1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kháng chiến 9 năm

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi macay3, 10/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Tiếp series ảnh (nguồn vnthuquan)
    Thiếu tướng Lê Văn Viễn (Bảy Viễn), Tư lệnh quân đội Bình Xuyên, Phó chủ tịch Mặt trận toàn lực Quốc gia
    [​IMG]
    Hộ pháp Cao Đài Phạm Công Tắc trên đài lễ
    [​IMG]
    Trung tướng Trần Văn Soái (Năm Lửa), Tổng tư lệnh quân đội Hòa Hảo, Phó chủ tịch Mặt trận toàn lực Quốc gia
    [​IMG]
    Lê Quang Vinh (Ba Cụt), thủ lĩnh nhóm Hòa Hảo ly khai trong hầm giam Cần Thơ.
    [​IMG]
    Thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ, lực lượng Hòa Hảo ly khai tuyên bố đầu hàng chính quyền Ngô Đình Diệm
    [​IMG]
    Tướng Ba Cụt bị đưa lên máy chém
    [​IMG]
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Tư liệu về cuộc đời Bảy Viễn -nguồn Lê Mạnh Hùng
    Cuộc đời Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) là một thí dụ điển hình của giới anh chị Bình Xuyên này.
    Sinh năm 1904 tại Chợ Lớn, một cuộc tranh chấp gia tài đã đẩy ông ra khởi gia đình khi mới có 17 tuổi. Ra làm lơ xe đò, Bảy Viễn bắt đầu gia nhập ?othế giới đen? của Sài Gòn - Chợ Lớn và dần dà được giới thiệu làm quen với những ông ?otrùm? của thế giới anh chị này, đầu tiên là Hai Lưng, sau đó đến Mười Trí, Sáu Ðôi và Ba Dương.
    Chẳng bao lâu, Bảy Viễn đã có được một thành tích trong giới giang hồ Sài Gòn với một loạt những bản án mang tên mình. Lần đầu tiên Viễn bị kết án tù tám ngày vì tội cướp xe đạp của một nhà sư. Sau đó đến tháng Năm, 1927 lại bị tù hai tháng về tội trộm cắp. Sau cùng tháng Sáu, 1936 Viễn bị kết án 12 năm tù và đầy đi Côn Ðảo. Tháng Hai 1940, sau khi ở Côn Ðảo gần năm năm, Viễn vượt ngục bằng một cái bè tre tự làm về đến Phan Thiết rồi mò về Sài Gòn.
    Về tới Sài Gòn, Viễn bắt liên lạc với Ba Dương. Ba Dương lúc đó đã trở thành một người đứng ra cung cấp công nhân cho Nhật với trụ sở ở ngay xã Bình Xuyên đồng thời cộng tác với cơ quan Kempetai của Nhật. Nhưng Bảy Viễn đã từ chối không theo Ba Dương hợp tác với Nhật - một quyết định mà sau này đã khiến ông trở nên nổi tiếng trong giới cách mạng - và vì vậy không được sự che chở của Nhật chống lại mật thám Pháp. Hậu quả là chẳng bao lâu Bảy Viễn bị Pháp bắt lại và nhốt tại Khám Lớn Sài Gòn.
    Sau khi Nhật đảo chính ngày 9 tháng Ba 1945, Bảy Viễn cũng như một số những người tù khác được thả ra. Thời gian ở Khám Lớn đã chính trị hóa Bảy Viễn và mang lại cho ông một lòng căm thù Pháp, và ông tham gia vào chính quyền do Nhật thành lập ở Sài Gòn với tư cách là một cảnh sát viên, cũng như có những quan hệ với các đảng phái cách mạng.
    Nhật Bản đầu hàng, cách mạng tháng Tám nổ ra cũng thổi lên trong lòng những người Bình Xuyên một tinh thần yêu nước. Trong những ngày trước khi ********* lên cướp chính quyền, lãnh tụ cs tại miền Nam, Trần Văn Giàu bắt liên lạc với Bảy Viễn và qua ông thuyết phục được Ba Dương và những thủ lãnh khác của Bình Xuyên nghiêng về phía *********. Khi Giàu tổ chức một cuộc biểu tình lớn tại Sài Gòn để cướp chính quyền ngày 25 tháng Chín 1945, thì một phái đoàn Bình Xuyên cũng tham dự dưới tấm biểu ngữ ?oÐội Ám Sát Bình Xuyên?.

