1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kháng chiến 9 năm

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi macay3, 10/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Kháng chiến 9 năm

    Anh em ta cũng tìm hiểu,bình luận về giai đoạn lịch sử thời kỳ kháng chiến 9 năm vì nguồn tư liệu về giai đoạn này thường rời rạc và không thống nhất.

    Tổng quan

    Sáu mươi năm trước, vào ngày 23-9-1945, tức là chỉ 21 ngày sau khi khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thực dân Pháp lại dã tâm xâm chiếm nước ta một lần nữa. Chúng nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Nhân dân Nam Bộ chưa kịp hưởng niềm vui thanh bình, lại tiếp tục tay gậy tầm vông vùng lên cứu nước theo lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ.

    Tại Miền Bắc

    Ở miền Bắc, nạn đói khủng khiếp vẫn đang hoành hành, gần 20 vạn quân Tưởng kéo vào với dã tâm không chỉ ?odiệt cộng, cầm Hồ?, mà hơn thế chúng muốn xóa bỏ chính quyền cách mạng non trẻ của Việt Nam, dựng lên một chính phủ bù nhìn thân Tưởng.

    Tại Miền nam

    Sáng 23-9-1945, quân Pháp được quân Anh giúp sức đã bất ngờ nổ súng đánh chiếm một số công sở của ta ở thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam một lần nữa. Lập tức, các đơn vị tự vệ, thanh niên xung phong đã chiến đấu đánh trả quyết liệt để ngăn chặn bước tiến của quân thù.

    Các lực lượng

    Tại Miền Bắc xuất hiện lực lượng Quốc Dân Đảng thân Tưởng chống *********

    Tại Miền nam, ngoài VM còn xuất hiện hàng loạt các lực lượng quân sự kháng Pháp tự phát trong đó có lực lượng Bình Xuyên, Hòa Hảo,...

    lực lượng Bình Xuyên

    Bình Xuyên nguyên thủy là tên của ấp Bình Xuyên thuộc làng Chánh Hưng, Nhà Bè. Sau này, danh xưng Bình Xuyên được dùng để chỉ lực lượng Bình Xuyên với nòng cốt là dân giang hồ Nam Bộ, hoạt động ở vùng ven Sài Gòn trong 10 năm (1945-1955).
    Sau khi quân Anh-Pháp gây hấn ở Sài Gòn (23 tháng 9 năm 1945), nhiều lực lượng quân sự chống Pháp tự phát được thành lập. Người lập bộ đội thường lấy tên của mình đặt cho lực lượng trong vùng, như bộ đội Tân Quy cũng được gọi là bộ đội Dương Văn Dương, hay gọn hơn là bộ đội Ba Dương. Bộ đội Nhà Bè mang tên bộ đội Hai Nhị, Hai Soái... Khi Dương Văn Dương, thủ lĩnh các nhóm giang hồ Nam Bộ, thống nhất các lực lượng quân sự chống Pháp ở Tân Quy, Tân Thuận, Nhà Bè, Thủ Thiêm, ông đã chọn cái tên Bình Xuyên để đặt cho lực lượng thống nhất này. Đây là tên chữ trên bản đồ Sài Gòn - Chợ Lớn để chỉ vùng Hố Bần, còn gọi là Xóm Cỏ, địa bàn hoạt động của lực lượng này. Cái tên Bình Xuyên còn hàm chỉ: chữ Bình gợi chiến công đánh chiếm và bình định, còn chữ Xuyên để chỉ vùng chi chít sông rạch.
    Bộ đội Bình Xuyên là lực lượng quân sự mạnh nhất ở vùng Đông Nam Bộ thời bấy giờ. Địa bàn hoạt động được tổ chức thành Liên khu Bình Xuyên, đảm trách nhiệm vụ bao vây quân Anh-Pháp ở mặt nam Sài Gòn. Sau khi phái viên trung ương Nguyễn Bình vào tổ chức quân đội, Dương Văn Dương được chỉ định làm Khu bộ phó Khu 7.
    Sau khi Dương Văn Dương tử trận vào năm 1946, lực lượng Bình Xuyên bị phân hóa. Một bộ phận chống Pháp do Dương Văn Hà (tức Năm Hà, em cùng cha khác mẹ của Dương Văn Dương) chỉ huy, được tổ chức lại và phiên chế chính quy thành Vệ quốc đoàn. Một bộ phận khác do Lê Văn Viễn (tức Bảy Viễn) chỉ huy, ly khai năm 1948 và hợp tác với Bảo Đại để thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam.
    Từ năm 1948, lực lượng Bình Xuyên ly khai là một lực lượng quân sự bổ sung nằm trong khối Liên hiệp Pháp, địa bàn hoạt động ở xung quanh Sài Gòn. Sau Hiệp định Genève, Bình Xuyên trở thành một bộ phận cát cứ trong Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm quyết định xóa bỏ cát cứ, quân phiệt, làm bùng nổ xung đột giữa chính phủ trung ương Quốc gia Việt Nam với Bình Xuyên và các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo. Bình Xuyên nhanh chóng bị tiêu diệt. Tướng Bảy Viễn đào tẩu sang Pháp. Một lực lượng Bình Xuyên ly khai do Võ Văn Môn (tức Bảy Môn) chỉ huy đào thoát về miền Đông Nam Bộ, lập căn cứ tồn tại độc lập mãi đến năm 1960 thì tham gia vào Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.


