1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khái quát về Nhạc cổ điển ( Sonata)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ninja_in_mask, 12/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ninja_in_mask

    ninja_in_mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    451
    Đã được thích:
    0
    Khái quát về Nhạc cổ điển ( Sonata)

    KHÚC GIAO HƯỞNG
    Hơn hai thế kỉ nay , các nhà soạn nhạc lớn đã lưu ý nhiều đến giao hưởng . Sức hấp dẫn của nó là ở cái gì ? Có thể chính chữ ?ogiao hưởng ?o giải thích được một điều nào đó . Dịch từ tiếng Hy Lạp thì nó có nhĩa là ?omột chồng âm ?o. Trong thời cổ xưa Hy lạp , người ta gọi việc kết hợp các âm thanh một cách dễ nghe với đồng ca bằng danh từ này . Về sau , lúc thì có nghĩa là một dành nhạc , khi thì là những đoạn nhạc nhiều bề viết cho các nhạc cụ trong các tác phẩm thanh nhạc lớn , lúc thì là khúc mở đầu cho một tổ khúc nhảy múa .Cuối cùng , vào dầu thế kỉ thứ 18 , danh từ ?o giao hưởng ?o ( symfonia) được xác định ở Ý là một khúc mở đầu bằng dàn nhạc của một vở nhạc kịch ( opera) . Đó là tiền than của giao hưởng .
    Đó là một khúc nhạc khá lớn gồm 3 phần khác nhau về tính cách , mồi phần phản ánh những mặt cụ thể của nội dung vở nhạc kịch . Phần I nhanh , súc tích , thể hiện những hình tượng hung dũng , long trọng hoặc có tính chiến đấu . Phần II chậm , gắn liền với chất trữ tình , ở đây nghe thấy âm điệu cảm động của những aria trữ tình . Trong phần III , ta nhận thấy rõ sinh hoạt diễn ra trong hoạt động nhảy múa nhanh nhẹn và nhẹ nhàn . Có thể bắt đầu bất kỳ một vở nhạc kịch nào bằng khúc mở đầu như thế . Vì như một quy tắc , chúng ta đều thấy trạng huống trong mỗi phần của sơ đồ -hùng dũng - trữ tình- và cảnh sin hoạt . Mặt khác bị rangf buộc với những chi tiết của chủ để , âm nhạc trong khúc mở đầu vang lên với mức độ tương đối khái quát . Do giao hưởng trong nhạc kịch có giá trị nghệ thuật đọc lập , người ta bắt đầu đem diễn tấu ngoài nhà hát nhạc kịch . Những bản giao hường này được gọi là ?ogiao hưởng thính phòng ?o.
    Cũng đã có những lien khúc hoà tấu nhạc cụ khác ( tức là những tác phẩm có nhiều chương ) . Đặc biệt tổ khúc nhảy múa được yêu thích nhất . Nhưng , cả tổ khúc nhảy múa , cả giao hưởng thính phòng cũng không đứng vững được trước áp lực của một thể loại mới khác .
    Nửa sau thế kỉ 18 , ở Châu Âu những biến chuyển lớn lao đã chín muồi , bão táp Cách mạng đang đến gần . Tư tưởng tự do và bình đẳng đã được củng cố . Một hệ thống tư tưởng và tình cảm mới mẻ , linh hoạt hơn đã hình thành . Nghệ thuật đang cố gắng ghi nhận những điều đó . Văn học đã hưởng ứng trước tiên bằng việc ra đời loại tiểu thuyết ?o tình cảm ?o , biểu lộ sự quan tâm chưa từng thấy đến cá nhân , đến thế giới nội tâm của con người .
    Những tìm tòi cũng được tiến hành trong lĩnh vực âm nhạc . Các nhạc sĩ cảm thấy chật hẹp trong khuôn khổ của giao hưởng thính phòng tổ khúc nhảy múa , những concerto cổ xưa . Những tác phẩm ấy không đầy đủ tính chất súc tích và ý tưởng chính thống , tư tưởng lớn như trong các chương của tiểu thuyết hoặc các màn của kịch . Trong các tác phẩm cũng có những đặc điểm khác như : trong giao hưởng thính phòng , tổ khúc nhảy múa hoặc concerto tuy có những chương khác tính cách nhưng thiểu , hoặc có không đáng kể sự tương phản . Mỗi chương duy trì mãi một trạng thái đau buồn hoặc vui tươi , trầm tư mặc tưởng hoặc hội hè trọng thể . Do đó , những chuyển biến của nội tâm hầu như ở trong tình trạng khác nhau , không đối kháng nhau .
    Để thể hiện những ý đồ sâu sắc , phản ảnh sự đấu tranh nội tâm với nhiều sắc thái và chuyển biến , cần phải có tác phẩm kiểu mới . Tác phẩm ấy phải có giá trị lớn trong việc kết hợp sự phóng khoáng , tự do của nội tâm với tính chất linh hoạt , uyển chuyuển của sự phát triển âm nhạc . Tác phẩm giao hưởng đã đáp ứng được những yêu cầu đó . Các nhạc sĩ Ý và Áo , Tiệp Khắc và Pháp đã cố gắng tạo nên nó . Haydn , một nhà soạn nhạc người Áo ( 1732 ?" 1809 ) là người đặt nền móng cho thể loại mới này . Ông đã tạo cho giao hưởng một thể dạng cân đối và hoàn chỉnh điển hình , dành cho nó cấu trúc có 4 chương và xác định thứ tự sắp xếp các chương ( kể từ bản giao hưởng số 31 sáng tác năm 1765 ).
    Những nét chủ yếu trong hình thái cổ điển của giao hưởng được duy trì đến ngày nay và đã trở thành ?omô hình âm nhạc? trong thực tế sáng tác . Khái niệm của con người về cuộc sống được thể hiện trong sự chuyển động của giai điệu và tiết tấu của tác phẩm , những mặt cơ bản và đa dạng của cuộc sống cũng được tái tạo trong giao hưởng .
    (To be continued ...)


