Khai sáng là gì? Khai sáng là gì? Nguồn Talawas Lời bình ----------------------------------------------------------------- Khái niệm về Khai sáng, thiết tưởng chẳng có gì là đáng bàn nhiều đến như vậy trên một diễn đàn. Nếu nói theo ngôn ngữ bình thường thì ai cùng hiểu cả, nhưng có thực hiện được không lại khác. Vậy mà rất nhiều tài năng dịch thuật lại làm việc vô bổ đến như vậy trên talawas Là độc giả của talawas, mong các vị không nên thể hiện sự lạc hậu và nghèo nàn đến thế . Thư ngỏ gửi talawas trên ttvnol, Nào, mong các bạn thích triết học, ta cùng bàn luận về các vấn đề này dưới ngôn ngữ bình dân, để các vị trên thấy sự hài hước của mình. ---------------------------------------------------------------- Khai sáng là sự giải phóng con người khỏi trạng thái giám hộ tự kỷ. Giám hộ, đó là tình trạng khi mà con người, tự họ, không sử dụng được trí tuệ của mình mà không có sự hướng dẫn của người khác. Tính tự kỷ ở đây là việc nguyên nhân của sự giám hộ này không nằm ở sự thiếu vắng lý trí, mà là thiếu vắng sự quyết đoán và dũng khí để sử dụng nó mà không cần đến sự hướng dẫn. Sapere aude! Hãy dũng cảm sử dụng lý trí của chính mình! - đó là phương châm của Khai sáng. Lười biếng và hèn yếu là nguyên do tại sao một phần lớn nhân loại sau khi thoát thai khỏi tự nhiên, từ đường hướng bên ngoài, lại vẫn sống dưới sự giám hộ trọn đời, và tại sao lại dễ dàng có những người tự cho mình quyền giám hộ người khác. Quá dễ để người ta không trưởng thành. Nếu tôi có một quyển sách - cái đem hiểu biết cho tôi, có một cha đạo - người khai mở lương tâm cho tôi, có một thầy thuốc - người quyết định chế độ ăn uống cho tôi, v.v., thì tôi đâu cần phải gây phiền cho mình. Tôi đâu cần phải suy nghĩ nếu tôi có thể chỉ cần trả tiền và người khác sẽ dễ dàng đảm nhận công việc chán ngắt đó cho tôi. Bước đường mà một phần lớn loài người (ở mọi giới tính) nắm giữ được năng lực thì lại rất hiểm nguy, hoàn toàn tách rời nỗ lực của họ, và được để mắt đến từ người giám hộ - những người đã quá tử tế khi giành lấy sự trông nom này. Sau điều đầu tiên là làm cho gia súc trong nhà lặng thinh và bảo đảm rằng những sinh vật bình lặng này sẽ không dám bước đi đơn độc mà không có bộ yên cương của chiếc xe thồ quàng lên chúng, những người giám hộ chỉ cho chúng thấy sự nguy hiểm nếu cố tình đi một mình. Thật ra, trong thực tế, mối hiểm nguy này không phải là quá lớn, vì bằng việc té ngã vài lần, cuối cùng chúng sẽ có thể học được cách đi một mình. Nhưng một tấm gương thất bại sẽ làm cho chúng e dè, và thường thì sợ hãi sẽ khiến chúng từ bỏ ý định thử sức thêm nữa. Đối với nhiều người, việc làm cho đời sống của mình thoát khỏi sự giám hộ - mà hầu như đã trở thành bản chất, là một điều rất khó. Anh ta đã đi đến chỗ yêu thích tình trạng này và thể hiện sự bất lực trong việc sử dụng lý trí của chính mình, vì không một ai đã từng để cho anh ta làm như vậy. Các luật thánh và các thể thức - những công cụ máy móc này của công việc lý trí, hay đúng hơn là việc sử dụng sai những năng lực thiên phú - là những xiềng xích của sự giám hộ trọn đời. Bất kỳ ai ném họ ra cũng chính là bắt họ bước những bước khập khểnh trên một con đường chật hẹp nhất, vì họ không quen với sự vận động tự do. Do vậy, có rất ít người thành công bằng tư duy của chính mình, cả trong việc giải phóng khỏi sự thiểu năng lẫn trong việc đạt được những thành công vững chắc. Đối với khai sáng, không có gì cần được cần