    Được macay3 sửa chữa / chuyển vào 11:37 ngày 10/09/2008
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Việt Nam năm 45-46 Nguồn : Thụy Khuê
    Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập ở Ba Đình, Hà Nội.
    Nhưng tình hình Việt Nam từ cuối tháng 8 năm 1945 trở đi, trở nên cực kỳ rối ren.
    Tại hội nghị Potsdam (từ 26/7/1945), Đồng Minh họp để bàn về số phận của Đức, quyết định chia Đông Dương thành hai khu vực để tiến vào giải giới quân đội Nhật: Từ vĩ tuyến 16 trở ra, do quân đội Tưởng Giới Thạch đảm nhiệm. Từ vĩ tuyến 16 trở vào, do quân đội Anh thực hiện.

    Ở ngoài Bắc, đầu tháng 9 năm 1945, 18000 quân Tưởng Giới Thạch chia làm hai lộ kéo vào Bắc Việt, do hai tướng Lư Hán và Tiêu Văn điều khiển. Một lộ đi từ Vân Nam (quân đoàn 93 của Lư Hán) xuống Lào Cai có Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam cùng về. Một lộ từ Quảng Tây (quân đoàn 62) xuống Lạng Sơn, với Tiêu Văn và Nguyễn Hải Thần. Lư Hán có nhiệm vụ chỉ huy quân đội. Tiêu Văn có nhiệm vụ sắp đặt sự ổn định tại Bắc.

    Tình hình kháng chiến ********* lúc đó vô cùng bối rối: Phải trực diện ba mặt với quân Tưởng, Pháp và Nhật.

    Khi đến Lạng Sơn, Nguyễn Hải Thần được tin ********* đã cướp chính quyền và ra mắt quốc dân trước, ông rất phẫn nộ. Quân Tưởng giải tán các ủy ban nhân dân của *********, thay thế bằng các đảng viên Việt Quốc và Việt Cách. Các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Quảng Yên trở thành các cứ điểm của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Để tránh xô sát với quân Tưởng, ********* được lệnh áp dụng chính sách ?ođồng không nhà trống?, các lực lượng võ trang tạm lánh một nơi và Hồ Chí Minh đổi tên Quân Đội Giải Phóng thành Vệ Quốc Đoàn (chữ đoàn gợi ý một tổ chức võ trang nhỏ) để tránh sự chú ý của quân Tưởng.

    Đầu tháng 10/1945, tướng Hà Ứng Khâm, bộ trưởng bộ chiến tranh của Trung Hoa đến Hà Nội, dặn dò các tướng lãnh. Tiêu Văn bắt đầu công việc: Đặt vấn đề phải cải tổ lại chính phủ và đòi ********* phải chia quyền với Việt Quốc và Việt Cách. Việt Quốc tổ chức khu tự trị tại Ngũ Xá. Nguyễn Hải Thần diễn thuyết đả kích cs độc tài và chống lại việc ********* đơn phương cướp chính quyền, trái với sự cam kết cùng với các đảng khác ở Liễu Châu.

    Việt Quốc tập hợp các ngòi bút của nhóm Ngày Nay, xuất bản tờ Việt Nam, đặt trụ sở ở đường Quan Thánh, Hà Nội. Rồi một loạt các báo khác như Liên Hiệp, Thiết Thực? ra đời, chủ đích đả kích *********.

    Về phía chính quyền Pháp, từ 24/3/1945 de Gaulle đã tuyên bố: Đông Dương sẽ là một liên bang, có quy chế tự trị, với những chính phủ địa phương và các hội đồng địa phương, nhưng đứng đầu liên bang là một quan Toàn Quyền Cao Ủy đại diện cho nước Pháp. Mặc dù lúc ấy Pháp không có một đạo quân nào sẵn sàng vào Đông Dương nhưng Pháp vẫn lấy quyết định: Ngày 16/8, de Gaulle cử d?TArgenlieu làm Cao Ủy Pháp tại Đông Dương và Leclerc làm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp, thay thế Blaizot. Ngày 22/8/1945, Leclerc đến Kandy, bộ tham mưu của Mountbatten (quân Anh) ở Ấn Độ.

