1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khái niệm cơ số đạn dược/ vũ khí trong quân sự

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi rongxanhpmu, 25/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Khái niệm cơ số đạn dược/ vũ khí trong quân sự

    KHái niệm này hay gặp trong thực tế, từ vũ khí trang bị trên nguời lính bộ binh cho đến cơ số đạn của máy bay, tên lửa, tàu ngầm.....
    Vậy đối với các loại vũ khí / trang bị thì cơ số cụ thể thế nào vậy các bác?
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Theo em hiểu, cơ số đạn dược là lượng đạn dược cần thiết cho 1 người lính/đơn vị hoàn thành nhiệm vụ trong một thời lượng cụ thể, tuỳ vào chiến thuật và đặc tính nhiệm vụ trong từng quân đội.
    Như vậy, với đơn vị nhỏ nhất là người lính/ chiếc xe/ chiếc tầu chiến-máy bay, cơ số đạn là số lượng đạn tối đa mang theo tuỳ theo trạng thái chiến đấu.
    Với đơn vị lớn cấp đại đội trở lên, cơ số là lượng dự trữ đạn dược trước khi nổ súng để đảm bảo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ tùy theo nhiệm vụ cụ thể.
    Theo em hiểu, ví dụ bộ binh cơ số đạn cơ bản trong 1 trận đối với chiến sĩ thường là 4 băng đạn (120 viên) AK, 3 lựu đạn, gọi là cơ số cơ bản. Tuỳ đặc trưng nhiệm vụ, lượng đạn có thể tăng giảm để đảm bảo thời gian chiến đấu (lính trinh sát chiến thuật, thời gian làm nhiệm vụ dưới 1 tuần, thường mang theo cơ số là 120 viên AK, 8kg lương thực, thuốc men, 2kg hỏa khí mạnh như thủ pháo, mìn...., 3lít nước ~ 3kg...)
  3. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Cơ số đạn, vũ khí, lương thực...đều có qui định rất cụ thể và được phân cấp dự trữ tùy theo nhiệm vụ, đặc điểm của từng đơn vị. Cơ số là qui định nhằm giúp chỉ huy các cấp và các bộ phận bảo đảm dễ tính tóan lượng bảo đảm cho bộ đội chiến đấu cũng như nhằm bảo đảm giữ bí mật. Cơ số khác hẳn với lượng đạn mang theo súng, về cái này thì không tiện nói ở đây nhưng ví dụ của đ/c PTL về đạn cho súng AK ... sai toét !
    u?c ptlinh s?a vo 07:32 ngy 27/02/2007
  4. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Hế hế, có nói sai thì mới biết đúng là thế nào chứ sếp. Sếp giảng đi ạ!
    u?c ptlinh s?a vo 07:34 ngy 27/02/2007
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Cơ số đạn và lượng đạn mang theo súng khác nhau hả bác. Em vẫn nghe nói là "mang theo mấy cơ số đạn", vậy số đạn mang theo súng là cơ số đạn được phát + số đạn mà người lính tự túc?
  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Cơ số đạn và lượng đạn mang theo súng khác nhau hả bác. Em vẫn nghe nói là "mang theo mấy cơ số đạn", vậy số đạn mang theo súng là cơ số đạn được phát + số đạn mà người lính tự túc?
    ---------------------------------------------------------------------------------
    Đương nhiên là khác nhau, ku em ạ ! Khi người ta nói "Đơn vị Z mang theo 2 cơ số đạn" có nghĩa là ngoài lượng đạn mà người lính trực tiếp cầm súng mang theo khi chiến đấu còn lượng đạn mà các lực lượng bảo đảm thuộc đơn vị Z phải mang theo. Cuối ngày chiến đấu hoặc khi bị tiêu hao, tổn thất đột xuất thì mới bổ sung lượng đạn mang theo cho bộ đội. Việc qui định cơ số đạn sẵn sàng chiến đấucủa đơn vị nào đó tùy thuộc vào nhiệm vụ trước mắt và cả nhiệm vụ tiếp theo của nó, còn lượng đạn mang theo súng của người lính thì cố định. Mà này, đạn chứ có phải...rau đâu mà tự túc hả ku ?
  7. AqTao

    AqTao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0

    Tưởng tự túc được chứ. VD: Đạn dùng còn thừa sau trận đánh không nộp lại. Ngày xưa đọc cuốn "Tháng 3 ở Tây Nguyên" thấy các cụ nói hậu cần B3 có "lương khô" cho đạn pháo bằng cách khi thu đạn chiến lợi phẩm chỉ báo số chẵn lên trên. Số lẻ để dành cho lúc "đói kém".
  8. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Trước mỗi trận đánh, bên hậu cần sẽ phải tính toán số lượng đạn và các cơ số cần thiết cần sử dụng vào bao nhiêu tùy vào qui mô trận đánh, số ngày chiến đấu,....
    Còn người lính bộ binh thường đã được cố định. Nếu bắn hết thì kiếm đâu thì kiếm chứ đừng chạy về mà xin thêm đạn kẻo bị ăn đạn trừ phi hoàn thành nhiệm vụ
  9. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Híc híc, ặc ặc, ke ke.
    Ý em hỏi là ví dụ với bộ binh (mang AK chẳng hạn) thì cơ số đạn AK là bao nhiêu viên, mang bao nhiêu lựu đạn?
    Với tăng T54 thì cơ số đạn là bao nhiêu viên đạn xuyên/ phá, bao nhiêu 12.7mm, bao nhiêu đạn liên thanh đồng trục.... chứ
  10. cleverview

    cleverview Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2004
    Bài viết:
    9.613
    Đã được thích:
    2
    Hồi năm 79 thấy bố em bảo là cụ đeo 6 quả lựu đạn.Khoảng 120 viên AK.Súng AK.K54 và hơn trăm viên đạn nữa.Tham thật
    Cụ là chỉ huy đại đội trưởng tự vệ.Nhưng mà không đeo ống nhòm mà có một người nữa điếu đóm mang ống nhòm cho .Khôn thật.May mà Khựa không đánh chỗ cụ chốt.Không thì chắc chẳng có thằng em ngồi đây type với các bác.

Chia sẻ trang này