Verdun.
    - Ngay cạnh thôi. Tôi sẽ đưa cô về. ?" Anh thấy cô gái vẫn trù trừ. Chắc hẳn là đợi anh cho tiền. Anh rút ví.
    - Không, tôi xin ông? - Cô nói dứt khoát. Ravic cất chiếc ví đi. Cô đứng dậy.
    - Tôi xin lỗi ông?Ông thật là?Tôi cảm ơn ông đã?Nếu không có ông, tôi một mình giữa đêm khuya?Không thể nào?không biết mình phải làm gì?
    Cô ta còn chờ gì mà không đi đi? ?" Ravic tự hỏi. Để phá tan sự im lặng, anh nói:
    - Thế bây giờ thì cô biết rồi chứ?
    - Tôi vẫn chưa biết, - cô thật thà trả lời. ?" Tôi chỉ biết mỗi một điều là phải làm một việc gì, là tôi không thể để mặc được.
    - À ra thế, tôi hiểu. ?" Anh với lấy áo khoác. ?" Tôi đưa cô về.
    - Không, không, vô ích?chỉ xin ông bảo cho? - cô ta khó nhọc tìm từ ngữ. ?" Có lẽ ông biết rõ cần phải làm gì?khi?
    - Khi có chuyện gì?
    - Khi có người chết. ?" Cô bỗng rơi phịch xuống ghế, suy sụp hoàn toàn. Không có tiếng nức nở. Cô khóc gần như thầm lặng. Ravic đợi cho cô bình tâm lại đôi chút.
    - Có người nào chết sao?
    Cô gật đầu.
    - Tối hôm qua ư?
    Lại gật đầu.
    - Cô đã giết người ấy à?
    Cô đứng bật dậy.
    - Sao? Ông nói gì?
    - Tôi hỏi có phải cô đã giết người ấy không. Nếu cô muốn tôi giúp cô, cô phải nói hết ra.
    - Ông ấy chết rồi! ?" cô kêu lên. Ông ấy chết đột ngột. Ông ấy?
    - Ông ấy bệnh à?
    - Vâng.
    - Cô có gọi bác sĩ đến chứ?
    - Có, nhưng ông ấy không chịu vào nhà thương.
    - Bác sĩ đến từ hôm qua à?
    - Không, cách đây ba hôm rồi. Nhưng ông ấy cáu quá?ông ấy đã đuổi bác sĩ đi?
    - Cô có gôi bác sĩ khác chứ?
    - Chúng tôi không quen bác sĩ nào khác. Chúng tôi mới đến đây được có ba tuần. Bác sĩ kia là do người bồi khách sạn tìm cho. Nhưng ông ấy không chịu để cho bác sĩ chữa.
    - Ông ấy mắc bệnh gì?
    - Tôi không rõ lắm. Bác sĩ nói là viêm phổi, nhưng ông ấy không tin. Ông ta quát lên rằng các bác sĩ đều là kẻ cướp và lang băm. Đến hôm qua ông ấy thấy đỡ. Nhưng rồi bỗng nhiên?
    - Tại sao cô không đưa ông ấy đi bệnh viện?
    - Ông ấy nhất định không đi. Ông ấy bảo là tôi sẽ?phản bội ông ấy trong khi ông ấy vắng mặt?Ông chưa biết ông ấy?đã quyết định cái gì là không còn cách gì làm cho ông ấy đổi ý được nữa.
    - Ông ấy giờ vẫn nằm ở khách sạn à?
    - Vâng.
    - Cô báo cho chủ khách sạn biết rồi chứ?
    - Chưa. Khi tôi chợt hiểu ra rằng ông ấy đã chết, tôi không còn tự chủ được nữa?tôi đã trốn đi.
    Nhớ lại đêm vừa qua, Ravic có một cảm giác ngượng nghịu mơ hồ. Thôi biết làm sao được, chuyện đã xảy ra rồi, chỉ có thế thôi. Đối với cô ta, chỉ có một điều là đáng kể: làm sao khắc phục được những nỗi kinh hoàng của đêm ấy, làm sao cho chóng đến hôm sau. Xét cho cùng, cuộc sống chẳng qua là một chuỗi ước lệ tình cảm. Chẳng hạn cái đêm mà Lavigue được tin vợ chết, ông ta đã ngủ ở một nhà chứa. Chính nhờ thế mà ông ta đã sống được, chứ bất cứ cách gì khác chắc cũng đều vô hiệu. Chẳng qua là phải hiểu. Ravic với lấy chiếc áo khoác.
    - Ta đi thôi. Tôi sẽ đến với cô. Ông ấy là chồng cô à?