    De Gaulle tới Washington ngày 22/8/1945, gặp tổng thống Truman và được Truman công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Đồng thời, Anh ký một thỏa ước Pháp-Anh ngày 24/8, về nguyên tắc trao trả lại Đông Dương cho Pháp. Cùng ngày 24/8, tại vịnh Bengale, nhổ neo toán quân đầu tiên có nhiệm vụ ?othiết lập trật tự? của chính quyền Pháp tại Sàigòn, Hà Nội và Huế.

    Ngày 6/9/1945, 5000 quân đội hoàng gia Anh-Ấn đến Sàigòn để giải giới quân Nhật, can thiệp và thả các tù binh Pháp bị ********* giữ. Và cuối tháng 9, khi trung đoàn 11 quân viễn chinh từ Pháp sang, đổ bộ lên Sàigòn, được quân Anh và cả quân Nhật yểm trợ, bắt đầu nổ súng vào các lực lượng kháng chiến. Chiến tranh chống Pháp ở Nam Bộ bùng nổ. Đầu tháng 10, tướng Leclerc tới Sàigòn, tuyên bố sẽ bình định Nam Bộ.

    Tháng giêng năm 1946, Vệ Quốc Quân tấn công bộ đội Việt Quốc tại Việt Trì, Vĩnh Yên, Phú Thọ.
    Tiêu Văn đề nghị Hồ Chí Minh lập chính phủ ba thành phần: *********, Việt Quốc và Việt Cách. Các trí thức trẻ bấy giờ như Hoàng Xuân Hãn, cũng khuyên Hồ Chí Minh dàn hòa với Nguyễn Hải Thần.

    Hồ Chí Minh và Nguyễn Hải Thần cố gắng tìm một thỏa ước liên hiệp. Ngày 2/3/1946, chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập với Hồ Chí Minh: chủ tịch, Nguyễn Hải Thần: phó chủ tịch, Huỳnh Thúc Kháng: nội vụ, Nguyễn Tường Tam: ngoại giao, Phan Anh: quốc phòng, Vũ Đình Hòe: tư pháp, Đặng Thai Mai: giáo dục,?

    Một mặt khác, ngày 28/2/1946 một thỏa ước Pháp-Trung được ký kết: Chính phủ Trùng Khánh chấp nhận quân Pháp ra Bắc để thay thế quân đội Trung Hoa, đặt Hải Phòng làm cảng tự do cho hàng hóa Trung Quốc. Sự thỏa hiệp giữa Pháp và Trung Quốc đã đặt chính phủ kháng chiến vào thế cô lập, trước thái độ hững hờ của các cường quốc, quân đội kháng chiến chưa đủ thế lực để đương đầu với Pháp, cho nên đành phải lựa chọn con đường thương thuyết. Hồ Chí Minh ký với Pháp hiệp định sơ bộ 6/3/1946, chấp nhận Việt Nam trở thành một nước tự trị, thành viên của Liên Hiệp Pháp. Nhưng trong nội bộ chính phủ kháng chiến, có nhiều người không tán thành. Nguyễn Tường Tam không ký, chỉ có Vũ Hồng Khanh và Hồ Chí Minh ký với Sainteny. Một cố gắng cuối cùng của chính phủ liên hiệp là chuẩn bị Hội Nghị Đà Lạt, khai mạc ngày 17/4 -còn gọi là hội nghị trù bị Đà Lạt- để sửa soạn cho việc điều đình chính thức tại Pháp, do Nguyễn Tường Tam cầm đầu, nhưng cũng thất bại: Pháp giữ quan điểm ?othực dân? và Việt Nam không thể nhượng bộ. Nguyễn Tường Tam từ chối không dự hội nghị Fontainebleau. Và hội nghị Fontainebleau -từ tháng 7 đến tháng 9/1946- cũng không đem lại một kết quả cụ thể nào. Trong khi ấy thì ở nội tình Việt Nam bắt đầu cuộc thanh trừng đẫm máu giữa các chính đảng.
    Ngay từ ngày 6/1/1946, ngày tổng tuyển cử do ********* tổ chức, các cuộc xung đột giữa ********* và Việt Nam Quốc Dân Đảng đã xẩy ra.
    Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn bắt đầu tổ chức Tự Vệ Quân, chống lại các hoạt động ?ophá hoại? của Việt Quốc và Việt Cách.

