1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khám phá những bí ẩn của cuộc sống

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi battambattu, 13/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Khám phá những bí ẩn của cuộc sống

    Trong cuộc sống có biết bao điều bí ẩn, bí ẩn là bởi vì ta chưa hiểu rõ bản chất của nó.
    Các vấn đề về Yoga - Khí công - Nhân điện... luôn làm nảy sinh những cuộc tranh luận không dứt về thế giới quan, về lý luận. Cùng một hiện tượng có thể có nhiều cách lý giải khác nhau, có người dùng lý luận phương Đông, có người dùng lý luận phương Tây, nhưng chắc chắn một điều: Chân lý chỉ có một mà thôi.

    Mục đích của chủ đề này nhằm lý giải những vấn đề "bí ẩn", những khả năng đặc biệt của con người bằng những lý luận khoa học thông thường. Hy vọng chúng ta có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé để thu hẹp khoảng cách lý luận giữa Đông và Tây, gạt bỏ những thành kiến của mọi người về vấn đề này.

    Mong mọi người đóng góp bài vở và cùng nhau trao đổi.

    (Lần sau tôi xin trình bày về bản chất của khí công.)
  2. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Khí công là gì?
    Muốn biết khí công là gì thì trước tiên phải trả lời câu hỏi: Khí là gì?
    Có nhiều bạn đã hỏi câu này trên diễn đàn, câu trả lời cũng có nhiều, phản bác cũng lắm. có người nói là có khí, người nói ko. Những người chưa tập bao giờ thì dùng mọi lý lẽ để phản bác.
    Còn những người đã tập, đã cảm nhận thấy cũng không hiểu được cái đang chạy trong cơ thể mình thực chất là gì.
    Khí trong khí công không phải là không khí. Nó có nhiều tên gọi khác như năng lượng sinh học, điện sinh học... là 1 dạng vật chất vi tế tồn tại trong cơ thể. Vấn đề là vật chất gì?
    Lý luận của Trung Quốc cho rằng khí trong cơ thể là dạng vật chất đặc trưng cho sự sống. khi cơ thể đã chết thì khí cũng thoát đi. Hãy so sánh 1 cơ thể sống và 1 xác chết. Lấy gì làm cơ sở để phân biệt đâu là sự sống, đâu là cái chết? Đó là khí (năng lượng của sự sống)
    1. Trước hết, ta hãy trả lời câu hỏi: liệu trong cơ thể có thể tồn tại dạng năng lượng đó ko? năng lượng đó có thể lan tỏa hay bức xạ ko?
    Thực ra không chỉ trong cơ thể mới có năng lượng mà trong mọi sự vật đều tồn tại năng lượng của bản thân nó. ở mức độ đơn giản nhất, quan niệm vật chất được cấu tạo bởi các electron và các hạt nhân. Các hạt này luôn mang sẵn năng lượng của nó và chuyển động ko ngừng. Các sự vật này cũng luôn nhận được các nguồn NL từ bên ngoài (như a''s mặt trời) và luôn bức xạ ra môi trường bên ngoài năng lượng của bản thân nó (gọi là sự bức xạ tự phát).
    (còn tiếp ... )
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Tai sao trong mọi sự vật lại có sẵn năng lượng để cho nó có thể vận động không ngừng?
    Đây có lẽ là câu hỏi lớn mà loài người còn rất lâu nữa, hoặc không bao giờ có thể trả lời. (Theo quan điểm của Mác - lê thì vận động là 1 thuộc tính của vật chất).
    Bây giờ xin trình bày tiếp về sự bức xạ năng lượng ra môi trường xung quanh:
    Khi một e (electron) nhận được năng lượng từ bên ngoài (ánh sáng, nhiệt...), nó sẽ nhảy lên mức năng lượng cao hơn, ở lại đó 1 thời gian rồi trở lại mức năng lượng ban đầu, đồng thời bức xạ ra 1 lượng tử năng lượng (photon). Đây là bức xạ tự phát. (Bà con xem lại sách vật lý lớp 12).
