1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khái niệm "quan hệ nhân quả" trong pháp luật là gì?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi thanhbinh558, 03/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thanhbinh558

    thanhbinh558 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Hi Analyst và các bạn,
    Về cách hiểu thế nào là quan hệ nhân quả thì mình đã tìm đwợc câu trả lời. Quan hệ nhân quả tức là hành vi vi phạm pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Có thể câu trả lời này là không chính xác theo quan điểm của Analyst vì bạn không học luật Việt Nam nhưng câu trả lời đã nằm trong một giáo trình luật nên có thể coi là cách hiểu chính xác nhất.
    =======
    Mình chưa bao giờ nghe qua comparative negligence cho nên mình không biết cái này là gì sorry bạn mình không giải thích cho bạn được. Trong Torts không có từ này.
    * Nội dung này mình đã đọc trong một tài liệu giới thiệu về common law và chỉ muốn hỏi bạn để confirm cách hiểu của mình. Tort law là Luật bồi thường ngoài hợp đồng, trong đó có giới thiệu nội dung này. Mình hiện không có bản gốc tiếng Anh ở đây nhưng mình có thể tìm lại.
    =======
    Câu hỏi là bạn có hai nguồn luật:
    (1) quyết định của quan toà về phân chia mức bồi thường trong vụ kiện dân sự do contributory negligence của bên nguyên; nhưng
    (2) sau đó lập pháp quyết định đưa nó vào trong luật (statute).
    Giả sử là hai nguồn luật đó có mâu thuẫn với nhau (conflict), theo bạn nguồn nào sẽ có giá trị pháp lý hơn cái kia (prevail over)?
    * Câu này sẽ phù hợp nếu phải áp dụng luật theo hệ thống thông luật (common law), còn với Việt Nam (áp dụng civil law) thì xét xử phải dựa trên các quy định của pháp luật, không theo thông lệ. Tuy nhiên, nếu theo common law thì thông lệ (quyết định của quan toà) cũng có thể bị bác bỏ nếu có đủ lý luận, bằng chứng (trường hợp naỳ có thể sử dụng statute).
    Đây chỉ là suy đoán của mình (không phải là dân luật). Câu trả lời của bạn trong trường hợp này là gì vậy?
  2. thanhbinh558

    thanhbinh558 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Xin đính chính một chút là "...nên có thể coi là cách hiểu chính xác nhất ở Việt Nam "
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn thông tin của Pna về nội dung học Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính (từ đây trở xuống để cho nhanh chóng mình sẽ gọi tắt là LHP và LHC nhe các bạn) trong trường luật ở Việt Nam. Mình sẽ viết tiếp bài về vấn đề này cho các bạn thấy môn học này được dạy như thế nào sau khi trả lời cho bạn ThanhBinh chỉ muốn nói là mình cám ơn bạn cho mình biết.
    ThanhBinh
    (i) Đầu tiên là comparative negligence. Thành thật xin lỗi bạn là trước đó mình nói là mình không biết. Đây là lỗi kiến thức của mình và mình xin lỗi. Mình tặng cho bạn 5 sao cho nick như là một hành động xin lỗi về việc này. Ở Mỹ một số tiểu bang dùng contributory nhưng một số tiểu bang khác modify định nghĩa này và họ chọn ra từ mới là comparative nhưng thực chất nó có ý nghĩa như nhau là thể hiện negligence cũng có góp phần của plaintiff. Vì vậy, nó tồn tại hai từ cùng một lúc tiểu bang này dùng contributory tiểu bang khác dùng comparative.
    (ii) Về câu hỏi conflict giữa statute và common law (cases) của mình mà bạn trả lời ở trên, mình sorry là hướng trả lời của bạn không đúng. Không phải là việc dùng common law hay civil law. Đó là một câu hỏi liên quan đến LHP và kể cả câu hỏi của NN về quan toà cũng là câu hỏi liên quan đến luật HP. Khi bạn gặp một trường hợp mà có mâu thuẫn giữa tư pháp judiciary và lập pháp (legislative) như vậy câu trả lời là bạn phải đọc Hiến Pháp và xem có điều khoản trong đó quy định về việc này hay không. Hầu như là phải có nếu không có thì phải xem lại Hiến Pháp của quốc gia đó.