    Tôi tư duy , vậy tôi tồn tại ! ! !


    !-_-* I am Pisoga , a Great Hunter ...a Soloist...
  2. dungnv02

    dungnv02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    hic... phim nhiều tập, mỗi tuần một buổi
    I can't wait a moment more​
  3. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    To anh ninja_in_mask: Em rất xin lỗi nhưng sao bài viết của anh nhiều lỗi chính tả thế! À quên, từ giao hưởng đầu tiên mà anh nói viết đúng phải là sinfonia [tiếng Ý mà]. Tất nhiên trong các ngôn ngữ khác nhau thì từ giao hưởng viết khác nhau [tiếng Anh symphony, tiếng Đức symphonie,...] nhưng từ sinfonia trong âm nhạc thì để chỉ một thể loại tiền thân của Giao hưởng sau này, đúng như bài viết của anh đã nhắc đến. Sự trùng hợp và giống nhau của tên thể loại giữa các ngôn ngữ thường hay gây ra những sai sót trong các Concert programme ở VN. Chẳng hạn trong buổi hoà nhạc Ý ở DNGHVN có một sinfonia của Bocherini [chết thật không biết có viết tên nhạc sĩ có đúng không nữa], thế nhưng cái chương trình lại viết nó là một Symphony - một sai sót về lịch sử âm nhạc.
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  4. ninja_in_mask

