1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khái niệm "quan hệ nhân quả" trong pháp luật là gì?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi thanhbinh558, 03/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thanhbinh558

    thanhbinh558 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Khái niệm "quan hệ nhân quả" trong pháp luật là gì?

    Mình đang cần tìm hiểu gấp về nội dung "quan hệ nhân quả" theo quy định của luật pháp, mong các cao thủ giúp đỡ gấp.

    Để được coi là hành vi cố ý vi phạm pháp luật thì hành vi đó phải (ngoài yếu tố chủ thể của hành vi có năng lực trách nhiệm pháp lý):
    - Là hành vi trái pháp luật
    - Gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần mà xã hội gánh chịu
    - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
    - Do lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp) gây ra.

    Một điều mình muốn hỏi ở đây là thế nào là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại? Tìm hiểu thì mình chỉ biết rằng ?oXác định quan hệ nhân quả là phải xác định được rằng thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại?. Nhưng dù thế mình vẫn không hiểu ?okết quả tất yếu? là như thế nào, hành vi đó chỉ có thể dẫn đến duy nhất một kết quả? Nếu như vậy thì chẳng thể nào có mối quan hệ nhân quả. Ví dụ như đi xe máy không đội mũ bảo hiểm ra đường (đoạn bắt buộc phải đội mũ) và đi xe đúng luật bị người khác đâm vào hoặc tự đâm vào dải phân cách rồi tử vong thì đâu là nguyên nhân gây ra cái chết đó? Ở đây là hành vi vi phạm pháp luật không đội mũ bảo hiểm có phải là nguyên nhân gây ra chết người không? Vì xét theo quan hệ nhân quả ?otất yếu? thì không phải 100% trường hợp đi xe không đội mũ bảo hiểm đều dẫn đến chết người. Ngay cả khi tai nạn mà không đội mũ bảo hiểm thì cũng không phải 100% đều chết. Và trong trường hợp người khác đâm vào và gây ra cái chết của người không đội mũ bảo hiểm nhưng đi đúng luật này sẽ xử lý như thế nào?

    Và theo quy định của pháp luật thì thế nào là nguyên nhân trực tiếp, thế nào là nguyên nhân gián tiếp? Phân tích ví dụ trên thì đâu là nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp? Nếu ví dụ mình đưa ra chưa đủ 2 nguyên nhân đó thì các bạn có thể đưa thêm giả thiết vào để phân tích hộ nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.

    Mong mọi người trả lời giúp vì mình là dân ngoại đạo mà lại gặp vụ này phải giải quyết rất gấp.

