1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khái niệm "quan hệ nhân quả" trong pháp luật là gì?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi thanhbinh558, 03/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hi, các bạn, vừa viết xong post bên kia nói về adversarial hay inquisitorial trong litigation thì mình nghĩ mình nên viết luôn cho bài viết này xong rồi còn nhiều vấn đề khác. Trong bài viết này mình nói qua về đạo luật Freedom of Information (thông thường họ gọi là FOI) mà có rất nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đưa nó vào một trong những đạo luật chính trong hệ thống luật hành chính của họ. Ở các quốc gia có liên bang như Mỹ, Canada và Úc họ đưa đạo luật này vào luật cấp liên bang áp dụng trên toàn cõi đất nước và họ giới thiệu nó xem như là cho người dân bình thường có quyền cơ bản đối với hành pháp và họ ban hành từ rất lâu rồi phải là mấy chục năm rồi. Bạn hãy Google từ FOI bạn sẽ có nhiều thông tin phải đọc lắm. Trong trường luật common law, họ đưa FOI vào một chương của ngành học (ở trường này bạn học một chương nghĩa là bạn học một tuần thôi) giáo viên giảng cho bạn trên giảng đường khoảng 3 tiếng đồng hồ gì đó và bạn về lấy sách ra đọc và lấy cases và statutes liên quan ra đọc để hiểu chuẩn bị cho exam cuối học kỳ. Với FOI trừ phi có những thông tin mang tính bí mật mà nếu đưa cho bạn thì không phục vụ cho public interest lấy ví dụ thông tin tình báo nếu cho bạn biết thì sẽ không bắt được terrorists làm hại dân chúng chẳng hạn thì bạn không có quyền đòi hỏi hành pháp phải cung cấp cho bạn xem. Nếu không bạn hoàn toàn có quyền kiện lên toà án để toà án bắt hành pháp phải đưa ra các văn bản liên quan đến chức năng, quyền hạn, thủ tục vân vân mà hành pháp dùng để quản lý bạn. Hãy Google từ này bạn sẽ hiểu thêm. Theo mình nghĩ, mục đích của FOI có nghĩa là nếu bạn nằm trong quyết định của hành pháp (ví dụ hành pháp quyết định cấp giấy phép kinh doanh cho bạn chẳng hạn) họ phải làm theo đúng thủ tục và cách xét duyệt của họ phải công khai rõ ràng cho mọi người xem không có việc họ muốn làm sao cũng được. Nếu họ không làm đúng theo thủ tục quy định họ sẽ bị người dân kiện lại vì không tuân theo procedural fairness hoặc biased in making a decision. Procedural fairness cũng là một phần bạn học để là một luật sư bạn biết thế nào là đúng thủ tục và sai thủ tục để bạn đại diện cho khách hàng của bạn là dân thường khiếu nại về quyết định của hành pháp làm sai luật đã định. Đa số trong lĩnh vực luật hành chính này tập trung vào việc tư pháp bãi bỏ quyết định đã đưa ra không đúng luật (quash the decision) bắt hành pháp phải xem xét làm lại hoặc có những cơ quan độc lập mang tính administrative xử theo merits-based để thay thế quyết định đầu tiên của hành pháp (primary decision maker). Như mình đã nói không có chuyện có luật một nhân viên đại diện của hành pháp (gọi là delegate) sai đem ra phạt "hành chính" họ ví dụ như phạt tiền cách chức vân vân. Nếu làm sai thì họ làm lại cho đúng luật.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 06:12 ngày 20/08/2007
  2. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Về exam của môn này thì tuỳ theo mỗi trường mỗi khác nhưng theo mình biết có nhiều trường kiểm tra bằng open book nghĩa là bạn vô tư muốn đem sách gì vào phòng thi cũng được không ai cấm. Theo mình đây cũng là một trong những cách chống quay cóp hữu hiệu vì chẳng có ở đâu trong sách có câu trả lời. Lâu trước ngày thi họ cho bạn biết bạn cần phải mang đạo luật A (ví dụ đạo luật mới về quốc tịch chẳng hạn) vào phòng thi cộng thêm tất cả các văn bản tranh cãi của đạo luật này lúc chưa thông qua (gọi là bill) mang vào phòng thi. Trong phòng thi họ đưa ra một vấn đề dài say 1 hoặc 2 trang giấy sau đó là các câu hỏi bên dưới giống như là một thực tế bạn gặp ở ngoài đời. Để làm được bạn phải biết rõ ràng đạo luật mang vào và các tranh cãi trong Parliament về đạo luật sau đó bạn trả lời. Những nguyên tắc hình thành trong các cases bạn cũng phải nhớ để đưa ra bằng chứng cho lý luận của bạn. Bạn ngồi trong phòng thì làm hơn 3 giờ đồng hồ. Nếu bạn không nắm rõ đạo luật vào phòng thì chắc chắn bạn không thể nào có nhiều thời gian ngồi đọc nó. Thông thường với mình thì mình đọc rất nhiều lần đến mức nói về một vấn đề trong đạo luật đó mình biết ngay nó nằm ở section nào và lúc đó chỉ cần nhìn qua lại section đó coi nó nói cái gì) sau đó viết tranh cãi trong câu trả lời.
    Bạn được quyền đem tài liệu vào nhưng bạn phải là người biết rõ ràng tài liệu của bạn nhưng bàn tay của bạn. Với mình chắc ăn mình đa số nhớ nguyên tắc của cases trong đầu luôn cho lẹ ví dụ nói về thế nào là một người delegate hợp pháp của một cơ quan nhà nước thì mình nhớ luôn ah đây là nguyên tắc của case A. Chỉ khi nào cần phải nói chi tiết hơn ông quan toàn này nói thế này ông kia lại nói kia thì mình mới cần mở case đó mà mình đã summarize lại để xem lại một vài chi tiết mình không thể nào nhớ mà thôi.
    Cũng có trường bắt làm close book nghĩa là nguyên tắc của nó bạn phải nhớ. Trong trường luật ở những quốc gia phát triển họ xử rất là nặng việc quay cóp (plagiarizm) thậm chí nếu bạn quote một legal journal mà không ghi rõ nguồn gốc bạn cũng bị trừ điểm và nếu bạn bị phạt vì tội plagiarizm thì coi chừng bạn bị đuổi ra khỏi trường luật ngay lập tức. Sure không có ở đâu hoàn hảo cả nhưng mình thật sự chưa bao giờ thấy có sinh viên luật quay cóp bài trong phòng thi mà bị bắt. Rất là xấu hổ và bạn gần học xong rồi mà bị bắt thì hơi buồn. Gần 10 năm học mới được ra trường luật để đi hành nghề mà bị đuổi thì rủi ro không đáng làm tí nào (vì bạn muốn học luật bạn phải học một bằng đại học khác nữa rồi thi LSAT cộng phỏng vấn rồi mới vào trường luật học).

Chia sẻ trang này