    - Không.
    ***
    Ông chủ khách sạn Verdun là một người phì nộn, đầu hói trụi, nhưng lại có được một bộ ria đen rất rậm và đôi lông mày sâu róm. Ông ta đang đứng ở tiền sảnh. Sau lưng ông là một anh bồi, một cô hầu phòng, và một cô thủ quỹ ngực lép kẹp. Trông mặt ông chủ cũng biết ngay là ông đã biết chuyện. Vừa trông thấy người thiếu phụ, ông ta đã xửng cồ lên, mắng nhiếc cô bằng những lời lẽ tục tằn. Mặt ông ta biến sắc đi, hai bàn tay múp míp của ông vung lên lia lịa, trút hết cơn thịnh nộ điên cuồng lên đầu cô. Ravic toan ngắt lời thì ông ta quay phắt sang anh:
    - Ông là ai? Và thưa ông, ông muốn gì?
    - Ông này! Ông định tiếp tục quát tháo đến mấy giờ thì thôi đấy?
    Ông chủ đột nhiên bình tĩnh hẳn:
    - Nhưng ông là ai ạ? ?" Ông ta nói từ tốn hơn: nhỡ vấp phải một nhân vật quan trọng nào thì phiền.
    - Tôi là bác sĩ.
    - Bác sĩ mà làm gì! ?" ông chủ nói, giọng lại giận dữ hơn cả ban nãy. ?" Bây giờ thì chỉ cần đến cảnh sát! ?" Ông ta dừng lại, chờ nghe những tiếng khóc và những lời than thở.
    - Ông nghĩ rất đúng. Tôi cũng không hiểu tại sao cảnh sát chưa đến đây. Mặc dầu mấy tiếng đồng hồ ông đã biết ông khách kia chết.
    Ông chủ tức điên lên nhưng không nói gì. Ravic liền nói tiếp:
    - Thế thì tôi đây, tôi xin nói cho ông hiểu rõ tại sao: ông sợ tai tiếng, ông sợ mất khách, vì chẳng ai ưa thứ chuyện này. Nhưng dù ông có muốn hay không, cảnh sát cũng phải được báo tin. Còn tiền buồng thì ông chớ lo: ông sẽ được thanh toán đầy đủ. Bây giờ tôi muốn xem qua thi thể. Tôi sẽ lo liệu tất cả phần còn lại. ?" Anh quay sang người thiếu phụ: phòng số mấy?
    - Số mười bốn.
    - Cô không cần đi theo tôi. Tôi muốn vào một mình.
    - Tôi không muốn đứng đây.
    - Vậy thì đi với tôi.
    ***
    Đó là một căn phòng trần thấp, trông ra phố. Ravic gạt đám bồi bếp đang xúm xít trước cửa phòng ra hai bên và bước vào. Trong phòng có hai cái giường. Trên cái thứ nhất là thi thể của người đàn ông mới chết, sắc da đã vàng như sáp, mái tóc đen quăn tít, mặc bộ pyjama lụa đỏ, hai bàn tay chắp trên bụng. Trên bàn đặt một pho tượng đức bà nhỏ bằng gỗ, loại rẻ tiền, có những vết son trên mặt. Ravic nhấc nó lên và đọc hàng chữ đề trên lưng: ?~Made in Germany?T. Anh quan sát mặt người chết. Hai con mắt mở he hé, một bên to một bên nhỏ, như đã ngưng đọng lại trong một nỗi chán chường vĩnh cửu.
    Anh cúi xuống nhìn thi thể, đọc các nhãn dán trên mấy lọ thuốc để trên bàn ngủ và bắt đầu khám nghiệm. Không có vết hành hung. Anh đứng thẳng lên.
    - Cô có biết tên người thày thuốc hôm trước không? ?" anh hỏi người thiếu phụ.
    - Không. ?" Ravic nhận thấy gương mặt cô tái nhợt đi.
    - Cô ngồi vào góc kia và đừng cựa quậy.

    Mắt anh lướt qua đám nhân viên khách sạn vẫn tụ tập trước cửa. Gương mặt nào cũng phản ánh một mối tò mò bệnh tật như nhau.
    - Người hầu đã đi gọi bác sĩ đâu rồi?
    - Đó là François.
    Một người bước ra.
    - Ông bác sĩ đã đến đây tên là gì?
    - Bonnet ạ, bác sĩ Charles Bonnet.
    - Anh có số điện thoại không?
    Người hầu lục lọi trong túi áo một lúc rồi rút một mảnh giấy ra đọc:
    - Passy 27-43.