đến ngoài tự do, và đó là hình thái xã hội vô hại đối với tất cả những gì mà nó gắn kết. Sự tự do đó khiến cho công chúng có thể sử dụng được lý trí của mình vào mọi vần đề. Nhưng tôi lại nghe tiếng hét từ mọi phía: "Đừng có lý sự!". Các sĩ quan nói: "Đừng lý sự, hãy cứ luyện tập đi!". Người thu thuế nói: "Đừng lý sự, hãy cứ nộp tiền đi!". Các cha đạo thì: "Đừng lý sự, hãy cứ tin tưởng đi!". Duy nhất trên cõi đời này, một ông hoàng nói: "Cứ tranh luận, trong giới hạn mà anh muốn, và đối với cái mà anh muốn, nhưng - hãy tuân phục đi!". Đâu đâu cũng chỉ là sự giới hạn đối với tự do. Sự giới hạn nào là chướng ngại đối với khai sáng, và giới hạn nào không phải là chướng ngại, mà là nhân tố ủng hộ? Tôi trả lời rằng: công chúng sử dụng lý trí của mình phải luôn được tự do, và chỉ tự một điều này thôi đã có thể đem lại sự khai sáng giữa con người với nhau. Việc sử dụng có tính cá nhân đối với lý trí, mặt khác, có thể thường bị một ít giới hạn nhỏ nhưng không có sự cản trở cụ thể nào lên tiến trình khai sáng. Cạnh đó là việc một người sử dụng tính cộng đồng của lý trí. Tôi quan niệm cách sử dụng này là ở việc người đó hoạt động tư duy với tư cách một học giả, trước giới bạn đọc. Sử dụng lý trí có tính cá nhân là cái tôi gọi cho việc một người có thể thực hiện nó trong một vị thế hay chức vụ dân sự cụ thể được giao phó cho anh ta. Nhiều sự việc được chi phối theo lợi ích cộng đồng đòi hỏi một cơ chế nhất định mà thông qua nó một số thành viên cộng đồng phải điều khiển chính họ một cách thụ động, bằng một sự thống nhất giả tạo. Và do đó mà nhà nước có thể hướng họ đến những mục đích chung, hoặc ít nhất cũng ngăn ngừa họ phá hoại những mục đích này. Ở đây tranh luận là một điều chắc chắn không được cho phép - người ta phải tuân lệnh. Dù khác xa vai trò là một phần của cơ chế này, cùng lúc chính anh ta là thành viên của toàn thể cộng động, hay của xã hội với tư cách tổng thể công dân, và vì thế, trong vai trò của một học giả, người trình bày quan điểm trước công chúng (theo một nghĩa tương xứng với từ này) thông qua những viết lách của anh ta, chắc chắn có thể tranh cãi mà không động chạm đến những sự việc này, những cái mà anh ta cũng có phần trách nhiệm như một thành viên thụ động. Vì thế, sẽ gây tác hại cho một sĩ quan trong công việc khi có tranh luận về sự thích hợp và tính hữu ích của một mệnh lệnh được ban xuống từ cấp chỉ huy - anh ta phải tuân lệnh. Nhưng quyền nhận xét những sai lầm trong việc phục vụ quân đội và trình bày nó trước công chúng để phán xét, một cách công bằng, là không thể từ chối đối với anh ta, với tư cách một học giả. Một công dân không thể từ chối những khoản thuế đánh xuống anh ta. Thật sự, sự phàn nàn hỗn xược về những gì đã ban xuống có thể bị trừng phạt như một điều bê bối (khi nó có thể là cơ hội cho một sự ngang bướng chung). Tuy vậy, cùng người đó, sẽ không là hành động ngược với bổn phận của một công dân khi, với tư cách một học giả, anh ta trình bày công khai tư tưởng của mình về sự không thích đáng, hoặc thậm chí là sự bất công của những khoản thuế đã giáng xuống này. --- Tất cả những thứ đó - vốn được quyết định là luật pháp cho một dân tộc - nằm trong câu hỏi là dân tộc này có thể gánh chịu được kiểu luật pháp như thế hay không? Ngày nay, một khế ước tôn giáo như vậy là khả dĩ trong một thời gian ngắn và được giới hạn một cách rõ ràng, như nó đã như vậy, trong sự mong chờ điều tốt đẹp hơn. Một