1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khái niệm tổ quốc! có thật ko?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi novastar, 27/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. enternal

    enternal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Hình ảnh bạn đưa ra li tưởng lắm. Mình ở Mỹ gần 3 năm, thấy thế hệ Việt Nam thứ 2 sinh trưởng ở đây thường bị cha mẹ quở mắng là quên nguồn gốc dân tộc hay là bị họ làm mặt lạnh vì yêu người thuộc chủng tộc khác.
    Mà các bậc phụ huynh đó nói cũng không sai vì con của họ hầu như nói không ra nổi 10 chữ tiếng Việt để thành câu, dù chúng hiểu ba mẹ hay những người Việt khác muốn nói gì. Chúng ăn mặc và nói năng y như mấy đứa Mỹ.
    Tuy nhiên, mình đã gặp nhiều đứa rất tốt và nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ mà không chế giễu hay châm chọc gì. Nhìêu ngừoi việt mình gặp nói thì hay lắm, nhưng họ lại không có lòng như những đứa bé đó. Họ luôn miệng nhắc nhở con cái phải nhớ về Việt Nam, vậy mà những gì từ Việt Nam mang qua họ chê đủ điều và còn tẩy chay nữa. Chẳng hiểu khái niệm Tổ Quốc của họ là loại gì nữa.
  2. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Nói về Tổ quốc, mình thấy đây là một khái niệm vừa đơn giản, vừa phức tạp. Đơn giản ở chỗ nó gần gũi với mọi người. Chẳng hạn chúng ta hay nói "tổ quốc Việt Nam", người Nga lại nói " tổ quốc Nga thân yêu " chẳng hạn. Nhưng nếu định nghĩa nó một cách chính xác thì lại rất phức tạp. Trước đây người dân Nga có thể nói "tổ quốc Liên Xô" và "tổ quốc Nga". Thậm chí cách nói đầu lại được khuyến khích hơn. Bây giờ thì họ chỉ nói "tổ quốc Nga" thôi. Tên nước của Đài Loan vẫn là "Trung Hoa dân quốc " thể hiện người dân ở đây vẫn coi mình thuộc về dân tộc Trung Hoa. Nếu Đài Loan đổi tên đi có thể coi là có sự nhìn nhận lại về vấn đề này rồi. Còn những người Anh đến Mỹ lập nghiệp từ hồi thế kỷ 16-17, lúc đầu họ cũng coi Anh là tổ quốc của mình. Nhưng rồi sau đó con cháu họ đã ly khai khỏi đất nước Anh và thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Từ đó HCQ Hoa Kỳ ( Mỹ ) trở thành tổ quốc của họ.
    Khái niệm "Tổ quốc" hay đi với các khái niệm "đất nước", "dân tộc" . Có thể nói khái niệm "đất nước" mang nặng tính vật chất của chủ thể, khái niệm "Tổ quốc" mang nặng tính tinh thần thiêng liêng, còn khái niệm "dân tộc" nói về tính huyết thống và tính chung sống của tập hợp người.
    Mình nhớ có một câu đã đọc ở đâu đó khá hay "Chúa đã cho đất đai nhưng con người phải dựng thành Tổ quốc"
  3. enternal

    enternal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Toàn là những lí luận trí thức, dễ nể thật.
    Với cái nhìn của mình thì những người Việt Nam ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ chỉ còn khái niệm dân tộc Việt Nam, chứ không còn tổ quốc Việt Nam nữa. Trừ những ai không hợp nổi đời sống ở Mỹ hay là bất mãn về văn hóa hay ngôn ngữ, đa phần mình thấy ngay cả các ông bà cụ Việt Nam mà kha khá Anh ngữ thì chẳng ai thèm về Việt Nam cả. Nếu có thì họ chỉ về chơi thôi, chứ còn họ vẫn thích ở trên đất Mỹ. Tuy nhiên, những người đó không ngừng nhắc con cháu phải giữ bản sắc dân tộc Việt Nam.
    Quả là rắc rối.
  4. chamthan

    chamthan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Tớ có một câu siu tầm được ở trên nét!
    ?oA nation is the same people living in the same place.?
    Chẳng nhẽ đơn giản vậy sao?

Chia sẻ trang này