1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khai sinh cho con, trường hợp hiếm gặp!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Swing_of_Valma, 25/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Swing_of_Valma

    Swing_of_Valma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Khai sinh cho con, trường hợp hiếm gặp!

    Em cưới vợ đã 2 năm rưỡi, đăng ký kết hôn đàng hoàng.
    Cưới được 5 tháng, vợ bỏ về quê, 9 tháng x ngày, vợ vào ở với mẹ trong SG rồi đẻ trong đó, sau đó khai sinh để trống tên cha, sau 1 tuổi vợ gửi con về cho ông ngoại ở quê rồi quay lại SG. Em về quê vợ xin đón cháu về nuôi và giờ muốn làm lại giấy khai sinh cho con nhưng không nhận được sự hợp tác từ bà ngoại và con vợ ( bà ngoại và ông ngoại cũng li dị) giờ cháu đang ở với em, Trong trường hợp này xin được tư vấn của các bác am hiểu về luật, em vẫn chưa làm đơn li dị vì muốn giải quyết khai sinh cho cháu trước khi ra toà( vì em nuôi được con chứ vợ em nó không đủ điều kiện) Ra Uỷ ban phường chỗ em sinh sống tại HN thì họ bảo phải có sự đồng ý của mẹ, nhưng em không thể nói chuyện với mẹ nó được vì nó không thèm nói chuyện. Vậy các bác tư vấn giúp em xem có cách nào không vì làm thủ tục cha nhận con mà không có mẹ phải đợi đến khi cháu 18 tuổi ,, Xin cám ơn các Bác trước
  2. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    NGHỊ ĐINH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 158/2005/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2005 VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH
    Điều 15. Thủ tục đăng ký khai sinh
    1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
    Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
    Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
    2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
    3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
    Căn cứ theo quy định này, bạn làm đơn khiếu nại tới UBND xã đã đăng ký khai sinh đề nghị hủy giấy khai sinh kia và đăng ký mới. nếu xã không giải quyết thì bạn khiếu nại lên quận. Quận giải quyết không ổn, bạn có quyền kiện ra tòa án hành chính. Đây không phải là việc nhận cha cho con mà phải có ý kiến của mẹ cháu.
  3. GiacMoTuDo

    GiacMoTuDo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2009
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    ban tham khảo thêm vê luât hôn nhân gia đinh tại địa chỉ tôi gui cho bạn, vi trong đó có mục ghi rõ cha mẹ co quyền thay đổi khai sinh cho con, ban nên hiểu thế này, đứa bé có quyền có cha, mẹ và ngược lại. trong bất kỳ trương hợp nào dù người mẹ k để tên cha vào chỉ cần bạn Chứng Minh được đó là con bạn thì Pháp Luật phải công nhận và phải cho bạn đứng tên cha mà Chứng Minh thì dễ thôi kiểm tra ADN , bạn nên đọc kỹ thêm nhé
    http://giadinh.net.vn/home/3493p0c1005/luan-hon-nhan-va-gia-dinh.htm
  4. Swing_of_Valma

    Swing_of_Valma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Thank 2 bác, em đọc luật hôn nhân thấy to đùng dòng đầu: con sinh ra trong thời kì hôn nhân là con chung. nhưng ra sở tư pháp ở phường thì nó bảo cần hộ khẩu, mà muốn có hộ khẩu thì phải có khai sinh. mà muốn làm khai sinh thì phải có hộ khẩu, em bó tay toàn tập với bọn phường, còn hỏi luật sư, thì bảo như 2 bác vậy, tứ là chú cứ làm là OK. đấy là em hỏi ở phường em sinh sống, chứ chưa vào SG, tháng sau em mới đi.vì tìm hiểu kĩ giấy tờ để chuẩn bị, cám ơn 2 bác trước nhé
  5. Swing_of_Valma

    Swing_of_Valma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Em bế con ra trung tâm rồi, họ bảo nó giống anh thế thì thử làm gì phí tiền, còn khi nào toà có yêu cầu thì nó làm cho mới có ý nghĩa , vì em không có giấy tờ xác nhận đáy là em bé mà em muốn làm khai sinh ,
  6. Swing_of_Valma

    Swing_of_Valma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    http://www.nlaa.gov.vn/detail.asp?CateID=16&ArtID=765
    Trường hợp này cũng gần giống em, nhưng em thì chưa li dị nên không hiểu có phải nhờ toà can thiep không hay là cứ ra phường nới đăng ký khai sinh của cháu để làm??
  7. Swing_of_Valma

    Swing_of_Valma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác ngualuoi nhờ Bác mà em tìm được mấy bài viết về trường hợp của em từ Cục trợ giúp Pháp Ly bộ Tư Phap, xin trích ra để ai gặp trường hợp như em có thể đối phó với bọn Phường mất dậy:
    Góp thêm kinh nghiệm khi đăng ký hộ tịch
    Ngày cập nhật: 10/15/2007

    Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết đi, bao gồm: khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, giao nhận con nuôi?Giấy tờ hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của một cá nhân. Mặc dù, đây là loại giấy tờ rất quan trọng, nhưng đã không ít người do không biết, hoặc do nhận thức chưa đầy đủ nên còn để xảy ra nhiều sự việc đáng tiếc, qua thực tiễn công tác tôi đã gặp một số trường hợp như:
    - Thứ nhất, về bản chính các giấy tờ hộ tịch thường bị mất do bảo quản không kỹ hoặc không biết sử dụng (ví dụ: khi làm thủ tục nhập học cha mẹ thường nộp bản chính Giấy khai sinh do không phân biệt được bản chính và bản sao và sau này bản chính bị mất);
    - Thứ hai, việc ghi các giấy tờ hộ tịch thường bị sai lệch các dữ liệu (ví dụ: ngày, tháng, năm sinh, họ tên, chữ đệm) so với các giấy tờ hộ tịch đã có trước đó; hoặc ghi sai so với thực tế do nhầm lẫn, cố tình (tẩy, xoá?);
    - Thứ ba, việc khai họ tên của trẻ trong Giấy khai sinh không đúng (ví dụ như: con không mang họ của cha ruột mà lại mang họ của cha dượng - đối với trường hợp mẹ của trẻ kết hôn lần thứ hai), con mang họ và dân tộc khác với họ, dân tộc của cha, mẹ do phong tục tập quán hoặc do nhận thức sai lệch của người dân hoặc sơ suất của cán bộ hộ tịch (ví dụ: cha họ Danh, mẹ họ Trần nhưng con gái lại mang họ Thị - theo phong tục tập quán của người dân tộc Khmer, con gái thường mang họ Thị);

    - Thứ tư, do sai sót của cán bộ hộ tịch (giấy tờ hộ tịch không có số, không đóng dấu chức danh, dấu tên của người có thẩm quyền hoặc người đi đăng ký hộ tịch không ký tên?).
    Nguyên nhân của những sai sót, tồn tại trên có thể bắt nguồn từ phía cán bộ hộ tịch nhưng cũng có thể do người đi đăng ký hộ tịch. Mặc dù vậy, cho dù nguyên nhân nào đi chăng nữa thì hậu quả mà nó để lại không chỉ gây ra những phiền hà, tốn kém cho đương sự về sau này mà còn gây khó khăn cho ngành Tư pháp và các ngành khác có liên quan khi giải quyết các công việc hành chính hoặc để bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Một vài kinh nghiệm sau đây sẽ góp phần khắc phục những sai sót và tồn tại trên khi đăng ký hộ tịch:
    Đối với cán bộ hộ tịch: cần kiểm tra thật kỹ đối tượng đi đăng ký hộ tịch, đồng thời kiểm tra xem các giấy tờ mà họ xuất trình theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch đã đầy đủ chưa? Đối với trường hợp đăng ký khai sinh, không những chỉ đối chiếu các dữ kiện của người được khai sinh mà còn phải đối chiếu phần khai về cha, mẹ. Cần giải thích rõ cho người đi đăng ký khai sinh hiểu về việc con được quyền mang họ cha hoặc họ mẹ theo phong tục tập quán hoặc thoả thuận của cha mẹ. Nếu có những điều khác với phong tục tập quán hoặc không bình thường thì cần kiểm tra và yêu cầu người đi đăng ký khai sinh bổ sung các giấy tờ cần thiết khác như: Giấy thoả thuận của cha, mẹ về việc đặt họ, tên, lựa chọn dân tộc cho con theo quy định của pháp luật. Ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do bà con thường không chú ý đến việc đăng ký khai sinh nên phần lớn phải đăng ký khai sinh quá hạn. Do vậy, rất nhiều trường hợp không có giấy chứng sinh hoặc thậm chí người dân còn không nhớ chính xác ngày, tháng, năm sinh của con mình mà thường chỉ nhớ theo con giáp (Ví dụ tuổi con Chuột, con Trâu, con Mèo?. ). Trong các trường hợp này, cán bộ tư pháp - hộ tịch cần lập cho mình một bảng tra cứu con giáp tương ứng với năm sinh để hạn chế việc sai sót khi ghi về năm sinh trong giấy khai sinh. Trong trường hợp cha mẹ đặt tên cho con quá dài (cả họ và tên có khi phải đến 6 ?" 7 chữ) thì cần phân tích sự bất lợi sau này khi ghi họ tên trong các giấy tờ, giao dịch để họ lựa chọn, thay đổi cho phù hợp.
    Cán bộ tư pháp - hộ tịch cũng cần kiểm tra lại lần cuối tất cả các dữ kiện trong giấy tờ và sổ sách hộ tịch trước khi trao cho đương sự; đồng thời cần giải thích rõ về giá trị pháp lý của các giấy tờ hộ tịch mà họ vừa đăng ký, cũng như giải thích để họ có thể phân biệt được bản chính và bản sao, cách bảo quản và sử dụng giấy tờ đó (được giữ lại bản chính, chỉ phải nộp bản sao các giấy tờ hộ tịch khi làm các thủ tục khác có liên quan).
    Đối với người đi đăng ký hộ tịch: trước khi đi đăng ký hộ tịch cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật. Trường hợp đi khai sinh cho con thì cần có sự thỏa thuận, bàn bạc trước giữa vợ và chồng về việc mang họ, đặt tên và lựa chọn dân tộc cho con (nếu cha, mẹ thuộc hai họ và dân tộc khác nhau). Để tránh việc cải chính sau này, người đi đăng ký khai sinh cần rà soát tên của ông, bà, chú bác (những người thân thích) của hai bên hoặc tránh đặt tên gọi mất thẩm mỹ, gọi nghe chướng tai cho con.