    Vừa lúc ấy ông chủ bước tới, vẻ giận dữ:
    - Xéo hết đi, đồ ăn hại! ?" ông ta quát. ?" Trả lương cho chúng mày để chúng mày bỏ việc đứng đấy mà dòm phỏng?
    Ông ta đóng cửa lại. Ravic cầm lấy ống máy lên nói mấy câu với Veber. Rồi anh gọi số điện thoại ở Passy. Bác sĩ Bonnet đang ngồi trong phòng mạch, xác nhận những điều người thiếu phụ đã kể cho Ravic nghe. Ravic nói với ông ta:
    - Người ấy đã chết. Xin ông đến để cấp giấy xác nhận tử vong.
    - Thưa ông không ạ. Người ấy đã đuổi tôi ra cửa. Hắn đã lăng mạ tôi.
    - Bây giờ người ấy không lăng mạ ông nữa đâu.
    - Hắn đã không chịu trả thù lao cho tôi, lại gọi tôi là đồ lang băm, đồ trộm cướp.
    - Nếu họ thanh toán hóa đơn cho ông, ông có vui lòng đến hay không?
    - Có thể tôi sẽ cho người đến.
    - Ông thân hành đến thì hơn. Nếu không, ông sẽ không được lấy một xu.
    - Được! ?" Bonnet nói sau một lát do dự. ?" Nhưng tôi nói trước cho ông biết: tôi sẽ không ký bất cứ giấy gì trước khi nhận tiền thanh toán: cả thảy ba trăm quan.
    - Đồng ý. Ông sẽ có đúng ba trăm quan!
    Ravic đặt ống máy xuống, rồi quay sang người thiếu phụ, anh nói:
    - Tôi rất tiếc là cô phải chứng kiến những chuyện này. Nhưng không có cách gì khác. Chúng ta đang cần đến ông bác sĩ này.
    - Không sao đâu ạ, - cô vừa nói vừa rút ví ra mấy tờ giấy bạc. ?" Tôi cũng quen với những việc như thế này rồi. Tiền đây ạ.
    - Cô đợi ông bác sĩ đến đã. Cô sẽ tự tay trao cho ông ta.
    - Tại sao ông không thể tự làm giấy xác nhận tử vong? ?" cô hỏi.
    - Không được, phải là một bác sĩ người Pháp. Tốt hơn cả là chính người bác sĩ đã từng điều trị người mới chết.
    Khi bác sĩ Bonnet đã vào phòng và cánh cửa đã đóng lại sau lưng ông ta, không khí trong phòng bỗng trở nên yên tĩnh một cách kỳ lạ. Những tiếng động từ bên ngoài, tiếng còi xe, tiếng rì rầm của phố xá vọng về đây đều bị hãm lại và nghe như không còn thuộc về cõi thực. Những thanh âm rộn rịp của những giờ đã qua đều đã lắng xuống. Lần đầu tiên người ta nhận thức được thật rõ ràng là có một người chết đang nằm trong phòng. Ngay cả bộ pyjama đỏ lố lăng kia trông cũng không còn chướng mắt nữa. Không thể có một sinh vật nào có thể so bì được với sự bất động uy nghi của cái xác người trong đó quá trình giải thể đã bắt đầu diễn ra. Con người chỉ đạt đến hoàn thiện trong cái chết, và chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi mà thôi.
    - Hai người không có hôn thú à? ?" Ravic hỏi.
    - Không. Để làm gì?
    - Vì cảnh sát sẽ niêm yết tất cả đồ đạc lại đợi người thừa hưởng nếu có. Vậy cô phải lấy lại ngay những đồ vật của riêng cô. Ông ấy có họ hàng thân thuộc gì không?
    - Ở Pháp thì không.
    - Cô sống chung với ông ta à?
    Không thấy trả lời.
    - Đã lâu chưa?
    - Hai năm.
    - Rương hòm của cô đâu?
    - Hôm qua tôi còn để đây, cạnh giường ấy.
    - Tôi hiểu?ông chủ đấy. ?" Ravic mở cửa. Bà dọn phòng giật mình lùi ra. - Ở tuổi bà mà tò mò thế là quá đáng đấy. ?" Ravic nói. ?" Bà đi tìm ông chủ cho tôi. ?" Thấy bà ta càu nhàu phản đối, anh nói thêm: - Kể ra thì cũng thông cảm được. Ở tuổi bà thì may ra chỉ còn được hưởng mỗi cái tò mò. Bà đi gọi ông chủ đi.