    13/1/1946, Vệ Quốc Quân được lệnh tấn công bộ đội Việt Quốc tại Việt Trì, rồi Vĩnh Yên, Phú Thọ.

    Cuối tháng 6/1946, bộ đội ********* và Việt Quốc giao tranh tại Phủ Lạng Thương. Quân đội ********* lần lượt chiếm lại các vùng Vĩnh Yên, Việt Trì, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Kay và thẳng tay đàn áp đối lập.

    Tại Hà Nội, nhiều đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị bắt. Nguyễn Hải Thần cùng một số lãnh tụ Việt Quốc, Việt Cách trở sang Tàu.

    Tháng 7/1946, nhiều lãnh tụ Việt Quốc bị bắt tại Hà Nội, Nguyễn Tường Tam sang Nam Kinh, Vũ Hồng Khanh đi Vân Nam.

    Cuộc kháng chiến chống Pháp từ nay do Mặt Trận ********* lãnh đạo tới tháng 7 năm 1954.
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Chiến dịch Điện Biên Phủ Nguồn : Thụy Khuê

    Đêm 19/12/1946, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ. Ngày 20/12/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
    Nhưng từ tháng 12 năm 1946 đến 1950, cuộc chiến trên toàn cõi Việt Nam chỉ là chiến tranh du kích. Quân Pháp lúc bấy giờ có khoảng 150 000 người, vũ khí tối tân, phương tiện vận chuyển mau lẹ. Các cấp chỉ huy Pháp đều là những người có thành tích chiến trường. Quân đội Việt Nam tuy yếu kém về phương tiện, có thể cầm cự lâu dài được với quân Pháp nhờ bộ đội có sức chịu đựng gian khổ kiên cường, am hiểu tường tận địa hình đất nước và có nhân dân ủng hộ.

    Cuộc xung đột Việt Pháp xẩy ra từ 19/12/1946 đến tháng 9 năm 47 vẫn chưa thấy rõ lối thoát. Pháp chuyển sang một giải pháp chính trị với cựu hoàng Bảo Đại, đang lưu vong tại Hồng Kông.

    Hiệp định Hạ Long được ký ngày 5/6/1948, nội dung tương tự như Hiệp định sơ bộ đã ký với Hồ Chí Minh: Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam trong khối Liên Hiệp Pháp. Một chính phủ lâm thời do thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập. Bảo Đại làm quốc trưởng. Nhưng lòng dân không còn tin tưởng vào chính phủ mới nữa và cuộc chiến tranh chống Pháp sẽ kéo dài đến 1954.

    1/10/1949 Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Tưởng Giới Thạch phải rút ra Đài Loan. Từ giữa năm 1950, chiến tranh Cao Ly phát động. Kể từ giờ phút này, hai khối Nga-Mỹ bắt đầu can thiệp vào thời cuộc Việt Pháp. Bên phía Pháp đã có phái đoàn Mỹ từ Manille qua Sàigòn. Quân đội ********* có tướng Trần Canh, một trong năm tướng giỏi của Trung Quốc, cùng nhiều cố vấn và chuyên viên Trung Quốc giúp đỡ. ********* liền mở chiến dịch Hoàng Văn Thụ tức chiến dịch Cao Bắc Lạng vào ngày 16/9/1950, với Trung Đoàn Thủ Đô và Trung Đoàn Sông Lô -vẫn nổi tiếng anh dũng xưa nay. Pháp đại bại, phải triệt thoái khỏi các căn cứ miền Đông Bắc cũng như Tây Nam Bắc Việt.

    Sau thất bại này, ngày 17/12/1950, đại tướng de Lattre de Tassigny được cử sang Đông Dương làm Tổng Cao Ủy. De Lattre đưa ra chiến thuật:

    - Lưu động quân đội để chống du kích *********;
    - Xây các chiến lũy bê tông quanh Hà Nội, Hải Phòng;
    - Đặt một hành lang ngăn Việt Bắc với Trung Châu.

    Nhưng ********* vẫn chọc thủng được hệ thống phòng thủ của de Lattre. Tháng 1/1951, trận Vĩnh Yên xẩy ra vô cùng ác liệt. Quân Việt thắng thế.
    Cuối năm 1951, tướng de Lattre bị bệnh, trở về Pháp mổ; ngày 11/1/1952, de Lattre từ trần. Tướng Salan lên thay thế. Tình hình không sáng sủa hơn. Quân Pháp luôn luôn lâm vào thế bị động.
    Đại tướng Navarre thay thế Salan. Navarre đặt chân đến Sàigòn ngày 8/3/1953. Ngày hôm sau bay ra bộ chỉ huy tiền phương Hà Nội. Nhận thấy tình hình không còn lạc quan nữa, mặc dù Pháp vẫn được Mỹ tiếp tục viện trợ, Navarre thi hành chiến thuật mới:
    - Bỏ các đồn lẻ tập trung thành cụm cứ điểm trên 6 tiểu đoàn để ********* khỏi phá được làm lợi khí tuyên truyền;
    - Giành lại chủ thế chiến trường, bằng cách tìm địch mà đánh, bắt địch ứng chiến;
    - Hành binh chớp nhoáng, tránh sự dự liệu của địch quân.