    Trước khi nhận các giấy tờ đăng ký hộ tịch từ cán bộ tư pháp - hộ tịch, người đi đăng ký cần kiểm tra kỹ lưỡng xem trong giấy tờ đã ghi đầy đủ tất cả các dữ kiện hay chưa? Có sai sót gì không? Có phần nào còn bỏ trống không (VD: Số lưu của giấy tờ hộ tịch, dấu chức danh, chữ ký của người đi đăng ký hộ tịch và cán bộ tư pháp - hộ tịch). Trong trường hợp phát hiện có sai sót, người đi đăng ký cần đề nghị cán bộ tư pháp - hộ tịch ghi bổ sung hoặc cấp lại giấy tờ hộ tịch ngay sau đó. Trong các giấy tờ hộ tịch nếu có gì chưa rõ thì hỏi lại cán bộ tư pháp - hộ tịch, nếu không biết chữ thì nhờ họ đọc (Ví dụ: giá trị pháp lý, cách sử dụng, bảo quản, phân biệt bản chính, bản sao giấy tờ hộ tịch, hiện nay đa số người dân nhầm lẫn việc này).
    Trên đây là một số kinh nghiệm về vấn đề hộ tịch trong thực tiễn bà con đề nghị thực hiện TGPL, mong rằng, qua bài viết này sẽ góp thêm một số kinh nghiệm cho người đi đăng ký hộ tịch và cán bộ hộ tịch để công tác này từng bước đi vào nề nếp, tránh được những vướng mắc hoặc sai sót không đáng có./.
    Bùi Đức Độ
    Trung tâm TGPLNN Kiên Giang
  8. tuvanluathue

    tuvanluathue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Cái này đơn giản thôi. Bạn ghé đến UBND phường - nơi đứa trẻ được khai sinh rồi trình cho cán bộ tư pháp GIẤY ĐĂNG KÝ KẾT HÔN và đề nghị cán bộ tư pháp ghi bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của cháu. Nếu bạn không có giấy khai sinh bản chính thì xin 01 bản sao khai sinh + hộ khẩu và cmnd của bạn đến UBND quận xin cấp lại bản chính. Sau đó, cầm bản chính đó đến UBND phường đề nghị ghi tên cha vào giấy khai sinh bản chính cấp lại. Hồ sơ gồm có CMND + Hộ khẩu của bạn + bản chính cấp lại + tờ khai bổ sung (có kèm file nè). Cái này nếu bạn làm thì không cần đụng chạm gì đến mẹ của nó cả.
    Trường hopự bạn thích đổi họ của đứa trẻ cho giống họ của bố thì bạn yêu cầu ngay trong tờ khai này. Sau 15 ngày, UBND xã sẽ ra quyết định ghi bổ sung tên cha và cải chính họ của con. Phần ghi bổ sung được ghi ở mặt sau giấy khai sinh bản chính cấp lại và sổ bộ đăng ký khai sinh. Sau này, tất cả bản sao sẽ có đầy đủ tên cà cha lẫn mẹ và họ của con sẽ là họ của bố.
  9. Driverless

    Driverless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2009
    Bài viết:
    5.101
    Đã được thích:
    114
    up
  10. shimohara

    shimohara Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2009
    Bài viết:
    693
    Đã được thích:
    0

    tớ có một trường hợp tương tự vậy nè
    tội nghiệp quá đi. Chưa làm cha mẹ thì thấy bình thường. Khi làm cha mẹ rùi thấy thương con dễ sợ

Chia sẻ trang này