    rong thời gian này, Bảy Viễn tham gia tích cực vào việc thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, một tổ chức bao gồm Hòa Hảo, Cao Ðài, Bình Xuyên và ********* nhằm mục tiêu chống Pháp. Nhưng ngay từ lúc này, Bảy Viễn cũng đã có một số bất đồng với ********* khi không chịu cho thủ tiêu một số người bị ********* kết án là ?oViệt gian?. Viễn còn đích thân cứu một người bị ********* bắt tính đem đi thủ tiêu, ông Lê Văn Ngò, người mà sau này trở thành bạn và ủng hộ viên của Viễn.
    Tháng Chín 1945, với quân đội Anh tiến vào Việt Nam để giải giới quân Nhật, e sợ đụng độ với quân Anh, ********* rút lui lực lượng của mình về phía tây Sài Gòn để Bẩy Viễn ở lại làm tư lệnh lực lượng quân sự Sài Gòn - Chợ Lớn. Nhân vì lúc đó lực lượng Bình Xuyên dưới tay Bảy Viễn chỉ có chưa đầy 100 người, Trần Văn Giàu đề nghị Bình Xuyên hợp nhất với lực lượng Thanh Niên Tien Phong tại Sài Gòn lúc đó có khoảng 2,000 người dưới sự chỉ huy của Lai Văn Sang. Sau khi gặp Viễn, Sang đồng ý sáp nhập lực lượng của mình vào với Viễn vì trong lúc lực lượng của Sang thiếu vũ khí và tiền bạc thì Bình Xuyên lại giầu có, vũ khí đầy đủ nhưng lại thiếu người. Thế là một liên minh quái đản mà chỉ có trong giai đoạn xã hội đảo lộn được thực hiện, trong đó những tay anh chị đao búa nhất trong xã hội đen của Sài Gòn đứng ra chỉ huy những đám sinh viên học sinh đầy lý tưởng.
    Ðêm 23 rạng ngày 24 tháng Chín 1945, tù binh Pháp thuộc trung đoàn số 11 Bộ Binh Thuộc Ðịa được thả tự do và tái vũ trang mở cuộc đảo chính chiếm cứ các cơ sở công cộng tại Sài Gòn. Lực lượng này trục xuất ủy ban hành chánh Sài Gòn của ********* ra khỏi tòa đô chánh. Cuộc đảo chánh này được dân Pháp ở Sài Gòn ăn mừng coi như chế độ thuộc địa của Pháp nay được tái lập. Thường dân Pháp đổ ra đường và vây đánh những người Việt tình cờ có mặt tại những khu vực người Pháp ở. Phản ứng của Bảy Viễn là điển hình của những tay anh chị. Trong ngày 24, một số người Âu bị bắt cóc hoặc ám sát chết tại khu bến cảng. Một toán vũ trang nổi lửa đốt chợ Bến Thành. Và tối ngày 25, một vụ thảm sát xảy ra tại một khu cư xá của người Pháp, Cité Heraud trong đó khoảng 450 người vừa Pháp vừa lai bị giết. Cuộc chiến Việt Pháp bắt đầu tại Sài Gòn từ đó.
    Trong những ngày đầu, vì không có đủ quân để mở rộng vùng kiểm soát của mình, liên quân Anh Pháp chỉ lo bảo vệ Sài Gòn Chợ Lớn, nhất là khu vực quanh phi trường Tân Sơn Nhứt và cảng Sải Gòn. Nhưng tới ngày 3 tháng Mười 1945, đơn vị tiền phương của đạo quân Viễn Chinh Pháp, trung đoàn Bộ Binh Thuộc Ðịa số 5, đổ bộ vào Sài Gòn. Hai ngày sau đó, chính Leclerc, tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp cũng tới Sài Gòn và Pháp bắt đầu mở cuộc phản công.