    Navarre tương đối nắm thế chủ động đến cuối năm 1953.

    Ngày 15/10/1953 Navarre mở cuộc hành quân Mouette do tướng Cogny, tư lệnh quân Pháp ở Bắc Việt chỉ huy với 5 binh đoàn cơ động, đánh vào Liên Khu Tư, phía Tây Nam Ninh Bình, với mục đích phá trước cuộc tấn công của sư đoàn 320. Đồng thời hai tướng Cogny và Gilles đem hải lục không quân đổ bộ vào Thanh Hóa. Nhưng ********* đã lựa chọn một chiến lược khác: Với sự yểm trợ của Pathet Lào, các đại đoàn 316 và 308 mở cuộc tiến công lên Tây Bắc, chiếm đóng Lai Châu, Điện Biên Phủ và tiến quân sang Lào.

    Ngày 20/11/1953 Pháp mở cuộc hành quân Castor, đổ bộ 6 tiểu đoàn chiếm đóng Điện Biên Phủ để lập một căn cứ cố thủ, ngăn chặn không cho quân đội ********* tràn qua Lào, đồng thời bảo vệ miền trung du. Chiến dịch do chính tướng Navarre quyết định.
    .
    Được macay3 sửa chữa / chuyển vào 13:08 ngày 10/09/2008
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Trận Điện Biên Phủ bắt đầu.


    Về phía Việt Nam, bộ chỉ huy mặt trận Điện Biên gồm có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chỉ huy trưởng; các tướng Hoàng Văn Thái, tham mưu trưởng, Lê Liêm, chủ nhiệm chính trị, Đặng Kim Giang, chủ nhiệm hậu cần, Trần Văn Quang, cục trưởng tác chiến và Lê Trọng Nghĩa, cục trưởng quân báo. Lực lượng tham gia chiến dịch lúc đầu, gồm các đại đoàn: 308, 312, 316, và 304. Đại đoàn 308 ra đời sớm nhất, thành lập từ năm 1949, có Trung đoàn Thủ Đô 102 nổi tiếng anh hùng. Tới năm 1950, ********* mới được Trung Quốc và Liên Xô thực sự giúp đỡ vũ khí và thiết bị quân sự. Nhưng vũ khí nặng chưa có nhiều. Mãi tới năm 1951 chỉ có một đại đoàn công binh và pháo binh: đại đoàn 351.

    Bước vào chiến dịch Điện Biên, đại đoàn 351 chuyên chở toàn bộ vũ khí nặng. Liên Xô giúp vũ khí để trang bị cho 6 tiểu đoàn pháo cao xạ 37mm và Trung Quốc đảm nhiệm việc huấn luyện cán bộ xử dụng pháo. Vì chưa có máy bay và xe tăng, bộ đội ********* dùng chiến thuật ?obộc phá? tức là dùng các chiến sĩ xung kích cảm tử xông lên đặt thuốc nổ để phá các ụ súng, các lô cốt, rồi chạy về vị trí trước khi bộc phá nổ. Đánh từng cứ điểm và diệt được cứ điểm này thì sửa sang phòng thủ để tiến đến cứ điểm khác.

    Về phía Pháp, tướng Navarre cử Đại tá de Castries chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ là một khu vực lòng chảo. Sau bốn tháng xây dựng, phòng tuyến của Pháp bao gồm 49 cứ điểm có khả năng tự phòng vệ. Nhiều cứ điểm ở gần nhau tạo thành một cụm cứ điểm, đều lấy tên phụ nữ. Trong những cụm cứ điểm quan trọng có Béatrice nằm trên 5 mỏm đồi sát đường 41, từ Tuần giáo đi Điện Biên cách sở chỉ huy của de Castries hơn 1 cây số. Gabrielle xây trên ngọn đồi Độc Lập, nằm sát đường cái từ Lai Châu về Điện Biên. Béatrice và Gabrielle là hai vị trí phòng ngự chủ chốt, quan sát các cuộc hành quân của ********* tiến vào Điện Biên.
    Bộ chỉ huy của de Castries đặt tại châu lỵ Điện Biên, ở phía Nam sân bay chính với một loạt các cụm cứ điểm bảo vệ như Claudine, Dominique, Eliane, Huguette, Isabelle? Một cầu không vận nối liền Điện Biên với các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai -Hà Nội.

