1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khẩn Anh em chú ý một việc rất nghiêm túc.( Hãy cứu lấy Công viên )

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi khoinguyen_kts, 01/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duykhanh8x

    duykhanh8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0

  2. A_ZIZOU

    A_ZIZOU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    1
    dù sao cũng có động tĩnh tốt hơn rồi
  3. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuanvietnam.net//vn/thongtindachieu/988/index.aspx
  4. ruouvangTL

    ruouvangTL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2007
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Phì cười với các bác
  5. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Tuy thế, về bản chất UBND vẫn là UBND - trong khi XH đang bàn luận sôi nổi về việc nâng cao chất lượng CV Hà Nội và các khoảng không gian xanh, vườn hoa, ngày 14/8/2007 CT Nguyễn Quốc Triệu vẫn điềm nhiên ký biên bản hợp tác chính thức giao toàn bộ CV Yên Sở cho GAMUDA BERHAD:
    Nội dung sơ bộ như sau:
    - GAMUDA bỏ 117 triệu USD XD công viên VH (không nói rõ CV đó có hoàn toàn là công cộng không hay lại ***g thêm nhiều hạng mục thương mại); 49 triệu USD đền bù GPMB, di chuyển đường điện; 253 triệu USD XD nhà máy nước thải; và khoảng 545 triệu USD để XD KS 5 sao, chung cư,...
    - Hà Nội sẽ phải nhượng hoàn toàn 34 ha CV Yên Sở, cộng với 74 ha đất 1 khu đô thị mới ở Q. Hoàng Mai, và thêm 1 khu đất lớn để XD khu đô thị mới ở H. Thanh Trì (thật hồi hộp không biết khu này rộng bao nhiêu).
    Chi tiết: http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=19231&CatId=47
    Điều đáng nói ở đây là mật độ CX cực thấp của HN hiện nay (<1m2/ người) so với mục tiêu phấn đấu năm 2020 (8m2/người) - và CV Yên Sở với DT hơn 300ha (trong tổng số 400ha CV của HN) trước kia là cứu cánh để QH Hà Nội được thông qua.
    Thực tế cho thấy UBND HN đang tự mình phá vỡ QH Hà Nội khi biến CV sinh thái thành CV văn hóa (VN đã có CV văn hoá đồng mô cực lớn); xẻo đi 34 ha đất CV (đấy chắc chỉ là con số đầu tiên) mà không đề ra giải pháp bù lại; cắt đất phúc lợi công cộng mà không qua xã hội.
    Một điều chắc chắn - TP đang loá mắt bởi số tiền gần 1 tỷ USD mà nhà đầu tư hứa.
    Nhưng bài học Ciphutra còn đó. Khi phê duyệt vào giữa năm 1990s, ai cũng tưởng chỉ dăn năm nữa là HN tự nhiên có không 1 khu đô thị hiện đại. Có ai nghĩ đến 15 năm sau, cả cái bánh vẽ ấy chỉ làm được có mấy phần. Họ chỉ làm khi gom đủ tiền của những người mua nhà - mục đích chính của họ là giữ đất - chờ giá lên cao và trục lợi.
    Không có gì đảm bảo kịch bản tương tự sẽ không đến với GAMUDA - Yên Sở. Nếu không có thoả thuận chặt chẽ và sự giám sát khắt khe, họ sẽ chẳng ngần ngại gì mà không bỏ vốn nhỏ giọt, dùng chiêu thức " lấu mở nó rán nó" hay "cấu phổi bỏ dạ dày" để lấy chính tiền bất bán cho ND Việt Nam để XD hạ tầng và công trình.