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Ðến ngày 23 tháng Mười 1945, Pháp đã hoàn toàn làm chủ khu vực trung tâm Sài Gòn Chợ Lớn và bắt đầu tiến ra ngoại ô, đẩy các lực lượng Bình Xuyên phải rút vào Rừng Sát. Tuy nhiên khi rút ra khởi Sài Gòn Chợ Lớn, họ còn để lại một mạng lưới những ?otổ hành động? hay ?otổ ám sát? bao gồm khoảng 250 người. Trong lúc các du kích quân Bình Xuyên phục kích quân Pháp và quấy rối các cuộc di chuyển trên sông rạch quanh Sài Gòn, thì những ?otổ hành động? này cung cấp những tin tức tình báo, cung cấp tài chánh qua các hoạt động cướp bóc, tống tiền và thực hiện những hoạt động khủng bố. Các thương gia và cơ sở người Hoa và ngay cả người Pháp nữa đóng tiền cho các tổ này để được bảo đảm an toàn. Sòng bạc Ðại Thế Giới chẳng hạn, mỗi ngày phải đóng thuế 2,600 đồng Ðông Dương để Bình Xuyên không ném lựu đạn vào trong sòng bạc. Sự dồi dào về tài chánh này đã giúp Bình Xuyên mở rộng lực lượng của mình. Ðến cuối năm 1945, các lực lượng Bình Xuyên đã lên đến 7 trung đoàn khoảng 10,000 người và là lực lượng vũ trang chống Pháp lớn nhất tại miền Nam.
    Tuy nhiên liên minh giữa Bình Xuyên và ********* bắt đầu tan rã vào đầu năm 1946 khi Nguyễn Bình được cử vào Nam thay thế cho Trần Văn Giàu. Ðụng độ bắt đầu khi Nguyễn Bình thành lập một tòa án quân sự để xử Ba Nho, một đàn em của Ba Dương về tội sát nhân và tống tiến. Tại phiên tòa, trong lúc Ba Dương và Nguyễn Bình đang tranh cãi gay gắt, Ba Nho giật lấy khẩu súng lục của Nguyễn Bình rồi quay súng tự bắn vào đầu mình. Quy trách nhiệm về cái chết của Ba Nho cho Nguyễn Bình, Ba Dương bắt đầu tìm cách xây dựng một liên minh để lật Nguyễn Bình nhưng chưa thành thì ngày 20 tháng Hai 1946, Ba Dương bị máy bay Pháp bắn chết tại Bến Tre.
    Ba Dương chết, Bảy Viễn được bầu lên làm thủ lãnh Bình Xuyên và bắt đầu bắt liên lạc với Hòa Hảo để thành lập một liên minh chống Pháp và chống *********. Trong những năm sau đó, có lẽ vì cần phải thanh toán Cao Ðài và Hòa Hảo trước cho nên ********* tương đối để cho Bình Xuyên yên ổn hoạt động tại Rừng Sát. Nhưng tình trạng này chấm dứt vào năm 1948 khi Bảy Viễn ra lệnh thủ tiêu 12 người của ********* bị tố cáo là âm mưu hạ sát Lai Hữu Tài, bí thư của Bảy Viễn. Ðể trả đũa, Nguyễn Bình ra lệnh phục kích Bảy Viễn, nhưng Viễn trốn thoát tuy rằng 18 hộ vệ bị giết.