    Bức xạ tự phát thường rất yếu do xảy ra rời rạc, không đồng nhất, thậm chí triệt tiêu nhau. (sau này người ta đã tìm được cách để tập hợp được năng lượng bức xạ của tất cả các e theo cùng 1 hướng, cùng 1 thời điểm, tao ra 1 năng lượng vô cùng mạnh mẽ, đó là bức xạ kích thích - Laser)
    Đôi khi 1 số e nhận được1 năng lượng lớn, nó sẽ thoát khỏi các lực liên kết, tách khỏi hạt nhân, trở thành e tự do.
    Trình bày dài dòng như vậy, tôi chỉ muốn chứng minh rằng: Giống như mọi sự vật, trong cơ thể cũng tồn tại trường năng lượng của riêng nó, và có khả năng tiếp nhận năng lượng từ bên ngoài, cũng như bức xạ năng lượng ra môi trường bên ngoài.
    Tuy nhiên, do những đặc tính động của cơ thể sống (như sự tương tác giữa các thành phần khác nhau của cơ thể - một số tài liệu gọi là lực sinh học), trường năng lượng này cũng mang những đặc thù riêng, vận động không ngừng, biến đổi không ngừng.
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    2/ Bản chất của khí (hay năng lượng sống)
    Phần trên ta đã chứng minh sự tồn tại của khí trong cơ thể, bây giờ ta sẽ xem xét bản chất của khí.
    Để nói chính xác khí bao gồm các hạt gì, hay mang năng lượng gì thì thật khó, nó vượt quá khả năng hiện tại của con người. Tuy nhiên, nếu xem xét riêng từng khía cạnh, với các thiết bị hiện tại thì có thể làm sáng tỏ được một phần của sự thật.
    Trước hết, ta hãy liệt kê một vài đặc điểm của khí theo quan điểm phương Đông (để tiện cho việc kiểm nghiệm, so sánh với quan điểm khoa học ở sau):
    + Khí là 1 dạng vật chất không màu (không nhìn thấy được), nhưng có thể cảm nhận được, chuyển động được. (đây cũng chính là lý do nó có tên gọi là "khí").
    + Khí có thể làm cho cơ thể khỏe mạnh, chữa được bệnh.
    + Khí có thể gây hại cho cơ thể khi bị tắc nghẽn...
    (còn tiếp)
  5. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    A) Coi khí là sóng điện từ
    Các nghiên cứu cho thấy bức xạ của cơ thể ra môi trường là tập hợp nhiều sóng điện từ với nhiều tần số khác nhau.
    Người ta sử dụng các máy đo quang phổ để xác định tần số, kết quả cho thấy bức xạ cơ thể có thể có tần số thấp (cỡ vài nghìn Hz, đến tần số rất cao: dải hồng ngoại và cận hồng ngoại).
    (Người ta đã sử dụng các kết quả này trong quân sự để phát hiện mục tiêu trong đêm tối, trong hầm ngầm, đo nhiệt độ cơ thể từ xa trong y học...)
    Đặc biệt, khi tiến hành nghiên cứu các khí công sư trong lúc phát khí, cường độ bức xạ của các sóng phát ra cao hơn người bình thường rất nhiều. Tiến hành đo cường độ từ trường tại lòng bàn tay khí công sư (điểm phát khí) cũng tăng cao so với trước khi phát.
    Tuy nhiên, nếu coi các bức xạ của cơ thể là các sóng vô tuyến thông thường thì thật duy ý chí. Có thể nó có những đặc tính tần số giống với sóng điện từ, nhưng nó còn bị chi phối bởi các quy luật của sinh học, có thể nó có cả điện tính và từ tính, nhưng cấu trúc trường của nó thì rất phức tạp so với sóng điện từ thông thường (vốn được tạo ra bởi điện trường - vector E, và từ tường - vector H vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng). Có một số điều bí ẩn về sóng sinh học (khí) như nó có thể dẽ dàng đi xuyên qua lớp Kim Loại nặng ngăn cách (trong thi nghiệm phát khí qua chì), phát xa hàng ngàn Km... những khả năng mà sóng vô tuyến thông thường không làm được.