    ninja_in_mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    451
    Đã được thích:
    0
    Chương I của giao hưởng tích cực , hoạt động có hiệu quả hơn cả . Nó ghi nhận một cách tinh tế những mặt tương phản , những mâu thuẫn đang diến ra như muốn nhắc nhở rằng dòng đời biến chuyển đang dần trôi . Hình tượng và tình cảm ở những chương giữa ổn định hơn . Một trong những chương ấy -chậm rãi ( thường đi sau chương I ) ?" trung tâm trữ tình của bản giao hưởng - Theo định nghĩa của viện sĩ hàn lâm Axaphiev , chương này là ?o phạm vi của những tư duy về số phận và cuộc đời , tình yêu , cái chết ..về thiên nhiên ..? . Tiếp theo , trong chương mơnuet hoặc xkeczo phản ảnh ?onhững trò chơi , điệu nhảy của con người khi nhàn rỗi ?o , những bức tranh sinh hoạt muôn màu muôn vẻ . Cuối cùng ?"chương IV , chương kết , vang lên như một tổng kết , một kết luận , thường thấm nhuần chủ nghĩa lạc quan , long tin vào con người và súc mạnh của trí tuệ . Âm nhạc ở đây thường là linh hoạt rắc rối , luôn luôn hướng về phía trước . Không khí ngày hội tuần hành hoặc những hoạt động tập thể ngự trị trong âm nhạc của chương này .
    Như vậy , nói một cách khái quát , trong giao hưởng , như một quy tắc , các phạm vi tính cách ?ođược khắc hoạ mẫu ?o là : kịch tính , trữ tình , các cảnh sinh hoạt , tích sử thi dân ca . Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi trong chương I hình thành một hình thúc âm nhạc đặc biệt có khả năng thể hiện những chuyển biến sôi sực của cuộc sống , những xung đột tư tưởng , sự đấu tranh của những khát vọng . Hình thức âm nhạc mới này được gọi là hình thức sonata và đã trở thành một trong những hình thức âm nhạc hoàn hảo nhất .
    To nhóc 87 : hì , trình độ cao thế này mà không viết bài cho Nhạc cổ điển thì phí quá

    Tôi tư duy , vậy tôi tồn tại ! ! !


    !-_-* I am Pisoga , a Great Hunter ...a Soloist...
  5. ninja_in_mask

    ninja_in_mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    451
    Đã được thích:
    0
    Đặc điểm của những hình thức sonata ( hoặc sonata allegro , như người ta thỉnh thoảng vẫn gọi ) là các hình tượng trong tác phẩm không những tương phản nhau mà còn tác động lẫn nhau . Cách phát triển của hình thức này làm ta liên tưởng đến một hồi kịch ( Roman Rolan đã ví hình thức sonata như một bi kịch cổ điển ) . Đầu tiên tác giả giới thiệu các nhân vật ?"giai điệu , vạch ra khởi điểm của vở kịch . Sau đó kịch phát triển căng thẳng , đạt đến cao trào , tiếp sau đó là tổng kết và giải quyết kết thúc . Ba phần chính của hình thức sonata sắp xếp như sau : phần trình bày , phần phát triển và phần nhắc lại .
    Giai điệu mở đầu phần trình bày gọi là chủ đề chính (hoặc gọi là giai điệu của chủ bộ ) . Chẳng bao lâu xuất hiện giai điệu thứ hai được mệnh danh là chủ đề phụ (hoặc giai điệu phó bộ ) Bằng sự xuất hiện của mình , chủ đề thứ hai dường như cải chính lại , bác bỏ lại chủ đề thứ nhất , như muốn gạt chủ đề thứ nhất ra khỏi ý thức người nghe . Cảm giác mất thăng bằng , không ổn định nảy sinh , kết thúc của phần trình bày gợi lên một ý nghĩ : ?o còn tiếp nữa ??
    Đến phần phát triển , phần tích cực , căng thẳng nhất của hình thức sonata . Những chủ đề trong phần trình bày được làm sáng tỏ từ những mặt mới và bất ngờ . Những tương phanr trước kia còn kín đáo nay được phơi bày nhờ mâu thuẫn được bộc lộ rõ , không những giữa các chủ đề mà còn trong bản thân của từng chủ đề . Giai điệu được chia nhỏ từng nhạc tố ( motip ) trạng thái không ổn định lên đến cực điểm , đòi hỏi sự giải quyết , sự hoà dịu . Phần nhắc lại đã mang đến những điều đó . Ở đây diện mạo và tính cách của các chủ đề được khôi phục nguyên vẹn , kết quả của tác động qua lại của chúng được củng cố . Người viết nhạc hoặc ?o hoà giải ?o các hình tượng chính hoặc khoét sâu sự khác biệt giữa chúng .
    Đoạn đuôi ( theo tiếng Ý ) tiếp liền sau phần nhắc lại vốn có tính chất tổng kết một cách tóm tắt ở mức độ cao . Nó mang một nét đặc thù có nhiều ý nghĩa tối hậu trình bày một kết luận dứt khoát . Đoạn cuối này dựa trên các chủ đề của các phần trước -chủ đề chính , phụ , hoặc chủ đề mở đầu ( thường có trước phần trình bày , thực hiện vai trò nhập đề cho phần chính , yếu tố âm nhạc của chủ đề mở đầu có thể được dùng cả trong phần phát triển .
    Biểu đồ của hình thức sonata :
    Mở đầu : Phần trình bày Phần phát triển Phần nhắc lại Đoạn đuôi
    Cấu trúc của bản giao hưởng cổ điển với hình thức sonata trong chương mở đầu thật toàn diện . Mặc dù có sự nghiêm ngặt , cấu trức ấy còn cho phép nhiều cách giải quyết sinh động và phong phú . Haydn -người cha của giao hưởng ?" đã chứng minh điều đó . Trong 104 bản giao hưởng của ông có cả những bản nhạc trong sáng , tươi vui và với chương I kịch tính ; cũng có cả những bản mà trong không khí âm nhạc tươi sáng , có tính chất nghiêm trang bất ngờ của chương II . Như giao hưởng ?o Chia tay ?ođược xây dựng rất độc đáo và sâu sắc về tư tưởng . Tác phẩm gồm 5 chương được kết thúc bằng chương cuối chậm rãi , tắt lịm ?