    (a) Trong trường hợp của mình hỏi, sẽ có điều khoản trong HP nói rằng khi có conflict giữa Parliament và Judiciary thì luật của bên nào sẽ prevail.
    (b) Trong câu hỏi của NN thì lại cũng dùng nguyên tắc seperation of power của Hiến Pháp làm nền tảng pháp lý để tranh luận. Trong các vụ kiện ở common law, có rất là nhiều cases về việc này nghĩa là hành pháp hoặc tư pháp muốn control lập pháp và điều khiển quan toà làm theo ý mình. Lúc đó toà án tối cao nhất có thẩm quyền xem xét HP sẽ ra quyết định là có vi phạm separation of power hay không.
    (iv) Vì những điểm nói trên, bạn sẽ thấy rằng HP là rất quan trọng và nếu bạn muốn quốc gia mình sống theo the Rule of Law bạn phải tuân thủ những "quyền" trong HP của ông cha đã viết ra chứ không phải bạn nghĩ bạn là hành pháp là bạn có quyền tối cao và bạn muốn sửa HP thì bạn có thể sửa lại theo ý muốn của bạn.
    (vi) Chính điểm trên cũng là cơ sở pháp lý cho mình nếu như em ViThanh muốn tranh cãi với mình là tại sao việc sở hữu súng ở Mỹ là một chuyện hay có "side-effect" nhưng mà nó vẫn tồn lại hợp luật ở Mỹ. Đó là vì nó là quyền được quy định trong Hiến Pháp Mỹ có từ thể kỷ thứ 18 cho đến bây giờ. Nếu một công dân Mỹ muốn thay đổi nó, hãy làm theo đúng Article Five của HP để thay đổi điều khoản này trong HP chứ không phải bạn nghĩ là bạn là hành pháp, tư pháp hay lập pháp bạn thấy nó "lố bịch" theo cách nhìn của bạn xong bạn tự viết lại Hiến Pháp. Ở một quốc gia theo the Rule of Law, bạn muốn thay đổi HP không có dễ dàng như trở bàn tay vậy đâu.
    (mình xin sẽ quay trở lại nói về nội dung học LHP và LHC cho các bạn xem như là một kiến thức nếu bạn chưa biết là sinh viên ở nơi khác thì họ sẽ học như thế nào)
  4. vithanh00

    vithanh00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Anh Anal lại hiểu sai ý người khác rồi
    Không bàn cãi về cái gọi là Right to be arm trong hiến pháp Mẽo. Cái muốn nói ở đây là một đứa trẻ 04 tháng tuổi được thừa nhận quyền sở hữu và được những ông to đầu cấp giấy phép sử dụng súng. Dẫu biết rằng HP nó quy định thế, nhưng một việc như vậy cho thấy sự ngớ ngẩn trong hệ thống PL của bất cứ quốc gia nào cũng tồn tại.
    Hoặc đại loại như luật của một QG khối ả rập như sau: ngồi trên lưng một con lạ đà và câu cá trong sa mạc có thể sẽ bị phạt đòn roi vì vi phạm PL (cái này mấy bác cứ tham khảo, nguyên văn và QG nào thì em quên mất, chỉ nhớ mang máng nó thế)
  5. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Em Vit không thích Anal à ? ....
    Chỉ nhớ mang máng thôi mà dám lên đây nói phét a ?
    - Luật như thế này - ở truồng mà ngồi trên lưng lạc đà thì mới bị phạt. Muốn biết tại sao ? làm thử thì biết !