người có thể để cho mọi công dân, đặt biệt là giới giáo sĩ, trong vai trò của học giả, bình giải một cách tự do và công khai, có nghĩa là thông qua việc viết lách, về những sai lầm của thiết chế đang hiện diện. Trật tự mới được đưa vào có thể tồn tại đến khi việc nhìn thấu vào trong bản chất của những điều này được chấp nhận một cách hết sức phổ viến và rộng rãi. Thông qua việc hợp nhất tiếng nói của họ (ngay cả nếu không nhất trí), họ có thể mang một đề xuất đến trước ngai vàng, đặt các giáo đoàn dưới sự bảo vệ bằng sự hợp nhất của một tổ chức tôn giáo đã đổi thay, theo những ý tưởng tốt hơn của họ, và không cản trở người khác mong muốn lưu lại trong trật tự này. Để hợp nhất trong một thể chế tôn giáo lâu bền, nó không thể là chủ đề nghi ngại của công chúng, dù chỉ ở một con người, điều mà theo đó sẽ tạo nên một thời kỳ vô ích trong tiến trình đi đến tiến bộ của loài người, và vì thế trở thành một việc đem đến những thất lợi cho hậu thế - điều tuyệt đối cấm. Đối với chính ông (và chỉ trong một thời gian ngắn) một người có thể trì hoãn việc khai sáng cái mà ông cũng nên biết, nhưng không thừa nhận sự khai sáng cho hậu thế là gây thương tổn và chà đạp lên quyền của nhân loại. Và cái mà một dân tộc không ban sắc chỉ ra với chính nó thậm chí có thể còn ít hơn những sắc chỉ được ban xuống cho họ từ một ông vua, vì thẩm quyền làm luật của ông dựa trên sự hợp nhất ý chí chung của công chúng trong chính ông. Nếu ông chỉ nhìn vào điều là tất cả những sự thật hay tiến bộ được viện dẫn đều có cùng lập trường với nhau - trật tự dân sự, ông có thể quá bước đến bên những thần dân của mình, để thực hiện những điều mà họ nhận thấy là cần thiết cho phúc lợi tinh thần của họ. Nhưng điều này không phải là việc liên can đến ông, dù phận sự của ông là ngăn ngừa một người trong bọn họ ngăn cản quyết liệt người khác xác định và xúc tiến những phúc lợi này đến mức tốt nhất theo khả năng của anh ta. Việc dính dáng đến những chuyện này làm sút giảm uy phong của ông, vì bằng những viết lách mà trong đó các thần dân tìm kiếm sự thể hiện cách nhìn của họ, ông có thể sẽ đánh giá được sự cai trị của mình. Ông có thể làm được điều đó khi, bằng sự hiểu biết sâu sắc nhất, đặt chính mình trong sự phê phán. Caesar non est supra grammaticos. Sẽ thương tổn rất lớn cho uy danh của ông khi ông hạ thấp quyền lực tối cao của mình bằng việc ủng hộ nền chuyên chế giáo hội của những người chuyên quyền nào đó, trong nhà nước của ông, lên trên những thần dân khác. Nếu được hỏi "Chúng ta đang sống trong một thời đại đã được khai sáng rồi chăng?". Câu trả lời là "Không", ta chỉ đang sống trong thời đại của sự khai sáng, vì mọi thứ đang hiện diện vẫn quá là ngu ngốc, ngăn chặn con người có được, hay trở nên có được, khả năng sử dụng đúng đắn lý trí của họ trong những vấn đề tôn giáo, bằng sự cả quyết và tự do trước những đường hướng được vạch ra từ bên ngoài. Nhưng mặt khác, chúng ta thấy những biểu hiện rõ ràng rằng đã có một phạm vi đang được mở ra, ở vấn đề nào mà con người có thể tự do giải quyết, và rằng những chướng ngại đối với sự khai sáng chung, hay sự giải phóng khỏi tình trạng giám hộ tự kỷ, nay đang được giảm dần. Trong khía cạnh này, đây là thời đại của khai sáng, hay là thế kỷ của Frederick. Sẽ không phải là điều không phù hợp với chính mình khi một ông hoàng nhận ra bổn phận là không ra lệnh cho mọi người trong các vấn đề tôn giáo mà, từ việc loại bỏ tính kêu