    Phải chăng Khí có một cấu trúc trường đặc biệt: Không bị suy giảm (hay suy giảm rất ít) trong quá trình truyền sóng?
    Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này sau. Bạn nào nghiên cứu về Lý thuyết trường trả lời hộ mọi người với!
  6. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Tất nhiên khả năng truyền xa hay đi xuyên của khí còn phụ thuộc vào trình độ của người phát công. Không phải mọi người đều có khả năng phát khí giống nhau.
    Ứng dụng trong chữa bệnh:
    Dựa vào đặc tính sóng của Khí, một số nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và chế tạo máy phát sóng điện từ mô phỏng sóng sinh học của người. Do Trường bức xạ của người quá phức tạp nên họ chỉ lựa chọn phát sóng với tần số trong dải cận hồng ngoại, cường độ phát sóng tương tự như của người và có thể thay đổi.
    Kết quả bước đầu rất khả quan. Khi phát sóng vào một số huyệt trên cơ thể người bệnh, cơ thể đã có những phản ứng tích cực như cảm giác nóng, lạnh dễ chịu, giảm các triệu chứng bệnh (nhất là các bệnh đường hô hấp),... một số còn đạt được cảm giác khí vận hành trong cơ thể.
    Nếu kết hợp máy trị liệu với việc tập khí công thường xuyên thì kết quả đạt được nhanh hơn rất nhiều. Người tập có cảm giác đắc khí chỉ sau một thời gian rất ngắn.
    Ở Việt nam cũng đã có một số nghiên cứu về vấn đề này. Năm 2004 vừa qua, một đề tài nghiên cứu và chế tạo máy bức xạ sóng điện từ với cường độ thấp đã được tiến hành (ở 1 trường ĐH tại Hà nội). Tần số được chọn nằm trong giải hạ âm. Kết quả nghiên cứu đã được khẳng định khi thử nghiệm trên hảng trăm bệnh nhân tình nguyện (trên 90% có cảm giác khí, trên 60% có tiến triển tốt về sức khỏe)
  7. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    B) Coi Khí là dòng các vi hạt
    Vi hạt ở đây là các ion dương, ion âm, các electron...
    Như đã trình bày ở trên, do không ai nhìn thấy được khí, mọi kết quả của phẫu thuật đều không phát hiện ra khí hay kinh mạch nên việc phủ nhận Khí là điều dễ hiểu. Vậy phải giải thích thế nào?
    Giác quan thông thường của con người chỉ có thể thấy được vật chất ở 1 trong 3 dạng tồn tại sau: Rắn, Lỏng, Khí. Nhưng vật chất còn có thể tồn tại ở 1 dạng khác nữa, đó là Plasma (Plasma, theo từ điển, là dạng vật chất bao gồm các ion và các e chuyển động tự do, giống như dạng vật chất bao quanh nam châm hay dòng điện)
    Một số nhà nghiên cứu còn coi năng lượng cơ thể (Khí) là một dạng plasma đặc biệt: BioPlasma - plasma sinh học, tức là dạng plasma chịu sự chi phối bởi các lực sinh học trong cơ thể.
    Rõ ràng trong cơ thể (cũng như mọi vật chất) đều có thể tồn tại các vi hạt chuyển động tự do như vậy. Và vì là các điện tích tự do nên chúng có hoạt tính rất mạnh, tức là dễ dàng kết hợp với các hạt khác hay tạo ra các phản ứng hóa học. Điều này giải thích tại sao khi nội khí mạnh thì có thể làm tăng sức khỏe của cơ thể: Khí có ở khắp nơi trong cơ thể, làm tăng cường khả năng trao đổi chất của máu với tế bào, làm cơ thể khỏe mạnh.