    Tôi tư duy , vậy tôi tồn tại ! ! !


    !-_-* I am Pisoga , a Great Hunter ...a Soloist...
  6. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Thể thức Sonata có thể nói là cấu trúc chứa đựng sự triết lí cao nhất của nhạc cổ điển. Toàn bộ cấu trúc được xây dựng trên hai nét nhạc chủ đạo đối chọi về mặt tính chất- gọi là chủ đề 1 và chủ đề 2. Các chủ đề được giới thiệu trong phần Trình bày [Thân bài] sau đó được phát triển, kết hợp với nhau trong phần Phát triển sau đó xuất hiện lại trong phần Tái hiện. Sự tương phản về tính chất âm nhạc là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự vận động trong toàn bộ bản nhạc hay chương nhạc, thể hiện sự xung đột đấu tranh về hình tượng từ đó người nhạc sĩ có thể trình bày cái nhìn của mình đối với thế giới xung quanh.
    Thể thức này bắt đầu được sử dụng từ thời kì Cổ điển, mà chính xác là từ các tác phẩm của Haydn. Trong một thời gian dài đến hết thời kì Lãng mạn, tất cả các Giao Hưởng, Concerto, Sonata, Nhạc thính phòng [Tam tấu, Tứ tấu,....], đều phải có ít nhất một chương viết theo cấu trúc này, thậm chí các Khúc mở màn[Overture] và một số Thơ giao hưởng cũng viết theo cấu trúc đó.
    Phù hợp với nhiệm vụ chủ yếu của cấu trúc này là làm cơ sở của các chương nhạc có tính khái quát cao như chương đầu hay cuối, cấu trúc này cũng được phát triển và mở rộng đến mức có thể nói đó là cấu trúc phức tạp và hàn thiện nhất của nhạc cổ điển. Chủ đề 1 phải mang tính chất sôi nổi, mạnh mẽ, và trong những tác phẩm nổi tiếng thường mang tính chất đau thương, bi kịch hoặc triết lí [đừng có kết luận là tất cả đều như thế]. Nó là cơ sở để toàn bộ chương nhạc phát triển, cũng giống như mâu thuẫn là nguyên nhân của vận động. Để rồi sau đó chủ đề 2 xuất hiện như một sự trả lời, hay một sự giải quyết, hay thường thấy đó là một sự tĩnh lặng trong tâm hồn con người, một sự trốn tránh thực tại trong thế giới nội tâm. Chính vì vậy mà chủ đề 2 luôn luôn du dương, mềm mại, tươi sáng hơn chủ đề 1. Nhưng người ta không thể trốn tránh mãi, không sớm thì muộn cũng phải đối mặt với thực tế. Những âm hưởng mang tính chất chủ đề 1 phá tan những giấc mơ êm đềm. Một mâu thuẫn mới nảy sinh cũng là lúc kết thúc Thân bài. Phần phát triển tiếp tục đẩy cái mâu thuẫn đó lên, các chủ đề có thể đan xen, có thể hoà quện, nhưng cũng có thể đột ngột phá ngang chủ đề còn lại. Mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm khi mà Chủ đề 1 xuất hiện lại duới dạng đầy đủ của nó - bắt đầu phần Tái hiện. Nhưng chủ đề 2 cũng không hề bị đè bẹp, nó lại xuất hiện lại, nhưng mang âm hưởng mới, riêng trong những chương nhạc có tính bi kịch, giờ đây nó mang tính chất bi quan hơn, u buồn hơn, đau xót hơn, có thể một sự mệt mỏi trước