    Lãnh đạo Tp đang thu lợi lớn từ chiếc bánh vẽ mà GAMUDA cho thấy - Họ có lợi thật, lợi rất nhiều mặt - thích nhất là không phải làm gì cả. Người bị thiệt nhất đang là người tiêu dùng VN - những người sẽ phải trả giá đắt cho những thức họ có thể có được với giá rẻ hơn nhiều. Khoản thặng dư đó là lợi nhuận của GAMUDA chắc cũng sẽ ẵm một khoản tiền lớn từ tay người tiêu dùng VN.
    Cách làm của TP Hà Nội đối với vấn đề trên hết sức mù mờ - tại sao không thông báo rõ ràng chủ trương, phân tích thiệt hơn rồi mới ký thoả thuận?
    Nếu quyết tâm cắt đất bán để XD hệ thống xử lý nước thải và công viên, tại sao không chỉnh QH lại một cách đàng hoàng, thậm chí vay tiền XD một số hạ tầng cơ sở rồi bán đất theo nguyên tắc đấu thầu.
    Chẳng lẽ hơn 100 ha đất đô thị khu vực đó không có giá trị đến 400 triệu USD? (6triệu/m2)
  6. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Chỉ có dân đen tưởng như vậy thôi, lãnh đạo TP HN chả bao giờ tưởng như vậy cả. Họ đã hỗ trợ tối đa cho cả cái bánh vì họ có phần trong đó. Lợi ích XH đã đang và sẽ được đem ra mặc cả lấy lợi ích cá nhân. Có quá nhiều bài báo nói về vấn đề này rồi nhưng có ai bị xử lí đâu vì họ lách "đúng luật".
    Than ôi vào ciputra không khác gì vào khu lăng mộ
    [​IMG]
    Cho kinh doanh một phần công viên cây xanh không phải là hoàn toàn xấu. Vấn đề ở chỗ định giá cho sự kinh doanh đó có đúng không. Có thể tính được một cách khách quan giá trị mà phải XH nhận được nếu doanh nghiệp nào đó muốn kinh doanh cũng như các giới hạn và cam kết mà doanh nghiệp đó phải đảm bảo (đầu tư hạ tầng, khu vui chơi công cộng...). Có tính toán cụ thể như thế các chú sẽ thấy số tiền nhà đầu tư cam kết bỏ ra chả là cái đinh gì so với giá trị thực tế đâu.
  7. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Cái này liên quan đến chính sách về đất đai, một vấn đề vô cùng nhậy cảm, đến nỗi khi phát biểu về nó, các quan chức chính phủ cũng rất thận trọng. Tỷ như, giá đền bù và giá thị trường. Xử lý cái này tế nhị lắm, ối anh chết vì hai cái giá này, Minh Phụng là một ví dụ. Thế cho nên ngay bây giờ không xử lý được đâu, nó bế tắc từ trong chính sách.
    Món "Không qua xã hội", nói không rõ lắm, tạm hiểu là "không thông qua xã hôi". Làm gì có cơ chế. Mà sinh ra cơ chết này thì chết vì nó còn liên quan đến nhiều sự vụ tế nhị khác thuộc các ngành khác, thôi bế tắc nốt.
    Qui hoạch với chả cây xanh là việc đi sau thôi, tương quan quyền lợi giữa các nhóm người trong xã hôi là vấn đề không giải quyết được, cả cái vụ QLĐT cũng thế.
    Về đầu tư, nói thật không có lợi thì chả thằng đếch nào nó bỏ tiền. Còn đá kiểu câu giờ thì riêng gì thằng nước ngoài, ba cái thằng trong nước nó làm việc đó từ lâu rồi. Việc nó câu giờ lại đem đến quyền lợi cho nhóm người đang làm việc quản lý xã hội... nó lại dính đến vấn đề nêu ở trên.
    Tắc.
    Các nhóm nhà khoa học, hoạt động xã hội lại cũng phải chơi bài câu giờ thôi, có việc cái công viên, nó không thông qua, ta kệ. Đợi nó công bố, ta họp nọ họp kia, mời báo chí vào, sử học lên tiếng, cây xanh lên tiếng, môi trường, y tế lên tiếng ... khà khà... lại đá cù nhầy với nhau.
    Vui.
  8. M-bachduong