    Nhưng nó cũng có thể làm hại cho cơ thể. Nếu ở 1 vị trí nào đó nội khí bị tắc, tập trung với mật độ lớn, vượt quá khả năng trao đổi chất của máu, sẽ làm tổn hại hồng cầu và các tế bào tại đó.
  8. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Các vi hạt trong cơ thể còn có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh. Trong khong gian luôn tồn tại các vi hạt chuyển động tự do như vậy. Nếu môi trường có nhiều vi hạt phù hợp với cơ thể thì sẽ rất có ích cho sức khoẻ (ví dụ môi trưòng có nhiều cây xanh, cây xanh cũng là 1 nguồn bức xạ ra các vi hạt - Khí). Ngược lại, nếu môi trường có các vi hạt không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ (tà khí). Sự trao đổi vào ra đó giữa cơ thể và môi trường thông qua nhiều con đường khác nhau, như đường hô hấp, lỗ chân lông, các huyệt vị...
    Ứng dụng trong thực tế:
    Để tăng cường sức khoẻ cho con người, các nhà khoa học đã chế tạo ra các máy ion hoá không khí (hiện bán rất nhiều trên thị trường). Các máy này có thể tạo ra số lượng các vi hạt tự do (ion, e) lớn hơn so với bình thường, có tác dụng khử mùi diệt khuẩn, làm sạch môi trường... Các kiểm tra trên cơ thể người đều cho kết quả tốt. Tuy nhiên đây cũng chỉ là 1 hình thức mô phỏng năng lượng sinh học chứ không phải tạo ra được năng lượng sinh học.
    Cơ thể sống là cỗ máy kì diệu của tự nhiên mà không có cỗ máy nhân tạo nào có thể so sánh được. Có phải nó chỉ sản sinh ra các vi hạt mà con người đã biết như ion, e... hay còn các hạt khác nữa mà con người chưa nhận thức được? Chúng ta hãy xem xét 1 cách khách quan hơn: Các nguyên tử được cấu tạo từ e và hạt nhân, hạt nhân được cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn (nơtron, proton), rồi các hạt này lại được cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn nữa!... Biết đến đâu là tận cùng?
    Đây là 1 câu nói bất hủ của Lênin : "Nguyên tử cũng vô tận như vũ trụ" .
    Kiến thức của chúng ta hạn hẹp biết bao!
  9. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Lúc thì chúng ta giả thiết khí là sóng điện từ, lúc lại cho rằng nó là các vi hạt tự do. Vậy có mâu thuẫn không?
    Trong thế giới vi mô, sóng và hạt là 2 mặt của 1 vấn đề. Sóng cũng có tính chất hạt, và ngược lại, vi hạt chuyển động cũng có tính chất của sóng (cái này hơi phức tạp, xin phép không trình bày ra đây, bạn nào muốn tìm hiểu rõ hơn xin đọc các sách về vật lý). Xin lấy 1 ví dụ đơn giản thế này: Khi dòng điện truyền từ đầu này tới đầu kia của dây dẫn thì không phải là các điện tích chạy từ đầu này tới đầu kia mà là dao động của vi hạt đó được truyền đi theo dạng sóng trong dây dẫn.
    Nhưng nếu quan niệm như vậy thì làm sao giải thích được khả năng truyền đi rất xa hay xuyên qua Kim loại nặng của Khí (xem lại phần trên)? Bởi vì các vi hạt cũng như các sóng điện từ mà con người từng biết không có khả năng đó (chúng đều bị suy hao trên đường truyền).
    Những phát kiến khoa học gần đây dường như đã tìm ra được câu trả lời cho thắc mắc trên. Các nhà vật lý đã phát hiện ra những vi hạt có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Ví dụ: Hạt nơtrinô có kích thước khoảng 1/100 triệu electron, nó có thể lách qua khe hở giữa e và hạt nhân 1 cách dễ dàng mà không hao tổn năng lượng. Một hạt khác (tôi quên mất tên, tìm đọc trong tạp chí Tri thức trẻ số tháng 10/2004) có thể đi xuyên qua trái đất mà hầu như không hao tổn năng lượng... Tên của bài viết này là: "Có phải con người đang tiến gần được với Thượng Đế"!