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hi, các bạn, sorry hôm nay mình không có thời gian viết bài để nói về học LHP như đã hứa xin hẹn lại các bạn. Đơn giản (sẽ nói chi tiết ra) là mình học thật sơ lược về lịch sử hiến pháp common law bắt đầu bằng Magna Carta của nước Anh. Sau đó họ sẽ bắt đầu nói về nguyên tắc the rule of law xong đến separation of power trong đó nhấn mạnh đến judicial independence sau đó học về quyền của liên bang tiểu bang được phân chia trong HP (express và implied) như thế nào. Quyền này được hiểu được áp dụng đến mức nào (to what extent) và để hiểu được phải đọc cases của toà án tối cao viết cái này thì được quyền cái kia thì không được quyền.
    Như anh đã nói nếu em VT muốn tranh cãi với anh về việc gun control ở Mỹ anh rất sẵn sàng nói chuyện với em. Đầu tiên, em vui lòng cho anh biết điều nào, khoản mấy, chương mấy, văn bản số mấy ngày nào tháng nào năm nào còn hiệu lực hay không còn hiệu lực cho thấy rằng một đứa trẻ chỉ mới 4 tháng tuổi được phép mua (để sở hữu) súng ở Mỹ cho anh xem. Khi chúng ta tranh cãi, chúng ta không nên nói là em nghe thế em thấy thế em thấy trên tivi thế mà phải nói bằng bằng chứng. Em quote ra cho anh xem thử rồi anh sẽ giải thích cho em hiểu là 4 tháng có được mang súng hay không.
    Để tránh các bạn khác hiểu lầm (a) mình đã từng nói là không có hệ thống luật pháp ở đâu là lý tưởng cả nhưng họ là nước sống theo the rule of law và (b) chuyện súng ống này là chuyện dài nhiều tập hầu như bị lạm dụng thường xuyên nhưng khổ cho chính quyền liên bang và tiểu bang là họ phải tôn trọng HP của họ. Có nói thì phải đi lại tìm hiểu vì sao những người ký hiến pháp thế kỷ 18 lại cho vào tu chính án thứ hai vào năm 1791 như vậy.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 06:20 ngày 10/08/2007
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) Hi, VT, trong bài post của anh ở trên sau 24 giờ anh suy nghĩ lại và thấy mình hơi aggressive trong việc tranh luận với em về gun control trong câu hỏi hỏi em cung cấp bằng chứng cho thấy 4 tuổi được quyền hợp pháp sở hữu súng. Anh xin lỗi vì aggressiveness này. Thôi để anh trả lời cho em luôn trước khi nói thêm về học LHP. Quyền sở hữu súng là quyền được công nhận trong Second Amendment của HP Mỹ và không có bất cứ cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp nào dám làm khác đi quyền này mà ông cha của họ đã ghi rõ ràng trong HP từ thế kỷ thứ 18. Như anh đã nói, the Rule of Law là đừng nghĩ rằng mình là cơ quan hành pháp thì mình có quyền dùng sức ép với cơ quan lập pháp thay đổi bất cứ một điều khoản nào trong HP trừ phi quy định trong HP đó về thay đổi HP đã được tuân thủ triệt để. Nếu không thì coi chừng quan toà của cơ quan lập pháp phát quyết vô hiệu.
    (ii) Tuy nhiên, dù có quyền như vậy nhưng văn bản luật dưới HP của Mỹ vẫn cấm một người 4 tuổi như em nói sở hữu súng. Không có chuyện một con nít đi ra tiệm mua súng rồi được người bán say ok mày có quyền HP tao bán súng cho mày đâu. No way.
    (iii) Nay anh nói về học LHP. Nguyên tắc của trường luật ở các nước có nền luật pháp vững mạnh và có nền giáo dục tốt là họ dạy cho sinh viên luật kiến thức mà họ có thể áp dụng được trong thực tế chứ không phải họ dạy xong rồi sinh viên luật ra trường "gà mờ". Ở nước ngoài muốn học luật phải học xong một bằng đại học xong rồi thi vào trường luật phỏng vấn whatever rồi mới vào học vì vậy đa số sinh viên toàn là những người có kiến thức non-law vững vàng và biết cách học.