căng và nhân danh sự khoan dung, để cho họ tự do hoàn toàn, thì chính ông đã được khai sáng, và xứng đáng được tôn vinh bằng sự biết ơn của thiên hạ và hậu thế, vì trước hết, ít nhất là dưới khía cạnh nhà nước, ông đã cởi bỏ loài người khỏi tình trạng giám hộ, và để cho mỗi người tự do sử dụng lý trí của mình trong những vấn đề của tâm thức. Dưới sự cai trị của ông, các giáo sĩ tôn kính vẫn được cho phép, trong vai trò của học giả, và không vi phạm vai trò chính thức của họ, tự do trình bày trước sự kiểm nghiệm của công chúng về những phán đoán và cách nhìn của họ - những nội dung mang tính phân lập với biểu tượng đã xác lập. Và một tự do mà thậm chí còn to lớn hơn, là việc thụ hưởng của họ, những con người không còn bị giới hạn bởi những bổn phận nghi thức nữa. Tinh thần tự do đang lan tỏa vượt ra khỏi vùng đất này, đến ngay cả những nơi mà nó phải đấu tranh với những chướng ngại bên ngoài và được dựng lên bằng một nhà nước vốn hiểu sai lợi ích của chính nó. Một ví dụ làm bằng chứng cho kiểu chính thể như vậy là điều cho rằng trong tự do không có lấy một nguyên do tối thiểu liên hệ đến hòa bình công dân và ổn định cộng đồng. Tự con người sẽ dần dần rời bỏ sự hoang dại nếu chính những hành động gian xảo có chủ tâm không cầm giữ họ trong đó. Tôi đã trình bày điểm chính về khai sáng - việc giải thoát con người khỏi sự giám hộ tự kỷ, chủ yếu trong vấn đề tôn giáo, vì những người cai trị chúng ta không có lợi ích trong việc đóng vai trò người giám hộ đối với nghệ thuật và khoa học, và cũng vì sự bất lực của tôn giáo không chỉ là mối nguy hại nhất mà còn là sự thoái hóa nhất. Nhưng cách thức suy nghĩ của người cầm đầu nhà nước, người cũng thuận ý cần tiến thêm nữa trong sự khai sáng tôn giáo, và ông thấy rằng không có nguy hiểm nào đối với quyền làm luật của ông trong việc cho phép thần dân sử dụng tính cộng đồng của lý trí và công bố tư tưởng của họ về những thể thức tốt hơn trong việc ban hành luật pháp của ông, và ngay cả sự phê phán cởi mở đối với các luật đã có. Về điều này ta có một tấm gương sáng chói và không một ông vua nào có danh vọng hơn ông để chúng ta kính trọng. Nhưng cũng chỉ một người đã khai sáng mình, lại vốn không khỏi e dè ngờ vực, và thêm vào là một đội quân hùng hậu, có kỷ luật tốt để bảo đảm hòa bình công dân, là dám nói rằng: "Cứ tranh luận, trong giới hạn mà anh muốn và đối với cái mà anh muốn, chỉ là - hãy tuân phục đi!". Điều thể hiện ở đây là một khuynh hướng lạ lùng và không mong đợi, trong các vấn đề của con người mà trong đó, nhìn trên một phạm vi rộng, là ngược đời. Sự hiện diện của tự do dân sự trên một phạm vi rộng sẽ tạo nên thuận lợi đối với tự do tư duy của dân tộc này, dù vẫn có những giới hạn không thể tránh khỏi đối với nó. Phía ngược lại, trên một phạm vi hẹp hơn [ở mỗi con người], đem đến cho tự do tư duy một không gian đủ lớn để mở rộng nó đầy đủ nhất. Khi bản chất được cởi bỏ khỏi lớp vỏ cứng, hạt giống được chăm chút một cách cẩn thận, thiên hướng và khuynh hướng đi đến suy nghĩ độc lập sẽ dần quay về trong tính cách của nhân dân, những người mà bằng cách đó có sẽ dần nắm lấy năng lực hành động tự chủ. Cuối cùng, điều đó ảnh hưởng đến nguyên tắc của chính thể, khi nhận ra rằng nó khiến cho việc đối xử với con người thích hợp với chân giá trị của họ, hơn là xem họ chỉ như những cái máy. Königsberg nước Phổ, ngày 30 tháng 9 năm 1784. Dịch từ bản tiếng Anh: Kant, Political Writings, e***ed H. S. Reiss, translated H. B. Nisbet, Cambridge University Press, 1991, Reprinted 2000, pp 55-60 © 2004 talawas ---------------------- Được Lochness sửa chữa / chuyển vào 12:25 ngày 27/02/2004 Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 17:57 ngày 27/02/2004