    Trước tình thế này, Viễn cử Lai Hữu Tài bí mật vào Sài Gòn bắt liên lạc với đại úy Savani của phòng nhì Pháp để thương thuyết một liên minh chống lại *********. Mặc dù biết Bảy Viễn có ý định phản bội, Nguyễn Bình vẫn lờ đi giả như không biết. Trái lại, ngày 25 tháng Năm, Nguyễn Bình chính thức thăng chức cho Bảy Viễn lên làm tư lệnh quân khu 7 và mời Viễn đến tham dự một hội nghị tại Ðồng Tháp Mười. Nghi ngờ rằng Nguyễn Bình tính đưa mình vào bẫy, Viễn đến Ðồng Tháp với một toán hộ vệ đông đảo đến 200 nguời. Nhưng ngày 28 tháng Năm, khi Viễn đang tranh luận gay gắt với Nguyễn Bình tại Ðồng Tháp thì cán bộ ********* vốn xâm nhập vào Bình Xuyên từ nhiều tháng trước tổ chức một cuộc mít tinh tố cáo các thương thuyết của Bảy Viễn với Pháp đảo chánh lật đổ Bảy Viễn. Các ủng hộ viên chính của Bảy Viễn bị bắt. Năm chi đội Bình Xuyên bị giải giới. Chiến khu Rừng Sát được trao lại cho ********* với sự giúp đỡ của Dương Văn Hà, em của Ba Dương.
    Được macay3 sửa chữa / chuyển vào 14:22 ngày 11/09/2008
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Khi Viễn biết được tin này trên đường từ Ðồng Tháp về thì ông lập tức chuyển hướng và về đến ngoại ô Sài Gòn ngày 10 tháng Sáu. Ngày 12 tháng Sáu, Viễn gặp Savani và chấp nhận các điều kiện của Pháp: công nhận quyền của quốc trưởng Bảo Ðại và Liên Hiệp Pháp. Sau khi tuyên thệ trung thành với Bảo Ðại, Viễn được đưa vào gặp với Trần Văn Hữu và được phong quân hàm đại tá trong quân đội quốc gia Việt Nam.
    Ít lâu sau đó, Pháp trao cho Bảy Viễn và 800 binh sỹ Bình Xuyên chạy về theo Viễn việc bảo vệ an ninh ở một khu vực nam Chợ Lớn nơi mà họ trước đó vẫn hoạt động. Với sự hợp tác của các ?otổ hành động? của Bình Xuyên nay theo về với Viễn, mật thám Pháp tổ chức một loạt các cuộc vây bắt và truy lùng các cơ sở của ********* tại Sài Gòn Chợ Lớn và hầu như dẹp sạch được các cơ sở nằm vùng của ********* tại thành phố.
    Với thành công này, ngôi sao Bảy Viễn đã sáng rực lên. Ông được thăng thiếu tướng năm 1952. Tháng Hai 1953, được phép thành lập thêm một tiểu đoàn Bình Xuyên thứ tư để giữ gìn an ninh cho đường Sài Gòn Vũng Tầu. Trong những năm về sau, Bảy Viễn dần dần mở thế lực của mình sang bao trùm cả vùng Sài Gòn Chợ Lớn. Ðược Pháp trao giữ việc bảo vệ an ninh cho Sài Gòn Chợ Lớn, Bảy Viễn đã lợi dụng để mở rộng các hoạt động phi pháp của mình. Vào lúc cao điểm nhất, Bình Xuyên làm chủ hai sòng bạc, Kim Chung ở Sài Gòn và Ðại Thế Giới ở Chợ Lớn, một trung tâm mãi dâm lớn tại Sài Gòn (khu Dân Sinh) và giữ độc quyỿn buôn lậu và nấu thuốc phiện. Ðó là chưa kể các hoạt động tội phạm khác không chính thức của các nhân viên Bình Xuyên như buôn lậu vũ khí và xăng dầu bán sang cho *********. Thu nhập của Bảy Viễn được ước tính là lên đến 200 triệu đồng bạc Ðông Dương một tháng. Với tỷ giá 35 đồng ăn một đô la Mỹ thời đó, con số này tương đương với gần sáu triệu đô la.
    Vào năm 1954 khi ông Diệm được cử làm thủ tướng, các lực lượng Bình Xuyên được ước tính là lên đến khoảng 25,000 người bao gồm cả quân chính quy, cảnh sát vũ trang và tự vệ. Một nhân vật Bình Xuyên, ông Lai Hữu Sang, làm giám đốc cảnh sát công an đô thành. Lực lượng Bình Xuyên kiểm soát khu vực Sài Gòn Chợ Lớn và một giải 100 cây số nối liền Sài Gòn với Vũng Tầu. Cộng với số thu nhập khổng lồ từ các hoạt động phi pháp, Bình Xuyên đã có thể chi phối toàn bộ chính trương miền Nam. Trong bối cảnh như vậy để khẳng định quyền hạn của mình, ông Diệm không thể nào tránh một cuộc đụng độ.Và đó là chuyện đã diễn ra.