    Xin cảm ơn.
  2. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Theo mình biết thì cái việc không đội mũ bảo hiểm không phải là yếu tố của quan hệ nhân quả gây ra cái chết.
    Giả dụ nếu 1 người nào đó không đội mũ bảo hiểm đi ngoài đường, bị người khác đụng xe vào và chết, thì ta vẫn xem việc đụng xe là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết, chứ không phải là việc không đội mũ bảo hiểm. Lúc này cơ quan điều tra sẽ xác định cái việc đụng xe đó có phải là yếu tố chính của "quan hệ nhân quả" gây ra cái chết hay không, rồi xem lỗi của ng này là gì (theo mình biết là yếu tố lỗi ko chỉ bao gồm cố ý trực tiếp hay gián tiếp mà còn vô ý do cẩu thả hay vô ý vì quá tự tin nữa)
    Năm 1996, trên đoạn đường Đinh Bộ Lĩnh Quận Bình Thạnh, TPHCM, lúc đó cấm xe tải lưu thông vào đoạn đường này trong giờ cao điểm. Lúc này có 1 xe tải lưu thông vào vào lúc 5h chiều, 1 xe gắn máy chạy đến và vướng vào đuôi xe tải. Người lái xe gắn máy ngã xuống chấn thương sọ não và chết trên đường đi cấp cứu. Lúc này gia đình nạn nhân đòi kiện ng lái xe tải đó. Họ cho rằng việc xe tải lưu thông vào đoạn đường đó vào giờ cao điểm tạo 1 luồng nguy hiểm cho con trai họ, vì thế chiếc xe tải lưu thông vào là nguyên nhân trực tiếp cái chết của con trai họ.
    Tuy nhiên, quan tòa đã bác bỏ luận điểm này
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Bạn, theo ý kiến của riêng bản thân mình thì đây là một câu hỏi hay của bạn. Cám ơn bạn đã mở ra topic này và mình có vote cho câu hỏi 5 sao như là một lời cảm ơn bạn. Mình xin trả lời cho bạn theo cách hiểu mà mình học (mình sorry là mình phải dùng tiếng Anh cho hoàn toàn chính xác với điều mình hiểu vì nếu mình dùng tiếng Việt cho từ đó thì có khả năng mình dùng không đúng). Điều mà bạn hỏi trong lĩnh vực mà mình đã được học trong the Law of Torts gọi là causation.
    (i) Khi mình phải xét đến một quan hệ dân sự trường mình dạy cho mình không quan tấm đến nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp mà chỉ tìm ra có phải defendant gây ra lỗi này hay không hay có một yếu tố thứ ba nhảy vào (nếu có thì defendant sẽ tìm ra để bào chữa cho mình). Yếu tố thứ ba đó mình học gọi là novus actus interveniens (đây là một từ tiếng Latin mà bạn có thể Google dễ dàng để hiểu) nghĩa đơn giản là có yếu tố thứ ba chen vào gây ra vi phạm dân sự đó.
    (ii) Khi bạn nói đến nguyên nhân có phải là do defendant gây ra hay không (causation) thì bạn sẽ dùng nguyên tắc "but for" khi trong sự kiện chỉ có một nguyên nhân. Ví dụ, tôi đi đường tôi phạm lỗi tôi đụng bạn. Dùng but for nghĩa là nếu không có tôi thì bạn sẽ không bị đụng.
    (iii) "But for" sẽ không bao giờ dùng được khi trong sự kiện có nhiều nguyên nhân gây ra.
    (iv) Về ví dụ bạn hỏi là nếu bạn không đội mũ bảo hiểm đó, đó không được xem trong tiêu chí causation mà defendant sẽ dùng điều đó để làm defense cho mình để giảm số tiền bồi thường thiệt hại xuống theo nguyên tắc "contributory negligence" nghĩa là bản thân bạn là plaintiff bạn có "góp vốn" vào trong vấn đề. Cái này còn có một cái nữa là "apportionment legislation" nghĩa là có luật quy định về phân chia trách nhiệm này thì quan toà sẽ xem xét luôn.
  4. thanhbinh558