    Ngày 13/3/1954 ********* bắt đầu tấn công Điện Biên. Trận chiến mở màn do đại đoàn 312 ra quân, dưới sự chỉ huy của đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn và chính ủy Trần Độ, tấn công Béatrice. Béatrice thất thủ, thiếu tá Pégrot bị tử thương cùng với toàn bộ sĩ quan trong hầm.

    Đợt tấn công thứ nhì nhằm chiếm đồi Độc Lập và cứ điểm Gabrielle, do đại đoàn 308 với Vương Thừa Vũ và Đàm Quang Trung chỉ huy, tấn công từ 3giờ30 đêm; đến 8giờ30 sáng ngày 15/4/1954, Gabrielle bị tiêu diệt. Trung tá Piroth chỉ huy pháo binh tự sát.

    Trong hai ngày liền, Pháp bị mất hai cứ điểm quan trọng nhất của Điện Biên. Tinh thần quân Pháp rối loạn. Trận chiến tiếp tục diễn ra ác liệt, trong tất cả 55 ngày. De Castries bị bắt cùng với tất cả bộ chỉ huy.

    Ngày 8/5/1954, chiến thắng Điện Biên Phủ hoàn tất.
    Đêm 20/7/1954, Pháp và ********* ký thỏa hiệp ngừng bắn tại Genève, nội dung gồm những điểm chính sau đây:
    - Định một giới tuyến quân sự từ cửa sông Bến Hải, theo dòng sông đến làng Bồ Hô Su và biên giới Lào Việt;
    - Lập một khu phi quân sự, 5 cây số bề rộng về phía bên này và bên kia giới tuyến;
    - Định thời hạn 300 ngày dành cho quân đội và dân chúng bên này và bên kia rút về theo sự lựa chọn của mình;
    - Trong khi chờ đợi 2 năm để tổ chức tổng tuyển cử, hai bên không được tái võ trang;
    - Thành lập một ủy ban quốc tế kiểm soát đình chiến
  5. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Tại Miền Nam
    Sau ngày thoái vị (24/8/1945), Bảo Đại ra Hà Nội. Trong thời gian đầu, dưới danh nghĩa ?ocông dân Vĩnh Thụy?, ông giữ chức ?ocố vấn? trong các chính phủ liên tiếp của Hồ Chí Minh. Ngày 16/3/1946, cố vấn Vĩnh Thụy rời Hà Nội, sang Trùng Khánh cùng với một phái đoàn thiện chí. Chính phủ Hồ Chí Minh (cải tổ ngày 20/7/1947) vẫn có tên cố vấn Vĩnh Thụy mặc dù Bảo Đại đã sang Tàu. Trong khi ấy, khối dân tộc quốc gia vẫn ủng hộ cựu hoàng, yêu cầu ông về nước, đứng ra điều đình với Pháp.

    Sainteny ký với Hồ Chí Minh hiệp ước sơ bộ ngày 6/3/1946, nội dung đại lược ?ochính phủ Pháp thừa nhận nước Việt Nam Cộng Hòa là một nước tự do có chính phủ và quốc hội ? trong khối Liên Hiệp Pháp?. ?oNước Việt Nam Cộng Hòa?, trong tinh thần hiệp định sơ bộ là từ Trung trở ra Bắc. Còn đất Nam Bộ thì phải đợi trưng cầu dân ý quyết định.

    Ngay sau hiệp định sơ bộ 6/3, ngày 26/3/1946, Hội Đồng Tư Vấn Nam Kỳ cử bác sĩ Nguyễn Văn Thinh (khuynh hướng tự trị miền) ra lập chính phủ nước Cộng Hòa Nam Kỳ. Chính phủ Nguyễn Văn Thinh thành lập ngày 7/5/1946 với đại tá Nguyễn Văn Xuân làm Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Bộ Quân Đội. Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm việc được mấy tháng, thấy người Pháp không cho mình quyền tự chủ, lại bị người trong nước thóa mạ, ông treo cổ tự tử bằng dây điện ngày 9/11/1946. Pháp đem y sĩ Lê Văn Hoạch lên thay (ngày 15/11/1946). Đại tá Nguyễn Văn Xuân bỏ sang Pháp rồi được thăng chức Lục quân Thiếu Tướng.

    Ngày 1/10/1947, Hội Đồng Nam Kỳ bầu Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng.