thực tại mâu thuẫn. Nối tiếp nó cũng là sự xuất hiện của các nhân tố mang âm hưởng chủ đề 1 tiếp tục đưa con người ta vào vòng xoáy của cuộc đời. Chương nhạc có thể kết thúc lúc đó nhưng thường hay có thêm phần kết [Coda] để hoàn thiện thêm, có thể là một sự thắng thế của bi kịch, cũng có thể là một sự giải thoát, nhưng cũng có thể là khắc sâu sự mâu thuẫn, bế tắc, đối chọi giữa hai chủ đề - tuỳ vị trí của chương nhạc.
    Ban đầu cấu trúc của thể này còn đơn giản, mặc dù sự đối chọi là một tiêu chuẩn ngặt nghèo của 2 chủ đề nhưng đối với các tác giả thời kì cổ điển, chủ đề 1 không mang tính chất bi kịch hay triết lí - điều này thuộc về tính chất của âm nhạc thời kì đó. Đến thời kì Lăng mạn, khi mà tâm hồn nhạc sĩ trở thành trung tâm của tác phẩm thì chủ đề 1 mới mang tính chất như trên. Thường thấy đó là một phần Mở đầu [Introduction] trước phần Thân bài có tốc độ chậm đóng vai trò như một lời giới thiệu; một Cầu nối với nhân tố âm nhạc mới [bridge] giữa hai chủ đề; một phần Phát triển dựa trên yếu tố âm nhạc hoàn toàn khác hai chủ đề chính, rồi một phần Kết [Coda] để tóm gọn toàn bộ chương nhạc lại. Ban đầu cả phần Thân bài và Phát triển-Tái hiện đều được nhắc lại, nhưng sau này hầu như chỉ có Thân bài là được nhắc lại, trừ khi tác giả không chủ định như vậy.
    Chuyên môn hơn, quan hệ điệu thức của các lần xuất hiện của các chủ đề rất quan trọng, vì nó đóng vai trò chính trong việc thể hiện sự phát triển và khác biệt giữa các lần đó. Nêu như trong Thân bài và Tái hiện, chủ đề 1luôn được trình bày ở điệu thức của toàn chương thì Chủ đề 2 thường không ở giọng đó, và ở Tái hiện cũng phải khác với Thân bài. Trong Phát triển, giọng của các Chủ đề có thể thay đổi tự do, chuyển giọng gần, xa, chuyển song song hay cùng tên, từ trưởng sang thứ...[vì thế mà nó mới được gọi là Phát triển]. Nếu chúng ta để ý có thể thấy quan hệ giọng trong các tác phẩm Cổ điển rất chặt chẽ, nhưng Lăng mạn thì tự do hơn nhiều. Có thể lấy ví dụ chương 1 Allegro con brio của giao hưởng số 5, C minor, Op.67 của Beethoven. Chủ đề 1[sol-sol-sol-mi b...] rất quen thuộc với miêu tả "Định mệnh gõ cửa như thế đấy" viết ở C minor. Chủ đề 2 [si b-mi b-re-mi b-fa-do-do-si b...] lại ở E flat major [giọng song song của C minor]. Trong Tái hiện, chủ đề 1 vẫn là C minor, nhưng chủ đề 2 giờ lại viết ở C major [giọng cùng tên của C minor]. Còn trong Phát triển thì chủ đề 1, cùng với nhân tố cầu nối xuất hiện dưới rất nhiều giọng khác nhau [F minor, G major, ....]. Chúng ta có thể thấy quan hệ điệu thức đã góp phần tạo nên sự vĩ đại của chương nhạc, cũng như toàn bộ Giao hưởng đó như thế nào.
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 10:35 ngày 25/08/2003

Chia sẻ trang này