1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khám phá Tết truyền thống của người Trung Quốc

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi JapanSOFL, 10/07/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. JapanSOFL

    JapanSOFL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/10/2018
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Tết là ngày lễ lớn nhất trong năm của nhiều quốc gia phương Đông. Mỗi quốc gia lại có những truyền thống, phong tục rất riêng. Nếu bạn đang học tiếng Trung hãy cùng SOFL khám phá Tết truyền thống của người Trung Quốc qua bài viết này nhé.

    Truyền thuyết về thú dữ “Niên”- Nguồn gốc Tết Trung Quốc

    Tết Trung Quốc có nguồn gốc từ đâu? Đã có rất nhiều câu chuyện truyền miệng khi nhắc đến nguồn gốc Tết ở Trung Quốc. Trong đó, truyền thuyết chống lại con Niên thú người xưa được nhắc nhiều lần hơn cả.


    Tương truyền, từ rất lâu trước đó ngoài biển có con quái vật hung dữ, gọi là Niên. Mỗi năm đến giao thừa, Niên “quái vật” này sẽ xuất hiện ăn thịt gia súc, của cải thậm chí cả con người khiến người dân trong làng hết sức hoảng sợ.

    Vậy nên cứ đến 30 Tết, dân làng đều phải chạy vào rừng sâu để không bị “Niên” làm hại.

    Vào trước đêm 1 hôm giao thừa nọ, có một người ăn xin đến nhà của một bà lão xin cơm. Bà lão tốt bụng cho người ăn xin đó một bát cơm, buồn lòng mà than thở “ “Ôi! Ngày mai con Niên lại đến rồi, chúng ta sẽ không sống nổi mất!”. Người ăn xin thấy trang phục màu đỏ của bà lão liền lắc đầu ““Con Niên sợ tiếng pháo nổ và màu đỏ, ngày mai bà hãy mặc màu đỏ, treo câu đối đỏ trước cửa nhà, con Niên đến thì hãy đốt pháo là có thể tránh được tai họa.”

    Và đúng như thế, con Niên sợ hãi bỏ chạy khi nghe tiếng pháo và nhìn thấy màu đỏ. Kể từ đó, vào đêm giao thừa mọi người đều đốt pháo rộn rã khiến Niên không dám quay lại.

    Mặt khác, cũng có một câu chuyện lý giải về nguồn gốc ngày Tết này. Hơn 4000 năm về trước vua Thuấn đã cúng tế trời đất trong ngày này. Và mọi người cho rằng đây là ngày đầu tiên của năm mới, ngày mùng Một tháng Giêng.

    >>> Xem thêm : Bật mí 12 điều thú vị về đất nước Trung Quốc

    Phong tục truyền thống vào dịp Tết ở Trung Hoa

    Dán thần giữ cửa

    Dán thần giữ của là phong tục Tết cổ truyền xuất hiện từ rất lâu đời tại đất nước Trung Hoa. Ban đầu, họ dùng gỗ đào làm hình nhân giữ cửa, sau đó vẽ các hình thần trực tiếp lên cửa hoặc dán giấy lên.

    Phong tục này bắt nguồn từ truyền thuyết anh em Thân Đồ và Dư Lợi chuyên giữ cửu trừ quỷ để trấn giữ cửa chính cho gia chủ đảm bảo, không bị quấy rầy.

    Treo chữ PHÚC ngược, dán câu đối

    Từ thời nhà Tống, người Trung Quốc đã có thói quen dán câu đối đỏ, treo đèn ***g đỏ và đốt pháo trong ngày đầu năm mới để mong bình yên và hạnh phúc.

    Đặc biệt, chữ Phúc ngược luôn được họ treo lên với ý nghĩa “phúc đáo” - phúc đến nhà.

    >>> So sánh Tết Đoan Ngọ Trung Quốc với Việt Nam

    Lau dọn, vệ sinh nhà cửa

    Việc lau dọn, vệ sinh nhà cửa không thể thiếu trước khi đón Tết của người Trung Hoa từ bao đời này. Ho cho rằng, mọi ngõ ngách trong nhà đều được đảm bảo sạch sẽ để xua đuổi mọi điều xui xẻo, cũ kỹ chuẩn bị sẵn sàng cho một sự khởi đầu mới hanh thông.

    Các hoạt động chào mừng năm mới ở Trung Quốc cũng rất đa dạng và phong phú như múa lân, đua thuyền, cúng tế, ngắm hoa đăng, đốt pháo hoa, đi cà kheo hay múa ương ca một điệu múa dân gian truyền thống của Trung Quốc),…

    Trong dịp này, nhiều nơi ở Trung Quốc cũng tổ chức thêm nhiều lễ hội lớn để tạ ơn trời đất, thỉnh cầu may mắn cho năm mới vạn sự như ý.