    M-bachduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Em chả biết gì về KT( vì năm sau mới thi), nhưng cứ nghĩ tới cái công viên thủ lệ lại ức. Ngày xưa rộng rãi là thế mà các bố ấy cắt đất xây khách sạn làm trẻ con mất cả chỗ chơi. Cái công viên to, đẹp là thế, giờ nhìn bé tẹo, mất thẩm mĩ
  9. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Công viên Yên Sở đã chính thức rơi vào tay Gamuda.
    Sau một thời gian "nỗ lực tạo điều kiện và cắt giảm thủ tục" đại dự án Công viên Yên Sở trị giá 1 tỷ USD đã được chính thức động thổ vào ngày 11/12/2007.
    Dưới cái nhìn của UBND thành phố, dự án này sẽ mang đến cho Hà Nội một trạm xử lý nước thải hiện đại, làm tăng vị thế và giá trị đất đai khu vực phía Nam HN, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm và công trình mới chất lượng cao.
    Thế nhưng thực chất vấn đề không hoàn toàn như vậy. những mặt hạn chế của dự án này vẫn chưa từng được nêu ra, mổ xẻ và phân tích.
    Thứ nhất, về tài chính: Gamuda chỉ cho Hà Nội duy nhất 1 nhà máy nước thải trị giá khoảng 400 triệu USD. Trong khi đó Hà Nội cấp lại cho Gamuda hàng trăm hecta đất để đầu tư XD công trình nhà ở, thương mại.
    Câu hỏi đặt ra: giả sử số lượng đất trên bán đấu giá có đem lại 400 triệu USD không? và nếu đấu giá XD nhà máy nước thải thì liệu có tốn ngần ấy tiền không?
    Dĩ nhiên, câu hỏi này chẳng thể trả lời được vì HN chưa hề đặt vấn đề đó ra, cũng như chưa hề tổ chức đấu giá.
    Thứ hai, về công viên: Gọi là dự án công viên công cộng, nhưng những gì Gamuda dự định đem lại cho Hà Nội mới chỉ được biết đến trong nội bộ giữa thành phố với Gamuda. UBND Thành phố không hề nghĩ rằng họ cần hỏi ý kiến nhân dân.
    Có lẽ họ cho rằng đó là việc chuyên môn của thành phố - họ "quên mất" bản chất dự án công viên Yên Sở là một sự đổi chác: Đổi đất công viên (đã được tính toán xác định trong quy hoạch) để lấy một số thứ khác. Về nguyên tắc, mọi sự đổi chác có ảnh hưởng lớn đến thành phố phải được thông qua ý kiến nhân dân.
    Thứ ba, về cái bánh vẽ của Gamuda: Xin hỏi Gamuda lấy đâu ra tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa? tiền của Malaysia ư?? Nhầm to - Gamuda lấy chính tiền của người Việt Nam, để xây dựng tất cả những thứ họ vẽ ra.
    Dự án này sẽ triển khai không khác gì Ciputra: Các nhà đầu tư sẽ chỉ bỏ 1 số tiền vừa phải để phát triển đất xây dựng, rồi từ từ xây các công trình thương mại và nhà ở theo ĐÚNG NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.
    Các bạn hãy tin tôi là lợi nhuận và số tiền Gamuda thu được lớn hơn rất rất nhiều lần số tiền họ bỏ ra để xây dựng nhà máy lọc nước Yên Sở.
    Ngay cả với công viên - phần phụ của dự án này - về tương lai cũng sẽ trở thành một cái máy thu tiền của chủ đầu tư. - chứ không phải là một dịch vụ phúc lợi công cộng.
    Thứ tư, ảnh hưởng tới Hà Nội: Dự án về cơ bản là một sự phá vỡ quy hoạch nghiêm trọng. Công viên Sinh thái Yên Sở được quy hoạch để đem lại sự cân bằng về môi trường và khoảng không gian nghỉ ngơi giải trí cho Hà Nội trong tương lai lâu dài. Sự phá vỡ quy hoạch này nghiêm trọng ở chỗ nó không xuất phát từ các cân nhắc, thảo luận cẩn thận, mà lại từ nhu cầu giải quyết các vấn đề trước mắt.
    ai quan tâm, xem thêm:
    http://diaoc.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=233630&ChannelID=204
    http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/11/754328/
    Được khoinguyen_kts sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 12/12/2007
  10. zom8x

    zom8x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Vậy bạn định làm gì ..............

Chia sẻ trang này