    Chính quyền Pháp, trong khi chính thức đánh nhau với ********* từ đêm 19/12/1946, thì đối với Bảo Đại, áp dụng chính sách điều đình. Trong bối cảnh đó, thỏa ước Vịnh Hạ Long được công bố ngày 5/6/1948 giữa Pháp và Bảo Đại, nội dung tương tự như hiệp ước sơ bộ đã ký với Hồ Chí Minh. Trước đó, ngày 15/5/1948, Bảo Đại gửi một điện văn cho Nguyễn Văn Xuân, ngỏ ý tán thành sự thành lập một chính phủ trung ương lâm thời Việt Nam, do Nguyễn Văn Xuân điều khiển ?ođể giải quyết vấn đề Việt Nam đối với Pháp và dư luận quốc tế?.
    Sườn chính của Hiệp Định Hạ Long đã được Bảo Đại bàn định với Trần Trọng Kim ở Hương Cảng, đầu năm 1947 (với dự định Bảo Đại sẽ đứng ra điều đình với quân kháng chiến để đem lại hòa bình). Sau đó Bảo Đại cử Trần Trọng Kim về nước để tìm hiểu tình thế, liên lạc với Hoàng Xuân Hãn, Vũ Văn Hiền? trước khi trở về Hồng Kông tường trình lại với Bảo Đại, để có một quyết định. Về tới Sàigòn, Trần Trọng Kim bị (Pháp) ngăn cản, không tiếp xúc được với chính giới trong nước, và cũng không liên lạc lại được với Bảo Đại. Không có cách nào sinh sống, Trần Trọng Kim đành phải lên Nam Vang.

    Ngày 2/6/1947, Tướng Nguyễn Văn Xuân ban hành một thứ ?ohiến chương lâm thời? gọi là Pháp Qui Tạm Thời (Statut Provisoire) của nước Việt Nam, bao gồm: Quốc kỳ: cờ vàng, ba sọc đỏ (đã có từ thời chính phủ Trần Trọng Kim) và quốc ca là bài Thanh Niên Hành Khúc của Lưu Hữu Phước. Với thành phần chính phủ: Thủ tướng kiêm tổng trưởng quốc phòng: Nguyễn Văn Xuân; Quốc vụ khanh, phó thủ tướng kiêm tổng trấn Nam phần: Trần Văn Hữu; Quốc vụ khanh kiêm tổng trấn Trung phần: Phan Văn Giáo; Quốc vụ khanh kiêm tổng trấn Bắc phần: Nghiêm Xuân Thiện; v.v?

    Ngày 5/6/1948, Nguyễn Văn Xuân đọc bản tuyên ngôn kêu gọi quốc dân đoàn kết, hô vạn tuế nước Việt Nam độc lập? trong Liên Hiệp Pháp và hô ?ovạn tuế nước Pháp?

    Ngày 8/3/1949, thỏa ước Việt Pháp được công bố tại điện Elysée. Phía Việt Nam có cựu hoàng Bảo Đại, các ông Trần Văn Hữu, Bửu Lộc và Vĩnh Cẩn. Đại cương tinh thần thỏa ước này là Pháp thừa nhận chủ quyền Việt Nam và sẽ ủng hộ Việt Nam vào khối Liên Hiệp Pháp. Ngược lại, Việt Nam hứa sẽ tôn trọng quyền lợi người Pháp ở Việt Nam, cho Pháp sử dụng những căn cứ quân sự. Bảo Đại cho biết chỉ về nước khi Hội Đồng Nam Kỳ chấp nhận sự tái nhập Nam Kỳ vào lãnh thổ Việt Nam.

    Tháng 6/1949, Bảo Đại về nước, tới Sàigòn ngày 13/6. Ngày 14/6, Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền dưới danh hiệu Hoàng Đế, trong khi chờ đợi quốc dân quyết định về hiến pháp. Ngày 16/6/1949, phủ toàn quyền ở Hà Nội được trả về chính phủ Việt Nam và trở thành Biệt Điện của Quốc Trưởng. Ngày 1/7/1949, một chính phủ mới được thành lập, với Bảo Đại làm Quốc Trưởng kiêm Thủ Tướng; Nguyễn Văn Xuân làm Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng; Nguyễn Phan Long Tổng Trưởng Ngoại Giao v.v? Ngày 3/7/1949, Nguyễn Hữu Trí được bổ nhiệm Thủ Hiến Bắc Việt, Phan Văn Giáo, Thủ Hiến Trung Việt và Trần Văn Hữu, Thủ Hiến Nam Việt. Và ngày 28/8/1949, chính quyền Bảo Đại ra thông cáo: Việt Nam sẽ chống Cộng mạnh mẽ, với sự giúp đỡ của Pháp.