    (iv) Vì điểm nêu trên, họ chỉ dạy rất ngắn gọn về lịch sử và các nguyên tắc như the Rule of Law hoặc separation of power (mà nổi tiếng Entick kiện Carrington tồn tại từ thế kỷ thứ 18 đến nay vẫn còn hiệu lực pháp lý) thể hiện rằng dù bạn có quyền tối cao của hành pháp bạn cũng phải làm theo luật đã có sẵn.
    (v) Phần lớn thời gian sinh viên sẽ học về quyền (power) mà HP phân cho ba nhánh và quyền mà HP dành cho tiểu bang và liên bang. Quyền gồm hai phần quyền express và quyền implied. Quan trọng là sinh viên phải hiểu được quyền này được cấp đến mức nào (to what extent). Để biết được một sinh viên phải đọc các vụ kiện liên quan đến quyền do toà án tối cao (thẩm quyền duy nhất giải thích HP) viết. Cái khổ là ở đây đây. Đọc là phải đọc hết coi các ông đó đưa ra lý do thế này vì trong exam khi làm lecturer sẽ hỏi chuyện này. Tại sao ông quan toà này nói thế này về một quyền trong khi ông kia nói khác. Nếu không thì cho một cái factual situations dài 1-2 trang A4 và bắt sinh viên phải giải quyết vấn đề pháp lý đó (problem solving). Cái mà họ hỏi trong exam chính là cái mà sau này một luật sư muốn làm về luật HP phải làm thật ở ngoài đời.
    (vi) LHP là một trong những môn khó khăn nhất là làm cho sinh viên đau khổ nhiều nhất cũng vì những quan niệm khó nuốt đã nêu. Tuy nhiên, sau khi khổ xong, sinh viên sẽ biết ơn ông thầy đã làm cho mình khổ như vậy khi ra trường. Ngành HP rất là khó khăn không phải ai ra cũng làm được vì những khái niệm học trừu tượng của nó và vì mức độ intensive trong khi học của nó và sau này khi áp dụng.
    Mình sẽ quay lại nói về học LHC. Đây cũng có thể gọi là một nhánh của LHP vì nó cũng là lập pháp control quyền của hành pháp making sure là họ làm đúng quyền đã được cấp trong luật. Trong khi đó nếu bạn muốn cứ Google mấy cái từ này (từ đây tớ không giải thích trước nữa bạn tự Google mà hiểu nhe nếu không hiểu hỏi lại tớ)
    (a) writ of certiorari
    (b) writ of mandamus, và
    (c) writ of prohibition
  8. vithanh00

    vithanh00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Em thích điều đó để dành cho anh và bạn trai của anh MSG ạ! Chừ em mới hiểu ra (thiên hạ gọi là ngố ý mà). Chứ nếu biết sớm, em đã liên hệ box GDGT tìm bạn trai cho anh sớm!
    Iem đã đọc bài báo nói về vấn đề như đã nói nhưng oan uổng là hôm nay tìm mãi chả thấy. Em sẽ cố gắng tìm và post cho anh Analýt rồi cùng bàn tiếp. (xin lỗi anh vì bài trước viết tắt nhé. Cái nick của anh khi cài font khó đánh quá!)
    @ Em cũng đã kiếm luôn cho anh MSG con lạc đà. Ở bên Ấn bán chỉ vài nghìn Rubi/con. Em làm lun 1 đôi làm quà. Pm cái add, em ship tận nhà cho anh!
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) VT, không có sao khi em gọi tên anh như vậy. Em thử cố gắng kiếm lại bài báo đó và quote cho chúng ta cùng xem và, dựa trên đó, anh sẽ có thể cho em biết là bài báo đó sai ở chỗ nào. Anh khẳng định với em là không có đứa con nít nào ở Mỹ mà được luật pháp Mỹ cho phép sở hữu súng một cách hợp pháp cả bất kể đó là con của ai. Dù vậy, nếu em đưa nó ra để nói cho anh biết rằng luật pháp của một quốc gia nào trên thế giới cũng có vấn đề của nó thì anh hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Anh đã từng nói rằng không có nơi nào là thiên đường cả. Tuy nhiên, một người chúng ta không nên dựa vào "luật pháp họ cũng có vấn đề vậy" để giữ quan điểm rằng luật pháp quê hương không cần phải thay đổi cho tốt hơn. Chỉ mong rằng một ngày nào đó một luật sư và quan toà, những người xuất phát từ trường luật, có thể thể hiện thật sự là họ ở trước toà và, chỉ đến khi có như thế, sẽ mới có thể sản sinh ra những trường luật giỏi và lúc đó ngành luật sẽ phải là một trong những ngành khó xin vào học nhất so với ngành bình thường khác theo đúng nhu cầu thị trường.