    thanhbinh558 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn đã trả lời, mình xin bàn thêm về vấn đề này, hy vọng sẽ có lúc cùng các bạn tìm ra cách hiểu đúng nhất vì vấn đề này theo mình là khá phức tạp.
    @ duyhau2012: theo như bạn nói ?oviệc đụng xe là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết? rồi sau đó lại phải ?oxác định cái việc đụng xe đó có phải là yếu tố chính của "quan hệ nhân quả" gây ra cái chết hay không? thì suy ra còn yếu tố khác (phụ?) trong cái chết đó. Vậy việc không đội mũ bảo hiểm có là yếu tố khác hay không? Và nếu là yếu tố khác thì liệu có mâu thuẫn không khi khẳng định ?okhông đội mũ bảo hiểm không phải là yếu tố của quan hệ nhân quả gây ra cái chết??
    - Mình cũng đã tìm hiểu về lỗi và được biết rằng lỗi chỉ có chia thành lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý gồm lỗi vo ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả. Tuy nhiên, mình muốn đề cập đến hành vi cố ý vi phạm pháp luật nên mình đã không nói về ?olỗi?.
    - Về ví dụ của bạn đưa ra, theo quan điểm của mình thì mình cũng đồng ý với cách xử của toà. Nhưng mình cũng được nghe một trường hợp tương tự về bản chất với trường hợp bản kể mà toà lại xử hoàn toàn ngược lại, xin được kể lại để thấy rằng hiểu về ?oquan hệ nhân quả? thật khó khăn. Có 1 người nuôi 1 chó không tiêm phòng (vi phạm pháp luật) và con chó này cắn bà hàng xóm. Người này đã chở bà hàng xóm đi tiêm phòng. Khi tiêm được một nửa số mũi tiêm thì ông chồng bà đó tự nhận sẽ chở vợ đi tiêm. Nhưng ông chồng đã không đưa vợ đi tiêm đủ số mũi cần thiết vì trong thời gian đó thấy vợ vẫn bình thường. Chỉ vì bỏ một vài mũi tiêm mà bà vợ đã bị chết. Toà xử người hàng xóm thua với lập luận rằng nếu con chó chưa tiêm phòng không cắn thì không phát sinh việc đi tiêm và bà đó sẽ không chết.
    Thật khó để hiểu cho thống nhất về khái niệm ?oquan hệ nhân quả?phải không, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp vậy.
    @ analyst: đúng là thật khó để chuyển các thuật ngữ sang tiếng Việt cho chính xác. Tuy vậy, cũng có một số từ tương đương như causation là quan hệ nhân quả, plaintiff là bên nguyên/nguyên đơn, defendant là bên bị/bị đơn, những từ còn lại thì mình cũng không tìm được từ tương đương.
    Nếu tuân thủ theo nguyên tắc ?obut for? thì cách xử của toà tại trường hợp của bạn duyhau2012 kể là đúng và trường hợp toà xử ông chủ con chó chưa tiêm phòng là sai phải không bạn?
    Ngoài ra, ?ocontributory negligence" muốn đề cập đến nguyên tắc khởi điểm về bồi thường khi bị đơn cũng có lỗi (bị đơn không đư ợc bồi thư ờng khi có lỗi - không xét đến mức độ lỗi). Khi đã làm giảm tính cứng nhắc của nguyên tắc ?ocontributory negligence" thì có được ?ocomparative negligence? phải không bạn?
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hi, bạn ThanhBinh
    Mình xin trả lời thêm và góp thêm ý kiến trong việc bạn hỏi có liên quan đến ví dụ của bạn DuyHau về việc đụng xe gây chết người (xe tải và xe gắn máy):
    (i) Trong trường hợp vi dụ đưa ra của bạn DuyHau, chúng ta cần phải đọc lý do trong phán quyết mà toà án đưa ra để chúng ta có thể thấy được lý do vì sao người lái xe tải không phải bồi thường. Theo mình thấy nhìn trên bề mặt (prima facie) thì việc xe tải vi phạm đi vào đường cấm là một defense cho bên nguyên vì lý do contributory negligence.
    (ii) Về but for test, đây là một loại test rất là phổ biến trong các vụ án dành cho negligence. Nhưng như mình đã nói với bạn. But for chỉ được dùng khi có một nguyên nhân gây ra cái chết. Trong trường hợp xe tải của DuyHau, bạn đó chưa cung cấp đầy đủ chi tiết nguyên nhân vì sao xe máy bị ngã. Vì xe máy đi ẩu hay vì xe tải đi ẩu? Vì vậy mình chưa áp dụng but for được bạn. Trong trường hợp con chó tiêm phòng. Đây là trường hợp có thể có hai nguyên nhân gây ra cái chết do con chó và do người vợ không đi tiêm phòng đầy đủ cho nên bạn không dùng "but for test" được. Tuy nhiên, mình đã đọc vụ kiện tương tự thì mình thấy khả năng chủ con chó negligent là rất lớn thay vì argue là nguyên nhân là do người chồng/vợ. Dù vậy, lại tiếp tục việc contributory negligence nghĩa là người chồng/vợ đã góp phần vào làm cho người vợ chết.