    (Phấn sau xin trình bày về Kinh mạch, Huyệt)
  10. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    C) Kinh mạch và huyệt
    Đông y và khí công thường nhắc đến kinh mạch như những con đường vận hành và luân chuyển của khí trong cơ thể. Còn huyệt là những điểm đặc biệt trên cơ thể mà tại đó có thể thu khí, phát khí, châm cứu chữa bệnh... Nếu xét theo quan điểm của khoa học hiện đại thì chúng là cái gì?
    Trước hết hãy nói về kinh mạch. Liệu có phải trong cơ thể tồn tại những con đường đặc biệt như vậy hay không? Mọi nghiên cứu của khoa giải phẫu học đều cho thấy không tồn tại các đường kinh mạch theo các sơ đồ truyền thống của Đông y, tức là không tồn tại các đường vận hành khí 1 cách hữu hình trong cơ thể (như mạch máu hay dây thần kinh).
    Nhưng những người luyện luyện tập khí công đều khẳng định là có các con đường này. Họ cảm nhận rất rõ sự vận hành cuả khí trong cơ thể theo những con đường đó. Thêm vào đó, những con đường này không phải là bất biến. Có khi kinh mạch cảm nhận được chỉ nhỏ như sợi tóc, có khi lại to bằng ngón tay, thậm chí to hơn, có khi lan rộng ra phủ khắp cơ thể, không còn phân biệt kinh mạch nào nữa.
    Qua các đặc điểm trên của kinh mạch, kết hợp với các quan điểm về Khí đã trình bày ở phần trước, ta có thể đưa ra quan điểm về kinh mạch như sau:
    Khí có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể, và chúng không ngừng vận động truyền lan đi theo dạng sóng. Cường độ của sóng (hay trường) tại các điểm khác nhau trong cơ thể là khác nhau (tuỳ thuộc vào đặc điểm của cơ thể tại điểm đó). Trên cơ thể có tồn tại những điểm đặc biệt khiến cho cường độ sóng sinh học tại các điểm đó cao hơn các điểm khác và sóng cũng dễ truyền lan hơn khi qua các điểm đó. Tập hợp những điểm như vậy tạo thành những đường truyền sóng hay kinh mạch.
    Con người có thể cảm nhận được kinh mạch là do sự tác động của khí vào các tế bào thần kinh. Sóng lan truyền sẽ tác động vào tế bào thần kinh trên đường truyền sóng. Tuỳ thuộc vào cường độ của sóng tại điểm đó mà tác động đó là mạnh hay yếu. Kết quả là con người có thể cảm nhận được khí chuyển động trong kinh mạch với độ mạnh yếu khác nhau (Khi thì khí chạy nhanh, khi thì chạy chậm, lúc thì kinh mạch to, lúc thì nhỏ?). Có những lúc sóng truyền lan khắp cơ thể, tạo cảm giác tê nóng toàn thân, không còn thấy kinh mạch nữa.
    Ngược lại, chính các tế bào thần kinh cũng có khả năng tác động tới sóng sinh học (do cũng có những đặc điểm điện - từ tương tự). Con người có thể sử dụng các tín hiệu thần kinh phát đi từ não để điều khiển sự vận hành của dòng khí theo ý mình như tụ khí vào 1 điểm, đưa khí đến các kinh mạch khác nhau...
    Do tính chất động của cơ thể (trạng thái của cơ thể luôn thay đổi, lúc khoẻ, lúc yếu, lúc vui vẻ, lúc buồn chán?) nên sự vận hành của khí theo các kinh mạch cũng luôn biến động. Khi từ khí mạnh ở kinh mạch này, khi thì mạnh ở kinh mạch khác (Đông y đã tổng kết, gọi là sự vận hành của khí trong 12 chính kinh theo 12 giờ trong ngày). Cần phải nắm vững quy luật này để tác động tới khí 1 cách hiệu quả nhất.

Chia sẻ trang này