Quách Hoàng Lân Tìm một thuật ngữ Việt cho ?zselbstverschuldete Unmündigkeit?o của I. Kant ------------ Lời bình của tôi Về "selbstverschuldete Unmündigkeit" trong bài, theo tôi, hoàn toàn liên quan đến trí tuệ xúc cảm. Cái mà dịch giả gọi là "trẻ con cáo già" chính là trí tuệ của cảm xúc, khi trải qua các kinh nghiệm. Và trí tuệ xúc cảm chính là vấn đề của cái gọi là chưa trưởng thành về lý trí này. Đây là trí tuệ của cảm xúc. Và khác với IQ , trí tuệ cảm xúc thì có thể được hoàn thiện hầu như trong suốt cuộc đời. ----------- Tôi đã đọc các bài dịch ra tiếng Việt tiểu luận Was ist Aufklärung? của Kant trên talawas. Nhận xét của tôi là: ngay từ đầu, các dịch giả đã gặp khó khăn trong việc chuyển sang tiếng Việt khái niệm "selbstverschuldete Unmündigkeit", một khái niệm xuất hiện ngay từ đoạn mở đầu (tôi đồng ý với TS. Thái Kim Lan, rằng đoạn mở đầu cũng chính là đoạn quan trọng nhất trong tiểu luận) và được Kant sử dụng để định nghĩa khái niệm "Khai sáng" (Aufklärung). Khó khăn trong việc chuyển sang tiếng Việt khái niệm đó có nguyên nhân nằm trong chính bản chất triết học của khái niệm này. Ngay trong bản tiếng Đức, khái niệm "selbstverschuldete Unmündigkeit" là một khái niệm mới về mặt triết học. Vì thế, ngay sau khi đưa nó ra, Kant đã định nghĩa rất là chi tiết. Đầu tiên, chúng ta thử làm một bản dịch "nháp" của định nghĩa này: "Khai sáng là sự giải thoát con người ra khỏi selbstverschuldete Unmündigkeit. Unmündigkeit là sự không có khả năng sử dụng lý trí của chính mình mà không cần đến sự chỉ bảo của người khác. Cái Unmündigkeit đó được gọi là selbstverschuldet khi mà nguyên nhân gây ra nó không phải là sự kém cỏi về mặt lý trí mà là sự thiếu quyết đoán và dũng cảm để sử dụng lý trí của chính bản thân mình không cần người khác phải chỉ bảo. Cái còn lại chưa được dịch trong trong bản dịch "nháp" đó chính là thuật ngữ "selbstverschuldete Unmündigkeit". Tôi vừa làm một việc rất thông thường trong quá trình dịch thuật, đó là phải hiểu được khái niệm trước khi tìm một thuật ngữ thích hợp biểu đạt nội dung khái niệm. Tiếp theo là một công đoạn cực kỳ cam go là tìm thuật ngữ trong tiếng Việt để biểu đạt khái niệm "selbstverschuldete Unmündigkeit" đó. Hãy bắt đầu bằng từ "Unmündigkeit". Từ đó trong tiếng Đức có nghĩa thông thường là chưa trưởng thành về mặt lý trí. Kant đã chính xác hoá về mặt triết học cho từ này bằng định nghĩa đã nêu trong phần dịch "nháp" ở trên. Như vậy, một con người, bất kể là anh ta già hay trẻ, có tri thức hay vô học, nếu anh ta không có khả năng sử dụng lý trí của chính bản thân không cần đến sự chỉ bảo của người khác, thì bị xem như là "unmündig" về mặt triết học (theo định nghĩa vừa nêu của Kant). Thế thì rõ ràng là các từ như là "vị thành niên", "không trưởng thành", "lệ thuộc" đều không diễn tả được khái niệm triết học mà Kant muốn chuyển tải trong thuật ngữ "Unmündigkeit". Trong tiếng Việt có một từ có vẻ như là chuyển tải được khái niệm đó, đấy là từ "trẻ con". Để ám chỉ một người nào đó chưa trưởng thành về lý trí chúng ta thường nói "ông ta trẻ con quá". Không ai nói là "ông ta chưa trưởng thành quá" hay là "ông ta vị thành niên