    Bà dọn phòng lẩm bẩm nói thêm mấy tiếng, rồi bỏ đi, tay đung đưa cái chổi. Một lát sau ông chủ khách sạn bước vào phòng, không buồn gõ cửa, tay cầm tờ giấy.
    - Hành lý của phu nhân đâu? ?" Ravic hỏi.
    - Phải thanh toán cho tôi đã. Hóa đơn đây.
    - Không, ông trả hành lý đi đã. Có ai không chịu thanh toán đâu. Buồng này vẫn đang trong tình trạng cho thuê. Và nhân thể cũng xin nhắc là lần sau, trước khi vào, ông nhớ gõ cửa cho. Ông có thể để hóa đơn đây, rồi đi lấy rương hòm lại đây cho tôi.
    Ông chủ ném vào Ravic một cái nhìn tức tối.
    - Ông đừng sợ, - Ravic nói thêm, - ông sẽ được trả tiền sòng phẳng.
    Ông chủ lui ra, đóng cửa đánh sầm một tiếng.
    - Ông kia có tiền không? ?" Ravic hỏi người thiếu phụ.
    - Có, trong ví ấy.
    - Ví để đâu?
    - Ở dưới? - cô hơi ngập ngừng. ?" ông ấy vẫn thường nhét dưới gối ấy.
    Ravic nhấc chiếc gối của người chết lên một chút. Anh rút từ đấy ra một cái ví bằng da đen, đưa cho người thiếu phụ.
    - Cô lấy số tiền trong ví đi, và tất cả những cái gì có thể hệ trọng đối với cô. Mà phải nhanh lên. Đây không phải là lúc tỏ ra đa cảm. Cô cần có tiền để sống. Tiền sinh ra là để cho người ta sống, chứ không phải là để mốc meo dần ở Sở cảnh sát. ?" Anh chồm người ra ngoài cửa sổ một lát. Ngoài phố, một anh lái xe camion đang cãi nhau với một anh đánh chiếc xe chở đồ thắng hai ngựa. Anh lái xe camion chửi mắng anh kia không tiếc lời, dựa vào uy thế mà chiếc xe camion nặng hàng tấn đem lại cho anh ta. Ravic quay trở lại phía người thiếu phụ.
    - Xong chưa?
    - Xong rồi. ?" Cô trao lại cho anh chiếc ví. Anh đút nó xuống dưới cái gối.
    - Cô bỏ hết cái túi xách đi. ?" Nói đoạn, Ravic cầm tờ hóa đơn lên xem. ?" Cô đã thanh toán hóa đơn nào ở đây chưa?
    - Hình như đã có một lần. Tôi không chắc.
    - Tờ hóa đơn này ghi chi phí của hai tuần. Ông ấy?- Ravic không sao mở mồm gọi tên người chết ra được, tuy xem hóa đơn anh biết ông ta là M. Raczinski. ?" Ông ấy có thanh toán hóa đơn đều đặn không?
    - Có, bao giờ ông ấy cũng thanh toán đúng kỳ. Ông ấy nói trong hoàn cảnh chúng tôi đó là điều tối quan trọng.
    - Cái lão chủ này thật đểu cáng! Cô có nhớ là ông ấy để biên lại tuần trước ở đâu không?
    - Tôi không biết. Bao nhiêu giấy tờ ông ấy cất hết vào chiếc va-ly nhỏ.
    Có tiếng gõ cửa. Ravic không giấu nổi một nụ cười. Người khiêng đồ đưa mấy cái va-ly tới. Theo sau là ông chủ khách sạn.
    - Đủ chưa? ?" Ravic hỏi người thiếu phụ.
    - Đủ ạ.
    - Tất nhiên là đủ! ?" Ông chủ làu bàu. ?" Chứ ông tưởng sao hả?
    Ravic chỉ chiếc va-ly nhỏ nhất.
    - Cô có chìa khóa không?
    - Chìa khóa đều để trong túi áo com-lê của ông ấy. Trong tủ này.
    Ravic mở tủ. Trong tủ chẳng có gì.
    - Sao đây? ?" anh nhìn ông chủ hỏi. Ông ta quay sang người khiêng đồ càu nhàu nhắc lại câu hỏi:
    - Sao thế này?
    Anh khiêng đồ nói lắp bắp.
    - Thưa ông tôi lấy bộ com-lê ra rồi ạ.
    - Để làm gì thế?
    - Để đưa đi hấp và chải ạ.
    - Tôi thấy việc này không cần thiết, - Ravic chêm vào.
    - Đi lây về ngay đây, đồ kẻ cắp! - ông chủ quát lớn.

Chia sẻ trang này