    Mừng tuổi phong bao đỏ, thăm nhà người thân, bạn bè

    Nhắc đến Tết là nhắc đến những điều tốt đẹp và may mắn. Trong những ngày đầu năm mới họ luôn dành cho nhau lời chúc mừng năm mới và trao nhau phong bao lì xì đỏ. Họ thường tới nhà người thân, bạn bè đầu năm trao nhau lời chúc đầu năm mới mạnh khỏe, may mắn đặc biệt có thể ở lại cùng nhau dùng bữa cơm thân mật.

    Tham gia Hội Hoa Đăng

    Vào ngày cuối cùng của hội mùa xuất, là Tết Nguyên Tiêu 15/1 là thời điểm người dân nơi đây tổ chức lễ hội Hoa Đăng. Thời cổ đại, những chiếc đèn ***g này sẽ được làm bằng giấy hoặc lụa sau đó đặt nến bên trong. Hiện nay, các loại vật liệu phong phú hơn nhưng ngắm đèn ***g, xem đua thuyền, ăn bánh trôi … vẫn là những phong tục Tết cổ truyền người Trung Quốc gìn giữ từ bao đời nay.

    Ẩm thực, món ăn Trung Hoa trong ngày đầu năm mới

    Món ăn trong ngày Tết ở Trung Quốc không chỉ ngon miệng mà còn được họ lựa chon kỹ càng gửi gắm ý nghĩa cho cả năm hạnh thông, vạn sự như ý.

    Món ăn từ Cá

    Cá là món ăn mang đến tiền tài dư thức trong năm mới người Trung Quốc. Trong tiếng Trung, cá là (鱼) phát âm là Yú/yoo giống từ “dư thừa”. Vậy nên, cá luôn là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết ở Trung Quốc.

    Khác với ngày thường, món cá trong ngày Tết cũng có một vài điều rất thú vị:

    - Khi sắp cá ra bàn, phần đầu cá luôn phải hướng về phía người lớn tuổi nhất trong gia đình để thể hiện thái độ tôn trọng.
    - Người ngồi trước đầu cá ăn trước thì người trong bán mới được ăn.
    - Cuối cùng, người ngồi vị trí đầu và đuôi cá phải uống với nhau một ly để mang lại may mắn trong năm mới.

    Chả giò

    Chả giò cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết ở Trung Quốc. Những chiếc chả giò được rán vàng ươm trông rất giống thỏi vàng xưa với ngụ ý đem lại tiền tài, sự giàu có cho gia chủ trong năm mới.

    Mặt khác, chả giò cũng là món ăn có mặt thường xuyên trong bàn tiệc như: Giang Tô, Giang Tây, Phúc Kiến, Thâm Quyến, Thượng Hải…

    Niên cao (Bánh tổ)

    Bánh tổ là món ăn mang ý nghĩa “tăng lên hàng năm” trong ngày Tết của người Trung Quốc. Họ ăn bánh tổ trong đầu năm để hy vọng năm mới địa vị, tiến bạc và công việc đều được thăng tiến.

    Bánh tổ được làm từ các nguyên liệu chính gồm gạo nếp, hạt dẻ, lá sen, quả chà là và đường.

    Mì Trường thọ

    Mì trường thọ là món ăn người Trung Quốc rất yêu thích trong các ngày đặc biệt như dịp sinh nhật, Tết nguyên đán. Điểm đặc biệt món ăn này là sợi mì rất dài vì chưa được cắt ra. Bởi họ quan niệm chiều dài của sợi mì thể hiện ý nghĩa tuổi thọ ngày càng tăng.

    Chè trôi nước

    Là món ăn chính trong lễ hội đèn ***g Trung Hoa, với ý nghĩa đặc biệt chè trôi nước còn được sử dụng cho ngày đầu năm mới. Trong tiếng Trung, chè trôi nước phát âm là “Tāngyuán” tương tự như từ “đoàn viên”. Mặt khác, những viên chè trôi nước tròn tròn ngụ ý cho sự sum vầy, gia đình đoàn viên trọn vẹn.

    Bên cạnh đó, người Trung Quốc còn ăn nhiều các món khác trong dịp Tết như vịt quay Bắc Kinh, tôm (phát âm gần giống âm thanh của tiếng cười). Theo họ, các món tôm đều có ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc và sức khỏe), bánh du giác (một loại há cảo), quả kim quất (phát âm tương tự như từ may mắn), thịt muối mặn ngọt, bánh khoai môn, bánh củ cải, các loại trái cây sấy khô…

    Ở Trung Quốc, dù là thành phố, thị trấn hay làng quê thì mỗi năm, khi đến tháng chạp, không khí tết dần trở nên nhộn nhịp. Có thể nói rằng, Tết truyền thống ở Trung Quốc là ngày lễ có kỳ nghỉ dài nhất trong một năm với ngày bắt đầu từ 1/1 âm lịch đến hết ngày 15 tháng Giêng.

Chia sẻ trang này