quá". Do đó tôi cho rằng từ "trẻ con" là từ tốt nhất trong tiếng Việt có thể biểu đạt được một phần khái niệm "Unmündigkeit" theo như định nghĩa của Kant. Bây giờ, chúng ta sẽ giải bải toán khó hơn là tìm từ tiếng Việt biểu đạt cho thuật ngữ "selbstverschuldete Unmündigkeit". Nếu đứng riêng một mình, thì từ "selbstverschuldet" trong tiếng Đức có nghĩa thông thường là "tự mang nợ vào thân" hay rộng hơn một tý là "tự mang họa vào thân". Tất nhiên, khi được sử dụng như một thuật ngữ triết học và được đính kèm để bổ nghĩa cho một thuật ngữ triết học khác, từ "selbstverschuldet" cần phải được định nghĩa chính xác về mặt triết học. Cho nên, Kant đã đưa ra định nghĩa rất chặt chẽ và logic cho khái niệm "selbstverschuldete Unmündigkeit" như đã nêu trong bản dịch "nháp" ở trên. Công việc tiếp theo là đi tìm từ tiếng Việt đi kèm với từ "trẻ con" để tạo thành một cụm từ biểu đạt cho khái niệm "selbstverschuldete Unmündigkeit". Việc đó, theo tôi, là không thể nào thực hiện được nếu chúng ta không đọc hết toàn bộ bài luận của Kant để hiểu thực chất hơn "selbstverschuldete Unmündigkeit" là gì. Sau khi đọc toàn bộ bài văn, chúng ta hiểu được rằng khai sáng không chỉ là đem ánh sáng của tri thức đến cho những người còn tối trí. Đối tượng chính của khai sáng chính là những người có lý trí, nhưng họ không có sự quyết đoán và lòng dũng cảm để sử dụng chính lý trí của mình một cách độc lập. Họ chỉ muốn ở lại trong trạng thái "unmündig" để được yên ổn suốt đời. Bằng những lập luận sắc bén, Kant đã chứng minh rằng sự yên ổn đó của bản thân họ có tác động tai hại là làm cản trở sự phát triển của xã hội. Vì thế họ cần phải được khai sáng. Như vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm được một từ tiếng Việt để chỉ tính chất của những người chỉ biết sử dụng lý trí của mình với mục đích yên thân, bất chấp xã hội vì sự yên thân của họ mà cứ trì trệ mãi. Lập tức tôi liên tưởng ngay đến loài cáo (tôi vốn là sinh viên ngành sinh học). Thế là tôi có ngay từ "cáo già". Tất nhiên thuật ngữ "trẻ con cáo già" chỉ biểu đạt được một phần khái niệm triết học "selbstverschuldete Unmündigkeit" như Kant đã định nghĩa. Tôi hy vọng sẽ có những dich giả tìm ra những thuật ngữ tốt hơn để biểu đạt khái niệm đó. Cuối cùng tôi xin viết ra lời dịch đoạn mở đầu (và quan trọng nhất) trong bài luận Was ist Aufklärung?của Kant: Khai sáng là sự giải thoát con người ra khỏi trạng thái trẻ con cáo già. Trạng thái trẻ con là sự không có khả năng sử dụng lý trí của chính mình mà không cần đến sự chỉ bảo của người khác. Trạng thái trẻ con đó được gọi là trạng thái trẻ con cáo già khi mà nguyên nhân gây ra nó không phải là sự kém cỏi về mặt lý trí mà là sự thiếu quyết đoán và dũng cảm để sử dụng lý trí của chính bản thân mình không cần người khác phải chỉ bảo. Sapere aude! Hãy dũng cảm sử dụng lý trí của chính bản thân bạn! Đó cũng chính là phương châm của khai sáng. Heidelberg, 20.2.2004 © 2004 talawas ------