  5. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Có vẻ như hơi giống sách "Người Bình Xuyên" ???
    Đọc trong viet tide không thấy tác giả căn cứ vào đâu để viết ra các tư liệu này?
  6. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    sách mang hơi hướm tiểu thuyết và ko có note ngày tháng cụ thể
    tác giả LMH viết vậy là súc tích lắm rồi nhỉ
  7. laviola123

    laviola123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Nếu theo sách " người BX " thì đoạn này phải khác bác ạ .
    " Tuy nhiên liên minh giữa Bình Xuyên và ********* bắt đầu tan rã vào đầu năm 1946 khi Nguyễn Bình được cử vào Nam thay thế cho Trần Văn Giàu. Ðụng độ bắt đầu khi Nguyễn Bình thành lập một tòa án quân sự để xử Ba Nho, một đàn em của Ba Dương về tội sát nhân và tống tiến. Tại phiên tòa, trong lúc Ba Dương và Nguyễn Bình đang tranh cãi gay gắt, Ba Nho giật lấy khẩu súng lục của Nguyễn Bình rồi quay súng tự bắn vào đầu mình. Quy trách nhiệm về cái chết của Ba Nho cho Nguyễn Bình, Ba Dương bắt đầu tìm cách xây dựng một liên minh để lật Nguyễn Bình nhưng chưa thành thì ngày 20 tháng Hai 1946, Ba Dương bị máy bay Pháp bắn chết tại Bến Tre . "
    Trong sách nói rằng phiên toà này đã có sự thống nhất từ trước giữa Nguyễn Bình và 3 Dương , cả 2 đều nhất trí là sẽ xử 3 Nhỏ tử hình . Khai mạc phiên toà , các bên nói 3 lăng nhăng 1 lúc rồi tuyên án luôn . 3 Nhỏ biết mình chết vẫn bình tĩnh xin Nguyễn Bình 1 đặc ân cuối là đc tự xử . Nguyễn Bình tháo súng đưa cho 3 Nhỏ , 3 Nhỏ lên đạn gí súng vào đầu bắn nhưng k0 chết vì súng k0 có đạn . Phạm nhân cười nói với NB : thế là khu trưởng chưa tin đàn em rồi . Nguyễn Bình liền đưa khẩu súng khác . Lần này thì đòm ... Chết thật
  8. Panzerlha

    Panzerlha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2002
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Tướng Lê Quang Vinh
    (biệt danh Ba Cụt)
    Chỉ huy một lực lượng võ trang Hòa Hảo chống cả ********* lẫn Pháp, trước Tòa án Quân sự Cần Thơ năm 1956. Từ chối không chịu phép Rửa Tội của Công giáo.
    Do đó, bị bác đơn xin ân xá nên bị chặt đầu và tử thi bị chặt nhỏ đem dấu biệt tích.
    [​IMG]
    Giáo chủ Cao Đài Phạm Công Tắc (1893-1956)
    và đội Hộ Vệ Quân trước Tòa Thánh Thất tại Tây Ninh:
    [​IMG]
  9. Panzerlha

    Panzerlha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2002
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Tướng Trịnh Minh Thế
    Tư lệnh Quân đội Quốc gia Liên Minh Cao Đài
    Chết 1 cách bí ẩn tại Cầu chữ Y (1955), Sài Gòn trong lúc giao tranh với lực lượng võ trang Bình Xuyên.
    [​IMG]
  10. Panzerlha

    Panzerlha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2002
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Về cái chết của Trịnh Minh Thế các bác có thể tham khảo ở đây:
    http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/nhanvat/2008/8/52419.cand
    Ảnh khác của tướng Ba Cụt, khá đẹp dzai:
    [​IMG]

Chia sẻ trang này