    (ii) Sorry mấy hôm vừa qua anh busy trả lời nhiều câu hỏi về luật di dân cho nên anh không có thời gian nói qua về học LHC theo post của Pna. Như đã nói, LHC trước đây thời xa xưa nó là một phần của LHP vì LHC là một loại luật mà nó xuất phát từ nguyên tắc the rule of law và nguyên tắc separation of power. Tuy nhiên, nếu như LHP thiên về judicial independence thì LHC lại thiên về "executive independence". Nó có nghĩa là ngành tư pháp không có quyền can thiệp vào một quyết định hành chính của hành pháp đối với nhân dân (anh ví dụ cấp visa nhập cảnh là một quyết định hành chính thuộc về hành pháp). Tư pháp chỉ có quyền tham gia vào chuyện "quyết định" khi có khiếu nại của dân rằng hành pháp không làm đúng theo luật đã cấp cho họ (ultra vires). Chính vì lẽ đó anh sẽ học writ of certiorari nghĩa là tư pháp xem xét quyết định hành chính của hành pháp để xem họ có làm đúng theo luật định hay không. Nếu không đúng thì tư pháp chỉ có quyền quash the decision và trả lại cho hành pháp quyết định trở lại chứ tư pháp không đứng vào trong đó ra quyết định thay cho hành pháp. Nếu không đó là vi phạm separation of power ghi trong HP.
    (iii) LHC ở đây anh chưa bao giờ thấy có học cái gọi là xử phạt hành chính nghĩa là theo một bạn nói là một nhân viên hành chính làm sao luật thì đem ra phạt. LHC anh học không có như vậy cho nên một bạn hỏi anh về chuyện phạt là anh không biết. LHC sẽ được dạy là judicial review nghĩa là review trên tính pháp lý của một quyết định coi nó có đúng luật hay không (xem mấy cái writ anh ghi ở trên). Sau đó học tiếp merits-based review và procedural fairness xem là hành pháp ra quyết định với người dân có làm đúng và công bằng theo quy định đã có sẵn hay không. Theo kiến thức của anh, luật Việt Nam bị vấn đề vượt thẩm quyền (ultra vires) rất là nhiều nghĩa là một quyết định cấp dưới vượt cả thẩm quyền được cho phép của quy định cấp cao hơn. Nếu có LHC có giá trị thực thi tốt, mấy cái quyết định đó là coi chừng bị vô hiệu lực.
    Anh sẽ quay trở lại nói thêm về Freedom of Information trong LHC và cách kiểm tra exam.
  10. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    @ bạn vithanh00
    Xin lỗi anh analyst và bạn vithanh00 vì ý kiến mang tính "phá bĩnh" này của mình.
    Nhưng mình có thói quen hình tượng hoá các ý kiến.
    - Một hệ thống luật pháp tiên tiến thì vẫn có lỗ hổng như những hệ thống luật pháp chưa tiên tiến bằng. Nhưng gần như chắc chắn rằng các lỗ hổng của nước tiên tiến thì nhỏ hơn, nhanh được nêu ra và chóng được bít đi.
    - Ta không nên sa vào thói quen say mê sưu tầm các lỗ hổng của các "hệ thống nước đi trước" và tự ru ngủ, yên tâm với những chỗ tương đương đã bít được của "hệ thống đi sau" mà không chịu đòi hỏi tiếp tục cải tiến "hệ thống đi sau" đó, vốn còn nhiều các lỗ thủng khác lồ lộ.

Chia sẻ trang này