    (iii) Mình chưa bao giờ nghe qua comparative negligence cho nên mình không biết cái này là gì sorry bạn mình không giải thích cho bạn được. Trong Torts không có từ này.
    (iv) Tương đương với contributory negligence bạn sẽ có apportionment nghĩa là đã có quy định luật pháp cho việc phân chia bồi thường này. Trong common law, negligence (như vụ chết người và con chó) đều lấy từ vụ kiện (common law) mà ra không dùng nhiều đến luật thành văn (statute). Tuy nhiên, kiện bằng cases khó hơn statutes cho nên quốc hội các tiểu bang đã đưa contributory negligence vào statute để cho kiện dễ dàng hơn. Từ đó nó biến đổi thành apportionment legislation. Hai cái đều mang một mục đích như nhau.
    (v) Bạn cũng lưu ý thêm là trong luật hình sự ở common law system thì việc lái xe gây chết người như vậy có thể thuộc luật hình sự tuỳ theo cảnh sát điều tra. Bạn có thể sẽ bị buộc tội careless hoặc reckless driving causing death. Đây là một loại tội hình sự mà có thể thuộc vào manslaughter nghĩa là giết người không chủ ý (không có mens rea (tiếng Latin nghĩa là mental element) so với murder).
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hi, các bạn. Nhân tiện bạn TBinh hỏi về việc bạn ấy không hiểu về "quan hệ nhân quả" mà mình thì cho đó là nguyên tắc causation trong Torts mình học, mình có nói về contributory negligence là nguyên tắc của cases (common law) và apportionment legislation (của statute). Mình muốn hỏi các bạn là sinh viên đang học luật ở Việt Nam câu hỏi này và mong các bạn trả lời vì nếu thử các bạn sẽ tự biết là các bạn học được từ trường ra như thế nào và có học xong rồi trả hết lại cho thầy của năm đầu tiên vào đại học luật hay không. Trong năm đầu tiên mình học giáo sư của mình đã hỏi câu này và ... sure mình không biết câu trả lời.
    Câu hỏi là bạn có hai nguồn luật:
    (1) quyết định của quan toà về phân chia mức bồi thường trong vụ kiện dân sự do contributory negligence của bên nguyên; nhưng
    (2) sau đó lập pháp quyết định đưa nó vào trong luật (statute).
    Giả sử là hai nguồn luật đó có mâu thuẫn với nhau (conflict), theo bạn nguồn nào sẽ có giá trị pháp lý hơn cái kia (prevail over)? Mình cần bạn phải cho lý do pháp lý trong câu trả lời của bạn. Theo bạn, bạn sẽ xử lý (tackle) câu hỏi này như thế nào? Câu hỏi này là nguyên tắc luật pháp áp dụng cho bất cứ hệ thống luật nào? Bạn làm sao đây?
    Mong các bạn là sinh viên gần ra trường rồi hãy tự hỏi mình câu này. Để tránh hiểu lầm, mình không nói là mình hay hơn các bạn, xin đừng hiểu như vậy, mình cũng không biết và giáo sư của mình đã phải dạy cho mình mình mới biết.
  7. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    - Câu hỏi như vậy mà cũng hỏi thì tui cũng hết ý ! Không lẽ ở Mỹ ông Prof khinh dễ sinh viên như thế !
    - Theo tui câu hỏi (của bạn Analyst) và câu trả lời không áp dụng cho KHPL VN.
    Ở VN, quan Tòa xét xử tuỳ theo hướng dẫn của chi bộ đã họp trước và tuỳ theo đối tượng, hoàn cảnh, ..... Do đó statute hay .... "thông" (?) luật gì đó là phương tiện biện minh cho phán xét chứ không phải là nguồn gốc hay căn cứ của phán xét .
    Câu hỏi khó cho quan Tòa ở VN là nếu chi bộ hướng dẫn như thế (iẹ xử 5 năm tù, bồi thường 2 tỷ ...) mà cán bộ lãnh đạo ngoài chi bộ như Tỉnh Ủy hay Thành Ủy hay TƯ lại gợi ý xử nhẹ (phạt hành chính 20 ngàn hay 2 đô) thì quan Tòa phải làm sao nếu không kịp họp chi bộ 1 lần nữa .
    Hay thí dụ như đưa hối lộ, nhẽ ra xử 5 năm tù nhưng lãnh đạo (ngoài chi bộ Tòa Án) cấp cao muốn diệt thành phần khinh dễ chính quyền nên yêu cầu xử tử hình thì quan Tòa phải xử như thế nào ?
    Ai cũng biết và hiểu rằng Đ lãnh đạo nhưng trong các thí dụ trên thì ai đại diện cho Đ ? khó là ở chổ đó !