    Trong thời gian ở Việt Nam, Quốc Trưởng Bảo Đại sống tại Đà Lạt. Ngày 19/8/1950, trong một buổi họp tại Cannes (Pháp) với Bộ Trưởng Letourneau và Cao Ủy Pignon, Bảo Đại đưa ra vấn đề thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam với những đề nghị cụ thể. Ngày 5/11/1950, khánh thành Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt với một hội nghị quân sự họp tại Đà Lạt giữa Bộ Trưởng Letourneau, tướng Juin, Quốc Trưởng Bảo Đại, Thủ Tướng Trần Văn Hữu và Thủ Hiến Phan Văn Giáo. Hội nghị quyết định: Thành lập Quân Đội Việt Nam với 115 000 người với quân trang và võ khí Mỹ. Pháp cho mượn sĩ quan trong giai đoạn đầu. Kinh phí do ngân sách Việt Nam và viện trợ Mỹ đài thọ.

    Về phía *********, trong lời hiệu triệu quốc dân Hồ Chí Minh đọc ngày 15/12/1949, kỷ niệm 3 năm kháng chiến, có câu: ?o? còn tôi tớ của chúng -Pháp- là lũ bù nhìn Vĩnh Thụy, Văn Xuân, thì chỉ nấp sau lưỡi lê của giặc, để chờ ngày bị tiêu diệt với chúng, chờ ngày theo số phận Lê Chiêu Thống, Uông Tinh Vệ, Pétain, Laval.?

    Từ đây, sự phân cắt và đối đầu giữa hai thành phần quốc-cộng trở nên công khai và quyết liệt.

    Tại miền Nam, trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến tháng 10/1956, Ngô Đình Diệm đã bình định được các đảng phái Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, với sự trợ giúp của các tướng Trình Minh Thế và Dương Văn Minh, tổ chức trưng cầu dân ý, truất phế Bảo Đại và trở thành Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa ngày 23/10/1955.
    Được macay3 sửa chữa / chuyển vào 13:15 ngày 10/09/2008
  6. laviola123

    laviola123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Khiếp bác bao sân từ đầu chí cuối thế này anh em không chen vào đc .
    Trong kháng chiến " 9 năm " thì giai đoạn từ 5x trở đi thông tin nhiều , phổ cập rộng rãi ... Có lẽ không phải bàn nhiều .
    Tớ đặc biệt ấn tượng với những năm đầu khó khăn và lộn xộn
    Nói leo tí về Bình Xuyên .
    Lực lượng Bình Xuyên theo 7 Viễn về SG chỉ là 1 bộ phận nhỏ . Lí do không phải bởi các chú Bình Xuyên thấm nhuần tư tưởng kách mệnh , căm ghét 7 Viễn , mà do hoàn cảnh không thể chạy theo đc mà thôi . Ngược lại trong số những chú chạy theo 7 Viễn có kha khá + sản gộc .
    Nói chung việc 7 Viễn về SG không làm giảm đi sức mạnh của BX nhiều lắm . Các đợt tảo thanh , thanh lọc sau này của Dương Bạch Mai mới chính thức khai tử BX . Số đông bị phân tán về các lực lượng khác , 1 số bị bắt và abc , số khác lại tiếp tục chạy vào SG ...
    1 số những người Bình Xuyên sau này có nói chính 7 Viễn mới là nhân vật đc giới " lục lâm " này tôn sùng và phục nhất , do cái chất ngông nghênh hảo hán của ông . Thậm chí thủ lĩnh 3 Dương cũng không = đc . Về sau 3 Dương chết thì bố con Tám Mạnh hay Năm Hà không bao giờ " cầm " đc BX , dù họ là sự lựa chọn và đc chống lưng bởi các lãnh đạo + sản .
    Hình như các ông BX này đến khi về hưu ông nào cao thủ nhất cũng chỉ ngoi đc lên đến đại tá là hết hơi
  7. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    tớ cũng có ý bàn về giai đạon lộn xộn này, các phe phái đấu đá nhau, thế cờ chính trị,... diễn ra cả Nam lẫn Bắc.
    Chứ giai đoạn sau ********* tiến chiếm thống lĩnh vai trò lịch sử rồi thì ít cái để bàn.Có 2 mảng còn khá trống đó là :
    - VM vs Việt quốc& Việt cách, QDĐ
    - VM vs Bình Xuyên, rồi Hòa Hảo, Cao Đài,..
  8. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Ủng hộ bác Ma cây vài cái ảnh quân Pháp hồi 9 năm
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    ảnh quân Pháp hồi 9 năm
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    lính Lê dương xài tiểu liên Thompson của Mỹ à

Chia sẻ trang này