1. Định nghĩa Khai sáng Theo từ điển tiếng Việt: "Sáng lập nên một sự nghiệp lớn" 2. Định nghĩa Khai sáng Theo từ điển tiếng Anh: "Sự khai sáng, được khai sáng. Kỷ nguyên Khai Sáng - Thời kỳ trong thế kỷ 18 ở châu Âu, khi người ta cho rằng chính lý trí và khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) sẽ làm cho nhân loại tiến bộ" 3. Từ điển triết học: - Tư tưởng, học thuyết khai sáng: Một tư tưởng tiến bộ về ý thức hệ xuất hiện thời kỳ đầu của CN Tư bản của các nước đánh đổ thần quyền và chủ nghĩa phong kiến mông muội. Nó diễn ra ở Anh thế kỷ 17, ở Pháp thế kỷ 18; có vai trò quan trọng suốt cuộc CM Mỹ (1775-1883), ở Nhật thế kỷ 18 và vẫn tiếp tục ảnh hưởng to lớn đến CN Tư bản ngày nay. Ở Nga phong trào bắt đầu từ đầu thế kỷ 19 với 2 khuynh hướng là duy vật vô thần và duy tâm thần học & đến nay vẫn tiếp tục lan toả ảnh hưởng. Khai sáng cũng được người Việt tiếp cận qua trào lưu ở Nhật và trở thành phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 18 của Phan Chu Trinh với tên gọi Tân Việt Nam. Phương châm của phong trào này là Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh, tức là thay đổi phải dựa trên sự học hỏi kiến thức, kỹ thuật mới của thế giới; với tinh thần tự chủ, ngang nhiên và cao vọng tự cường; để đạt đến dân giàu và nước mạnh. Cơ sở của phong trào tiên tiến là coi trọng vai trò của học thuật, ý thức/tự ý thức trong sự phát triển xã hội; là nguyện vọng to lớn xoá bỏ lạc hậu, duy ý chí bằng cách giải thích những tệ nạn, yếu kém của con người và xã hội do sự ngu dốt, chủ quan của con người; do việc con người không chịu tìm hiểu bản chất của thế giới khách quan, bản chất của chính mình, bản thân họ. Phát biểu nổi tiếng nhất của Khai sáng là Triết gia Đức Kant - "Sự trỗi dậy của con người khỏi tình trạng ấu trĩ mà người ta đặt ra cho mình. Sự ấu trì là không đủ khả năng sử dụng trí tuệ của mình mà không cần đến sự giúp đỡ của những người khác. Tự áp đặt bởi khi nó phụ thuộc vào sự thiếu sót, không do lý trí nhưng do thiếu quyết tâm và can đảm sử dụng lý trí mà không cần đến sự dẫn dắt từ bên ngoài". Do vậy khẩu hiệu của Khai Sáng là "Sapere aude !" - Hãy can đảm sử dụng lý trí của mình. Luận điểm lớn của Khai Sáng là: 1. Lý trí là khả năng trung tâm của con người, nó không những giúp cho con người có khả năng suy nghĩ sáng suốt mà còn cả hành động một cách đúng đắn 2. Con người tự bản chất là chân trọng và làm theo chân lý, điều thiện và cái đẹp. 3. Cả từng cá nhân và nhân loại đều có khả năng tiến tới tự hoàn thiện. 4. Tất cả mọi người đều bình đẳng xét về khía cạnh lý lẽ và do đó phải được tạo cho sự bình đẳng trước luật pháp và quyền tự do cá nhân. 5. Phải bao dung với những niềm tin và lối sống khác nhau 6. Niềm tin phải được đón nhận bằng lý trí, không dựa trên quyền uy về chức sắc, tôn giáo, kinh nghiệm hay truyền thống. Vũ trụ, con người, tinh thần là những thực thể thống nhất, chúng ta có thể hiểu được chúng và chính mình bằng lý trí. 7. Tôi là một cá nhân và được nối kết trong tình huynh đệ với tất cả mọi người khác bằng sự hợp lý bằng sự hợp lý mà tôi chia sẻ với họ, không có bất kỳ thành kiến với bất kỳ ai. 8. Giáo dục phải giúp chuyển giao tri thức cho các thế hệ và toàn nhân loại, hơn là gò sẵn, đúc khuôn tình cảm và lý trí của mỗi người - Phong trào, kỷ nguyên, thời đại Khai sáng - Ánh sáng: Trào lưu xoá bỏ những thiếu xót của xã hội hiện tại, làm thay đổi những phong tục, tập quán, chính trị, xã hội và sinh hoạt cuộc sống bằng cách phổ biến những tư trưởng, kiến thức và văn hoá mới-hiện đại. Phong trào thúc giục, kêu gọi các nhà tư tưởng-chính trị xây dựng lại quan hệ XH trên cơ sở bình đẳng, công lý và các nguyên tắc bắt nguồn từ quyền lợi chon người. Các nhân vật nổi tiếng của kỷ nguyên Khai Sáng coi việc tuyên truyền các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống XH, con người. Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!