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn NN đã cung cấp thông tin về cách hành xử của quan toà Việt Nam. Câu hỏi trên không có gì là "hết ý" cả đâu vì ngày xưa bản thân tớ cũng không biết đó thôi honestly. Trường luật không phải là nơi giáo sư thách thức khả năng hiểu biết luật của bạn để rồi xem thường bạn vì bạn không biết mà nó là nơi nó chỉ cho bạn học cái bạn cần phải học. Vì vậy, trong năm đầu tiên, họ hỏi bạn như vậy mà bạn không biết là chuyện thường tình mà thôi. Câu hỏi của tớ là một câu hỏi thuần tuý mang tính pháp lý cho một sinh viên luật trong khi câu hỏi của NN lại là một câu hỏi mà, theo tớ nghĩ mà vốn có thể tớ sai, trong trường luật ở Việt Nam nó không có dạy cho bạn (nhưng trong trường luật ở nơi tớ học câu hỏi như vậy có dạy cho tớ cách giải quyết thuần tuý về mặt luật pháp). Vì câu hỏi của NN như vậy, tớ nghĩ sometimes mình cũng nên mở ra một topic mới nếu chưa có topic tương tự để cho chúng ta là những người học luật từ những hệ thống khác nhau chúng ta sẻ chia sẽ với nhau những cái chúng ta học. Để rõ ràng không gây hiểu lầm chia sẽ ở đây thuần tuý là cho biết cái này chúng ta học thế nào trong khi bạn học ra sao để chúng ta có kiến thức cơ bản về sự khác biệt trong trường luật chứ không phải nói ra để thể hiện trường này hay hơn trường kia.
    Mình tự hỏi rằng không biết luật Hiến Pháp (và kể cả luật hành chính) các bạn học như thế nào. Có phải là giáo viên sẽ dạy cho bạn việc phân chia quyền lực như thế nào theo Hiến Pháp và giải quyết sự vi phạm quyền lực như thế nào hay không. Mình lấy ví dụ, ở một quốc gia có liên bang, việc phân chia quyền lực ngoài nguyên tắc separation of power nó còn có phân chia đâu là quyền của liên bang đâu là quyền của tiểu bang. Chính có tiểu bang liên bang trong đó nó sẽ làm cho môn luật hiến pháp này bạn học bạn muốn điên lên nhưng sau khi học điên xong rồi bạn mới biết ơn ông thầy vì đã bắt học sinh phải học điên như vậy. Chưa hết, cái khổ của tiểu bang liên bang là lỡ như tiểu bang và liên bang cùng ra một đạo luật (concurrent power) thì bây giờ biết làm theo luật nào đây?
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 06:58 ngày 08/08/2007
  9. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Hỏi 100 sinh viên luật, 99 người sẽ trả lời là:
    Trích nguyên văn dưới đây
    Luật HP chủ yếu nhấn mạnh vào mấy cái như: thể chế chính trị, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, các mối quan hệ xã hội giữa các cơ quan nhà nước, giữa nhà nước và công dân..., sự tham gia của nhân dân..vv.
    Cũng có cách tiếp cận luật hiến pháp dưới góc độ chủ yếu là: chế độ chính trị - mà ở nhà nước cộng hòa XHCNVN thì - cái này quen thuộc rồi - nhà nước của dân, do dân, vì dân.
    Theo hình thức cấu trúc lãnh thổ, (hình như - học lâu quá rồi quên) nhà nước VN là nhà nước đơn nhất, vì thế nó khác với nhà nước liên bang (Hoa Kỳ) như anh analyst hỏi ở trên. Vậy nên, đề nghị anh nói luôn cho mọi người tham khảo và bổ sung thêm
  10. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    À quên, bổ sung thêm: Luật hiến pháp và luật hành chính có nhiều điểm gần nhau, vì nó cùng liên quan đến mây cơ quan được gọi theo nhiều kiểu là cơ quan quyền lực nhà nước/ cơ quan nhà nước/ cơ quan hành chính nhà nước/cơ quan chấp hành...
    Luật hiến pháp đi vào cách thức tổ chức (theo cả nghĩa là quyền lực) ra mấy thứ ấy và mối quan hệ của chúng - nghĩa là nó như kiểu học Kinh tế học Vĩ mô: toàn bàn mấy thứ thất nghiệp, tăng trưởng, lạm phát vv.
    Còn luật hành chính nhấn mạnh vào cách thức thực thi (trên thực tế hay trong thực tiễn)công quyền được bà con chúng ta ủy nhiệm quyền lực (thuộc về nhân dân) cho những cơ quan/tổ chức/cá nhân... đó - theo nghĩa hành chính nhà nước - nghĩa là nó như kiểu học Kinh tế học vi mô , tập trung vào nhóm hành vi của doanh nghiệp - (học lâu rồi quên)

Chia sẻ trang này